Đã về đã tới

KINH THƯƠNG YÊU

"Những ai muốn đạt tới an lạc thường nên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, những kẻ ấy biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn và không đua đòi theo đám đông."

-Thiền sư Thích Nhất Hạnh >>

NÓI LÊN NIỀM BIẾT ƠN

"Con đã từng nhiều lần thất niệm và u mê, cứ ngỡ rằng người con thương sẽ có mặt bên con suốt đời, có mặt như thế mãi, sẽ không bao giờ già, sẽ không bao giờ bệnh và sẽ không bao giờ vắng mặt trong cuộc đời của con. Giờ đây, nhờ nuôi dưỡng tuệ giác vô thường, con thấy sự có mặt quý giá của những người con thương".                                                                              -Thiền sư Thích Nhất Hạnh >>

BỤT VÀ CHÚA SỐNG MÃI

"Có một người sinh ra trên trái đất để mang lại bình an hạnh phúc cho muôn loài. Vị đó là ai vậy?”. Ðối với người Phật tử, vị đó là Bụt. Ðối với tín hữu Thiên Chúa Giáo, vị đó là Chúa Giêsu. Hãy vui hưởng sự sống, quý vị sẽ giúp Ðức Chúa Ki Tô Sống và Ðức Bụt Sống tiếp tục lâu dài, mãi mãi ".

-Thiền sư Thích Nhất Hạnh >>

CON ĐI CHO MẸ

"Con không chắc có cái gọi là "điều đúng đắn" phải làm. Sự sống và các biểu hiện của nó đều phụ thuộc vào các nhân duyên. Tuy nhiên chúng ta luôn có thể đi theo những nguyên tắc đạo đức dựa trên nền tảng của hiểu biết và thương yêu".  -Sư Cô Chân Lạc Hạnh >>

PHÉP LẠ

"Thương yêu là biết an ủi vỗ về, biết hiến tặng sự hiểu biết và cảm thông. Hiểu là suối nguồn của thương yêu. Vấn đề không phải là làm thế nào để được thương và được hiểu, mà là ta có khả năng chế tác được tình thương và thấu hiểu được chính mình hay không?"                      -Thiền sư Thích Nhất Hạnh >>

TIẾNG GỌI

"Ngày ấy, sau một chuyến đi chơi xa. Về nhà, tôi cảm nhận ấm áp và thênh thang biết bao. Đúng là nhà, như người Tây phương thường diễn đạt: Home sweet home! (nói một cách dân dã là không đâu bằng nhà mình!)"

 - Sư Cô Chân Hiền Hạnh >>

08/12/2024| Im lặng Sấm Sét | Thầy Pháp Hội | Tu Viện Lộc Uyển, Làng Mai Tại Mỹ

24/11/2024 | Hiểu Biết Và Chuyển Hóa Cơn Giận | Sư Cô Áo Nghiêm | Tu Viện Lộc Uyển, Làng Mai Tại Mỹ

01/12/2024 | Hoà Thượng Phước Tịnh | Tu Viện Lộc Uyển, Làng Mai Tại Mỹ

10/11/2024 | Giây Phút Hiện Tại Tháo Tung | Thầy Minh Hy | Làng Mai, Pháp

Bộ ảnh mới: Lễ xuất gia Gia đình cây Tulip (Tulip Tree) ngày 27.10.2024

Bộ ảnh mới: Lễ đối thú An cư kiết đông 2024-2025

Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập Đạo Bụt | TS Thích Nhất Hạnh

Kinh Thương Yêu [CPNĐSNC] | TS Thích Nhất Hạnh(18-12-1997, Làng Mai Pháp)

PHÁP THOẠI HOÀ THƯỢNG THÍCH PHƯỚC TỊNH TỪ TU VIỆN LỘC UYỂN, MỸ (04.08.2024) .

LỄ ĐẠI TƯỜNG THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TẠI CHÙA TỪ HIẾU, HUẾ (29.01.2024)

Lễ Thỉnh Xá Lợi Và Rải Tro Của TS Thích Nhất Hạnh Tại Làng Mai, Pháp (03.2022)

Lễ rước xá lợi và rải tro Ts Thích Nhất Hạnh tại TV Mộc Lan, Mỹ (22.03.2022)

Lễ Rước Xá Lợi Và Lễ Rải Tro Của TS Thích Nhất Hạnh ( TV Lộc Uyển)

Lễ Nghinh đón Xá Lợi TS Thích Nhất Hạnh tại EIAB, Làng Mai-Đức (18.03.2022)

THỰC TẬP CÚNG DƯỜNG TĂNG THÂN

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời tham vấn

Câu hỏi (của một bé gái): Con mới chuyển đến một ngôi trường mới và con cảm thấy rất khó làm quen với những người bạn mới. Vậy con phải làm sao để có thể kết bạn được? Thầy: Con biết không, được chuyển đến một ngôi trường mới là một điều rất thú vị! Có nhiều điều mới lạ  sẽ đến với con. Con cần phải sẵn sàng để làm quen với những điều mới mẻ đó và con sẽ có thêm những người bạn mới. Nhưng con đừng nên lo lắng! Cứ để mọi thứ đến một cách tự nhiên. Những người bạn mới sẽ tìm đến với con khi nào con đã sẵn sàng. Chỉ cần con ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Nếu như nói không có sinh cũng không có diệt, vậy thì hành động giết người có gì là sai trái? Thầy: Một câu hỏi rất hay! Khi ta muốn giết hại một ai đó, ta nghĩ rằng ta có thể giết người đó, điều này chứng tỏ ta đang có những tri giác sai lầm. Giả sử như ta muốn giết một đám mây, đó là vì ta không biết rằng một đám mây không thể nào chết được, nó chỉ có thể biến thành mưa hoặc tuyết mà thôi. Vì vậy ý muốn giết hại hay tiêu diệt một ai đó là một loại năng lượng xuất phát từ vô minh, từ những tri giác ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, con đang rất khổ vì ba của con. Con không muốn nhìn mặt ba con nữa, dường như chuyện gặp ba đã trở thành một việc nguy hiểm đối với con. Con đã cho ba nhiều cơ hội để thay đổi. Nhiều lần con đã cố gắng thuyết phục mình đến gặp ba, nhưng bây giờ thì con không thể tiếp tục được nữa. Điều con muốn hỏi là liệu con có nên tiếp tục cố gắng làm cho ba thay đổi và cố gắng đến gặp ba nữa hay không, cho dù việc đó đang làm cho con mệt mỏi?   Thầy: Đây là một câu hỏi quan trọng và Thầy nghĩ là nhiều ...
Xem tiếp
Câu hỏi : Làm sao để có thể trở thành một người tu? Thầy : Ở Làng Mai, chúng tôi có chương trình đào tạo 5 năm dành cho những ai muốn được rèn luyện và học hỏi trong môi trường xuất gia để có thể phụng sự xã hội. Chương trình này dành cho các bạn trẻ từ 16 tuổi đến 36 tuổi. Các bạn có thể đến và thử sống đời sống xuất gia như các thầy, các sư cô ở đây trong vòng 5 năm – thực tập làm sadi trong ba  năm đầu và thọ giới lớn trong hai năm còn lại. Trong 5 năm này, các bạn có cơ hội được học hỏi nhiều hơn về ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Con là đứa trẻ cuối cùng của dòng họ, và vì vậy con mang trong mình rất nhiều khổ đau của dòng họ, tổ tiên. Nhưng con cũng may mắn vì có đủ nhân duyên gặp được chánh pháp và không phải vật lộn để mưu sinh, cho nên con có cơ hội để tu tập. Giờ đây con có thể thấy rất rõ những khối khổ đau chồng chất trong gia đình con được hình thành như thế nào từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua bao biến động của lịch sử. Vì vậy con đang cố gắng chia sẻ với các anh chị trong gia đình để mọi người có thể vơi nhẹ ...
Xem tiếp
Câu hỏi : Thưa Thầy, liệu có sự sống sau khi chết hay không ? Thầy : Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống. Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. Trong đạo Bụt, chúng ta nói về tính tương tức của vạn vật, nghĩa là không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ. Chúng ta phải tương tức với những thành phần khác. Nó ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Tại sao trong truyền thống đạo Bụt vẫn có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, thậm chí điều này vẫn tồn tại cho đến ngày nay?   Thầy: Bạn có nghĩ là ở Làng Mai, chúng tôi đối xử phân biệt với phụ nữ không? Các sư cô cũng như một số nữ cư sĩ thực tập theo pháp môn Làng Mai đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức đời sống cũng như sự tu học của Tăng thân ở đây nói riêng và các tăng thân tu tập theo pháp môn Làng Mai ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, ở nhiều nước vẫn còn Tăng đoàn ...
Xem tiếp
Những câu hỏi này được ghi lại vào ngày 7.4.2013 tại buổi pháp thoại thứ ba của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Thái Lan trong khóa tu dành cho Các Nhà Giáo. Trong bài pháp thoại này, Thiền sư đã trả lời các câu hỏi không chỉ liên quan đến những vấn đề cá nhân mà cả những vấn đề trong phạm vi giáo dục. Những đề tài trao đổi bao gồm cả việc thực tập chánh niệm đối với người trẻ. Hỏi: Thưa Thầy, khi chúng con cố gắng thực tập lắng nghe sâu thì đối tượng tiếp xúc lại dùng những lời lẽ không dễ thương, thô tháo làm tổn thương người khác và chính bản thân ...
Xem tiếp
Phiên tả từ buổi vấn đáp với Thầy Làng Mai trong tuần đầu tiên của khóa tu mùa hè 2013
(ngày 11/07/2013 tại xóm Hạ, Làng Mai) Những câu hỏi của trẻ em Một cậu bé: Vì sao thế giới này tồn tại? (Why does the world exist?) Thầy: Con có chắc là thế giới này đang tồn tại không? Cậu bé: Dạ, có. Thầy: Còn Thầy thì không chắc lắm. Theo lời Bụt dạy, nếu nói thế giới này “có” cũng không đúng, mà nói thế giới này “không có” cũng không đúng luôn. Vấn đề không nằm ở chỗ hay không có, tồn tại hay không tồn tại, đó là lời Bụt dạy (To be or not ...
Xem tiếp
1.Câu hỏi của một bé trai:  Thượng Đế là gì? Thầy : Câu hỏi này khó quá nhưng Thầy sẽ cố gắng. Thầy nghĩ rằng Thượng Đế là tất cả mọi sự, mọi vật. Thượng Đế là mọi sự, mọi vật, do vậy mà Thượng Đế không còn là một ý niệm hay khái niệm nữa. Thượng đế đang rất thật và con có thể tiếp xúc với Thượng đế nếu con có niệm, có định và có tuệ. Khi con đến Làng Mai để thực tập thiền nghĩa là con đang vun trồng năng lượng của Niệm, của Định và của Tuệ trong con. Và khi mà con có được 3 năng lượng này thì chắc chắn con ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Làm thế nào để con có thể thực sự mở lòng ra ? Thầy: Những hiểu lầm, những tri giác sai lầm là một phần của cuộc sống, cũng giống như bùn. Hiểu lầm, tri giác sai lầm chính là nền tảng của những cuộc chiến tranh xung đột, chết chóc, đau khổ. Đó là bùn. Sự thực tập giúp chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm, lấy đi những tri giác sai lầm để phục hồi lại truyền thông và mang lại hòa giải. Chuyển hóa bùn thành sen, đó là một điều có thể làm. Giáo lý của Bụt có thể giúp chúng ta làm được điều đó với tư cách một cá nhân hay ...
Xem tiếp
Hỏi: Tôi xin hỏi là có kiếp luân hồi không? Người ta nói tới nhân quả. Không biết trong đạo Phật có sự nhân quả này không: Kiếp trước ăn ở như thế nào đấy, kiếp sau đến đời con cháu phải nhận. Liệu người chết ở kiếp trước rồi sau này đầu thai vào những kiếp sau không? Thiền sư Nhất Hạnh: Luân hồi có nghĩa là sự tiếp nối. Chúng ta đã nghe trong bài nói chuyện là không có cái gì từ có trở thành không hết. Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra ...
Xem tiếp
Câu hỏi (của một em gái): Thầy ơi, con không biết làm gì với cơn giận trong con. Khi cơn giận phát khởi, con có thể cảm nhận được sự có mặt của nó, cơ thể con nóng lên, mặt con đỏ bừng và đầu con thì rối bời…Con biết là con được trao truyền từ cha của con hạt giống nóng giận đó và con không muốn giống cha. Con muốn trở thành một con người dễ thương. Nhưng khi giận lên thì con không thể suy nghĩ được gì hết. Thầy hãy chỉ cho con nên làm gì khi con giận? Bởi vì lúc đó đầu óc của con dường như bị tê liệt và con không thể ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, trong khóa tu Thầy có dạy về giáo lý tha thứ, bao dung thật thâm sâu. Những lời dạy ấy đã giúp ích cho con rất nhiều. Con vô cùng biết ơn Thầy. Kính thưa Thầy, nhiều lần con nhận thấy người mà con khó tha thứ nhất lại là chính mình. Xin Thầy ban cho con những phương pháp thực tập để con có thể thực tập tha thứ chính mình một cách hữu hiệu? Thầy: Trong đời sống, có nhiều lúc vì thiếu chánh niệm, thiếu sự khéo léo, ta đã làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ cho những người ta thương và nhiều người khác. Ta hối hận, cảm ...
Xem tiếp
Hỏi: Thưa thầy, có rất nhiều câu hỏi về vấn đề thả bò – những đối tượng của tham đắm và ràng buộc, những ý niệm về hạnh phúc mà mình đang theo đuổi. Có một câu hỏi như thế này: Có phải cái tâm kỳ thị, phân biệt và khuynh hướng muốn phán xét người khác là những con bò cần được buông bỏ không? Thầy: Khi tôi sử dụng danh từ ”bò,” cái nghĩa căn bản đầu tiên là những ý niệm ta nghĩ là thiết thực cho hạnh phúc của ta. Nó là những gì mà ta chưa bao giờ đặt lại vấn đề như địa vị, sự giàu sang và quyền hành của ta trong ...
Xem tiếp
Làm thế nào biết được mình đang sống một đời sống có thể cống hiến được nhiều nhất cho nhân loại? Tất cả chúng ta ai cũng phải có nghề nghiệp để sinh sống nhưng làm thế nào để chọn được một nghề nghiệp có thể đồng thời giúp cho thế giới này tốt đẹp hơn? Thầy trả lời: Chúng ta hãy tưởng tượng cây tùng đang đứng ngoài kia, nó hỏi: – Tôi phải làm gì để giúp ích cho đời? Câu trả lời sẽ rất đơn giản: – Cây tùng ơi, em chỉ cần làm một cây tùng xanh tốt là được rồi! Nếu cây tùng xanh tươi, khỏe mạnh thì tất cả chúng ta đều được nhờ ...
Xem tiếp
Câu hỏi: 1. Có rất nhiều Phật tử đi chùa tụng kinh. Vậy con xin hỏi tụng kinh để làm gì? 2. Bụt nói rằng ai cũng có thể trở thành Bụt. Xin Thầy giải thích tại sao Bụt nói như vậy?
      Thầy trả lời: 1. Tụng có nghĩa là ôn đọc lại. Có nhiều thứ kinh, ví dụ như sáng hôm nay chúng ta đã học kinh Quán Niệm Hơi Thở. Mỗi kinh có một chủ đề và mình tụng kinh không phải để cầu nguyện mà để nhớ lại những điều Bụt dạy mà làm theo. Đó là mục đích của sự tụng kinh. Vì vậy chúng ta đừng tụng kinh như những con vẹt ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Làm thế nào để có thể an trú được trong giây phút hiện tại khi ta không thể chịu đựng nổi giây phút đó? Thầy trả lời: Tại Làng Mai chúng ta thường nói: Đừng để cho quá khứ hay tương lai kéo ta đi, ta phải trở về với giây phút hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để có thể an trú trong giây phút hiện tại khi ta không thể chịu đựng nổi giây phút đó? Đây là một câu hỏi rất hay! Người thực tập chánh niệm biết rằng mình luôn phải trở về với giây phút hiện tại. Khi trở về với giây phút hiện tại, chúng ta có thể đối ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Trường hợp vợ chồng sống với nhau tương đối hạnh phúc, con cái đã trưởng thành và lập gia đình. Nay một trong hai người đã qua đời thì người kia phải làm như thế nào để có đủ năng lượng đi hết đoạn đường còn lại. Thường thì người này sẽ chết vì đau buồn, nhớ thương sau một khoảng thời gian ngắn khi người kia qua đời. Phải làm sao để đi hết đoạn đường còn lại trong an lạc, thong dong, không bị ám ảnh bởi quá khứ?   Thầy trả lời: Trịnh Công Sơn có bài hát Hạ trắng, trong đó có câu: “áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Khi con dạy con trai của con sống giản dị, không nên mua sắm, tiêu xài hoang phí thì con trai của con nói rằng nếu ai cũng sống giản dị như Bụt thì xã hội làm sao phát triển được. Phải có tiêu xài mua bán thì nhà máy sản xuất mới phát triển chứ? Con không biết phải trả lời con trai như thế nào, kính xin Thầy giúp con. Thầy trả lời: Mình phải thấy được nguyên do sâu xa của lý luận này. Mục đích của con người là có hạnh phúc, nhưng có nhiều người nghĩ rằng mình không thể hạnh phúc nếu không có nhiều tiền để mua sắm. Khi nhìn xung ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Thầy thích điều gì nhất trong đạo Bụt? Thầy trả lời: Điều mà thầy thích nhất trong đạo Bụt là tinh thần bao dung, không kỳ thị. Nếu chúng ta thực tập tình thương theo giáo lý đạo Bụt thì tình thương đó phải trải rộng đến tất cả mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Ta không chỉ thương giáo lý đạo Bụt mà còn thương cả giáo lý của đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Do Thái, v.v. Ta không cho rằng chỉ có cái thấy, cái hiểu của ta là đúng, còn cái hiểu, cái thấy của những truyền thống khác là sai. Đó là lý do vì sao một Phật tử chân ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Con phải làm gì khi mẹ nổi giận với ba? Thầy trả lời: Có nhiều cách lắm! Một trong những điều mà con có thể làm là đến bên mẹ và nói: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” (Mommy, there is a cake in the refrigerator). Đây là câu thần chú rất nổi tiếng ở Làng Mai đó, con có biết không? Khi mẹ hoặc ba đang giận và không khí trong nhà căng thẳng không thể chịu nổi thì con hãy đến bên ba mẹ và đọc câu thần chú: “mẹ ơi (ba ơi), hình như có bánh trong tủ lạnh”. Câu đó có ngụ ý là “mẹ ơi, con đang khổ. Con ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Con thường cảm thấy buồn và cô đơn. Con ghét chính bản thân mình, vì vậy mà con đã tàn hại thân tâm của con. Con phải làm thế nào để chăm sóc và thương yêu chính mình khi mà đau buồn đã trở thành tập khí sâu dày trong con? Con phải làm thế nào để buông bỏ những tri giác sai lầm về bản thân mình? Thầy trả lời: Câu hỏi này phải được đặt ra cho các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo. Nếu để ra một ít thì giờ để quán chiếu thì cha mẹ và thầy cô giáo sẽ thấy được rằng chính môi trường sống đã làm cho người trẻ ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Có rất nhiều cạnh tranh và áp lực trong trường học. Con có xu hướng gây áp lực lên chính mình, đòi hỏi mình phải luôn cố gắng hơn nữa để có thể trở thành người giỏi nhất. Nếu con không đủ thông minh, nhanh nhẹn hay hoạt bát so với người khác thì con lại cho mình là một người vô tích sự. Con phải làm thế nào để không bỏ cuộc mà cũng không làm tổn thương chính mình? Thầy trả lời: Nhiều người có rất nhiều danh vọng, quyền hành nhưng họ không có hạnh phúc. Sự tranh đua trong trường học có mục đích là để đạt được danh vọng, sự tự hào, quyền ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, có một người bị lâm bệnh ung thư đã nhiều năm, người ấy rất đau đớn khổ sở. Nếu sau khi người ấy đã bàn thảo với gia đình và Tăng thân của người ấy và được họ chấp thuận, thì người ấy có thể kết liễu cuộc đời của mình được không? Hành động ấy sẽ đưa tới những kết quả nào và có đi ngược với tinh thần Năm Giới – không sát hại, bảo vệ sự sống của giáo lý đạo Bụt không? Thầy: Đây là một câu hỏi khó. Trong thời Bụt còn tại thế, có những thầy bị bệnh, họ rất đau đớn, khổ sở. Bụt đã hướng dẫn nhiều phương ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, khi lạy xuống, con có thể tiếp xúc được với tất cả các thế hệ tổ tiên của con và hòa nhập vào dòng sinh mạng của tổ tiên con. Nhưng khi thực tập như vậy đối với mẹ chồng, con cảm thấy không thành công lắm. Xin Thầy giúp con. Sư Ông Làng Mai trả lời: Tôi nghĩ cái cảm nhận ấy xuất phát từ sự thật là quý vị vẫn xem mẹ chồng của mình không phải là một người trong gia đình. Nếu quý vị không thay đổi cái nhìn ấy thì khó có thể chấp nhận, ôm ấp mẹ chồng của mình như đã làm đối với những người thân trong gia ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa thầy, thế nào gọi là nhìn sâu? Có phải có công thức chăng? Xin Thầy dẫn chứng cho chúng con biết một vài phương cách nhìn sâu, ví dụ như đối với cơn giận, niềm đau và lòng thiếu kiên nhẫn. Sau khi đã thực tập nhận diện, ôm ấp và làm lắng dịu những tâm hành ấy, chúng con phải thực tập như thế nào với những bước kế tiếp? Thầy: Nhìn sâu là động từ tôi thường sử dụng trong quá trình tu tập và giảng dạy. Chúng ta không phải chỉ thực tập nhìn sâu bằng mắt mà còn thực tập nhìn sâu bằng tai nữa. Sử dụng tai để lắng nghe, gọi là ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Theo Thầy thì sự thực tập nào là sự thực tập khó khăn nhất? Thầy trả lời: Theo tôi thì thì sự thực tập khó khăn nhất là không để bị tràn lấp bởi tuyệt vọng. Chìm đắm trong tuyệt vọng là điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho chúng ta. Tôi nhớ hồi đó trong chiến tranh, chúng tôi không thấy chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm cả, như là cuộc chiến cứ kéo dài và kéo dài mãi vậy. Những người trẻ đến gặp tôi hỏi:
    • Thưa thầy, thầy có nghĩ là chiến tranh sẽ sớm chấm dứt hay không?
    Thật khó mà trả lời câu hỏi ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Thưa thầy, con có một cô bạn, cô có một anh chồng bị chứng bệnh hưng-trầm cảm (manic depressive), một loại vui buồn thất thường. Anh ta đã phản bội cô nhiều lần. Anh ta không chỉ ngoại tình với những người đàn bà khác mà còn làm cho người ta mang thai và cuối cùng phải phá thai. Bây giờ anh ta sống trong sự tuyệt vọng và từ chối mọi sự trị liệu. Anh ta không biết phải làm thế nào. Cô bạn của con cũng không biết phải làm thế nào: chấm dứt sự liên hệ này rồi trở lại giúp anh chồng với tư cách của một người bạn, hoặc giữ sự liên hệ ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Bạch Thầy, trong mỗi buổi tụng kinh trước pháp thoại, chúng con được nghe lời quán niệm trong đó hướng dẫn thực tập buông bỏ cái tôi để vượt thoát mặc cảm hơn người, mặc cảm thua người và mặc cảm bằng người. Những người bạn Mỹ của con rất hoang mang và khó chịu về “mặc cảm bằng người”, vì họ luôn ca tụng sự bình đẳng và hy vọng được bình đẳng. Bình đẳng không chỉ được luật pháp công nhận mà còn là thuật ngữ thông thường được các phong trào nhân quyền sử dụng. Con xin thầy chỉ dạy cho con và các bạn phương pháp thực tập để xử lý những mặc cảm ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi của một sư cô Nhật Bản: Kính bạch thầy, ở đất nước con – Nhật Bản, vẫn còn áp dụng án tử hình trong tội phạm hình sự. Trước khi xuất gia, con từng là một vị thẩm phán, và trong những phiên tòa, có lúc con phải quyết định có kết án tử hình hay không. Ví dụ như trường hợp có hai người đàn ông đã bắt cóc hai cô gái, cướp của và giết hại hai cô gái đó. Gia đình nạn nhân đã đòi tòa kết án tử hình đối với hai kẻ phạm tội. Con rất hiểu niềm đau của gia đình nạn nhân, nhưng thật là khó mà tuyên án tử hình ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi của một bé gái: Khi con giận, làm sao để lấy cái giận của con ra? Sư Ông Làng Mai trả lời: Có phải con nghĩ là cơn giận là từ bên ngoài đi vào trong con và bây giờ con muốn lấy nó ra? Con có chắc là cơn giận là một cái gì đó đến từ bên ngoài? Ở Làng Mai, chúng ta có cơ hội được học cách xử lý và chăm sóc cơn giận. Có cơn giận trong người là một điều không dễ chịu lắm. Tuy nhiên, cơn giận cũng giống như bùn, nếu không có bùn, chúng ta không thể trồng sen được. Vì vậy, bùn cũng rất cần thiết và có ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Trong khi cúng lễ mình có sự cầu xin, vậy sự cầu xin đó có phải là mê tín hay không? Thầy trả lời: Trước hết, tôi nghĩ cầu nguyện là một hình thức truyền thông. Thờ cúng tổ tiên là mình thực tập để có truyền thông với tổ tiên mỗi ngày: Mỗi khi chúng ta thắp một cây hương và cắm lên bàn thờ của tổ tiên hay mỗi khi chúng ta thay nước bình hoa trên bàn thờ tổ tiên là chúng ta có thể tiếp xúc được với tổ tiên, không phải trên bàn thờ mà là tổ tiên trong từng tế bào của cơ thể chúng ta. Điều này rất quan trọng ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Hiện nay trên thế giới đang xảy ra tình trạng những người trẻ sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm. Điều này khiến cho giới trẻ luôn sống trong trạng thái bất an và nhiều buồn giận. Xin Thầy chia sẻ tuệ giác của mình để giúp cho người trẻ có thể đối diện với hoàn cảnh khó khăn hiện nay và tìm lại được niềm vui sống. Thầy: Những người không có việc làm chắc chắn là khổ rồi, nhưng tôi thấy ngay cả những người có việc làm cũng vẫn khổ như thường. Vì vậy đây không phải là vấn đề của những người không có việc làm mà thôi. Như quý vị ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Thưa thiền sư, liệu có mâu thuẫn không khi ta đề cao tâm an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, nhưng thực tế cuộc sống lại rất sôi động, cạnh tranh, mỗi con người phải vươn lên. Cũng có khi người ta coi stress, căng thẳng như là một thách thức thú vị của cuộc sống (như việc chơi game chẳng hạn). Đạo Phật có mâu thuẫn khi gạt đi những sôi động, những thách thức khiến con người phát triển và có nhiệt huyết sống không? Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Một nhà chính trị thì luôn muốn mình đem lại thành công cho đất nước. Một doanh thương cũng muốn thành công cho cả doanh nghiệp chứ không ...
    Xem tiếp
    Câu Hỏi: Thưa thầy, sự cạnh tranh gay gắt trong giới kinh doanh khiến người ta ví thương trường như chiến trường. Vậy doanh nhân phải làm gì để có thể giữ được tính thiện và sống đúng theo Năm Giới trong một môi trường kinh doanh đầy khốc liệt này? Sư Ông trả lời: Tờ báo Fortune ở Mỹ mỗi năm đều đưa ra danh sách một trăm doanh nghiệp đứng đầu mà mình có thể đầu tư vào. Khi nghiên cứu thì người ta thấy rõ điểm chung của tất cả một trăm doanh nghiệp đó là họ biết lo lắng và chăm sóc cho những người làm trong doanh nghiệp như trong một gia ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Bụt có khổ không? Thầy trả lời: Ngày xưa khi còn trẻ, thầy cũng tin như mọi người là khi mình thành Bụt rồi thì mình không còn khổ nữa. Nếu thành Bụt rồi mà còn khổ thì thành Bụt để làm gì? Đó là lý luận của mình. Nhưng nếu mình thấy được sự thật là khổ đau và hạnh phúc tương tức thì mình có một cái nhìn rất khác. Thành ra sự thật là Bụt có khổ, nhưng vì Bụt có tuệ giác và tình thương lớn, và vì Bụt biết cách khổ cho nên Bụt khổ rất ít. Thầy nghĩ rằng Bụt cũng có nhức đầu, đau bụng, nhức mỏi chứ không phải là không ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi của trẻ em: Làm thế nào để con không đau khổ khi thấy những người không dễ thương đối với thế giới này? Sư Ông Làng Mai trả lời: Trong cuộc sống, có những người tốt, nhưng cũng có những người chưa tốt. Có những người dễ thương và có những người chưa dễ thương. Có những cái tích cực và cũng có những cái tiêu cực. Đời sống là như vậy: có bùn và có sen. Không có bùn thì sen không mọc lên được. Vì vậy sự có mặt của khổ đau là một chuyện rất bình thường. Vấn đề không phải là khổ đau nên có mặt hay không nên có mặt, mà ...
    Xem tiếp
    Tại sao dùng chữ đạo Bụt ? Sư Ông Làng Mai trả lời: Sở dĩ chúng tôi dùng chữ đạo Bụt mà không dùng chữ đạo Phật, vì chúng tôi nghĩ rằng chữ Bụt có tính dân tộc hơn chữ Phật. Các nước chung quanh chúng ta đều còn gọi Buddha là Bụt. Dân Việt Nam cho đến thế kỷ thứ XIII- XIV vẫn còn gọi Buddha là Bụt. Chỉ từ khi quân Minh sang chiếm nước ta, chúng ta mới bắt đầu bắt chước họ gọi là Phật thôi. Nếu quý vị đọc Đắc Thú Long Tuyền Thành Đạo Ca của vua Trần Nhân Tông, quý vị thấy rằng ngài vẫn dùng chữ Bụt. Tổ thứ ba của phái ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi này được trích từ buổi vấn đáp vào ngày 27.05.1998 Hỏi: Kính thưa Thầy, câu hỏi của con có liên quan đến khổ đau của con. Con không biết phải hỏi như thế nào. Lúc con còn nhỏ, cha của con là một người nghiện rượu. Ông ta đã dạy con tất cả những gì về tình dục và đã lạm dụng con. Ông ta đã lạm dụng con trong suốt năm năm. Con không thể nói với Ông ta về nỗi khổ lớn lao này và lúc lên hai mươi tuổi, con đã tự tử. Con đã bị hôn mê trong nhiều tháng và nằm bịnh viện khoảng một năm. Chuyện này đã xảy ra cho con ...
    Xem tiếp
    Trong khóa tu cho người Việt ở Washington, có người hỏi: Chúng con tu theo Tịnh độ. Khi niệm Bụt A Di Đà chúng con biết khi chết chúng con sẽ về đâu. Tăng thân Làng Mai tu chỉ biết thở ra thở vô, không biết mai mốt chết rồi sẽ đi về đâu? Sư Ông Làng Mai trả lời: Có một điều rất rõ ràng là: ta được biểu hiện ra từ trái đất thì ta sẽ về với trái đất. Đất Mẹ đưa ta ra một lần thì đất Mẹ đón ta trở về, rồi ta sẽ đi-về hàng nghìn lần như vậy, ta có chỗ về rõ ràng. Nhưng như vậy không có nghĩa ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Chúng con không nghe Thầy nhắc đến tầm quan trọng của sự tích lũy phước đức trong đời hiện tại hoặc tránh tạo ra những nghiệp xấu ác; sự thực tập này có liên hệ tốt xấu như thế nào đối với vấn đề tái sinh trong tương lai. Với tuổi của con, con không biết là mình có nên cố gắng tích lũy phước đức bằng cách thực tập “an trú trong hiện tại” thêm gấp đôi hay không, nghĩa là con có nên khẩn trương thực tập tích lũy phước đức càng nhiều càng tốt để được tái sanh về hướng an lành trong tương lai hay không? Thầy: Khi quý vị thực tập thở ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Câu hỏi của con có liên quan tới vấn đề đồng tính và con chưa được nghe Thầy đề cập đến hoặc giải đáp về vấn đề này. Vì vậy con tự nói với chính mình rằng: ‘‘Những hạt giống đồng tính trong mình bị tưới tẩm trở lại. Mình phải làm gì với nó hay mình chỉ ngồi và thở với nó?’’ Con thấy rằng con đã sống như vậy trong suốt cuộc đời của con. Con cũng ý thức rằng những hạt giống trong những người đồng tính luyến ái đã bị tưới tẩm trong suốt cuộc đời của họ, bởi vì họ không được công nhận.  Con là người mới đối với cộng đồng này và ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, Thầy thường dạy rằng quay về nương tựa Tăng thân, tu tập với Tăng thân là điều hết sức quan trọng và thiết yếu. Con công nhận điều đó đúng. Con đã được nuôi dưỡng rất nhiều bởi năng lượng tu tập của Tăng thân. Hoàn cảnh của con bây giờ là con sẽ đi làm việc ở miền Tây nước Phi Châu trong thời gian khoảng một hoặc hai năm và là một đất nước có thể nói rất khó để con có thể tạo dựng một Tăng thân. Xứ Phi Châu là xứ Công Giáo. Con thật sự không muốn sự thực tập của con sẽ bị mai một, vậy thì làm thế nào ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, con thấy sự thực tập dừng lại và an trú trong giây phút hiện tại đối với con khó quá. Xin Thầy hướng dẫn thêm cho con để con có thể thực tập thành công. Thầy: Trong ta có một nguồn năng lượng luôn thúc đẩy ta đi về phía trước, đó là năng lượng của tập khí. Năng lượng này rất mạnh, nó đã được huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp của thế hệ tổ tiên. Ta đã thừa kế năng lượng ấy từ ông bà tổ tiên, cha mẹ ta. Bất cứ ở đâu, làm việc gì ta cũng bị năng lực tập khí này khống chế, nó thúc đẩy ta làm ...
    Xem tiếp
    (Trích từ cuốn “Sống tự do bất cứ nơi nào, ở đâu” – Sư Ông Làng Mai) Thiền sinh: Thưa Thầy, phải mất bao lâu mới có thành công trong sự thực tập? Sư Ông Làng Mai: Không phải vấn đề thời gian. Nếu bạn thực tập đúng và có niềm vui, bạn sẽ thành công nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn mất nhiều thời giờ nhưng không thực tập đúng, có thể bạn sẽ không thành công được. Cũng giống như hơi thở trong chánh niệm. Nếu bạn thở đúng, hơi thở vào đầu tiên đã có thể đem lại khỏe nhẹ và niềm vui. Nhưng nếu bạn làm không đúng, ba hay bốn tiếng đồng hồ cũng không đem lại kết quả ...
    Xem tiếp
    (Trích từ sách “Sống tự do bất cứ nơi nào và ở đâu” của Sư Ông Làng Mai) H.: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? T.L.: Là một con người, tôi có hạt giống nóng giận trong tôi, nhưng nhờ có thực tập, tôi có thể xử lý sự nóng giận trong tôi. Nếu cơn giận nổi lên, tôi biết cách chăm sóc nó. Tôi không phải là thánh, nhờ tôi biết thực tập, tôi không còn là nạn nhân của sự nóng giận nữa. H.: Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ. T.L.: Tha thứ là hoa trái của hiểu biết. Ðôi khi, mặc dù ...
    Xem tiếp
    Sư Ông Làng Mai trả lời những câu hỏi từ Facebook Câu hỏi: Làm thế nào để chống lại những bất công trên thế giới mà không bị chìm đắm trong sự giận dữ, cay đắng, phẫn nộ và oán hận ?     Sư Ông Làng Mai trả lời: Chúng ta cứ tưởng tượng có một ông bác sĩ, ông gặp rất nhiều bệnh nhân và ông nói:“ Làm thế nào mà tôi thấy vui vẻ, khỏe mạnh được trong khi nhiều người chung quanh tôi đều bị bệnh?“ Chúng ta biết là nếu ông bác sĩ cũng bị bệnh thì không còn hy vọng gì nữa cả. Bổn phận của ông bác sĩ là phải giữ cho ...
    Xem tiếp
    (Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai, phần câu hỏi trả lời – tuần thứ 3, khóa tu mùa hè 2013 – phần III) Câu hỏi:  Kính bạch Thầy, cách đây 2 tháng, con phát hiện ra một khối u trong ngực, nhưng may mắn cho con, diễn biến của nó lành tính và không gây nguy hiểm chết người. Vào lúc đầu, con bị sốc rất nhiều và tự hỏi là : đạo Bụt có thể giúp những người bị bệnh nặng hoặc bệnh nan y như thế nào ?     Sư Ông Làng Mai: Sự thực tập hơi thở có ý thức, nhất là khi chúng ta thở sâu, có thể giúp cho phổi của chúng ta ...
    Xem tiếp
        Hỏi: Làm sao chúng ta có thể đi sâu vào sự thực tập và nuôi dưỡng tâm thương yêu mỗi ngày? Sư Ông Làng Mai: Theo tôi, đi sâu vào sự thực tập nghĩa là làm thế nào để sự thực tập phải có thực chất, mà không rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Khi sự thực tập của quý vị có thực chất, thì nó sẽ đem lại cho quý vị và những người chung quanh niềm vui, an lạc và sự vững chãi thật sự. Tôi thích cách nói ‘thực tập thiệt’. Theo tôi, sự tu tập phải đem lại an lạc ngay trong giây phút mình thực tập. Sự thực tập ...
    Xem tiếp
    (Chuyển ngữ từ cuốn sách “Answers from the heart” của Sư Ông Làng Mai) Thiền sinh hỏi: Thưa thầy, trong thời đại có nhiều xung đột, bạo động, và tuyệt vọng như hiện nay, các nghệ sĩ như chúng tôi có thể đóng góp và cống hiến được gì để giúp cho cuộc đời?   Sư Ông trả lời:  Bằng nếp sống hàng ngày, bằng những tác phẩm nghệ thuật, quý vị đang đóng góp cho sứ mệnh thức tỉnh cộng đồng. Vị Bồ Tát là một người tỉnh thức, có chánh niệm, và mang chí nguyện giúp cho mọi người thức tỉnh. Nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn phim, nhà văn, nhà thơ, tất cả đều có thể có ...
    Xem tiếp
    Câu Hỏi: Kính bạch Sư Ông, gia đình con, vợ chồng con không thể nói chuyện được với nhau. Con biết tu tập, nhưng đứng trước một lời nói xúc phạm, chê bai và không tôn trọng thì con khó kiềm chế lắm. Con đã  thực tập hơi thở và thực tập quán chiếu là chồng của con có những đau khổ và không hài lòng về con, nhưng con vẫn chưa nói được lời ái ngữ. Sư Ông trả lời: Đó là tu chưa tới, cơm chưa chín. Khi quán chiếu thật kỹ, thấy người kia có nhiều khổ đau, khó khăn, bức xúc là tự nhiên trái tim mình mềm ra. Khi mình thấy tội nghiệp là trong ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Con đang công tác ở mảng giáo dục môi trường thuộc khu vực vườn quốc gia Cát Tiên. Làm thế nào để đem tuệ giác của đạo Bụt, lời dạy của Sư Ông để chia sẻ và phổ biến sự thực tập bảo vệ môi trường vào các trường học cấp hai, cấp ba và cộng đồng dân cư xung quanh nơi con đang sinh sống và làm việc? Sư Ông trả lời:  Có sự liên hệ mật thiết giữa con người và các loài động vật, thực vật và khoáng vật. Theo lịch sử phát triển của sự sống thì con người xuất hiện trên trái đất rất là trễ. Đầu tiên là loài thảo mộc, sau ...
    Xem tiếp
      Nếu một số đông người thật sự bỏ thì giờ ra để thiền tập và thư giãn thì sẽ tác động đến xã hội như thế nào?     Thầy: Có một điều dễ dàng nhận thấy là có quá nhiều bạo động, đói nghèo và khổ đau xung quanh ta; nhưng ta nghĩ rằng ta quá nhỏ bé và bất lực để giúp thay đổi tình trạng. Có thể chính trong gia đình ta cũng có khó khăn; có thể một thành viên trong gia đình đang rất đau khổ, tuyệt vọng và người ấy lâm vào tình trạng nghiện ngập hoặc phạm tội. Ta tự nhủ rằng ta không biết phải làm sao để giúp người ...
    Xem tiếp
    “Trích trong bài phỏng vấn Sư Ông Làng Mai của Marianne Schnall – Đăng trên The Huffington Post của Mỹ, ngày 21.05.2010″   Xin Thầy chia sẻ về những kết quả mà sự buông thư và thiền tập mang lại trong cuộc sống hàng ngày của Thầy? Thầy: Thiền tập có sức mạnh trị liệu rất lớn, như các nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy. Sự thực tập hơi thở ý thức, thiền tọa, thiền hành giúp giải tỏa những căng thẳng trong thân và trong tâm. Khi ta cho chính mình một cơ hội để buông bỏ tất cả những căng thẳng, khả năng tự trị liệu của cơ thể sẽ bắt đầu làm việc. Các con thú ...
    Xem tiếp
    (Tuần báo Publishers của Mỹ đã thỉnh cầu Thầy trả lời vài câu hỏi về sự thực tập cầu nguyện. Dưới đây là một vài câu trả lời đã được trích trong pháp thoại của Thầy ngày 9.3.2006.)     Làm thế nào để tránh rơi vào cái bẫy của cầu nguyện theo thói quen hay hình thức? Khi ta tụng kinh cũng như khi nghe tụng kinh, ta cần phải hợp nhất thân và tâm. Làm được như vậy, ta có niệm, có định; ta hòa vào tăng thân và trở thành một với tăng thân, như một dòng sông. Ta không còn tồn tại như một cá nhân mà trở thành dòng sông tăng thân. Tâm lúc ...
    Xem tiếp
    Thiền sinh hỏi: Kính thưa Thầy, con không biết thầy nhận xét như thế nào về vấn đề trung thành trong mối liên hệ vợ chồng, trong đó có sự liên hệ đồng tính luyến ái. Làm sao chúng con áp dụng phép tu chánh niệm để đối trị với năng lượng tình dục? Sư Ông Làng Mai trả lời: Trước hết ta phải thấy rằng năng lượng tình dục chỉ là một loại năng lượng trong nhiều loại năng lượng. Nếu nhìn sâu vào bản chất của nó thì ta sẽ thấy rằng không thể xác quyết nó chỉ đi về phía thỏa mãn tình dục. Vì là năng lượng, cho nên nó có thể chuyển sang hướng khác ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Làm thế nào để duy trì sự thực tập khi vợ mình, chồng mình hoặc những thành viên trong gia đình mình không hưởng ứng để cùng thực tập với mình? Sư Ông Làng Mai trả lời: Trong trường hợp này, tôi nghĩ quý vị nên thực tập một cách tự nhiên. Quan trọng là đừng bị rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Đừng làm ra vẻ ta đây đang thực tập chánh niệm, thực tập thiền v.v… Điều này ta có thể làm được. Ví dụ, khi thực tập thiền đi, quý vị hãy đi cho thật tự nhiên, đi như thế nào để người ta không thấy là mình đang thực ...
    Xem tiếp
    Sư Ông Làng Mai trả lời: Tha thứ là hoa trái của hiểu biết. Ðôi khi, mặc dù ta muốn tha thứ cho một người, ta không thể làm được. Thiện chí muốn tha thứ có đấy, nhưng sự chua chát và đau khổ cũng còn đấy. Với tôi, tha thứ là kết quả của sự nhìn sâu và hiểu biết. Một buổi sáng trong văn phòng chúng tôi ở Paris trong thập niên bảy mươi và tám mươi, chúng tôi nhận được nhiều tin buồn. Một bức thư đến, kể rằng một em bé gái mười một tuổi đi trên một chiếc thuyền vượt biển từ Việt Nam, đã bị bọn hải tặc hãm hiếp. Khi người cha cố ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi thứ nhất: Làm sao có thể chữa trị được khổ đau của tổ tiên khi mà con không biết được họ khổ như thế nào? Câu hỏi thứ hai: Làm sao tiếp xúc được với tổ tiên khi mình mồ côi và lớn lên mà không có sự liên hệ nào với gia đình huyết thống? Sư Ông Làng Mai trả lời: Tôi nghĩ hai câu hỏi này có liên quan tới nhau. Mình không hiểu được khổ đau của tổ tiên mình. Làm sao mình có thể giúp được khi mình không biết mặt cha, không biết mặt mẹ của mình? Làm sao mình có thể hiểu và thương được cha mẹ khi mà mình không hề ...
    Xem tiếp
      Hỏi: Con luôn cảm thấy con không đủ giỏi. Từ nhỏ cho đến lớn, con thấy mình thường xuyên bị so sánh với những người giỏi hơn. Điều đó làm con tìm kiếm sự xác nhận của người khác cho những quyết định của chính con, dù để quyết định đó là hay hoặc là dở. Con cảm thấy hạnh phúc nếu ai đó nói tốt về con hoặc khen con. Nhưng nếu có ai đó nói những điều không hay về con thì con cảm thấy con không đủ giỏi, con luôn đứng ở vị trí thứ hai, luôn là cái bóng của những thứ mà con không thể đạt được. Vì thế thỉnh thoảng con thấy hoang ...
    Xem tiếp
    Con kính bạch Sư Ông, Con đang quan tâm đến Olympics sắp diễn ra vào mùa hè này. Vai trò của chánh niệm và sự tương tức trong môi trường cạnh tranh là gì? Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời: Thầy nghĩ đó là một cơ hội cho mọi người kinh doanh, kiếm tiền và để tiêu thụ. Khi một ai chiến thắng, những người thua cuộc sẽ khổ đau. Đó là sự cạnh tranh, sự so sánh giữa mình và người khác. Tôi làm tốt hơn bạn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều sự phân biệt và nhiều sự mặc cảm. Và đó không chỉ là những vận động viên nhưng, cũng cho đám đông, chúng ta tuyển ...
    Xem tiếp
    Trích buổi vấn đáp tháng 5 năm 2014 tại xóm Hạ, Làng Mai (được chuyển ngữ từ tiếng Anh) Câu hỏi từ một em thiếu nhi: Làm thế nào có thể nhanh đi vào giấc ngủ nếu hôm sau phải dậy sớm? Sư Ông Làng Mai trả lời: Cố gắng đi vào giấc ngủ cho nhanh chưa hẳn là một điều tốt. Khi cố gắng ta phải nỗ lực, cho nên càng cố gắng ta sẽ càng khó ngủ. Do đó hãy để cơ thể ta được thư giãn. Và, tốt hơn là hãy đừng suy nghĩ, đừng suy nghĩ về ngày mai hay về những việc ta phải làm. Nếu ta cứ nghĩ về những việc ta phải làm ...
    Xem tiếp

    Phỏng vấn

      Sư cô Chân Đức, một trong ba vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Sư Ông tại Làng Mai. Sư cô là người Anh, nói tiếng việt rất giỏi và là một sư chị lớn sống hiền hòa, tươi mát, vững chãi trong Tăng thân. Sư cô đã đem đến cho các sư em nhiều niềm tin yêu và cảm hứng trong sự thực tập. Dưới đây là bài phỏng vấn của BBT với sư cô, sư cô đã trả lời bằng tiếng Việt rất mộc mạc và dễ thương.  Kính thưa sư cô! Xin sư cô có thể chia sẻ một chút về đời sống ở Làng trong những ngày đầu mới thành lập, khi sư cô còn là một vị tập sự xuất gia? Sư cô: Khi Chân Đức (CĐ) tới Làng, CĐ giới thiệu với những người bạn khác, Làng là một khách sạn “năm sao”. Vì trước đó CĐ sống trong một tu viện ở Ấn Độ, phần nhiều rất nghèo, không có giường để nằm (ở đây thì còn có giường), không có nước để tắm, không có toilet, và thức ăn thì rất ít, có khi đi ngủ đói. Cho nên khi CĐ tới Làng không thấy Làng nghèo. Nhưng so sánh với bây giờ thì lúc đó Làng nghèo hơn nhiều, mỗi khi trời mưa bị dột ướt cả phòng, nhất là ở xóm Hạ, phải để xô hứng nước mưa. Mùa đông lạnh lắm, không có hệ thống sưởi tốt, ...
    Read More
    Gần 400 tăng sinh và giáo thọ theo Pháp Môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng bị cưỡng bức rời khỏi nơi tu học hồi ngày 27 tháng 9 vừa qua với lý do không được người trụ trì tại Bát Nhã bảo lãnh, nhưng sau đó được Thượng Tọa Thích Thái Thuận trụ trì Chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc cho tá túc. Nhưng suốt thời gian qua vẫn bị phía chính quyền tỉnh Lâm Đồng, cũng như chính quyền nơi  quý thầy quý sư cô đăng ký thường trú gây áp lực buộc phải trở về quê quán. Trong những ngày này, thầy Thích Trung Hải (hiện đang tu học tại Pháp) cùng những tăng sinh người ngoại quốc đã đến làm việc tại Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Geneva và Liên Hiệp Châu Âu tại Brussels kêu gọi can thiệp cho những tăng sinh Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.Gia Minh trao đổi với thầy Thích Trung Hải về vấn đề đó và những thông tin liên quan, mời quí thính giả theo dõi. Trước hết thầy Thích Trung Hải cho biết lý do tìm đến Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cùng Liên Minh Châu Âu Thông cảm, can thiệp Thầy Thích Trung Hải: Nhờ lời mời và sự sắp xếp của một số các thầy, các sư cô và một số vị tu sĩ thực tập theo Pháp Môn Làng Mai, mà người có quốc tịch nước ngoài, chúng ...
    Read More
    Sư cô Tạng Nghiêm là một sư cô trẻ, năm nay sư cô 20 tuổi, sư cô là con một, bố của sư cô mất năm sư cô chín tuổi. Mẹ sư cô kinh doanh khách sạn của gia đình, bà ở vậy nuôi con. Sư cô mới xuất gia được một năm tại tu viện Bát Nhã, và hiện giờ sư cô đang tu tập tại Làng Mai. 1. PV: Chào sư em, sư em biết tới pháp môn của Sư Ông lâu chưa mà lại đi xuất gia? Sư cô Tạng Nghiêm: Đó là vào mùa xuân năm 2005, sư em được gặp Sư Ông và Tăng đoàn tại Huế. Từ đó, sư em bắt đầu đọc sách và nghe pháp thoại của Sư Ông. Em mơ ước được sang Làng và ngày nào cũng cầu nguyện được tới đó. Thế là mùa hè năm 2006, sư em đi cùng mẹ về Làng tham dự khoá tu một tuần. 2. PV: Ấn tượng của sư em về lần đầu về Làng như thế nào? Sư cô Tạng Nghiêm: Khi vừa bước chân tới Làng sư em cảm nhận được ngay một nguồn năng lượng rất bình an, thanh tịnh. Các sư cô ở đây rất dễ thương với thiền sinh và luôn kính trọng lẫn nhau. Ai cũng rất hiền, rất tươi, lúc nào cũng có nụ cười thường trực trên môi. Em rất thích ngắm nhìn các sư cô, nhìn các sư cô an lạc quá. Các sư cô ...
    Read More
    1. Chúng con được biết Thầy đã từng sống ở Mỹ rất lâu, là một người trẻ ở xã hội Tây phương, điều kiện sống rất đầu đủ, Thầy lại thành đạt trong xã hội. Tại sao Thầy muốn trở thành một người tu? Thầy Pháp Hội: Thực ra Pháp Hội mới sống ở Mỹ ba năm thôi, còn mười mấy năm khác thì sống ở Châu Âu. Nhân duyên để Pháp Hội đến với đạo cũng rất đặc biệt. Lúc còn trẻ lối suy tư, cách hành xử, nhận thức của mình cũng giống như những bạn trẻ bây giờ. Mình cũng chạy theo mục đích như kiếm tiền, chạy theo những nhu cầu bình thường của một người trẻ. Nhưng khi được tiếp xúc với những tư tưởng, cách hành xử đẹp của đạo Bụt thì mình nhìn thấy một lối sống mới cao đẹp hơn, mình thấy nó khác hẳn với lối sống mà mình đang theo đuổi. Những quan niệm về giá trị hạnh phúc và cuộc sống cũng khác hẳn với những cái lâu nay mình nghĩ, mình theo đuổi. Thế nên Pháp Hội quyết định buông bỏ hết những giá trị theo kiểu đời thường đó để đi tìm giá trị của một đời sống mới và cảm thấy đây mới là một lối sống đích thực, là những giá trị đích thực mà mình cần, đó là một chân trời mới. Khi thấy được giá trị chân thực của cuộc sống đích thực, ...
    Read More
    Thượng tọa Lệ Trang xuất gia từ năm 1973 với Hòa thượng Vĩnh Đạt tại chùa Hương, Sa-Đéc, Đồng Tháp. Hiện nay, Thượng tọa đang trụ trì chùa Định Thành, TP. HCM. Thượng tọa là Thầy chủ sám trong Đại trai đàn chẩn tế tại chùa Vĩnh Nghiêm (SG) trong chuyến về Việt Nam năm 2007 vừa qua của Sư Ông và Tăng thân Làng Mai. Thượng tọa cũng là người đầu tiên ở Việt Nam đưa kinh Nhật Tụng Thiền Môn 2000 vào thời công phu chiều để hành trì tại chùa Viên Giác. Khóa tu mùa đông 2007 – 2008 vừa qua, Thượng tọa đã về Làng tu học với Sư Ông cùng đại chúng và Thượng tọa đã hướng dẫn vài nét về nghi lễ, cách thức tán tụng theo nghi thức miền Nam cho đại chúng Làng Mai. Thượng tọa là một người vui tính và dễ gần gũi nên rất được đại chúng Làng Mai thương kính. Để hiểu rõ thêm về Thượng tọa cũng như về nghi lễ miền Nam, xin mời các bạn cùng theo dõi phần phỏng vấn dưới đây: 1. Kính thưa Thượng tọa, trong cuộc đời xuất gia, Thượng tọa đã từng gặp Ma Lăng Già chưa? Làm thế nào Thượng tọa khắc phục Ma Lăng Già? Thượng tọa trả lời: (Cười) Khi nói đến Ma Lăng Già, chúng ta nhớ đến chuyện Lăng Nghiêm, Ngài Tôn Giả A Nan bị chú thuật của Ca Tỳ Ma La Phạm Thiên ...
    Read More
      Nếu bạn đã từng là độc giả trung thành của Lá Thư Làng Mai hẳn sẽ không quên loạt bài dưới tựa đề Sư Tử Núi và trong hai số gần đây là Lửa Hồng Phương Bối. Các bạn có muốn biết tác giả của loạt bài đó là ai không? Sư cô Thoại Nghiêm, một trong những vị giáo thọ xuất sắc của Làng Mai, người luôn luôn đi tiên phong trong công tác thành lập và phát triển các trung tâm tu học mới của Làng Mai. Nhờ sự góp sức rất tích cực ngay từ những ngày đầu tiên của sư cô mà chúng ta đã có được Tu viện Lộc Uyển tại Hoa Kỳ ngày hôm nay; và cũng như vậy sư cô đã góp trái tim và đôi bàn tay của mình để phát triển Tu viện Bát Nhã tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam. Hiện nay sư cô lại đang giúp sức tại Ni viện Diệu Nghiêm tại Huế. Và sư cô cũng chính là tác giả của loạt bài Sư Tử Núi và Lửa Hồng Phương Bối. Để biết thêm về sư cô Thoại Nghiêm, mời các bạn theo dõi bài phỏng vấn dưới đây của BBT trang nhà Làng Mai với sư cô Thoại Nghiêm. 1. Xin Sư cô cho con hỏi một câu mà chắc nhiềucũng người muốn được biết, Sư cô đi tu có phải vì thất tình không? – (Cười) Hỏi câu gì mà khó trả lời ...
    Read More
    Thầy Đồng Châu là đệ tử của Thượng tọa Đức Nghi (trụ trì tu viện Bát Nhã). Xuất gia năm 1993. Năm nay Thầy 43 tuổi Thầy Từ Hải: tuổi Dần nghĩa là năm nay 33 tuổi, xuất gia năm 18 tuổi. Xuất thân từ Tổ Đình Từ Hiếu và là đệ tử của Sư thúc Chí Mậu.   Thầy Đồng Lực: năm nay 28 tuổi, đệ tử của Thượng Tọa Đức Nghi ( viện chủ tu viện Bát Nhã) Thầy Từ Giác: tuổi chuột, sinh năm 1984, xuất gia năm 1996 khi 11 tuổi, cùng xuất thân từ Tổ Đình Từ Hiếu và cũng là đệ tử của Thầy Chí Mậu. 1.  Xin Thầy cho chúng con biết về những ngày Quán niệm ở Từ Hiếu và Bát Nhã, có bao nhiêu người đến dự và thời khóa có giống ở Làng Mai không? Thầy Đồng Châu: Khi Thầy chuẩn bị qua Làng thì Xóm Rừng Phương Bối đang được thành lập, còn Xóm Bếp Lửa Hồng đã có thể sinh hoạt đều đặn, đã có những ngày Quán niệm mỗi Thứ Năm và Chủ Nhật như ở Làng. Do thời tiết trưa nắng nên đi thiền hành sau thời tụng kinh sớm, sau đó ăn sáng, chấp tác từ 8h – 10h. Trong ba tháng an cư này, Thứ Năm hàng tuần hai xóm quán niệm chung với nhau và mỗi tháng có hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật đầu tháng dành cho các phật tử cùng tu ...
    Read More
      Thầy Pháp Dung thường dùng chữ “cool” mỗi khi thầy nhìn một cái gì đó đẹp hoặc một ai đó đã làm gì dễ thương. Chữ “cool” mà thầy thường dùng đã làm cho nhiều bạn trẻ cảm thấy như thầy là nguời bạn thân của mình khi nói chuyện với thầy hoặc được gần thầy. Đại giới đàn năm ngoái tại Làng, thầy đã được nhận đèn (nghĩa là trở thành một vị Giáo Thọ). Những lời chia sẻ của thầy rất dễ thương và làm cho đại chúng cười. Đó là một trong những nét đẹp của thầy Pháp Dung, luôn đem niềm vui và nụ cười đến cho mọi người. Bạn có muốn biết thầy Pháp Dung “cool” như thế nào không? Nếu muốn, xin bạn đọc những dòng chia sẻ của thầy. Chúc bạn đọc vui. 1 – Lúc mới đến Làng, điều gì khiến Thầy nghĩ rằng “Con muốn nơi này là ngôi nhà tâm linh của con trọn đời”? – Hồi Pháp Dung đến đây, Làng còn chưa lớn lắm, quý Thầy cũng không nhiều, vì vậy Pháp Dung thấy tình cảm của mọi người rất ấm cúng. Thật ra ban đầu Pháp Dung không có ý định xuất gia, nhưng càng gần quý Thầy như Thầy Pháp Trú, Thầy Pháp Ứng, Thầy Pháp Niệm, Thầy Pháp Dụng… mình thấy như anh em của mình, như nước và sữa cùng hòa vào nhau vậy. Pháp Dung thấy được sự ấm cúng của một ...
    Read More
      Sư cô Mai Nghiêm là một Tỳ kheo ni trẻ người Pháp. Sinh ra và lớn lên tại Paris, sư cô đã được theo cha mẹ đến Làng Mai tu tập từ khi sư cô lên mười tuổi. Rất trân quý đời sống của người xuất gia nên sư cô đã quyết định xuất gia khi sư cô mười tám tuổi. Thời gian qua với sự trẻ trung, tươi mát và sự thực tập rất vững chãi, sư cô đã mang lại rất nhiều hạnh phúc và niềm vui cho tăng thân Làng Mai và các bạn thiền sinh từ khắp thế giới đến tu tập. Nụ cười thân thiện và giọng nói điềm đạm của sư cô đã giúp làm vơi đi nỗi khổ và mang lại niềm tự tin cho rất nhiều thiền sinh tới Làng. Và sau đây là phần phỏng vấn sư cô Mai Nghiêm. 1. Thưa sư chị Mai Nghiêm (MN), sư chị có thể chia sẻ cho chúng em biết sư chị đã làm như thế nào để nuôi dưỡng hạnh phúc trong sự thực tập của sư chị? Đối với MN, được học hỏi và hành trì giới luật thường xuyên là một yếu tố đã nuôi dưỡng MN rất nhiều trong sự thực tập. Giới luật đã giúp cho Bồ Đề Tâm của MN ngày càng lớn mạnh, làm cho MN có một khát khao, một động lực bên trong rất lớn thúc đẩy MN phải luôn tinh tấn. Bên cạnh ...
    Read More
      Sư cô Học Nghiêm xuất gia vào năm 2000. Sư cô sống rất hòa thuận, vui vẻ cùng đại chúng. Khi nghe đến tên Sư cô Học Nghiêm, mọi người thường liên tưởng đến sự tươi mát và những bước chân nhẹ nhàng, thảnh thơi của Sư cô. Một điểm rất đẹp về Sư cô mà chúng con nhận thấy là Sư cô biết nuôi dưỡng hạnh phúc của mình qua sự thực tập trong đời sống hàng ngày. Kính mời Quý vị theo dõi những câu hỏi và những câu trả lời thật dễ thương để biết thêm về Sư cô . 1. Xin Sư Cô cho chúng con biết Sư Cô gặp được Sư Ông lần đầu tiên là vào lúc nào? Chị gặp Sư Ông lúc chị tham dự khóa tu GĐPT tại Tu Viện Thanh Sơn năm 1999. Nhưng thật sự, chị được đánh động rất lớn khi chị xem một cuốn băng video phỏng vấn Sư Ông. Chị nhớ lúc đó điều đã đánh động chị không phải là những câu trả lời của Sư Ông mà chính là sự giản dị. Xem trên băng chị thấy rất thích sự đơn giản trên bàn thờ Bụt: chỉ một cặp nến, một bình hoa rất thiền vị, một dĩa trái cây. Hơn nữa, hình ảnh Thầy ngồi thật vững chãi, thật an nhiên, tay cầm một tách trà trông rất là hiền. Chính hình ảnh đó đã làm cho chị nhớ mãi.   2. Thưa ...
    Read More
    Thầy Minh Mẫn, một trong những vị giáo thọ tập sự trẻ tuổi của Làng Mai, xuất thân từ Việt Nam, Thầy có duyên may đến Làng tháng 8/2001. Xuất gia năm 19 tuổi, tính đến nay Thầy đã có 10 năm tu tập. Tăng thân rất quý mến Thầy và rất thích được nghe Thầy chia sẻ bởi tính hài hước, có nhiều câu nói đầy dí dỏm, tuy đơn giản nhưng thâm sâu vô cùng. 1. Kính thưa Thầy, theo chúng con nghĩ, với cái tên Minh Mẫn có nghĩa là vừa thông minh, lại cần mẫn, chắc Thầy vốn như thế nên Sư Phụ đã đặt cho Thầy Pháp tự này phải không? (Cười) Minh Mẫn nghĩ Sư Phụ mong mình được như vậy thì đúng hơn! 2. Thưa Thầy, động cơ nào thúc đẩy Thầy chọn con đường xuất gia? Đó là niềm yêu thích của Minh Mẫn từ lúc nhỏ, nhưng mãi đến khi học xong trung học thì mong muốn đó mới được thành tựu. 3. Xin Thầy kể cho chúng con biết nhân duyên nào đã đưa Thầy tới Làng Mai? Đúng là phải có nhân duyên từ trước, và cho đến năm 1999 thì Minh Mẫn được người cậu ở Berlin gởi tặng một quyển sách Thiết Lập Tịnh Độ và trong thư cậu có chia sẻ về cách tu tập của Làng. Qua vài lần trao đổi cậu có ý muốn giúp Minh Mẫn sang Làng để tham học trực tiếp, ...
    Read More
    Sư Chú Pháp Xả là người Hà Lan, thọ giới Sadi năm 2002. Nếu quý vị có đến Làng thì sẽ rất dễ nhận ra Sư chú với đôi mắt xanh và sáng, cao, đặc biệt là miệng luôn nở một nụ cười tươi thật là tươi. Buổi phỏng vấn được thực hiện bằng cả hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), mặc dù tiếng Việt của Sư chú rất khá nhưng Sư chú nói rằng nếu Sư chú trả lời tất cả bằng tiếng Việt thì có thể không được sâu sắc lắm – do vốn từ vựng còn hạn chế – . 1. Xin Sư chú có thể cho biết nhân duyên đã dẫn dắt Sư chú đến Làng Mai? Con bắt đầu từ những quyển sách của Thầy. Sau đó con xin đến Làng thực tập trong vòng 1 tuần. Con đã rất hạnh phúc trong thời gian đó. Tình cờ con bắt gặp quyển Bước Tới Thảnh Thơi mà Sư Ông viết cho những người mới xuất gia, và con đã đặt mua nó. Một năm sau con đã trở lại và xin thực tập 1 tuần nữa. Thầy đã dạy về Chánh Mạng. Đề tài này đã đánh động trong con rất lớn, đã làm cho con suy nghĩ nhiều về cách sống của con lúc đó. Con nhận ra rằng: ‘Ồ, thực sự mình đâu có đang sống một cách chánh mạng!’ Trước đó con cứ mong tìm đưọc một việc làm thực ...
    Read More
    Thầy Pháp Trạch là một vị giáo thọ trẻ của Làng, thầy được truyền đăng đắc pháp trong đại giới đàn mùa đông 2007-2008 và mùa thu năm 2008 thầy được Sư Ông tấn phong trụ trì Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu, nước Đức. Bài phỏng vấn rất thân tình này do sư cô Châu Nghiêm thực hiện, BBT xin được trân trọng chia sẻ như là một món quà nhỏ giành cho những ai muốn tìm hiểu thêm về con đường của người xuất sĩ trẻ.   Hỏi: Xin thầy chia sẻ cho chúng con một vài kỷ niệm đẹp về đạo Bụt trong thời thơ ấu của thầy được không ạ? Những kinh nghiệm gì hoặc những điều kiện gì đã tưới tẩm hạt giống muốn trở thành người tu trong thầy? Thầy P.Trạch: Hồi nhỏ tôi thường được mẹ dẫn theo tới chùa. Lúc tôi theo ba và anh trai rời Việt Nam trên một chiếc thuyền, chúng tôi đã đến tị nạn tại Hồng Kông. Ba tôi lúc đó là một Phật tử rất thuần thành, sinh hoạt rất năng nổ trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vì vậy ông đã giúp để bắt đầu thành lập tổ chức GĐPT trong cộng đồng người Việt đang tị nạn tại Hồng Kông. Ba tôi luôn dẫn theo anh em chúng tôi đến chùa vào mỗi ngày Chủ Nhật liên tục trong 3 năm liền. Tuy đó là một ngôi chùa Trung Quốc, nhưng chúng ...
    Read More
      BBT: Những ai đã từng đến Làng Mai tu tập hoặc đã từng có cơ hội nghe quý thầy quý sư cô trì tụng danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm trước giờ pháp thoại của Sư ông, thì hẳn là quý vị sẽ nhận ra Sư cô Trai nghiêm trong vai người nghệ sĩ violông, đóng góp những làn âm thanh du dương, trầm bổng vào bản đại hòa tấu của Tăng thân. Sư cô là một người trẻ rất nhiệt tình và chân thành mang đậm phong vị Nhật Bản-quê hương thân yêu của sư cô và đồng thời rất năng động và cởi mở của nét văn hóa Tây Phương được thấm nhuần trong những tháng ngày sư cô du học và làm việc tại nhiều nước Âu Châu. Sư cô được xuất gia trong gia đình cây Sen Hồng năm 2009 cùng với các anh chị em mang nhiều quốc tịch khác nhau như Pháp, Hồng Kông, Mỹ và Việt. Hai năm sa di là những tháng ngày trong nôi, sư cô đã chứng tỏ mình là một người xuất sĩ có hạnh phúc và sống hòa hợp với đaị chúng. Trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ sắp tới sư cô sẽ tiếp nhận giới thức xoa ma na, hiện sư cô đang hết lòng chuẩn bị thân tâm thanh tịnh, sẵng sàng để đón nhận giới pháp, chúng ta hãy hướng về và thực tập hơi, thở bước chân an lạc cùng với ...
    Read More
    1. Sư chú Chân Trời Bồ Đề SC Bạch Nghiêm: Hôm nay là ngày xuất gia của gia đình cây Kim Ngân Hoa, sư chú có thể chia sẻ về mình một chút được không! Làm sao mà sư chú biết tới pháp môn và tại sao sư chú quyết định đi xuất gia? Sư chú muốn xuất gia suốt đời hay là chỉ xuất gia 5 năm thôi? Sư chú Chân Trời Bồ Đề: Con là Ryan Maxwell Damon, pháp danh của con là Chân Trời Bồ Đề. Ban đầu con tìm đến với thiền tập nhờ cảm hứng từ diễn viên võ thuật nổi tiếng Lý Tiểu Long (Bruce Lee). Con cũng được đọc các câu chuyện về cuộc đời của Bụt, và những câu chuyện đó làm cho con rất xúc động vì Bụt là người có một quyết tâm lớn để vượt thắng khổ đau, chuyển hóa khổ đau. Bản thân con cũng có nhiều nỗi khổ, niềm đau trong lòng. Con đã từng tìm kiếm rất nhiều thứ trong cuộc đời ngoại trừ chính bản thân mình. Và con đã quyết định là con phải đi tìm chính con.Con muốn được làm một người tỉnh thức, đó là mong ước thúc đẩy con trở thành một người tu. Con bắt đầu tiếp xúc với pháp môn Làng Mai và với những bài pháp thoại của Thầy qua YouTube. Con được nghe Thầy giảng về Niết Bàn và về sinh diệt, con thấy thích quá nên ...
    Read More
    (BBT  xin gởi đến bạn đọc buổi trò chuyện thân mật giữa thầy Thích Chân Pháp Đăng và BBT. Các bạn sẽ được nghe những tâm sự chân thành cũng như kinh nghiệm quý hiếm có được khi thầy vượt qua những giai đoạn khó khăn của bệnh tật.) Người phỏng vấn: Thưa thầy! Con cảm ơn thầy cho chúng con một buổi tiếp xúc. Con biết thầy là đệ tử lớn của Sư Ông,  nhưng thầy không ở Làng thường xuyên, thầy phải trụ trì  tu viện Rừng Phong ở Mỹ. Xin thầy cho chúng con biết thầy tu tập theo pháp môn Sư Ông năm nào? Xuất gia đã bao nhiêu năm? Thầy Pháp Đăng: Mình xuất gia tại Mai Thôn Đạo Tràng năm 1990. Mùa Đông năm 1999 Tăng thân gửi qua tu tập tại tu viện Rừng Phong. Năm 2006-2007, ba anh em đi tìm đất vùng New York để thành lập tu viện Bích Nham. Mùa đông năm 2008, mình về Làng Mai an cư kiết Đông, hết an cư kiết Đông ấy, mình về chăm sóc mạ bị tai biến đang ở Tu viện Lộc Uyển. Tháng 8, 2008 mình và sư cô Tuệ Nghiêm đưa mạ về Việt Nam trị liệu. Sư cô ở lại chùa Kiều Đàm chăm sóc cho mạ, và mình vào tu ở tu viện Từ Hiếu. Trong thời gian 2005 đến bây giờ, mình thường về ở Chùa Tổ, có khi 6 tháng, có khi một năm hay ...
    Read More
    Thầy Pháp Khâm đã từng là một thanh niên với nhiều hoài bão, nhiệt huyết muốn xây dựng một đời sống đẹp, lành cho chính mình. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư điện, người thanh niên ấy đã dễ dàng tìm cho mình một công việc như ý. Trong một lần xảy ra tranh chấp với sếp, người thanh niên đã tìm vui bên lớp học tình thương, tình bạn với cô giáo dạy cùng nhưng cũng không giúp giải quyết những vấn đề của mình. Và một ngày, với khao khát hiểu được mình, làm chủ cảm xúc, cũng như xác định lại mục tiêu, lý tưởng sống, người thanh niên đã quyết tâm lên đường để tìm lại chính mình. Năm 1987, lần đầu tiên tìm đến Làng Hồng, thực tập hơi thở, bước chân chánh niệm và các pháp môn đã giúp người thanh niên ấy lắng dịu, lấy lại tinh thần, hiểu và thương được mình. Từ đó anh tìm đến Làng thường xuyên hơn. Làng Hồng như một món ăn tinh thần cho cuộc sống mới của người thanh niên. Sau mười năm thực tập cũng như giúp Làng mở các khóa tu, Tâm Bồ Đề đã được nuôi lớn từ từ, rồi một ngày năm 1999, người thanh niên đã xuất gia. Với tâm phụng sự, cống hiến, sau một năm, sư chú đã có thể đi ra để giúp tăng thân. Và bây giờ, đã hơn mười lăm năm xuất gia, thầy ...
    Read More
    Thầy Chân Pháp Hộ sinh ra và lớn lên tại Stockholm, Thụy Điển. Năm 29 tuổi thầy rời Thụy Điển đi Ấn Độ. Chuyến du lịch và tìm một con đường tâm linh ấy đã tạo duyên cho thầy đến Làng Mai, nơi thầy xuất gia vào năm 2003. Mùa đông năm nay (2015), thầy về an cư ở Làng Mai, sau 10 năm sống và thực tập tại Lộc Uyển. Từ năm 2010 đến nay, thầy là trụ trì xử lý thường vụ tại tu viện Lộc Uyển. BBT: Năm 2009, Sư Ông chia sẻ với đại chúng về một bức thư thầy viết cho Sư Ông, trong đó thầy đã nói rằng không phải là thầy đang đi trên con thuyền Tăng thân mà thầy chính là con thuyền ấy, và vì vậy, cho dù con thuyền có bị chìm thì thầy cũng sẽ không nghĩ đến chuyện nhảy ra khỏi nó. Thường thường chúng ta hay viết thư cho Sư Ông sau khi vượt qua một khó khăn. Câu chuyện đằng sau tuệ giác đó là gì, thưa thầy? Thầy Pháp Hộ: Đầu tiên thì có lẽ đó là một cái thấy, một tuệ giác. Nhưng Sư Ông luôn dạy rằng những tuệ giác như vậy cần được duy trì không ngừng như một định lực, hay nói cách khác là chúng ta phải sống với tuệ giác mà chúng ta có được. Điều này rất khó, nhưng nếu làm được như vậy thì đời sống của ...
    Read More
    Mùa an cư năm nay, đại chúng Thái Lan rất hạnh phúc khi được đón quý thầy, quý sư cô từ các trung tâm tu học khắp nơi trở về thăm Sư Ông và đại chúng. Một trong những hạnh phúc đó là sự hiện diện của thầy Pháp Hữu, thầy trụ trì xóm Thượng Làng Mai Pháp. Thầy đã hiến tặng năng lượng tươi mát của một vị xuất sĩ trẻ với tinh thần mang đạo Bụt đi vào cuộc đời. Các sư em trong BBT đã có một buổi ngồi chơi cùng thầy, được thầy chia sẻ những niềm vui, những trải nghiệm thú vị trong quá trình thực tập và tiếp nối sự nghiệp của Sư Ông và tăng thân . Mời quý vị cùng BBT ngồi chơi với thầy nhé! BBT: Thầy là một người trẻ lớn lên ở Tây phương, vậy điều gì ở Làng Mai đã thu hút thầy và khiến cho thầy quyết định trở thành một người tu theo truyền thống Làng Mai? Thầy Pháp Hữu: Ngày xưa khi Pháp Hữu mới đến Làng, cảm nhận đầu tiên của một chú bé mới chín tuổi lúc đó là sự hạnh phúc và tươi mát của quý thầy, quý sư cô. Hình ảnh đánh động Pháp Hữu nhất là khi có một sư chú tới chào mình một cách rất kính lễ, tuy mình mới chín tuổi. Lần đầu tiên Pháp Hữu được một người lớn hơn kính trọng mình. Lúc đó tuy ...
    Read More
    Ngày 01.12.2015, tại Làng Mai đã diễn ra lễ xuất gia của gia đình Cây Đan Mộc (Red Wood), 10 em được xuất gia tại Làng và 9 em được xuất gia tại Thái Lan. Sau lễ xuất gia, BBT đã có một buổi ngồi chơi với 8 cây Đan Mộc tại Làng (hôm ấy có hai cây Đan Mộc bận… nấu ăn). Đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Ái Nhĩ Lan, Ý, Hòa Lan, Pháp, Úc, Đức, Indonesia và Việt Nam, không hẹn mà gặp, những người trẻ chung lý tưởng này đã tìm về dưới mái nhà tâm linh để cùng đi trên con đường của hiểu biết và thương yêu. BBT xin được chia sẻ nội dung buổi trò chuyện. BBT: Các sư em cảm thấy như thế nào khi Thầy không được khỏe và không có mặt ở Làng gần như trong suốt thời gian các sư em tập sự xuất gia? Sự vắng mặt của Thầy có ảnh hưởng gì đến sự thực tập hay chí nguyện của các sư em không? Sư chú Trời Đạo Lực (người Việt): Ngày con lên máy bay để sang Pháp, các bạn trong Gia đình Phật tử đã hỏi con một câu tương tự. Khi đó con trả lời vui là Bụt đã tịch hơn 2600 năm rồi mà người ta vẫn phát tâm thực tập những lời Bụt dạy. Tại vì giáo nghĩa Bụt dạy rất cụ thể và phù hợp với mọi người. Trong lòng ...
    Read More
    (Phỏng vấn sư cô Thuận Nghiêm) Sư cô Thuận Nghiêm xuất gia năm 2000 tại Làng Mai, nước Pháp, trong gia đình Cây Bông Sứ. Sư cô đã có nhiều năm gắn bó với Viện Phật học Ứng dụng châu Á (AIAB) ở Hong Kong. Từ mùa xuân năm 2019, sư cô đã về nhập chúng xóm Mới (Làng Mai – Pháp) và tiếp tục hiến tặng rất nhiều tiếng cười, niềm vui cho mọi người, đặc biệt là các sư em nhỏ. Nhân dịp này, Ban biên tập đã có buổi trò chuyện với sư cô về hành trình tâm linh cũng như những kỷ niệm của buổi ban đầu sư cô đến với đời sống xuất sĩ. Bài được BBT chuyển ngữ từ tiếng Anh. BBT: Thưa sư cô, điều gì đã đưa sư cô từ Mỹ qua tới Pháp để trở thành một vị xuất sĩ trong truyền thống Làng Mai? Điều gì gây ấn tượng nhiều nhất khi sư cô tới Làng Mai lần đầu tiên? Năm 1998, Thầy có chuyến hoằng pháp ở Mỹ. Mẹ của Thuận Nghiêm (TN) nói: “Con chở mẹ tới nghe buổi pháp thoại công cộng của Thầy”. Địa điểm diễn ra buổi pháp thoại rất gần nhà TN ở Virginia. Vì mẹ rất muốn nghe Thầy giảng nên TN đồng ý lái xe đưa mẹ đi. Thầy thuyết pháp tại giảng đường của một trường trung học cho khá nhiều người nghe. Trước đó TN chưa bao giờ nghe nói ...
    Read More
    Thầy Pháp Nguyện đã từng có cơ hội được làm thị giả của Sư Ông Làng Mai trong vài năm. Từ đó đến nay, Thầy đã cùng Tăng thân tổ chức thành công các cuộc triển lãm thư pháp của Sư Ông tại một số thành phố lớn trên thế giới. Thầy cũng là người biên soạn cuốn sách “Hương thơm quê mẹ” và tham gia tổ chức các sự kiện nhân dịp ra mắt cuốn sách và triển lãm thư pháp lần này tại Việt Nam. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn của Báo Người Đô Thị với thầy Pháp Nguyện nhân sự kiện ra mắt sách và triển lãm thư pháp của Sư Ông Làng Mai tại thành phố Hồ Chí Minh.   Là người tổ chức triển lãm thư pháp cho Sư Ông tại Thái Lan năm 2019 và biên soạn cuốn sách Hương thơm quê mẹ, thầy có thể chia sẻ về việc viết thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh và những triển lãm trước đây trên thế giới? Bắt đầu vào mùa thu năm 2010, sau chuyến hoằng pháp tại Hồng Kông, một bác sĩ ở Hồng Kông đã tổ chức cho Sư Ông một triển lãm thư pháp. Đó là triển lãm thư pháp và ra mắt sách thư pháp đầu tiên của Sư Ông. Sau triển lãm đầu tiên thành công đó, đã có chuỗi triển lãm diễn ra ở Canada, Pháp, Đức, Mỹ, Thái Lan… Cuốn sách thư ...
    Read More

    Bài Viết

    Thiền tập không nằm ngoài xã hội, không trốn tránh xã hội mà là chuẩn bị để đi vào lại xã hội. Ta gọi là đạo Bụt nhập thế, hay đạo Bụt dấn thân. Khi đến một trung tâm tu học nào đó, có thể ta có cảm tưởng là mình bỏ lại mọi thứ sau lưng, như gia đình, xã hội, bỏ lại tất cả những vấn đề rắc rối liên quan đến gia đình và xã hội. Mình đến thực tập với tính cách cá nhân để tìm kiếm an lạc. Nghĩ như vậy đã là vô minh rồi, bởi vì trong đạo Bụt không có cái gì là cá nhân cả. Cũng giống như tờ giấy là ...
    Đọc tiếp
    Khi Nhất Chi Mai tự thiêu, Vũ Hoàng Chương vô cùng xúc động và đã làm bài thơ “Lửa…Lửa…và Lửa” để ca ngợi chị. Lửa Nhất Chi Mai giống như hỏa lệnh, một hiệu lệnh bằng lửa để cho cánh chim Hòa Bình trở về. Đó là thông điệp của Vũ Hoàng Chương. Sáng trưng hỏa Lệnh bồ câu trắng – Tranh vẽ: sư cô Trăng Tuyết Hoa LỬA…LỬA…VÀ LỬA Vừa mới hôm nào Lửa YẾN PHI Bay lên…nối cánh LỬA TỪ BI; Giờ đây, lại nỗi lòng dân Việt Đau xé trời Nam: Lửa NHẤT CHI…! Ba đợt cháy lên Thông Điệp Lửa, Đêm sao có thể đặc như chì? Đốt cho bom đạn tan thành lệ, Hai ...
    Đọc tiếp
    Vũ Hoàng Chương sinh năm 1916, đậu tú tài Tây, sau đó học luật. Nhưng chán không thích luật nên ông bỏ học, làm phó giám đốc cho sở hỏa xa. Làm ở sở hỏa xa cũng chán nên ông đi về học toán. Học toán cũng không thích cuối cùng ông làm thơ. Năm 1945 ông tham gia kháng chiến, năm 1950 bỏ kháng chiến. Không tìm thấy hạnh phúc trong ngành luật, toán học, hỏa xa, kháng chiến, nên năm 1951 ông di cư vào miềm Nam. Năm 1963 khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu cho nhân quyền Việt Nam, Vũ Hoàng Chương xúc động vô cùng và ông đã viết bài thơ Lửa Từ Bi ...
    Đọc tiếp
    Thiền sư Nhất Hạnh
    Tóm lược những ý chính của Khóa tu Mùa Đông 2013 – 2014 Tải bài này về.PDF
    Từ Thức thân đến Tàng thức Sự hình thành của nền văn học Abhidharma bắt đầu bằng công trình góp nhặt những danh từ Phật học và giải thích những danh từ ấy theo pháp số với mục đích là làm sáng tỏ nghĩa lý của những danh từ ấy, nghĩa lý đây là nghĩa lý của giáo pháp. Công việc này bắt đầu vào khoảng một trăm năm trước và sau Tây lịch. Tiếp theo đó là công trình hệ thống hóa giáo lý đạo Bụt mà kinh tạng chuyên chở. Giáo lý của Bụt nằm rải ...
    Đọc tiếp
    Thích Nhất Hạnh Ghi lại vắn tắt sự hành trì và học hỏi trong khóa tu Mùa An Cư Kết Đông năm nay (2012 – 2013) tại Mai Thôn cũng kéo dài đúng 90 ngày như mọi năm. Tại các trung tâm khác như Lộc Uyển, Bích Nham, Mộc Lan, Pak Chong, Vô Ưu và Liên Trì cũng thế. Đi không nói và không suy nghĩ Mỗi buổi sáng, sau thời công phu, đại chúng được nhắc nhở là trong suốt ngày, mỗi khi đi thì không nói năng và suy nghĩ mà phải thực tập tiếp xúc với đất Mẹ với tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Lời nhắc nhở như sau, được đọc bằng tiếng Anh ...
    Đọc tiếp
    Tâm sự với một nhà khoa học trẻ tuổi Thích Nhất Hạnh   Hiểu và Thương Là nhà khoa học, anh (chị) có nhu yếu khám phá. Là người tu thiền, tôi cũng có nhu yếu khám phá. Vì vậy tôi muốn viết thư cho anh. Tôi nghĩ khám phá là một nhu yếu lớn của con người. Đó là nhu yếu hiểu. Hiểu và thương là hai nhu yếu căn bản. Hạnh phúc là cái có thể có nếu ta làm thỏa mãn được hai nhu yếu căn bản ấy. Cái hiểu có liên hệ gì đó với cái thương, tôi chắc anh cũng cảm nhận điều này. Cái hiểu, dù là cái hiểu trong khoa học, có công ...
    Đọc tiếp
    Kính lạy Mẹ, Mẹ là một hành tinh, là Mẹ của tất cả mọi loài, trong đó có loài người chúng con. Các con của Mẹ có đến hàng triệu chủng loại, loài nào cũng có ngôn ngữ của loài ấy. Vì Mẹ là Mẹ của tất cả chúng con nên Mẹ biết hết mọi thứ ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ của loài người, cho nên chúng con rất thoải mái mỗi khi được trò chuyện với mẹ và dâng lời cầu nguyện lên Mẹ. Mẹ là hành tinh xanh, là Bồ Tát Thanh Lương Địa Con cúi lạy Mẹ trong ý thức sáng tỏ là Mẹ đang có mặt trong con và con là một phần của Mẹ ...
    Đọc tiếp
    NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU
    (trăm hoa đua nở trong vườn tâm linh Phật giáo
    )
    Đọc lại và quán chiếu các định đề giáo lý của các bộ phái Phật giáo được ghi chép trong tác phẩm Dị Bộ Tông Luân Luận (Samayabhedo paracana cakra) của thầy Thế Hữu (Vasumitra). Xin quý vị độc giả thưởng thức trước đoạn trích dưới đây và đón đọc sách này trong thời gian tới ở Việt Nam.
      Hai quyến rũ lớn trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Trong lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo luôn luôn có hai khuynh hướng hay hai quyến rũ ...
    Đọc tiếp

    Cốt tủy của đạo Bụt trong vài trang giấy   Thích Nhất Hạnh   Đạo Bụt bắt đầu từ một cái thấy của một con người tên là Siddharta Sakya Gotama. Cái thấy này là một cái thấy trực tiếp không đi ngang tư duy và lý luận, nó là một loại trực giác. Trực giác này có thể đạt được do công phu quán chiếu, nghĩa là nhìn sâu vào lòng thực tại. Năng lượng sử dụng để quán chiếu là niệmđịnh, hai khả năng của tâm. Niệm là để tâm vào, và định là chuyên chú nhìn sâu. Niệm và định đưa tới tuệ. Tuệ tức là cái thấy ấy. Cái thấy này có ...
    Đọc tiếp
    Một vị lãnh đạo cần phải có ba Đức. Đó là Đoạn đức, Ân đức và Trí đức. Đức tính đầu tiên cần có để giúp ta sử dụng quyền lực một cách khôn khéo là Đoạn đức, nghĩa là buông xả. Buông xả những gì? Buông xả sân hận, tham dục, và vô minh. Ta phải từ từ học cách chuyển hóa tham dục, sân hận, sợ hãi, vọng tưởng trong ta. Nếu không làm được những việc ấy cho thật giỏi thì ta sẽ không còn được kính nể nữa, ta sẽ tự gây đau khổ cho chính ta và những người khác. Chỉ cần nhìn những nhà chính trị, lãnh đạo đã “thân bại danh liệt” vì ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Quyền Lực Đích Thực” của Sư Ông Làng Mai) Đối với chúng ta quyền lực có ý nghĩa gì? Tại sao ai cũng tìm mọi cách để đạt cho được quyền lực? Cho dù có thể không để ý, nhưng phần đông chúng ta luôn luôn cố đạt cho được một địa vị có quyền lực bởi vì ta tin rằng quyền lực giúp ta làm chủ được đời sống, đem lại cho chúng ta tự do và hạnh phúc – những gì ta mong muốn nhất. Xã hội chúng ta được xây dựng trên một khái niệm rất hạn hẹp về quyền lực, đó là giàu có, sung túc, thành công nghề nghiệp, danh tiếng, sức ...
    Đọc tiếp
    Chánh niệm là sự đầu tư căn bản, là chìa khóa giúp ta nhìn vào đời sống nghề nghiệp.
    Chánh niệm là năng lượng của sự tập trung tâm ý (định lực),
    là khả năng có mặt một trăm phần trăm cho những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta,
    là phép lạ giúp ta thực sự sống trọn vẹn từng giây phút và cũng là yếu tố căn bản để chữa lành, chuyển hóa và tạo an hòa trong gia đình, nơi làm việc và trong xã hội.
    Hoa trái của sự tu tập chánh niệm là nhận biết rằng an lạc có sẵn trong ta và chung quanh ta, ngay bây giờ và ở đây ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Quyền Lực Đích Thực” của Sư Ông Làng Mai) Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm. Một hôm Thầy sai tôi đi làm một việc. Tôi hăng hái, hấp tấp, đi nhanh ra và khép cửa vội vàng. Thầy kêu tôi lại: “Này con, con lại đây.” Tôi trở lại, đứng vòng tay chờ. Thầy tôi nói: “Con đi ra lại và khép cửa cho đàng hoàng coi.” Đó là bài học đầu tiên của tôi về thực tập chánh niệm. Khi đó tôi đi ra trong chánh niệm, ý thức từng bước đi, nắm lấy cánh cửa ...
    Đọc tiếp
    Đừng đi tìm cái anh muốn thấy. Việc làm đó vô ích.
    Không đi tìm, nhưng cho phép cái thấy tự đến, cái thấy ấy sẽ
    giải phóng được cho anh.
    – Nhất Hạnh-
    Bát Nhã đây là Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Công án là một vấn nạn cần phải giải quyết bằng niệm, định và tuệ chứ không thể chỉ bằng trí năng của ta. Nếu chưa giải quyết được thì mình chưa có hướng đi, chưa có ...
    Đọc tiếp
    Cuộc đời Ngài là Giáo Lý Có một khoa học gọi là Phật học, đó là học về cuộc đời của Bụt. Bụt là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bụt sinh ra ở thành Kapilavatsu (Ca Tì La Vệ), gần biên giới Ấn Ðộ và Nepal. Ngài thành hôn, có một con, xuất gia, giác ngộ, và chia sẻ giáo pháp của Ngài cho đến năm tám mươi tuổi Ngài tịch. Nhưng cũng có một vị Bụt ở trong mỗi người chúng ta, không tùy thuộc vào thời gian và không gian. Ðó là Ðức Bụt Sống, vị Bụt của sự thật sau cùng, vượt trên các ý nghĩ và khái niệm, và lúc nào chúng ...
    Đọc tiếp
    Trong Cơ-đốc giáo cũng như trong đạo Bụt, chúng ta biết rằng đối tượng mà chúng ta cầu nguyện đang nằm ở trong ta chứ không phải ở ngoài ta. Bụt nằm ngay trong trái tim của ta, mà Thượng đế cũng nằm trong trái tim của ta. Nghĩ rằng Bụt và Thượng đế ở ngoài ta là một sự sai lầm, không phải chỉ sai với giáo lý đạo Bụt, mà còn sai với Kinh Thánh của đạo Cơ-đốc nữa. Làm sao ta chạm tới được Thượng đế? Làm thế nào để ta gởi được cái năng lượng của ta về Thượng đế, để xúc tác được với năng lượng của Thượng đế, và để cho cái năng lượng ...
    Đọc tiếp
    Thầy Làng Mai: “Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình ...
    Đọc tiếp
    Thiền Sư Nhất Hạnh Liên hệ thầy trò Tôi còn nhớ khoảng năm 1959 tại chùa Xá Lợi đường Bà Huyện Thanh Quan, Sài Gòn, có một buổi lễ trao truyền Tam Quy và Ngũ Giới cho một người Pháp. Khoảng hai mươi thầy ở chùa Ấn Quang, lúc ấy là Phật Học Đường Nam Việt, trong đó có tôi, được mời tới tham dự với tư cách chứng minh. Ông Mai Thọ Truyền, pháp danh Chánh Trí, hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, người có công đầu trong công trình xây dựng chùa Xá Lợi, đã đứng ra thay mặt chư Tăng để làm lễ truyền Quy Giới. Đã từng là công chức thời Pháp thuộc, ông Chánh ...
    Đọc tiếp
    Bài viết này giới thiệu những ghi nhận có liên quan đến Phật giáo Trung Quốc trong công trình nghiên cứu có nhan đề: “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội”, một công trình do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chủ biên TS. Trần Thị Nhung (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013) (1).
    Biến đổi xã hội, đối tượng nghiên cứu của công trình nói trên, gồm biến đổi tôn giáo. Với khu vực địa lý nghiên cứu là các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, ...
    Đọc tiếp
    Trường ca Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương “Cách đây 43 năm (1944 – 1945), tại xứ Dừa tỉnh Kiến Hòa, lúc đó còn là cù lao An Hóa, tỉnh Mỹ Tho, tình trạng giao động của một tâm hồn ưu tư về thời cuộc (Nhật chiếm Lạng Sơn 1940 rồi tràn vào Hải Phòng Hà Nội, tôi vào nam 1941) hòa nhiễm nỗi lòng chinh phu trong văn thơ đưa tôi đến việc sáng tác lần hồi 3 bài Hòn Vọng Phu thành một truyền kỳ cảm động…Mang nặng mối tình nước non đang xao xuyến, phân vân trước bao nhiêu nghi vấn của đời người nên tôi gởi thác tâm tình vào để tài dân tộc ...
    Đọc tiếp
    Ngày lễ Giáng Sinh, trẻ con rất thích ông già Noel. Vấn đề đặt ra là ‘ông già Noel có thật hay không?’ Nhu yếu của cuộc sống bắt buộc phải có ông già Noel. Nếu không có ông già Noel, chắc chắn cũng sẽ có một ông già khác. Đây không phải là vấn đề tôn giáo mà là văn hóa. Trong văn hóa Tây phương, nếu không có ông già Noel thì sẽ thiếu vắng rất nhiều. Vì vậy cho nên có ông già Noel hay không có ông già Noel như một nhân vật lịch sử không phải là vấn đề then chốt. Khái niệm của trẻ em về ông già Noel rất dễ thương, rất ...
    Đọc tiếp
    Lễ xuất gia của Cây Đan Mộc Phương Khê nội viện, mùa xuân, ngày 31 tháng 05 năm 2009, Thân gửi các con của Thầy, gần và xa! Công phu sáng trong sách “Thiền môn nhật tụng” có một bài văn sám mà ngày xưa khi còn làm sa di Thầy rất thích tụng. Văn của bài sám rất hay, và nội dung của bài sám rất có công năng nuôi dưỡng chí nguyện của người tu. Mỗi lần tụng đọc bài sám, chú Phùng Xuân thường để cho lời kinh ôm ấp thấm sâu vào từng huyết quản, từng tế bào của cơ thể. Bài sám văn này là một giấc mơ thật đẹp của người tu, và Thầy ...
    Đọc tiếp
    “Đất quê hương, tôi đang đếm bằng những bước chân… Lời cầu nguyện cho những khu vườn xanh, có trúc đào, có xương rồng trước ngõ. Chắp tay tôi nhận chịu lửa đỏ như một lời cầu nguyện. Cho tôi thấy phố thấy nhà lần chót. Cho tôi thấy trăng thấy sao. Cho tôi thấy người, thấy đồng bào cười nói. Cho tôi ôm tất cả vào hai vòng tay nhỏ. Tôi đã tìm thấy. Anh chị em ơi, tôi đi nhưng tôi còn ở lại. Sáng mai mặt trời mọc, thơ tôi sẽ tới với người.” Thạch Đức”   Buổi sáng có mặt trời, ơi vũ trụ, ta muốn ôm người vào hai tay. Buổi sáng có chim hót ...
    Đọc tiếp
      Những dòng chữ này có lẽ sẽ đến tay Nguyên Hưng vào những ngày cuối năm, trong khi ở các chợ Saigon thiên hạ đang tấp nập mua bán. Tôi có thể tưởng tượng được những núi dưa hấu cao ngất, những trái dưa hình thật tròn, da thật xanh và ruột đỏ thắm. Mùa này, ở đây, không sao tìm ra được một trái dưa hấu. Nếu có thì chắc chắn thế nào tôi cũng mua một vài trái rồi gọt thành những cái đèn dưa thật đẹp rồi. Hôm qua tôi có nhận được từ bên nhà gởi qua một gói quà tết, trong đó có mấy miếng trầm, mấy cây đèn bạch lạp, một hộp trà, ...
    Đọc tiếp
    Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: – Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: – Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: – Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa… * *    * Trong truyền thống thiền cũng có những cuộc đối thoại tương tự. Có một thiền sinh ...
    Đọc tiếp
    Bài giảng của Pháp Sư Diễn Bồi – người Trung Quốc
    Tại chùa Ấn Quang, ngày 13 tháng Chạp năm Canh Tý, tức ngày 29/1/1961
    Nhất Hạnh dịch
    Thưa quý vị Thượng Tọa, Pháp Sư, các Pháp hữu, Chúng tôi đã hai lần đến quý quốc để hoằng pháp. Từ trước đến nay, hoặc thuyết pháp với các giáo hữu quý quốc, hoặc khai thị cho kiều bào chúng tôi tại đây, nhưng lần nào thính chúng cũng chỉ là cư sĩ. Hôm nay lần đầu tiên tôi lại được đối diện với toàn các vị xuất gia đồng đạo, nhất là với một số đông đảo các vị thanh niên xuất gia như thế này, cùng hội họp lại đây ...
    Đọc tiếp
    Tôi còn nhớ là trong thời gian vận động hòa bình (khoảng 1963-1973), tôi cứ bị buộc tội là kêu gọi hòa bình chung chung, không biết phân biệt bạn thù. Hồi đó tôi và các bạn tranh đấu cho hòa bình trên căn bản nhận thức kẻ thù ta không phải là người mà là cuồng tín, hận thù, tham vọng và bạo động (1). Lập trường hòa bình ấy bị cả hai phía lâm chiến lên án. Cái tội lớn nhất của chúng tôi là đã xem con người của cả hai bên là anh em, dù họ thuộc phía cộng sản hay thuộc phía chống cộng. Tập thơ Chắp Tay Nguyện Cầu Cho Bồ Câu Trắng Hiện ...
    Đọc tiếp
    Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao.  Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.  Bài thơ như sau: Cái bánh bao Không có cái gì quý hơn cái bánh bao
    Ăn ngon miệng, trông đẹp mắt làm sao!
    Đang cơn đói ruột như cào
    Bếp cho một cái, xực vào sướng ghê.
    Bây giờ cái bụng căng thẳng  no nê
    Lim dim cặp mắt đi vào ...
    Đọc tiếp
    Một ngày mùa thu, khi đi dạo chơi trong một công viên, tôi bắt gặp một chiếc lá đỏ rất đẹp hình trái tim đang đong đưa trên cành. Tôi đứng nhìn và nói chuyện với chiếc lá rất lâu. Tôi chợt khám phá ra rằng chiếc lá là mẹ của cây. Bình thường ta nghĩ rằng cây là mẹ của lá, nhưng sau một hồi ngắm nhìn chiếc lá, tôi thấy rằng lá cũng là mẹ của cây. Rễ cây hút nhựa từ nước và khoáng chất nhưng thứ nhựa nguyên nầy không đủ để nuôi sống cây nên cây phải phân phát nhựa nầy cho các lá, và với sự hợp tác của ánh sáng mặt trời và ...
    Đọc tiếp
    Tôi xin chúc đại chúng một Năm Mới có nhiều tiến bộ trong sự tu tập và đạt được nhiều năng lượng an lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và đoàn thể của mình. Tôi thấy rằng chúng ta là những người rất may mắn, tại vì chúng ta có một gia đình tâm linh, chúng ta có một tăng thân. Ngày xưa Đức Thế Tôn cũng có một tăng thân, và tăng thân của Đức Thế Tôn là sự nghiệp của Ngài. Ngài đã để hết tâm lực để xây dựng một tăng thân có thể đại diện cho Ngài và tiếp nối sự nghiệp của Ngài. Chúng ta biết rằng tăng thân là đoàn thể ...
    Đọc tiếp
    Ngày 18 tháng 07 năm 1974,
    Các em tác viên Thanh niên Phụng sự xã hội, Hồi sáng tôi có đọc một lá thư từ nhà gửi qua, tỏ vẻ lo lắng về “cuộc đất” của trường. Mỗi lần có tai nạn xảy ra cho trường là những lo lắng về địa lý lại có dịp sống lại. Không phải là tôi không tin nơi địa lý, nhưng tôi thấy “tâm lý” quan trọng hơn “địa lý” nhiều. Chùa Pháp Vân ngảnh mặt về hướng nào mới đúng? Cố nhiên là ngảnh mặt về phía quần chúng. Ngảnh lưng về phía quần chúng thì buồn cười quá đi, phải không các em? Đất nước mình bị tai họa liên miên ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ chương 3, tác phẩm “Thả một bè lau” – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán; tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Bối cảnh: Khi nghe Kiều kể những chuyện oan ức mình đã trải qua, Từ Hải nổi giận cho hai đạo binh đi bắt hết cả những kẻ đã làm khổ Kiều, và cũng để mời luôn những người ơn của Kiều như bà quản gia, ni sư Giác Duyên và chàng Thúc Sinh về để Kiều được tạ ơn. Cuộc hành quân này thành công. Kiều đã báo ơn và trả thù bằng những phương tiện quyền lực của Từ Hải. Kiều muốn mời ni sư Giác Duyên ở lại chơi lâu hơn, nhưng ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?” Có thể cây bắp con không nhớ, nhưng nhờ quan sát, ta biết cây bắp con đã đến từ hạt bắp. Khi nhìn vào cây bắp, ta không còn thấy hạt bắp, và ta tưởng là hạt bắp đã chết, nhưng kỳ thực hạt bắp đâu có chết, mà hạt bắp ...
    Đọc tiếp
    Cách đây mấy tuần, một hôm ra vườn ngồi chơi trên bãi cỏ, có một con bọ xít nhỏ xíu bay bám vào áo mà tôi không hay. Ngồi một lúc, thoáng có ý hay tôi vào phòng và ngồi vào bàn để ghi lại kẻo sợ quên. Vừa cầm cây bút lên thì thấy anh chàng bọ xít đang đậu bên vai trái. Tôi có cái tập khí là không ưa bọ xít vì mùi hôi của nó. Do đó, với phản ứng tự nhiên, tôi đưa tay lên phủi một cái, và con bọ xít rớt xuống. Lúc đó tập khí mạnh và chánh niệm tới trễ. Quí vị có nhớ ngày xưa khi chưa đi tu, hễ ...
    Đọc tiếp
    Ngày xưa ở Việt Nam khi hoa đào trong vườn bắt đầu nở thì người ta thường tổ chức một buổi lễ để ăn mừng. Người ta tiên đoán trước ngày nào thì hoa đào sẽ nở rộ đẹp nhất rồi viết thiệp mời bạn bè đến nhà chơi vào ngày hôm đó. Chủ nhà cần phải chuẩn bị hết tất cả để khách mời có được một thời trà tuyệt vời nhất. Trong khi uống trà khách còn được mời thưởng thức vài thức ăn đặc biệt như là kẹo mạch nha chẳng hạn. Ở Việt Nam chúng tôi chọn ra thứ hạt lúa mới, tốt nhất rồi ngâm chúng trong nước ấm đến khi nẩy mầm. Sau ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ cuốn “Thiền tập cho người bận rộn” – Sư Ông Làng Mai) Thức dậy vào mỗi buổi sáng Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này: Thức dậy miệng mỉm cười
    Hăm bốn giờ tinh khôi
    Xin nguyện sống trọn vẹn
    Mắt thương nhìn cuộc đời. Bạn có thể vẫn nằm yên trên giường, buông thẳng hai tay và ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ cuốn “An trú trong hiện tại” – Sư Ông Làng Mai) Thiền hành là thực tập Thiền trong khi bách bộ. Thiền hành có thể đem lại cho ta sự an lạc ngay trong giờ phút ta thực tập. Người thực tập thiền hành bước những bước khoan thai, chậm rãi, ung dung, môi nở một nụ cười hàm tiếu và lòng cảm thấy an lạc. Bạn phải bước những bước chân thật thanh thản, như người thanh nhàn vô sự nhất trên đời. Bao nhiêu lo lắng và phiền muộn đều nên được rũ bỏ trong khi bạn bước những bước chân như thế. Muốn có an lạc, muốn có giải thoát, bạn phải bước được ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ cuốn “Để có một tương lai” của Sư Ông Làng Mai) Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con. Sự sống thật quý giá. Sự sống có mặt khắp mọi nơi, trong ta và quanh ta; nó đa hình đa dạng. Giới thứ nhất đến từ chỗ ý thức rằng sự sống khắp nơi đang bị hủy diệt. Chúng ta thấy được những ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ cuốn “Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi” – Sư Ông Làng Mai) Trong tu viện của tôi ở nước Pháp, có một bụi cây hoa đào Nhật bổn. Bụi hoa này thường nở rộ vào mùa Xuân, nhưng một năm, mùa Đông ấm áp hơn nên hoa nở sớm hơn thường lệ. Rồi một đêm trời trở lạnh, nhiệt độ xuống tới điểm băng giá. Sớm hôm sau khi đi thiền hành, tôi nhận thấy những nụ hoa đều bị héo hết. Tôi nghĩ “Vậy là đầu năm nay sẽ không có đủ hoa cúng Bụt.” Vài tuần sau, trời ấm áp trở lại. Khi tôi đi bộ trong vườn, tôi lại nhìn thấy những nụ hoa ...
    Đọc tiếp
    (Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 15.03.2007)   Xét theo tiêu chuẩn thông thường thì Federick là một người quyền thế. Là giám đốc của một hãng lớn, kinh doanh thành công, ông rất hãnh diện về thành công của mình. Tuy nhiên ông không có thì giờ cho ông, cho vợ ông – Claudia – và cho hai con trai còn nhỏ. Federick rất say mê công việc, luôn muốn làm thật nhiều, làm thật hay, luôn nhắm vào tương lai. Vì mải mê lo lắng cho công ty nên khi đứa con nhỏ đem bức hình mình vừa mới vẽ đến khoe bố thì ông chẳng để ý. Ông không còn khả năng thấy rõ ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ cuốn “Thiền sư Khương Tăng Hội” – Sư Ông Làng Mai)     Thiền sư Tăng Hội là tổ sư của Thiền tông Việt Nam. Thân phụ của thầy là người Khương Cư (Sogdiane, Bắc Ấn), mẹ thầy là người Việt. Mới hơn mười tuổi thì cả cha và mẹ đều qua đời, và thầy được nhận vào chùa làm chú tiểu. Sa di Tăng Hội đã được học kinh Phật bằng tiếng Phạn và cũng đã được học chữ Hán. Lớn lên, thọ giới lớn, không những thầy tinh thông Phật học mà cũng tinh thông cả Nho học lẫn Lão học nữa. Vì tài liệu thiếu thốn, ta không biết thầy đã học đạo và ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Tiếng chuông chánh niệm là tiếng chuông kêu gọi ta tỉnh dậy, tiếng chuông đang kêu vang để đánh thức chúng ta dậy, để chúng ta ý thức hơn về những hành động của mình, về những hậu quả đang xảy ra cho hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Tiếng chuông cảnh tỉnh đang kêu vang khắp nơi, vì tai ương do lụt lội, hạn hán, cháy rừng không ngừng xảy tới. Băng đá ở Bắc cực đang dần dần tan chảy, nhiều trận bão lớn, nhiều cơn sóng thần đã hủy hoại sinh mạng của hàng vạn người. Nhiều ...
    Đọc tiếp
    Cố Hoà Thượng Chí Mậu     Công hạnh tu học và cứu độ của Sư Cố vô cùng lớn lao, không thể kể hết. Sư cố có hạnh rất hiền. Hạnh nguyện của Sư Cố là khiêm cung, thể chất hoan hỷ và nhiều lòng từ bi. Liêu Sư Cố nằm bên phải chánh điện nhìn từ bên ngoài vào. Sư Cố đã ngoài tám mươi tuổi thành ra ngủ rất ít, thường thức dậy lúc hai hoặc ba giờ sáng uống trà, ngồi niệm Phật và lần tràng hạt bên hộp tợ với ánh đèn dầu mờ mờ. Đúng giờ thỉnh chuông, Sư Cố đi lắc linh thức chúng dậy đi công phu tu tập. Vào khoảng ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư Ông Làng Mai)   Thư giãn là hạnh phúc có mặt Trong đời sống, rất nhiều người không có sự thư giãn. Chúng ta cần phải học cho được cách thư giãn. Ví dụ, tập đi thiền hành là cơ hội để tập thư giãn. Sự căng thẳng và thư giãn đi đôi với nhau, chúng có mặt cùng một lúc. Vấn đề là cái nào nhiều, cái nào ít mà thôi. Trong chúng ta có sự căng thẳng, nhưng cũng có sự thư giãn. Tùy cách sống của mình mà ta có nhiều sự căng thẳng hay nhiều sự thư giãn. Phát triển sự thư giãn, buông bỏ những ...
    Đọc tiếp
    (Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 01-02-2004 tại tu viện Lộc Uyển)   Nếu lời nguyện của Đức Bồ Tát Địa Tạng là đi vào địa ngục để cứu độ chúng sanh, lời nguyện của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm là lắng nghe tiếng kêu đau thương của muôn loài để tìm tới cứu khổ, thì lời nguyện của Trịnh Công Sơn là gởi tới những thính giả của mình thông điệp của tình yêu thương, tức là tưới tẩm hạt giống thương yêu và tha thứ nơi mọi người. Trong cuộc đời mà ai cũng được dẫn đạo bằng hướng đi như vậy thì thật là quý hóa. Tuy Trịnh Công Sơn đã được tiếp ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Tý – Cây tre triệu đốt, Chiếc lá ổi non” của Sư Ông Làng Mai)     Từ hồi còn nhỏ xíu, Tý đã thỉnh thoảng có nghe nói tới tên Sư Ông. Nghe nói Sư Ông cưng Tý lắm, ngay từ khi Tý mới lọt lòng Mẹ. Mẹ nói Sư Ông là thầy tu; ngày xưa Sư Ông đã từng dạy Ba học. Tý tưởng tượng Sư Ông là một người già, có hai con mắt hiền và một bộ râu dài trắng xóa. Tý nghe nói ở bên Pháp Sư Ông trồng cà chua, khoai tây, củ cải, rau ngò, rau tía tô và rau húng. Mẹ nói qua Pháp Tý sẽ được gặp ...
    Đọc tiếp
      (Trích trong sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hoà bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu. Đức Bụt dạy rằng tất cả mọi hiện tượng đều vô thường, không có cái gì mà không thay đổi từ giây phút này qua giây phút kia. Có được tuệ giác này, ta mới thấy được bản chất của thực tại và không còn bị kẹt vào ý niệm về hình hài và thọ mạng. Mọi nền văn minh đều có một ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Bụt là hình hài – Bụt là tâm thức” của Sư Ông Làng Mai). Bảy bước mầu nhiệm Theo truyền thống đạo Bụt thì khi vừa mới sinh ra Bụt đã bước đi bảy bước. Bụt bắt đầu đi thiền hành khi mới lọt lòng mẹ. Số bảy là con số rất linh thiêng. Vì vậy chúng ta có thể hiểu bảy bước đó như là bảy yếu tố giác ngộ. Để kỷ niệm ngày Bụt đản sanh, cách hay nhất là chúng ta đi bảy bước, hoàn toàn an trú trong chánh niệm. Tôi luôn thấy mình may mắn và mầu nhiệm có mặt trên hành tinh này, bước đi như một con người tự do ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai   Thực Tập Lắng Nghe Sâu Truyền thông là một thực tập. Muốn truyền thông thì phải khéo léo. Chỉ có thiện chí thôi thì không đủ. Phải học. Có thể là bạn không có khả năng lắng nghe. Có thể là người kia luôn luôn nói lời đắng cay, lên án, trách móc khiến bạn chán ngán, không thể nghe được nữa và chỉ muốn tránh mặt. Bạn tránh mặt người đó vì sợ. Bạn không muốn khổ. Nhưng làm như thế thì có thể gây hiểu lầm. Người kia có thể nghĩ rằng bạn có thái độ khinh mạn, muốn tẩy chay, không thèm để ý, và càng thêm ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai    Hiểu biết và từ bi là hai nguồn năng lượng rất mạnh. Hiểu biết và từ bi ngược lại với u mê và thụ động. Nếu cho rằng từ bi là thụ động, yếu đuối hay hèn nhát tức là không hiểu gì hết về ý nghĩa đích thực của hiểu biết và từ bi. Nếu cho rằng những người có tâm từ bi không bao giờ chống đối và phản ứng với bất công là lầm. Họ là những chiến sĩ, những anh hùng, liệt nữ đã từng thắng trận. Khi hành động với tâm từ bi, với thái độ bất bạo động, khi hành động trên căn bản ...
    Đọc tiếp
    (Chuyển ngữ từ cuốn sách ” At home in the World” của Sư Ông Làng Mai).   Tôi lớn lên ở Thanh Hoá, miền Bắc Việt Nam. Một ngày nọ, thầy giáo chúng tôi thông báo là chúng tôi sẽ có một chuyến dã ngoại lên núi Na, một ngọn núi trong vùng. Thầy nói là ở trên đỉnh núi đó có một ông đạo-một người tu sống một mình và ngồi yên suốt đêm ngày để đạt được sự an tĩnh như Đức Bụt. Tôi chưa bao giờ được gặp ông đạo, nên trong lòng rất háo hức. Một ngày trước chuyến đi, chúng tôi đã chuẩn bị thức ăn để đi đường. Chúng tôi thổi cơm, vắt lại ...
    Đọc tiếp
      (Chuyển ngữ từ cuốn sách ” At home in the World” của Sư Ông Làng Mai). Khoảng ba mươi năm về trước, tôi đang nhập thất một mình ở Phương Vân Am (hồi đó gọi là Nông trại Khoai Lang) ở miền Bắc nước Pháp. Am ở trong cánh rừng có tên là Forêt d’Othe. Tôi thường thích ngồi thiền và đi thiền hành trong rừng. Vào một buổi sáng rất đẹp trời, tôi quyết định sẽ tận hưởng cả ngày ở trong rừng nên đã chuẩn bị cơm nắm, muối mè, và một ít nước uống. Cứ nghĩ rằng sẽ được trọn vẹn một ngày, nhưng mới khoảng ba giờ chiều thì mây đen thi nhau kéo tới ...
    Đọc tiếp
    (Sư cô Hội Nghiêm chuyển ngữ từ cuốn sách “Being Peace” của Sư Ông Làng Mai ) Đức Bụt dạy chúng ta rằng: “Cái này có vì cái kia có”. Em có thấy không, vì em mỉm cười cho nên tôi hạnh phúc. Nhờ cái này có nên cái kia có, nhờ cái kia có nên cái này có. Đó gọi là duyên sinh.  Giả sử anh và tôi là hai người bạn. Thì an lạc, hạnh phúc của tôi tùy thuộc rất nhiều vào anh và niềm an lạc, hạnh phúc của anh cũng tùy thuộc rất nhiều vào tôi. Tôi có trách nhiệm đối với anh và anh có trách nhiệm đối với tôi. Bất cứ tôi làm ...
    Đọc tiếp
    (Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai) Ở đời ai lại không có những người thương? Chúng ta có cha, có mẹ, có anh, có chị, có em, có bạn, có thầy. Khi có chánh niệm thì ta nhận rõ được sự có mặt của những người đó là quí giá cho ta lắm. Họ là những bông hoa, họ đang nở cho ta. Còn ta đang co rút lại, ta phải nở ra cho họ! Vì vậy cho nên câu linh chú thứ nhất của Làng Mai là công nhận sự có mặt của người kia, nhìn người đó bằng chánh niệm, trân quí sự có mặt của người đó và nói ra một câu thần chú bằng ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn “Planting seeds” của Sư Ông và tăng thân Làng Mai) Khi nhìn vào tờ giấy này, có thể người ta sẽ nghĩ rằng tờ giấy này không có mặt trước khi nó được làm ra từ bột giấy. Nhưng thực tế thì tờ giấy đã có mặt từ lâu rồi, trong nhiều hình thái khác nhau. Nhìn vào tờ giấy mình có thể thấy một đám mây đang bay trên bầu trời. Nếu như không có mây thì sẽ không có mưa và cũng không thể nào có cây cối để làm nên tờ giấy này. Nếu chúng ta lấy đám mây ra khỏi tờ giấy thì tờ giấy cũng không thể nào còn có mặt. Nhìn ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Nói với tuổi hai mươi” của Sư Ông Làng Mai)     Tôi muốn định nghĩa lý tưởng là ước vọng, và là nhu cầu đạt tới sự thực hiện những ước vọng của một người hoặc một nhóm người. Vậy thì lý tưởng là một cái gì phải có đối với con người, bởi vì ít nhất và cạn nhất con người cũng muốn có cơm ăn khi đói, áo mặc khi rét. Xa hơn, con người  còn muốn được thương yêu khi cô độc, được khám phá khi óc tò mò bị kích thích. Về sinh lý, chúng ta đều được cấu tạo như nhau, hoặc nói cho đúng, tương tự như nhau. Mà ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Nẻo về của ý” của Sư Ông Làng Mai) Suốt một tháng, tôi tiếp tục tư duy và quán tưởng hình dung các vị Bồ-tát trong Kinh Pháp Hoa và Bát Nhã. Chân dung các vị ấy đẹp lắm, hèn gì các vị ấy không “trang nghiêm” được cho đất Phật. Mà cần gì là đất Phật. Cứ nói đến trái đất của chúng ta đây, sự có mặt của các vị Bồ-tát như thế cũng đủ làm cho đất chúng ta trở thành đất Phật? Cây nêu mà dân Việt dựng lên để ăn tết cũng phản chiếu ước muốn của dân ta rằng đất này là đất Phật, có phải không Nguyên Hưng. Có ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Tiếng chuông chánh niệm là tiếng chuông kêu gọi ta tỉnh dậy, tiếng chuông đang kêu vang để đánh thức chúng ta dậy, để chúng ta ý thức hơn về những hành động của mình, về những hậu quả đang xảy ra cho hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Tiếng chuông cảnh tỉnh đang kêu vang khắp nơi, vì tai ương do lụt lội, hạn hán, cháy rừng không ngừng xảy tới. Băng đá ở Bắc cực đang dần dần tan chảy, nhiều trận bão lớn, nhiều cơn sóng thần đã hủy hoại sinh mạng của hàng vạn người ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Sen nở trời phương ngoại” của Sư Ông Làng Mai Nhìn vào Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteshvara Bodhisattva) chúng ta thấy Bồ Tát Thường Bất Khinh, chúng ta cũng thấy Bồ Tát Dược Vương, tại vì con đường của tín nghĩa, của ân tình, của sự chung thủy cũng có mặt ở đây. Bồ Tát Quán Thế Âm đã lập nguyện là khi nào có người nhớ nghĩ tới Bồ Tát và niệm danh hiệu của Ngài, thì Ngài sẽ có mặt ngay trong giờ phút đó. Điều này có tính cách chung thủy, ân tình. Any time you need me, I will be there – Bất cứ khi nào con cần, ta sẽ có đó cho con, ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn “Thiền sư và em bé 5 tuổi” của Sư Ông Làng Mai) Chúng ta có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác như thể họ với ta không hề dính líu gì với nhau cả. Ta phải nhìn sâu và đặt câu hỏi là: Chúng ta có cùng lớn lên mỗi ngày không? Chúng ta có hạnh phúc mỗi ngày không? Chúng ta có hòa hợp với chính mình và những người khác quanh mình không, những người dễ thương và những người không dễ thương? Những gì người khác nói và làm không nhất thiết phải ảnh hưởng đến ta. Ta vẫn có thể chăm sóc chính mình. Chúng ta có thể cố gắng hết sức ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách ” Thiền sư và em bé 5 tuổi” của Sư Ông Làng Mai. Chúng ta phải làm gì khi làm người khác bị tổn thương và họ xem ta như kẻ thù của họ? Người này có thể là những người trong gia đình ta, trong tăng thân ta, hay trong một đất nước khác. Tôi biết là chúng ta đã có câu trả lời. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm. Đầu tiên là ta phải làm thế nào để nói cho được: “Tôi xin lỗi. Vì vô minh, vì thiếu chánh niệm, vì thiếu khéo léo mà tôi đã làm cho anh bị tổn thương. Tôi sẽ cố gắng hết sức để hiểu ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Đạo Phật của tuổi trẻ” của Sư Ông Làng Mai) Trong thế kỷ thứ 21, mỗi nhà đều cần phải có một căn phòng, gọi là phòng tĩnh tâm, thiền phòng, hoặc phòng thở. Trong nhà, chúng ta có đủ thứ phòng: phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, nhưng chúng ta còn thiếu một căn phòng để dành cho đời sống tâm linh của ta. Nhiều lúc ta cần nuôi dưỡng chính ta, để ta có thể tĩnh tâm, tìm lại niềm vui và sự thăng bằng. Vì vậy ta cần thiết lập một phòng thở trong gia đình để cho cha mẹ và con cái thực tập với nhau. Đó là lãnh thổ ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Bây giờ mới thấy” của Sư Ông Làng Mai) Người yêu ơi, từ bấy lâu nay anh đã đi tìm. Anh đã bỏ ra biết bao nhiêu tháng năm mà chưa từng tìm thấy. Đi tìm như thế cũng như đi mò kim dưới đáy biển. Anh đi tìm chi? Tìm tình yêu chân thật hay tìm một bóng hình hạnh phúc ảo tưởng. Đúng rồi, cái tình mà anh đi tìm phải là vàng đá, là cái chân tình, chứ không phải là cái trăng hoa, cái sắc dục.  Bấy lâu đáy biển mò kim,  là vì vàng đá phải tìm trăng hoa. Chân tình là cái gì? Anh tìm ở đâu? Cái thương nằm ...
    Đọc tiếp
    Trích từ pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 14/4/2003. Tôi có biết một anh chàng họa sĩ người Huế sống ở Hoa Kỳ. Ngày xưa anh đã rời quê hương một cách rất khó khăn. Anh ta xin làm bồi trên một chiếc tàu thủy để có thể đi qua một nước Tây phương và nghĩ rằng mình sẽ có tương lai ở đó. Vào đêm anh từ giã bà mẹ, hai mẹ con khóc. Bà cụ là một phụ nữ Huế, không biết đọc, không biết viết, nhưng bà đã dặn đứa con trai như thế này: “Này con, khi mà con sang bên nớ, mỗi khi thấy nhớ mẹ nhiều lắm, con đưa bàn tay lên, ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Nói với tuổi 20” của Sư Ông Làng Mai) Không ai cấm em, trong khi yêu, tạo dựng thần tượng. Em nói: đời này yêu thì yêu chứ thần tượng thì không. Tôi nghĩ không phải như vậy. Nếu không còn thần tượng thì không còn là yêu. Có lẽ tôi cổ hủ mất rồi, nhưng biết làm sao? Nếu em đồng ý rằng trong khi yêu ta không tránh khỏi sự tạo dựng thần tượng thì em nên bắt đầu tạo dựng ngay thực chất cho thần tượng ấy. Chỉ có một cách làm cho tình yêu bền vững mãi, đó là giữ cho người yêu mãi mãi là nguồn cần thiết và ngọt ngào ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Tương lai văn hóa Việt Nam – viết cho thằng Cu và con Hĩm” của Sư Ông Làng Mai.   Hồi ta trạc tuổi hai con, ta đã từng thấy rất bơ vơ. Ta không biết ta sẽ đi về đâu. Có một đêm nọ ta nằm mơ thấy mình đang nằm trong ngôi nhà thờ họ của chúng mình, và ta thấy trong lòng êm ả, lắng dịu. Ngôi nhà thờ họ đối với ta lúc đó như là một nơi che chở cho ta an toàn nhất. Lúc thức dậy, ta chợt thấy bơ vơ thêm lên. Thì ra trong giấc mơ, tiềm thức ta đã đưa ta trở về trốn tránh nơi truyền thống ...
    Đọc tiếp
    (Trích thoại của Sư Ông Làng Mai tại Xóm Hạ, Làng Mai ngày 02 tháng 10 năm 1994) Khi một người có “chiến tranh” với cha mẹ, anh em, vợ con trong gia đình hay với bạn bè ngoài xã hội, thì chính người đó đang có sự rối loạn bất ổn trong nội thân. Những lúc đó tâm họ không an lạc. Nói một cách khác, năm uẩn của người đó không có sự phối hợp điều hòa, chúng đang chống đối nhau. Thường thường khi có “chiến tranh” ở bên trong là chúng ta hay “khai chiến” với bên ngoài. Thành ra những người hay “khai chiến” với bên ngoài là chắc chắn họ đang có nội ...
    Đọc tiếp
    (Trích Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 3 tháng 3 năm 1996, tại thiền đường Nến Hồng) Bây giờ, thầy muốn kể vài kỷ niệm về Sư Ông của các con để các con biết rõ thêm về nguồn gốc của mình. Sư Ông pháp danh là Thanh Quý, là người học trò chót của thế hệ Thanh trong giới xuất gia, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông. Sư Ông của các con đi xuất gia từ hồi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, ở chùa đã lâu nhưng chú bé ngày xưa chưa được chính thức thọ giới sa di vì còn quá nhỏ! Đến khi hòa thượng Hải Thiệu viên tịch, thì sư anh của Sư Ông ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Tĩnh Lặng” của Sư Ông Làng Mai) Thường thường, suy nghĩ của ta cứ đi lòng vòng nên ta đánh mất niềm vui sống. Hầu hết những suy nghĩ của ta không có ích lợi mà còn làm hại ta nữa. Có thể ta tin rằng nếu chỉ suy nghĩ thôi thì ta sẽ không gây ra tổn hại nào, nhưng thực tế thì suy nghĩ đi qua tâm thức ta và cũng đi ra thế giới. Giống như cây nến vừa tỏa chiếu ánh sáng, hơi nóng và hương thơm cùng một lúc, thì suy nghĩ của ta cũng biểu hiện ra bằng nhiều cách khác nhau, kể cả qua lời nói và hành động. Ta ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Tĩnh lặng” của Sư Ông Làng Mai) Trong bất kỳ hoạt động nào, mỗi khi tâm ta tĩnh lặng và có ý thức, ta có cơ hội tiếp xúc với chính mình. Phần lớn thời gian chúng ta đi mà không biết rằng mình đang đi. Chúng ta đang đứng đây mà không biết là mình đang ở đây, tâm ta đã đi xa hàng nghìn dặm. Chúng ta sống, mà không biết là mình đang sống. Chúng ta tiếp tục đánh mất chính mình. Vì vậy, an tịnh thân tâm, và ngồi chỉ để có mặt với chính mình là một hành động cách mạng. Hãy ngồi xuống và chấm dứt sự rong ruổi. Khi ngồi xuống, ...
    Đọc tiếp
    T”Địa chỉ của hạnh phúc” Trích trong sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” của Sư Ông Làng Mai Nếu bạn muốn biết Thượng Đế, chư Bụt và tất cả các vĩ nhân sống ở đâu thì tôi có thể chỉ cho bạn. Đây là địa chỉ: “Bây giờ và ở đây.” Có đủ thứ bạn muốn biết, kể cả khu bưu chính (zip code). Nếu bạn có thể thở vào thở ra và bước đi với tinh thần “đã về – đã tới – bây giờ – ở đây” thì bạn sẽ thấy mình vững chãi và tự do hơn ngay lập tức.  Bạn đã đứng vững được trong hiện tại, ngay tại địa chỉ chính thức của ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai Hãy Sống Đẹp Từng Giây Phút Cách đây khoảng mười lăm năm, một nữ học giả Phật Học đến thăm tôi và nói: “Thưa Thầy, Thầy đã sáng tác nhiều bài thơ rất hay. Nhưng Thầy đã để ra nhiều thì giờ để trồng rau, trồng cải. Tại sao Thầy không dành tất cả thì giờ của Thầy để sáng tác thêm nhiều bài thơ nữa?” Nữ học giả này có lẽ đã đọc đâu đó rằng tôi thích làm vườn, trồng rau, trồng cải. Bà ta, với ý nghĩ thực tế, có ý muốn khuyên tôi không nên phí thì giờ làm vườn mà chỉ nên dành thì giờ làm ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” của Sư Ông Làng Mai Theo truyền thống đạo Bụt thì khi vừa mới sinh ra Bụt đã bước đi bảy bước. Bụt bắt đầu đi thiền hành khi mới lọt lòng mẹ. Số bảy là con số rất linh thiêng. Vì vậy chúng ta có thể hiểu bảy bước đó như là bảy yếu tố giác ngộ. Để kỷ niệm ngày Bụt đản sanh, cách hay nhất là chúng ta đi bảy bước, hoàn toàn an trú trong chánh niệm. Tôi luôn thấy mình may mắn và mầu nhiệm có mặt trên hành tinh này, bước đi như một con người tự do. Không cần phải làm gì ...
    Đọc tiếp
    Y báo theo chánh báo Trong đạo Bụt chúng ta có nói tới hai thứ quả báo. Quả báo tiếng Anh là retribution. Một là chánh báo và một là y báo. Chánh báo tức là thân và tâm của chúng ta. Y báo là hoàn cảnh của chúng ta. Ví dụ trồng hoa hướng dương thì ta sẽ gặt hoa hướng dương. Gặt hoa hướng dương tức là báo. Trong quá khứ ta đã sống như thế nào, đã có những hành động nào về thân, miệng và ý, cho nên hôm nay ta có cái thân thể như thế này và cái tâm thức như thế này. Đó gọi là chánh báo. Hình hài, thân thể, sức khỏe và tâm tư ta là chánh ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai Quán Niệm Về Các Tư Thế Của Thân Theo lời Bụt dạy trong kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, sau khi quán chiếu về tứ đại trong cơ thể, hành giả quán về các tư thế của thân. Có tất cả bốn tư thế, gọi là tứ uy nghi: đi, đứng, nằm và ngồi. Ta ý thức rõ ràng các tư thế căn bản của thân ta. Khi đi, biết mình đang đi; khi đứng, biết mình đang đứng; khi ngồi, biết mình đang ngồi; khi nằm, biết mình đang nằm. Ta chiếu dụng ánh sáng chánh niệm vào các tư thế của thân thể ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai) Có một thiếu phụ người Pháp thường cất giữ những bức thư tình của chồng. Ông ta đã viết cho bà những bức thư rất đẹp trước khi hai người cưới nhau. Cứ mỗi lần nhận được thư là bà say mê đọc từng câu, từng chữ, từng dòng thư ngọt ngào, thương yêu. Bà rất quý những bức thư đó và cất giữ vào trong một cái hộp đựng bánh bích-qui.  Một buổi sáng nọ, trong khi dọn dẹp ngăn tủ bà tìm thấy cái hộp bích-qui đựng những bức thư năm xưa. Đã lâu lắm bà không thấy cái hộp bích-qui đó. Cái hộp lưu giữ biết bao kỷ ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai Dừng lại và nghỉ ngơi là phép thực tập rất thực tiễn và cần thiết cho nếp sống của thời đại chúng ta. Nếu ta không có khả năng nghỉ ngơi là do ta chưa biết dừng lại. Ta đã chạy, đã ruổi rong không biết bao nhiêu kiếp rồi, bây giờ vẫn tiếp tục chạy và ta chạy ngay cả trong giấc ngủ. Nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy ở phía tương lai, do đó ta hy sinh hiện tại, nghiền nát hiện tại để chạy tìm hạnh phúc ở tương lai. Niềm tin và ý niệm đó đã ăn sâu ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 2.8.1998 ) Tại sao anh đã không chọn người khác mà chọn mình? Sự lựa chọn đó do đâu mà có? Sự ham muốn bóng sắc tự nó không đủ. Phải có cái gì đó. Ở bên Mỹ, có anh chàng kia rất đẹp trai, tài ba, tốt nghiệp đại học thuộc hàng ưu tú, có việc làm lương rất lớn, và có rất nhiều cô bạn gái thật xinh đẹp. Bà mẹ rất ngạc nhiên khi thấy anh rất thân với một cô gái không phải là đẹp nhất. Cô này hơi thấp, nước da hơi đen, mà sao con trai mình có vẻ thích cô này hơn các ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong cuốn sách “Sống tự do bất cứ nơi nào, ở đâu” của Sư Ông Làng Mai) Mỗi giây phút trong đời sống hằng ngày của bạn đều có thể là một giây phút thực tập. Khi bạn đứng xếp hàng chờ lấy thức ăn hay chờ đến lượt mình, bạn đều có thể thực tập mỉm cười và thở vào thở ra trong chánh niệm. Ðừng bỏ phí một giây phút nào trong đời sống hằng ngày. Mỗi giây phút là một cơ hội để nuôi dưỡng sự vững chãi, an lạc và niềm vui. Chỉ thực tập như vậy sau vài ngày, bạn sẽ thấy sự có mặt tươi mát của bạn nuôi dưỡng những người xung ...
    Đọc tiếp
    Đã về, đã tới Bây giờ, ở đây Vững chãi, thảnh thơi Quay về nương tựa. Tôi không thể thưởng thức được đời sống nếu tôi dùng nhiều thì giờ để lo âu về những gì đã xảy ra hôm qua hoặc sẽ xảy ra ngày mai. Chúng ta lo lắng về tương lai vì chúng ta sợ hãi. Nếu chúng ta sợ hãi hoài thì chúng ta không thể biết giá trị của sự sống và hạnh phúc của hiện tại. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng cho rằng hạnh phúc chỉ có mặt trong tương lai. Chúng ta luôn luôn mong đợi những điều tốt đẹp hơn, những điều kiện tốt để làm cho ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Muốn an được an” của Sư Ông Làng Mai Cuộc sống có rất nhiều khổ đau nhưng cuộc sống cũng tràn đầy những mầu nhiệm như trời xanh, mây trắng, nắng ấm, ánh mắt trẻ thơ… Cuộc sống không chỉ có khổ đau, do đó, chúng ta phải biết tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống. Bất cứ lúc nào, những mầu nhiệm ấy cũng có mặt khắp nơi trong ta và xung quanh ta. Nếu tự thân ta không có hạnh phúc, bình an thì chúng ta không thể hiến tặng hạnh phúc và bình an cho người khác, kể cả những người ta thương, những người ta cùng chung sống trong một mái ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Trái tim mặt trời” của Sư Ông Làng Mai) Hôm nay có ba em bé, hai gái và một trai, từ dưới làng lên chơi với Thanh Thủy. Bốn đứa chạy chơi trên khu đồi phía sau nhà khoảng một giờ đồng hồ thì tìm vào để kiếm nước uống. Tôi đi tìm chai nước táo cuối cùng còn lại và đem rót vào cho mỗi đứa một ly đầy. Ly chót là của Thanh Thủy. Ly này lợn cợn xác táo, không trong như ba ly trước. Thanh Thủy phụng phịu chê, không uống. Bốn đứa lại chạy lên đồi chơi. Chừng nửa giờ sau, đang ngồi tĩnh tọa ở phòng bên, tôi nghe tiếng Thủy ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Nẻo về của ý” của Sư Ông Làng Mai     Mặt trăng Rằm tháng Chín. Chắc là mẹ tôi cũng đi theo tôi đến chùa khi trăng mới mọc. Cái mặt trăng ấy đã chiếu sáng trên nóc chùa lúc tôi ngồi nghe thuyết pháp, đã chiếu sáng trên nóc chùa lúc tôi ngồi nghe trình diễn đàn Koto. Và mặt trăng ấy bây giờ cũng lại đi theo tôi về tận nhà. Sáu năm về trước, mẹ tôi mất vào ngày trăng tròn tháng chín… Trăng khuya bao giờ hiền hòa êm dịu và mầu nhiệm như tình mẹ. Trong suốt bốn năm trời tôi có cảm giác rất rõ rệt là tôi mất ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai   Khoảng mười lăm năm trước tôi có gặp một chàng thanh niên tại thành phố Montréal, Canada. Anh ta đã cho tôi biết là anh đang bị bệnh ung thư rất nghiêm trọng và sẽ không sống được bao lâu nữa. Sau khi chẩn đoán bệnh tình, bác sĩ cho biết là anh chỉ có thể sống thêm được ba tuần lễ nữa thôi hoặc có thể ít hơn. Hôm đó tôi ngồi ăn sáng bên cạnh anh ấy. Tôi đã ăn sáng thật chánh niệm và trong khi ăn, tôi không suy nghĩ gì về phương cách giúp anh ấy cả. Sau khi ...
    Đọc tiếp
    Cách đây khoảng mười lăm năm, có một cậu con trai gốc Việt sinh ra và lớn lên tại nước Thụy Sĩ, đến Làng Mai vào những khóa tu mùa Hè. Mỗi năm cậu trai trẻ ấy đều đến Làng Mai tu tập cùng với em gái. Cậu ấy có nội kết và không truyền thông được với ba. Cậu rất giận ba cậu vì ba cậu thường hay la rầy và nói chuyện không ôn hòa với mọi người trong gia đình. Mỗi khi cậu làm điều gì sơ ý, thay vì tới hỏi han giúp đỡ và nói vài lời an ủi vỗ về để biểu lộ tình thương và sự chăm sóc của người cha thì ba ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư Ông Làng Mai Nơi nương tựa vững chãi Mỗi khi trở về sau một chuyến đi dài mệt nhọc, vừa mở cửa bước vào nhà là chúng ta lập tức thấy khoẻ nhẹ, thoải mái ngay. Cũng như sau một ngày làm việc, phải đối phó với những biến cố, những khó khăn của đời sống hàng ngày, khi được về nhà, được ngồi hoặc nằm nghỉ trong căn phòng của mình ta thấy rất dễ chịu, và căn phòng đó thật quen thuộc, ấm áp. Thực tập trở về hải đảo tự thân cũng giống như vậy. Trong ta có sẵn một vùng rất êm ấm, an ninh. Mỗi ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư Ông Làng Mai Hãy hiểu khổ đế như những nỗi khổ đau có thực của chính bản thân và thời đại Chúng ta thường được học và hiểu về khổ đế như là cái khổ của sinh, già, bệnh và chết; như là sự ham muốn nhưng không được thỏa mãn yêu thương nhau mà phải xa lìa; ghét nhau mà phải gần nhau; như là khổ đau khi năm uẩn chống báng nhau… Đây là cách diễn tả về khổ đế của người xưa. Nó mang tính biểu trưng, tính hình thức. Nếu nói nguyên nhân xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa chỉ vì thấy cảnh sanh, lão, ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” của Sư Ông Làng Mai Có một con suối nhỏ từ núi chảy xuống. Nó rất nhỏ tuổi, và nó muốn ra tới biển thật nhanh. Nó không biết sống với hiện tại một cách bình an. Nó rất vội vã vì nó còn rất trẻ. Nó không biết thực tập “đã về đã tới” nên từ núi đổ xuống, nó hối hả vượt qua cánh đồng và trở thành một dòng sông. Là sông thì nó chảy chậm hơn. Điều này làm cho nó bứt rứt vì nó sợ không bao giờ gặp được biển. Vì là sông nên nó chảy chậm hơn, và mặt nước tĩnh lặng hơn ...
    Đọc tiếp
    Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai Một số người trong chúng ta cảm thấy rằng đời sống của họ không có ý nghĩa, không đáng sống. Họ đau khổ vì không có hướng đi. Dầu ta giàu có cách mấy, có nhiều quyền uy trong tay, nhưng nếu tâm trí ta bị rối loạn, không có hướng đi rõ ràng thì ta là người đau khổ nhất trên đời. Nếu ta có hướng đi ý nghĩa cho cuộc sống, hướng đi ấy thể hiện được lòng từ bi của ta, thì ta sẽ biết cách giúp cho chính mình và mọi người quanh mình bớt khổ. Ta có cơ duyên tiếp ...
    Đọc tiếp
    (Trích trong sách “Thiền sư và em bé năm tuổi” của Sư Ông Làng Mai) Ở Làng Mai có ba câu linh chú để thực tập khi ta khổ đau vì một ai đó. Chúng ta có thể viết xuống, cất vào ví của mình để nhắc nhở ta thực tập. Câu thứ nhất là: “Em yêu, tôi đang giận. Tôi đang khổ đau và tôi muốn em biết điều này”. Bằng lời nói ái ngữ, ta cho người kia biết sự thật là ta đang khổ đau, ta đang giận người ấy. Có thể ta tự cao tự đại, tự cho mình là đúng. Và khi một người khác tới hỏi ta có ổn không, ta có giận không, ...
    Đọc tiếp
    Trích từ sách ” Đi gặp mùa xuân” của Sư Ông Làng Mai. Nhiều người trong chúng ta có một thời thơ ấu đã từng đi ngang qua những giai đoạn rất khó khăn và có nhiều thương tổn( traumatisme) rất nặng. Nên ta thường không muốn nhớ lại những giai đoạn khổ đau đó. Mỗi lần tiếp xúc với những kỉ niệm đau buồn ấy thì ta chịu không nổi, cho nên cơ chế tự tồn, tự vệ trong mỗi chúng ta có khuynh hướng vùi chôn đi những kỉ niệm đau thương đó ở những vùng xa thẳm của tâm thức. Khi có một người nào tới khơi dậy mối thương tâm đó thì ta khóc, buồn khổ ...
    Đọc tiếp
    Không nói là một thực tập thương yêu Đạo Bụt có phương pháp gọi là tịnh khẩu. Tịnh khẩu tức là không nói, làm cho miệng núi lửa đừng phun. Dù có lửa trong ta nhưng ta không để cho nó phun ra, mà tìm cách cho lửa trở về nguyên quán, đem an ninh đến cho ta và cho những người chung quanh. Tịnh khẩu là một thực tập thương yêu. Tôi biết nếu nói là tôi sẽ nói những điều làm cho anh đau, chị đau, vì vậy tôi thực tập tịnh khẩu, để tôi không nói. Nhưng tịnh khẩu không có nghĩa là nén xuống. Nếu nén xuống thì tịnh khẩu trở thành một thực tập rất ...
    Đọc tiếp
    ( Trích trong sách “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ) Làm thế nào để thực tập vô ngã? Khi học hỏi điều gì đó lần đầu, chúng ta thường dùng ý thức để hiểu. Sau một thời gian điều đó trở thành tập khí thì ý thức không cần phải làm việc nữa. Tập khí cũng cần một thời gian, một quá trình để hình thành. Khi đã trở thành tập khí, chúng ta chỉ dùng tàng thức của mình và làm một cách tự nhiên. Cho dù không để ý những gì ta đang làm, ta vẫn có thể làm đúng, như đi bộ chẳng hạn. Khi đi, tâm chúng ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách “Con đã có đường đi” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Năm cũ đi đâu mất rồi? Chỉ còn vài giờ nữa là sang năm mới, và đây là bài pháp thoại cuối cùng của tôi trong năm 2008. Quý vị có tin không, có tin là chỉ còn vài giờ nữa là hết năm 2008 không? Tôi thì không tin. Năm 2008 đang chạy trốn. Bây giờ chúng ta thử chạy theo để kéo năm 2008 về nhé. Nhưng kéo không nổi đâu, khó lắm. Bây giờ để tôi hỏi quý vị câu này: “Sau khi rời chúng ta, năm 2008 sẽ đi đâu?”. Cái năm vẫn đang ở cùng với chúng ta, trong vài giờ ...
    Đọc tiếp
    (Trích sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Nếu bạn gặp khó khăn với ai đó trong đời thì bạn có thể ngồi yên một mình trong chốc lát và viết cho người ấy một bức thư với tất cả chân tình. Bạn có thể viết bức thư cho một người mà đã lâu lắm bạn không gặp, hay cả cho một người quá vãng. Không bao giờ là quá trễ để tạo lại bình an và chữa trị cho một mối quan hệ tình cảm. Ngay cả khi bạn không thể gặp lại người ấy, bạn cũng có thể tạo hòa giải bên trong mình và chữa trị mối thâm tình. Hãy dành ...
    Đọc tiếp
    (Trích sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông- Thiền sư Thích Nhất Hạnh)     Mấy năm trước đây, khi tôi tới Ấn Độ, tôi có gặp ông K. R. Narayanan khi ông còn là Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ. Chúng tôi bàn việc sử dụng thực tập lắng nghe và ái ngữ tại các cuộc bàn thảo trong Quốc hội. Tôi nói rằng mọi môi trường làm việc, kể cả môi trường chính trị, đều có thể trở thành một môi trường xây dựng trên hiểu biết và thương yêu. Xây dựng được một môi trường lành mạnh và nuôi dưỡng cho một tập thể làm việc là tạo nên một môi trường khuôn mẫu xây dựng ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Đạo Phật của tuổi trẻ) Từ thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ 14, tức là 1400 năm, chúng ta đã gọi Buddha là Bụt. Các nước Đông Nam Á chung quanh ta cũng gọi Buddha là Bụt. Gọi đúng là Butha, mà gọi tắt là Bụt. Chữ ‘tha’ phía sau không đọc rõ. Gotama đọc là Gotam. Nhật Bản vẫn còn gọi Buddha là Bụt. Đến thế kỷ thứ 14 khi bị phương Bắc đô hộ, chúng ta đã bắt đầu phát âm theo người Trung Hoa. Người Trung Hoa phát âm là Fó mà ta đọc là ‘Phật’, nhưng trước đó ta đã sử dụng danh từ ‘Bụt’. Như vậy từ thế kỷ 14 ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách “Bồ Tát Ngàn Tay Ngàn Mắt” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Bảo Lang và Bảo Đăng đang giận nhau, giành đồ chơi không ai chịu thua ai. Mẹ thấy thế, liền hỏi: “Ơ kìa, Bụt của hai con đi đâu mất rồi? Các con cãi nhau xấu quá! Ngoan nào, đến trước bàn thờ Bụt và thở cho tâm các con bình yên. Có như thế thì Bụt Bảo Lang và Bụt Bảo Đăng mới chịu trở về lại trong các con chứ”. Bà ngoại đi chợ về thấy hai bé đang đứng trước bàn thờ Bụt thở hổn hển, và đang từ từ nín khóc. Bà thương và mến phục hai bé quá, tuy mới ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách “Con Đã Có Đường Đi” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong mỗi chúng ta đều có hạt giống của tài năng, của tình thương và của hạnh phúc. Nếu các hạt giống ấy được nuôi dưỡng, được tưới tẩm hằng ngày thì không những ta có được hạnh phúc mà còn mang lại hạnh phúc cho người khác. Tuy vậy, ta nên biết bên cạnh những hạnh phúc ta vẫn còn có những khó khăn, những khổ đau trong thân tâm. Ta cần có thời gian để nhìn lại chúng, để gọi tên chúng và để công nhận sự có mặt của chúng. Ta không được đè nén hay trốn chạy chúng. Nỗi khổ niềm đau ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong. Mặc dù mình biết rằng quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới, nhưng nếu nhìn cho kỹ, mình sẽ thấy thực tại vượt thoát cả hai ý niệm quá khứ và tương lai; thực tại bao la, mầu nhiệm hơn mình tưởng. Quá khứ có mặt trong hiện tại, bởi vì hiện tại được làm bằng quá khứ. Theo lời Bụt dạy, nếu thiết lập thân tâm vững chãi trong hiện tại, tiếp ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Trồng một nụ cười của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong lớp học, nếu các em có nỗi khổ nào đó thì giáo viên có thể giúp các em thành lập các nhóm tương thân tương ái để tìm hiểu và giúp chuyển hóa khổ đau đó. Giáo viên cùng các em học sinh có thể chọn 2 – 5 học sinh vào nhóm. Mục đích của nhóm là thực tập bình an để làm cho tất cả các học sinh và các thầy cô giáo hạnh phúc. Sau khi nhóm khởi đầu đã có một vài kinh nghiệm thực tập lắng nghe sâu, những em khác có thể thay phiên nhau tham gia vào nhóm để ...
    Đọc tiếp
    (Trích sách Kết một tràng hoa của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong đạo Bụt, ta thường hay nói tới ba năng lượng, ba chất độc (tam độc): tham dục, sân hận và si mê. Những chất độc này là những tâm hành tiêu huỷ thân tâm của ta và tiêu huỷ thế giới. Có những chất độc thuộc về phạm vi hoá học hay vật lý hiện đang làm ô nhiễm môi trường. Những chất độc hoá học đi vào trong nước, trong không khí, trong đất gây độc hại cho sự sống, đang tiêu diệt sự sống. Các nhà khoa học, các nhà chính trị đang tìm cách khử diệt chúng. Hiện giờ địa cầu bị hâm nóng ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu của thiền sư Thích Nhất Hạnh) Tưới hoa là một pháp môn thực tập có công năng đem lại sự nuôi dưỡng và trị liệu cho nhau. Trong đời sống hàng ngày, ta có thể thực tập tưới tẩm cho nhau những hạt giống tích cực như những hạt giống của niềm vui, hạnh phúc, thương yêu, tha thứ, tài năng v.v… chúng ta tuyệt đối không tưới tẩm cho nhau những hạt giống tiêu cực như buồn giận, khổ đau, trách móc và thù hận v.v… Đó gọi là pháp môn tưới hoa. Trong tâm thức của mỗi người chúng ta đều có sẵn những hạt giống tốt, lành ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trước khi chúa Jesus sinh ra thì Ngài ở đâu?  Tôi đã hỏi nhiều người bạn Thiên chúa giáo câu hỏi này từ nhiều năm. Nếu chúng ta muốn nhìn sâu vào câu hỏi đó, ta phải tìm hiểu về cuộc đời và cái chết của Jesus như là những biểu hiện. Chúa không sinh ra từ hư vô được. Không phải chỉ từ Bethlehem mà Jesus trở thành một con người. Ngày Chúa ra đời chỉ là một sự biểu hiện; Jesus đã hiện hữu trước giây phút mà ta gọi là Giáng sinh đó. Vậy thì ta không nên gọi đó là ...
    Đọc tiếp
    Khi ta tụng kinh cũng như khi nghe tụng kinh, ta cần phải hợp nhất thân và tâm. Làm được như vậy, ta có niệm, có định; ta hòa vào tăng thân và trở thành một với tăng thân, như một dòng sông. Ta không còn tồn tại như một cá nhân mà trở thành dòng sông tăng thân. Tâm lúc nào cũng phải có mặt với thân. Đó là lý do tại sao đi trong chánh niệm có thể được coi là sự cầu nguyện. Ta cầu nguyện bằng đôi chân; và khi đi trong chánh niệm ta có thể tiếp xúc được với nước Chúa, với Tịnh độ của Bụt. Và ta có thể thấy được hiệu quả ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Buổi sáng thức dậy, có một đọt lá mới trên cây. Đọt lá mới đến chào đời đâu vào khoảng nửa đêm, sau những vận chuyển không ngừng của nhựa sống trong thân cây, sau khi da cây hé nứt đau đớn cho sự sống mới. Nhưng những chuyển vận ấy những đau đớn ấy cây không nghe cây không cảm thấy, bởi vì cây suốt đêm bận lắng nghe tiếng thì thào của hoa cỏ quanh mình. Hương đêm tinh khiết và huyền diệu. Cây không có ý niệm về thời gian và sinh diệt. Cây có mặt như sự có mặt ...
    Đọc tiếp
    (Trích Lời bạt trong sách Cách mạng Liệu pháp Thư giãn do thầy Thích Chân Pháp Khâm tham gia hiệu đính) Tại các trung tâm thiền tập Làng Mai, có một thực tập mà mọi người rất thích gọi là thiền buông thư. Trong thực tập này, mọi người thực tập thiền trong thư thế nằm. Buông thư toàn thân, theo dõi hơi thở vào ra, gọi tên những bộ phận của thân thể và gởi tình thương yêu đến những bộ phận đó. Người hướng dẫn có giọng nói nhẹ nhàng, hướng dẫn cách thực hành để mọi người làm theo. Đến gần cuối bài tập thì mọi người lại được nghe hát. Khoảng 20 phút sau khi thực ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Ta thường nghĩ rằng ta biết rất rõ, hiểu rất rõ người ta thương, nhưng không hẳn là như thế. Nếu ta không biết rõ khổ đau của ta thì làm sao ta có thể hiểu rõ khổ đau của một người khác? Không nên tin chắc là ta đã hiểu hết những gì liên quan đến người kia. Ta phải tự hỏi, “Tôi đã hiểu rõ tôi chưa? Tôi đã hiểu rõ khổ đau và nguồn gốc khổ đau của tôi chưa?” Một khi ta đã có ít nhiều hiểu biết và tuệ giác về khổ đau của chính ta thì ta mới có ...
    Đọc tiếp
    (Bài viết được trích và chuyển ngữ từ sách “Love letter to the Earth” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh) Vào mỗi sáng mùa đông, sau khi thức dậy, tôi thường khoác thêm áo ấm và bước ra ngoài đi dạo một vòng quanh Xóm Thượng. Trời vẫn còn nhá nhem tối, tôi nhẹ nhàng đặt từng bước chân cẩn trọng, tôi thấy mình giao cảm với đất trời, với trăng sao và vũ trụ bao la. Lần đó, sau khi đi tản bộ, tôi về phòng và viết xuống:”Tôi yêu Đất Mẹ”. Lòng tôi xao xuyến với những rung động của một người trẻ đang yêu. Trái tim tôi thổn thức những nhịp đập của tình yêu. Đó là ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Sợ hãi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Nhiều người thường bị ám ảnh về những việc có thể khơi dậy sợ hãi và buồn khổ. Tất cả chúng ta đều đã có những trải nghiệm buồn khổ trong quá khứ mà ta không thể quên được. Chúng ta luôn nhớ và sống lại những khổ đau của quá khứ. Nhưng nếu nhớ lại quá khứ mà không có chánh niệm, tỉnh thức thì việc nhớ lại chỉ khiến chúng ta thêm buồn khổ. Lấy ví dụ, khi còn nhỏ, bạn bị ngược đãi. Bạn đã khổ đau cùng cực. Bạn rất yếu ớt, mong manh, lúc nào cũng có cảm giác bất an. Bạn không biết cách ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách “An lạc từng bước chân” của Sư Ông Làng Mai) Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa. Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong lòng nước. Mây đủ màu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi”) Một người nghệ sĩ chỉ thấy rõ được cái cây khi ông ta có được mối giao cảm nào đó với cây. Một con người không có nhân tính thì không nhìn thấy được một con người khác, cũng như không nhìn thấy được cái cây. Phần đông chúng ta không thấy rõ được sự vật bởi vì chúng ta không trọn vẹn là mình. Chỉ khi nào ta là ta một cách trọn vẹn, ta mới có thể hiểu rằng một người thôi cũng đủ để chứng minh cho mọi người khác thấy là đời sống có giá trị, ta có thể tin vào tương ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Tri kỷ của Bụt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong buổi lễ Đối thú an cư, chúng ta đã đồng ý với nhau rằng sẽ thực tập nghiêm chỉnh thiền đi trong mùa An cư này. Chúng ta cũng biết rằng nếu ta thực tập được 100% thì rất dễ, còn nếu ta chỉ thực tập nửa vời thì sẽ không thành công. Thực tập được thành công thiền đi thì chúng ta sẽ thực tập được thành công trong những pháp môn khác. Xuất sĩ cũng như cư sĩ, chúng ta đã quyết định phải thực tập thiền đi 100%, nghĩa là mỗi bước chân phải đi trong chánh niệm. Muốn có chánh niệm chúng ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Muốn an được an của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày. Chúng ta phải pháp đàm với nhau làm thế nào để thực hiện được điều đó. Chúng ta có thực tập hơi thở ý thức khi gọi điện thoại không? Chúng ta có mỉm cười khi lặt rau, làm bếp không? Chúng ta có thực tập buông thư sau mỗi giờ làm việc không? Những câu ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ sách Con đã có đường đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) “Thanksgiving Day” là ngày lễ tạ ơn theo truyền thống của người Mỹ. Tại Làng Mai, hàng năm, chúng ta đều tổ chức lễ tạ ơn, nhưng với một tinh thần khác. Tinh thần của sự thực tập làm lớn lên lòng biết ơn để nuôi dưỡng niềm hạnh phúc trong đời sống nơi mỗi chúng ta. Bởi khi nào lòng biết ơn còn có mặt thì hạnh phúc vẫn còn. Và người đã cạn kiệt lòng biết ơn, hạnh phúc không thể còn có được. Theo truyền thống Cơ Đốc Giáo, biết ơn được hiểu là biết ơn Thượng Đế, biết ơn Chúa. Bởi theo ...
    Đọc tiếp
    (Trích từ chương Một chỗ quay về trong sách Tâm tình với đất Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong suốt mùa thu, mỗi khi đi thiền hành, chúng ta giẫm lên những chiếc lá vàng. Ai trong chúng ta mà không giẫm chân trên lá vàng trong mùa thu này? Ở Thénac lá chỉ mới rụng 50%, khu rừng trước thất Ngồi Yên vẫn còn nhiều lá rất đẹp. Nếu giẫm lên lá một cách có ý thức, chúng ta sẽ có được tuệ giác. Lá đã được biểu hiện vào tháng ba, tháng tư năm nay dưới một hình thái xanh non. Lá đã lọc được ánh sáng mặt trời, đã tung tăng vui chơi, đã làm ...
    Đọc tiếp
    ( Trích từ sách Hạnh phúc cầm tay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Năng lượng thương yêu Tất cả chúng ta đều sợ rằng nhu yếu thương và được thương của ta không được thỏa mãn. Nỗi sợ cô đơn luôn có đó trong mỗi chúng ta. Ta phải nhận diện nỗi sợ hãi và nhu yếu đó. Phải nhìn sâu vào chúng. Thương yêu là biết an ủi vỗ về, biết hiến tặng sự hiểu biết và cảm thông. Hiểu là suối nguồn của thương yêu. Ta sẽ cảm thấy đau khổ nếu không ai hiểu ta. Và khi người đó không hiểu ta nghĩa là người đó không thể thương ta. Không có sự hiểu biết ...
    Đọc tiếp

    Kệ truyền đăng

    Vào ngày 11/4/2023 tại Bringelly, Úc, thầy Pháp Hải và sư cô Lương Nghiêm đã thay mặt tăng thân truyền đăng cho: Thầy Thích Chân Trời Bình Minh(Thế danh: Trương Văn SenPháp danh: Tâm Đức Lượng) Tâm tạo trời bình minhToả sáng khắp mười phươngXuyên suốt qua ba cõiHiện tại là quê hươngĐức căn dày muôn kiếpThành quả bậc trượng phuĐược hương gió lan toả     Chân Hỷ Tạng( Thế danh: Faye Nhi NguyenPháp danh: Tâm Hướng Dương) By seeing the nature of affinities planted since beginningless  timeThe authentic fruit of insight reveals itself as a storehouse of joyWalking ...
    Xem tiếp
    Khoá tu xuất sĩ diễn ra từ ngày 15 đến 23.02 tại Chùa Pháp Vân, xóm Thượng, Làng Mai_Pháp. Đã có 1 thầy và 7 sư cô được nhận đèn và kệ truyền đăng trong đợt này. Dưới đây là hình ảnh và kệ truyền đăng của các vị giáo thọ mới:  Thầy Thích Chân Trời Nội Tâm(Thế danh: Phạm Văn TàiPháp danh: Tâm Phúc Lộc) Trời nội điển, ngày pho thủ tự Nhập tánh không, đêm quán tâm kinh Ơn thầy tổ nguyền xin tiếp nối Một lên đường, sông núi chứng minh   Sư Cô  Thích nữ Chân ...
    Xem tiếp
    Đại giới đàn “Trừng Quang” đã diễn ra từ ngày 10-14/2/2023 tại Tu viện Vườn Ươm – Làng Mai Thái Lan. Trong dịp này, tăng thân thực hiện lễ truyền đăng cho 16 vị giáo thọ mới. Tiếp nhận ngọn đèn tuệ giác và lời gởi gắm của tăng thân qua kệ truyền đăng, những vị giáo thọ mới đưa dòng chảy chánh pháp tiếp tục lưu nhuận về tương lai, mang những lời Thầy dạy truyền trao đến khắp chốn bằng bước chân, hơi thở bình an của mình. Dưới đây là kệ truyền đăng của từng vị:   ...
    Xem tiếp
    Vào ngày 03 tháng 09 năm 2022, tại Tu viện Bích Nham, sư cô Chân Không đã thay mặt tăng thân trao kệ truyền đăng cho hai vị xuất sĩ là sư cô Chân Nhất Nghiêm và sư cô Chân Trăng Thủy Tiên. Buổi lễ đã diễn ra trang nghiêm và ấm cúng với sự có mặt của tứ chúng. Dưới đây là kệ truyền đăng của hai vị: Sư cô Chân Nhất Nghiêm (Lê Thị Thanh Nhàn Pháp danh: Tâm Phước Thiện) Nhất tâm hướng Bụt Hộ trì nghiêm thân Báo ân phụ mẫu Tạ nghĩa bốn chúng Ngày ...
    Xem tiếp
    Lễ Phó pháp truyền đăng là một truyền thống sinh hoạt rất đẹp, rất đặc thù và có ý nghĩa trong đạo Bụt. Ở Làng Mai, trong buổi lễ này mỗi vị giáo thọ đắc pháp đều được nhận một cây đèn và một bài kệ truyền đăng. Cây đèn tượng trưng cho ánh sáng chánh pháp, là ngọn đèn tuệ giác chư Bụt, chư Tổ và Thầy trao truyền lại. Bài kệ với tên của người được truyền đăng là những hạnh nguyện, những lời gửi gắm, nhắn nhủ từ Thầy và tăng thân đến vị giáo thọ mới.  ...
    Xem tiếp
    Làng đã có những nhiều chương trình khác nhau để ăn mừng Làng Mai 40 tuổi. Khoá tu “Đã có đường đi rồi, con không còn lo sợ” diễn ra từ ngày 3.06-17.06.2022 là một trong những khoá tu kỉ niệm Làng Mai 40 tuổi. Trong suốt khoá tu, đại chúng đã cùng nhau tham dự thực tập và tận hưởng những sinh hoạt trong không khí ấm cúng gia đình. 24 cây đèn được thắp sáng, tăng thân vừa chính thức chào đón thêm các vị giáo thọ xuất sĩ cũng như cư sĩ mới. Các vị sẽ mang theo ...
    Xem tiếp
    Quý thầy, quý sư cô Giáo thọ mới: Trong khoá tu an cư kiết đông 2021 “Vô phân biệt trí” tại Lộc Uyển, Tăng thân đã trao đèn cho 2 thầy dưới đây:  1. Thầy Thích Chân Pháp Giới (Lê Anh Tuấn) Pháp mầu Như Lai người đã tỏ Giới châu, tâm ấn, liễu vô sanh Kế thế, truyền đăng dòng sư tử Thừa tiếp Tâm tông đạo quả thành 2.Thầy Thích Chân Trời Ngộ Không (Michael Becka) Ngộ tâm chẳng thuộc thời gian Không môn nào phải rộn ràng đến đi Đá mòn mưa pháp khắc ghi Thiên nhiên ...
    Xem tiếp
      Khóa tu xuất sĩ diễn ra từ ngày 15 đến 24.02 tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB). Đã có 6 thầy và 15 sư cô được nhận đèn trong dịp này.  Dưới đây là hình ảnh của quý thầy, quý cư cô giáo thọ mới và bài kệ truyền đăng của từng vị:   1. Thầy Thích Chân Pháp Lý(Mickaël Beaugé)  Nương tựa tăng thân pháp nhiệm mầu Gốc rễ vun bồi lý nghĩa sâu Bồ tát dũng xuất nơi mỗi bước An tịnh thân tâm sáng địa cầu 2. Thầy Thích Chân Pháp Trình(Lê Đức ...
    Xem tiếp
      Lễ truyền đăng được diễn ra vào ngày 04.09.2019 trong khoá tu xuất sĩ tại tu viện Bích Nham. Có 6 vị tân giáo thọ được nhận đèn truyền đăng.   Thầy Thích Chân Pháp Triển (Hồ Thanh Sang Alan)   Pháp thiên đạt ngộ rõ tâm tông Triển vọng đông tây đạt đại đồng Thuyền xưa lướt sóng về bến cũ Ân đền nghĩa trả đạo viên thông.   Thầy Thích Chân Pháp Điển (Ngô Minh Lộc)   Pháp mầu vi diệu cứu quần sanh Phật Điển vô vi vạn pháp hành Thân trai thỏa chí trong trời đất Đạt ngộ chân như ...
    Xem tiếp
    Đại Giới Đàn được diễn ra từ ngày 21-25/2/2019, tại Làng Mai Pháp và Làng Mai Thái Lan. 32 vị tân giáo thọ đã được truyền đăng, trong đó có 6 vị là giáo thọ cư sĩ. Thầy Thích Chân Đồng Trí (Nguyễn Thanh Dân Pháp danh: Đồng Trí) Trăng núi ngàn năm một chữ đồng Cam lồ ươm trí nhuận non sông Viên thông trong cõi huyền hoa tạng Mỗi bước thêm ngời nếp tổ tông. Thầy Thích Chân Quảng Tuấn (Văn Viết Anh Pháp danh: Quảng Tuấn) Vẫn tâm ban đầu luôn quảng đại Rộng đường trang tuấn ...
    Xem tiếp
    Trong khoá tu này, tăng thân Làng Mai đã có lễ truyền đăng cho 26 vị tân giáo thọ cư sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới (14 – 15.6.2018) 1. Tiếp hiện True Shining Bodhicitta  (Scott Schang, Mỹ) The sun of insight shines in every realm Indestructible is the seed of bodhicitta The sound of the rising tide heals all wounds Every step restores the life of mother earth. 2. Tiếp hiện Chân Niệm Đức (Denise Ségor, Mỹ) The source of mindfulness is a seed Nurtured in mind’s earth by virtue’s rain Harmonizing different voices The future Buddha ...
    Xem tiếp
    Kệ truyền đăng trong Đại giới đàn Cổ Pháp (từ ngày 12 – 16.1.2006) Thượng Tọa Thị Cang pháp tự Ðức Nghi (Võ Văn Can) Kiếp kiếp trau dồi giới đức Ðời đời nghiêm hộ uy nghi Khơi mở dòng thiêng cam lộ Hậu lai diệu pháp vĩnh kỳ. Thầy Nhật Nguyên pháp tự Trung Hải (Nguyễn Văn An) Trung quán vang âm tiếng hải triều Tài trai chí nguyện vượt cao siêu Sông xưa đem lại vầng trăng mới Lối cũ chim về hết tịch liêu. Sư cô Tâm Huệ Như pháp tự Chân Anh Nghiêm (Nguyễn Lư Thục ...
    Xem tiếp
    Trong khóa tu xuất sĩ với chủ đề “Còn nhau ta còn tương lai” tại Làng Mai, Pháp, từ ngày 26.02 đến ngày 8.3.2018 đã diễn ra lễ truyền đăng cho 27 vị tân giáo thọ. Dưới đây là những bài kệ truyền đăng mà tăng thân thay mặt Sư Ông Làng Mai trao cho các vị tân giáo thọ. 1.  Thầy Thích Chân Nguyên Tịnh Thế danh:  Trần Hiếu Quang Pháp danh: Quảng Huy Căn nguyên lục giác thể đồng quang Ngũ uẩn hành thâm tịnh thế gian Chân vọng tùy tâm y tha khởi Viên thành thật tánh tự ...
    Xem tiếp
    Kệ truyền đăng trong Đại giới đàn Thuỷ Tiên, từ ngày 12 – 19 tháng Giêng năm 2010 Thầy Chân Pháp Chương (Nguyễn Văn Chí) Pháp thân rạng rỡ ánh chiêu chương Biển học mênh mông chẳng lạc đường Ngày xuân ngồi ngắm hoa mai nở Ngộ được vườn xưa chân diệu hương. Thầy Chân Pháp Thanh (Ziegler Bernd) Pháp nhiệm linh sơn vừa khởi xướng Thanh âm vi diệu vọng mười phương Tuyết bay bát ngát trời phương ngoại Nhạc khúc tâm linh ứng dị thường. Thầy Chân Pháp Không (Nguyễn Ngọc Điệp) Ngã đã không thì pháp cũng ...
    Xem tiếp
    Kệ truyền đăng cho 13 vị giáo thọ tại Làng Mai Thái Lan trong Đại giới đàn Tánh Thiên (từ ngày 21 – 25/2/2017) Thầy Thích Chân Pháp Hương (Nguyễn Tâm Thành; Pháp danh: Tâm Hòa Phước) Chân Pháp nhất vị Trụ giải thoát Hương Đẳng vô phân biệt Nhập chúng y vương. Thầy Thích Chân Giới Đức (Nguyễn Phước Nhật; Pháp danh: Nhuận Bình) Giới pháp Như Lai trao diệu dụng Vô hành đạo Đức tiếp nguồn xưa Mỗi bước chân thơm lòng Tịnh Độ Hơi thở uyên nguyên một Phật thừa. Sư cô Thích nữ Chân Chung Nghiêm (Tống ...
    Xem tiếp
    Kệ truyền đăng cho 62 vị giáo thọ xuất sĩ trong Đại giới đàn Ân Nghĩa, từ ngày 22 đến 27 tháng 3 năm 2016, tại Làng Mai ở Pháp và Thái Lan Thầy Thích Năng Độ (vị xuất sĩ nam đầu tiên người Trung Hoa được truyền đăng từ Sư Ông và Tăng thân Làng Mai) Năng tu tam học thường tinh tấn Tự độ độ tha chứng nghĩa huyền Liễu ngộ tương tức đạt chân không Mai thôn phó pháp tổ đăng truyền. Thầy Thích Chân Hạnh Ngộ Thế danh: Nguyễn Bảo Ninh Pháp danh: Quảng Định Pháp ...
    Xem tiếp
    Kệ truyền đăng giáo thọ xuất sĩ 2014 Kệ truyền đăng giáo thọ cư sĩ 2014 ...
    Xem tiếp
    1.Thầy Chân Pháp Thừa (Trần Nguyên Hiển) Pháp mầu truyền lại từ xưa Trước sau chỉ một Phật thừa mà thôi Đã về đã tới nơi rồi Độ ta mà cũng độ đời, không hai. 2. Sư cô Chân Bội Nghiêm (Lê Phương Đông) Giới thân ngọc bội đoan nghiêm Định thân nuôi dưỡng chân thiền ngày đêm Tuệ thân đắc pháp chân truyền Hiện thân một đóa hồng liên rạng ngời. 3. Thầy Chân Pháp Tú (Lê Minh Triều) Vạn pháp muôn đời cẩm tú Lắng nghe tiếng hải triều lên Mây bạc trăng vàng biểu hiện An nhiên ...
    Xem tiếp
    1. Sư cô Thích Nữ Chân Uyển Nghiêm (Nguyễn Thị Hạnh) Diễm lệ đóa hoa thiền uyển Cho đời hương sắc diệu nghiêm Tâm tư vọng về đỉnh Thứu Trong veo như suối ngọc tuyền. 2. Thầy Thích Chân Pháp Tại (Phan Văn Quý) Pháp thân khắp nơi biểu hiện Ngay trong hiện tại nhiệm mầu Trúc tím hoa vàng còn đó Nuôi nguồn tịnh lạc dài lâu. 3. Sư cô Thích Nữ Chân Huệ Tri (Nguyễn Thị Nghĩa) Đuốc tuệ mới vừa thắp sáng Tri âm ta đã gặp rồi Đường đi chính là chốn tới Sáng rồi vũ ...
    Xem tiếp
      1. Thầy Chân Pháp Nhã (Lê  Thọ Nhật) Pháp âm tao nhã không cùng Hải triều vang dậy muôn trùng nước non Nhớ lời thệ hải minh sơn Gươm thần trí tuệ còn vung sáng ngời   2. Anh Chân Niệm Hỷ (NEUFELD, Kenley) Niệm định chuyên trì hỷ lạc sinh Bao nhiêu phiền não bấy an lành Đóa sen mầu nhiệm tinh khôi ấy Tự chốn bùn lầy đã nẩy sinh.   3. Thầy Chân Mãn Tuệ (Phạm Tăng Ngoãn)   Lối trước thênh thang mãn thệ nguyền Tay cầm đuốc tuệ rọi chân nguyên Đóa hoa linh ...
    Xem tiếp
    Trong Đại Giới Đàn Tình Huynh Đệ, từ ngày 25.02 – 01.03.2012, tại Làng Mai. Ngày 26.02.2012 1. Sư cô Chân Song Nghiêm (Lê Phương Chi) Công phu phúc tuệ song hành Uy nghiêm mây trắng trời xanh gọi mời Đóa sen hạnh nguyện hồng tươi Sáng nay nở rộ khung trời Vô Ưu. 2. Sư cô Chân Tôn Nghiêm (CHAUT, Stéphanie) Thế Tôn dung mạo tôn nghiêm Bồ đề cội ấy chư thiên hướng về Pháp mầu lưu xuất Tào Khê Một dòng xanh biếc xuôi về bản môn. 3. Sư cô Chân Kỳ Nghiêm (Trương Thị Trà My) ...
    Xem tiếp
      Ngày 21.02.2011 1. Sư cô Chân Thăng Nghiêm(Trần Lê Đan Thụy) Kệ truyền đăng Mặt trời trí tuệ cao thăng Soi trong pháp giới vạn tầng uy nghiêm Tào khê dòng biếc chân truyền Bước chân tịnh độ đất thiêng nhiệm mầu. . 2. Chân Tuệ Quán(Marjorie Markus)___________________________________ Kệ truyền đăng Quảng đại trí tuệ quán Hạnh nguyện Quan âm xưa Hiểu thương là sự nghiệp Thành tựu pháp chân thừa.   3. thầy Chân Pháp Tập(Jean Pierre Gauthier)___________________________________ Kệ truyền đăng Đuốc pháp khai thông đường thực tập Bước chân đưa tới chốn quê nhà Nước biếc non ...
    Xem tiếp
    Sư cô Chân Chỉ Nghiêm (Lê Thị Kim Mười) Con đường chỉ quán tinh nghiêm Chân như hiển lộ nơi miền tử sinh Phút giây khám phá chân hình Thong dong mây trắng trời xanh gọi mời. Thầy Chân Pháp Nhẫn (Antonio Henrique) Pháp môn trí nhẫn song hành Tinh chuyên bất đoạn, uyên minh tỏ tường Nguyền xưa phát túc siêu phương Thủy chung vẫn một con đường đi lên. Thầy Chân Đồng Từ (Phan Đình Tứ) Huynh đệ xưa nay một thể đồng Đem tâm từ ái dựng Tăng thân Công phu đền đáp ơn sâu nặng Cành ...
    Xem tiếp
    Anh Chân Ấn Đức Pháp danh: Tâm Bảo Châu (Charles Al Lingo): Diêu trì hiện nguyệt ấn Đức cảnh lộ chân nhân Thù đồ quy nhất điểm Giới định dĩ nghiêm thân. Sư cô Chân Cát Nghiêm Pháp danh: Tâm Nguyên Từ (Võ Thị Tâm Thơm): Cát tường hiện nét trang nghiêm Quê xưa hoa nở đất thiêng nhiệm mầu Sen hồng Tịnh độ cho nhau Một kho gia bảo truyền trao muôn đời. Chị Chân Bảo Niệm Pháp danh: Tâm Quang Đức (Cheri Maples): Tam bảo nương vào chuyên nhất niệm Hành trì giới định đạt tâm an Vườn ...
    Xem tiếp
    Sư cô Chân Trung Nghiêm(Chantale Brassard): Quyết tâm một hướng về trung đạoGươm thần trí tuệ sẵn trang nghiêmChỉ quán hành trì trong nhật dụngThanh thiên bạch nhật ngộ chân thiền. Sư cô Chân Châu NghiêmPháp danh: Tâm An Lạc(Kaira Susanne Lingo): Tìm được bảo châu tà áo cũKhắp nơi đại địa bỗng trang nghiêmChín tầng năm sắc mây vừa hiệnTiếp nhận trên tay đạo chính truyền. Sư cô Chân Hạnh LiênPháp danh: Quảng Tịnh(Phan Thị Thanh Thuý): Ba cõi cao vang lời hạnh nguyệnMười phương sáng rỡ cánh liên hoaTrăng sao sinh được con người ấySông núi an vui ...
    Xem tiếp
    Kệ Truyền Đăng Đại Giới Đàn Lâm Tế Thượng tọa Thích Phước Tịnh Phước duyên lòng đất nở hoa Bước trong cõi tịnh, ngồi tòa chân như Cánh đồng sao mọc vô dư Đỉnh Xuân hằng hữu bây giờ trăng lên.   Ni Sư Thích Nữ Chân Như Vân Tâm bi như sấm động Lòng từ giống bạch vân Suối cam lồ nuôi dưỡng Khuyan sớm mãi tinh cần.   Sư cô Thích Nữ Chân Hạnh Nhu Hạnh xưa nhu thuận ánh trăng rằm Lỗi cũ tìm về thấy Phật tâm Đại địa muôn đời xinh đẹp mãi Họp ngàn ...
    Xem tiếp
      Thượng tọa Thích Chân Thông Tạng (Nguyễn Văn Ðược) Ba tạng vào ra vạn nẻo thông Ðã soi núi biếc áng mây hồng Chở che sương tuyết cành vươn rộng Hội ngộ bên trời giọt sắc không. Thượng tọa Thích Chân Thanh Huân (Phan Nhật Huân) Ngàn xưa thanh khí vẫn tương tầm Huân nghiệp viên thành nối tổ phong Chí trai vượt thoát miền dâu biển Nước non ghi khắc nét đồng tâm. Thượng Tọa Thích Chân Chủng Thiện: Chủng đức trên đường về chí thiện Gió quang mây tạnh ánh trăng hiền Châu về hợp phố an ...
    Xem tiếp
    Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn (Phạm Xuân Dục) Châu về hợp phố nhập nguyên lưu Chơn nghĩa viên dung ý thượng thừa Non xưa trăng sáng soi lòng tháp Ngày về một gọi có ngàn thưa. Ni Trưởng Thích Nữ Tịnh Thường (Nguyễn Thị Thường) Tịnh tâm sen nở đóa chân thường Năm sắc mây lành chiếu một phương Trái tim Thích nữ ngời hoa tạng Tông phong một nếp khéo thừa đương. Sư Cô Thích Nữ Trung Ý (Trịnh Thị Lập) Trung thực xưa nay vẫn một lòng Ý thơ về ấm ngọn đông phong Một cây sinh biết ...
    Xem tiếp
    Sư cô Chân Bảo Nghiêm pháp tự Tâm Thiện  Nhân (Nguyễn Thị Chinh) Chân kinh bảo tạng rất trang nghiêm Tổ đạo ngàn xưa đã đắc truyền Một sáng trời mây bừng chuyển hóa Bàn tay từ mẫu nở hoa sen. Sư cô Chân Giải Nghiêm pháp tự Tâm Chúc Quảng (Nguyễn Quỳnh Phương) Chân tâm kiến giải vốn siêu trần Tịnh độ trang nghiêm ở tự thân Trúc tím hoa vàng luôn biểu hiện Trăng soi sông lặng bóng trong ngần. Sư Cô Thích Nữ Chân Như Quang Chân như tâm thể phóng hào quang Ước nguyện muôn xưa ...
    Xem tiếp
    V Đây là bài kệ phó pháp của thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh trao cho Thượng Tọa Trừng Tuệ Chí Mậu (giám tự Tổ đình Từ Hiếu) Công phu chí cả nuôi từ quán Nẻo về thịnh mậu núi Dương Xuân Quyết tâm nuôi lớn tình huynh đệ Đất thiêng rạng rỡ bước siêu trần Các Bài Kệ Phú Pháp Truyền Ðăng Của Thiền Sư Trừng Quang Nhất Hạnh Trao Truyền Tại Ðạo Tràng Mai Thôn (Làng Mai, Pháp Quốc) Năm 1990 Sư cô Chân Không Nghiêm pháp tự Tâm Diệu Không (Cao Ngọc Phượng) Chân thân vượt thoát ...
    Xem tiếp
    IV Đây là bài kệ phó pháp của Hòa thượng Thanh Quý Chân Thật trao cho thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh (trú trì Chùa Từ Hiếu, Khai sơn am Phương Vân, Chùa Pháp Vân, các đạo tràng Mai thôn, Bích Nham, và Lộc Uyển) Nhất hướng phùng xuân đắc kiện hành Hành đương vô niệm diệc vô tranh Tâm đăng nhược chiếu kỳ nguyên thể Diệu pháp Đông Tây khả tự thành. Bài kệ tiếng Việt do Thầy Làng Mai dịch: Đi gặp mùa xuân, bước kiện hành Đi trong vô niệm với vô tranh Đèn tâm soi chiếu ...
    Xem tiếp
    III Sau đây những bài kệ phó pháp của sư tổ Thanh Thái Huệ Minh trao cho các vị đại sư đắc pháp với Ngài 1. Trao cho đại sư Trừng Ngoạn, pháp tự Quang Hưng, pháp hiệu Chân Nguyên: (trú trì Chùa Thiên Hòa) Chân nguyên trạm trạm thể quang hàm Bản tự viên thành mạc yếu tham Lịch tổ tổ thừa vô biệt sự Phân minh thật tế vật không đàm 付清玩字光興號真源大師 (天和寺住持) 真源湛湛体光含, 本自圓成莫要參, 歷祖祖承無別事,分明寔際芴空談. 2. Trao cho đại sư Trừng Nguyên, pháp tự Quang Hợp, pháp hiệu Chân Như: (trú trì Chùa Báo Ân) Chân như ...
    Xem tiếp
    II Đây là những bài kệ phó pháp của sư tổ Hải Thiệu Cương Kỷ trao cho các vị đại sư được đắc pháp với ngài 1. Trao cho đại sư Thanh Phúc, pháp tự Chính Lương: Kỷ niên cổ kính cửu mai trần Kim nhật trùng ma khí tượng tân Liễu ngộ phiến thời tâm tức pháp Pháp cầu ký đắc yếu tinh cần 付法名清福字正良大師偈曰 幾年古鏡久埋塵, 今日重磨氣象新, 了悟片辰心即法, 法求既得要精勤. 2. Trao cho đại sư Thanh Quang, pháp tự Tuệ Đăng: Tuệ đăng chiếu triệt mãn hư không Pháp lực cao đăng hướng thượng tôn Chân tu nhật dạ thường ...
    Xem tiếp
    Tổ Sư Nhất Định, khai sơn Tổ đình Từ Hiếu, đã phú pháp cho mười lăm vị đệ tử xuất gia của Ngài. Vị Đại sư được phú pháp đầu tiên là Tổ Hải Chiếu, pháp tự là Đoan Trang. Trong bài kệ phú pháp này, Tổ Nhất Định có sử dụng danh từ truyền đăng. Câu thứ tư của bài kệ là “nhất đăng truyền chiếu bách thiên đăng” có nghĩa là một cây đèn truyền xuống sẽ trở thành trăm ngàn cây đèn. Vì vậy, phú pháp (trao gửi pháp) cũng là truyền đăng (trao truyền đèn). Và ...
    Xem tiếp

    Lá thư Làng Mai

    Tập truyện

    Sách Thiền tập

    Giảng kinh – luận giải

    Hướng về kính lạy

     

    Download

     

    huongvekinhlay.png
    Hướng về kính lạy đức Như Lai
    Hải đăng chiếu soi biển trần khổ
    Xin đức Từ Bi xót thương nhiếp thọ
    Chúng con hôm nay khẩn thiết nguyện quay về. (C)

    Đệ tử chúng con
    Bốn ơn mang nặng
    Chưa dịp báo đền
    Nhìn ra ba cõi bốn bên
    Thấy muôn loài còn chìm trong khổ nạn
    Bỗng giật mình kinh hãi
    Biết rằng dù đã quay đầu nhìn lại
    Vẫn thấy rằng bến Giác còn xa
    May thay trong cõi Ta Bà
    Đâu cũng có cánh tay đức Từ Bi cứu độ. (C)

     

    Nay chúng con một lòng quay về nương tựa
    Nguyền xin làm đệ tử đức Như Lai
    Hợp nhất thân tâm
    Quỳ dưới Phật đài
    Buông hết trần tâm
    Một lòng quy kính
    Xin tiếp nhận diệu pháp
    Tinh chuyên tu tập mỗi ngày
    Nuôi giới định lớn lên
    Quả Bồ Đề một mai thành tựu
    Chúng con cầu hồng ân đêm ngày che chở
    Cúi xin Bụt, Pháp và Tăng xót thương, (C)

     

    Chúng con biết rõ
    Tự thân nghiệp chướng còn nặng
    Phúc đức còn mong manh
    Tri giác vẫn thường hay sai lầm
    Tuệ căn vẫn còn chưa vững chãi
    Tâm nhiễm ô còn dễ phát khởi
    Văn tư tu chưa thật sự vững bền
    Giờ phút này ngưỡng vọng đài sen
    Năm vóc cùng gieo xuống
    Mong lượng Từ mở rộng
    Chúng con xin trải hết lòng ra. (C)

     

    Đệ tử chúng con
    Từ muôn kiếp xa xưa
    Vì không nhận diện được bản tâm thanh tịnh
    Nên đã chạy theo trần cảnh
    Ba nghiệp nhiễm ô
    Đắm trong tham ái mê mờ
    Ghét ghen hờn giận
    Nay nhờ chuông đại hồng khua vang tỉnh mộng
    Quyết một lòng làm mới thân tâm
    Bao nhiêu tội ác lỡ lầm
    Nguyền xin hoàn toàn gột sạch.
    Chúng con giờ phút này đây
    Lập nguyện sâu dày
    Xa lìa tập khí cũ
    Suốt đời về nương tựa tăng thân
    Xin Bụt đưa cánh tay ân cần
    Từ bi nâng đỡ.
    Nguyện trong khi thiền tập
    Nguyện những lúc pháp đàm
    Lúc đứng, khi đi
    Nấu cơm, rửa bát
    Nằm, ngồi, làm việc
    Giặt áo, kinh hành
    Trì niệm hồng danh
    Thắp hương, lạy Bụt
    Mỗi bước chân sẽ đem về an lạc
    Mỗi nụ cười sẽ tỏa chiếu thảnh thơi
    Sống chánh niệm trong mỗi phút giây
    Là chỉ dạy cho người
    Thấy con đường thoát khổ.
    Nguyện thấy được Tịnh Độ
    Dưới mỗi bước chân mình
    Nguyện tiếp xúc Bản môn
    Trong mỗi khi hành xử
    Bước trên thật địa
    Thở giữa chân không
    Thắp lên trí sáng diệu tâm
    Màn vô minh quét sạch.
    Thân tâm tịnh lạc
    Tư thái thong dong
    Đến phút lâm chung
    Lòng không luyến tiếc
    Thân không đau nhức
    Ý không hôn mê
    Chánh niệm rõ ràng
    Tĩnh lặng sáu căn
    Buông bỏ báo thân
    Như vào thiền định.
    Nếu cần thọ sinh kiếp khác
    Sẽ lại làm đệ tử đức Như Lai
    Tiếp theo sự nghiệp cứu đời
    Đưa mọi loài về bến Giác
    Thành tựu ba thân, bốn trí
    Sử dụng năm mắt, sáu thần thông
    Hóa hiện ngàn vạn ứng thân
    Có mặt một lần trong ba cõi
    Ra vào tự tại
    Hóa độ mọi loài
    Không bỏ một ai
    Tất cả đều đưa lên bờ không thối chuyển. (C)

     

    Thế giới vô tận
    Chúng sanh vô tận
    Nghiệp và phiền não
    Đều cũng vô tận
    Nguyện con cũng thế
    Sẽ là vô tận.
    Con nay xin lạy Bụt phát nguyện
    Tu trì công đức
    Chia sẻ với muôn loài hữu tình
    Để báo được trọn vẹn bốn ơn
    Và giáo hóa khắp nơi trong ba cõi
    Xin nguyện cùng tất cả mọi loài chúng sanh
    Hoàn thành tuệ giác lớn. (CCC)