Lưu chuyển
gió lặng trưa nay
bốn cây trắc bá một hàng
bức tường gội nước thời gian loang lổ mỏi mòn
chìm lắng bơ vơ hồn gạch đá
trời xanh trời xanh ơi bình lặng
tôi tới hôm nay thăm dò tuổi gạch
những tảng đá chồng lên nhau
kiên nhẫn tháng này năm nọ
đợi chờ, thương biết mấy
thịt da tôi trên nẻo đường sa mạc ghé qua mau
để lại chút ấm lòng bàn tay, phập phồng trái tim nhịp thở
bóng xưa xa hút rồi
các ngươi còn ở đây chờ đợi
này có phải ngày xưa ta đã qua đây
trong một chu kỳ nào
để hôm nay dừng bước chân ngẩn ngơ, bâng khuâng tìm dấu chân kiếp trước
ở khoảng không giữa lòng bàn tay tôi
khi năm uẩn được trả về
ngày mai còn có những nguyên tử nào quần tụ?
ai chết bên bức tường vôi gạch giữa trưa hè trong lúc trời lặng yên mỉm nụ cười xanh biếc?
gạch đá ơi ai đi qua
và ai còn ở lại
tôi muốn chở người đi cùng trong tốc độ
nhưng tôi bỗng đã nghe rồi!
có kẻ từng đi tìm khứ lai
hãy chỉ cho tôi nơi nao là chỗ chân trời
để tôi có thể thấy cùng với các ngươi, tự kiếp xa xôi nào, lưu chuyển cùng trong tốc độ?
cho tôi thời gian gọi về cây khế cây chanh năm cũ
cùng với hôm nay hàng cây trắc bá
dừng chân nơi đây
cuộc hành trình kỳ lạ
tuy mầu trời xanh bình lặng muôn đời còn đó
nhưng mầu trời xanh bình lặng hôm nay ra đời.
Bài thơ tôi được nghe Thầy giảng cho anh Thomas Roep tại Phương Vân am cách đây chừng bốn năm. Thầy viết nó vào khoảng 1966. Thomas là giáo sư địa chất học tại Đại học Amsterdam. Anh có đọc sách thiền của Thầy và cũng có thực tập về thiền. Hôm đó ngồi uống trà trước sân Phương Vân am hai người nói chuyện về quan niệm thời gian qua mắt nhìn của nhà địa chất học. Ban đầu Thomas cho mọi người biết là vùng đồi núi này xưa kia vốn là biển cả. Nhiều người hết sức ngạc nhiên. Anh bảo mọi người đi theo anh vòng ra phía sau am. Rồi anh chỉ cho mọi người thấy những mẩu san hô nhỏ xíu hóa thạch trong những tảng đá dùng để xây am. Những tảng đá này là vật liệu xây cất địa phương. (Am Phương Vân cũng không phải mới xây. Am vốn là một ngôi nhà được xây cất trước đây chừng hai trăm năm, đã hư nát nhiều chỗ và được Thầy ra tay tu bổ lại với sự giúp đỡ của một anh con trai trong làng.) Sau đó mọi người ra ngồi uống nước phía trước am, gần giếng nước, bên cạnh gốc mận.
Tôi không nhớ hết những điều Thầy nói về bài thơ. Tuy vậy tôi cho rằng ý niệm về tốc độ rất quan trọng ở đây. Hình như Thầy có nói rằng gạch đá và da thịt không đi cùng một tốc độ, và vì vậy mỗi khi đi trọn một chu kỳ, con người lại gặp trở lại gạch đá, rồi có cảm tưởng rằng đây không phải là lần thứ nhất mình gặp chúng. Cảm tưởng này một lần kia tôi đã có, khi tôi đến thăm lâu đài Heisenberg. Hôm đó, lên tới lâu đài, tôi thấy cảnh tượng rất quen thuộc với tôi, từ góc thành cho đến mỗi tảng đá. Tôi nghĩ như kiếp trước tôi đã thấy lâu đài này rồi. Thầy nói có một bữa trưa nào đó trong khi đứng nhìn bức tường có những tảng đá chồng lên nhau, kiên nhẫn tháng này năm nọ bỗng nhiên Thầy thấy thoát ra khỏi hợp thể ngũ uẩn và bên cạnh bức tường kia, Thầy trông thấy xác thân ngũ uẩn của Thầy đang nằm chết, trong khi nhìn lên, Thầy lại thấy trời xanh đang mỉm một nụ cười xanh biếc. Cái cảm tưởng đầu tiên của Thầy là ước muốn được cùng gạch đá đi du hành chung một tốc độ. Nhưng sau đó, Thầy bỗng nhận ra rằng những ý niệm về khứ và lai (đến và đi) là những ý niệm mà các vật lưu chuyển (những vật còn trong vòng luân hồi sinh tử) tự tạo cho mình: thực sự thì từ hồi vô thỉ, cây khế, cây chanh, hàng cây trắc bá, tác giả bài thơ và những tảng đá chồng lên nhau đã cùng nằm trên một tốc độ như nhau. Cuộc hành trình kỳ lạ là một cuộc hành trình không có khởi thủy, không có nơi đến màu trời bình lặng kia đã có từ vô thỉ nhưng vì tác giả mới trông thấy nụ cười xanh biếc của nó hôm nay cho nên kể như mới được ra đời hôm nay.
Hình ảnh làm tôi suy nghĩ nhiều nhất là hình ảnh khoảng trống trong lòng bàn tay của tác giả. Cái khoảng không ấy chỉ lớn độ chừng năm sáu phân khối. Một ngàn năm sau, khi tác giả qua đời, có bao nhiêu nguyên tử sẽ đến quần tụ trong cái khoảng không đó, và trong số những nguyên tử ấy, có được mấy nguyên tử từng có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngũ uẩn của ông? Tôi nghĩ có lẽ cái hình ảnh đó đã giúp cho ông thoát ra khỏi ngũ uẩn của ông và làm cho ông thấy được nụ cười xanh biếc.
Chị Kirsten Roep đã dịch bài này ra tiếng Hòa Lan như sau:
Vloed Der Gedaanteveransereing
Dit middaguur, een zachte wind
vier cyprerssen op een rij
een muur, door het water der tijden schoongespoeld, versleten
de ziel van de grote rots weggeeeebd, verstild, opgelost
O blauwe lucht, onbewegelijke blauwe lucht!
Ik ben vandaag gekomen om te vragen
naar de hoge ouderdom der stenen
Ik zou willen weten hoeveel maanden, jaren,
zij gedulding, opeéngestapeld, wachten.
Mijn vlees en bloed op reis door de woestijn
stoppen éen seconde hier
en laten uit de holte van m’n hand een vleug je warmte achter vibrerend in de maat van m’n hartslag.
Oude beelden reeds in de verte verdwenen
jullie wachten hier nog
zeg mij, is het waar dat ik eerder hier voorbijkwam
in een kringloop van vroegere tijden
om vandaag hier weer te stoppen, bevreemd, vervuld van vage herinneringen, bij het ontdekken van voetsporen van vroeger leven?
Waneer mijn lichaam tot aarde is teruggekeerd
blijven dan morgegn om elkaar bewegen
wal atomen om elkaar bewegen
in de lege ruimte van de holte van m’n hand?
Wie ligt nu begraven bij de oude, witgekalkte muur
op deze midzomerdag, terwijl de onbewogen lucht
diepblauw glimlacht?
Grote steen, zeg mij: wie is voorbijgegaan
en wie is nog hier?
Ik zou je mee willen dragen
met m’n eigen snelheid
maar plotseling heb ik iets vernomen!
Is er iemand die het komen–en–gaan al heft ervaren?
Wijs mij de plaats van de horizon dan aan
zodat ik samen met jullie, uit een ander ver keven, devloed
der verandering met dezelfde snelheid kan volgen,
Laat mij zien dat de tijd appelbomen, citroenbomen
uit de oudhied weer tevoorschijn roept
om vandaag met de cypressen hier
even de wonderbaarlijke reis te onderbreken.
Ofschoon de stille blauwe lucht de sporen
van tienduizend levens blijft volgen,
wordt de stille blauwe lucht
vandaag geboren.