Thử tìm dấu chân trên cát

Xin trả về cho non sông cho nhân loại cho đồng bào

bn đa em chết đêm qua

mt đa tên Hy

mt đa tên Tun

mt đa tên T

mt đa tên Lành

tôi xin cáo vi đng o, vi đt nưc,

vi các ch các anh.

bn đa con trai, đu còn rt xanh

hai năm trưc

cng nghe li tôi

ra đi, vào ng đt nưc

mong gieo rc tin yêu

xây dng hòa bình

xương các em xương tôi

tht các em tht tôi

xương tôi tan

tht tôi nát

na đêm chúng bt các em

đu trn chân đt

đi ti b ng

cng bt các em qu xung

cng hi

có phi thanh niên phng s xã hi kng

các em nói có

cng bn các em n qu bên b ng

cng bn tôi n qu bên b ng

có mt đng bào

có mt các ch các anh

máu ca các em, tôi xin tr v cho non ng

xương ca các em, tôi xin tr v cho non ng

máu xương đó trinh nguyên

chưa bao gi làm hoen ging Lc Hng

còn nhng bàn tay các em,

tôi xin tr v cho nhân loi

trái tim các em, tôi xin tr v cho nhân loi

nhng bàn tay kia chưa bao gi gây tàn hi

nhng trái tim kia t t u

chưa bao gi nhn gi u hn căm

 

còn da các em đây, xin gi tr v cho đng bào

các em chưa bao giờ chấp nhận

cảnh nồi da xáo thịt

xin hãy dùng những mảnh da của các em đây

mà vá lại

nhng đường rách, những vết cắt rướm máu

trên thân hình dân tộc thương đau.

Bài này đã được nữ ca sĩ Nadia Cattouse trình bày tại đại nhạc hội ngày 19 tháng 3 năm 1971 tại nhà hát Queen Mary Hall Luân Đôn. Bữa đó tôi được anh David Harrding, trưởng ban tổ chức đại nhạc hội, mời lên mở đầu nhạc hội bằng một bài hát Việt Nam. Tôi lựa bài Người già em bé của Trịnh Công Sơn. Giọng Nadia Cattouse bữa đó thật cảm động và diễn tả khá xuất sắc ý bài thơ. Tôi đã suýt chảy nước mắt khi nghe lại bài này, dù là bằng tiếng Anh. Sau đó trọn chương trình đại nhạc hội này được thu vào một đĩa hát. Tiền bán vé và bán đĩa hát đã được gửi về cho công tác xã hội của Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở nhà.

Phong trào Thanh niên Phụng sự Xã hội tuy chính thức được khai sinh năm 1965 nhưng kỳ thực đã được thai nghén từ khoảng 1960 – 1961. Hồi đó bọn sinh viên chúng tôi còn theo một lớp Phật học do thầy Nhất Hạnh hướng dẫn. Chúng tôi thao thức tìm cách thể hiện lý tưởng từ bi bởi vì chúng tôi nhận thấy từ bi là chất liệu căn bản trong nền đạo lý cổ truyền của dân tộc. Chúng tôi chọn những xóm nhà nghèo đói nhất tại thủ đô để làm môi trường hoạt động và hơn ba năm trời hoạt động chúng tôi nhận thấy chỉ có thể làm vơi bớt một ít khổ đau của đồng bào nghèo đói bệnh tật tại các môi trường đó mà không thể chuyển đổi được tình trạng của môi trường này. Chúng tôi thường họp hội thảo với nhau để tìm những phương thức mới. Đầu năm 1964, thầy Nhất Hạnh đề nghị một chương trình đặt trọng tâm vào sự phát triển cộng đồng hương thôn vốn là cơ bản của xã hội Việt Nam. Thực hiện chương trình này từ tháng Giêng 1964, chúng tôi bắt đầu thiết lập một số làng thí nghiệm mà chúng tôi gọi là làng hoa tiêu trong đó có hai làng Cầu Kinh và Thảo Điền không xa cách thủ đô mấy. Một năm sau đó, thấy kết quả của các làng hoa tiêu, chúng tôi thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội trong khuôn khổ Viện Đại học Vạn Hạnh. Khóa đầu, có tới trên một ngàn thanh niên, thiếu nữ và tăng ni trẻ tuổi ghi tên nhưng trường chỉ có thể thu nhận được ba trăm người. Một ngàn hai trăm gia đình Phật tử trên toàn quốc đã ký giấy ưng thuận đóng góp hằng tháng từ ba chục đồng đến một ngàn hai trăm đồng để chịu phần chi phí cho trường. Có những bà bán thuốc lá trên những vỉa hè thành phố, những cô dì bán rau cải ở chợ Cầu Muối mà cũng hoan hỉ đóng mỗi tháng ba mươi đồng cho các cô các cậu và quý tăng ni đi làm công tác xã hội giúp nước giúp dân. Đây là phong trào xã hội duy nhất tại miền Nam Việt Nam đã được nuôi dưỡng bằng tài chánh của quần chúng Việt Nam. Trường này không hề nhận tài trợ của Bộ Xã hội chính phủ Việt Nam Cộng hòa hoặc những chương trình xã hội được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Năm nào trường cũng đào tạo thêm trợ tác viên tùy theo nhu yếu công tác địa phương và tài chánh của trường. Mãi đến năm 1968 khi số tác viên và trợ tác viên khá đông, trường mới bắt đầu nhận tài trợ của những hội đoàn nhân bản hòa bình ở hải ngoại. Các hội đoàn này hoàn toàn không dính líu gì đến những chương trình ủng hộ chiến tranh của chính phủ Hoa Kỳ và các nước liên hệ. Tới năm 1974, trường đã trở nên phần chủ lực trong Ủy ban Tái thiết và Phát triển Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hoạt động khắp trên lãnh thổ miền Nam. Các trung tâm định cư, làng hoa tiêu, làng tự nguyện, làng tái thiết được thực hiện khắp nơi. Số tác viên và trợ tác viên thực thụ của trường tuy có hạn nhưng nhân lực của các đoàn thể xã hội và thanh niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại các tỉnh thị rất dồi dào. Từ 1972 trở đi, trường đã cộng tác với các cấp Giáo hội và do đó số người làm việc trong lĩnh vực tái thiết và phát triển xã hội của Phật giáo đã lên tới gần mười ngàn người. Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội được xây dựng trên lý tưởng cách mạng xã hội bất bạo động và chúng tôi đã thường tự nhắc rằng công tác xã hội của Phật giáo Việt Nam từ 1960 trở đi đã không còn có nghĩa là công tác từ thiện nữa mà đã mang màu sắc cách mạng xã hội bất bạo động và người làm công tác không phải là người ra thi ơn mà chỉ là người cộng tác với đồng bào để chuyển đổi tình trạng. V ì vậy cho nên sự hy sinh của các tác viên có thể được coi như là sự hy sinh của những chiến sĩ tranh đấu cho hòa bình chống lại ngu dốt, bịnh tật, nghèo đói.