Thử tìm dấu chân trên cát

Tiếng gầm sư tử lớn

y bay – mây trắng bay 

một đóa tường vi nở

bay đó, vốn là mây

nở đó là hoa vậy

tường vi một đóa nở

y trắng từng cụm bay

không mây thì không bay

không hoa thì không nở

y là bay

hoa là nở

giả thiết và lập ngôn

hình bóng và khái niệm

đã mở ra trận đồ

điểm là nơi gặp gỡ

của hai đường tìm nhau

đường là điểm di chuyển

tôi dựng cao bằng thấp

i xây thấp bằng cao

i lập trái bằng phải

i chia nhiều bằng một.

bàn tay tôi năm ngón

nhng ngón dài ngón ngắn

là cành cây lá non

tư tưởng tôi sinh trưởng

như hoa nở thành búp

y sắc thân máu huyết

thịt xương và đờm dãi

tế bào và thần kinh

hình tượng và độc ảnh

thức ăn – và bài tiết

y đây những khớp xương

(mà ngày mai còn lại

không phải là của tôi

không phải là của anh

nhưng ôi tội nghiệp thay –

y huyễn giác vô thường

khiến em đã đôi khi

khóc thầm cho thân phận)

tư tưởng tôi gửi đi

mười phương sóng giao cảm

em tìm cách chép ghi

ngôn từ tôi nói ra

âm ba dồn dập chuyển

em tìm cách chép ghi

hình ảnh tôi chiếu rọi

miệng tôi nói, mắt cười

em tìm cách chép ghi

ngỡ rằng giữ lại được

chiều theo thời không gian

em tìm lại dấu vết

dấu vết y như thực

tôi chiếu lại khúc phim

nhng ngón tay em

lấm tấm trên màn bạc

t thương

t thương chi

British Museum hôm ấy

người đó nằm khum sấp xuống

nghiêng nghiêng vừng ưu tư

ba nghìn năm trước Chúa

ba nghìn năm sau Chúa

ô hay nào khác chi?

cát nóng đã giữ lại

như máy ghi âm kia

 

t nóng giữ được gì?

(hay chỉ là một tờ

thông điệp đau mầu nhiệm?)

da thịt tôi nóng mềm

u chảy tươi, êm ả

có những hạch tiết tuyến

chưa khô cạn hôm nay

có tinh dịch, nước bọt

có nụ cười rất tươi

có ước muốn, dự tưởng

i đã từng ôm lấy

cả cuộc đời trong tay

một chiếc bong bóng đỏ

trong tay em bé quê

vì máu huyết chưa khô

vì tinh dịch chưa cạn

có đã là mầu nhiệm

không cũng là mầu nhiệm

có không đều như nhau

không khác

chỉ ảo tưởng về tôi

tạo cảm giác khổ đau                  

 

thịt tôi mềm hôm nay

thần kinh tôi xúc động

nệm giường đời êm ấm

tôi nghe lời rên siết

ôi màu sắc tuyệt trần

bởi vì tôi có mắt

ôi âm thanh vi diệu

v ì tôi đang có tai

tuyt trần và vi diệu

là với mắt với tai

tuyt trần và vi diệu

là với manas này

có manas là vi diệu

không manas cũng là vi diệu

vi diệu là vi diệu

manas, manas ơi

không vi diệu là không vi diệu

manas, manas ơi

có có manas

không là không manas 

vi diệu là không hay là có

manas có hay kng

manas ô manas

kng manas ô kng manas

cả manas c kng manas

đều manas hết

có kng đu ba đt

manas, cho tôi i!

tôi gim chân khóc rng

khi m mt

hôm y nng mai hng

gió thi v na đêm

một ít nhiu nưc mt

thm lng chy thành ng

nhng tuyến ca nưc mt

còn cho a đông

mẹ i

m kng i

kng m hay có m

tôi gim chânlún đt

đất lún vào chân kng

 

hôm qua tri du nng

mẹ trng vài lung hoa

mẹ chết lúc na đêm

luống hoa lên

bông hoa i

y đng i

i đánh thy m

ô hay cái ông này k quá

cười hay kng i

lúc bây gi cũng hết

hết hay kng hết

y gi cũng hết

ông nói như đ điên

mắt em t đi

rng ngi yêu thương

hay kng

leo lên cây làm chi

để ri em s n

đặt vn đ làm chi

cho vô minh xao đng

cho ngăn tràn s sng

mắt em t đi

oán hn ngp tràn

bàn tay tôi đây

nước gii oan ty ra

ng kia vô ti

bông hoa, viên đn đng

nuôi nng cho hoa n

nhng chiếc gai đ châm

con sâu ăn cung non

con sâu xanh mu ngc

git nưc mt pha

giọt nưc bùn vn đc

ôi tôi biết nói gì

cười cũng ngu phu

khóc cũng ngu phu

vừa i li va khóc

ng vn ngu phu

không i cũng kng khóc

ng vn ngu phu

cười i khóc khóc

nở thêm hoa cho đi

trong khuôn mt thế gian

hoa vn thit hoa

bông hoa ca ng

ôm chm kng thi gian

thoát ra ngoài ng biên

vật cht tc đ

vật cht lưu chuyn

ôi n i giác ng

ôi n i quái đn

ôi n i hoc

ôi n i t bi!

Đây là một bài thơ rất lạ. Tôi thấy trong No v ca Ý có một đoạn văn có thể giúp cho chúng ta đọc lại bài thơ này một cách chăm chú hơn. Xin trích ra đây: “Steve ơi, tôi muốn kể Steve nghe câu chuyện này. Năm kia, khi ghé Luân Đôn tôi được đi xem British Museum. Trong những thứ tôi để ý nhất, có một xác người hóa thạch trong một ngôi mộ cát, chôn cách đây gần năm ngàn năm, nghĩa là ba ngàn năm trước Thiên Chúa giáng sinh. Kiểu chôn thời ấy khác xa với kiểu chôn bây giờ. Người ta đặt xác người chết nằm khum nghiêng nghiêng, hai gối co lên; mặt, hai tay và hai chân đều quay về phía tay trái. Xác người hóa thạch còn giữ được nguyên vẹn mọi chi tiết. Tôi thấy những lọn tóc – đây là xác đàn ông, tôi thấy mắt cá nơi hai chân, tôi thấy những ngón tay ngón chân nguyên vẹn. Năm nghìn năm, người ấy đã nằm như thế và sức nóng của cát trong buổi đầu đã giúp người ấy hóa đá. Đây không phải là xác ướp đâu, Steve đừng lẫn lộn. Tôi thích đứng ngắm cảnh tượng này và trong lòng cảm thấy một thứ rung động khó tả. Một em bé đi chơi với tôi, tám tuổi, xinh đẹp, ngắm cái cảnh tượng ấy một hồi rồi bá lấy áo tôi hỏi một cách lo lắng: “Will it happen to me” (Rồi con có bị vậy không, hở ông?)

Tôi rùng mình, nhìn lại nụ hoa nhân loại mơn mởn, yếu đuối và nhỏ bé không một khí giới tự vệ đó, dù là khí giới tư tưởng, và vội vàng trả lời: “Không, không, không bao giờ con lại bị như thế đâu”. Em bé an lòng; tôi vội kéo em đi sang phòng khác. Tôi đã nói dối một điều mà Xa Nặc ngày xưa không nói.

Nhưng mà ngày mai lại, công việc bề bộn làm tôi quên khuấy đi mất cái thân người hóa thạch kia. Rồi mấy tuần sau đó, tại đường Doudeauville Ba Lê, họp mặt với các bạn sinh viên bên đó, tôi được vặn cho nghe vài bản nhạc của ban Thăng Long trình diễn. Và trong một giây phút nào đó, nghe giọng cô Thái Thanh, tôi bỗng thấy hiện ra rõ rệt tất cả những cordes vocales nơi cổ họng của cô ca sĩ nổi tiếng mà tôi rất ưa chuộng. Tôi thấy được hết những hạch tiết tuyến nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và kỳ diệu kia. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi. Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm nghìn năm về trước hoặc năm nghìn năm về sau. Băng nhựa không phải là những tế bào sinh lý, không phải là những nước bọt, không phải là những cordes vocales, không phải là những tình cảm len lỏi lả lướt trong giọng hát. Những băng nhựa cũng phát ra đúng những âm thanh mà cô Thái Thanh năm ngàn năm trước đây đã phát ra bằng cổ họng xinh đẹp của cô. Băng nhựa đã giữ lại, và băng nhựa giữ lại gì? Hay là một lời nhắn nhủ, một tờ thông điệp có thể gây đau nhức cho con người mà cũng có thể tạo nụ cười giải thoát trên môi con người? Một trận gió thổi qua sa mạc, cát bụi tung trời. Tôi nhớ hai câu thơ của thiền sư Trần Thái Tông:

Tm thi trn lim thiên biên tĩnh

Nguyt lc trưng giang d k canh?

(Giây lâu tan bi, bên tri lnh

Trăng ln ng ng, đêm my canh?)

Tối hôm đó tôi bị cảm hàn bởi hồi chiều tôi đã đi ngoài trời lạnh có mưa tuyết. Nguyên Ân đánh gió cho tôi bằng dầu cù là Mac Phsu. Tôi uống hai viên aspirine và đắp chăn kỹ lưỡng. Nhưng mà tôi không ngủ được, một phần có lẽ aspirine tuy có trị cảm nhưng lại giữ tôi thức giấc. Cái tật của tôi là uống aspirine ban đêm lại thấy khó ngủ.

Tôi nằm trăn trở hoài và một lúc nào đó tôi bỗng tình cờ thấy tôi đang nằm trong một tư thế giống hệt như tư thế của xác người hóa thạch ở British Museum! Và tôi thấy bàn tay phải của tôi đang sờ nắm những bắp thịt nơi cánh tay trái như là để xem những bắp thịt này đã cứng như những bắp thịt hóa thạch kia không. Cử chỉ ấy không được trí óc tôi điều khiển. Nhưng hình như trí óc tôi khuyến khích bàn tay tôi tiếp tục như vậy. Điều tôi muốn nói cho Steve nghe là tâm trạng tôi lúc đó bình tĩnh và thanh tịnh một cách rất lạ; tôi không hề có một ý niệm xót xa, lo lắng hay đau buồn nào. Bỗng dưng tôi thấy rằng giá tôi là thân người hóa thạch của năm ngàn năm trước đây hay năm ngàn năm sau đây thì điều đó cũng không có khác chi với điều tôi đang ngồi ở đây hết. Tôi vẫn cười như thường. Ý niệm về quá khứ, hiện tại và tương lai như bốc khói; Steve ơi, tôi thấy tôi đứng thấp thoáng ở cửa ngõ của một thứ hiện tại thoát ly thời gian, thoát ly mọi sự chuyển động.

Tôi chỗi dậy và ngồi trong tư thế thiền tọa suốt một đêm đó. Mưa như thác đổ trong tâm hồn tôi. Mưa như xối chảy. Những giọt nước to, những dòng suối nhỏ tuôn ào ạt vừa gột rửa, vừa vỗ về, vừa thấm nhuận, vừa nuôi dưỡng. Không còn gì hết, chỉ có sự vững chãi an tịnh. Tôi ngồi như một trái núi đá, và miệng tôi mỉm cười. Nếu có ai chứng kiến được những gì đã xảy ra cho tôi đêm đó chắc người đó sẽ nói: “Xong, xong hết tất cả rồi! Sáng mai sẽ có thay đổi lớn”. Nhưng không có sự thay đổi nào hết, Steve thân yêu ạ. Lúc đó bảy giờ sáng, tôi lấy giấy bút ghi lại một vài nét những điều còn dào dạt trong tâm hồn tôi. Những vần thơ lạ kỳ đó, tôi còn giữ đây. Và buổi sáng mai, tôi ăn điểm tâm với các bạn, bình thản như không có gì xảy ra trong đêm qua hết. Và chúng tôi bàn tính công việc. Vẫn là những công việc đã dự trù từ những ngày hôm qua. Những công việc cho tương lai. Steve nghe không. Cho tương lai. Nghĩa là tôi đã được đặt trở lui trên bình diện không thời gian ước lệ cũ.

Tôi bàn với các bạn trẻ về từng chi tiết của công việc, và chính tôi cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi lại có thể làm công việc đó, công việc mà người chứng kiến hiện tượng đêm qua có thể xem như là không dính líu gì tới con người đương sự hết. Đối với đêm qua, tất cả công việc hôm nay phải là hoa đốm hư không. Nhưng mà không, nó không phải là hoa đốm hư không. Đứng ở hôm qua mà nhìn thì nó khác. Đứng ở hôm nay mà nhìn thì nó khác. Nó không phải là hoa đốm hư không. Có một điều rất rõ rệt, là tuy tôi đề cập đến mọi chi tiết của công việc một cách kỹ lưỡng, để hết tâm ý vào chúng, nhưng tâm hồn tôi lúc đó thật là bình thản, thanh tịnh, không náo nức, không khiếp sợ, không lo lắng. Tôi thấy tôi có thêm nhiều sức mạnh và tâm hồn tôi được gạn lọc trong sạch hơn nhiều.

Steve, một đêm như thế quả có thể thay đổi được cả cuộc đời chúng ta. Và một đêm như thế lại sẽ mở cửa cho những đêm khác như thế. Tôi sẵn sàng để trở lại. Tôi thấy diện mục của tôi nó phảng phất đâu đây. Lần đó tôi đã suýt tóm được nó.”