Thử tìm dấu chân trên cát

Lời người dân lao động Sài Gòn

(1)

từ lòng đất

cng tôi đứng dậy

tìm về tiếng nói chính nghĩa

cng tôi đi, như một dòng sông

thành lập một chính quyền dân sự

cng tôi nói: được!

ủng hộ nội các chiến tranh

cng tôi nói: không!

đoàn người hướng về đại nghĩa

cng tôi đi, cuồn cuộn như một dòng sông

nhà thương

trường học

tình huynh đệ

cng tôi nói: có!

chiến tranh

động viên

leo thang

chúng tôi nói: không!

v ì tương lai dân tộc chúng tôi đi về, hòa hợp,

nghe tiếng biển cả

xuôi về, như dòng Cửu Long

đoàn kết tôn giáo

thương thuyết hòa bình

chúng tôi nói: có!

đốt làng đốt xóm

cht độc hóa học

bắt bớ tù đày tra tấn

chúng tôi nói: không!

tiếp tục chiến tranh, chúng tôi nói không! chúng tôi nói không!

(2)

chúng tôi không cần nội các chiến tranh

chúng tôi diễu hành hôm nay

tay trong tay

bạn tiểu thương gồng gánh

thợ thuyền xích lô xe ba bánh

biểu ngữ tung cao

đòi thành lập nội các hòa bình

các người giết nhau đến bao giờ

đt nước thống khổ điêu linh

cng tôi đòi hòa bình hòa bình hòa bình

nghĩa là đòi chấm dứt chiến tranh

các người đã nghe rõ chưa

cng tôi đòi hòa bình

nghĩa là đòi những người trong một nước

tự giải quyết lấy những hiềm khích

không thể rước voi về giẫm nát quê hương

thôi đừng tiếp diễn trò hề

chụp mũ chúng tôi là theo đuôi cộng sản

trong lòng thủ đô rên siết

khi tiền bạc bạo quyền bốn bề gây ô nhục

không có tiếng nói người có ăn có học

thì để chúng tôi đứng lên đòi chấm dứt chiến tranh.

Năm 1966, các tổ chức công nhân lao động ở Sài Gòn đã biểu tình lớn ngày Quốc tế Lao động (1 tháng 5) để kêu gọi đoàn kết tôn giáo, chống đối chính sách đàn áp của “nội các chiến tranh” do tướng Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu và đòi thương thuyết hòa bình. Hồi ấy “thương thuyết hòa bình” là hai tiếng quốc cấm. Hai bài thơ trên đây đã được làm ra trong dịp biểu tình ấy. Nếu tôi không lầm thì trước ngày biểu tình mấy hôm anh em trong ban tổ chức có tới xin ý kiến Thầy về nội dung những biểu ngữ sẽ tung ra trong ngày ấy. Lúc đó tôi vừa giữ chức chủ tịch Tổng hội Sinh viên Vạn Hạnh nên cũng có cử một số anh em đến hợp tác với các lực lượng công nhân thợ thuyền để bảo đảm thêm cho tính cách bất bạo động của cuộc biểu tình, không để cho các phần tử phá hoại chen vào khiêu khích cho cảnh sát đàn áp. Cuộc diễu hành đã rất nghiêm chỉnh và hùng tráng; người tuy đông như thác, nhưng tất cả điều diễn biến trong vòng trật tự và không có đáng tiếc xảy ra.