Thử tìm dấu chân trên cát

Babita

hai mắt mở tròn

chưa đủ thì giờ để ngạc nhiên

Babita đã nằm trong vòng tay tôi

toàn thân Babita

run rẩy

tiếng khóc như tiếng rên

Babita không dám khóc to

v ì Babita đột nhiên

rơi vào vùng xa lạ

Babita đột nhiên

lt vào đền thánh uy nghiêm

hai bàn tay tôi run theo

trên mái tóc non

miệng tôi nói những lời trấn an

mà Babita không hiểu

nhưng rồi Babita nằm yên

Babita nằm yên.

 

ôi tôi muốn ôm vào hai tay

tt cả những em bé mồ côi hai tuổi rưỡi

họ bỏ Babita ở đây

để còn lo cách mạng

Babita có thể chờ

nhng tháng dài không sữa

nhng ngày dài bò trên sân nắng

trộn nước mũi với bùn đất

la lết bên đống phân

Babita còn trẻ

Babita có thể chờ

ngày cách mạng thành công.

Babita là một em bé gái mồ côi hai tuổi rưỡi ở một xóm cùng đinh (intouchables) gần Nagpur, Ấn Độ. Thầy nói trong chuyến đi Ấn Độ năm 1976 Thầy đã ẵm trong tay hàng trăm em bé như Babita.

Sau chuyến đi Ấn Độ và Bangladesh năm ấy, Thầy bị đau phổi, kiết lỵ và bệnh sốt rét ngày xưa tái phát. Bác sĩ Choy Leng phải trị cả một tháng trời mới bớt.

Chắc các bạn của tôi đã biết tới phong trào phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ do bác sĩ Ambedkar lãnh đạo. Ambedkar vốn thuộc giai cấp cùng đinh hạ tiện, một giới mà, theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo, sinh ra là để làm những công việc thấp hèn; người Bà La Môn quý phái, hễ đụng tới họ là bị ô uế, vì vậy họ bị gọi là intouchables. Ambedkar biết rằng nếu không phá được hàng rào Ấn Độ giáo thì giai cấp của ông không bao giờ thoát được xích xiềng nô lệ hàng ngàn kiếp, cho nên ông đã theo Phật và kêu gọi dân “cùng đinh hạ tiện” theo đạo Phật, lấy đạo Phật làm phương tiện dập phá xích xiềng để vươn lên giải thoát. Ngày 14 tháng 10 năm 1956, tại Nagpur, 500.000 người đã được quy y thành Phật tử. Từ ngày đó trở đi, phong trào Phật giáo của giới cùng đinh tiếp tục lan rộng mặc dù vị lãnh đạo của họ, bác sĩ Ambedkar đã từ trần năm 1956. Năm 1976, thầy Nhất Hạnh đã đi thăm viếng nhiều tiểu bang Ấn Độ, nơi phong trào có cơ sở. Thầy đã nói chuyện với giới lãnh đạo, nhất là giới thanh niên, thanh nữ, về những khó khăn hiện tại của phong trào; và giới trẻ đã hướng dẫn Thầy đi thăm những vùng nghèo đói, chậm tiến nhất trong giới cùng đinh. Nhà Babita là một cái động làm bằng bùn và rơm. Babita mồ côi, được bà ngoại đem về nuôi. Bà ngoại Babita đi làm suốt ngày, để Babita bò chơi trong sân.

“Kể sao cho hết những nghèo khổ đau xót uất ức của giới cùng đinh này”, Thầy đã nói như vậy. Thầy có gặp một người chủ gia đình của bốn em bé, tất cả đều dưới tám tuổi. Người chủ hằng ngày phải đi tắm trâu cho nhà giàu để lấy tiền nuôi bốn đứa em vừa đói vừa bệnh tật. Trong chuyến đi Bangladesh, Thầy nói đã gặp những trẻ thơ bị bỏ bên vệ đường mà không ai lượm về nuôi. Thầy cầu xin với vị giám đốc cô nhi viện Phật giáo ở Dacca, ông này không thể lượm về, vì sức ông còn chưa đủ nuôi các em hiện có trong cô nhi viện. Thầy đành khóc mà đi qua. Sau chuyến đi, Thầy đã về năn nỉ Pierre và Neige thiết lập một tổ chức vận động giúp đỡ cô nhi Bangladesh.

Bài Babita Thầy viết trên một tờ “ô-ram” gởi về cho tôi tại văn phòng. Tôi đã chép lại một bản và đưa vào trong Dấu chân trên cát. Tôi chắc Thầy đã ru Babita bằng tiếng Việt: “Nín đi con, đừng sợ, Thầy đây mà!”. Có lẽ đó là những lời Thầy nói với Babita.