Lá thư Làng Mai 32 – 2009

Tải về bản PDF

LTLM 32 Bia 1LTLM 32 Bia 2LTLM 32 bia 3LTLM 32 Bia 4

LTLM 32 Ruot 1 IndiaLTLM 32 Ruot 2 Vesak

NỘI DUNG

Làng Mai năm 2008
Lời Khấn nguyện đầu năm
Thư gởi Thầy
Tin mừng
Gọi Trăng (thơ)
Giây phút chạnh lòng (Pháp thoại)
Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu
Cám ơn Bát Nhã
Như ngày hôm qua
Lời Thầy gọi
Những con đường đi vào huyền thoại
Bài phỏng vấn Sư Ông của báo Hồn Việt
Những đóng góp của đạo Bụt
Khu vườn nhỏ của tôi
Thư gởi Thầy
Xây dựng quá khứ (Pháp thoại)
Hứng lấy giọt bình an
Con đã nhận ra đường mình đi
Đông Phương Học thực chất và hướng đi
Tình huynh đệ
Quà tặng cuộc sống
Trả lại tuổi thơ cho trẻ con
Chia sẻ Phật pháp ở Phi Châu
Trở về
Chuyến đi Ấn Độ – 2008
Thư gởi Thầy
Bụt trên đất Nam Dương
Ngày làm biếng
Thiền với Thi kệ
Lịch sử đạo Bụt nhập thế
Thư gởi Thầy
Lộc Uyển và Tôi
Thở với… Web
Quê hương trong từng chiếc lá
Bài học đầu tiên
Lửa Hồng Phương Bối (tập 4)
Sống vui
Thư gửi bạn hiền
Thư gủi người thương
Ba trong tâm hồn tôi
Sợi nắng mai
Có chi lưu luyến
Tiếp xúc – tiếp trợ
Danh sách các khóa giảng của Sư Ông
Lịch hoằng hóa năm 2009
Liên lạc

Lá thư Làng Mai 33 – 2010

NỘI DUNG
Sinh hoạt Làng Mai năm 2009
Bản hòa tấu Tăng thân – Sc. Lĩnh Nghiêm
Thiền Duyệt (thơ) – Từ Dung
Vườn Bụt, vườn nhà – T. Trung Hải
Tà áo Trăng – Sc. Huệ Trân
Im lặng ngập tràn – Tâm Thanh Lương
Chung một lối về – Cẩn Nghiêm
Nền tảng của tình huynh đệ – T. Pháp Hữu
Ngày tu sức khỏe – Tăng thân Úc
Món quà Giáng sinh – Sc. Hài Nghiêm
Ăn mừng 1000 năm Thăng Long – Sư Ông
Đóng góp Năm giới cho nền Đạo đức toàn cầu (Pháp thoại)
Phép lạ Tăng thân ở Colorado
Khi Thầy không đến được – T.Pháp Niệm
Trong mắt Tăng thân – Soreh Kisiel
Chưa lạc đường tu – Ann Clark
Người bạn nhỏ của Thầy – Sc. Thăng Nghiêm
Chào nắng đang lên – Loanne Marie
Nửa đời tìm kiếm – Tâm Bi Hạnh
Hoa trái hôm nay – Sc. Nhẫn Nghiêm
Cây đuốc dẫn đường – Natascha Bruckner
Lá bay theo gió Tăng thân – Pháp Triển
Lớn thêm lời nguyện ước – Sc. An Nghiêm
Thầy đã có mặt – Tu viện Lộc Uyển
Thầy nhớ Tăng thân – Sư Ông
An lạc trong nhà thương – Sc. Pháp Nguyện
Tâm sự của Điệu – Điệu Tâm Lạc
Hoàng hôn dịu dàng – Sc. Lân Nghiêm
Sinh hoạt năm 2009 tại VPHUDCA – Sc. Chân Đức
Tiếp nối công trình chuyền hóa – T. Pháp Ấn
Niềm vui Paris – Tăng thân Hơi Thở Nhẹ
Từ Hoa Quỳnh đến Hơi Thở Nhẹ – Sc. Định Nghiêm
Thở cho vui (Thơ) – Tâm Nguyên Hương
Niềm vui Brazil – T. Pháp Uyển
Vững một niềm tin – Sc. Đẳng Nghiêm
Lối về (Thơ) – Sc. Hạnh Liên
Kể chuyện Người xưa – T. Minh Hy
Dòng sông tắm hạt sương trong – Sc. Tuyết Nghiêm
Diệu Trạm Tổng Trì – Sc. Hoa Nghiêm
Lửa Từ Bi (Bình thơ Vũ Hoàng Chương) – Sư Ông
Thư gởi Ba mẹ – Sc. Mạnh Nghiêm
Thư tình cho con – Tâm Đại Nguyện
Thư gởi anh trai – Sc. Bội Nghiêm
Thư cây Mướp Hương – Sc. Lân Nghiêm
Thư gởi Mộc Lan – Sc. Huệ Định
Đây là giây phút hạnh phúc – Sc. Trực Nghiêm
Nhẹ bước trên đất mẹ – Laura Hunter
Có cuộc đời để yêu thương – Sc. Văn Nghiêm
Lá thư xứ Anh Đào – Tâm Tuệ Đức Thịnh
Sinh hoạt năm 2009 tại ĐNÁ – Tâm Đắc
Những cơ hội cho sự sống – Sc. Trúc Nghiêm
Sawadee-Crap – T. Pháp Chiếu
Tự tại ở Hương Cảng – Tăng thân HongKong
Bên kia Thái Bình Dương – Camilla Law
Về Quê – Sc. Khôi Nghiêm
Khơi dậy niềm tin – Sc. Hỷ Nghiêm
An lạc và Dục lạc – Pháp Nguyện
Dấu hiệu cát tường – Helen Thanh Huỳnh
Tiếp nối sự nghiệp Siddhatta – Chân Đại Hiếu
Con đường đạo (Thơ) – Tâm Nguyên Hương
Những cái thấy ở Tv. Bát Nhã – Ngọc Trâm
Bát Nhã thương yêu của tôi – Tâm Hạnh Nguyện
Phép lạ Tăng thân Bát Nhã – Pháp Xa
Mái nhà Phước Huệ – Sc. Áo Nghiêm
Hoa vẫn nở (Thư từ Bát Nhã)
Tình quê hương (Thơ) – Pháp Chứng
Nỗi đau xé lòng – Tâm Nhật
Bát Nhã Công án Thiền – Sư Ông
Lửa Hồng Phương Bối – Sc. Thoại Nghiêm
Tiếp Xúc Tiếp Trợ – Sc. Chân Không
Lịch sinh hoạt và khóa tu
Liên Lạc & Mục lục

Lá thư Làng Mai 34 – 2011

Tải về bản PDF

LTLM34bia1.jpgLTLM34bia2.jpg

LTLM34bia3.jpgLTLM34bia4.jpg

 

NỘI DUNG

Sinh hoạt Làng Mai năm 2010
Giấc mơ của ngày xưa ấy và giấc mơ bây giờ  – Sư Ông bình thơ
Giọt sương đầu ngọn cỏ – Pháp thoại Sư Ông
Rong chơi trời phương ngoại – Pháp thoại Sư Ông
Rừng tăng thân  – thầy Trung Hải
Đi chơi cũng có lời – sư cô Định Nghiêm
Đôi bàn tay (thơ) – sư cô Duyệt Nghiêm
Chị đi cho em – sư cô Hoa Nghiêm
Tình nghĩa Nhập Lưu – sư cô Sinh Nghiêm
Nhập Lưu  ( thơ) –  Ai Cơ Hoàng Thịnh
Lá thư Paris – thầy Pháp Liệu
Tạm biệt khổ đau – sư cô Trăng Phương Đông
Người ẩn sĩ giữa lòng tăng thân – sư cô Sứ Nghiêm
Người trẻ nước mắt và nụ cười – sư cô Triệu Nghiêm
Thực tập chánh niệm với người trẻ – sư chú Pháp Triển
Đoạn đường nhìn lại – sư chú Pháp Nguyện
Vòng hoa thơm hương – Đặng Chương
Bốn mùa của con – Nguyên Hiền
Đến để mà thấy – sư cô Nhẫn Nghiêm
Góc nhỏ bình yên – sư cô Uyển Nghiêm
Tản mạn chuyện trong chùa – sư cô Lĩnh Nghiêm
Mở lối con đi – sư cô Hỷ Nghiêm
Niềm vui Mộc Lan – Tâm Nguyên Chính
Hạt mầm quê hương – sư cô Thâm Nghiêm
Đất mới chúng con về  – sư cô Áo Nghiêm
Tiếng chuông trong lớp học – Celine
Phước đức cho đất nước này – Patrick
Phép lạ – Hiromi Sano
Trở về  –  J.Paul
Bồ đề tâm vẫn còn nguyên vẹn – Chân Pháp Kinh
Bí mật dưới mỗi bước chân – Chân Phúc An
Ánh sáng đời con – Elizabeth Jones
Bắt đầu một buổi sớm – sư cô Hội Nghiêm
Vầng trăng tráng sĩ (thơ) – Trí Không
Nghe thẩm thấu – Chân Đạo Hành & Chân Tuệ Hương
Dấu hỏi – Từ Dung
Nghe lời tôi em hãy là bông hoa – sư cô Duyệt Nghiêm
Leo núi cũng là tu – sư cô Huệ Trân
Đám cười với tăng thân – sư cô Văn Nghiêm
Có những phút giây là thế – sư cô Tuyết Nghiêm
Giọt hạnh phúc (thơ) sư cô Quế Nghiêm
Mệ tôi không bao giờ chết – thầy Pháp Niệm
Sư bà và mẹ – sư cô Sinh Nghiêm
Chào muỗi con – sư cô Khán Nghiêm
Màu áo thầy trao – sư cô Trực Nghiêm
Chuyện trong năm – sư cô Thoại Nghiêm
Bước đầu ngày xin bước bước yêu thương – sư cô Chuyên Nghiêm
Ấm áp tình người – sư cô Trình Nghiêm & sư cô Huệ Nghiêm
Thư sư cô Chân Không
Chương trình hoằng pháp
Liên lạc

Lá thư Làng Mai 35 – 2012

Lá thư Làng Mai số 35 vừa mới ra đời sáng ngày 29 Tết. Lá thư này dày tới 266 trang, bài vở rất dồi dào, đặc sắc, trong đó có những bài rất mới như bài Lời Cầu Nguyện Hướng về Đất Mẹ, trong ấy địa cầu của chúng ta được gọi là Bồ Tát Thanh Lương Địa, một vị Bồ tát đẹp nhất của dãy Ngân Hà, và bài Bài Kinh Ca Tụng Bụt Amitabha, tức là Bụt Đại Nhật, cũng là Bụt Di Đà, đang hiện thân như một trong những ngôi sao sáng nhất của tinh vân Ngân Hà. Lá thư này là đặc san kỷ niệm năm Làng Mai lên ba mươi tuổi, gọi là Tuổi Đứng Vững, hay Tam Thập Nhi Lập. Xin trân trọng giới thiệu để quý đọc giả có thêm một tờ bào Tết để thưởng thức trong những ngày xuân Nhâm Thìn.

Tải về bản PDF

Bia La Thu Lang Mai 2012-web-nham thin

NỘI DUNG

Sinh hoạt Làng Mai năm 2011
Lời nguyện cầu hướng về Đất Mẹ – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Nương tựa Đất Mẹ – Pháp thoại Sư Ông
Bài kinh ca tụng Đất Mẹ – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Làng Mai qua năm tháng – Sư cô Chân Không
Thầy Tôi – Chân Huyền
Biết bao là tình – Sư cô Hằng Nghiêm
Trại Les Somets – Chân Tính Hải
Con đường mùa Xuân – Chân Bồ Đề – Chân Thường Hỷ.
Thơ – Suối Ca & Mưa Tuyết – Sư cô Giới Nghiêm
Đạo Bụt trong lòng người trẻ – Thầy Pháp Hữu
Thơ – Về Đất Mẹ – Sư cô Duyệt nghiêm
Một ấn tượng khó quên – “Chân Pháp Xuân”
Một thời sa di – Thầy Pháp Chiếu
Núi cao biển sâu – Sư cô Ân Nghiêm
Đến tận cùng vẫn là phút đầu tiên – Sư cô Kỳ nghiêm
Khi cô giáo đi tu (phần hai) – Sư cô Hội Nghiêm
Đường về từ độ – Tâm Thanh Lương
Tôi yêu thích cuộc sống của tôi – Thầy Pháp Hộ
Chuyện của ngày ấy – Sư cô Tại Nghiêm
Thơ – Hồn nhiên em thơ – Sư cô Như Hiếu
Tôi tu vì tôi là người tu – Thường Minh
Chuyện tình của Mai – Sư cô Mai nghiêm.
Thơ – Đôi khi – Sư cô Hội Nghiêm
Con đường rộng mở – Sư cô Chân Trăng Nga Mi
Duyên thầy trò – Sư cô Chân Trăng Phổ Đà
Chuyện của sư bé – Sư cô Đôn Nghiêm
Con đường – sư cô Phẩm Nghiêm
Từ ngày đi tu con thích làm thơ – Chân Trăng Yên Tử
May mắn một con đường – Thầy Pháp Cứ.
Thệ nguyên từ nay chỉ một đường – Thầy Pháp Duệ
Chùm thơ – Sư chú  Pháp Hoan
Ước nguyện giữa ngàn sao – Sư cô Thuần Khánh.
Thư chúc Tết EIAB – Thầy Pháp Ấn
Bốn mùa Học viện – Sư cô Vỹ Nghiêm
Ngát hương lối về – Ni sư Như Minh
Mười phút cho một bài học – Sư cô Châu Nghiêm
Thư gởi Tăng thân – Hạnh D
Một năm tròn đầy – Sư cô Hỷ Nghiêm
Khi nào chị đi – Tâm Anh..
Những ngày bên mẹ – Sư cô Bội Nghiêm
Em học làm tờ giấy – Sư cô Học Nghiêm
Chùm thơ – Ni sư Hạnh Liên..
Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan – Đại chúng Thái Lan.
Khóa tu sức khỏe – Thầy Pháp Lữ và thầy Pháp Liệu
Thiên đường Tăng thân – Thầy Pháp Nguyện
Chị kể em nghe – sư cô Định Nghiêm
Tâm như họa sư – Sư cô Hoa Nghiêm
Trang Web cuộc đời – sư cô Văn Nghiêm
Sư bé Phương Khê – Sư cô Thuần Khánh
Những ngày tháng qua – Sư cô Hiện Nghiêm.
Đôi dòng tâm sự – Sư cô Thúy Nghiêm
Đạo Phật Ứng Dụng Châu Á – Thầy Pháp Chứng
Niềm an lạc khi đến pháp môn của Thầy – Cẩm Tú
Đi qua năm tháng – Sư cô Thoại Nghiêm.
Bài kinh ca ngợi Bụt Amitabha – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Bài kinh ca tụng Đất Mẹ (nhạc kinh)
Quỹ hổ trợ Tăng thân Xuất sĩ..
Tiếp xúc tiếp trợ.
Tết đến bên người nghèo
Chương trình hoằng pháp năm 2012
Liên lạc
Mục lục

Lá thư Làng Mai 36 – 2013

Xin trân trọng gởi đến quý thân hữu Lá Thư Làng Mai số 36 vừa ra đời để quý vị thưởng thức trong những ngày xuân Quý Tỵ 2013. Quý vị sẽ thở nhịp thở của tăng thân trong năm vừa qua với những sự kiện mừng Làng Mai tuổi 30 cũng như nhìn lại sự hành trì và học hỏi của bản thân; mình có là tri kỉ của Bụt hay không qua bài An cư kiết đông năm nay của Thầy Làng Mai.

TẢI VỀ.PDF

Lá Thư Làng Mai số 36.pdf – A4

Đọc trực tuyến trên http://issuu.com

NỘI DUNG

Làng Mai năm 2012 – Kệ Truyền Đăng
Giới Tiếp Hiện Tân Tu
An Cư Kết Đông năm nay – Thiền Sư Nhất Hạnh
Sơn Cốc mùa trăng – Thầy Minh Hy
Nơi gởi gắm niềm tin – Thiền Sư Nhất Hạnh
Tiếp nối đẹp – Thiền Sư Nhất Hạnh
Thơ – Tâm lửa – Sư cô Thuần Khánh
Tiếp nối con đường của Bụt – Thầy Pháp Nguyện
Trái tim tôi bất ngờ mở ra, Dublin-The Irish Times – Sylvia Thompson
Mùa Yên – Thầy Trung Hải
Hương Mộc Lan – Sư cô Hỷ Nghiêm
Thơ – Tiếng gọi  – Sư cô Lĩnh Nghiêm
Đạo đức ứng dụng tại Bhutan và Ấn Độ – Thầy Pháp Dung
Lắng Nghe bằng trái tim – Sư cô Tâm Từ Hòa
Thơ – Tiếng hát yêu thương – Sư cô Khải Nghiêm
Chăm sóc nhà máy điện hạt nhân ở trong ta – Sư cô Trai Nghiêm
Thơ – Nơi Bình Yên – Sư cô Thuần Khánh
Ngồi trong bình an – Thầy Pháp Lai
Thơ – Sự sống là một bài thơ – Sư cô Hội Nghiêm
Đứng vững để đi xa –Sư cô Định Nghiêm
Từ hoa Xương Rồng đến Hơi Thở Nhẹ – Tâm Linh Nhĩ + Chân Bảo Nguyện
Trở về – Sư cô Hoa Nghiêm
Thơ – Xin cho bình yên – Sư cô Duyệt Nghiêm
Những phút giây như thế đó – Sư cô Lĩnh Nghiêm
Sự sống đẹp lạ thường – Thầy Pháp Đăng
Thơ – Biển mặn – Thầy Pháp Đăng
Thả bước đi về – Sư cô Như Hiếu
Ba đi Ấn – Sư cô Hội Nghiêm
Đất Tổ hùng thiêng – Sư cô Chuẩn Nghiêm
Thơ – Lòng Quỳnh – Thầy Trung Hải
Người thương ơi – Thầy Pháp Lưu
Người làm vườn tận tụy –Thầy Trung Hải
Quê hương trị liệu mẹ – Thầy Pháp Lữ
Đã có đường đi rồi – Thầy Pháp Tuyển
Ngồi yên dưới mái nhà – Sư cô Duyệt Nghiêm
Những chặng đường – Sư cô Tâm Nguyên Hạnh
Vui chơi chốn Trời Quang – Thầy Nguyên Tịnh
Đi đâu rồi cũng về – Sư cô Uyển Nghiêm
Công phu của con – Sư cô Tâm Nguyên Tịnh
Câu chuyện từ phòng giặt – Sư chú Bandhu
Instant Niết Bàn – Chân Lạc Tuệ
Nhật ký thị giả – Sư cô Đôn Nghiêm
Đi tu vui quá – Sư cô Chuẩn Nghiêm
Mùa soi sáng – Sư cô Trăng Mai Thôn
Con đường trở về – Thầy Pháp Tuyền
Nguyện cắm rễ nơi đây – Sư cô Phổ Nghiêm
Nhận diện, chấp nhận và chuyển hóa – Sư cô Hài Nghiêm
Hạnh phúc thiền trà – Nguyên Triều
Thư gởi người bạn trẻ – Sư cô Bảo Nghiêm
Con đã có đường đi rồi – Sư chú Trời Tuệ Chiếu
Thư tình gởi Ngoại – Sư cô Bạch nghiêm
Độ bà hấp hối – Sư cô Trăng Yên Tử
Chim về tổ ấm – Nhiều tác giả
Thư tình gởi ba mẹ – Sư cô Tại nghiêm
Ngôi nhà thứ hai – Henry Nguyen
Những tia nắng mai – Nhiều tác giả
Làm một bông hoa – Tâm Nguyên Chánh
Góc nhỏ cuộc đời – Sư cô Thoại nghiêm
Bài hát –Về đây bên bếp lửa hồng
Tiếp xúc tiếp trợ – Sư cô Chân Không
Quỹ hỗ trợ tăng thân xuất sĩ
Chương trình hoằng pháp

Lá thư Làng Mai 37 – 2014

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Xin trân trọng gởi đến quý thân hữu Lá Thư Làng Mai số 37 vừa ra đời để quý vị thưởng thức trong những ngày xuân Giáp Ngọ 2014. Quý vị sẽ cùng thở nhịp thở của tăng thân cũng như nhìn lại sự hành trì và học hỏi của bản thân trong năm qua để "Năm mới ta cũng mới".

Tải LTLM 37 về.PDF

Nội Dung:

Làng Mai năm qua - Kệ Truyền Đăng
Trăng sao là tâm thức, ta là trăng sao - Thiền sư Nhất Hạnh
Xuân đất Mẹ trời Cha - Sư Bá Giác Viên
Đi tìm tự do - Thiền sư Nhất Hạnh
Chùm thơ Xuân - Chân Lĩnh Nghiêm
Nhặt cỏ vườn hoa - Ban biên tập
Sinh nhật mùa thu - Chân Duyệt Nghiêm
Tiếp tục một hướng đi chung - Wake Up Thailand
Sư huynh - Sư Bá Giác Viên
Vào Dòng Rong Chơi - Chân Thuần Tiến
Tìm niết bàn trong sinh tử - Thiền sư Nhất Hạnh
Nhìn lại một năm qua - Chân Hoa Nghiêm
Mở cửa vườn hoa - Chân Tánh Nghiêm
Trở về - Chân Pháp Duệ
Ước mơ thăm đảo Philippines - Chân Mai Nghiêm
Thông điệp chánh niệm từ Facebook - Chân An Nghiêm
Em là hành tinh xanh - Chân Hội Nghiêm
Tình Thầy Trò Nghĩa Tăng Thân - Chân Pháp Nguyện
Mộc Lan “Mọc Liền” - Chân Bi Trú
Niềm thương - Chân Tài Nghiêm
Hành Trình về Đất Thánh - Chân Trời Ngộ Không
Lắng nghe tiếng nói chính mình - Cây Linden
Hãy tin ở chính mình - Chân Pháp Lâm
Tim Bụt Cốt Tiên - Chân Hội Nghiêm
Những bông hoa trong “Làng Mộc” - Làng Mộc
Vua Ba Tư Nặc viếng thăm Tăng Thân Làng Mai Thái Lan - Chân Trời Bắc Sơn
Google - Sự dừng lại đang diễn ra - Chân Hiến Nghiêm
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm World Bank - Hiệu Minh
Sự tái sinh mầu nhiệm - Tâm Hương
Cuộc dạo chơi của Ba - Chân Trung Hải
Đem Chánh Niệm vào Ngân Hàng Thế Giới - Chân Pháp Lưu
Món quà Tăng thân - Chân Tịnh Hằng
Mảnh đất tình người - Nhiều tác giả
Niềm vui của Cháu, Hạnh phúc của Dì - Chân Bạch nghiêm
Thăm lại chùa xưa - Chân Hồi Nghiêm
Thiền đường xóm Hạ ngày xưa - Chân Định Nghiêm
Về giữa bao la - Chân Duyệt Nghiêm
Ước mơ của Wake Up - Chân Pháp Linh
Sau một cú hích - Tâm Thanh Tịnh
Ước mơ của Má, cuộc đời của Con - Chân Hoan Nghiêm
Khu vườn của em - Chân Trời Đại Nguyện
Mầm non trên đất cổ linh - Chân Sinh Nghiêm
Khoảnh khắc thiên thu - Chân Chuẩn Nghiêm
Bây giờ và ở đây - Chân Pháp Thuyên
Cùng học cùng tu - Chân Linh Nhĩ
Không tranh đấu với bóng tối - Chân Trời Tự Tại
Đại Trượng Phu - Sư cô Đồng Đoan
Đây là giây phút huyền thoại - Chân Vỹ Nghiêm
Ai Chịu Chơi - Chân Hải nghiêm
Khoảng lặng (Những giây phút hạnh phúc) - Chân Diệu Nghiêm
Hạnh nhỏ - Chân Trăng Mai Thôn
Bữa cơm trong văn hóa Việt - Thầy Minh Hy
Nắng đưa lối tôi về - Chân Văn Nghiêm
Gặt hái chính là con đường - Stuart Watson
Thiền ca bắc một nhịp cầu - Sư cô Trăng Hải Ấn
Vẫn một niềm thương - Chân Chuẩn Nghiêm
Những Điều Giản Dị - Chân Pháp Cứ
Góc nhỏ bình yên - Chân Thoại Nghiêm
Chương trình TTXH, HIỂU & THƯƠNG Sài Gòn
Khoá Tu Việt Wake Up
Lịch sinh hoạt năm và hoằng hóa 2014 của Sư Ông và Tăng thân Làng Mai

Liên lạc

Trang thông tin điện tử của Làng Mai:

Tiếng Anh: www.plumvillage.org
Tiếng Việt: www.langmai.org

 

Chùa Pháp Vân

Sơn Thượng
Le Pey 24240 Thenac , France
Tel.: +( 33) 5.53.58.48.58
Fax.: +( 33) 5.53.58.49.17

Sơn Hạ
Fontagnane 24240 Puyguilhem , France
Tel.: +( 33) 5.53.22.88.89
Fax.: +( 33) 5.53.22.88.90

Chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới
13 Martineau, 33580 Dieulivol, France
Tel.: +( 33) 5.56.61.66.88
Fax.: +( 33) 5.56.61.61.51

 

Chùa Cam Lộ, Xóm Hạ
Meyrac 47120 Loubes-Bernac, France
Tel.: +( 33) 5.53.94.75.40
Fax.: +( 33) 5.53.94.75.90

Thiền đường Hơi Thở Nhẹ
(Maison de l’inspir)
7 allée des Belles Vues,
93160 Noisy le Grand, Paris
Tel: 09 51 35 46 34

Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu
(European Institute of Applied Buddhism – EIAB)
Schaumburgweg 3, D-51545 Waldbröl, Germany
Tel: +49 (0) 2291 907 1373

Trang nhà: www.eiab.eu


Tu viện Bích Nham
(Blue Cliff Monastery)
03 Mindfulness Road,
Pine Bush, NY 12566, USA
Tel:  +(1) (845) 213-1785
Fax: + (1) (845) 733-6368


Tu viện Lộc Uyển
(Deer Park Monastery)
2499 Melru Lane, Escondido, CA 92026, USA
Tel: +(1) (760) 291-1003 ext 100
Fax: +(1) (760) 291-1010

Trang nhà: www.deerparkmonastery.org

Tu viện Mộc Lan
(Magnolia Grove Meditation Practice Center)
123 Towles Road,  Batesville,
MS 38606, USA
Tel: +(1) (662) 563-0956

Trang nhà: http://magnoliagrovemonastery.org/

Liên lạc với Làng Mai ở châu Á

Tại Việt Nam:
Chùa Từ Hiếu
Tổ 10, khu vực II, Phường Thủy Xuân, TP. Huế
ĐT Từ Hiếu: 054 3 886 991

Email: tuhieu.dtc@plumvillageasia.org

Ni xá Diệu Trạm (Chùa Từ Hiếu)
ĐT Diệu Trạm: 054 3 931 556 – 054 3 931 558

 

Tại Hồng Kông:

Viện Phật Học Ứng Dụng châu Á

(Asian Institute of Applied Buddhism – AIAB)

Chùa Trúc Lâm
(Chu Lam Ching Yun) (quý thầy)
House No 41 Ngnong Ping Village,
Lantau Island, Hong Kong

Tel: +(852) 2985-5033

Chùa Liên Trì
(Lotus Pond Temple) (quý sư cô)
Ngnong Ping Village,
Lantau Island, Hong Kong
Tel: +(852) 2985-5281
Fax: +(852) 3012-9832
Trang nhà: www.pvfhk.org

 

Tại Thái Lan:

Làng Mai Quốc Tế Thái Lan
(Thai Plum Village International Practice Center)

174/176  Moo 7,  Ban Sanamsai,
Tambon Phongtalong,  PakChong,
Nakhonratchasima 30130
Thailand

Xóm Trời Quang ( Clear Sky Hamlet)

Email: clearsky.office@plumvillageasia.org

Xóm Trăng Tỏ (Bright Moon Hamlet)
Email văn phòng: visitus@thaiplumvillage.org

Tel: (+66) 943830443.

Tết bên người nghèo

Những ngày cuối năm dường như ai cũng bận rộn hơn, tất bật hơn, vừa lo công việc cuối năm, vừa lo chuẩn bị để đón Tết, người ở xa thì vội vã về quê để ăn Tết bên người thân của mình… song song với những điều kể trên, rất nhiều người nghèo cũng tất bật lo chạy ăn hằng ngày, mong sao có gạo cho con ăn ba ngày Tết, một mong ước rất đơn sơ và thiết thực như vậy nhưng cũng còn rất nhiều người không thể có được. Đứng trước tình trạng thực tế như thế, chương trình từ thiện xã hội Hiểu và Thương mỗi năm đều có tổ chức những chuyến đi phát quà Tết cho người nghèo ở vùng quê với mong muốn góp một phần nhỏ bé về tài vật và cả tinh thần để đem lại niềm vui ấm áp tình thương với nhiều người kém may mắn hơn mình.

Cũng như mọi năm Chương Trình Từ Thiện Xã Hội Hiểu và Thương (CTTTXH H&T) sẽ phát quà Tết tại tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Đồng Nai và Bình Thuận. Từ tờ mờ sáng, anh chị em khởi hành từ chùa Pháp Vân về Đồng Tháp, địa điểm phát quà là chùa Thanh Lập, Xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tại đây phát 100 phần quà trị giá mỗi phần là 300 ngàn đồng (gồm có gạo, mì, đường và phong bì 100 ngàn đồng).

Xe vừa đến chùa đã thấy bà con ngồi đợi sẵn rồi, ở đây đa số bà con bị mù, trông rất tội. Trong số đó có chị phụ nữ bồng một cháu bé hình dáng thì khoảng trên dưới 12 tuổi, nhưng thực tế cháu đã 20 tuổi rồi, thân thể cháu mềm oặt như không có xương vậy. Chị kể cháu sống đời sống thực vật đã 20 năm, mỗi ngày chỉ mở mắt hai lần, đó là lúc chị đút cho cháu ăn bằng thức ăn được xay nhuyễn, chị chỉ có một đứa con duy nhất mà bệnh tật như vậy nên chị đã khóc rất nhiều vì thương con, nhưng bây giờ thì chị đã chấp nhận được hoàn cảnh nên đã cười được rồi. Đặc biệt bây giờ đứa con ấy là niềm vui sống và là sự động viên duy nhất để chị có thêm tinh thần mà làm việc nuôi con và chồng (chồng chị cũng bị bệnh nằm một chỗ). Chị quả thật là người phụ nữ có một sức mạnh phi thường, một tình thương vô bờ và rất thiêng liêng.

Bà con mình còn nghèo quá và có nhiều hoàn cảnh thương tâm khó tránh được. Thật xúc động, mang tiếng sống trên “vựa lúa” miền Tây mà phải lo chạy gạo từng bữa, bữa đói bữa no, cuộc sống bấp bênh… Nghe kể lại rằng bà con nông dân ở đây cũng được Nhà nước cấp cho mỗi hộ hai mẫu ruộng để canh tác, tuy nhiên muốn làm ruộng được thì phải cải thiện đất, có nghĩa là phải cày xới, vô phân bón v.v. cho đất được tơi xốp thì khi đó mới có thể canh tác, mà công việc này cần phải cần đến hai năm mới có thể gieo mạ được. Thời gian hai năm để chờ đợi quả thật quá lâu so với người nghèo vì vừa không có đất để làm, vừa cần tiền để bỏ vốn vào đất, vừa cần tiền để lo cho cuộc sống trong hai năm, đây đúng là bài toán không có đáp án với các hộ nghèo tại đây.

Vì lý do đó nên bà con đành phải bán đất dần dần để sống, hết đất thì đi làm thuê làm mướn. Hiện nay nông dân làm ruộng đều có cơ giới nên công việc tay chân cũng ít có, riêng chuyện đi mót lúa cũng không còn như ngày xưa nữa bởi vì khi máy gặt chạy qua thì những cây lúa còn sót chưa cắt bị bánh xe của máy gặt đè bẹp dí xuống ruộng, do đó sẽ không còn lúa để mót. Bà con đói nghèo lại hoàn nghèo đói và biết bao hệ quả tiêu cực vây quanh họ, phải làm thế nào để giúp bà con thoát khỏi cảnh này đây, một thực tế xót xa đến vậy nên chúng ta vẫn còn cần đến nhiều cánh tay để giúp cho bà con mình bớt khổ.

Điểm thứ hai đoàn đến là Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã Mỹ Ngãi, 100 phần cho hai xã Mỹ Ngãi và Mỹ Tân, sau phần phát biểu cám ơn và trao giấy khen cho CTTTXH H&T của chính quyền địa phương và vài lời nhắn nhủ của thầy PL, đoàn có hát tặng bà con bài Hiểu và Thương, bà con rất vui, nụ cười đã nở trên môi tạm thời xua đi bao mệt nhọc lo âu đời thường.

 

Về Bến Tre

Về Bến Tre, đoàn phát quà cho ba huyện Ba Tri, Giồng Trôm và Mỏ Cày, mỗi nơi 100 phần, riêng Giồng Trôm có 50 phần cho người bị nhiễm chất độc màu da cam, chị Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ có phát biểu là di chứng chất độc màu da cam đã hơn bốn mươi năm và qua hai thế hệ mà con cháu họ vẫn phải gánh chịu hậu quả nặng nề, ví dụ như sinh ra dị dạng, trẻ em chậm phát triển hoặc bị tâm thần…, đối tượng này cần rất nhiều trái tim nhân ái để giúp họ vững chải hơn trong cuộc sống hiện tại đầy đau khổ.

Những điểm đoàn đi phát quà, tuy một phần quà chỉ có 300 ngàn đồng nhưng có lẽ đối với người dân nơi đây cũng không phải là nhỏ vì họ thật sự vui mừng khi nhận quà, từng khuôn mặt vui và nụ cười hiền hòa đã nói lên được điều này.

 

Về Đồng Nai

Địa điểm thứ nhất đoàn phát quà là tại hội trường của Ủy Ban. Tại đây đã phát cho 5 xã: Lâm San, Xuân Tây, Xuân Đông, Sông Ray và Xuân Đường, tổng cộng là 280 phần quà. Trước khi phát quà, CTTTXH H&T đã tặng 5 chiếc xe đạp cho năm em học sinh nghèo hiếu học dùng làm phương tiện để đi học, phụ huynh thấy con mình nhận xe vui thì mừng khôn xiết, còn bà con ngồi chứng kiến cũng thấy vui lây và họ cảm nhận được tình thương từ nhiều người. Nhìn thấy bốn em nhận xe, đạp chạy vòng quanh sân ai cũng dõi mắt trông theo, miệng nở nụ cười hạnh phúc và đồng cảm. Tuy nhiên có một em không biết chạy xe đạp, em chỉ dắt bộ vòng quanh trong khi mẹ em mĩm cười hạnh phúc dõi theo bước chân của con mình. Gia cảnh em rất nghèo, cả nhà không có được chiếc xe đạp để em đi, còn riêng em thì luôn luôn đi học trễ, hy vọng rằng em sẽ sớm tập đi xe để đến trường đúng giờ như các bạn.

Điểm thứ hai tại phát quà là Niệm Phật Đường Thọ Khánh, tại đây đoàn phát cho ba xã: Xuân Hưng, Xuân Thọ và Xuân Trường, tổng số là 60 phần quà.

 

Về Hàm Tân

Điểm thứ nhất phát quà là tại trường Mẫu Giáo Hiểu và Thương. Gồm phường Bình Tân, phường Phước Hội, phường Phước Lộc, phường Tân An và xã Tân Bình, tổng số là 301 phần quà, trong đó có 10 phần cho người bị nhiễm chất độc màu da cam. Đây là điểm phát quà đông người nhất, từ tờ mờ sáng đã thấy rất nhiều cụ già khuôn mặt khắc khổ, tay chống gậy, có cả người ngồi xe lăn tới trước rồi, vì họ không được phát phiếu, sợ đến đúng giờ sẽ bị chặn lại không cho vào. Thật là quá xót xa khi biết được lý do này, nếu có chút ít tiền thì họ đâu cần phải lặn lội hơn mười cây số, từ trong quê ra đây để xin vài ký gạo mà cũng chưa chắc là sẽ có được nữa chứ?

Vì đông nên mọi người hay chen lấn, anh chị em trong đoàn cùng quý sư cô ổn định trật tự bằng cách tập cho bà con hát và luôn nhắc nhở họ đừng lo lắng vì sẽ không thiếu quà.

Tại đây phát sinh thêm 31 người không có phiếu, họ là những người nghèo, không thân thế, không quen biết … đi làm thuê làm mướn, cuộc sống vất vả khó khăn, vì đoán biết trước là sẽ có nhiều trường hợp như thế nên đoàn cũng đã chuẩn bị một số phần quà dành cho bà con nghèo.

Vì thời điểm phát quà là dịp cuối năm nên các trường mẫu giáo Hiểu và Thương có tổ chức văn nghệ cho các cháu mẫu giáo, đoàn phát quà cũng được tham dự xem các cháu biểu diễn. Sau phần phát biểu cảm ơn CTTTXH H&T đã hỗ trợ nhiều mặt cho dân tại đây của chính quyền địa phương thì tới phần văn nghệ, phụ huynh tới tham dự rất đông, các cháu mặc đồng phục rất dễ thương, phía sau áo có logo Làng Mai, phía trước có hình bông hồng cài áo và có câu “Mẹ có biết là con thương mẹ không”, nhìn rất nuôi dưỡng. Các cháu hát bài “Hiểu và Thương”, “Đi như một dòng sông” và có hoạt cảnh về những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và được các mạnh thường quân giúp đỡ… Tiết mục này được thể hiện bởi các cháu lớp Lá rất nhập vai và đầy cảm xúc, phản ánh đúng với đời thường của đại đa số các cháu v.v. Phải chăng đây là sự tiếp nối những công việc thầm lặng mà các cô chú, các bác đang làm và cũng là sự tiếp nối từ Sư Ông, từ Sư Cô thương kính của chúng ta?

Điểm thứ hai đoàn phát quà là xã Tân Hải và Tân Thuận, tổng số là 45 phần quà.

Điểm thứ ba tại UBND xã Tân Phước: gồm hai xã Sơn Mỹ và Tân Phước, tổng số là 90 phần quà.

Điểm thứ tư là Tịnh xá Trúc Lâm, gồm 4 xã: Tân Hà, Tân Nghĩa, Tân Xuân, Sông Phan, tổng số 106 phần quà.

Sau khi phát xong 106 phần quà cho bà con, mọi người ngồi nghỉ ngơi và cảm thấy thật khỏe vì mình đã hoàn tất được một việc có ý nghĩa, tuy có hơi mệt một chút nhưng mọi người ai cũng vui, vui nhất là được ăn dưa hấu do bà con tặng, dưa này được bà con tưới nước từ giếng khoan do CTTTXH H&T tặng.

Bốn ngày rong ruổi từ Miền Tây sang Miền Trung, đoàn đến điểm nào cũng được chính quyền địa phương nơi đó hỗ trợ và tỏ lòng tri ân CTTTXH H&T vì đã giúp cho dân địa phương từ làm cầu, làm đường, tặng giếng nước để tưới tiêu, tặng nhà tình thương, giúp học bổng đến trường, trợ cấp cho người già neo đơn… những việc làm thầm lặng mà đầy ý nghĩa đó đã giúp cho bà con giảm bớt khó khăn, đồng thời chương trình làm việc này cũng giúp nuôi dưỡng và tưới tẩm hạt giống lành thiện cho thế hệ tiếp nối.

Một chuyến từ thiện cuối năm đã khép lại nhưng lòng người lại mở ra.

16 tháng 2 năm 2015.

Tiếp xúc tiếp trợ

Thưa các bạn, năm 2014, các cô giáo mẫu giáo mà chúng ta từng hỗ trợ tác phí được giúp vô ngạch của nhà nước, vì vậy lương tháng của các cô giáo tương đối cao nên Làng Mai đỡ bớt gánh nặng rất lớn về phần lương của các cô giáo ở Thừa Thiên chưa vô ngạch. Ngược lại chúng ta để tâm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị, các vùng núi như Da Krong, Tà Long và các bản vùng núi non tỉnh Điện Biên.

Chúng ta cũng bắt đầu giúp rất khiêm nhường những bản người dân tộc các miền núi ở xa, miền Bắc như Sơn La, Điện Biên:

Dưới đây cúng tôi xin tóm lược chuyến công tác tại Miền Bắc.

Thư của cô Nhung (chị Sư Cô Hoàn Nghiêm) ở Hà Nội:

Sơn La – sông Đà.

Bà con ở đây hiện rất khó khăn. Vùng Sơn La có chương trình thủy điện lớn trên sông Đà nên nhà nước cho dời dân về Khu Tái Định Cư phía cao hơn trên núi. Khu này có xây thêm đường sá, có trường học, trụ sở và có hỗ trợ bà con dựng lại nhà dân, những gia đình bị bắt buộc đưa lên vùng cao hơn xung quanh trường học và trụ sở mới. Vì tất cả dân hai bên bờ sông Đà bị buộc phải bỏ luôn mảnh đất quen thuộc, nơi mà xưa nay họ từng canh tác để có gạo ăn, đã từng chăn nuôi gia súc cho nguồn sinh sống. Đất đai, hoa màu, ruộng nương… của người dân trước đây, bây giờ đều đã ngập trong nước sông Đà. Dân được đưa lên cao hơn, ở tại các khu tái định cư. Khi bị dời lên trên này thì hoàn cảnh thay đổi nhiều quá, tập quán canh tác cũng phải thay đổi theo, vì thế cảnh đói xảy ra dù có được trợ cấp gạo ăn mấy tháng đầu. Cả đoàn đã ở lại đây, đến thăm nhà và giúp thêm tiền. Những căn nhà trống trước trống sau, quần áo, vật dụng thiếu thốn… họ phải chống chọi với cái lạnh thấu xương. Đến ở vùng này, trâu bò thiếu cỏ, trời lạnh chống không nổi, có con còn chết vì rét… Thế nhưng may mắn là các cháu rất ham đi học và học rất giỏi, các cháu rất hiếu học. Căn nhà hôm đoàn chúng con đến trao quà có 5 con nhỏ nhưng cả 5 con đều giỏi nhất nhì lớp, chỉ thương là nhà không còn gạo ăn.

Các sư cô đã ghi lại địa chỉ các gia đình, tìm cách xem thử trong tương lai có thể giúp gì cho các cháu, nhưng gia đình đó chỉ là một trong rất nhiều gia đình của đồng bào người dân tộc thiểu số còn đang rất khó khăn.

 

Tóm lược những công tác tại vùng núi non Điện Biên Phủ:

Ngày đầu, cả đoàn vừa đi trọn chặng đường hơn 600km mới đến nơi, nghỉ và ăn trưa trong vòng hơn một tiếng đồng hồ là bắt đầu chương trình, vì vậy nên ai cũng mệt. Nhưng đến khi bắt tay vào công việc thì ai cũng phấn khích và tích cực. Chúng em mời được một số bác sĩ lên chữa bệnh. Thật ra dân bản cũng đã có một số đơn vị y tế được gửi từ tỉnh lên mỗi tháng một lần, nhưng có thể là họ làm chưa đúng ý của bà con nên khi đoàn mình đến, bà con còn ngần ngại, có khi lơ là. Đến khi thấy các bác sĩ khám bệnh rất tận tâm, tư vấn chu đáo, lại còn cho thuốc nên bà con từ các bản khác kéo đến rất đông. Đoàn mình định phát quà và khám bệnh tại bản Lay Nưa từ 13h30 đến 15h sẽ chuyển đến Bản Đồi Cao, nhưng ở Lay Nưa dân kéo đến đông quá, phát quà xong, đoàn chia làm hai để đi xuống bản khác. Đoàn bác sĩ đành ở lại khám đến xế chiều xong mới rút được. Chị Lan, Phó Giám đốc bệnh viện bảo: “đang khám dở chẳng lẽ mình đứng lên không khám nữa”. Có những cụ già được con cháu bỏ việc trên rừng, đi về bản, cấp tốc dẫn các cụ đến để được khám bệnh… Các bác sĩ y tá nói: “mình khám muộn một chút rồi về nghỉ cũng được”. Ai cũng tích cực hết, thấy vui vì tuy bỏ công đi xa, rất vất vả nhưng đã làm được điều gì đó cho mọi người. Quà tặng gồm 10kg gạo, một thùng mì gói, một xuất bánh kẹo, một xuất thuốc bổ, trẻ em thì được tặng thêm áo. Dân đến khám có bệnh đều được kê đơn và phát thuốc miễn phí tại chỗ. Mỗi nơi đều phát sinh thêm vì trẻ em đến nhiều, rồi có những cháu mồ côi. Đoàn chuẩn bị ra về thì có thêm ba cháu mồ côi và bốn gia đình nữa đến nên chúng con cần có mặt cho họ.

Buổi cuối ở Mường Lay, chúng con dẫn đoàn đi đến cầu hang Tôm để chụp ảnh. Sáng hôm sau tại Bản Nam Đồi Cao, đoàn phát luôn cho các hộ và trẻ em bản Huổi Min vì Bản Huổi Min là bản người Mông ở xa, đi ô tô không đến nơi được, phải đi xe máy và sau đó phải đi bộ. Đoàn đến các bản như Bản Nậm Cản, Bản Mo 2. Lúc đầu tính là 50 hộ, chúng con thống nhất với địa phương mời dân xuống bản Nam Đồi Cao và nhận quà tại đó. Dự kiến có 50 hộ và 54 trẻ em, nhưng sau đó phát sinh thêm 13 hộ. hầu hết bà con ở bản đều đã hết gạo ăn, mình mang gạo là đúng ý bà con lắm.

Tại Chùa Linh Sơn, dự kiến là 75 cụ nhưng khi lập danh sách xã xin, số người phát sinh thêm là 79 cụ nhưng cuối cùng thành 92 cụ. Tại Bản Hua Pe là bản người dân tộc Khơ mú, lúc đầu là 26 hộ, sau còn phát sinh thêm 8 hộ. Đó là bản nghèo nhất xã Thanh Luông, xã gần biên giới Lào. Cả bản có 26 hộ, Dân bản đã tập trung đông đủ, kê bàn ghế chờ. Đoàn làm đến hơn 12 giờ trưa, ông trưởng bản mời đoàn ở lại ăn cơm cùng dân bản (trước đó họ đã nói là bản nhiều hộ hết gạo ăn rồi). Đoàn nhã nhặn từ chối không ăn. Thế là trưởng bản nói bản sẽ mời đoàn đến xem múa vài vũ điệu. Các cô gái liền đi thay váy và đi ra múa luôn nhiều màn. Cả đoàn vui lắm, dân và khách đều chịu chơi tới chiều, bụng thì đói meo. Cả đoàn kết thúc tại đây, dân bản cũng rất vui. Trưởng bản bảo chưa bao giờ bản vui như hôm nay, cảm ơn các thầy. Còn con, con cảm ơn quý sư cô Làng Mai rất nhiều, quý sư cô đã gieo duyên cho chúng con để chúng con được góp công sức thiện nguyện, giúp nhân duyên cho chúng con cơ hội được tiếp nối các công tác của các sư cô ở xóm Mới, Làng Mai đã tự tay vẽ thiệp, viết thư pháp, những lời dạy của Sư Ông, dán hình Sư Ông cho thiền sinh thỉnh để bỏ tiền vào quỹ nầy hầu giúp chúng con có cơ hội đi giúp đồng bào.

 

Tại Hà Nội

Con đã hoàn thành chuyến đi về an toàn cho cả đoàn. Chuyến đi thực sự có ý nghĩa với con và với các con của con. Ngay sau hôm đó con trai con đi học, cô giáo và các bạn đều hỏi về chuyến đi. Cô giáo tổ chức luôn một giờ sinh hoạt, cho các bạn tại Hà Nội cùng lớp với con của con, mỗi em kể hoàn cảnh khó khăn của mình với các bạn cùng lớp, từng em kể về mình, về gia đình, về ước mơ… Tối đó Long về kể cho mẹ nghe, Long nói cả lớp con bạn nào cũng khóc, cô giáo cũng khóc, thương cho các bạn ấy. Có bạn phải ở với bà, có bạn ở với mẹ đều là những lao động chính để kiếm sống. Hôm ấy Long đã xung phong giúp đỡ bạn bằng cách kèm cho bạn học, hàng ngày đưa đón một bạn đến lớp (bạn ấy bị tật nguyền, chỉ có một tay cử động được nhưng sáng nào cũng phải giúp mẹ bê đồ từ nhà ra vỉa hè bán bún kiếm sống). Mơ ước của bạn ấy là sau này trở thành thợ may…

Con rất vui và cảm ơn các cô chú Phật tử và quý sư cô làm thiệp, dán hình Sư Ông, viết những câu thần chú Sư Ông dạy bán lấy tiền giúp những đoàn công tác như trên của con, cảm ơn đức Phật từ bi đã gieo cho con những suy nghĩ tốt, hành động tốt, không bài học giáo dục nào bằng bài học thực tế mà con đã cho các con của con thấy trong chuyến đi đó.

 

Tóm lược những công tác tại Quảng Trị:

Ngày 06/10/2014 chúng con, Tăng thân Quảng Trị có chuyển điện thư đến Sư cô, anh Nghiệm để báo cáo tổng hợp công tác các cô giáo và các cháu được chương trình hỗ trợ kinh phí của chương trình Hiểu và Thương, năm học 2014-2015. Hôm nay chúng con sẽ chuyển tiếp và ghi rõ hơn các điểm mà Tăng thân Quảng Trị nhận được từ các nơi: Đạo Tràng Mai Thôn, tăng thân Tây Ban Nha, Chị Chân Ý, Hội Từ Thị ở Đức, tăng thân Hòa Lan và Tăng thân Ý hỗ trợ trong năm 2015.

 

* Hội Cứu Giúp trẻ mỗi tháng ở Quảng Trị :

Chị Chân Ý (Anh Hương – Ban Cứu Giúp Trẻ Em ở Hoa Kỳ) gởi về cho Quảng Trị qua sư cô Đức Nguyên ở Diệu Trạm, Thành phố Huế là: 34.926.000đ cho 668 cháu mẫu giáo Quảng Trị mỗi tháng. Tính ra mỗi cháu mỗi ngày được hỗ trợ 2.377 đồng phụ vào tiền bữa cơm trưa và xế chiều ăn bữa lỡ. Chị Chân Ý giúp 30 lớp có 668 cháu/799 cháu.

* Hội Từ Thị Maitreya Fonds được chia như sau:

Các điểm bán trú tại các bản người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100% mỗi cháu 120.000đ/tháng/cháu, được 239 cháu, còn lại 1100 cháu được hỗ trợ 80.000đ/tháng/cháu. Phụ huynh phải đóng thêm 4.760/ngày/cháu. Tổng cộng Hội Từ Thị giúp 66 lớp được 1339 cháu/1569.

* Cô giáo hội Từ Thị MF trợ giúp thêm lương 72 cô giáo mỗi tháng 380.000đ/cô.

* Học bổng sinh viên MF giúp 109 cháu, mỗi quý hết 65.400đ x109.

* Cứu tế người già không nơi nương tựa 348 suất mỗi quý hết 135.720.000đ.

* Đạo Tràng Mai Thôn:

* Cô giáo: Giúp 58 cô mỗi tháng 380.000đ/cô.

* Mẫu giáo có 42 lớp = 728/869 cháu, mỗi cháu chương trình hỗ trợ 2.500đ/ngày, phụ huynh phải đóng thêm 5.500đ/ngày/cháu.

* Tây Ban Nha qua Đạo Tràng Mai Thôn giúp ăn bán trú được 15 lớp có 275/307 cháu, mỗi tháng giúp 80.000đ/cháu/tháng. Phụ huynh phải đóng thêm 4.760đ/ngày/cháu.

Bình quân tại Quảng Trị, các cháu ăn 8.000đ/ngày/2 bữa (một bữa chính, một bữa phụ). Phần thiếu hụt thì cha mẹ các cháu phụ đóng.

Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 , chúng con Tăng thân Quảng Trị kính xin Sư cô hoan hỷ vận động quý nhà hảo tâm giúp cho các cháu mẫu giáo quà tết áo quần như sau:

A: Đạo Tràng Mai Thôn giúp đỡ áo quần Tết, cháu 5 tuổi 395, cháu 4 tuổi 417, cháu 3 tuổi 264 = 51 lớp, có 883/1076 cháu.

B: Hội Từ Thị Đức Quốc: Cháu 5 tuổi: 391, cháu 4 tuổi: 556, cháu 3 tuổi: 415, = 57 lớp, có 1184/1362.

C: Chị Chân Ý hỗ trợ: Cháu 5 tuổi: 494, cháu 4 tuổi: 175, cháu 3 tuổi: 130, = 30 lớp, có 668/799.

D: Tây Ban Nha: Cháu 5 tuổi: 239, cháu 4 tuổi: 51, cháu 3 tuổi: 17, = 14 lớp, có 275/307.

Tổng cộng: Cháu 5 tuổi: 1519, cháu 4 tuổi: 1199, cháu 3 tuổi: 826, = 152 lớp, có 3010/3544.

Chúng con thành kính xin Sư cô hoan hỷ vận động quý vị hảo tâm giúp áo Tết cho 668 cháu. Chị Chân Ý cho ăn trưa. Chúng con cũng xin Làng Mai cho 668 cháu mà chị Chân Ý cho cơm được có áo quần Tết.

Tăng thân Quảng Trị chúng con kính xin quý Sư cô hoan hỷ. Chúng con biết hiện nay Sư cô có những công việc cần phải làm hơn, nhưng chúng con không biết cầu xin nơi nào, nên đành mạo muội làm phiền Sư cô. Chúng con thành khẩn xin Sư cô Đại từ Đại bi hoan hỷ.

Tăng thân Quảng Trị chúng con kính bái bạch.

Những yêu cầu trên đã được thực hiện nhờ những đóng góp của nhiều bạn, tiền bán thư pháp của Sư Ông… Chúng tôi đã nhờ may được 4250 bộ áo quần Tết cho các cháu vùng xa trên núi vì mùa đông quá lạnh để phát cho các cháu ở Quảng Trị và ở Điện Biên Phủ.

Xin ghi tượng trưng chi tiết một tỉnh như trên để quý bạn TIẾP XÚC, nhưng đồng thời Đạo Tràng Mai Thôn cũng giúp mẫu giáo ba tuổi, bốn tuổi, năm tuổi, cũng như giúp học sinh, sinh viên (các cháu đã được Làng Mai nâng đỡ từ mẫu giáo mà được tiếp tục lên lớp, đi lên tiểu học, trung học và đại học đến giờ. Làng Mai xin ghi ơn quý anh chị tác viên xã hội đã giúp các hội từ thiện đệ tử của Sư Ông như Hội Từ Thị Maitreya Fonds, Hội Trẻ Em Thiếu Ăn do chị Chân Ý làm ở Hoa Kỳ và anh chị sư cô Hoàn Nghiêm ở Hà Nội mới đem được tình thương của quý bạn đến tận cùng ngỏ ngách trên núi xa của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre… Năm nay nhân Tết Ất Mùi, Làng Mai đã nhờ các anh chị tác viên đem phần quà Tết cho các bản xa nghèo đói của tỉnh Điện Biên 7600 Mỹ Kim chia cho 518 gia đình đói; Tỉnh Thừa Thiên (3000mk), Quãng Nam – Đà Nẵng (3000mk), Quảng Ngãi (3000mk), Bình Thuận (3000mk), Khánh Hòa (3000mk), Lâm Đồng (30.00mk), Đồng Nai (3000 mk), ĐồngTháp (3000 mk), Bến Tre (3000mk).

Một số hình ảnh:

 

Đàn voi của Thầy

Các sư em thương,

Chị vẫn nhớ những ngày đầu mới về Bát Nhã, mỗi khi có dịp ngồi chơi với các sư em, chị đều được yêu cầu kể chuyện ở Làng cho các sư em nghe. Mà đâu phải riêng chi mình chị, hễ có sư cô hay thầy nào từ Làng hay các trung tâm khác của Làng về thăm hay nhập chúng, các sư em cũng đều thích được nghe kể chuyện ở Làng. Một trong những chuyện các sư em thích nghe nhất và thậm chí nghe hoài không biết chán, đó là những câu chuyện về Thầy, hẳn rồi vì Thầy là Thầy của chúng ta mà. Bây giờ Làng mình có nhiều trung tâm và các sư em thì đông hơn ngày trước nhiều, dù ở cách xa nhau nhưng không vì vậy mà chị em mình mất đi cơ hội kể chuyện cho nhau nghe, các sư em có thấy vậy không?

Mấy năm nay, Làng mình có thêm các trung tâm ở Thái Lan, Mộc Lan, Bích Nham, Hồng Kông, Nhập Lưu, Học Viện Vô Ưu ở Đức, v.v.. Những trung tâm khác thì chị chưa đến, nhưng Học Viện Vô Ưu ở Đức và Thái Lan thì chị đã đến trong những khóa tu lớn, hay những lần đưa các sư em sang Thái dự lễ xuất gia, thọ giới. Lúc đó đại chúng ở Thái chưa dọn lên đất mới nhưng chị đã có mặt trong ngày đặt đá ở đất mới, khởi đầu cho công trình xây dựng trung tâm về mặt cơ sở hạ tầng. Và từ khi có các trung tâm mới, chị đã được nghe rất nhiều câu chuyện của các anh chị em mình. Câu chuyện nào cũng hay, cũng nuôi dưỡng chị. Dù chưa đến những nơi ấy, nhưng với đầu óc tưởng tượng khá phong phú, chị có thể hình dung được khung cảnh của các trung tâm ấy, mà sự thật thì chị đâu có giỏi tưởng tượng, bởi trung tâm nào cũng có hình và có cả phim nữa.

Được nghe những câu chuyện từ các anh chị em mình, chị thấy hạnh phúc lắm. Ở yên một chỗ, không tốn vé máy bay mà ai cũng biết được rất nhiều chuyện về các sinh hoạt của tăng thân khắp chốn, cảnh vật, thời tiết thay đổi bốn mùa v.v. Được nuôi dưỡng qua những câu chuyện của các anh chị em, chị thấy mình cũng nên mở lòng kể chuyện cho các sư em nghe. Phải rồi, có những câu chuyện đẹp đã nuôi dưỡng chị nhiều lắm các sư em, chị thấy mình không nên cất giữ cho riêng mình và chị muốn chia sẻ với các sư em của chị. Đang ở Làng nên chị sẽ kể về Làng cho các sư em nghe nhé! Chuyện ở Làng thì nhiều lắm, kể không bao giờ hết, viết không bao giờ cùng. Câu chuyện chị sắp kể ra đây đã đi qua ba mùa đông rồi, đó là mùa đông năm 2012, một trong những câu chuyện đẹp mà chị có trong những lúc ở bên Thầy, giây phút ấy giờ đã trở thành huyền thoại rồi, các sư em.

Các sư em đã nghe kể về các xóm ở Làng rồi phải không, để chị kể sơ một chút về lộ trình của ba xóm cho các sư em nghe trước khi bắt đầu câu chuyện nhé. Đường lên xóm Thượng từ xóm Hạ không xa lắm, đủ một vòng thể thao 45 phút đi bộ thong thả, đó chỉ là đi thôi. Muốn dừng lại lâu hơn để tiếp xúc với cảnh vật hai bên đường, ngắm trời mây thì chừng đó thời gian không đủ, nhất là đối với những người yêu thích thiên nhiên. Trước khi vào hẳn trong xóm phải đi qua rừng sồi và bên kia là vườn nho. Những cây sồi lâu năm nên thân và gốc cây to lắm. Rừng sồi còn có tên Đồi thỏ do các chị em tự đặt, vì nơi đây có nhiều thỏ. Những hang thỏ nằm dưới hoặc bên cạnh các gốc cây sồi. Những mùa thời tiết đẹp, ngày quán niệm ở xóm Thượng, các chị em thường rủ nhau đi sớm hơn, mang theo thức ăn và trà nước lên rừng sồi ngắm cảnh rồi ăn sáng, uống trà. Giờ đó những chú thỏ đã chịu chui ra khỏi hang để dạo chơi và ăn cỏ. Sóc thì dạn hơn, lúc nào cũng thể hiện tài nhảy phóc của mình, người ngồi dưới gốc cây, sóc nhảy trên cành, nai thì gặm cỏ trong các vườn nho cạnh mé rừng, hòa bình quá phải không các sư em. Cũng nơi rừng sồi này, vào tháng ba, hoa Thủy tiên biểu hiện vàng rực cả một vùng.

Vào những ngày quán niệm ở xóm Thượng hay xóm Hạ, quý thầy, quý sư cô và thiền sinh hai xóm có dịp đi bộ. Xóm Mới ở cách xa nên các chị em, ngoài đi bộ qua Sơn Cốc trong những ngày dành cho chúng xuất sĩ trong mùa An cư, phải đi xe qua hai xóm trong những ngày quán niệm. Và khi quán niệm ở xóm Mới thì hai xóm kia cũng phải đi xe. Sơn Hạ thuộc chúng xóm Thượng nên ngày quán niệm sinh hoạt chung tại xóm Thượng.

Các anh chị em ngoài những ngày quán niệm vẫn có những buổi đi bộ chơi trong những ngày làm biếng. Nhiều người thích khám phá những con đường mới hơn, xa hơn và mỗi lần khám phá ra con đường mới hay một đám hoa dại lạ, một lâu đài cổ kính, một hồ nước thiên nhiên v.v… vậy là truyền tin cho nhau biết và rủ nhau đi cùng. Chị không biết đây có phải là sở thích chung của nhiều người, ưa đi tìm những cái mới lạ. Đôi khi ưa thích đi tìm những cái mới lạ, chị đã thờ ơ và quên đi những cái rất bình thường, rất thật đang ở ngay bên cạnh mình. Và tình trạng ấy đã xảy ra cho chị đó các sư em.

Hôm ấy chị cùng Đàn Nghiêm và Tập Nghiêm lên cốc Thầy, cốc Ngồi Yên ở xóm Thượng. Lúc nào cũng vậy, trước khi bắt đầu một công việc gì, Thầy trò cũng có thì giờ uống trà trước khi làm. Hôm đó, trong lúc ngồi uống trà, Thầy nhìn ba chị em và hỏi: “Trên đường vào đây các con có thấy đàn voi của Thầy không?”. Câu hỏi hơi bất ngờ khiến ba chị em không hẹn mà đưa mắt nhìn nhau. Nụ cười thay cho câu trả lời là thượng sách của những lúc bí. Các sư em biết đó, kiểu hỏi của các thiền sư luôn mang tính chân đế mà học trò thì còn tục đế quá, hỏi làm sao mà lãnh hội được liền, nghĩ vậy nên chị tự than thầm: “Chúng con còn tục đế lắm Thầy ơi!”. Hiểu được tâm trạng của những đệ tử chưa thấm tương chao, Thầy mỉm cười một cách rộng lượng. Thầy trò ngồi yên uống trà. Nâng ly trà trong hai tay, sau khi nhấp một ngụm trà, Thầy nói tiếp: “Các con nhìn thấy đàn voi đó là mỗi khi đi qua đó Thầy sẽ nhớ tới các con. Lát nữa trên đường về các con nhớ nhìn cho kỹ, qua khỏi cái bảng Arrival và nhìn về phía bên trái, các con sẽ thấy có hơn năm chục con voi đứng ở bên đường chào đón các con”. Rồi Thầy cười và tiếp: “Chỉ có Thầy mới thấy được những con voi đó!”.

Có chuông sinh hoạt, Thầy đứng dậy và bảo: “Đi chơi với thầy các con!”. Câu này thì ba chị em lãnh hội được ngay liền. Dù biết kiểu “đi chơi” của Thầy rồi nhưng ba chị em không một ai lên tiếng, cứ bước theo Thầy ra hướng thiền đường. Vào những giờ này, nếu chị em nào lên làm thị giả Thầy đều được Thầy “mời” đi chơi, tức là đi ngồi thiền đó các sư em. Thầy biết các chị em không thích ngồi thiền chung ở xóm quý thầy khi không có chúng lớn ba xóm. Biết vậy, Thầy dành luôn những gối cạnh Thầy cho các chị em, điều này còn ngại hơn vì chị ý thức là mình đang ngồi trên cả quý thầy lớn tuổi hạ hơn mình. Vậy mà cũng phải ngồi đó các sư em, bởi cung kính không bằng nghe lời mà. Thầy thì vượt thoát, là an khi thở, lạc khi ngồi, một ngồi xuống dứt trầm luân, còn chị thì sau vài phút chơi với cảm thọ mới ý thức rằng mình đang được ngồi thiền có Thầy bên cạnh và với các sư anh, sư em của mình. Vậy đó mà đôi lúc chánh niệm trốn đi chơi, chị đã vật lộn với hạt giống ưa thích và chống cự, để mất thời gian trân quý Thầy và đại chúng lúc ấy. Tệ hơn nữa là bài học phá chấp theo tinh thần Bát Nhã mà Thầy đang gởi đến cho toàn chúng: “không trên không dưới, không trước không sau” ấy, chị nào thấu hiểu để “ngộ” liền.

Nhưng hôm đó, không biết Bụt có nghe câu gọi thầm của chị “Bụt ơi, cứu con!” không mà khi ra tới các bậc cấp dẫn lên thiền đường, Thầy dừng lại và quay ra hỏi ba chị em: “Sao thiền đường tối vậy con, sao không thấy ai trong đó hết vậy?”. Ba chị em ở xóm Hạ mà, Thầy hỏi vậy thôi chứ Thầy biết là ba chị em cũng giống Thầy, chẳng biết tại sao thiền đường vắng người. May quá, lúc ấy có một sư chú đi tới, Thầy hỏi sư chú đó thì biết là tối nay không có ngồi thiền mà sinh hoạt y chỉ sư, y chỉ đệ. Phải nói là chị mừng… hết lớn và chị biết hai sư em kia cũng vậy. Thầy nhìn ba chị em và nói: “Không có ngồi thiền” và Thầy cười rất tươi như đọc được những gì các chị em đang có. “Mình đi chơi các con, đi thăm đàn voi của thầy!”. Nói rồi Thầy đi về hướng cốc Ngồi Yên. Ba chị em nhìn Thầy rồi nhìn nhau, không biết màn kế tiếp là gì nhưng vẫn cứ đi theo Thầy. Chị nghĩ chắc có ai đó mới cúng dường Thầy bộ sưu tập voi đang để trong cốc, Thầy lúc nào cũng vậy, có cái gì vui cũng muốn chia sẻ cùng đệ tử. Thầy đi từ từ tới xe, mở cửa lên xe ngồi, thắt dây an toàn đàng hoàng. Ba chị em, trước khi lên xe còn đứng đưa mắt nhìn nhau trông như người ngớ ngẩn. Tới đây thì chị hết dám đoán mò nhưng vẫn không thôi thắc mắc. Ba chị em cũng ngồi vào xe, thắt dây an toàn và… hồi hộp, không biết Thầy đang đưa mình đi đâu. Thầy bảo Đàn Nghiêm lái xe ra hướng đầu đường.

Chị ngồi trong xe mà bao nhiêu câu hỏi khởi lên, bởi có bao giờ chị nghe ai nói có sở thú ở vùng này đâu. Qua bãi đậu xe cạnh vườn rau, Thầy bảo cho xe chạy chầm chậm và hỏi: “Sao, các con có thấy đàn voi của thầy không, có thấy gì không?”. Thầy hết nhìn sang Đàn Nghiêm lại quay ra sau nhìn hai chị em. “Nhìn đi, nhìn ra bên ngoài đi con! Sao, các con có thấy con voi nào không?”. Chịu. Ba chị em vẫn không thấy con voi nào của Thầy đâu cả. Vẫn con đường đó, một bên là rừng sồi già, một bên là vườn nho. Chị không biết các vị thiền sư ngày xưa hành xử như thế nào với những người đệ tử chậm tiến, nhưng chị biết kiểu độn căn cỡ chị mà gặp Tổ Lâm Tế thì chắc phải ăn vài hèo. Nhưng may cho chị, Thầy là Thầy, vì vậy không những Thầy không cho ăn hèo nào mà còn từ bi kiên nhẫn với học trò vô cùng. Cuối cùng Thầy chỉ vào từng gốc sồi và nói: “Đó, đàn voi của Thầy đó, các con coi cái gốc cây có giống như chân của con voi không. Nhiều chân voi lắm, cả một bầy voi đang đứng bên nhau đó con, nhìn đi, nhìn cho kỹ!”. Bụt ơi! Tới đây thì chị chỉ biết thở và cười để buông bỏ những nghi hoặc từ khi đặt chân vào cốc Thầy.

Các sư em thương! Lâu nay chị ưa thích đi khám phá những điều mới lạ: những con đường mới lạ, lâu đài mới lạ, một câu chuyện mới lạ, loài hoa dại mới lạ, khu rừng mới lạ… mà vô tình với những gì quen thuộc thân thương đang có mặt chung quanh mình. Từ khi được Thầy dạy nhìn kỹ, chị đã thấy đàn voi của Thầy một cách sâu sắc hơn. Và mỗi lần có dịp đi ngang qua rừng sồi, chị lại bắt gặp ánh mắt Thầy đang mỉm cười. Trong cuộc sống còn biết bao nhiêu điều chúng ta chưa nhìn thấy được, các sư em, có phải do chúng ta chưa thật sự nhìn kỹ? Nhìn kỹ mẹ, nhìn kỹ ba, nhìn kỹ anh chị em, nhìn kỹ những người đang có đó cho mình, nhìn kỹ một bàn tay, nhìn kỹ một đám mây, một nụ hoa… và nhìn kỹ lại mình, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều cái hay, cái đẹp trong tự thân của mỗi loài. Nhìn cho kỹ, chúng ta sẽ thấy niềm biết ơn dâng tràn, sự trân quý dâng tràn và niềm thương cũng dâng tràn. Biết nhìn kỹ thì cuộc sống sẽ sâu sắc hơn, giây phút hiện tại rõ ràng và thật hơn. Nhìn kỹ để thấy thực tại mầu nhiệm đang có mặt đó cho mình.

Xe chạy ra đầu đường, Thầy bảo quay ngược xe trở lại. Lần này xe chạy chậm hơn, Thầy trò đang tiếp xúc với những gì đang thật có trong im lặng. Và kể từ giờ phút ấy, chị học nhìn cho kỹ, học tiếp xúc với mọi cảnh, mọi vật chung quanh bằng con mắt của Thầy, con mắt vô tướng hiện thật tướng.

Nhìn cho kỹ, đó là thông điệp chị đã nhận được từ Thầy hôm ấy, chị xin gởi tới cho các sư em của chị.