Gìn giữ cho nhau
Bài thuyết giảng của Sư Ông Làng Mai ngày 1.12.2000 tại Hội nghị Thượng Đỉnh thế giới về HIV/AIDS do Tòa Bạch Ốc triệu tập tại Washington (cả tiếng Việt và tiếng Anh)
Kính thưa Tổng Thống,
Kính thưa các vị chức sắc tôn giáo và quý vị nhân sĩ có mặt hôm nay tại hội nghị Thượng Đỉnh,
Tôi còn nhớ vào những năm sáu mươi, thanh niên Mỹ khi xuống đường để đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam thường hay hô lớn khẩu hiệu ‘Make love, not war’ (Chỉ nên làm tình mà không nên làm chiến tranh). Hồi đó tôi đã từng suy ngẫm nhiều về khẩu hiệu này. Tình mà họ nói đây là thứ tình gì? Có phải là tình yêu chân thực không hay chỉ là sự đi kiếm tìm nhục dục? Nếu chỉ là sự đi kiếm tìm nhục dục thì tình ấy cũng là một thứ chiến tranh. Tôi cũng còn nhớ là vào năm 1971, trong trận chiến giành độc lập cho Bangaladesh, 200.000 người phụ nữ Bangaladesh đã bị quân lính hiếp dâm, và 40.000 người trong số đó đã có thai. Như vậy người ta đã vừa làm tình vừa làm chiến tranh, và tình ở đây đồng nghĩa với chiến tranh vì tình ở đây có nghĩa là bách hại, tàn phá, gây khổ đau và chết chóc.
Tình thương chân thật (true love), theo chúng tôi, luôn luôn có mang theo trong nó yếu tố chánh niệm, khả năng bảo hộ và ý thức trách nhiệm. Tình yêu này có năng lực của tự giác, hiểu biết và từ bi. Tất cả các nhà thờ, giáo đường và chùa viện của các tôn giáo đều phải có bổn phận dạy cho tín đồ của mình thứ tình yêu chân thực ấy, dạy như thế nào để cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể thực tập được. Trong truyền thống đạo Bụt, giới thứ ba của Năm Giới dạy rằng ta không thể có liên hệ sinh lý với những người không phải là vợ hay chồng của ta, rằng ta phải bảo hộ cho ta và cho kẻ khác, và phải có ý thức về những khổ đau mà ta có thể mang lại cho ta và cho kẻ khác vì hành động dâm dục không có tinh thần trách nhiệm của mình. Nếu không giữ giới này, ta tự hủy hoại đời ta và hủy hoại đời của những người ta thương và cũng đồng thời hủy hoại cả xã hội.
Thương yêu có chánh niệm mới đích thực là thương yêu. Ta có thể thực tập chánh niệm ngay trong ngày hôm nay và sự thực tập này đem tới cho ta một sự bảo hộ có liền trong tức khắc. Tất cả mọi thành phần của tăng thân hoặc của giáo xứ đều phải thực tập chánh niệm về sự liên hệ sắc dục, nghĩa là giữ giới thứ ba. Làm được như thế ta lập tức bảo hộ được bản thân ta, gia đình ta, giáo xứ của ta và xã hội của ta. Vai trò của người lãnh đạo tôn giáo, vai trò của người tu sĩ, người giáo sĩ và người mục sư là phải tự bảo hộ lấy thân mạng mình và giáo xứ của mình. Nếu không làm được như thế thì làm sao họ có thể giúp được những giới khác và những đoàn thể khác trong xã hội? Khi mới ngồi vào máy bay, chiêu đãi viên luôn luôn nhắc chúng ta là trong trường hợp thiếu dưỡng khí ta phải tự mang mặt nạ dưỡng khí cho ta trước đã rồi mới nên giúp những người khác làm như thế. Về vấn đề bệnh SIDA cũng vậy. Bản thân ta, gia đình ta và giáo xứ ta phải là đối tượng đầu của sự thực tập bảo hộ. Yếu tố tỉnh thức và giác ngộ phải có mặt, phải được chế tác trong tăng thân và đoàn thể tu học của chúng ta trước. Tất cả trẻ em và người lớn trong tăng thân và đoàn thể tu học của ta phải được học hỏi về những sự thật liên hệ tới bệnh SIDA và cách thức nhiễm độc của vi khuẩn HIV. Tất cả đều phải thấy được những khổ đau mà chứng bệnh này gây ra cho cá nhân, gia đình, đoàn thể và xã hội, khi ta không biết thực tập giữ gìn cho ta và cho mọi người.
Chánh niệm là năng lượng giúp ta ý thức được những gì đang xảy ra. Những gì đang xảy ra là những niềm đau nỗi khổ do bệnh SIDA gây nên, lớn lao và tràn ngập đến nỗi không bút mực nào có thể tả được. Trong năm 2000 này đã có trên 5 triệu người chết vì bệnh SIDA và hàng triệu người đã bị vi khuẩn HIV nhiễm độc. Các thành phần của giáo xứ hoặc tăng thân có bổn phận phải đánh thức giáo xứ và tăng thân dậy để tất cả đều thấy được hiểm họa lớn lao có một không hai này. Ý thức về khổ đau đang có mặt, đó là sự thật thứ nhất của bốn sự thật mầu nhiệm gọi là Tứ Diệu Đế. Trong suốt 45 năm giáo hóa, Bụt thường nhắc lại câu nói này: ”Tôi chỉ dạy về khổ đau và sự chuyển hóa khổ đau thôi.” Chỉ khi nào nhận diện được khổ đau ta mới có thể nhìn sâu vào tự tính của khổ đau và khám phá ra những nguyên nhân đã đưa tới khổ đau ấy. Có thể là chỉ cần một, hai hoặc ba tuần lễ để học hỏi và quán chiếu về khổ đau và nguyên do của khổ đau thì cọng đồng tu học của ta, giáo xứ của ta sẽ bừng tỉnh dậy về sự thật bi đát của hiểm họa SIDA và vi khuẩn HIV đang xảy ra trong cọng đồng và trên thế giới. Khi tất cả tăng thân hoặc giáo xứ của ta đều ý thức được rõ ràng về thực tại khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau thì mọi người sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì để tự bảo vệ cho cả tăng thân hoặc giáo xứ của mình. Hành động cho kịp và thích ứng thì ta có thể chuyển hóa khổ đau thành an lạc và giải thoát.
Trong cuộc sống hàng ngày vì chỉ biết tiêu thụ trong thất niệm nên chúng ta đã góp phần tạo ra những khổ đau trong hiện tại. Đức Thế Tôn nói: ”Không có gì có thể sống sót được nếu không có thức ăn.” Tình thương không sống được nếu không có thức ăn. Khổ đau cũng không sống được nếu không có thức ăn. Vì vậy nếu ta biết nhìn sâu vào bản chất của khổ đau ta và nhận diện được nguồn thực phẩm mà ta đã sử dụng để nuôi nấng nó, thì chúng ta đã bắt đầu đi vào con đường giải thoát và trị liệu. Những sản phẩm ta tiêu thụ hàng ngày để giải trí đã là một nguồn suối sâu dày của khổ đau. Phim ảnh, truyền hình, quảng cáo và sách báo, v.v.. đã cung cấp cho ta và cho con em ta những loại thức ăn mà mỗi chúng ta tiêu thụ hàng ngày qua sáu căn là mắt, tai, miệng, lưỡi, thân và ý. Những hình ảnh và âm thanh kia hàng ngày xâm chiếm và tràn ngập giác quan và tâm thức ta, và phần lớn đều có tác dụng tưới tẩm những hạt giống thèm khát, tuyệt vọng, bạo động và căm thù trong ta và trong giới trẻ. Con em chúng ta đã bị đầu độc quá nhiều bởi những độc tố ấy. Biết bao nhiêu tuổi trẻ đã chết đuối trong biển ma túy, nghiện ngập và dục tình. Vì vậy nếu ta biết thực tập chánh niệm trong khi tiêu thụ các sản phẩm gọi là văn hóa ấy thì ta có thể chấm dứt được tình trạng bị đầu độc của thân và tâm ta.
Trong đạo Bụt có sự thực tập Năm Giới để hướng dẫn cho ta nhận diện được những thực phẩm nào mà chúng ta sắp tiêu thụ. Nhờ chánh niệm ta có thể thấy được độc tố trong các loại thực phẩm gọi là đoàn thực, xúc thực, và tư niệm thực để chúng ta có thể khước từ không tiêu thụ chúng, không đưa những độc tố ấy vào trong thân tâm ta. Chúng ta phải thực tập để chỉ tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh có thể nuôi dưỡng thân và tâm ta. Tại các chùa, nhà thờ và thánh đường, mọi người phải có cơ hội tiếp nhận những giáo lý và những phép thực tập chánh niệm như thế. Thành phần nào của tăng thân và của giáo xứ cũng phải được hướng dẫn học hỏi và thực tập chánh niệm trong việc tiêu thụ. Để thực tập cho dễ thành công, mỗi người phải nương vào đoàn thể tu học của mình. Có nương vào tăng thân ta mới có đủ sự hướng dẫn, soi sáng và yểm trợ để có đủ năng lượng mà thực tập.
Tái lập truyền thông
Thực tập chánh niệm cũng giúp ta thiết lập lại được truyền thông với những người trong gia đình và quyến thuộc. Hạnh phúc chỉ có thể có mặt khi có hòa khí. Nếu ta không biết thực tập các phép lắng nghe và ái ngữ thì ta không thể tái lập được truyền thông giữa cha mẹ con cái và anh chị em. Khổ đau có thể đã phát sinh vì thế, và do đó cá nhân mới đi tìm sự khuây khỏa và lãng quên trong sắc dục, hút xách, rượu nồng và ma túy. Thảm trạng HIV / SIDA có liên hệ mật thiết đến vấn đề truyền thông trong gia đình, bởi vì thiếu sự truyền thông cho nên người ta mới đi tìm đến với sắc dục và ma túy. Mà sắc dục và ma túy là hai nguyên do chính đưa tới nhiễm độc HIV/ SIDA . Số người bị bệnh SIDA vì sử dụng kim chích ma túy rất nhiều, những chiếc kim này đã được những người có bệnh SIDA sử dụng trước đó. Trưởng giả Duy Ma Cật nói: Tại vì chúng sanh bệnh nên tôi bệnh. Khi cả thế giới bị thảm họa SIDA tàn phá, và hàng chục triệu người đang rên siết dưới gánh nặng của khổ đau vì tuyệt vọng thì ta không thể làm ngơ. Chỉ kêu gọi chính quyền và các tổ chức thiện nguyện thì chưa đủ.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải bắt đầu xây dựng tăng thân, cọng đồng và giáo xứ của họ bằng cách là phải thực tập những điều mà chính mình đang hô hào, kêu gọi và giảng dạy. Các vị giám mục, mục sư, linh mục và trú trì phải đứng lên làm gương cho cọng đồng của họ bằng sự tu tập của chính mình. Phải tái lập được sự truyền thông ngay trong chính cộng đồng tôn giáo của mình, phải hòa giải được với tất cả mọi thành phần của tăng thân – trong phạm vi giáo xứ, trong phạm vi gia đình và giữa những cộng đồng với những chủng tộc khác biệt trong mỗi thành phố. Sự thực tập này rất quan trọng. Khi cộng đồng đã có sự hài hòa, có sự học hỏi và quán chiếu về những khổ đau và những nguyên nhân gây ra khổ đau trong phạm vi hiểm họa SIDA thì mới có thể thành công. Nếu đoàn thể tôn giáo của ta đã có giác ngộ và hiểu biết về tình trạng hiểm họa, thì cái hiểu tự nhiên đưa tới cái thương. Chính yếu tố hiểu và thương này sẽ đem lại rất nhiều an ủi cho các nạn nhân của bệnh HIV và SIDA . Chúng ta biết rõ rằng thuốc men không đủ để đối phó với hiểm họa. Những người bị nhiễm độc HIV và có bệnh SIDA thường bị kỳ thị, hắt hủi, sống trơ trọi ngoài lề gia đình và xã hội. Tăng thân hoặc giáo xứ phải cung cấp tình thương và sự hiểu biết cho họ, thì sự chữa trị mới có thể thành công. Nếu không thực sự có hiểu và có thương thì ta sẽ không làm được gì cụ thể để giúp những người đang khổ đau, dù ta có rất nhiều tài năng và thiện chí.
Dựng lại tăng thân
Sự thực tập chánh niệm chỉ thành công lớn trong phạm vi tăng thân, nghĩa là trong một đoàn thể mà ai cũng nguyện sống trong tỉnh thức và trong tinh thần hòa hợp. Có nhiều cái ta không làm được khi ta làm một mình, nhưng cùng với tăng thân thì ta lại làm được. Sống với tăng thân, ta thực tập đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm, thực tập thiền tọa, thiền hành và ăn cơm im lặng rất dễ dàng. Chúng ta cũng thực tập tiêu thụ trong chánh niệm một cách rất dễ dàng, tại vì tăng thân luôn luôn có đó để soi sáng cho ta và yểm trợ cho ta thực tập. Theo tôi thì xây dựng tăng thân là công trình cấp thiết và đáng giá nhất của thời đại chúng ta.
Trong truyền thống đạo Bụt, sau khi tiếp nhận Năm Giới, cứ mỗi nửa tháng người ta lại tập họp với nhau tại chùa để tụng giới và dự pháp đàm về Năm Giới để chia sẻ kinh nghiệm thực tập và tìm thêm những cách thức hữu hiệu hơn nữa để áp dụng Năm Giới vào đời sống hàng ngày. Vị giáo thọ hay trú trì thường tham dự trọn buổi pháp đàm, đóng góp tuệ giác và kinh nghiệm của mình và hướng dẫn cho tín đồ bằng kinh nghiệm tu tập của mình. Nếu có cá nhân nào trong tăng thân gặp khó khăn thì tăng thân có đó để yểm trợ cho người ấy. Một tăng thân đích thực là một tăng thân có mang trong nó sự có mặt của Phật thân và Pháp thân. Điều này cũng tất nhiên phải đúng trong các truyền thống tôn giáo khác. Tăng thân với tăng nhãn (mắt Tăng) của mình, nhờ sự thực tập và quán chiếu, sẽ có thể hiểu được tình trạng khó khăn của ta và chỉ bày cho ta phương thức dẫn ta ra khỏi tình trạng ấy, giúp cho ta tự bảo hộ ta, bảo hộ gia đình và xã hội của ta.
Ngày nay, tuổi trẻ bỏ nhà thờ rất nhiều, tại vì nhà thờ không cung cấp cho họ những giáo lý và thực tập thích hợp với hoàn cảnh của họ. Nhà thờ không đáp ứng được với những nhu cầu có thật của tuổi trẻ. Làm mới lại giáo hội bằng cách giảng dạy những gì thích hợp và cung cấp những phép hành trì thích hợp với tuổi trẻ, đó là cách duy nhất để đưa tuổi trẻ trở về lại với giáo hội. Ta phải làm mới giáo hội và đoàn thể của ta lại bằng sự thực tập xây dựng tăng thân. Xây dựng tăng thân trên nền tảng thực tập chánh niệm – vì chánh niệm sẽ đem tới hiểu biết, thương yêu và năng lượng bảo hộ và hòa giải. Người lãnh đạo giáo hội, dù xuất gia hay tại gia, đều phải tự mình thực tập trước đã. Chúng ta phải dạy bằng thân giáo của mình. Giới trẻ sẽ không tin ta nếu ta không sống theo điều ta dạy. Vấn đề then chốt của HIV và SIDA là vấn đề hành xử, vấn đề giữ giới. Đó là thực tập chánh niệm. Nếu ai cũng có tăng thân để bảo hộ và soi sáng cho mình để mình có thể biết mình đang hành xử như thế nào thì mình sẽ không còn mang lại khổ đau cho chính bản thân và cho gia đình và xã hội mình nữa.
Đi vào Tịnh Độ
Tôi thường nhắc nhở các giới đệ tử của tôi rằng năng lượng chánh niệm chế tác do sự thực tập hàng ngày cũng tương đương với năng lượng của Thánh linh. Mỗi chúng ta đều có hạt giống chánh niệm trong tâm. Nếu ta biết thực tập thở trong chánh niệm, đi đứng trong chánh niệm, nằm ngồi, làm việc và tiêu thụ trong chánh niệm, thì hạt giống ấy sẽ trở thành một nguồn năng lượng sinh động trong ta, bảo hộ ta, giúp ta hiểu, thương và hành động đúng theo chánh pháp. Đối với người Cơ Đốc và Do Thái, điều này tương đương với sự sống hàng ngày đặt trong sự có mặt của Thượng Đế. Tôi đã chỉ dạy cho rất nhiều người bị bệnh nan y, giúp cho họ tập đi trong Tịnh Độ hay trong nước Chúa mỗi ngày. Nếu ta biết trở về với hơi thở chánh niệm và thực hiện được trạng thái thân tâm nhất như thì ta sẽ không còn bị ràng buộc bởi quá khứ và tương lai vì ta sẽ có khả năng bước ngay vào Tịnh Độ hay là vào nước Chúa trong giây phút hiện tại, và tiếp xúc được với tất cả những nhiệm mầu có mặt trong ấy. Nếu ta có thảnh thơi và tự do, thì Tịnh Độ có mặt ngay trong giờ phút này.
Tự do đây không phải là tự do chính trị; đó là sự giải thoát khỏi mọi lo lắng, đau buồn, sợ hãi và nuối tiếc. Thiết lập được thân tâm vững chãi trong giây phút hiện tại là ta có thể bước ngay được vào Tịnh Độ hay là trong nước Chúa. Riêng tôi, ngày nào tôi cũng thực tập đi trong Tịnh Độ. Dù tôi đang ở trong một nhà ga hay tại một phi trường, dù tôi đang ở trên Vạn Lý Trường Thành hoặc bên sườn núi Thứu, tôi đều có cơ hội bước đi thảnh thơi trong Tịnh Độ. Tịnh Độ hoặc nước Chúa là nơi mà chánh niệm, hiểu biết, thảnh thơi và từ bi có mặt. Đó là định nghĩa Tịnh Độ của tôi. Trong chúng ta ai cũng có khả năng chánh niệm, ai cũng có khả năng an trú trong hiện tại. Ta chỉ cần thực tập để khả năng ấy hiển lộ và lớn lên. An trú trong hiện tại, ta tiếp xúc được với những mầu nhiệm trong ta và quanh ta. Đôi mắt của quý vị là một mầu nhiệm. Trái tim của quý vị là một mầu nhiệm. Trời xanh là một mầu nhiệm. Tiếng chim hót là một mầu nhiệm. Nếu quý vị có mặt được cho những mầu nhiệm ấy thì những mầu nhiệm ấy sẽ có mặt được cho quý vị. Tất cả những mầu nhiệm của Tịnh Độ đang có mặt cho quý vị ngay trong giờ phút này. Chỉ sợ quý vị không có mặt cho những mầu nhiệm ấy mà thôi. Nước Chúa đang có mặt trong khoảnh khắc này đây và tại ngay đây. Câu hỏi cần hỏi là quý vị đang có mặt cho nước Chúa hay không mà thôi. Nếu thực tập giỏi quý vị sẽ thấy Tịnh Độ có mặt trong từng tế bào của cơ thể quý vị. Không gian vô cùng và thời gian vô tận đang có trong từng tế bào. Và quý vị có thể bước đi thảnh thơi trong từng tế bào của cơ thể quý vị. Đây là giáo lý mầu nhiệm của kinh Hoa Nghiêm.
Khi chánh niệm của ta vững mạnh, khi ta tiếp xúc được năng lượng của Thánh linh, ta sẽ có thể đi tới kiến tánh, nghĩa là thấy được tự tánh của chúng ta. Kinh Pháp Hoa dạy rằng thực tại có thể được tiếp xúc qua bản môn hoặc tích môn. Về phía tích môn, ta thấy có sinh có diệt, có còn có mất, có tới có đi. Về phía bản môn, ta thấy tự tính của ta là vô khứ vô lai, bất sinh bất diệt, không còn không mất. Trong Phật giáo, bản môn là tự tính, là niết bàn – Trong Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo, ta có thể gọi đó là Thượng Đế. Nếu quý vị là tín hữu Ki-tô giáo, thì chắc chắn quý vị không thể nói rằng Chúa Ki-tô chỉ bắt đầu hiện hữu sau khi được sinh ra trong máng lừa và không còn hiện hữu nữa sau khi bị đóng đinh trên cây thập tự. Không! Tự tính của Chúa Ki-tô là vô sinh bất diệt. Sinh diệt không thể động tới Ki-tô. Đạo Bụt ưa sử dụng danh từ biểu hiện hơn là danh từ tạo sinh. Nếu ta quán chiếu về tự tính của tạo sinh qua tuệ giác biểu hiện ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới lạ.
Xin mời quý vị nhìn vào hộp diêm trong tay tôi đây và cho tôi biết quý vị có thấy ngọn lửa có mặt hay không. Dù ngọn lửa chưa biểu hiện, quý vị cũng không thể nói rằng nó không có mặt. Nó đang có mặt trong những điều kiện sẽ làm cho nó biểu hiện. Tất cả mọi điều kiện làm cho ngọn lửa biểu hiện đã đầy đủ, chỉ thiếu một điều kiện chót, đó là một động tác của bàn tay tôi, động tác quẹt que diêm vào vỏ hộp diêm. Ngọn lửa ơi, ngươi hãy biểu hiện đi. Tôi đang quẹt diêm đây. Ngọn lửa đã biểu hiện rồi. Nó không phải là một sự tạo sinh (creation). Nó chỉ là một sự biểu hiện (manifestation). Sự giáng sinh của Chúa Ki-tô là một biểu hiện, không phải là một sự tạo sinh. Nếu thấy được điều này quý vị có thể tiếp xúc được với Ki-tô trong bất cứ giờ phút nào, bởi vì trong bản môn, Chúa Ki-tô là vô sinh bất diệt. Trong đạo Bụt, người ta thấy rằng không những Bụt Thích Ca và Chúa Ki-tô mới có tự tính vô sinh bất diệt mà tất cả chúng ta cũng như tất cả mọi hạt sõi và mọi chiếc lá đều có tự tính vô sinh bất diệt ấy. Nếu ta thực tập tiếp xúc được với tự tính không sinh diệt của ta thì ta sẽ vượt thoát được sự sợ hãi và mọi vọng tưởng điên đảo khác. Ta có thể sống an lạc vui tươi, dù hình hài ta chỉ còn tiếp tục biểu hiện trong vài tháng hoặc vài năm.
Tôi đã giảng dạy và huấn luyện cho nhiều bệnh nhân bị ung thư, SIDA và nhiều chứng bệnh nan y khác thực tập và sống trong tinh thần này. Nhiều vị đã có thể sống an lạc những giờ phút còn lại của sắc thân họ, và thọ mạng của nhiều vị đã được kéo dài. Có vị khi mới tới nói rằng bác sĩ của họ nói rằng họ chỉ còn sống được chừng ba tháng, nhưng nhờ thực tập, họ đã sống được tới mười lăm hoặc hai mươi năm. Tôi rất mong các nhà thờ, các thánh đường và các chùa viện cung cấp được giáo lý và sự thực tập tiếp xúc bản môn này cho những người bị HIV và SIDA và cho cả bất cứ ai, để mọi người có thể cùng được hưởng lợi lạc. Mỗi người tín đồ hoặc đạo hữu trong giáo xứ và tăng thân phải có cơ duyên thực tập để tiếp xúc được với tự tính bất sinh bất diệt của mình trong đời sống thường nhật. Tiếp xúc được thì ta sẽ có tuệ giác và năng lượng vô úy. Ta sẽ không còn sợ hãi và sầu đau nữa. Ta cũng như một đợt sóng, khi biết tự tính của mình là nước rồi thì không còn sợ hãi sự lên xuống ra vào nữa.
Khi đã có được chất liệu vô úy, ta sẽ trở thành pháp khí, sẽ có năng lượng độ đời và giúp người như các vị bồ tát. Tất cả những ai đã bị HIV và SIDA cũng có thể trở nên những vị bồ tát tự giúp mình và giúp người thức tỉnh để tự bảo hộ mình, bảo hộ người, giúp người vượt thoát sợ hãi, thực hiện trị liệu và kéo dài thọ mạng. Cuộc chiến Việt Nam đã làm tổn hại không biết bao nhiêu sinh mạng. Hai mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, những người sống sót sau cuộc chiến vẫn còn mang đầy thương tích, nhất là cựu chiến binh. Tôi đã từng tổ chức các khóa tu cho cựu chiến binh Hoa Kỳ. Tôi khuyến khích họ phát nguyện bồ tát, đứng lên giáo hóa cho quần chúng biết thế nào là chiến tranh và những khổ đau cùng cực mà chiến tranh đem lại cho cả người lớn và trẻ em. Tôi nói rằng họ là những ngọn lửa trên đầu cây đèn nến: họ đã biết ngọn lửa chiến tranh tàn bạo đến mức nào. Nhưng ngọn lửa ấy có thể soi sáng cho nhân loại. Họ có thể làm nhân chứng và có thể xác định với quần chúng rằng cái mà ta thật sự muốn chính là hòa bình, là tình huynh đệ mà không phải là chiến tranh.
Mỗi người cựu chiến binh có thể trở nên một vị bồ tát đi làm công việc tỉnh thức nhân loại. Ta phải thấy rõ được rằng một cuộc chiến tranh như thế sẽ không nên bao giờ xảy ra trong tương lai. Nếu làm được việc này, thì cuộc đời họ sẽ trở nên một cuộc đời có ý nghĩa, và họ sẽ có thể thực hiện được sự trị liệu cho bản thân một cách mau chóng và đem lại nguồn vui sống cho chính họ và gia đình họ. Những ai là nạn nhân của HIV và SIDA cũng thế. Một khi đã phát được tâm bồ đề, nguyện đứng lên thức tỉnh mọi người và chỉ hướng cho mọi người để ai cũng có thể tự bảo hộ mà đừng sa vào hiểm nạn SIDA, thì những người bị HIV / SIDA sẽ thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa, sẽ có một năng lượng lớn trong tâm, sẽ tìm lại được niềm vui sống, sẽ được trị liệu mau chóng và sẽ có thể kéo dài thêm thọ mạng.
Đưa Thánh Linh trở về
Thưa Tổng Thống, thưa quý vị,
Những điều tôi vừa nói không phải đã được trích dẫn từ kinh sách mà từ kinh nghiệm sống và thực tập của tôi. Đem áp dụng được thì ta có thể bảo hộ lập tức cho ta, cho gia đình ta, cho cọng đồng và xã hội ta. Ta có thể chế tác được chất liệu hiểu và thương để có thể giúp cho những ai đã rủi ro vướng vào tai nạn HIV và SIDA được có nhiều cơ hội hơn mà đi tới trên con đường bình phục. Ta có thể thực tập và tiếp xúc với Tịnh Độ và nước Chúa ngay trong ngày hôm nay. Ta có thể bắt đầu công việc chữa trị cho ta và cho thế giới bắt đầu ngay từ giờ phút này. Bất cứ trong truyền thống tâm linh và tôn giáo nào ta cũng có thể thực tập chánh niệm, ái ngữ, lắng nghe, chế tác hiểu biết, từ bi và chất liệu vô úy. Nếu tu tập mà không chế tác được những hoa trái ấy, thì ta tu tập làm gì? Phép tu của ta có hữu hiệu không? Ta phải tự hỏi mình và hỏi nhau. Nếu đường lối giảng dạy và thực tập của ta không mang đến kết quả thì ta phải thay đổi. Ta phải thực tập thế nào để chế tác cho được niệm, định, tuệ, từ bi và vô úy. Ta phải thực tập như thế nào để Thánh linh có mặt trở lại trong giáo đoàn và giáo xứ. Xây dựng tăng thân là con đường giúp ta ra khỏi tình trạng nguy nan hiện tại. Xây dựng tăng thân để có nơi nương tựa cho ta, cho gia đình ta và xã hội ta là công trình đáng giá nhất của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Tăng thân là nơi nương tựa đích thực, vì Chân Tăng luôn luôn mang theo trong lòng nó Chân Phật và Chân Pháp.
Xin mời quý vị an trú thảnh thơi trong hơi thở và bước chân trong những ngày hội nghị Thượng Đỉnh, trong lúc chúng ta đang được tập họp như một tăng thân. Và xin cảm ơn liệt vị đã chăm chú lắng nghe.
Bài thuyết giảng bằng tiếng Anh
Address to the World Summit on HIV & AIDS at The White House, December 1, 2000
On December 1, 2000, Thich Nhat Hanh gave this Dharma talk at the White House in Washington, D.C., during a conference on AIDS. Thay is deeply aware of the suffering caused by AIDS, and offered teachings to encourage those present to respond to that suffering and to conduct themselves in ways that would bring relief to themselves, their families, and society.
Immediate Protection
By Thich Nhat Hanh
In the 1960s, American young people marched in the streets, shouting “Make love, not war.” I reflected deeply on this. What kind of love were they speaking of? Was it true love? If it were true love, it would be the opposite of war. If it were only craving, one could not call it “true love.” Making love out of craving is making war at the same time. In 1971, during the war for Bangladesh independence, soldiers raped 250,000 women; ten percent of these women became pregnant. These soldiers made love and war simultaneously. That kind of love is not true love.
True love contains the elements of mindfulness, protection, and responsibility. It carries the energy of enlightenment, understanding, and compassion. A church has to dispense the teaching on true love to all members of the church and to the children. In the Buddhist teaching, detailed in the third Mindfulness Training, a sexual relationship should not take place without true love and a long-tenn commitment. We must be aware of the suffering we bring upon ourselves and others when we engage in unmindful sexual activities. We destroy ourselves. We destroy our beloved. We destroy our society.
Mindfulness in the act of loving is true love. This practice of mindfulness can take place today and serve as our immediate protection. All church members should begin today the practice of mindful sexual behaviors. This is what I call immediate protection for ourselves, our community, and our society. The role of church leaders, in my belief, is to first protect themselves and their own community. If not, they cannot help protect others. When we are on an airplane, the attendant reminds us that if there is not enough oxygen, we must put on our own oxygen mask before we help another person. Similarly, our self, our own family, and religious community should be the first target of our practice and action. The elements of awakening and enlightenment need to take place immediately in our own religious community.
Children and adults should be well-informed about the problems of HIV infection and AIDS. They should be aware of the suffering that can be brought upon the individual, as well as the family, community, and society, through unmindful sexual activities. Mindfulness is the energy that helps us to know what is going on. What is going on now is a tremendous amount of suffering. In the year 2000, more than five million people died of AIDS; many still weep over this loss. Members of the church must wake the church up to the reality of suffering.
The awareness of suffering is the first of the Four Noble Truths emphasized by the Buddha. Next, every member of the church and of the temple has to be aware of the roots of the suffering. This is the second Noble Truth. During the forty-five years of his teaching, the Buddha continued to repeat his statement: “I teach only suffering and the transformation of suffering.” Only when we recognize and acknowledge our suffering, can we look deeply into it and discover what has brought it about. It may take one week, two weeks, or three weeks of intense activities before the whole community, the whole church, or the Sangha will wake up to the tragedies of HIV and AIDS in its own community, as well as in the world at large. When the church and all its members are aware of the reality of suffering and its root causes, we will know what to do and what not to do for protection to be possible. The appropriate course of action can transform our suffering into peace, joy, and liberation.
Daily unmindful consumption in our society has contributed greatly to the present suffering. The Buddha said, “Nothing can survive without food.” Love cannot survive without food; neither can suffering. Consequently, if we know to look deeply into the nature of our suffering and to recognize the kind of nutriments that have fed and perpetuated it, we are already on the path of emanci- pation. Entertainment in the media is a deep source of suffering. Movies, television programs, advertise- ments, books, and magazines expose us and our children to a kind of unwholesome nutriment, which we ingest every day via our sense organs, namely eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. All of us are subject to invasions of these images, sounds, smells, tastes, and ideas. Unfortunately, these sorts of sounds, sights, and ideas in the media often water the seeds of craving, despair, and violence in our children and in us. There are so many items in the realms of entertainment that have destroyed us and our children. Many are drowned in alcohol, drugs, and sex. Therefore, to be mindful of what we consume-both edible foods and cultural items-is vital. The Fifth Mindfulness Training guides us to look at each nutriment we are about to ingest. If we see that something is toxic, we can refuse to look at it, listen to it, taste it, touch it, or allow it to penetrate into our body and our consciousness. We must practice to ingest only what is nourishing to our bodies and minds. The church has to offer this teaching and practice to all its members. The practice of protecting ourselves and our family is difficult, because the seeds of craving, violence, and anger are so powerful within us. We need the support of the Sangha. With the support of the Sangha, we can practice mindful consumption much more easily. Mindful consumption can bring us joy, peace, understanding, and compassion. We become what we consume.
Mindfulness also plays a critical role in relationships and communication. Relationships in the family are only possible if we know how to listen to each other with calm and loving kindness, if we know how to address each other with loving speech. Without the practice of loving speech and rnindfullistening, the communication between members of the family becomes tenuous. Suffering may result from this lack of communication. Many lose themselves in forget- fulness, and take refuge in sex, alcohol, violence, and tobacco. The problems of HIV infection and AIDS are intricately linked to these issues of poor relation- ship in the family and reckless consumption of sex and drugs. The layman Vimalakirti said, “Because the world is sick, I am sick. Because people suffer, I have to suffer.” The Buddha also made this state- ment. We live in this world not as separated, individual cells, but as an organism. When the whole world is devastated by the pandemics of HIV infection and AIDS, and many fellow humans are in desperate situations, our sense of responsibility and compassion should be heightened. We should not only call for help from the government and other organizations. Religious leaders need to take active roles in rebuilding our communities and reorganizing our churches by the embodiment of their own practice. The practice should aim to restore the communication between church members, between family members, and between ethnic groups. Com- munication will bring harmony and understanding. Once understanding is there in the church and the community, compassion will be born.
We know that with diseases, medical therapy alone is inadequate. We know that many people with lllV and AIDS are alienated from their own families and society. The church can offer understanding and compassion to people who suffer. They will no longer be lonely and cut off, because they will see that understanding is there, awakening is there, and compassion is there, not as abstract terms or ideas, but as realities. To me, that is the basic practice of the Sangha; that is the basic practice of the church. Without understanding and compassion, we will not be able to help anyone, no matter how talented and well-intentioned we are. Without understanding and compassion, it is difficult for healing to take place.
Thus, the practice of mindfulness should take place in the context of a Sangha-a community of people who strive to live in harmony and awareness. There are many things that we cannot do alone. However, with the presence and support of members of the community, these things can become easier for us to achieve. For example, when we have the Sangha to support us and shine light on us, we can have more success in the practices of sitting meditation, walking mediation, mindful eating, and mindful consumption. To me, Sangha building is the most noble task of our time.
In the Buddhist tradition, after we have received the Five Mindfulness Trainings, we come together every fortnight and recite them. After the recitation, we gather in a circle to have a Dharma discussion, learning more about these Five Trainings. We also discuss and share our personal experiences, in order to find better ways to apply the teaching and the practice of these trainings into our daily life. The Dharma teacher, the priest, or the monk attends the entire discussion session, contributes and guides the Sangha with his or her experiences and insights. If an individual in the Sangha has difficulties, the whole Sangha is available to support that person.
A true Sangha is a community that carries within herself the presence of the Buddha and the presence of the Dharma. The living Sangha always embodies the living Buddha and the living Dharma. The same must be true with other traditions. The Sangha, with her Sangha eyes, through the practice of mindfulness and deep looking, will be able to understand our situations and prescribe the appropriate course of practice for the protection of ourselves, our families, and society.
Today, many young people are leaving the church because the church does not offer them the appropriate teaching and the appropriate practice. The church does not respond to their real needs. Renewing the church by dispensing the appropriate teachings and practices is the only way to bring young people back to the church. We need to renew our church, rebuild our communities, and build Sanghas. This is the most basic and important practice. Again, in order to carry out this task, church leaders, whether clergy or laity, should embody the teaching and the practice. Young people do not only listen to our verbal messages. They observe our actions. Thus, we teach not with our sermons or our Dharma talks alone, but we teach through our behavior and our way of life.
Some people contract H N or AIDS from blood transfusions, but often, the issue of HIV infection and AIDS is an issue of behavior. If mindfulness practice is there, and each person has the Sangha to help him or her be mindful, then we should be able to avoid bringing suffering upon ourselves, our families, our communities, and our society.
I often tell my students and others that the energy of mindfulness, generated by the practice in daily
life, is equivalent to the Holy Spirit. The seed of mindfulness is there in each one of us. Once we know how to touch the seed of mindfulness in us through the practices of mindful breathing, mindful walking, mindful thinking and consuming, then it will become a living source of energy in us. Mindfulness always brings about concentration, insight, understanding, and compassion. The practice brings back the energy of awakening and generates the energy of God in our daily life. I have trained people with terminal illness to walk in the Kingdom of God every day. If you know how to dwell in the here and the now, and invest 100% of yourself into your in-breath and out- breath, you become free of the past and of the future. You can touch the wonders of life right in the present moment. The Kingdom of God is available in the here and the now, if you are a free person. This is not political freedom that I am talking about. This is freedom from worries and fear, freedom from the past and the future. If you can establish yourself in the here and the now, you have the basic condition for touching the Kingdom of God. There is not one day that I do not walk in the Kingdom of God. Even when I walk in the railway station, along the Great Wall, or at the airport, I always allow myself the opportunity to walk in the Kingdom of God. My definition of the Kingdom of God is where stability is, mindfulness is, understanding is, and compassion is.
Each person has the energy of mindfulness within. Each person has the capacity of dwelling in the here and the now. Once you are fully in the present moment, you touch all the wonders of life that are available within you and around you. Your eyes are wonders of life. Your heart is a wonder of life. The blue sky is a wonder of life. The songs of the birds are wonders o f life. I f you are available to life, then life will be available to you. All the wonders of the Kingdom of God are available to you today, at this very moment. The Kingdom of God is now or never. Thus the question becomes, are you available to the Kingdom of God? The Kingdom of God can be touched in every cell of your body.
Infinite time and space are available in it, and if you train yourself, it will be possible for you to walk in the Kingdom of God in every cell of your body.
When we are able to touch the Holy Spirit through the energy of mindfulness, we will also be able to have a deeper understanding of our true nature. The Buddha taught that there are two dimen- sions to reality. The first is the Historical Dimension, which we perceive and experience chronologically from birth to death. The second is the Ultimate Dimension, where our true nature is revealed. In Buddhism, we may call the ultimate reality “Nirvana,” or “Suchness.” In Christianity, we may call it “God.” If you are a Christian, you know that the birth of Jesus does not mean the beginning of Jesus. You cannot say that Jesus only begins to be on that day. If we look deeply into the nature of Jesus Christ, we find that his nature is the nature of no-birth and no- death. Birth and death cannot affect him. He is free from birth and death. In Buddhism, we often talk in terms of manifestations rather than creation.
If you look deeply into the notion of creation in terms of manifestation, you may discover many interesting things. I have a box of matches here with me, and I would like to invite you to practice looking deeply into this box of matches, to see whether or not the flame is there. You cannot characterize the flame as nonbeing or nonexistent. The flame is always there. The conditions for the manifestation of the flame are already there. It needs only one more condition. By looking deeply, I can already see the presence of the flame in the box, and I can calIon it and make it manifest. “Dear flame, manifest your- self!” I strike the match on the box, and there, the flame manifests herself. It is not a creation. It is only a manifestation.
The birth of Jesus Christ is a manifestation, and the death of Jesus Christ on the cross is also a manifestation. If we know this, we will be able to touch the Living Christ. In the Buddhist teaching, not only the Buddha has the nature of no-birth and no- death, but every one of us, every leaf, every pebble, and every cloud has this nature. Our true nature is the nature of no-birth and no-death.
I have learned from my practice that only by touching the Ultimate Reality in us can we transcend fear. I have offered this teaching and practice to numerous people with terminal illness. Many of them have been able to enjoy the time that is left for them to live with joy and peace, and their lives have been prolonged. In certain cases, the doctors told them that they had just three months or so to live, but they took up the practice and they lived fifteen to twenty more years. My wish is that the church will dispense teaching and practice on how to touch our Ultimate Reality to people who have been struck with the mvI AIDS, and also to those who have not. We should be able to help members of our community live in such a way that we can all touch Nirvana, that we can all touch the Ultimate Dimension within us in our daily lives. With the learning and the practice, we will be able to touch our true nature of no-birth and no-death. That is the only way to remove fear. Once the wave realizes that her nature-her ground of being-is water, she will transcend all fear of birth and death, being and nonbeing. We can help the people who do not have much time to live, so that they are able to live deeply with joy and solidity for the rest of their lives.
Once we can establish ourselves in the here and the now, and the fear of death is removed, we become the instruments of peace, of God, of Nirvana. We become bodhisattvas-enlightened beings working to free others from their suffering. Those of us who have been struck with mvIAIDS can become bodhisattvas, helping ourselves and other people, and acquire that energy of healing called bodhicitta, or the mind of love.
During the Vietnam War, numerous Vietnamese and American soldiers and civilians died, and many who survived were deeply affected. Twenty-five years later, the survivors continue to be devastated by this war. I have offered a number of retreats to American war veterans. I tell them that they can become bodhisattvas because they already know what the suffering of war is about. I advise them that they should play the role of the flame on the tip of the candle. It is hot, but it will help create the awareness, the realization, that war is what we do not want. We want the opposite. We want true love. Each person can transform into a bodhisattva, creating the awareness in his or her own people, so that we will never have a war like this one again. You life will have a new meaning and the energy of true love will guide you.
The Fourth Noble Truth is the path to end suffering and attain well-being. This path you have chosen to end suffering-your own and others’- is the bodhisattva path. Not only can you transcend the suffering of the past, but you bring joy and peace to yourself and your beloved ones, because you are helping to awaken people in your own community and society. The war veterans can practice creating awareness and waking people up, and the people who have been struck by mv and AIDS can do likewise. Once motivated by the desire to work for true love, we can engage our daily lives in the activities that awaken and embrace others as well as ourselves. The work of a bodhisattva will help our healing process to take place very quickly. Our lives may become longer and of deeper quality than the lives of many who do not have mv or AIDS.
Everything I have said comes from the experience of my own practice. I do not tell you things that I have read in books. It is possible for us to install immediate protection today, for ourselves, our families, and our communities. It is possible to provide understanding and compassion to those who suffer, so that everyone has the appropriate opportu- nities and conditions to heal. It is possible to experi- ence the Kingdom of God in the here and the now. It is possible to help the world heal as we are healing ourselves. Whatever our religious background, we must practice in such a way that we bring forth understanding, compassion, true love, and non-fear, so that possibilities become actualities. I f our practice does not yield these flowers and fruits, it is not true practice. We must have the courage to ask ourselves: “Is our practice correct? Do we generate understand- ing, awakening, and compassion every day?” If we do not, we have to change our way of teaching and our way of practicing.
To me, the Holy Spirit is the energy of God, representing the energy of mindfulness, of awakening to the reality of suffering. W e have to bring the Holy Spirit back to our religious communities in order for people to have true faith and direction. I sincerely believe that Sangha building is the way. It is the most noble task of the twenty-first century. Not only church leaders, but health professionals, gays and lesbians, schoolteachers, and members of different ethnicity should build Sanghas. Please reflect on this. The practice of Sangha building is the practice of giving humanity a refuge, because a true Sangha always carries within herself the true Buddha and the true Dharma. When the Holy Spirit manifests in our church, God is with us.
Enjoy your breath, enjoy your steps, while we are still together as a Sangha.