Bài Viết

Thiền tập không nằm ngoài xã hội, không trốn tránh xã hội mà là chuẩn bị để đi vào lại xã hội. Ta gọi là đạo Bụt nhập thế, hay đạo Bụt dấn thân. Khi đến một trung tâm tu học nào đó, có thể ta có cảm tưởng là mình bỏ lại mọi thứ sau lưng, như gia đình, xã hội, bỏ lại tất cả những vấn đề rắc rối liên quan đến gia đình và xã hội. Mình đến thực tập với tính cách cá nhân để tìm kiếm an lạc. Nghĩ như vậy đã là vô minh rồi, bởi vì trong đạo Bụt không có cái gì là cá nhân cả. Cũng giống như tờ giấy là ...
Đọc tiếp
Khi Nhất Chi Mai tự thiêu, Vũ Hoàng Chương vô cùng xúc động và đã làm bài thơ “Lửa…Lửa…và Lửa” để ca ngợi chị. Lửa Nhất Chi Mai giống như hỏa lệnh, một hiệu lệnh bằng lửa để cho cánh chim Hòa Bình trở về. Đó là thông điệp của Vũ Hoàng Chương. Sáng trưng hỏa Lệnh bồ câu trắng – Tranh vẽ: sư cô Trăng Tuyết Hoa LỬA…LỬA…VÀ LỬA Vừa mới hôm nào Lửa YẾN PHI Bay lên…nối cánh LỬA TỪ BI; Giờ đây, lại nỗi lòng dân Việt Đau xé trời Nam: Lửa NHẤT CHI…! Ba đợt cháy lên Thông Điệp Lửa, Đêm sao có thể đặc như chì? Đốt cho bom đạn tan thành lệ, Hai ...
Đọc tiếp
Vũ Hoàng Chương sinh năm 1916, đậu tú tài Tây, sau đó học luật. Nhưng chán không thích luật nên ông bỏ học, làm phó giám đốc cho sở hỏa xa. Làm ở sở hỏa xa cũng chán nên ông đi về học toán. Học toán cũng không thích cuối cùng ông làm thơ. Năm 1945 ông tham gia kháng chiến, năm 1950 bỏ kháng chiến. Không tìm thấy hạnh phúc trong ngành luật, toán học, hỏa xa, kháng chiến, nên năm 1951 ông di cư vào miềm Nam. Năm 1963 khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu cho nhân quyền Việt Nam, Vũ Hoàng Chương xúc động vô cùng và ông đã viết bài thơ Lửa Từ Bi ...
Đọc tiếp
Thiền sư Nhất Hạnh
Tóm lược những ý chính của Khóa tu Mùa Đông 2013 – 2014 Tải bài này về.PDF
Từ Thức thân đến Tàng thức Sự hình thành của nền văn học Abhidharma bắt đầu bằng công trình góp nhặt những danh từ Phật học và giải thích những danh từ ấy theo pháp số với mục đích là làm sáng tỏ nghĩa lý của những danh từ ấy, nghĩa lý đây là nghĩa lý của giáo pháp. Công việc này bắt đầu vào khoảng một trăm năm trước và sau Tây lịch. Tiếp theo đó là công trình hệ thống hóa giáo lý đạo Bụt mà kinh tạng chuyên chở. Giáo lý của Bụt nằm rải ...
Đọc tiếp
Thích Nhất Hạnh Ghi lại vắn tắt sự hành trì và học hỏi trong khóa tu Mùa An Cư Kết Đông năm nay (2012 – 2013) tại Mai Thôn cũng kéo dài đúng 90 ngày như mọi năm. Tại các trung tâm khác như Lộc Uyển, Bích Nham, Mộc Lan, Pak Chong, Vô Ưu và Liên Trì cũng thế. Đi không nói và không suy nghĩ Mỗi buổi sáng, sau thời công phu, đại chúng được nhắc nhở là trong suốt ngày, mỗi khi đi thì không nói năng và suy nghĩ mà phải thực tập tiếp xúc với đất Mẹ với tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Lời nhắc nhở như sau, được đọc bằng tiếng Anh ...
Đọc tiếp
Tâm sự với một nhà khoa học trẻ tuổi Thích Nhất Hạnh   Hiểu và Thương Là nhà khoa học, anh (chị) có nhu yếu khám phá. Là người tu thiền, tôi cũng có nhu yếu khám phá. Vì vậy tôi muốn viết thư cho anh. Tôi nghĩ khám phá là một nhu yếu lớn của con người. Đó là nhu yếu hiểu. Hiểu và thương là hai nhu yếu căn bản. Hạnh phúc là cái có thể có nếu ta làm thỏa mãn được hai nhu yếu căn bản ấy. Cái hiểu có liên hệ gì đó với cái thương, tôi chắc anh cũng cảm nhận điều này. Cái hiểu, dù là cái hiểu trong khoa học, có công ...
Đọc tiếp
Kính lạy Mẹ, Mẹ là một hành tinh, là Mẹ của tất cả mọi loài, trong đó có loài người chúng con. Các con của Mẹ có đến hàng triệu chủng loại, loài nào cũng có ngôn ngữ của loài ấy. Vì Mẹ là Mẹ của tất cả chúng con nên Mẹ biết hết mọi thứ ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ của loài người, cho nên chúng con rất thoải mái mỗi khi được trò chuyện với mẹ và dâng lời cầu nguyện lên Mẹ. Mẹ là hành tinh xanh, là Bồ Tát Thanh Lương Địa Con cúi lạy Mẹ trong ý thức sáng tỏ là Mẹ đang có mặt trong con và con là một phần của Mẹ ...
Đọc tiếp
NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU
(trăm hoa đua nở trong vườn tâm linh Phật giáo
)
Đọc lại và quán chiếu các định đề giáo lý của các bộ phái Phật giáo được ghi chép trong tác phẩm Dị Bộ Tông Luân Luận (Samayabhedo paracana cakra) của thầy Thế Hữu (Vasumitra). Xin quý vị độc giả thưởng thức trước đoạn trích dưới đây và đón đọc sách này trong thời gian tới ở Việt Nam.
  Hai quyến rũ lớn trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Trong lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo luôn luôn có hai khuynh hướng hay hai quyến rũ ...
Đọc tiếp

Cốt tủy của đạo Bụt trong vài trang giấy   Thích Nhất Hạnh   Đạo Bụt bắt đầu từ một cái thấy của một con người tên là Siddharta Sakya Gotama. Cái thấy này là một cái thấy trực tiếp không đi ngang tư duy và lý luận, nó là một loại trực giác. Trực giác này có thể đạt được do công phu quán chiếu, nghĩa là nhìn sâu vào lòng thực tại. Năng lượng sử dụng để quán chiếu là niệmđịnh, hai khả năng của tâm. Niệm là để tâm vào, và định là chuyên chú nhìn sâu. Niệm và định đưa tới tuệ. Tuệ tức là cái thấy ấy. Cái thấy này có ...
Đọc tiếp
Một vị lãnh đạo cần phải có ba Đức. Đó là Đoạn đức, Ân đức và Trí đức. Đức tính đầu tiên cần có để giúp ta sử dụng quyền lực một cách khôn khéo là Đoạn đức, nghĩa là buông xả. Buông xả những gì? Buông xả sân hận, tham dục, và vô minh. Ta phải từ từ học cách chuyển hóa tham dục, sân hận, sợ hãi, vọng tưởng trong ta. Nếu không làm được những việc ấy cho thật giỏi thì ta sẽ không còn được kính nể nữa, ta sẽ tự gây đau khổ cho chính ta và những người khác. Chỉ cần nhìn những nhà chính trị, lãnh đạo đã “thân bại danh liệt” vì ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Quyền Lực Đích Thực” của Sư Ông Làng Mai) Đối với chúng ta quyền lực có ý nghĩa gì? Tại sao ai cũng tìm mọi cách để đạt cho được quyền lực? Cho dù có thể không để ý, nhưng phần đông chúng ta luôn luôn cố đạt cho được một địa vị có quyền lực bởi vì ta tin rằng quyền lực giúp ta làm chủ được đời sống, đem lại cho chúng ta tự do và hạnh phúc – những gì ta mong muốn nhất. Xã hội chúng ta được xây dựng trên một khái niệm rất hạn hẹp về quyền lực, đó là giàu có, sung túc, thành công nghề nghiệp, danh tiếng, sức ...
Đọc tiếp
Chánh niệm là sự đầu tư căn bản, là chìa khóa giúp ta nhìn vào đời sống nghề nghiệp.
Chánh niệm là năng lượng của sự tập trung tâm ý (định lực),
là khả năng có mặt một trăm phần trăm cho những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta,
là phép lạ giúp ta thực sự sống trọn vẹn từng giây phút và cũng là yếu tố căn bản để chữa lành, chuyển hóa và tạo an hòa trong gia đình, nơi làm việc và trong xã hội.
Hoa trái của sự tu tập chánh niệm là nhận biết rằng an lạc có sẵn trong ta và chung quanh ta, ngay bây giờ và ở đây ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Quyền Lực Đích Thực” của Sư Ông Làng Mai) Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm. Một hôm Thầy sai tôi đi làm một việc. Tôi hăng hái, hấp tấp, đi nhanh ra và khép cửa vội vàng. Thầy kêu tôi lại: “Này con, con lại đây.” Tôi trở lại, đứng vòng tay chờ. Thầy tôi nói: “Con đi ra lại và khép cửa cho đàng hoàng coi.” Đó là bài học đầu tiên của tôi về thực tập chánh niệm. Khi đó tôi đi ra trong chánh niệm, ý thức từng bước đi, nắm lấy cánh cửa ...
Đọc tiếp
Đừng đi tìm cái anh muốn thấy. Việc làm đó vô ích.
Không đi tìm, nhưng cho phép cái thấy tự đến, cái thấy ấy sẽ
giải phóng được cho anh.
– Nhất Hạnh-
Bát Nhã đây là Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Công án là một vấn nạn cần phải giải quyết bằng niệm, định và tuệ chứ không thể chỉ bằng trí năng của ta. Nếu chưa giải quyết được thì mình chưa có hướng đi, chưa có ...
Đọc tiếp
Cuộc đời Ngài là Giáo Lý Có một khoa học gọi là Phật học, đó là học về cuộc đời của Bụt. Bụt là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bụt sinh ra ở thành Kapilavatsu (Ca Tì La Vệ), gần biên giới Ấn Ðộ và Nepal. Ngài thành hôn, có một con, xuất gia, giác ngộ, và chia sẻ giáo pháp của Ngài cho đến năm tám mươi tuổi Ngài tịch. Nhưng cũng có một vị Bụt ở trong mỗi người chúng ta, không tùy thuộc vào thời gian và không gian. Ðó là Ðức Bụt Sống, vị Bụt của sự thật sau cùng, vượt trên các ý nghĩ và khái niệm, và lúc nào chúng ...
Đọc tiếp
Trong Cơ-đốc giáo cũng như trong đạo Bụt, chúng ta biết rằng đối tượng mà chúng ta cầu nguyện đang nằm ở trong ta chứ không phải ở ngoài ta. Bụt nằm ngay trong trái tim của ta, mà Thượng đế cũng nằm trong trái tim của ta. Nghĩ rằng Bụt và Thượng đế ở ngoài ta là một sự sai lầm, không phải chỉ sai với giáo lý đạo Bụt, mà còn sai với Kinh Thánh của đạo Cơ-đốc nữa. Làm sao ta chạm tới được Thượng đế? Làm thế nào để ta gởi được cái năng lượng của ta về Thượng đế, để xúc tác được với năng lượng của Thượng đế, và để cho cái năng lượng ...
Đọc tiếp
Thầy Làng Mai: “Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình ...
Đọc tiếp
Thiền Sư Nhất Hạnh Liên hệ thầy trò Tôi còn nhớ khoảng năm 1959 tại chùa Xá Lợi đường Bà Huyện Thanh Quan, Sài Gòn, có một buổi lễ trao truyền Tam Quy và Ngũ Giới cho một người Pháp. Khoảng hai mươi thầy ở chùa Ấn Quang, lúc ấy là Phật Học Đường Nam Việt, trong đó có tôi, được mời tới tham dự với tư cách chứng minh. Ông Mai Thọ Truyền, pháp danh Chánh Trí, hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, người có công đầu trong công trình xây dựng chùa Xá Lợi, đã đứng ra thay mặt chư Tăng để làm lễ truyền Quy Giới. Đã từng là công chức thời Pháp thuộc, ông Chánh ...
Đọc tiếp
Bài viết này giới thiệu những ghi nhận có liên quan đến Phật giáo Trung Quốc trong công trình nghiên cứu có nhan đề: “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội”, một công trình do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chủ biên TS. Trần Thị Nhung (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013) (1).
Biến đổi xã hội, đối tượng nghiên cứu của công trình nói trên, gồm biến đổi tôn giáo. Với khu vực địa lý nghiên cứu là các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, ...
Đọc tiếp
Trường ca Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương “Cách đây 43 năm (1944 – 1945), tại xứ Dừa tỉnh Kiến Hòa, lúc đó còn là cù lao An Hóa, tỉnh Mỹ Tho, tình trạng giao động của một tâm hồn ưu tư về thời cuộc (Nhật chiếm Lạng Sơn 1940 rồi tràn vào Hải Phòng Hà Nội, tôi vào nam 1941) hòa nhiễm nỗi lòng chinh phu trong văn thơ đưa tôi đến việc sáng tác lần hồi 3 bài Hòn Vọng Phu thành một truyền kỳ cảm động…Mang nặng mối tình nước non đang xao xuyến, phân vân trước bao nhiêu nghi vấn của đời người nên tôi gởi thác tâm tình vào để tài dân tộc ...
Đọc tiếp
Ngày lễ Giáng Sinh, trẻ con rất thích ông già Noel. Vấn đề đặt ra là ‘ông già Noel có thật hay không?’ Nhu yếu của cuộc sống bắt buộc phải có ông già Noel. Nếu không có ông già Noel, chắc chắn cũng sẽ có một ông già khác. Đây không phải là vấn đề tôn giáo mà là văn hóa. Trong văn hóa Tây phương, nếu không có ông già Noel thì sẽ thiếu vắng rất nhiều. Vì vậy cho nên có ông già Noel hay không có ông già Noel như một nhân vật lịch sử không phải là vấn đề then chốt. Khái niệm của trẻ em về ông già Noel rất dễ thương, rất ...
Đọc tiếp
Lễ xuất gia của Cây Đan Mộc Phương Khê nội viện, mùa xuân, ngày 31 tháng 05 năm 2009, Thân gửi các con của Thầy, gần và xa! Công phu sáng trong sách “Thiền môn nhật tụng” có một bài văn sám mà ngày xưa khi còn làm sa di Thầy rất thích tụng. Văn của bài sám rất hay, và nội dung của bài sám rất có công năng nuôi dưỡng chí nguyện của người tu. Mỗi lần tụng đọc bài sám, chú Phùng Xuân thường để cho lời kinh ôm ấp thấm sâu vào từng huyết quản, từng tế bào của cơ thể. Bài sám văn này là một giấc mơ thật đẹp của người tu, và Thầy ...
Đọc tiếp
“Đất quê hương, tôi đang đếm bằng những bước chân… Lời cầu nguyện cho những khu vườn xanh, có trúc đào, có xương rồng trước ngõ. Chắp tay tôi nhận chịu lửa đỏ như một lời cầu nguyện. Cho tôi thấy phố thấy nhà lần chót. Cho tôi thấy trăng thấy sao. Cho tôi thấy người, thấy đồng bào cười nói. Cho tôi ôm tất cả vào hai vòng tay nhỏ. Tôi đã tìm thấy. Anh chị em ơi, tôi đi nhưng tôi còn ở lại. Sáng mai mặt trời mọc, thơ tôi sẽ tới với người.” Thạch Đức”   Buổi sáng có mặt trời, ơi vũ trụ, ta muốn ôm người vào hai tay. Buổi sáng có chim hót ...
Đọc tiếp
  Những dòng chữ này có lẽ sẽ đến tay Nguyên Hưng vào những ngày cuối năm, trong khi ở các chợ Saigon thiên hạ đang tấp nập mua bán. Tôi có thể tưởng tượng được những núi dưa hấu cao ngất, những trái dưa hình thật tròn, da thật xanh và ruột đỏ thắm. Mùa này, ở đây, không sao tìm ra được một trái dưa hấu. Nếu có thì chắc chắn thế nào tôi cũng mua một vài trái rồi gọt thành những cái đèn dưa thật đẹp rồi. Hôm qua tôi có nhận được từ bên nhà gởi qua một gói quà tết, trong đó có mấy miếng trầm, mấy cây đèn bạch lạp, một hộp trà, ...
Đọc tiếp
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: – Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: – Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: – Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa… * *    * Trong truyền thống thiền cũng có những cuộc đối thoại tương tự. Có một thiền sinh ...
Đọc tiếp
Bài giảng của Pháp Sư Diễn Bồi – người Trung Quốc
Tại chùa Ấn Quang, ngày 13 tháng Chạp năm Canh Tý, tức ngày 29/1/1961
Nhất Hạnh dịch
Thưa quý vị Thượng Tọa, Pháp Sư, các Pháp hữu, Chúng tôi đã hai lần đến quý quốc để hoằng pháp. Từ trước đến nay, hoặc thuyết pháp với các giáo hữu quý quốc, hoặc khai thị cho kiều bào chúng tôi tại đây, nhưng lần nào thính chúng cũng chỉ là cư sĩ. Hôm nay lần đầu tiên tôi lại được đối diện với toàn các vị xuất gia đồng đạo, nhất là với một số đông đảo các vị thanh niên xuất gia như thế này, cùng hội họp lại đây ...
Đọc tiếp
Tôi còn nhớ là trong thời gian vận động hòa bình (khoảng 1963-1973), tôi cứ bị buộc tội là kêu gọi hòa bình chung chung, không biết phân biệt bạn thù. Hồi đó tôi và các bạn tranh đấu cho hòa bình trên căn bản nhận thức kẻ thù ta không phải là người mà là cuồng tín, hận thù, tham vọng và bạo động (1). Lập trường hòa bình ấy bị cả hai phía lâm chiến lên án. Cái tội lớn nhất của chúng tôi là đã xem con người của cả hai bên là anh em, dù họ thuộc phía cộng sản hay thuộc phía chống cộng. Tập thơ Chắp Tay Nguyện Cầu Cho Bồ Câu Trắng Hiện ...
Đọc tiếp
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao.  Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.  Bài thơ như sau: Cái bánh bao Không có cái gì quý hơn cái bánh bao
Ăn ngon miệng, trông đẹp mắt làm sao!
Đang cơn đói ruột như cào
Bếp cho một cái, xực vào sướng ghê.
Bây giờ cái bụng căng thẳng  no nê
Lim dim cặp mắt đi vào ...
Đọc tiếp
Một ngày mùa thu, khi đi dạo chơi trong một công viên, tôi bắt gặp một chiếc lá đỏ rất đẹp hình trái tim đang đong đưa trên cành. Tôi đứng nhìn và nói chuyện với chiếc lá rất lâu. Tôi chợt khám phá ra rằng chiếc lá là mẹ của cây. Bình thường ta nghĩ rằng cây là mẹ của lá, nhưng sau một hồi ngắm nhìn chiếc lá, tôi thấy rằng lá cũng là mẹ của cây. Rễ cây hút nhựa từ nước và khoáng chất nhưng thứ nhựa nguyên nầy không đủ để nuôi sống cây nên cây phải phân phát nhựa nầy cho các lá, và với sự hợp tác của ánh sáng mặt trời và ...
Đọc tiếp
Tôi xin chúc đại chúng một Năm Mới có nhiều tiến bộ trong sự tu tập và đạt được nhiều năng lượng an lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và đoàn thể của mình. Tôi thấy rằng chúng ta là những người rất may mắn, tại vì chúng ta có một gia đình tâm linh, chúng ta có một tăng thân. Ngày xưa Đức Thế Tôn cũng có một tăng thân, và tăng thân của Đức Thế Tôn là sự nghiệp của Ngài. Ngài đã để hết tâm lực để xây dựng một tăng thân có thể đại diện cho Ngài và tiếp nối sự nghiệp của Ngài. Chúng ta biết rằng tăng thân là đoàn thể ...
Đọc tiếp
Ngày 18 tháng 07 năm 1974,
Các em tác viên Thanh niên Phụng sự xã hội, Hồi sáng tôi có đọc một lá thư từ nhà gửi qua, tỏ vẻ lo lắng về “cuộc đất” của trường. Mỗi lần có tai nạn xảy ra cho trường là những lo lắng về địa lý lại có dịp sống lại. Không phải là tôi không tin nơi địa lý, nhưng tôi thấy “tâm lý” quan trọng hơn “địa lý” nhiều. Chùa Pháp Vân ngảnh mặt về hướng nào mới đúng? Cố nhiên là ngảnh mặt về phía quần chúng. Ngảnh lưng về phía quần chúng thì buồn cười quá đi, phải không các em? Đất nước mình bị tai họa liên miên ...
Đọc tiếp
(Trích từ chương 3, tác phẩm “Thả một bè lau” – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán; tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Bối cảnh: Khi nghe Kiều kể những chuyện oan ức mình đã trải qua, Từ Hải nổi giận cho hai đạo binh đi bắt hết cả những kẻ đã làm khổ Kiều, và cũng để mời luôn những người ơn của Kiều như bà quản gia, ni sư Giác Duyên và chàng Thúc Sinh về để Kiều được tạ ơn. Cuộc hành quân này thành công. Kiều đã báo ơn và trả thù bằng những phương tiện quyền lực của Từ Hải. Kiều muốn mời ni sư Giác Duyên ở lại chơi lâu hơn, nhưng ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?” Có thể cây bắp con không nhớ, nhưng nhờ quan sát, ta biết cây bắp con đã đến từ hạt bắp. Khi nhìn vào cây bắp, ta không còn thấy hạt bắp, và ta tưởng là hạt bắp đã chết, nhưng kỳ thực hạt bắp đâu có chết, mà hạt bắp ...
Đọc tiếp
Cách đây mấy tuần, một hôm ra vườn ngồi chơi trên bãi cỏ, có một con bọ xít nhỏ xíu bay bám vào áo mà tôi không hay. Ngồi một lúc, thoáng có ý hay tôi vào phòng và ngồi vào bàn để ghi lại kẻo sợ quên. Vừa cầm cây bút lên thì thấy anh chàng bọ xít đang đậu bên vai trái. Tôi có cái tập khí là không ưa bọ xít vì mùi hôi của nó. Do đó, với phản ứng tự nhiên, tôi đưa tay lên phủi một cái, và con bọ xít rớt xuống. Lúc đó tập khí mạnh và chánh niệm tới trễ. Quí vị có nhớ ngày xưa khi chưa đi tu, hễ ...
Đọc tiếp
Ngày xưa ở Việt Nam khi hoa đào trong vườn bắt đầu nở thì người ta thường tổ chức một buổi lễ để ăn mừng. Người ta tiên đoán trước ngày nào thì hoa đào sẽ nở rộ đẹp nhất rồi viết thiệp mời bạn bè đến nhà chơi vào ngày hôm đó. Chủ nhà cần phải chuẩn bị hết tất cả để khách mời có được một thời trà tuyệt vời nhất. Trong khi uống trà khách còn được mời thưởng thức vài thức ăn đặc biệt như là kẹo mạch nha chẳng hạn. Ở Việt Nam chúng tôi chọn ra thứ hạt lúa mới, tốt nhất rồi ngâm chúng trong nước ấm đến khi nẩy mầm. Sau ...
Đọc tiếp
(Trích từ cuốn “Thiền tập cho người bận rộn” – Sư Ông Làng Mai) Thức dậy vào mỗi buổi sáng Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này: Thức dậy miệng mỉm cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời. Bạn có thể vẫn nằm yên trên giường, buông thẳng hai tay và ...
Đọc tiếp
(Trích từ cuốn “An trú trong hiện tại” – Sư Ông Làng Mai) Thiền hành là thực tập Thiền trong khi bách bộ. Thiền hành có thể đem lại cho ta sự an lạc ngay trong giờ phút ta thực tập. Người thực tập thiền hành bước những bước khoan thai, chậm rãi, ung dung, môi nở một nụ cười hàm tiếu và lòng cảm thấy an lạc. Bạn phải bước những bước chân thật thanh thản, như người thanh nhàn vô sự nhất trên đời. Bao nhiêu lo lắng và phiền muộn đều nên được rũ bỏ trong khi bạn bước những bước chân như thế. Muốn có an lạc, muốn có giải thoát, bạn phải bước được ...
Đọc tiếp
(Trích từ cuốn “Để có một tương lai” của Sư Ông Làng Mai) Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con. Sự sống thật quý giá. Sự sống có mặt khắp mọi nơi, trong ta và quanh ta; nó đa hình đa dạng. Giới thứ nhất đến từ chỗ ý thức rằng sự sống khắp nơi đang bị hủy diệt. Chúng ta thấy được những ...
Đọc tiếp
(Trích từ cuốn “Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi” – Sư Ông Làng Mai) Trong tu viện của tôi ở nước Pháp, có một bụi cây hoa đào Nhật bổn. Bụi hoa này thường nở rộ vào mùa Xuân, nhưng một năm, mùa Đông ấm áp hơn nên hoa nở sớm hơn thường lệ. Rồi một đêm trời trở lạnh, nhiệt độ xuống tới điểm băng giá. Sớm hôm sau khi đi thiền hành, tôi nhận thấy những nụ hoa đều bị héo hết. Tôi nghĩ “Vậy là đầu năm nay sẽ không có đủ hoa cúng Bụt.” Vài tuần sau, trời ấm áp trở lại. Khi tôi đi bộ trong vườn, tôi lại nhìn thấy những nụ hoa ...
Đọc tiếp
(Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 15.03.2007)   Xét theo tiêu chuẩn thông thường thì Federick là một người quyền thế. Là giám đốc của một hãng lớn, kinh doanh thành công, ông rất hãnh diện về thành công của mình. Tuy nhiên ông không có thì giờ cho ông, cho vợ ông – Claudia – và cho hai con trai còn nhỏ. Federick rất say mê công việc, luôn muốn làm thật nhiều, làm thật hay, luôn nhắm vào tương lai. Vì mải mê lo lắng cho công ty nên khi đứa con nhỏ đem bức hình mình vừa mới vẽ đến khoe bố thì ông chẳng để ý. Ông không còn khả năng thấy rõ ...
Đọc tiếp
(Trích từ cuốn “Thiền sư Khương Tăng Hội” – Sư Ông Làng Mai)     Thiền sư Tăng Hội là tổ sư của Thiền tông Việt Nam. Thân phụ của thầy là người Khương Cư (Sogdiane, Bắc Ấn), mẹ thầy là người Việt. Mới hơn mười tuổi thì cả cha và mẹ đều qua đời, và thầy được nhận vào chùa làm chú tiểu. Sa di Tăng Hội đã được học kinh Phật bằng tiếng Phạn và cũng đã được học chữ Hán. Lớn lên, thọ giới lớn, không những thầy tinh thông Phật học mà cũng tinh thông cả Nho học lẫn Lão học nữa. Vì tài liệu thiếu thốn, ta không biết thầy đã học đạo và ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Tiếng chuông chánh niệm là tiếng chuông kêu gọi ta tỉnh dậy, tiếng chuông đang kêu vang để đánh thức chúng ta dậy, để chúng ta ý thức hơn về những hành động của mình, về những hậu quả đang xảy ra cho hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Tiếng chuông cảnh tỉnh đang kêu vang khắp nơi, vì tai ương do lụt lội, hạn hán, cháy rừng không ngừng xảy tới. Băng đá ở Bắc cực đang dần dần tan chảy, nhiều trận bão lớn, nhiều cơn sóng thần đã hủy hoại sinh mạng của hàng vạn người. Nhiều ...
Đọc tiếp
Cố Hoà Thượng Chí Mậu     Công hạnh tu học và cứu độ của Sư Cố vô cùng lớn lao, không thể kể hết. Sư cố có hạnh rất hiền. Hạnh nguyện của Sư Cố là khiêm cung, thể chất hoan hỷ và nhiều lòng từ bi. Liêu Sư Cố nằm bên phải chánh điện nhìn từ bên ngoài vào. Sư Cố đã ngoài tám mươi tuổi thành ra ngủ rất ít, thường thức dậy lúc hai hoặc ba giờ sáng uống trà, ngồi niệm Phật và lần tràng hạt bên hộp tợ với ánh đèn dầu mờ mờ. Đúng giờ thỉnh chuông, Sư Cố đi lắc linh thức chúng dậy đi công phu tu tập. Vào khoảng ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư Ông Làng Mai)   Thư giãn là hạnh phúc có mặt Trong đời sống, rất nhiều người không có sự thư giãn. Chúng ta cần phải học cho được cách thư giãn. Ví dụ, tập đi thiền hành là cơ hội để tập thư giãn. Sự căng thẳng và thư giãn đi đôi với nhau, chúng có mặt cùng một lúc. Vấn đề là cái nào nhiều, cái nào ít mà thôi. Trong chúng ta có sự căng thẳng, nhưng cũng có sự thư giãn. Tùy cách sống của mình mà ta có nhiều sự căng thẳng hay nhiều sự thư giãn. Phát triển sự thư giãn, buông bỏ những ...
Đọc tiếp
(Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 01-02-2004 tại tu viện Lộc Uyển)   Nếu lời nguyện của Đức Bồ Tát Địa Tạng là đi vào địa ngục để cứu độ chúng sanh, lời nguyện của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm là lắng nghe tiếng kêu đau thương của muôn loài để tìm tới cứu khổ, thì lời nguyện của Trịnh Công Sơn là gởi tới những thính giả của mình thông điệp của tình yêu thương, tức là tưới tẩm hạt giống thương yêu và tha thứ nơi mọi người. Trong cuộc đời mà ai cũng được dẫn đạo bằng hướng đi như vậy thì thật là quý hóa. Tuy Trịnh Công Sơn đã được tiếp ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Tý – Cây tre triệu đốt, Chiếc lá ổi non” của Sư Ông Làng Mai)     Từ hồi còn nhỏ xíu, Tý đã thỉnh thoảng có nghe nói tới tên Sư Ông. Nghe nói Sư Ông cưng Tý lắm, ngay từ khi Tý mới lọt lòng Mẹ. Mẹ nói Sư Ông là thầy tu; ngày xưa Sư Ông đã từng dạy Ba học. Tý tưởng tượng Sư Ông là một người già, có hai con mắt hiền và một bộ râu dài trắng xóa. Tý nghe nói ở bên Pháp Sư Ông trồng cà chua, khoai tây, củ cải, rau ngò, rau tía tô và rau húng. Mẹ nói qua Pháp Tý sẽ được gặp ...
Đọc tiếp
  (Trích trong sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hoà bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu. Đức Bụt dạy rằng tất cả mọi hiện tượng đều vô thường, không có cái gì mà không thay đổi từ giây phút này qua giây phút kia. Có được tuệ giác này, ta mới thấy được bản chất của thực tại và không còn bị kẹt vào ý niệm về hình hài và thọ mạng. Mọi nền văn minh đều có một ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Bụt là hình hài – Bụt là tâm thức” của Sư Ông Làng Mai). Bảy bước mầu nhiệm Theo truyền thống đạo Bụt thì khi vừa mới sinh ra Bụt đã bước đi bảy bước. Bụt bắt đầu đi thiền hành khi mới lọt lòng mẹ. Số bảy là con số rất linh thiêng. Vì vậy chúng ta có thể hiểu bảy bước đó như là bảy yếu tố giác ngộ. Để kỷ niệm ngày Bụt đản sanh, cách hay nhất là chúng ta đi bảy bước, hoàn toàn an trú trong chánh niệm. Tôi luôn thấy mình may mắn và mầu nhiệm có mặt trên hành tinh này, bước đi như một con người tự do ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai   Thực Tập Lắng Nghe Sâu Truyền thông là một thực tập. Muốn truyền thông thì phải khéo léo. Chỉ có thiện chí thôi thì không đủ. Phải học. Có thể là bạn không có khả năng lắng nghe. Có thể là người kia luôn luôn nói lời đắng cay, lên án, trách móc khiến bạn chán ngán, không thể nghe được nữa và chỉ muốn tránh mặt. Bạn tránh mặt người đó vì sợ. Bạn không muốn khổ. Nhưng làm như thế thì có thể gây hiểu lầm. Người kia có thể nghĩ rằng bạn có thái độ khinh mạn, muốn tẩy chay, không thèm để ý, và càng thêm ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai    Hiểu biết và từ bi là hai nguồn năng lượng rất mạnh. Hiểu biết và từ bi ngược lại với u mê và thụ động. Nếu cho rằng từ bi là thụ động, yếu đuối hay hèn nhát tức là không hiểu gì hết về ý nghĩa đích thực của hiểu biết và từ bi. Nếu cho rằng những người có tâm từ bi không bao giờ chống đối và phản ứng với bất công là lầm. Họ là những chiến sĩ, những anh hùng, liệt nữ đã từng thắng trận. Khi hành động với tâm từ bi, với thái độ bất bạo động, khi hành động trên căn bản ...
Đọc tiếp
(Chuyển ngữ từ cuốn sách ” At home in the World” của Sư Ông Làng Mai).   Tôi lớn lên ở Thanh Hoá, miền Bắc Việt Nam. Một ngày nọ, thầy giáo chúng tôi thông báo là chúng tôi sẽ có một chuyến dã ngoại lên núi Na, một ngọn núi trong vùng. Thầy nói là ở trên đỉnh núi đó có một ông đạo-một người tu sống một mình và ngồi yên suốt đêm ngày để đạt được sự an tĩnh như Đức Bụt. Tôi chưa bao giờ được gặp ông đạo, nên trong lòng rất háo hức. Một ngày trước chuyến đi, chúng tôi đã chuẩn bị thức ăn để đi đường. Chúng tôi thổi cơm, vắt lại ...
Đọc tiếp
  (Chuyển ngữ từ cuốn sách ” At home in the World” của Sư Ông Làng Mai). Khoảng ba mươi năm về trước, tôi đang nhập thất một mình ở Phương Vân Am (hồi đó gọi là Nông trại Khoai Lang) ở miền Bắc nước Pháp. Am ở trong cánh rừng có tên là Forêt d’Othe. Tôi thường thích ngồi thiền và đi thiền hành trong rừng. Vào một buổi sáng rất đẹp trời, tôi quyết định sẽ tận hưởng cả ngày ở trong rừng nên đã chuẩn bị cơm nắm, muối mè, và một ít nước uống. Cứ nghĩ rằng sẽ được trọn vẹn một ngày, nhưng mới khoảng ba giờ chiều thì mây đen thi nhau kéo tới ...
Đọc tiếp
(Sư cô Hội Nghiêm chuyển ngữ từ cuốn sách “Being Peace” của Sư Ông Làng Mai ) Đức Bụt dạy chúng ta rằng: “Cái này có vì cái kia có”. Em có thấy không, vì em mỉm cười cho nên tôi hạnh phúc. Nhờ cái này có nên cái kia có, nhờ cái kia có nên cái này có. Đó gọi là duyên sinh.  Giả sử anh và tôi là hai người bạn. Thì an lạc, hạnh phúc của tôi tùy thuộc rất nhiều vào anh và niềm an lạc, hạnh phúc của anh cũng tùy thuộc rất nhiều vào tôi. Tôi có trách nhiệm đối với anh và anh có trách nhiệm đối với tôi. Bất cứ tôi làm ...
Đọc tiếp
(Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai) Ở đời ai lại không có những người thương? Chúng ta có cha, có mẹ, có anh, có chị, có em, có bạn, có thầy. Khi có chánh niệm thì ta nhận rõ được sự có mặt của những người đó là quí giá cho ta lắm. Họ là những bông hoa, họ đang nở cho ta. Còn ta đang co rút lại, ta phải nở ra cho họ! Vì vậy cho nên câu linh chú thứ nhất của Làng Mai là công nhận sự có mặt của người kia, nhìn người đó bằng chánh niệm, trân quí sự có mặt của người đó và nói ra một câu thần chú bằng ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn “Planting seeds” của Sư Ông và tăng thân Làng Mai) Khi nhìn vào tờ giấy này, có thể người ta sẽ nghĩ rằng tờ giấy này không có mặt trước khi nó được làm ra từ bột giấy. Nhưng thực tế thì tờ giấy đã có mặt từ lâu rồi, trong nhiều hình thái khác nhau. Nhìn vào tờ giấy mình có thể thấy một đám mây đang bay trên bầu trời. Nếu như không có mây thì sẽ không có mưa và cũng không thể nào có cây cối để làm nên tờ giấy này. Nếu chúng ta lấy đám mây ra khỏi tờ giấy thì tờ giấy cũng không thể nào còn có mặt. Nhìn ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Nói với tuổi hai mươi” của Sư Ông Làng Mai)     Tôi muốn định nghĩa lý tưởng là ước vọng, và là nhu cầu đạt tới sự thực hiện những ước vọng của một người hoặc một nhóm người. Vậy thì lý tưởng là một cái gì phải có đối với con người, bởi vì ít nhất và cạn nhất con người cũng muốn có cơm ăn khi đói, áo mặc khi rét. Xa hơn, con người  còn muốn được thương yêu khi cô độc, được khám phá khi óc tò mò bị kích thích. Về sinh lý, chúng ta đều được cấu tạo như nhau, hoặc nói cho đúng, tương tự như nhau. Mà ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Nẻo về của ý” của Sư Ông Làng Mai) Suốt một tháng, tôi tiếp tục tư duy và quán tưởng hình dung các vị Bồ-tát trong Kinh Pháp Hoa và Bát Nhã. Chân dung các vị ấy đẹp lắm, hèn gì các vị ấy không “trang nghiêm” được cho đất Phật. Mà cần gì là đất Phật. Cứ nói đến trái đất của chúng ta đây, sự có mặt của các vị Bồ-tát như thế cũng đủ làm cho đất chúng ta trở thành đất Phật? Cây nêu mà dân Việt dựng lên để ăn tết cũng phản chiếu ước muốn của dân ta rằng đất này là đất Phật, có phải không Nguyên Hưng. Có ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” của Sư Ông Làng Mai) Tiếng chuông chánh niệm là tiếng chuông kêu gọi ta tỉnh dậy, tiếng chuông đang kêu vang để đánh thức chúng ta dậy, để chúng ta ý thức hơn về những hành động của mình, về những hậu quả đang xảy ra cho hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Tiếng chuông cảnh tỉnh đang kêu vang khắp nơi, vì tai ương do lụt lội, hạn hán, cháy rừng không ngừng xảy tới. Băng đá ở Bắc cực đang dần dần tan chảy, nhiều trận bão lớn, nhiều cơn sóng thần đã hủy hoại sinh mạng của hàng vạn người ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Sen nở trời phương ngoại” của Sư Ông Làng Mai Nhìn vào Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteshvara Bodhisattva) chúng ta thấy Bồ Tát Thường Bất Khinh, chúng ta cũng thấy Bồ Tát Dược Vương, tại vì con đường của tín nghĩa, của ân tình, của sự chung thủy cũng có mặt ở đây. Bồ Tát Quán Thế Âm đã lập nguyện là khi nào có người nhớ nghĩ tới Bồ Tát và niệm danh hiệu của Ngài, thì Ngài sẽ có mặt ngay trong giờ phút đó. Điều này có tính cách chung thủy, ân tình. Any time you need me, I will be there – Bất cứ khi nào con cần, ta sẽ có đó cho con, ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn “Thiền sư và em bé 5 tuổi” của Sư Ông Làng Mai) Chúng ta có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác như thể họ với ta không hề dính líu gì với nhau cả. Ta phải nhìn sâu và đặt câu hỏi là: Chúng ta có cùng lớn lên mỗi ngày không? Chúng ta có hạnh phúc mỗi ngày không? Chúng ta có hòa hợp với chính mình và những người khác quanh mình không, những người dễ thương và những người không dễ thương? Những gì người khác nói và làm không nhất thiết phải ảnh hưởng đến ta. Ta vẫn có thể chăm sóc chính mình. Chúng ta có thể cố gắng hết sức ...
Đọc tiếp
Trích trong sách ” Thiền sư và em bé 5 tuổi” của Sư Ông Làng Mai. Chúng ta phải làm gì khi làm người khác bị tổn thương và họ xem ta như kẻ thù của họ? Người này có thể là những người trong gia đình ta, trong tăng thân ta, hay trong một đất nước khác. Tôi biết là chúng ta đã có câu trả lời. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm. Đầu tiên là ta phải làm thế nào để nói cho được: “Tôi xin lỗi. Vì vô minh, vì thiếu chánh niệm, vì thiếu khéo léo mà tôi đã làm cho anh bị tổn thương. Tôi sẽ cố gắng hết sức để hiểu ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Đạo Phật của tuổi trẻ” của Sư Ông Làng Mai) Trong thế kỷ thứ 21, mỗi nhà đều cần phải có một căn phòng, gọi là phòng tĩnh tâm, thiền phòng, hoặc phòng thở. Trong nhà, chúng ta có đủ thứ phòng: phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, nhưng chúng ta còn thiếu một căn phòng để dành cho đời sống tâm linh của ta. Nhiều lúc ta cần nuôi dưỡng chính ta, để ta có thể tĩnh tâm, tìm lại niềm vui và sự thăng bằng. Vì vậy ta cần thiết lập một phòng thở trong gia đình để cho cha mẹ và con cái thực tập với nhau. Đó là lãnh thổ ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Bây giờ mới thấy” của Sư Ông Làng Mai) Người yêu ơi, từ bấy lâu nay anh đã đi tìm. Anh đã bỏ ra biết bao nhiêu tháng năm mà chưa từng tìm thấy. Đi tìm như thế cũng như đi mò kim dưới đáy biển. Anh đi tìm chi? Tìm tình yêu chân thật hay tìm một bóng hình hạnh phúc ảo tưởng. Đúng rồi, cái tình mà anh đi tìm phải là vàng đá, là cái chân tình, chứ không phải là cái trăng hoa, cái sắc dục.  Bấy lâu đáy biển mò kim,  là vì vàng đá phải tìm trăng hoa. Chân tình là cái gì? Anh tìm ở đâu? Cái thương nằm ...
Đọc tiếp
Trích từ pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 14/4/2003. Tôi có biết một anh chàng họa sĩ người Huế sống ở Hoa Kỳ. Ngày xưa anh đã rời quê hương một cách rất khó khăn. Anh ta xin làm bồi trên một chiếc tàu thủy để có thể đi qua một nước Tây phương và nghĩ rằng mình sẽ có tương lai ở đó. Vào đêm anh từ giã bà mẹ, hai mẹ con khóc. Bà cụ là một phụ nữ Huế, không biết đọc, không biết viết, nhưng bà đã dặn đứa con trai như thế này: “Này con, khi mà con sang bên nớ, mỗi khi thấy nhớ mẹ nhiều lắm, con đưa bàn tay lên, ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Nói với tuổi 20” của Sư Ông Làng Mai) Không ai cấm em, trong khi yêu, tạo dựng thần tượng. Em nói: đời này yêu thì yêu chứ thần tượng thì không. Tôi nghĩ không phải như vậy. Nếu không còn thần tượng thì không còn là yêu. Có lẽ tôi cổ hủ mất rồi, nhưng biết làm sao? Nếu em đồng ý rằng trong khi yêu ta không tránh khỏi sự tạo dựng thần tượng thì em nên bắt đầu tạo dựng ngay thực chất cho thần tượng ấy. Chỉ có một cách làm cho tình yêu bền vững mãi, đó là giữ cho người yêu mãi mãi là nguồn cần thiết và ngọt ngào ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Tương lai văn hóa Việt Nam – viết cho thằng Cu và con Hĩm” của Sư Ông Làng Mai.   Hồi ta trạc tuổi hai con, ta đã từng thấy rất bơ vơ. Ta không biết ta sẽ đi về đâu. Có một đêm nọ ta nằm mơ thấy mình đang nằm trong ngôi nhà thờ họ của chúng mình, và ta thấy trong lòng êm ả, lắng dịu. Ngôi nhà thờ họ đối với ta lúc đó như là một nơi che chở cho ta an toàn nhất. Lúc thức dậy, ta chợt thấy bơ vơ thêm lên. Thì ra trong giấc mơ, tiềm thức ta đã đưa ta trở về trốn tránh nơi truyền thống ...
Đọc tiếp
(Trích thoại của Sư Ông Làng Mai tại Xóm Hạ, Làng Mai ngày 02 tháng 10 năm 1994) Khi một người có “chiến tranh” với cha mẹ, anh em, vợ con trong gia đình hay với bạn bè ngoài xã hội, thì chính người đó đang có sự rối loạn bất ổn trong nội thân. Những lúc đó tâm họ không an lạc. Nói một cách khác, năm uẩn của người đó không có sự phối hợp điều hòa, chúng đang chống đối nhau. Thường thường khi có “chiến tranh” ở bên trong là chúng ta hay “khai chiến” với bên ngoài. Thành ra những người hay “khai chiến” với bên ngoài là chắc chắn họ đang có nội ...
Đọc tiếp
(Trích Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 3 tháng 3 năm 1996, tại thiền đường Nến Hồng) Bây giờ, thầy muốn kể vài kỷ niệm về Sư Ông của các con để các con biết rõ thêm về nguồn gốc của mình. Sư Ông pháp danh là Thanh Quý, là người học trò chót của thế hệ Thanh trong giới xuất gia, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông. Sư Ông của các con đi xuất gia từ hồi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, ở chùa đã lâu nhưng chú bé ngày xưa chưa được chính thức thọ giới sa di vì còn quá nhỏ! Đến khi hòa thượng Hải Thiệu viên tịch, thì sư anh của Sư Ông ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Tĩnh Lặng” của Sư Ông Làng Mai) Thường thường, suy nghĩ của ta cứ đi lòng vòng nên ta đánh mất niềm vui sống. Hầu hết những suy nghĩ của ta không có ích lợi mà còn làm hại ta nữa. Có thể ta tin rằng nếu chỉ suy nghĩ thôi thì ta sẽ không gây ra tổn hại nào, nhưng thực tế thì suy nghĩ đi qua tâm thức ta và cũng đi ra thế giới. Giống như cây nến vừa tỏa chiếu ánh sáng, hơi nóng và hương thơm cùng một lúc, thì suy nghĩ của ta cũng biểu hiện ra bằng nhiều cách khác nhau, kể cả qua lời nói và hành động. Ta ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Tĩnh lặng” của Sư Ông Làng Mai) Trong bất kỳ hoạt động nào, mỗi khi tâm ta tĩnh lặng và có ý thức, ta có cơ hội tiếp xúc với chính mình. Phần lớn thời gian chúng ta đi mà không biết rằng mình đang đi. Chúng ta đang đứng đây mà không biết là mình đang ở đây, tâm ta đã đi xa hàng nghìn dặm. Chúng ta sống, mà không biết là mình đang sống. Chúng ta tiếp tục đánh mất chính mình. Vì vậy, an tịnh thân tâm, và ngồi chỉ để có mặt với chính mình là một hành động cách mạng. Hãy ngồi xuống và chấm dứt sự rong ruổi. Khi ngồi xuống, ...
Đọc tiếp
T”Địa chỉ của hạnh phúc” Trích trong sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” của Sư Ông Làng Mai Nếu bạn muốn biết Thượng Đế, chư Bụt và tất cả các vĩ nhân sống ở đâu thì tôi có thể chỉ cho bạn. Đây là địa chỉ: “Bây giờ và ở đây.” Có đủ thứ bạn muốn biết, kể cả khu bưu chính (zip code). Nếu bạn có thể thở vào thở ra và bước đi với tinh thần “đã về – đã tới – bây giờ – ở đây” thì bạn sẽ thấy mình vững chãi và tự do hơn ngay lập tức.  Bạn đã đứng vững được trong hiện tại, ngay tại địa chỉ chính thức của ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai Hãy Sống Đẹp Từng Giây Phút Cách đây khoảng mười lăm năm, một nữ học giả Phật Học đến thăm tôi và nói: “Thưa Thầy, Thầy đã sáng tác nhiều bài thơ rất hay. Nhưng Thầy đã để ra nhiều thì giờ để trồng rau, trồng cải. Tại sao Thầy không dành tất cả thì giờ của Thầy để sáng tác thêm nhiều bài thơ nữa?” Nữ học giả này có lẽ đã đọc đâu đó rằng tôi thích làm vườn, trồng rau, trồng cải. Bà ta, với ý nghĩ thực tế, có ý muốn khuyên tôi không nên phí thì giờ làm vườn mà chỉ nên dành thì giờ làm ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” của Sư Ông Làng Mai Theo truyền thống đạo Bụt thì khi vừa mới sinh ra Bụt đã bước đi bảy bước. Bụt bắt đầu đi thiền hành khi mới lọt lòng mẹ. Số bảy là con số rất linh thiêng. Vì vậy chúng ta có thể hiểu bảy bước đó như là bảy yếu tố giác ngộ. Để kỷ niệm ngày Bụt đản sanh, cách hay nhất là chúng ta đi bảy bước, hoàn toàn an trú trong chánh niệm. Tôi luôn thấy mình may mắn và mầu nhiệm có mặt trên hành tinh này, bước đi như một con người tự do. Không cần phải làm gì ...
Đọc tiếp
Y báo theo chánh báo Trong đạo Bụt chúng ta có nói tới hai thứ quả báo. Quả báo tiếng Anh là retribution. Một là chánh báo và một là y báo. Chánh báo tức là thân và tâm của chúng ta. Y báo là hoàn cảnh của chúng ta. Ví dụ trồng hoa hướng dương thì ta sẽ gặt hoa hướng dương. Gặt hoa hướng dương tức là báo. Trong quá khứ ta đã sống như thế nào, đã có những hành động nào về thân, miệng và ý, cho nên hôm nay ta có cái thân thể như thế này và cái tâm thức như thế này. Đó gọi là chánh báo. Hình hài, thân thể, sức khỏe và tâm tư ta là chánh ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai Quán Niệm Về Các Tư Thế Của Thân Theo lời Bụt dạy trong kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, sau khi quán chiếu về tứ đại trong cơ thể, hành giả quán về các tư thế của thân. Có tất cả bốn tư thế, gọi là tứ uy nghi: đi, đứng, nằm và ngồi. Ta ý thức rõ ràng các tư thế căn bản của thân ta. Khi đi, biết mình đang đi; khi đứng, biết mình đang đứng; khi ngồi, biết mình đang ngồi; khi nằm, biết mình đang nằm. Ta chiếu dụng ánh sáng chánh niệm vào các tư thế của thân thể ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Giận” của Sư Ông Làng Mai) Có một thiếu phụ người Pháp thường cất giữ những bức thư tình của chồng. Ông ta đã viết cho bà những bức thư rất đẹp trước khi hai người cưới nhau. Cứ mỗi lần nhận được thư là bà say mê đọc từng câu, từng chữ, từng dòng thư ngọt ngào, thương yêu. Bà rất quý những bức thư đó và cất giữ vào trong một cái hộp đựng bánh bích-qui.  Một buổi sáng nọ, trong khi dọn dẹp ngăn tủ bà tìm thấy cái hộp bích-qui đựng những bức thư năm xưa. Đã lâu lắm bà không thấy cái hộp bích-qui đó. Cái hộp lưu giữ biết bao kỷ ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai Dừng lại và nghỉ ngơi là phép thực tập rất thực tiễn và cần thiết cho nếp sống của thời đại chúng ta. Nếu ta không có khả năng nghỉ ngơi là do ta chưa biết dừng lại. Ta đã chạy, đã ruổi rong không biết bao nhiêu kiếp rồi, bây giờ vẫn tiếp tục chạy và ta chạy ngay cả trong giấc ngủ. Nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy ở phía tương lai, do đó ta hy sinh hiện tại, nghiền nát hiện tại để chạy tìm hạnh phúc ở tương lai. Niềm tin và ý niệm đó đã ăn sâu ...
Đọc tiếp
(Trích từ pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 2.8.1998 ) Tại sao anh đã không chọn người khác mà chọn mình? Sự lựa chọn đó do đâu mà có? Sự ham muốn bóng sắc tự nó không đủ. Phải có cái gì đó. Ở bên Mỹ, có anh chàng kia rất đẹp trai, tài ba, tốt nghiệp đại học thuộc hàng ưu tú, có việc làm lương rất lớn, và có rất nhiều cô bạn gái thật xinh đẹp. Bà mẹ rất ngạc nhiên khi thấy anh rất thân với một cô gái không phải là đẹp nhất. Cô này hơi thấp, nước da hơi đen, mà sao con trai mình có vẻ thích cô này hơn các ...
Đọc tiếp
(Trích trong cuốn sách “Sống tự do bất cứ nơi nào, ở đâu” của Sư Ông Làng Mai) Mỗi giây phút trong đời sống hằng ngày của bạn đều có thể là một giây phút thực tập. Khi bạn đứng xếp hàng chờ lấy thức ăn hay chờ đến lượt mình, bạn đều có thể thực tập mỉm cười và thở vào thở ra trong chánh niệm. Ðừng bỏ phí một giây phút nào trong đời sống hằng ngày. Mỗi giây phút là một cơ hội để nuôi dưỡng sự vững chãi, an lạc và niềm vui. Chỉ thực tập như vậy sau vài ngày, bạn sẽ thấy sự có mặt tươi mát của bạn nuôi dưỡng những người xung ...
Đọc tiếp
Đã về, đã tới Bây giờ, ở đây Vững chãi, thảnh thơi Quay về nương tựa. Tôi không thể thưởng thức được đời sống nếu tôi dùng nhiều thì giờ để lo âu về những gì đã xảy ra hôm qua hoặc sẽ xảy ra ngày mai. Chúng ta lo lắng về tương lai vì chúng ta sợ hãi. Nếu chúng ta sợ hãi hoài thì chúng ta không thể biết giá trị của sự sống và hạnh phúc của hiện tại. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng cho rằng hạnh phúc chỉ có mặt trong tương lai. Chúng ta luôn luôn mong đợi những điều tốt đẹp hơn, những điều kiện tốt để làm cho ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Muốn an được an” của Sư Ông Làng Mai Cuộc sống có rất nhiều khổ đau nhưng cuộc sống cũng tràn đầy những mầu nhiệm như trời xanh, mây trắng, nắng ấm, ánh mắt trẻ thơ… Cuộc sống không chỉ có khổ đau, do đó, chúng ta phải biết tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống. Bất cứ lúc nào, những mầu nhiệm ấy cũng có mặt khắp nơi trong ta và xung quanh ta. Nếu tự thân ta không có hạnh phúc, bình an thì chúng ta không thể hiến tặng hạnh phúc và bình an cho người khác, kể cả những người ta thương, những người ta cùng chung sống trong một mái ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Trái tim mặt trời” của Sư Ông Làng Mai) Hôm nay có ba em bé, hai gái và một trai, từ dưới làng lên chơi với Thanh Thủy. Bốn đứa chạy chơi trên khu đồi phía sau nhà khoảng một giờ đồng hồ thì tìm vào để kiếm nước uống. Tôi đi tìm chai nước táo cuối cùng còn lại và đem rót vào cho mỗi đứa một ly đầy. Ly chót là của Thanh Thủy. Ly này lợn cợn xác táo, không trong như ba ly trước. Thanh Thủy phụng phịu chê, không uống. Bốn đứa lại chạy lên đồi chơi. Chừng nửa giờ sau, đang ngồi tĩnh tọa ở phòng bên, tôi nghe tiếng Thủy ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Nẻo về của ý” của Sư Ông Làng Mai     Mặt trăng Rằm tháng Chín. Chắc là mẹ tôi cũng đi theo tôi đến chùa khi trăng mới mọc. Cái mặt trăng ấy đã chiếu sáng trên nóc chùa lúc tôi ngồi nghe thuyết pháp, đã chiếu sáng trên nóc chùa lúc tôi ngồi nghe trình diễn đàn Koto. Và mặt trăng ấy bây giờ cũng lại đi theo tôi về tận nhà. Sáu năm về trước, mẹ tôi mất vào ngày trăng tròn tháng chín… Trăng khuya bao giờ hiền hòa êm dịu và mầu nhiệm như tình mẹ. Trong suốt bốn năm trời tôi có cảm giác rất rõ rệt là tôi mất ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai   Khoảng mười lăm năm trước tôi có gặp một chàng thanh niên tại thành phố Montréal, Canada. Anh ta đã cho tôi biết là anh đang bị bệnh ung thư rất nghiêm trọng và sẽ không sống được bao lâu nữa. Sau khi chẩn đoán bệnh tình, bác sĩ cho biết là anh chỉ có thể sống thêm được ba tuần lễ nữa thôi hoặc có thể ít hơn. Hôm đó tôi ngồi ăn sáng bên cạnh anh ấy. Tôi đã ăn sáng thật chánh niệm và trong khi ăn, tôi không suy nghĩ gì về phương cách giúp anh ấy cả. Sau khi ...
Đọc tiếp
Cách đây khoảng mười lăm năm, có một cậu con trai gốc Việt sinh ra và lớn lên tại nước Thụy Sĩ, đến Làng Mai vào những khóa tu mùa Hè. Mỗi năm cậu trai trẻ ấy đều đến Làng Mai tu tập cùng với em gái. Cậu ấy có nội kết và không truyền thông được với ba. Cậu rất giận ba cậu vì ba cậu thường hay la rầy và nói chuyện không ôn hòa với mọi người trong gia đình. Mỗi khi cậu làm điều gì sơ ý, thay vì tới hỏi han giúp đỡ và nói vài lời an ủi vỗ về để biểu lộ tình thương và sự chăm sóc của người cha thì ba ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư Ông Làng Mai Nơi nương tựa vững chãi Mỗi khi trở về sau một chuyến đi dài mệt nhọc, vừa mở cửa bước vào nhà là chúng ta lập tức thấy khoẻ nhẹ, thoải mái ngay. Cũng như sau một ngày làm việc, phải đối phó với những biến cố, những khó khăn của đời sống hàng ngày, khi được về nhà, được ngồi hoặc nằm nghỉ trong căn phòng của mình ta thấy rất dễ chịu, và căn phòng đó thật quen thuộc, ấm áp. Thực tập trở về hải đảo tự thân cũng giống như vậy. Trong ta có sẵn một vùng rất êm ấm, an ninh. Mỗi ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư Ông Làng Mai Hãy hiểu khổ đế như những nỗi khổ đau có thực của chính bản thân và thời đại Chúng ta thường được học và hiểu về khổ đế như là cái khổ của sinh, già, bệnh và chết; như là sự ham muốn nhưng không được thỏa mãn yêu thương nhau mà phải xa lìa; ghét nhau mà phải gần nhau; như là khổ đau khi năm uẩn chống báng nhau… Đây là cách diễn tả về khổ đế của người xưa. Nó mang tính biểu trưng, tính hình thức. Nếu nói nguyên nhân xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa chỉ vì thấy cảnh sanh, lão, ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” của Sư Ông Làng Mai Có một con suối nhỏ từ núi chảy xuống. Nó rất nhỏ tuổi, và nó muốn ra tới biển thật nhanh. Nó không biết sống với hiện tại một cách bình an. Nó rất vội vã vì nó còn rất trẻ. Nó không biết thực tập “đã về đã tới” nên từ núi đổ xuống, nó hối hả vượt qua cánh đồng và trở thành một dòng sông. Là sông thì nó chảy chậm hơn. Điều này làm cho nó bứt rứt vì nó sợ không bao giờ gặp được biển. Vì là sông nên nó chảy chậm hơn, và mặt nước tĩnh lặng hơn ...
Đọc tiếp
Trích trong sách “Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu” của Sư Ông Làng Mai Một số người trong chúng ta cảm thấy rằng đời sống của họ không có ý nghĩa, không đáng sống. Họ đau khổ vì không có hướng đi. Dầu ta giàu có cách mấy, có nhiều quyền uy trong tay, nhưng nếu tâm trí ta bị rối loạn, không có hướng đi rõ ràng thì ta là người đau khổ nhất trên đời. Nếu ta có hướng đi ý nghĩa cho cuộc sống, hướng đi ấy thể hiện được lòng từ bi của ta, thì ta sẽ biết cách giúp cho chính mình và mọi người quanh mình bớt khổ. Ta có cơ duyên tiếp ...
Đọc tiếp
(Trích trong sách “Thiền sư và em bé năm tuổi” của Sư Ông Làng Mai) Ở Làng Mai có ba câu linh chú để thực tập khi ta khổ đau vì một ai đó. Chúng ta có thể viết xuống, cất vào ví của mình để nhắc nhở ta thực tập. Câu thứ nhất là: “Em yêu, tôi đang giận. Tôi đang khổ đau và tôi muốn em biết điều này”. Bằng lời nói ái ngữ, ta cho người kia biết sự thật là ta đang khổ đau, ta đang giận người ấy. Có thể ta tự cao tự đại, tự cho mình là đúng. Và khi một người khác tới hỏi ta có ổn không, ta có giận không, ...
Đọc tiếp
Trích từ sách ” Đi gặp mùa xuân” của Sư Ông Làng Mai. Nhiều người trong chúng ta có một thời thơ ấu đã từng đi ngang qua những giai đoạn rất khó khăn và có nhiều thương tổn( traumatisme) rất nặng. Nên ta thường không muốn nhớ lại những giai đoạn khổ đau đó. Mỗi lần tiếp xúc với những kỉ niệm đau buồn ấy thì ta chịu không nổi, cho nên cơ chế tự tồn, tự vệ trong mỗi chúng ta có khuynh hướng vùi chôn đi những kỉ niệm đau thương đó ở những vùng xa thẳm của tâm thức. Khi có một người nào tới khơi dậy mối thương tâm đó thì ta khóc, buồn khổ ...
Đọc tiếp
Không nói là một thực tập thương yêu Đạo Bụt có phương pháp gọi là tịnh khẩu. Tịnh khẩu tức là không nói, làm cho miệng núi lửa đừng phun. Dù có lửa trong ta nhưng ta không để cho nó phun ra, mà tìm cách cho lửa trở về nguyên quán, đem an ninh đến cho ta và cho những người chung quanh. Tịnh khẩu là một thực tập thương yêu. Tôi biết nếu nói là tôi sẽ nói những điều làm cho anh đau, chị đau, vì vậy tôi thực tập tịnh khẩu, để tôi không nói. Nhưng tịnh khẩu không có nghĩa là nén xuống. Nếu nén xuống thì tịnh khẩu trở thành một thực tập rất ...
Đọc tiếp
( Trích trong sách “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ) Làm thế nào để thực tập vô ngã? Khi học hỏi điều gì đó lần đầu, chúng ta thường dùng ý thức để hiểu. Sau một thời gian điều đó trở thành tập khí thì ý thức không cần phải làm việc nữa. Tập khí cũng cần một thời gian, một quá trình để hình thành. Khi đã trở thành tập khí, chúng ta chỉ dùng tàng thức của mình và làm một cách tự nhiên. Cho dù không để ý những gì ta đang làm, ta vẫn có thể làm đúng, như đi bộ chẳng hạn. Khi đi, tâm chúng ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách “Con đã có đường đi” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Năm cũ đi đâu mất rồi? Chỉ còn vài giờ nữa là sang năm mới, và đây là bài pháp thoại cuối cùng của tôi trong năm 2008. Quý vị có tin không, có tin là chỉ còn vài giờ nữa là hết năm 2008 không? Tôi thì không tin. Năm 2008 đang chạy trốn. Bây giờ chúng ta thử chạy theo để kéo năm 2008 về nhé. Nhưng kéo không nổi đâu, khó lắm. Bây giờ để tôi hỏi quý vị câu này: “Sau khi rời chúng ta, năm 2008 sẽ đi đâu?”. Cái năm vẫn đang ở cùng với chúng ta, trong vài giờ ...
Đọc tiếp
(Trích sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Nếu bạn gặp khó khăn với ai đó trong đời thì bạn có thể ngồi yên một mình trong chốc lát và viết cho người ấy một bức thư với tất cả chân tình. Bạn có thể viết bức thư cho một người mà đã lâu lắm bạn không gặp, hay cả cho một người quá vãng. Không bao giờ là quá trễ để tạo lại bình an và chữa trị cho một mối quan hệ tình cảm. Ngay cả khi bạn không thể gặp lại người ấy, bạn cũng có thể tạo hòa giải bên trong mình và chữa trị mối thâm tình. Hãy dành ...
Đọc tiếp
(Trích sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông- Thiền sư Thích Nhất Hạnh)     Mấy năm trước đây, khi tôi tới Ấn Độ, tôi có gặp ông K. R. Narayanan khi ông còn là Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ. Chúng tôi bàn việc sử dụng thực tập lắng nghe và ái ngữ tại các cuộc bàn thảo trong Quốc hội. Tôi nói rằng mọi môi trường làm việc, kể cả môi trường chính trị, đều có thể trở thành một môi trường xây dựng trên hiểu biết và thương yêu. Xây dựng được một môi trường lành mạnh và nuôi dưỡng cho một tập thể làm việc là tạo nên một môi trường khuôn mẫu xây dựng ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Đạo Phật của tuổi trẻ) Từ thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ 14, tức là 1400 năm, chúng ta đã gọi Buddha là Bụt. Các nước Đông Nam Á chung quanh ta cũng gọi Buddha là Bụt. Gọi đúng là Butha, mà gọi tắt là Bụt. Chữ ‘tha’ phía sau không đọc rõ. Gotama đọc là Gotam. Nhật Bản vẫn còn gọi Buddha là Bụt. Đến thế kỷ thứ 14 khi bị phương Bắc đô hộ, chúng ta đã bắt đầu phát âm theo người Trung Hoa. Người Trung Hoa phát âm là Fó mà ta đọc là ‘Phật’, nhưng trước đó ta đã sử dụng danh từ ‘Bụt’. Như vậy từ thế kỷ 14 ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách “Bồ Tát Ngàn Tay Ngàn Mắt” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Bảo Lang và Bảo Đăng đang giận nhau, giành đồ chơi không ai chịu thua ai. Mẹ thấy thế, liền hỏi: “Ơ kìa, Bụt của hai con đi đâu mất rồi? Các con cãi nhau xấu quá! Ngoan nào, đến trước bàn thờ Bụt và thở cho tâm các con bình yên. Có như thế thì Bụt Bảo Lang và Bụt Bảo Đăng mới chịu trở về lại trong các con chứ”. Bà ngoại đi chợ về thấy hai bé đang đứng trước bàn thờ Bụt thở hổn hển, và đang từ từ nín khóc. Bà thương và mến phục hai bé quá, tuy mới ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách “Con Đã Có Đường Đi” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong mỗi chúng ta đều có hạt giống của tài năng, của tình thương và của hạnh phúc. Nếu các hạt giống ấy được nuôi dưỡng, được tưới tẩm hằng ngày thì không những ta có được hạnh phúc mà còn mang lại hạnh phúc cho người khác. Tuy vậy, ta nên biết bên cạnh những hạnh phúc ta vẫn còn có những khó khăn, những khổ đau trong thân tâm. Ta cần có thời gian để nhìn lại chúng, để gọi tên chúng và để công nhận sự có mặt của chúng. Ta không được đè nén hay trốn chạy chúng. Nỗi khổ niềm đau ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong. Mặc dù mình biết rằng quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới, nhưng nếu nhìn cho kỹ, mình sẽ thấy thực tại vượt thoát cả hai ý niệm quá khứ và tương lai; thực tại bao la, mầu nhiệm hơn mình tưởng. Quá khứ có mặt trong hiện tại, bởi vì hiện tại được làm bằng quá khứ. Theo lời Bụt dạy, nếu thiết lập thân tâm vững chãi trong hiện tại, tiếp ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Trồng một nụ cười của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong lớp học, nếu các em có nỗi khổ nào đó thì giáo viên có thể giúp các em thành lập các nhóm tương thân tương ái để tìm hiểu và giúp chuyển hóa khổ đau đó. Giáo viên cùng các em học sinh có thể chọn 2 – 5 học sinh vào nhóm. Mục đích của nhóm là thực tập bình an để làm cho tất cả các học sinh và các thầy cô giáo hạnh phúc. Sau khi nhóm khởi đầu đã có một vài kinh nghiệm thực tập lắng nghe sâu, những em khác có thể thay phiên nhau tham gia vào nhóm để ...
Đọc tiếp
(Trích sách Kết một tràng hoa của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong đạo Bụt, ta thường hay nói tới ba năng lượng, ba chất độc (tam độc): tham dục, sân hận và si mê. Những chất độc này là những tâm hành tiêu huỷ thân tâm của ta và tiêu huỷ thế giới. Có những chất độc thuộc về phạm vi hoá học hay vật lý hiện đang làm ô nhiễm môi trường. Những chất độc hoá học đi vào trong nước, trong không khí, trong đất gây độc hại cho sự sống, đang tiêu diệt sự sống. Các nhà khoa học, các nhà chính trị đang tìm cách khử diệt chúng. Hiện giờ địa cầu bị hâm nóng ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu của thiền sư Thích Nhất Hạnh) Tưới hoa là một pháp môn thực tập có công năng đem lại sự nuôi dưỡng và trị liệu cho nhau. Trong đời sống hàng ngày, ta có thể thực tập tưới tẩm cho nhau những hạt giống tích cực như những hạt giống của niềm vui, hạnh phúc, thương yêu, tha thứ, tài năng v.v… chúng ta tuyệt đối không tưới tẩm cho nhau những hạt giống tiêu cực như buồn giận, khổ đau, trách móc và thù hận v.v… Đó gọi là pháp môn tưới hoa. Trong tâm thức của mỗi người chúng ta đều có sẵn những hạt giống tốt, lành ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trước khi chúa Jesus sinh ra thì Ngài ở đâu?  Tôi đã hỏi nhiều người bạn Thiên chúa giáo câu hỏi này từ nhiều năm. Nếu chúng ta muốn nhìn sâu vào câu hỏi đó, ta phải tìm hiểu về cuộc đời và cái chết của Jesus như là những biểu hiện. Chúa không sinh ra từ hư vô được. Không phải chỉ từ Bethlehem mà Jesus trở thành một con người. Ngày Chúa ra đời chỉ là một sự biểu hiện; Jesus đã hiện hữu trước giây phút mà ta gọi là Giáng sinh đó. Vậy thì ta không nên gọi đó là ...
Đọc tiếp
Khi ta tụng kinh cũng như khi nghe tụng kinh, ta cần phải hợp nhất thân và tâm. Làm được như vậy, ta có niệm, có định; ta hòa vào tăng thân và trở thành một với tăng thân, như một dòng sông. Ta không còn tồn tại như một cá nhân mà trở thành dòng sông tăng thân. Tâm lúc nào cũng phải có mặt với thân. Đó là lý do tại sao đi trong chánh niệm có thể được coi là sự cầu nguyện. Ta cầu nguyện bằng đôi chân; và khi đi trong chánh niệm ta có thể tiếp xúc được với nước Chúa, với Tịnh độ của Bụt. Và ta có thể thấy được hiệu quả ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Buổi sáng thức dậy, có một đọt lá mới trên cây. Đọt lá mới đến chào đời đâu vào khoảng nửa đêm, sau những vận chuyển không ngừng của nhựa sống trong thân cây, sau khi da cây hé nứt đau đớn cho sự sống mới. Nhưng những chuyển vận ấy những đau đớn ấy cây không nghe cây không cảm thấy, bởi vì cây suốt đêm bận lắng nghe tiếng thì thào của hoa cỏ quanh mình. Hương đêm tinh khiết và huyền diệu. Cây không có ý niệm về thời gian và sinh diệt. Cây có mặt như sự có mặt ...
Đọc tiếp
(Trích Lời bạt trong sách Cách mạng Liệu pháp Thư giãn do thầy Thích Chân Pháp Khâm tham gia hiệu đính) Tại các trung tâm thiền tập Làng Mai, có một thực tập mà mọi người rất thích gọi là thiền buông thư. Trong thực tập này, mọi người thực tập thiền trong thư thế nằm. Buông thư toàn thân, theo dõi hơi thở vào ra, gọi tên những bộ phận của thân thể và gởi tình thương yêu đến những bộ phận đó. Người hướng dẫn có giọng nói nhẹ nhàng, hướng dẫn cách thực hành để mọi người làm theo. Đến gần cuối bài tập thì mọi người lại được nghe hát. Khoảng 20 phút sau khi thực ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Ta thường nghĩ rằng ta biết rất rõ, hiểu rất rõ người ta thương, nhưng không hẳn là như thế. Nếu ta không biết rõ khổ đau của ta thì làm sao ta có thể hiểu rõ khổ đau của một người khác? Không nên tin chắc là ta đã hiểu hết những gì liên quan đến người kia. Ta phải tự hỏi, “Tôi đã hiểu rõ tôi chưa? Tôi đã hiểu rõ khổ đau và nguồn gốc khổ đau của tôi chưa?” Một khi ta đã có ít nhiều hiểu biết và tuệ giác về khổ đau của chính ta thì ta mới có ...
Đọc tiếp
(Bài viết được trích và chuyển ngữ từ sách “Love letter to the Earth” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh) Vào mỗi sáng mùa đông, sau khi thức dậy, tôi thường khoác thêm áo ấm và bước ra ngoài đi dạo một vòng quanh Xóm Thượng. Trời vẫn còn nhá nhem tối, tôi nhẹ nhàng đặt từng bước chân cẩn trọng, tôi thấy mình giao cảm với đất trời, với trăng sao và vũ trụ bao la. Lần đó, sau khi đi tản bộ, tôi về phòng và viết xuống:”Tôi yêu Đất Mẹ”. Lòng tôi xao xuyến với những rung động của một người trẻ đang yêu. Trái tim tôi thổn thức những nhịp đập của tình yêu. Đó là ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Sợ hãi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Nhiều người thường bị ám ảnh về những việc có thể khơi dậy sợ hãi và buồn khổ. Tất cả chúng ta đều đã có những trải nghiệm buồn khổ trong quá khứ mà ta không thể quên được. Chúng ta luôn nhớ và sống lại những khổ đau của quá khứ. Nhưng nếu nhớ lại quá khứ mà không có chánh niệm, tỉnh thức thì việc nhớ lại chỉ khiến chúng ta thêm buồn khổ. Lấy ví dụ, khi còn nhỏ, bạn bị ngược đãi. Bạn đã khổ đau cùng cực. Bạn rất yếu ớt, mong manh, lúc nào cũng có cảm giác bất an. Bạn không biết cách ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách “An lạc từng bước chân” của Sư Ông Làng Mai) Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa. Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong lòng nước. Mây đủ màu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi”) Một người nghệ sĩ chỉ thấy rõ được cái cây khi ông ta có được mối giao cảm nào đó với cây. Một con người không có nhân tính thì không nhìn thấy được một con người khác, cũng như không nhìn thấy được cái cây. Phần đông chúng ta không thấy rõ được sự vật bởi vì chúng ta không trọn vẹn là mình. Chỉ khi nào ta là ta một cách trọn vẹn, ta mới có thể hiểu rằng một người thôi cũng đủ để chứng minh cho mọi người khác thấy là đời sống có giá trị, ta có thể tin vào tương ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Tri kỷ của Bụt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong buổi lễ Đối thú an cư, chúng ta đã đồng ý với nhau rằng sẽ thực tập nghiêm chỉnh thiền đi trong mùa An cư này. Chúng ta cũng biết rằng nếu ta thực tập được 100% thì rất dễ, còn nếu ta chỉ thực tập nửa vời thì sẽ không thành công. Thực tập được thành công thiền đi thì chúng ta sẽ thực tập được thành công trong những pháp môn khác. Xuất sĩ cũng như cư sĩ, chúng ta đã quyết định phải thực tập thiền đi 100%, nghĩa là mỗi bước chân phải đi trong chánh niệm. Muốn có chánh niệm chúng ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Muốn an được an của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày. Chúng ta phải pháp đàm với nhau làm thế nào để thực hiện được điều đó. Chúng ta có thực tập hơi thở ý thức khi gọi điện thoại không? Chúng ta có mỉm cười khi lặt rau, làm bếp không? Chúng ta có thực tập buông thư sau mỗi giờ làm việc không? Những câu ...
Đọc tiếp
(Trích từ sách Con đã có đường đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) “Thanksgiving Day” là ngày lễ tạ ơn theo truyền thống của người Mỹ. Tại Làng Mai, hàng năm, chúng ta đều tổ chức lễ tạ ơn, nhưng với một tinh thần khác. Tinh thần của sự thực tập làm lớn lên lòng biết ơn để nuôi dưỡng niềm hạnh phúc trong đời sống nơi mỗi chúng ta. Bởi khi nào lòng biết ơn còn có mặt thì hạnh phúc vẫn còn. Và người đã cạn kiệt lòng biết ơn, hạnh phúc không thể còn có được. Theo truyền thống Cơ Đốc Giáo, biết ơn được hiểu là biết ơn Thượng Đế, biết ơn Chúa. Bởi theo ...
Đọc tiếp
(Trích từ chương Một chỗ quay về trong sách Tâm tình với đất Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Trong suốt mùa thu, mỗi khi đi thiền hành, chúng ta giẫm lên những chiếc lá vàng. Ai trong chúng ta mà không giẫm chân trên lá vàng trong mùa thu này? Ở Thénac lá chỉ mới rụng 50%, khu rừng trước thất Ngồi Yên vẫn còn nhiều lá rất đẹp. Nếu giẫm lên lá một cách có ý thức, chúng ta sẽ có được tuệ giác. Lá đã được biểu hiện vào tháng ba, tháng tư năm nay dưới một hình thái xanh non. Lá đã lọc được ánh sáng mặt trời, đã tung tăng vui chơi, đã làm ...
Đọc tiếp
( Trích từ sách Hạnh phúc cầm tay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Năng lượng thương yêu Tất cả chúng ta đều sợ rằng nhu yếu thương và được thương của ta không được thỏa mãn. Nỗi sợ cô đơn luôn có đó trong mỗi chúng ta. Ta phải nhận diện nỗi sợ hãi và nhu yếu đó. Phải nhìn sâu vào chúng. Thương yêu là biết an ủi vỗ về, biết hiến tặng sự hiểu biết và cảm thông. Hiểu là suối nguồn của thương yêu. Ta sẽ cảm thấy đau khổ nếu không ai hiểu ta. Và khi người đó không hiểu ta nghĩa là người đó không thể thương ta. Không có sự hiểu biết ...
Đọc tiếp