Sự sống mầu nhiệm

 

Download

 

Bạch đức Thế Tôn, ngài đã dạy thiền tập có thể đem lại niêm vui và hạnh phúc để nuôi dưỡng và trị liệu thân tâm, và thiền tập cũng để mở cửa trí tuệ đạt tới vô úy và giải thoát. Giờ phút này đây con đang thực tập để chế tác hỷ lạc để nuôi dưỡng và trị liệu cho thân và cho tâm con.

Khi con thở vào con nhận diện được hình hài của con đang ngồi đây, con ôm lấy hình hài đó. Khi con thở ra con làm cho hình hài của con được buông thư. Từng bắp thịt từng tế bào trong cơ thể con buông thư không còn sự căng thẳng. Thở vào nhận diện, thở ra buông thư. Khi con thở vào con cũng tiếp xúc được với tất cả những mầu nhiệm của sự sống đang có  mặt trong hình hài đó cũng như đang có mặt chung quanh và khi con thở ra con cảm thấy hạnh phúc đang sống trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với những mầu nhiệm đó của sự sống, con để cho sự vui mừng cũng như sự an lạc thấm vào trong từng tế bào cơ thể của con để con được nuôi dưỡng và trị liệu.

Thở vào nhận diện, thở ra buông thư.
Sự sống mầu nhiệm, hiện pháp lạc cư.

Vô lượng tâm

 

Download

 

Bạch đức Thế Tôn, đức Thế Tôn dạy chúng con nên mở trái tim để cho tâm mình càng ngày càng lớn rồi một ngày mai sẽ trở thành vô lượng.

Hôm nay con phóng tâm của con đi về phương Nam nơi đó có Châu Phi, có nghèo đói, có bất công xã hội, có nhiều triệu người đang mang siêu vi khuẩn HIV, ngay cả những trẻ em 5 tuổi 10 tuổi. Họ đang sống trong lo lắng và sợ hãi.Con phóng tâm đi về phương Đông, con thấy chiến tranh hận thù ngút trời, sự sợ hãi sự căm thù đã lên tới tột độ. Ngày nào cũng có bom nổ, ngày nào cũng có bom rơi, ngày nào cũng có xe nổ, ngày nào cũng có người chết. Họ chỉ mong muốn có cơ hội sống trong bình an dù là ngèo khổ nhưng mà không có được. Trong khi đó thì ở đây con lại đau khổ bởi những giận hờn nho nhỏ những buồn phiền nho nhỏ nó làm cho cái tâm con co rút lại. Bạch đức Thế Tôn con không muốn như vậy. Con muốn trở thành một dụng cụ của chánh pháp trong hiện tại và trong tương lai có thể đưa hai bàn tay của mình ra để cứu độ nhiều người. Con muốn mở trái tim con ra ôm trọn lấy những ai đang đau khổ. Con muốn học như đức Thế Tôn làm cho tâm con trở thành ra vô lượng, vô lượng từ, vô lượng bi, vô lượng hỷ và vô lượng xả. Con biết nếu con thảnh thơi, nếu con không vướng bận thì con có thể làm một cái gì để góp phần làm vơi đi những nỗi khổ ở chung quanh con và ở rất xa con.

Cùng một tăng thân

 

Download

 

Bạch đức Thế Tôn, chúng con đang ở trong khóa an cư mùa thu và chúng con có những chậu cúc ở trong chùa. Khi chúng con ngắm nhìn chậu cúc thì chậu cúc đang thuyết pháp cho chúng con nghe về giáo lý vô ngã, tương tức và bất nhị. Có những cây cúc chỉ có 7 nhánh hay 10 nhánh và mỗi nhánh mang trên đầu một bông hoa lớn gọi là cúc đại đóa. Có những chậu cúc có tới hàng 100 bông, có bông thì đang còn búp có bông bắt đầu nở và có bông đã mãn khai. Nếu những bông hoa đó nhìn xuống cội thì những bông hoa đó thấy rằng mình cùng một cội nguồn và cùng những gốc rễ.

Chúng con là một Tăng Thân, chúng con như là một chậu hoa cúc có hàng trăm bông cúc. Mỗi bông cúc có sắc và có hương của nó, mỗi chúng con cũng có một ít chánh niệm và một ít từ bi và chúng con cùng thuộc về một tăng thân, cùng có những gốc rễ chung. Nhìn cho kỹ thì chúng con không chỉ là một bông hoa, một cành hoa mà chúng con là cả một chậu cúc. Con là bông cúc này nhưng con cũng là những bông cúc khác tại vì chúng con có cùng một tăng thân, có cùng những cái gốc rễ. Có những gốc rễ tuyện vời và có những gốc rễ có một vài khó khăn nhưng mà chúng con đang tu tập để chuyển hóa. Mỗi chúng con thấy chúng con là bông hoa nhưng mà chúng con cũng thấy chúng con là gốc rễ là toàn thể chậu hoa. Chúng con cũng là sư anh của chúng con, chúng con cũng là sư chị của chúng con, chúng con cũng là sư em của chúng con và chúng con cũng là thầy, tổ của chúng con. Mỗi khi có một cái gì xảy ra cho con thì cái đó xảy ra cho tất cả tăng thân. Mỗi khi có một cái gì xảy ra cho một thành phần của tăng thân thì cái đó xảy ra cho tất cả tăng thân và cho con. Con thấy rất rõ tính vô ngã, tính bất nhị và tính tương tức của bông hoa, của mỗi thành phần trong tăng thân, trong tuệ giác ấy chúng con có thể sống an lạc hòa hợp, hạnh phúc.

Cây hoa bồ công anh

Download

hoa bồ công anh

Con đang quán chiếu con là một cây hoa bồ công anh. Mỗi ngày con phơi những cánh lá của con trong không gian và tiếp thu tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Cũng như các loài sinh vật khác, con dự tính cho sự tiếp nối đẹp đẽ của mình. Mỗi mùa xuân con làm ra nhiều bông hoa màu vàng, mỗi ngày những bông hoa đó lớn lên, nở ra rực rỡ. Khi bông hoa chín sẽ trở thành màu trắng, và làm ra nhiều hạt, mỗi  hạt được chấp thêm ba cánh, bốn cánh, năm cánh như những thiên thần sẵn sàng để bay lên trên không gian, bởi thiên chức của chúng con là muốn mình được tiếp nối trong cuộc đời này. Khi có một làn gió thổi qua, thì những hạt của con bay lên cao và ngọn gió đưa chúng con về những phương trời xa lạ. Mỗi hạt bồ công anh chứa đựng con, sẽ mang con đi tới tương lai, đi tới những phương trời khác, và con đã được tiếp nối bởi những hạt đó.

Cũng như cây hoa bồ công anh, con muốn được tiếp nối một cách đẹp đẽ. Trong mỗi giây phút của cuộc sống hàng ngày, con chế tác những tư tưởng, những lời nói, những hành động, và gió của nghiệp sẽ mang những tư tưởng đó đi xa, mang những lời nói đó đi xa, mang những hành động đó đi xa. Mỗi tư tưởng chứa đựng con, mỗi lời nói chứa đựng con, mỗi hành động chứa đựng con. Con được tiếp nối bởi ba nghiệp của con. Và con muốn rằng những tư tưởng đó, những ý nghiệp đó là những tư tưởng đẹp, những ý nghiệp đẹp. Con được tiếp nối một cách đẹp đẽ bằng những tư tưởng của con. Con muốn được đi theo và biểu hiện được tinh thần bao dung, tha thứ, niềm tin và hy vọng. Lời nói của con cũng vậy, và hành động của con cũng phải biểu lộ được chất liệu của từ, của bi, của hỷ và của xả. Con sẽ được tiếp nối ở các phương trời xa lạ ngay tại đây và trong tương lai, nên con chăm sóc cho ba nghiệp của con. Vì con chỉ muốn được tiếp nối một cách đẹp đẽ mà thôi.

Quán chiếu nhìn sâu

https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-13-cây-hoa-bồ-công-anh.mp3Download Con đang quán chiếu con là một cây hoa bồ công anh. Mỗi ngày con phơi những cánh lá của con trong không gian và tiếp thu tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Cũng như các loài sinh vật khác, con dự tính cho sự tiếp nối đẹp đẽ của mình. Mỗi mùa xuân con làm ra nhiều bông hoa màu vàng, mỗi ngày những bông hoa đó lớn lên, nở ra rực rỡ. Khi bông hoa chín sẽ trở thành màu trắng, và làm ra nhiều hạt, mỗi  hạt được chấp thêm ba cánh, bốn cánh, năm cánh như những thiên thần sẵn sàng để bay lên trên không gian, bởi thiên chức của chúng con ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-23-cùng-một-tăng-thân.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, chúng con đang ở trong khóa an cư mùa thu và chúng con có những chậu cúc ở trong chùa. Khi chúng con ngắm nhìn chậu cúc thì chậu cúc đang thuyết pháp cho chúng con nghe về giáo lý vô ngã, tương tức và bất nhị. Có những cây cúc chỉ có 7 nhánh hay 10 nhánh và mỗi nhánh mang trên đầu một bông hoa lớn gọi là cúc đại đóa. Có những chậu cúc có tới hàng 100 bông, có bông thì đang còn búp có bông bắt đầu nở và có bông đã mãn khai. Nếu những bông hoa đó nhìn xuống cội thì những bông hoa đó thấy rằng mình ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-15-vô-lượng-tâm.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, đức Thế Tôn dạy chúng con nên mở trái tim để cho tâm mình càng ngày càng lớn rồi một ngày mai sẽ trở thành vô lượng. Hôm nay con phóng tâm của con đi về phương Nam nơi đó có Châu Phi, có nghèo đói, có bất công xã hội, có nhiều triệu người đang mang siêu vi khuẩn HIV, ngay cả những trẻ em 5 tuổi 10 tuổi. Họ đang sống trong lo lắng và sợ hãi.Con phóng tâm đi về phương Đông, con thấy chiến tranh hận thù ngút trời, sự sợ hãi sự căm thù đã lên tới tột độ. Ngày nào cũng có bom nổ, ngày nào cũng có bom ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-17-sự-sống-mầu-nhiệm.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, ngài đã dạy thiền tập có thể đem lại niêm vui và hạnh phúc để nuôi dưỡng và trị liệu thân tâm, và thiền tập cũng để mở cửa trí tuệ đạt tới vô úy và giải thoát. Giờ phút này đây con đang thực tập để chế tác hỷ lạc để nuôi dưỡng và trị liệu cho thân và cho tâm con. Khi con thở vào con nhận diện được hình hài của con đang ngồi đây, con ôm lấy hình hài đó. Khi con thở ra con làm cho hình hài của con được buông thư. Từng bắp thịt từng tế bào trong cơ thể con buông thư không còn sự căng thẳng ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-19-quay-về-hải-đảo-tự-thân.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, trời đang mưa và con đang thực tập quay về nương tựa nơi hải đảo tự thân. Đức Thế Tôn có dạy là mỗi khi có giông bão trong cuộc đời, giông bão trong nội tâm thì chúng con phải trở về nương tựa nơi hải đảo tự thân rồi chúng con sẽ được an lành. Bạch đức Thế Tôn, chúng con không chờ đến khi nào có giông bão mới trở về hải đảo. Chúng con thực tập nương tựa nơi hải đảo tự thân trong mỗi giây phút của cuộc đời. Chúng con biết nếu chúng con có sự an tâm, nếu chúng con có sự vững chãi để đi trên cuộc đời ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-20-trái-tim-mở-rộng.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, con biết rằng trái tim của ngài là một trái tim của tình xót thương không có biên giới. Trái tim của ngài bao trùm được tất cả mọi loài, mọi người. Bạch đức Thế Tôn ngài thường dạy rằng khi mình mở trái tim của mình ra để bao trùm được tất cả mọi loài mọi người thì mình không còn đau khổ nữa. Nếu chúng ta bỏ một nắm muối vào trong cái tô quẫy lên thì nước ở trong tô sẽ quá mặn và không thể uống được, nhưng nếu chúng ta bỏ nắm muối đó vào dòng sông thì mọi người vẫn có thể uống được nước sông và nước sông ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-21-giây-phút-đoàn-tụ.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, trong giây phút này được ngồi đây với tăng thân và theo dõi hơi thở là một niềm vui rất lớn cho chúng con. Chúng con đã được sinh ra trong đời sống tâm linh từ miệng của ngài chúng con muốn là những đưa con đích thực của ngài chứ không phải là những đứa con hữu danh vô thực, chúng con muốn đích thực là những thích tử, thích nữ tại vì trong chúng con có năng lượng của niệm của định và của tuệ, vì vậy chúng con biết chúng con là những đứa con ruột của ngài. Vì là những đứa con đích thực của ngài cho nên chúng con mang ...
Đọc tiếp
Bạch đức Thế Tôn, chúng con đang ngồi rất thẳng, ngồi với lưng của đức Thế Tôn, cột sống rất thẳng, đầu không cúi xuống và miệng chúng con mỉm cười để cho những bắp thịt của chúng con được thư giãn. Hai tay của chúng con buông xuống để tất cả những bắp thịt được thư giãn và chúng con thực tập ý thức được hơi thở vào và hơi thở ra của chúng con.Chúng con tập ý thức về hình hài của chúng con và làm cho hình hài đó buông thư. Thở vào chúng con ý thức được đây là hơi thở vào, và hơi thở vào là một cái gì rất mầu nhiệm, chứng tỏ rằng ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-27-Tiếng-vỗ-của-một-bàn-tay.mp3Download Bạch đức Thế Tôn, mùa này những cây sồi làm rơi rụng rất nhiều hạt. Trong khi chúng con đi thiền chúng con đạp lên những hạt đó. Chúng con biết rằng có những hạt rơi xuống chỗ đất tốt và sẽ có những cây sồi con mọc lên. Một đời của đức Thế Tôn ngài đã làm ra không biết bao nhiêu là hạt, những hạt giống của tuệ giác của từ bi và ngài đã gieo khắp nơi. Chúng con không có nhận diện ngài qua hình sắc qua âm thanh như trong kinh kim cương đã nói, chúng con nhận diện ngài qua những cái hạt giống mà ngài đã gieo. Chúng con là đất và ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/09-26-đã-về-đã-tới.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Khi thở vào, con thấy con đã về. Khi thở ra, con thấy con đã tới. Thở vào, con đã về trong phút giây hiện tại và tiếp xúc với những mầu nhiệm của cuộc sống quanh con. Thở ra, con đã tới và an trú thảnh thơi trong giây phút hiện tại, trong tịnh độ hiện tiền, đó là quê hương đích thực là sự sống của con. Trong những kiếp đã qua và ngay cả trong kiếp này, con đã từng rong ruổi không ngừng để tìm về quá khứ và hướng tới tương lai mà bỏ quên giây phút hiện tại. Giờ đây, con không muốn con như vậy nữa, con muốn ...
Đọc tiếp
Bạch Đức Thế Tôn, trong khi thở vào con thấy con và cha mẹ con không phải là hai thực tại riêng biệt. Vì vậy nên thở vào con thấy cha con đang thở vào, khi thở ra con thấy cha con đang thở ra. Cha con thở vào Cha con thở ra. Hơi thở vào của cha con đã sâu, Hơi thở ra của cha con đã chậm. Mẹ con đang thở vào và mẹ con thấy rất khỏe. Mẹ con đang thở ra và mẹ con thấy rất nhẹ. Cha con đang thở vào và buông thư toàn thân. Cha con đang thở ra và miệng cha con mỉm cười. Mẹ con đang thở vào và hoàn toàn ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-28-sợi-dây-ràng-buộc-trông-chờ.mp3Download Kính lạy Đức Thế Tôn Ngài là một con người tự do. Ngài đã tháo gỡ được những sợi dây ràng buộc nên Ngài sống rất thảnh thơi. Ngài đã chỉ cho chúng con những sợi dây ràng buộc mà chúng con chưa tháo gỡ được.Ngài gọi tên những sợi dây đó là thập triền, thập sử, thập kết. Sợi dây đầu tiên là đam mê, trông ngóng, chờ đợi. Sợi dây thứ hai là hận thù, hờn giận. Sợi dây thứ ba là tri giác sai lầm về mình và người. Sợi dây thứ tư là mặc cảm. Sợi dây thứ năm là nghi ngờ. Sợi dây thứ sáu là nghĩ rằng hình hài này là mình. Sợi ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-31-sợi-dây-ràng-buộc-của-mạn-vượt-khỏi-ba-mặc-cảm.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn. Ngài đã chỉ cho chúng con biết sợi dây ràng buộc thứ tư là mạn, tức là mặc cảm hơn người, thua người và bằng người. Sở dĩ chúng con không có tự do, chúng con đau khổ là tại vì chúng con rơi vào một trong ba mặc cảm đó. Chúng con không biết được rằng tất cả ba mặc cảm ấy đều dựa trên ý niệm về một cái ta riêng biệt. Vì nghĩ có một cái ta riêng biệt nên chúng con mới có sự so sánh rằng mình hơn người, thua người hay bằng người. Nếu chúng con quán chiếu để thấy được rằng chúng con và mọi loài tương ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-26-như-là-chiếc-lá.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn. Mỗi khi chúng con nhìn vào một chiếc lá, chúng con học rất nhiều từ chiếc lá. Mỗi chiếc lá chỉ làm công việc chế tác chất bổ dưỡng để tự nuôi mình và nuôi những chiếc lá khác và toàn thể thân cây. Chiếc lá chỉ muốn bảo hộ, yểm trợ, nuôi dưỡng và không hề có ý niệm muốn trừng phạt, trách móc hay ganh tỵ. Chúng con trong tăng thân cũng muốn thực tập được như chiếc lá. Bằng sự thực tập hằng ngày, chúng con nguyện chế tác chất liệu hỷ, lạc, từ bi để nuôi dưỡng bản thân và nuôi dưỡng những thành phần khác của Tăng Thân, làm ...
Đọc tiếp
Nghe Sư Ông Làng Mai khai thị http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-03-mây-là-con-tuyết-cũng-là-con.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn, con thấy con là đại dương, tất cả các dòng sông trên trái đất đều chảy về con. Bạch Đức Thế Tôn, con thấy con bốc hơi thành mây, rong chơi trên trời và trở thành mưa, thành tuyết, thành nước đá rơi xuống trên đỉnh núi. Con thấy con trở thành những dòng nước từ từ trôi về đại dương trở lại. Con đem sức sống cho muôn người, muôn loài, cho cỏ cây, đất đá, đem lại tươi mát, nuôi dưỡng và trị liệu cho sự sống. Con biết là con đang ở trên con đường về lại đại dương nhưng con không vội vã, vì ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-07-em-bé-trong-con.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có dạy rằng, không có gì sinh mà cũng không có gì diệt. Hôm nay, con quán chiếu về em bé ở trong con. Em bé  khoảng bốn hay năm tuổi. Em bé đang cần sự chú ý, chở che, chăm sóc. Em bé có thể đã bị thương vì em bé rất mong manh. Mỗi khi cha mẹ làm khổ nhau, em bé có một vết thương, và vết thương đó chưa ai chữa lành được cho em bé. Thở vào, con thấy em bé đang còn sống trong con Thở ra, con thấy em bé đang cần được chú ý, chăm sóc và bảo hộ Con đã bận rộn suốt đời, con ...
Đọc tiếp
Nghe Sư Ông Làng Mai khai thị https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-05-con-cũng-là-một-bông-hoa.mp3Download   Bạch Đức  Thế Tôn! Ngài là một bông hoa kỳ diệu hiếm có nở trong khu vườn nhân loại. Con cũng là một bông hoa trong khu vườn nhân loại. Con biết con phải nuôi dưỡng sự tươi mát của con để tự nuôi dưỡng mình và nuôi dưỡng Tăng thân. Thở vào con thấy con là một bông hoa trong vườn hoa nhân loại. Thở ra con cảm thấy tươi mát. Không những con là một bông hoa mà con cũng có thể vững vàng như núi khi con có niệm, có định, có vững chãi. Thở vào con thấy con là núi, thở ra con cảm thấy vững chãi ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-28-chánh-pháp.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của con là được gặp chánh pháp. Gặp được chánh pháp cũng giống như là được gặp Đức Thế Tôn. Chúng con biết rằng chánh pháp đã được Đức Thế Tôn tuyên thuyết một cách nhiệm mầu, khéo léo. Giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta phải tìm tới và nhìn thấy tận mắt, giáo pháp đó có thể chứng nghiệm và có hiệu nghiệm ngay trong khi mình thực tập. Giáo pháp đó có công năng đưa chúng ta ra khỏi khổ đau, phiền não và đưa chúng ta tới giải thoát và an lạc. Giáo pháp đó bất cứ người nào, người trí nào ...
Đọc tiếp
Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài đã dạy cho chúng con biết sợi dây ràng buộc thứ năm là sợi dây nghi ngờ. Khi đã có sự nghi ngờ thì năng lượng của niềm tin không đủ hùng hậu để chúng con thành công trong sự thực tập. Vì vậy chúng con phải tìm cách tháo gỡ sợi dây nghi ngờ đó. Trước hết là nghi ngờ nơi chánh pháp và sau đó là nghi ngờ nơi bản thân, không biết mình có khả năng thành công trong sự thực tập chánh pháp hay không. Bạch Đức Thế Tôn, Ngài đã dạy rằng pháp của Ngài là phải tự mình tới để mà thấy, để mà chứng nghiệm chứ không ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-06-buông-bỏ-tư-kiến.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài đã dạy cho chúng con biết sợi dây ràng buộc thứ chín là sợi dây kiến thủ. Tức là ôm chặt lấy tư kiến của mình, cho đó là chân lý tuyệt đối mà không tiếp nhận sự thật cao quý hơn. Chúng con biết rằng phần lớn chúng con đều ôm chặt quan điểm, cái thấy của mình và cho đó là sự thật, là tối thượng. Cho nên chúng con trở nên hẹp hòi, đánh mất cơ hội để cho sự thật đi vào và tự tỏa chiếu trong chúng con. Vì vậy chúng con quyết tâm nhìn sâu để hiểu và buông bỏ những kiến thức, quan điểm của mình ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-04-sợi-dây-ràng-buộc-của-biên-kiến-Con-đường-trung-đạo.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài đã dạy cho chúng con biết sợi dây ràng buộc thứ bảy là sợi dây biên kiến, biên chấp kiến. Đây là thái độ bị kẹt vào ý niệm đối lập như nghĩ rằng sau khi thân thể này tàn hoại thì tuyệt đối không còn gì nữa cả, đó là đoạn kiến. Hoặc là sau khi thân thể này tàn hoại, mình vẫn trường tồn, đó là thường kiến. Khi bị kẹt vào biên kiến thì mình tin rằng có sanh có diệt, có đến có đi, có một có nhiều, có thường có đoạn. Bạch Đức Thế Tôn, Ngài đã dạy con đường trung đạo để chúng con không bị kẹt ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-05-cởi-trói-tà-kiến.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài đã dạy cho chúng con biết sợi dây ràng buộc thứ tám là tà kiến. Đó là những cố chấp và những kiến giải sai lầm phá hoại nền tảng của đạo đức, của bình an và hạnh phúc; như tin rằng không có nhân quả, không có nghiệp báo. Tà kiến cũng là cái thấy không phù hợp với sự thật, trong khi sự vật vô thường thì nghĩ là thường, trong khi không có cái ta riêng biệt thì tưởng rằng có cái ta riêng biệt, và đối tượng mình theo đuổi đem lại khổ đau mà cứ tưởng là mình đang chạy theo hạnh phúc; những thực tập đem lại ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-24-ngồi-thảnh-thơi.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Con đang ngồi với lưng của Đức Thế Tôn, rất thẳng, rất mềm, hai vai của con buông thả, buông thả, miệng con mỉm cười, tất cả những bắp thịt ở trong châu thân con đều được buông thả. Thở vào con thấy trong mỗi tế bào của châu thân con đều có Đức Thế Tôn đang ngồi rất thẳng trong tư thế hoa sen buông thả. Đức Thế Tôn đang thở vào, Đức Thế Tôn đang thở ra, Đức Thế Tôn không cần đi đâu hết và không cần làm gì hết trong giờ phút này. Con với Đức Thế Tôn không phải là hai thực thể riêng biệt. Con cảm thấy Đức Thế ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/09-30-con-là-sự-tiếp-nối.mp3Download Lạy Đức Thế Tôn! Trong khi con thở vào, con thấy cha con có mặt trong con. Trong con không phải chỉ có những hình ảnh của cha mà có thực tại của cha. Thực tại của cha đã trao truyền thực tại cho con một cách trọn vẹn, cha đang ngồi với con trong con, con đang nắm tay cha. Và vì con dừng lại được cho nên cha con cũng dừng lại được. Và chúng ta đang thực sự có nhau. Bạch Đức Thế Tôn! Khi con thở vào, con thấy mẹ trong con. Mẹ không phải chỉ là những hình ảnh mà con cất giữ. Mẹ là thực tại. Con là sự tiếp nối của mẹ, ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-02-chế-tác-hỷ-lạc.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn,  Ngài dạy chúng con chế tác hỷ và lạc để nuôi dưỡng thân tâm. Thở vào con biết là con đang thở vào, thở ra con biết là hơi thở ra đang xảy ra. Và nếu con theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra như vậy độ chừng một hai phút, sau đó con nhận thức rằng hơi thở vào của con sâu thêm, hơi thở ra của con chậm lại. Vào-ra, sâu-chậm. Phẩm chất của hơi thở của con lên cao nó tạo ra tịnh lạc. Thở vào con thấy khỏe, con thấy khỏe trong thân và trong tâm. Thở ra con thấy nhẹ, nhẹ trong thân và trong tâm, con đang ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-08-thiền-duyệt-vi-thực.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Ngài dạy là thiền tập có thể đem lại sự nuôi dưỡng và hạnh phúc. Mỗi hơi thở vào có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho thân và cho tâm. Mỗi hơi thở ra có thể mang lại sự buông bỏ, thảnh thơi, nhẹ nhàng. Khi con thở vào, có ý thức rằng đây là một hơi thở vào và con đang thật sự có mặt trong sự sống. Khi con thở ra, con biết là con đang thở ra và con nhận diện sự sống trong con và chung quanh con. Đó là một điều rất mầu nhiệm. Khi con thở vào, con thở vào thong thả, và vì có tịnh ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-09-con-cũng-là-đại-dương.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Con đang quán chiếu con là một đợt sóng ở trên đại dương, có lên có xuống, có sinh và có diệt. Con có thấy sở dĩ con có lên, có xuống, có sinh, có diệt, có sợ hãi, có buồn khổ là tại vì con không thấy được rằng con là đại dương, con là nước của đại dương, con chỉ là một đợt sóng. Nếu con là đại dương, con thấy được con là đại dương thì con sẽ siêu thoát được lên xuống, sinh diệt, buồn khổ, tuyệt vọng. Mà sự thật thì con đang là nước, con đang là đại dương.Con không phải chỉ là một đợt sóng nhất thời. Con ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-12-ngồi-trong-giờ-phút-hiện-tại.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Cái chỗ mà con đang ngồi đây, hàng chục triệu năm về trước có thể đã có xuất hiện một vị hiền nhân soi sáng cho cuộc đời, hàng triệu sinh linh đã được sinh ra ngay tại chỗ con đang ngồi và hàng triệu sinh linh đã nằm chết ngay tại chỗ này. Trong giờ phút này con đang ngồi ở chỗ này, con ý thức được con đang có mặt đích thực nơi đây vào trong giờ phút hiện tại. Tâm con bao trùm hết tất cả thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai. Tâm con bao trùm hết tất cả tam thiên, đại thiên thế giới. Con biết là đàn ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-29-sợ-dây-ràng-buộc-của-hận-thù.mp3Download Kính lạy Đức Thế Tôn! Ngài đã chỉ cho chúng con sợi dây ràng buộc thứ nhất là sợi dây của sự đam mê, trông chờ, mong ngóng. Và Ngài cũng chỉ cho chúng con sợi dây ràng buộc thứ hai là sợi dây của hận thù, phiền giận, bực tức. Chúng con biết rằng trong chúng con có yếu tố của sự bạo động, yếu tố của sự buồn phiền, giận hờn, tủi nhục. Và còn có năng lượng muốn trừng phạt, muốn cho người kia phải khổ vì đã dám làm cho chúng con khổ, làm cho những người thương của chúng con khổ, làm cho gia đình, đất nước của chúng con khổ đau. Bạch Thế ...
Đọc tiếp
https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/10-30-sợ-dây-ràng-buộc-của-si-mê.mp3Download Kính lạy Đức Thế Tôn! Ngài đã chỉ cho chúng con hai sợi dây đầu ràng buộc là sợi dây đam mê và sợi dây hận  thù. Ngài đã chỉ cho chúng con sợi dây ràng buộc thứ 3 là sợi dây si mê. Và chúng con biết rằng đây là sợi dây vững chãi nhất, kiên cố nhất. Nó ràng buộc chúng con, nó giữ chúng con trong thế giới của khổ đau, của sinh tử. Bạch Đức Thế Tôn! Ngài đã từng dạy cho chúng con si mê tức là không biết đường đi. Vì vậy cho nên cứ loanh quanh, luẩn quẩn hoài trong vòng khổ đau và sinh tử. Và thầy Xá Lợi Phất, sư ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-07-sợi-dây-ràng-buộc-của-giới-cấm-thủ-kiến.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn! Ngài đã chỉ cho chúng con thấy sợi dây ràng buộc thứ 10 là sợi dây giới cấm thủ  kiến. Khi mình bị ràng buộc vào nghi lễ, ràng buộc vào những sự kiên cữ cấm đoán,  nó không có chuyên chở được chánh pháp thì mình bị bó buộc bởi những hình thức đó. Có những cái như là ông bình vôi, như là cái miếu thánh vốn không có tính cách thiêng liêng mà mình gán cho nó một tư cách thiêng liêng để mình kính sợ. Có những câu nói, có những thần chú, vốn không có tính cách thiêng liêng, không có năng lượng của Niệm, Định và Tuệ mà ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-09-bài-học-từ-khổ-đau.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn! Người dạy chúng con hãy nhìn sâu vào trong nỗi khổ niềm đau và học hỏi từ những nỗi khổ niềm đau của chúng con. Nỗi khổ niềm đau của chúng con có thể là chiếc thuyền để nuôi chúng con lớn lên trong đời sống tâm linh. Hiểu được nỗi khổ niềm đau bên trong cũng như bên ngoài giúp cho chúng con thấy được đường đi. Là một cá nhân hay là một đoàn thể, là một quốc gia chúng con luôn luôn học được từ những kinh nghiệm của khổ đau. Làm cha, làm mẹ , làm anh, làm chị hay làm thầy chúng con thường có khuynh hướng sử dụng ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2020/03/Chánh-Kiến.mp4 Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con biết rằng nếu sự thực thứ nhất là khổ đau thì sự thực thứ ba là hạnh phúc. Và nếu khổ đau có những khổ đau cạn cợt và những khổ đau sâu sắc thì hạnh phúc cũng vậy, có những hạnh phúc trên bề mặt và có những hạnh phúc thật là sâu sắc. Và chúng con biết rằng sự thật thứ tư là Đạo đế, là con đường đưa tới hạnh phúc, nghĩa là con đường chấm dứt khổ đau. Sự thực thứ tư là Đạo đế – con đường bắt đầu bằng chánh kiến nghĩa là một cái thấy phù hợp với thực tại. Cái thấy phù hợp với thực ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-18-chánh-tư-duy.mp3Download Kính lạy Đức Thế Tôn! Ngài dạy rằng khi nào chúng con có chánh kiến, có những cái thấy chính xác về sự thật về cuộc đời thì chúng con sẽ có cơ hội thực tập được chánh tư duy. Chúng con nguyện tư duy như thế nào để những tư tưởng của chúng con không đi ngược lại với sự thật vô thường, vô ngã và tương tức. Chúng con biết rằng tư duy là cơ bản của lời nói và của hành động cho nên chúng con quyết tâm luyện tập chánh tư duy. Chúng con thực tập sống trong Định, trong đời sống hàng ngày để cho cái thấy vô thường, vô ngã, tương tức và ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-19-nghiệp-quả.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Con biết rằng thế nào con cũng phải già, con không thể nào tránh thoát cái già. Con sẽ trở thành 60 tuổi, 65 tuổi, 70 tuổi, 75 tuổi, lưng con sẽ còng lại, chân con sẽ yếu đi, mắt con sẽ mờ đi. Con biết thế nào một ngày kia con cũng bệnh, nằm hấp hối trên giường, không thể nào tránh thoát cái giờ phút nằm bệnh hấp hối trên giường. Con biết thế nào con cũng chết, thở hơi thở cuối cùng, con không thể nào tránh thoát được cái chết. Con biết một ngày nào đó con sẽ từ bỏ tất cả, từ bỏ những người con thương, từ bỏ những gì ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-21-chánh-nghiệp.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Thực tập chánh nghiệp cũng là một loại hình thức diễn tả cái tâm từ bi của mình, trong con có lòng thương yêu có tâm thương xót, và những gì con làm cần thể hiện được biểu hiện được cái tâm từ bi đó. Trước hết là sự bảo vệ sinh mạng và cố gắng không có bao giờ tàn hại sinh mạng của các loài khác. Đó là sự biểu hiện của tâm từ bi. Thứ hai là sự hiến tặng thì giờ và năng lượng để giúp những người đang khổ mà không phải là là sự tham nhũng, là sự hối lộ, là sự trộm cắp. Thứ ba là hành động ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-23-vô-thường-vô-ngã.mp3Download Kính Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con đang tập làm như Bồ Tát Quán Tự Tại, nhìn sâu vào trong 5 uẩn của chúng con như một dòng sông. Dòng sông của cảm thọ, sắc, thân, tri giác, tâm hành và dòng sông của tâm thức. Chúng con thấy được tính vô thường, sinh diệt trong mỗi sát na của cơ thể cũng như của cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức. Chúng con thấy có sự tiếp tục nhưng mà sự tiếp tục này nó dựa trên căn bản sinh diệt trong từng sát na. Chúng con không muốn rằng chúng con bị đánh lừa bởi cái hình thái tương tục đó. Tại vì chúng con ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-24-con-cũng-là-vũ-trụ.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Khi con nhìn vào trong 5 uẩn của con con thấy được 4 yếu tố: đất, nước, lửa và không khí. Con thấy 4 yếu tố đó giao lưu với ở trong cũng như ở ngoài. Con thấy được vạn loài hữu tình trong con, con thấy được các loài đất đá cây cỏ và cầm thú ở trong con. Con thấy được tổ tiên loài người ở trong con, tổ tiên cầm thú, cây cỏ và đất đá trong con và con cũng thấy được con cháu và những thế hệ tương lai sẵn sàng xuất hiện trong tương lai. Con thấy 5 uấn của con là một dòng liên tục đã bắt nguồn ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-25-bất-sinh-bất-diệt.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Mỗi khi con giẫm lên trên lá vàng, con tiếp xúc được với tính bất sinh bất diệt của lá. Con biết lá không chết, lá chỉ biến chuyển để trở thành và lá có thể được tiếp nối với những hình thái mới, trong đó có hình thái lá. Suốt một cuộc đời của lá, lá làm việc để nuôi cây và tự nuôi mình. Và khi lá rơi xuống thì lá cũng thấy lá đang ở trong cây và trong những tờ lá khác. Vì vậy cho nên lá rơi xuống một cách rất là đẹp, vô tư không có sợ hãi. Chúng con biết rằng sinh tử là chuyện xảy ra trong ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/11-27-nương-tựa-tăng-thân.mp3Download Lạy Đức Thế Tôn, chúng con rất may mắn có một Tăng thân để nương tựa. Tăng bảo là một trong ba ngôi báu và chúng con được đi như một dòng sông, dòng sông của Tăng thân. Nương tựa nơi Tăng thân chúng con có được sự vững chãi, chúng con biết hướng đi, chúng con phó thác những khó khăn, những khổ đau, những kỳ vọng của mình cho Tăng thân, để Tăng thân có thể chở con đi trên con đường về tương lai. Chúng con biết rằng trong cuộc đời có những người sống bơ vơ không có nơi nương tựa, không biết mình đi về hướng nào, không biết mục đích của cuộc đời ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-01-tinh-thần-vô-tướng.mp3Download Bạch đức Thế Tôn ! Chúng con đang được tiếp xúc với ngài, chúng con biết rằng trong tinh thần vô tướng, chúng con có thể tiếp xúc được với Ngài một cách sâu sắc. Chúng con không có bị kẹt vào tướng Ngài được giữ được mô tả trong kinh điển, trong thời gian và trong không gian. Chúng con biết rằng không có gì sinh ra và không có gì mất đi và sự có mặt của Ngài chúng con có thể cảm nhận được ngay trong giờ phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Cũng như chúng con có thể cảm nhận được sự có mặt của đám mây trong chén nước trà của con ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-02-tăng-thân.mp3Download Kính Bạch Đức Thế Tôn! Tăng thân mà Ngài xây dựng ra cũng là thân của Ngài. Và Ngài đã trao truyền vào Tăng thân của Ngài với tinh hoa của một đời sống và Tăng thân của Ngài là một trong những tiếp nối quan trọng của Ngài và chúng con có thể tiếp xúc với Ngài qua Tăng thân của Ngài đã có mặt từ ngày đó cho đến hôm nay. Tăng thân này cũng là thân của con. Con nguyện nhìn nhận Tăng thân là thân của con và sự tu tập hàng ngày là để nhắm tới bảo hộ, nuôi dưỡng, trị liệu thân của con và Ngài đã dạy cho chúng con phương thức ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-03-giới-thân.mp3Download Kính bạch Đức Thế Tôn! Chúng con biết rằng Tăng thân là thân của Ngài và chúng con cũng biết rằng Giới thân cũng là thân của Ngài. Trước khi nhập diệt Ngài đã có dặn chúng con là sau khi nhục thân của Ngài tan rã thì Giới thân của Ngài là Thầy của chúng con. Vì vậy cho nên trong đời sống hàng ngày, trong khi thực tập Giới luật và Uy nghi chúng con biết là chúng con đang được sống với Thầy của chúng con. Giới là sự biểu hiện cụ thể của Niệm. Giới và Niệm là một. Hành trì Giới Luật là sống trong chánh niệm, để tự bảo hộ mình và bảo ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-04-đi-như-một-dòng-sông.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Thế kỉ 20 vừa qua là thể kỉ của chủ nghĩa cá nhân và con người cảm thấy cô đơn buồn tủi, khổ đau, nhiều hận thù và bạo động. Trong thế kỉ 21, chúng con quyết tâm thực tập đi như một dòng sông mà không phải là những giọt nước riêng rẽ. Đi như một dòng sông, chắc chắn chúng con sẽ tới, và sẽ không có bốc hơi nửa chừng. Chúng con biết trong dòng sông tất cả những giọt nước đều cùng đi chung. Thỉnh thoảng chúng con có xô đẩy nhau và kéo nhau nhưng mà mục đích là để đi tới. Bằng sự thực tập hàng ngày, chúng con ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-09-cánh-cửa-giải-thoát-KHÔNG.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Ngài đã mở cho chúng con ba cánh cửa để chúng con có thể vượt thoát tình trạng của đau buồn,  của sợ hãi và của tuyệt vọng. Và ba cánh cửa đó được gọi là ba cánh cửa giải thoát. Cánh cửa giải thoát đầu tiên gọi là “Không”. Bạch Đức Thế Tôn, chúng con hiểu “Không” nghĩa là không thường và không ngã chứ không phải là không có mặt ở đó. Có sự có mặt của hiện tượng, nhưng nhìn sâu vào hiện tượng đó thì không có cái gì là thường, không có cái gì là có cốt lõi có ngã. Cũng như khi chúng con lột củ hành ra, từ ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-10-cánh-cửa-giải-thoát-VÔ-TƯỚNG.mp3Download Kính Bạch Đức Thế Tôn! Ngài dạy rằng cánh cửa giải thoát thứ 2 là cánh cửa Vô tướng. Và chúng con đang thực tập để có được cái nhìn Vô tướng. Có được cái nhìn Vô tướng thì chúng con sẽ không tuyệt vọng sầu đau. Trong kinh Kim Cương, Ngài dạy rằng nếu chúng ta bị kẹt vào tướng thì chúng ta bị đánh lừa, vì vậy cho nên đừng để cho cái tướng nó đánh lừa chúng ta. Chúng con nhìn lại quá khứ chúng con thấy tổ tiên của chúng con, cha mẹ chúng con. Chúng con biết rằng đó là cái tướng của tổ tiên của cha mẹ. Chúng con biết rằng tổ tiên ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-11-cánh-cửa-giải-thoát-VÔ-TÁC.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con đang thực tập mở ra cánh cửa giải thoát thứ ba tức là Vô Tác. Chúng con biết Vô Tác là không có trông ngóng, không có chạy theo đuổi bất cứ một cái gì và biết rằng sự sống trong giây phút hiện tại có đầy đủ tất cả những mầu nhiệm và chúng con có thể an trú thảnh thơi, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Chúng con không trông đợi gì cả kể cả Phật quả, Giải thoát, Niết bàn. Vì chúng con biết rằng Phật quả, Giải thoát, Niết bàn có sẵn ngay trong giờ phút hiện tại và Vô nguyện, Vô tác có nghĩa là không ...
Đọc tiếp
http://langmai.org/wp-content/uploads/2017/11/12-12-Đức-Thế-Tôn-đang-có-mặt.mp3Download Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”. Chúng con đã tới từ nhiều phương trời khác nhau và chúng con đang sống với nhau như một Tăng thân và đi như một dòng sông. Chúng con biết là Đức Thế Tôn đang có mặt với chúng con và điều này đem cho chúng con rất nhiều hạnh phúc. Bạch Đức Thế Tôn với con mắt vô tướng, chúng con có thể thấy được sự có mặt của Đức Thế Tôn trong từng giây phút ...
Đọc tiếp
Bạch Đức Thế Tôn. Khi con quán chiếu về thân thể con theo kinh thân hành niệm (niệm thân kinh), con khám phá ra rằng cơ thể con rất mầu nhiệm. Khi con có ý thức là đôi mắt con còn sáng thì con rất trân quý đôi mắt của con. Mỗi lần mở mắt là con có thể nhìn thấy trời xanh mây trắng và những khuôn mặt thân thương, con biết đó là một trong những điều kiện hạnh phúc mà con đang có, vì vậy con rất trân quý đôi mắt của con. Những mầu nhiệm, những phép lạ ấy nhiều khi con quên mất, con hờn giận, con tủi thân tại vì con không biết rằng ...
Đọc tiếp

Em bé 5 tuổi bị thương

Bài tập thứ năm

1. Thở vào, tôi thấy tôi là em bé năm tuổi            / Thấy em bé
Thở ra, tôi cười với em bé năm tuổi là tôi           / Cười với em bé

2. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là tôi rất mong manh,
rất dễ bị thương tích    / Em bé rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé trong tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương        / Cười hiểu biết và xót thương

3. Thở vào, tôi thấy cha tôi là một em bé năm tuổi        / Cha như em bé năm tuổi
Thở ra, tôi cười với cha tôi  như một em bé năm tuổi     / Cười với cha như em bé năm tuổi

4. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là cha tôi
rất mong manh rất dễ bị thương tích,  / Em bé là cha rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé là cha tôi
với nụ cười hiểu biết và xót thương     / Cười với cha với nụ cười hiểu biết và xót thương

5. Thở vào, tôi thấy mẹ tôi là một em bé năm tuổi         / Mẹ như em bé năm tuổi
Thở ra, tôi cười  với mẹ tôi như một em bé năm tuổi    / Cười với mẹ như em bé năm tuổi

6. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là mẹ tôi
rất mong manh rất dễ bị thương tích    / Em bé là mẹ rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé là mẹ tôi
với nụ cười hiểu biết và xót thương       / Cười với mẹ với nụ cười hiểu biết và xót thương

7. Thở vào, tôi thấy những nỗi khổ của cha tôi hồi năm tuổi   / Cha khổ hồi năm tuổi
Thở ra, tôi thấy những  nỗi khổ của mẹ tôi hồi năm tuổi       / Mẹ khổ hồi năm tuổi

8. Thở vào, tôi thấy cha tôi trong tôi           / Cha trong tôi
Thở ra, tôi cười  với cha tôi trong tôi     / Cười với cha trong tôi

9. Thở vào, tôi thấy mẹ tôi trong tôi      / Mẹ trong tôi
Thở ra, tôi cười với mẹ trong tôi          / Cười với mẹ trong tôi

10. Thở vào, tôi hiểu được những nỗi khó khăn của cha tôi trong tôi    / Khó khăn của cha trong tôi
Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả cha tôi và tôi      / Chuyển hóa cả hai cha con

11. Thở vào, tôi hiểu được những nỗi khó khăn của mẹ tôi trong tôi  / Khó khăn của mẹ trong tôi
Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả mẹ tôi và tôi     / Chuyển hóa cả hai mẹ con

Bài tập này đã giúp cho nhiều người trẻ thiết lập lại được liên lạc tốt đẹp giữa bản thân và cha mẹ, đồng thời chuyển hóa được những nội kết được hun đúc từ tấm bé. Có những người không thể nghĩ đến cha hoặc mẹ mà không có niềm oán hận và sầu khổ trong lòng. Hạt giống thương yêu luôn luôn có sẵn trong lòng cha mẹ và trong lòng những người con, nhưng vì không biết tưới tẩm những hạt giống ấy và nhất là vì không biết hóa giải những nội kết đã được gieo trồng và không ngừng phát triển trong tâm cho nên cả hai thế hệ đều thấy khó khăn trong việc chấp nhận lẫn nhau.

Trong bước đầu, hành giả quán tưởng mình là một em bé năm tuổi. Vào tuổi đó, ta rất dễ bị thương tích. Một cái trừng mắt nghiêm khắc, một tiếng nạt, hoặc một tiếng chê cũng có thể gây thương tích và mặc cảm trong ta. Khi cha làm khổ mẹ hoặc mẹ làm khổ cha hoặc khi cha mẹ làm khổ nhau, hạt giống khổ đau được gieo vào và được tưới tẩm trong lòng em bé. Cứ như thế lớn lên, em bé sẽ mang nhiều nội kết khổ đau và sống với sự oán trách cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Thấy được mình là một em bé dễ bị thương tích như thế, ta sẽ thấy tội nghiệp cho ta, ta sẽ thấy xót thương dâng lên thấm vào con người của mình. Ta cười với em bé năm tuổi bằng nụ cười của từ bi, của xót thương.

Sau đó, hành giả quán tưởng cha hoặc mẹ mình là em bé năm tuổi. Thường thì ta chỉ có thể thấy cha ta là một người lớn, nghiêm khắc, khó tính, chỉ biết sử dụng uy quyền để giải quyết mọi việc. Nhưng ta biết rằng trước khi thành người lớn, ông cũng đã từng là một chú bé con năm tuổi, cũng mong manh dễ bị thương tích như ta. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã từng khép nép, nín im thin thít mỗi khi cha cậu nổi trận lôi đình. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã là nạn nhân của sự nóng nảy, cau có và gắt gỏng của cha cậu ấy, tức là ông nội của ta. Nếu cần, ta có thể tìm tập ảnh gia đình ngày trước để khám phá lại hình ảnh của cậu bé năm tuổi ngày xưa tức là cha ta, hay cô bé năm tuổi ngày xưa tức là mẹ ta. Trong thiền quán ta hãy làm quen và mỉm cười thân thiện với cậu bé hoặc cô bé ấy, ta thấy được tính cách mong manh và dễ bị thương tích của họ. Và ta cũng sẽ thấy xót thương trào lên. Khi chất liệu xót thương được ứa ra từ trái tim ta, ta biết rằng sự quán chiếu bắt đầu có kết quả. Thấy được và hiểu được thì thế nào ta cũng sẽ thương được. Nội kết của ta sẽ được chuyển hóa dần với sự thực tập này. Với sự hiểu biết, ta bắt đầu chấp nhận. Và ta sẽ có thể dùng hiểu biết và tình thương của ta để trở về giúp cha hoặc mẹ để chuyển hóa. Ta biết ta có thể làm được việc này bởi vì sự hiểu biết và lòng xót thương đã chuyển hóa ta và ta đã trở nên dễ chịu, ngọt ngào, có thêm nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn.

Kiên nhẫn và bình tĩnh là dấu hiệu của sự có mặt đích thực của tình thương.

Là hoa tươi mát

Thở vào, tôi biết tôi thở vào     –  vào
Thở ra, tôi biết tôi thở ra        –     ra

Đây là bài tập nhận diện hơi thở. Nếu đó là hơi thở vào thì ta biết đó là hơi thở vào. Nếu đó là hơi thở ra thì ta biết đó là hơi thở ra. Thực tập như thế vài lần tự khắc ta sẽ ngưng được sự suy nghĩ về quá khứ, về tương lai và chấm dứt mọi tạp niệm. Sở dĩ được như thế là vì tâm đã để hết vào hơi thở để nhận diện hơi thở, và do đó tâm trở thành một với hơi thở. Tâm bây giờ không phải là tâm lo lắng hoặc tâm tưởng nhớ mà chỉ là tâm hơi thở

 

Thở vào, tôi thấy tôi là bông hoa       – Là hoa
Thở ra, tôi cảm thấy tươi mát          – Tươi mát

Bài tập này đem lại sự tươi mát. Con người đáng lý phải tươi mát như một bông hoa, bởi chính con người là một bông hoa trong vườn hoa vạn vật. Chúng ta chỉ cần nhìn các em bé xinh xắn là thấy điều đó. Hai mắt trong là những bông hoa. Khuôn mặt sáng với vầng trán hiền lành là một bông hoa. Hai bàn tay là bông hoa… Chỉ vì lo lắng nhiều mà trán ta nhăn, chỉ vì khóc nhiều và trải qua nhiều đêm không ngủ nên mắt ta đục… Thở vào để phục hồi tính cách bông hoa của tự thân. Hơi thở vào làm sống dậy bông hoa của tự thân. Hơi thở ra giúp ta ý thức là ta có thể và đang tươi mát như một bông hoa. Đó là tự tưới hoa cho mình, đó là từ bi quán thực tập cho bản thân.

 

Thở vào, tôi thấy tôi là trái núi      –  Là núi
Thở ra, tôi cảm thấy vững vàng      –  Vững vàng

“Là núi vững vàng” giúp ta đứng vững những lúc ta bị điêu đứng vì những cảm thọ quá mãnh liệt. Mỗi khi ta lâm vào các trạng thái thất vọng, lo lắng, sợ hãi hoặc giận dữ, ta có cảm tưởng đang đi ngang qua một cơn bão tố. Dưới sự trấn ngự của cảm xúc, ta có cảm tưởng mong manh, dễ vỡ, ta nghĩ ta có thể đánh mất sự sống của ta. Ta như một thân cây đang đứng trong cơn lốc. Nhìn lên ngọn, ta thấy cành lá oằn oại như có thể bị gẫy ngã hoặc cuốn theo cơn lốc bất cứ lúc nào. Nhưng nếu nhìn xuống thân cây và nhất là cội cây, biết rằng rễ cây đang bám chặt vững vàng trong lòng đất, ta sẽ thấy cây vững chãi hơn và ta sẽ an tâm hơn. Thân tâm ta cũng thế. Trong cơn lốc của cảm xúc, nếu ta biết dời khỏi vùng bão tố (tức là vùng não bộ) mà di chuyển sự chú ý xuống bụng dưới, nơi huyệt đan điền và thở thật sâu thật chậm theo bài tập là núi vững vàng ta sẽ thấy rất khác. Ta sẽ thấy ta không phải chỉ là cảm xúc. Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen thực tập hơi thở là núi vững vàng ta sẽ vượt thoát được những giai đoạn khó khăn ấy.

 

Thở vào, tôi trở nên mặt nước tĩnh                     – Nước tĩnh
Thở ra, tôi im lặng phản chiếu trời mây đồi núi    – Lặng chiếu

“Nước tĩnh lặng chiếu” có mục đích làm tĩnh lặng thân tâm. Mỗi khi tâm ta không tĩnh lặng, tri giác ta thường sai lầm: những điều ta thấy, nghe và suy nghĩ không phản chiếu được sự thật, cũng như mặt hồ khi có sóng không thể nào phản chiếu được trung thực những đám mây trên trời. Bụt là vầng trăng mát, đi ngang trời thái không, hồ tâm chúng sanh lặng, trăng hiện bóng trong ngần là ý ấy. Những buồn khổ và giận hờn của ta phát sinh từ tri giác sai lầm, vì vậy để tránh tri giác sai lầm, ta phải tập luyện cho tâm được bình thản như mặt hồ thu buổi sáng. Hơi thở là để làm việc ấy.

 

Thở vào, tôi trở nên không gian mênh mông      –  Không gian
Thở ra, tôi cảm thấy tự do thênh thang             –  Thênh thang

“Không gian thênh thang” đem không gian về cho chúng ta, không gian trong lòng và không gian chung quanh ta. Nếu ta có nhiều lo toan và dự án quá thì ta nên bỏ bớt. Những đau buồn oán giận trong ta cũng vậy, ta phải tập buông bỏ. Những loại hành lý ấy chỉ làm cho cuộc đời thêm nặng, liệng bỏ được chúng thì ta có hạnh phúc.

 

Thở vào

Thở ra

Là hoa tươi mát

Là núi vững vàng

Nước tĩnh lặng chiếu

Không gian thênh thang.

Khỏe – nhẹ

Bài tập thứ ba:

1.
Thở vào, biết thở vào        / Vào
Thở ra, biết thở ra           / Ra

2.
Hơi thở vào càng sâu       / Sâu
Hơi thở ra càng chậm     / Chậm

3.
Thở vào, tôi thấy khỏe       / Khỏe
Thở ra, tôi thấy nhẹ          / Nhẹ

4.
Thở vào, tâm tĩnh lặng        / Lặng
Thở ra, miệng mỉm cười     / Cười

5.
An trú trong hiện tại           / Hiện tại
Giây phút đẹp tuyệt vời     / Tuyệt vời

Bài này có thể thực tập bất cứ ở đâu, trong thiền đường, ngoài phòng khách, ở dưới bếp hay trong toa xe lửa. Hơi thở đầu là để đưa thân và tâm về hợp nhất, đồng thời giúp ta trở về an trú trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với sự sống mầu nhiệm đang xảy ra trong phút giây ấy. Sau khi ta thở như thế trong vài ba phút, tự nhiên hơi thở ta trở nên nhẹ nhàng, khoan thai, êm hơn, chậm hơn, sâu hơn và cố nhiên ta cảm thấy rất dễ chịu trong thân cũng như trong tâm. Đó là hơi thở sâu, chậm thứ hai. Ta có thể an trú với hơi thở ấy lâu bao nhiêu cũng được. Rồi ta đi qua hơi thở khỏe, nhẹ. Ở đây ta ý thức được tính cách nhẹ nhàng (khinh an) và khỏe khoắn (tịnh lạc) của thân tâm, và thiền duyệt tiếp tục nuôi dưỡng ta. Thiền duyệt là cái vui của thiền định, thường được ví dụ cho thức ăn. Hơi thở tiếp theo là lặng, cười và hiện tại, tuyệt vời mà ta đã thực tập trong bài thứ nhất.

Vững chãi – an ổn

Bài tập thứ hai:

1.
Thở vào, biết thở vào   / Vào
Thở ra, biết thở ra        / Ra

2.
Hơi thở vào càng sâu        / Sâu
Hơi thở ra càng chậm       / Chậm

3.
Thở vào, ý thức toàn thân          / Ý thức
Thở ra, buông thư toàn thân      / Buông thư

4.
Thở vào an tịnh toàn thân      / An tịnh
Thở ra, lân mẫn toàn thân     / Lân mẫn

5. Thở vào, cười với toàn thân    / Cười
Thở ra, thanh thản toàn thân      / Thanh thản

6. Thở vào, cười với toàn thân     / Cười
Thở ra, buông thả nhẹ nhàng       / Buông thả

7. Thở vào, cảm thấy mừng vui    / Mừng vui
Thở ra, nếm nguồn an lạc            / An lạc

8. Thở vào, an trú hiện tại    / Hiện tại
Thở ra, hiện tại tuyệt vời     / Tuyệt vời

9. Thở vào, thế ngồi vững chãi      / Vững chãi
Thở ra, an ổn vững vàng              / An ổn

Bài này tuy dễ thực tập nhưng hiệu quả thì to lớn vô cùng. Những người mới bắt đầu thiền tập nhờ bài này mà nếm ngay được sự tịnh lạc của thiền tập. Tuy nhiên những người đã thiền tập lâu năm cũng vẫn cần thực tập bài này để tiếp tục nuôi dưỡng thân tâm, để có thể đi xa.

Hơi thở đầu (vào, ra) là để nhận diện hơi thở. Nếu đó là hơi thở vào thì hành giả biết đó là hơi thở vào. Nếu đó là hơi thở ra thì hành giả biết đó là hơi thở ra. Thực tập như thế vài lần tự khắc hành giả ngưng được sự suy nghĩ về quá khứ, về tương lai và chấm dứt mọi tạp niệm. Sở dĩ được như thế là vì tâm hành giả đã để hết vào hơi thở để nhận diện hơi thở, và do đó tâm trở thành một với hơi thở. Tâm bây giờ không phải là tâm lo lắng hoặc tâm tưởng nhớ mà chỉ là tâm hơi thở (the mind of breathing).

Hơi thở thứ hai (sâu, chậm) là để thấy được rằng hơi thở vào đã sâu thêm và hơi thở ra đã chậm lại. Điều này xảy ra một cách tự nhiên mà không cần sự cố ý của hành giả. Thở và ý thức mình đang thở (như trong hơi thở đầu) thì tự nhiên hơi thở trở nên sâu hơn, chậm hơn, điều hòa hơn, nghĩa là có phẩm chất hơn. Mà khi hơi thở đã trở nên điều hòa, an tịnh và nhịp nhàng thì hành giả bắt đầu có cảm giác an lạc trong thân và trong tâm. Sự an tịnh của hơi thở kéo theo sự an tịnh của thân và tâm. Lúc bấy giờ hành giả đã bắt đầu có pháp lạc, tức là có thiền duyệt.

Hơi thở thứ ba (ý thức toàn thân, buông thư toàn thân): hơi thở vào đem tâm về với thân và làm quen lại với thân. Hơi thở là cây cầu bắc từ thân sang tâm và từ tâm sang thân. Hơi thở ra có công dụng buông thư (relaxing) toàn thân. Trong khi thở ra hành giả làm cho các bắp thịt trên vai, trong cánh tay và trong toàn thân thư giãn ra để cho cảm giác thư thái đi vào trong toàn thân. Nên thực tập hơi thở này ít nhất là mười lần.

Hơi thở thứ tư (an tịnh toàn thân, lân mẫn toàn thân): bằng hơi thở vào, hành giả làm cho an tịnh lại sự vận hành của cơ thể (Kinh Niệm Xứ gọi là an tịnh thân hành); bằng hơi thở ra, hành giả tỏ lòng lân mẫn săn sóc toàn thân. Tiếp tục hơi thở thứ ba, hơi thở này làm cho toàn thân lắng dịu và giúp hành giả thực tập đem lòng tư bi mà tiếp xử với chính thân thể của mình.

Hơi thở thứ năm (cười với toàn thân, thanh tịnh toàn thân): nụ cười làm thư giãn tất cả các bắp thịt trên mặt. Hành giả gởi nụ cười ấy đến với toàn thân như một giòng suối mát. Thanh thản là làm cho nhẹ nhàng và thư thái (easing). Hơi thở này cũng có mục đích nuôi dưỡng toàn thân bằng lòng lân mẫn của chính hành giả.

Hơi thở thứ sáu (cười với toàn thân, buông thả nhẹ nhàng): tiếp nối hơi thở thứ năm, hơi thở này làm cho tan biến tất cả những gì căng thẳng (tensions) còn lại trong cơ thể.

Hơi thở thứ bảy (cảm thấy mừng vui, nếm nguồn an lạc): trong khi thở vào, hành giả cảm nhận nỗi mừng vui thấy mình còn sống, khỏe mạnh, có cơ hội săn sóc và nuôi dưỡng cơ thể lẫn tinh thần mình. Hơi thở ra đi với cảm giác hạnh phúc. Hạnh phúc luôn luôn đơn sơ và giản dị. Ngồi yên và thở có ý thức đó có thể là một thứ hạnh phúc rồi. Biết bao nhiêu người đang xoay như một chiếc chong chóng trong đời sống bận rộn hàng ngày và không có cơ hội nếm được pháp lạc này.

Hơi thở thứ tám (an trú hiện tại, hiện tại tuyệt vời): hơi thở vào đưa hành giả về an trú trong giây phút hiện tại. Bụt dạy rằng quá khứ đã đi mất, tương lai thì chưa tới, sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại. Trở về an trú trong hiện tại là thực sự trở về với sự sống, và chính trong giây phút hiện tại mà hành giả tiếp xúc được với tất cả những mầu nhiệm của cuộc đời. An lạc, giải thoát, Phật tính và niết bàn… tất cả đều chỉ có thể tìm thấy trong giây phút hiện tại. Hạnh phúc nằm trong giây phút hiện tại. Hơi thở vào giúp hành giả tiếp xúc với những mầu nhiệm ấy. Hơi thở ra đem lại rất nhiều hạnh phúc cho hành giả, vì vậy hành giả nói: hiện tại tuyệt vời.

Hơi thở thứ chín (thế ngồi vững chãi, an ổn vững vàng): hơi thở này giúp hành giả thấy được thế ngồi vững chãi của mình. Nếu thế ngồi chưa được thẳng và đẹp thì sẽ trở nên thẳng và đẹp. Thế ngồi vững chãi đưa đến cảm giác an ổn vững vàng trong tâm ý. Chính trong lúc ngồi như vậy mà hành giả làm chủ được thân tâm mình, không bị lôi kéo theo những thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có tác dụng làm đắm chìm.

Hiện tại tuyệt vời

Bài tập thứ nhất

Thở vào, tâm tĩnh lặng.       / Tĩnh lặng
Thở ra, miệng mỉm cười.   /  Mỉm cười

Thở vào, an trú trong hiện tại        /  Hiện tại
Thở ra, giây phút đẹp tuyệt vời     /  Tuyệt vời

Nhiều người bắt đầu thực tập thiền bằng bài tập này. Có nhiều người dù đã thực tập bài tập này trong nhiều năm vẫn còn tiếp tục thực tập, bởi vì nó tiếp tục đem tới nhiều lợi lạc cho hành giả.

Thở vào, ta chú tâm tới hơi thở: hơi thở vào tới đâu ta cảm thấy tĩnh lặng tới đó, giống như khi ta uống nước mát; nước đi tới đâu thì ruột gan ta mát tới đó. Trong thiền tập, hễ tâm tĩnh lặng thì thân cũng tĩnh lặng, bởi vì hơi thở có ý thức đem thân và tâm về một mối. Khi thở ra ta mỉm cười, để thư giãn tất cả các bắp thịt trên mặt (có khoảng 300 bắp thịt trên mặt ta). Thần kinh ta cũng được thư giãn khi ta mỉm cười. Nụ cười vừa là kết quả của sự tĩnh lặng do hơi thở vào đem lại, mà cũng vừa là nguyên nhân giúp ta trở nên thư thái và cảm thấy sự an lạc phát hiện rõ ràng thêm.

Hơi thở thứ hai đem ta về giây phút hiện tại, cắt đứt mọi ràng buộc với quá khứ và mọi lo lắng về tương lai, để ta có thể an trú trong giây phút hiện tại. Sự sống chỉ mặt trong giây phút hiện tại, vì vậy ta phải trở về giây phút ấy để tiếp xúc với sự sống. Hơi thở này giúp ta trở về sự sống chân thật. Biết mình đang sống và biết mình có thể tiếp xúc với tất cả mọi mầu nhiệm của sự sống trong ta và xung quanh ta, đó là một phép lạ. Chỉ cần mở mắt hoặc lắng nghe là ta tiếp nhận được những mầu nhiệm của sự sống. Vì vậy cho nên giây phút hiện tại có thể là giây phút đẹp nhất và tuyệt vời nhất, nếu ta thực tập sống tỉnh thức bằng hơi thở. Ta có thể thực tập hơi thở thứ nhất nhiều lần trước khi đi sang hơi thở thứ hai.

Bài này có thể thực tập bất cứ ở đâu: trong thiền đường, trên xe lửa, trong nhà bếp, ngoài bờ sông, trong công viên, trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi và ngay cả lúc đang làm việc.