Làng Mai nhìn núi Thứu

 

Nhiều độc giả thân mến sau khi đọc cuốn Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu có thể đã đặt ra câu hỏi: Trong những con đường đi về núi Thứu ấy, Làng Mai đã chọn con đường nào? Con đường mà Làng Mai chọn có thể là con đường ngắn nhất và dễ chịu nhất để đi về núi Thứu hay không?

Câu trả lời có thể tìm thấy một cách từ từ trong sách Làng Mai Nhìn Núi Thứu mà bạn đang cầm trên tay đây. Làng Mai (Đạo Tràng Mai Thôn) đã học hỏi, đã thực tập và cố nhiên đã chọn con đường của mình trong khi quán chiếu, trải nghiệm và xem xét những con đường vạch ra trong lịch sử Phật giáo. Đọc sách Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu, độc giả đã thấy được tổng quát quá trình thành lập các tông phái Phật giáo và đại ý nội dung của từng tông phái. Ngoài cái thao thức muốn tìm hiểu bản ý của người khai mở con đường là Bụt, Làng Mai còn có cái thao thức muốn học và thực tập như thế nào để trong khi trung thành với giáo lý Nguyên thỉ vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tu tập và chuyển hóa của thời đại mình.

Các tông phái từ thời đại Phật giáo bộ phái cho đến thời đại Phật giáo đại thừa đều đã làm như thế và cố nhiên là Làng Mai cũng đã làm như thế. Có thể cái thấy của mình hôm nay sẽ được thay đổi để nhường chỗ cho một cái thấy sâu sắc và thật dụng hơn trong ngày mai. Trung thành với truyền thống cởi mở và không giáo điều của đạo Bụt, Làng Mai luôn mở rộng cửa cho sự thay đổi, cho nên không hề có thái độ giáo điều và cứ khăng khăng cho rằng chỉ có cái thấy của mình là đúng. Đó là sự thực tập thường xuyên để xóa bỏ sở tri chướng và để luôn luôn có cơ hội đi lên.

Giáo lý Duy Biểu chẳng hạn, từ thầy Thế Thân qua thầy Trần Na đã có nhiều thay đổi lớn. Thầy Huyền Trang đem giáo lý ấy về Trung Quốc vào thế kỷ thứ VII, chỉ chừng bốn mươi năm sau là thầy Pháp Tạng đã đưa tuệ giác Hoa Nghiêm vào để cho giáo lý này đi sâu hơn trong quá trình Đại thừa hóa. Làng Mai đã tiếp nối sự nghiệp của các vị đi trước, tiếp tục đưa tuệ giác Hoa Nghiêm và Trung Quán vào để biến Duy biểu học thành một môn học tuyệt đối Đại thừa, buông bỏ được những cặp khái niệm nhiễm – tịnh, mê – ngộ, tự – tha, hữu lậu – vô lậu, Niết bàn – sinh tử, phiền não – bồ đề… Như vậy Phật học cũng biến chuyển và tiến bộ như khoa học để có thể phụng sự được con người càng ngày càng có hiệu quả.

Chúng ta từ lâu đã bị ảnh hưởng tinh thần “thuật nhi bất tác” lập lại mà không sáng tác, thái độ này là thái độ tín đồ hơn là thái độ học giả. Chúng ta phải có can đảm phê phán những gì ta đã tiếp thu, học hỏi, trên kinh nghiệm thực tập và quán chiếu của chúng ta. Có như thế chúng ta mới thành lập được một nền Phật học thật sự Việt Nam, chứ không phải chỉ là một bản sao của đạo Bụt Trung Quốc.

Bạn đọc thân mến chắc đã đồng ý với chúng tôi về điểm này, vậy xin mời liệt vị đọc những định đề giáo lý Làng Mai với tinh thần phê phán, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tập của chính mình. Chúng ta phải có cơ hội lắng nghe nhau, trao đổi với nhau, thực tập với nhau thì chúng ta mới có thể cùng nhau cống hiến cho đất nước một nền Phật giáo dân tộc. Phật giáo Việt Nam không thể nào chỉ là một bản sao của Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Tây Tạng.

 

Thất Nhìn Xa, Thái Lan, tháng tư 2013

Thích Nhất Hạnh

Người thầy của tỉnh thức và thương yêu

  1. Bạn đọc đang có trên tay một cuốn sách rất thú vị Người Thầy của tỉnh thức & thương yêu.

Đây là tập hợp một số bài báo trong hàng vạn bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới. Có thể xem cuốn sách này như một tập chân dung về Thiền sư Thích Nhất Hạnh được “ký họa” ở nhiều góc độ khác nhau, dưới con mắt quan sát, qua “cái thấy” của người nước ngoài. Vì thế, đây là cuốn sách quý, rất quý.

Với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, từ lâu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới. Người Phương Tây thường gọi ông một cách giản dị và kính trọng là “Thầy”, với hàm nghĩa Thiền sư là người thầy tâm linh, trong khi người Việt Nam lại trìu mến, thân thương gọi ông là “Sư Ông Làng Mai”. Rất nhiều Phật tử coi ông như một vị Bụt sống. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó có rất nhiều cuốn được xếp hạng best sellers như An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Bụt ngàn đời Chúa ngàn đời,… đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ông còn có hàng ngàn buổi thuyết pháp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, được lưu truyền trên khắp hành tinh. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ông đã là ứng cử viên của giải Nobel Hòa bình. Và thực sự, ông là một sứ giả của hòa bình.

  1. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an. Chiến tranh, khủng bố, bạo lực. Sự suy thoái kinh tế, suy thoái đạo đức diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Cái đẹp mong manh luôn bị dồn đuổi, trong khi cái ác lại lộng hành lên ngôi. Cuộc sống của chúng ta nhiều lúc ngột ngạt và nóng đến mức, có cảm giác chỉ sơ ý đánh rơi một tàn lửa là cả hành tinh đã bùng cháy thành một Hỏa Diệm Sơn khủng khiếp.

Liệu có cách nào cứu được không?

Có đấy. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhà văn nổi tiếng thế giới M. Dostoevky đã phát hiện ra một phương thuốc hữu hiệu: “Chỉ có tình yêu mới cứu được thế giới”. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu lứa đôi mà rộng hơn, cao hơn, đó là tình yêu thương của con người với con người. Chỉ tình yêu thương ấy mới cứu rỗi được thế giới. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng quan niệm như vậy. Ông cho rằng, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù. Không thể có hạnh phúc từ những cuộc tranh giành. Sự thành công của mình không thể lại được xây đắp bằng máu, nước mắt và sự thất bại của kẻ khác. Làm thế nào để tôi thành công và anh cũng thành công thì hạnh phúc của ta mới lớn hơn, trọn vẹn hơn. Hạnh phúc không bao giờ bắt nguồn từ quyền lực, danh vọng và tiền bạc. Hạnh phúc đích thực chỉ có khi chúng ta có tình yêu thương và sự hiểu biết. Nếu tất cả mấy tỷ người trên thế giới này hàng ngày nói với nhau bằng ngôn từ hòa ái, nếu tất cả các vị lãnh đạo trên thế giới này ứng xử bằng cái tâm chứa đầy Hiểu và Thương thì tất cả chúng ta sẽ trở thành những vị Bồ tát và hành tinh của chúng ta sẽ tràn ngập hạnh phúc, tình yêu thương. Đó đích thị là Niết bàn, là Thiên đường. Ở đó, sẽ không có chiến tranh, không có bạo lực, không có những kiếp người bị đọa đày.

Suốt mấy chục năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cần mẫn gieo hạt mầm yêu thương như thế trên khắp thế giới. Trọn một đời tu hành, ông luôn hướng chúng ta đến cõi thiện, giúp chúng ta có được sự an lạc, thảnh thơi giữa đời sống bộn bề lo toan, hờn trách. Ông chỉ bày cho chúng ta cách có thể đứng vững trước bao nhiêu bon chen, đố kỵ, những mưu ma, chước quỷ của con người. Vì thế, mỗi bước chân của ông là bước chân của an lạc, thương yêu. Mỗi hơi thở của ông là hơi thở của từ bi, bác ái.

Có thể nói, một trong những công lao lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã hiện đại hóa đạo Phật, đưa đạo Phật vào cuộc đời và một trong những nét đặc sắc nhất trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của ông là đã dạy cho người đời cuộc sống có tỉnh thức bằng hơi thở, bước chân có chánh niệm. Nhờ thế, ông đã cứu rỗi được biết bao tâm hồn đau khổ, đã gột rửa những bụi bặm, bùn nhơ cho biết bao phận người, giúp họ tự giải thoát, và hơn thế, trở thành những vị Bồ tát giữa đời thường. Có lẽ cũng cần nhắc lại câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với một người lính Mỹ. Anh ta đã từng tham chiến ở Việt Nam. Trong một trận càn, anh đã vô tình giết năm đứa trẻ. Những đứa trẻ hoàn toàn vô tội. Anh ân hận, dằn vặt và đau khổ. Nhiều người lính khác cũng thế. Trở về Mỹ, họ mắc một căn bệnh – bệnh hội chứng chiến tranh Việt Nam. Có người bị tâm thần, không còn sống được bình thường, cũng không có bệnh viện nào chữa khỏi. Họ tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh, học một khóa tu của ông. Thiền sư chia sẻ: “Thưa ông, sự thật là ông đã sát hại năm đứa trẻ vô tội trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng có những việc ông có thể làm để chuộc lại lỗi lầm ấy. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều đứa trẻ đang chết vì thiếu thức ăn, thiếu dinh dưỡng và thuốc men. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi ngày có khoảng bốn chục ngàn trẻ em trên thế giới chết vì đói và thiếu dinh dưỡng. Sao hôm nay ông không ra tay cứu giúp những đứa trẻ đang chết đói như thế, thay vì ngồi đó mà giam hãm mình trong cái ngục tù ký ức của khổ đau, tội lỗi về hành động sát hại năm đứa trẻ. Ông hãy thực tập làm mới trở lại, đem cuộc đời của mình để làm những điều ngược lại với những hành động thiếu hiểu biết, thiếu tình thương mà ông đã gây ra trong quá khứ. Ông hãy cố gắng hết khả năng của mình để tìm cách bảo vệ sự sống, cứu giúp những mạng sống của các em bé nghèo ở các nước chậm tiến. Hãy đi vào cuộc đời để cứu giúp những em bé bất hạnh. Vô số các em bé đang cần sự giúp đỡ, đang cần cánh tay từ bi của ông. Ông không nên ngồi đó mà tự giam hãm mình trong cái xiềng xích của tội lỗi, tuyệt vọng trong khi ông có thể sửa đổi được quá khứ.”.

Người lính ấy bỗng như được giải thoát. Anh đã khỏi hẳn bệnh, đã khỏe mạnh trở về với đời sống thường ngày. Rồi anh đi làm việc thiện. Không chỉ cứu được năm đứa trẻ thoát khỏi cái chết mà anh cứu được hàng trăm đứa trẻ bất hạnh ở Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Và thế là, từ một kẻ tội đồ, anh đã trở thành một vị Bồ tát nhờ biết tu tập và biết thương yêu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là thế. Ông là một vị Bụt sống. Ông xuất hiện ở đâu là nơi đó thành ngôi chùa linh thiêng. Ngôi chùa ấy có tên là TÌNH YÊU THƯƠNG. Và ở đó chỉ có tình yêu thương ngự trị. Người Việt Nam chúng ta tự hào vì có ông. Ông là một trong những người Việt Nam đẹp nhất. Cả một đời tu tập chỉ để đem hạnh phúc, thương yêu đến cho mọi người.

  1. Sẽ có nhiều cuốn sách viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Song cuốn sách này sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị bởi chúng ta được chiêm ngưỡng ông qua con mắt thông thái của các nhà báo nước ngoài. Trước khi viết về ông, họ đã tham gia những khóa tu. Vì thế, họ ngắm ông không phải bằng con mắt của kẻ vãng lai mà là cái nhìn và sự thấu hiểu của người trong cuộc. Điều đặc biệt là qua những bài viết ấy, chúng ta phát hiện ra, người phương Tây tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ để giãi bày, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, tìm lại niềm vui sống giữa đời mà họ còn tìm cầu tuệ giác của ông trong việc làm thế nào để điều hành doanh nghiệp tốt hơn, giảm bớt stress, căng thẳng, phát huy nhiều hơn nữa sự sáng tạo, trên cơ sở đó để tăng lợi nhuận. Họ là những CEO của các tập đoàn kinh tế khổng lồ như Google, Yahoo, Ngân hàng Thế giới (World Bank). Họ còn là những thượng nghị sĩ Mỹ, những ngôi sao Hollywood nổi tiếng, những chính khách lừng danh… Qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi ấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ bày cho họ hướng đi tâm linh trong đời sống, trong sự nghiệp cùng những phương pháp thực hành rất cụ thể. Nhờ thế, họ có thể xử lý những khổ đau do công việc và đời sống hàng ngày tạo ra. Nhờ thế, họ đã nhận ra được tầm quan trọng của việc đưa những giá trị tâm linh vào trong đời sống thường ngày.

Viết đến đây, tôi tự hỏi: Vì sao người phương Tây lại theo học Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông như vậy? Theo tôi, sở dĩ người Tây phương theo ông học hỏi, thực tập nhiều vì ông không hiến tặng cho họ đạo Phật của đức tin, của cầu nguyện, của dâng sao giải hạn theo lối mê tín mà hiến tặng cho họ đạo Phật của sự thực tập kinh nghiệm. Bởi Đức Phật không phải là một đấng tạo hóa hay một vị thần linh mà đích thực là một con người, một người đã đắc đạo, có tuệ giác cao siêu nhờ tu tập. Đạo Phật là một phương pháp sống nương vào tự lực hơn là nương vào một quyền lực linh thiêng nhuốm màu mê tín ở bên ngoài, không giáo điều, không mặc khải, không xung đột báng bổ với bất cứ một truyền thống tâm linh nào và trong bản chất đích thực của nó cũng không xung đột với khoa học hiện đại. Tu tập theo ông, người ta sẽ thấy trí tuệ và lòng từ bi tăng trưởng, nhờ thế mà thân tâm họ an.

Một điều đặc biệt nữa là qua cuốn sách này, chúng ta thấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người quan tâm nhất đến vấn đề môi trường, môi sinh và biến đổi khí hậu của trái đất. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, Thiền sư đã chỉ ra rằng: Toàn thể nhân loại và muôn loài vật, cỏ cây… có một ngôi nhà chung là quả địa cầu. Vì vậy, các quốc gia đừng vì cái lợi trước mắt, cái lợi của riêng mình mà phá hủy môi sinh của núi rừng, biển cả, lớn hơn là của bà mẹ trái đất. Ông đã gióng tiếng chuông báo động về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại trong vòng một trăm năm tới do hậu quả của biến đổi khí hậu. Bằng tuệ giác siêu việt của mình, ông đã lý giải: Sở dĩ phần lớn chúng ta không hành động gì để đối phó lại trước nguy cơ trái đất bị hâm nóng, cho dù đã có vô số các chứng cứ khoa học, là vì chúng ta không có khả năng tự cứu mình khỏi những khổ đau của tự thân thì làm sao có thể lo lắng cho vận mệnh của đất Mẹ. Nếu nhận thấy tính tương tức của vạn vật trong vũ trụ, chúng ta sẽ vượt thoát ý niệm cho rằng, chúng ta là những thực thể tách biệt. Khi đó, tình thương, lòng từ bi trong ta sẽ trở nên rộng lớn và chính năng lượng đó thôi thúc ta hành động để bảo hộ đất Mẹ.

Khép lại trang sách cuối cùng, điều đọng lại trong tôi là hình ảnh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh hiện lên lồng lộng với một tâm hồn lớn, trí tuệ lớn, tình thương lớn. Tình thương ấy đủ rộng để ôm trùm tất cả muôn loài, muôn vật trong vũ trụ. Vì thế, với tôi, đây là một cuốn sách rất có giá trị. Và tôi tin, cuốn sách sẽ mang đến cho quý vị nhiều thông tin bổ ích và lý thú.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2019

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Lễ truyền đăng trong khóa tu xuất sĩ “Giữ lửa trong tim” năm 2020

    Đây là buổi lễ truyền đăng của tăng thân xuất sĩ Làng Mai được diễn ra vào ngày 19 và 20.02.2020 trong khóa tu xuất sĩ tại Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu (EIAB). Năm nay có 21 vị tân giáo thọ đã được quý thầy quý sư cô lớn thay mặt cho Sư Ông Làng Mai truyền đăng. Ngọn đèn này là tượng trưng cho chánh pháp được trao truyền từ chư Bụt, chư Tổ. Buổi lễ đã diễn ra trong không khí đầm ấm của gia đình áo nâu.

 

Khóa tu xuất sĩ 2020 " Giữ lửa trong tim" tại EIAB (15 – 24.02)

 

Sau dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, khi những khóm hoa thuỷ tiên bắt đầu khoe sắc trên đồi Pháp Thân Tạng, đại chúng xuất sĩ Làng Mai tại Châu Âu lại cùng nhau chào đón khoá tu xuất sĩ mở đầu cho các khoá tu trong năm. 

Với chủ đề “Giữ lửa trong tim”, những bài pháp thoại của quý thầy, quý sư cô lớn cùng những sinh hoạt của khoá tu đã tạo cho đại chúng cơ hội cùng nhau thắp sáng hơn ngọn lửa của Bồ Đề Tâm và tinh thần phụng sự dấn thân trong trái tim mỗi người.

Năm nay, khoá tu xuất sĩ được tổ chức tại tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB), nước Đức. Dù đi đến đâu, không khí gia đình sum vầy của những vị xuất sĩ áo nâu cũng đều lan toả qua từng nụ cười, ánh mắt mỗi người. Đại chúng có những ngày chuẩn bị trước khoá tu rất vui tươi. Nguồn hạnh phúc này trải dài qua những ngày diễn ra khoá tu, hiến tặng được nhiều năng lượng bình an thật hùng tráng cho mảnh đất Phật học viện thân thương.

Dưới đây là một số hình ảnh của khoá tu:

 

Lá thư Làng Mai 43 – 2020

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Bìa 5

Bìa 6

Bìa 7

Bìa 8

Nội dung

Khi quý vị đọc những dòng chữ này, có thể nắng vàng hay những hạt mưa xuân đang nhẹ nhàng rải đều trên hoa lá vườn nhà. Lá Thư Làng Mai đến với quý vị như một món quà quê đầu năm, gói ghém chân tình của những người con Bụt ở Làng Mai. Thương chúc quý vị thân hữu một mùa xuân Canh Tý thật nhiều sức khỏe, niềm vui và chuyển hóa. Nguyện cùng nhau thắp sáng tỉnh thức trong từng hơi thở, từng bước chân chánh niệm để cho đóa hoa từ bi bừng nở trong trái tim mỗi người và trên đất Mẹ thân yêu. Tương lai của chúng ta và của mọi loài đều tùy thuộc vào từng bước chân chánh niệm ta đặt trên mặt đất, trên hành tinh xinh đẹp này, như hai câu trong bài thơ Châu ngọc Pháp Hoa của Sư Ông Làng Mai, được lấy làm câu đối năm nay của Làng:

                                            Địa cầu vừa tỉnh thức

                                           Lòng đất bỗng đơm hoa

 

Tải về:  LTLM43 - 2020 (cập nhật ngày 02.02.2020)

Bản LTLM để in sẽ có trong vài ngày tới (xin liên lạc với BBT qua địa chỉ email banbientap@langmai.org)

Mục lục

Làng Mai năm quaBan Biên Tập
Nụ cười hộ trì, nụ cười tương tứcSư Ông Làng Mai
Sơn CốcSư cô Chân Đức
Thầy mở đường con điChân Hoa Nghiêm
Hoa Mộc LanChân Hỷ Nghiêm
Hương MộcChân Pháp Nguyện
Khơi lòngChân Bội Nghiêm & Chân Tuyết Nghiêm
Con đường của tôiChân Trăng Hồ Sen
Sơn Hạ hữu tuyềnChân Trời Đạo Bi
Nụ cười tỏa chiếu niềm tinChân Thuận Nghiêm
Thư gửi ThầyChân Thao Nghiêm
Đường về mây trắng gọi trời xanhChân Minh Hy
Bao dung lòng biểnChân Trăng Mai Thôn
Trời che đất chởChân Sắc Nghiêm
Cuộc cách mạng của tình thươngSatish Kumar
Tình huynh đệ bao laChân Hội Nghiêm
Có một nếp sống giản đơnChân Hội Nghiêm
Cho một miền quê hươngChân Pháp Khả
Ngày ấy bên nhauChân Thao Nghiêm
Bát Nhã xưa và nayChân Sùng Nghiêm
Hạnh phúc bây giờChân Pháp Ứng
Quê hương mỗi bước chân vềChân Thuần Khánh
Tiếng gọiChân Trời Thiện Ý & Chân Trăng Hiền Nhân
Còn thương cây táo trên đồiChân Chuẩn Nghiêm
Hương vườnChân Bảo Nghiêm
Thư gửi meChân Bảo Nghiêm
Nở ra rồi một đóa từ biSư chú Aggapanno
Tay cầmChân Bội Nghiêm
Bình minh vừa dậy tinh khôiChân Trời Ruộng Pháp
Thầy kéo tôi trở vềChân Định Nghiêm
Bàn tay ấm của ThầyChân Trăng Mai Thôn
Hạt lành đã gieoChân Trời Minh Hóa
Tương duyênChân Pháp Khả
Theo gót bậc tiền nhânChân Đào Nghiêm
Cánh đồng xưa thơm hoài quê mẹThích Nguyên Tịnh
Bàn tay chính là hoaChân Trăng Bồ Đề
Muôn lối về an vuiChân Trời Ruộng Đức
Nước lại về nguồnChân Tuyết Nghiêm
Tính nợ cuối nămChân Minh Hy
Không có gì thực sự mất điChân Trăng Tin Yêu
Chút hiểu chút thươngChân Trăng Cẩm Tú
Viết thì viếtThích Đồng Trí
Học thương chính  mìnhChân Trăng Khương Giới
Tay con tay ThầyChân Trời Phạm Hạnh
Hành trình tìm hoa quýChân Trời Khiết Minh
Nơi hẹn vềChân Trăng Linh Dị
Công quảSư cô Chân Không
Ly trà Làng MaiChân Mẫn Nghiêm
Về quê hương thần thoạiChân Lân Nghiêm
Muôn dặm thênh thangChân Thoại Nghiêm
Chương trình Hiểu & Thương Sư cô Chân Không
Tiếp nối tinh thần Phương BốiQuỹ Thích Nhất Hạnh
Lịch sinh hoạt năm 2020Tăng thân Làng Mai
Địa chỉ liên lạc của Làng Mai và các trung tâm 

 

 

Lá thư Làng Mai 42 – 2019

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Nội dung

Xin trân trọng gởi đến quý thân hữu Lá Thư Làng Mai số 42 vừa ra đời để quý vị thưởng thức trong những ngày xuân Kỷ Hợi. Mong rằng quý vị sẽ có cơ hội cùng thở nhịp thở của tăng thân cũng như nhìn lại sự hành trì và học hỏi của bản thân trong năm qua.

Tải về:  LTLM42-2019 (cập nhật ngày 11.2.2019)

Bản LTLM để in: xin liên lạc với BBT qua địa chỉ email banbientap@langmai.org

Mục lục

Tiếng chuông và nền văn hóa tâm linhSư Ông Làng Mai
Thầy vềNi sư Thích Nữ Như Minh
Thơ XuânChân Từ Nghiêm
Từng hơi thở nhẹ chở yêu thươngPhỏng vấn sc Giác Nghiêm
Giữ gìn đất MẹSư cô Chân Đức
Thưởng thức im lặng nội tâmChân Diệu Nghiêm
Rong chơi nơi hiện phápChân Trời Nguyện Lực
Bích Nham hữu tuyềnChân Hoa Nghiêm
Trở vềThích Nguyên Tịnh
Tìm về giếng nước thơm trongChân Hiến Nghiêm
Cho tuổi thơ ươm nắngChân Pháp Khởi
Trăng soi lối vềChân Trăng Hiền Tâm
Con sóc và hạt đậuChân Đẳng Nghiêm
Gọi về tiếng chân xưaThích Nguyên Tịnh
Một ngàn lẻ một chuyệnChân Văn Nghiêm
Bỏ điChân Hội Nghiêm
chân trị liệu
Chân Trời Đạo Hành
Thuyền từ lướt sóngChân Trăng Giác Ân
Bảo châu trong vạt áoChân Pháp Biểu
Hoa NắngChân Sắc Nghiêm
Trước cuộc đời rộng lớnChân Trăng Thiên Hà
Về miền thảnh thơiChân Trăng Chùa Xưa
Khóa tu đầu tiên của sư béChân Trăng Thuận Hóa
Nhà mới yên vuiChân Trời Đại Nguyện
Mẹ, suối nguồn tâm linhChân Pháp Liệu
Góp chút gió mâyChân Tuyết Nghiêm
Tiếng xuânChân Trăng Hương Tích
Chân tâm một quyết lên đườngChân Trời Đức Hiền
Cháu đuổi bắt mưaChân Trăng Vô Ưu
Vừng ơi, mở ra!Chân Trăng Mai Thôn
Con trai chỉ khóc khi thái hànhChân Trời Đại Đồng
Đá cuội cũng nở hoaChân Pháp Khả
Nguồn sáng tinh khôiGia đình cây Xô Thơm
Địa chỉ liên lạc của Làng Mai và các trung tâm 

 

 

Trả về

Có những câu chuyện về tổ Nhất Định mà sư thúc tôi kể lại với một giọng rất kính cẩn. Hòa thượng Nhất Định là một vị cao tăng, một vị thiền sư ngày trước đã là vị tổ khai sơn sáng lập ra chùa của chúng tôi. Chính sư thúc cũng không được trông thấy tổ, chỉ nghe truyền lại mà thôi. Làm sao sư thúc có thể trông thấy tổ được khi tổ sống trước đây đã một trăm mấy chục năm rồi.

Hồi đó, tổ lên núi Dương Xuân Thượng này, chọn một chỗ thanh tĩnh quang đãng (bây giờ gần Lăng Viện của chùa) để dựng một cái am tịnh tu và nuôi bà mẹ già. Am ấy được Ngài đặt tên là An Dưỡng Am. Ngài đã theo đúng lời Phật dạy: sống vào thời đại không có Phật thì phụng sự cha mẹ cũng có công đức như phụng sự Phật. Là thiền sư nhưng Ngài vẫn có thể lo lắng chăm sóc cho mẹ già. Định lực của Ngài rất lớn, và Ngài bất chấp những chi tiết lặt vặt. Một hôm thân mẫu bệnh, cần ăn một món bổ dưỡng. Biết rằng trước mẹ thường ưa cháo cá tươi, Ngài xuống tận chợ mua một con cá tự tay nấu cháo cho mẹ. Mọi người trông thấy Ngài xách con cá đi ngoài đường lấy làm ngạc nhiên nhưng không dám nói năng vì biết rằng là cao tăng ngài không thể làm việc gì trái được. Mà dù người ta không hiểu, có đàm tiếu thì Ngài cũng vẫn thản nhiên. Sự thản nhiên ấy chứng tỏ rằng Ngài biết Ngài đang làm việc gì và bất chấp tất cả những dư luận sai lạc vô minh.

Riêng tôi khi nghe kể câu chuyện ấy tôi sung sướng đến sa nước mắt. Một thái độ thật phóng khoáng giải thoát không hề bị giáo điều ràng buộc. Một bài thơ tình thương mà kẻ cố chấp không bao giờ làm nổi, không bao giờ  hiểu nổi. Sau này An Dưỡng Am đã trở thành một cảnh chùa lớn và được vua Tự Đức, một vị vua cũng rất có hiếu với mẹ, sắc phong là “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự”. Hòa thượng đã tịch vào tháng mười năm Đinh Tị.

 

Thầy tôi cũng hay nhắc đến Hải Thiệu, vị tổ mà thầy may mắn được gặp. Hòa thượng Hải Thiệu cũng là một thiền sư danh tiếng, lúc sinh thời có phát mười lăm lời đại nguyện. Mười lăm đại nguyện ấy hiện được khắc lên tấm bia dựng trước bảo tháp Ngài. Ngài có hai hàng lông mày rậm và dài rất đẹp; chân dung của Ngài còn được truyền lại. Hồi Ngài đã cao niên, hai mí mắt của Ngài sụp xuống và che khuất hai mắt Ngài cũng như hai tấm rèm che hai cửa sổ. Mỗi khi muốn nhìn một vật gì, Ngài phải vén mí mắt ra để nhìn. Xong rồi Ngài đậy mí mắt lại, nhưng thường Ngài ít hay mở mí mắt để nhìn lắm. Ngài chỉ cần nghe là đủ. Khi nào có một người xa đi về, Ngài thường vén mi để nhìn cho rõ mặt, rồi gọi các Chú pha nước tiếp đãi.

Có một hôm chú điệu Phước tám tuổi không vâng lời Ngài. Đây cũng  theo lời sư thúc kể lại. Ngài bảo điệu đi kiếm cho Ngài một cây roi rồi bắt điệu nằm xuống. Điệu Phước biết là Ngài không trông thấy điệu nên khi Ngài đánh cây roi xuống, điệu tránh vào phía trong cho nên cây roi chỉ quất trên tấm nệm mà thôi.  Ngài đánh điệu hai roi, và hai lần điệu đều tránh được cả hai. Tuy vậy Ngài vẫn không hay, và sau khi phạt xong, Ngài bảo: “Thôi cho điệu xuống. Từ đây về sau không được làm trái lời”; và bảo điệu đem cất cây roi đi. Chiều hôm ấy Phước lên cơn nóng, uống thuốc không bớt. Hai ba hôm sau cũng vậy. Sau hỏi ra mới biết là điệu đã dại dột tránh hai roi của Ngài. Một Chú hoảng hồn, mặc áo tràng lên lạy, kể lại đầu đuôi câu chuyện hầu Ngài và xin Ngài đại xá cho đứa bé. Nghe xong Ngài hỏi: “Thiệt vậy sao?” và nói: “Thôi, Chú xuống nấu cháo cho điệu ấy ăn đi”. Chú lạy tạ Ngài và sau khi ăn cháo, điệu Phước bắt đầu thuyên giảm. Từ đó ai cũng sợ uy đức của Ngài. Tôi hỏi thử ý kiến dì Tư về chuyện ấy:

– Không lý Ngài từ bi đến thế mà lại phạt cho đứa trẻ con phải ốm đau chỉ vì nó dại dột sao?

– Không phải mô, chú ơi. Ngài có biết điệu Phước dại dột mô mà phạt. Tại vì điệu Phước xúc phạm đến cái đức của Ngài nên long thần hộ pháp mới quở điệu đó chứ.

Tôi thì tôi ở thuyết “phạm đức” của dì hơn là cái thuyết long thần hộ pháp quở phạt. Bởi vì tôi nghĩ long thần hộ pháp cũng đâu đến nỗi trẻ con để đi quở phạt một đứa trẻ con tám tuổi. Những lực lượng vô biên của Vô thức và của tâm linh đủ để tạo ra những hiện tượng như thế.

Có một buổi trưa nắng chang chang, vua Thành Thái đến chùa hầu thăm Ngài. Đức vua đi tới bằng đường lộ, dặn xe và người tùy tùng đợi ở ngoài và đi bộ nửa cây số qua đồi thông vào chùa. Tất cả các thầy đều vắng mặt hôm ấy. Các dì cũng về quê. Các điệu và các chú làm việc sau vườn không ai hay vua đến. Vua đi một mình từ tam quan lên hồ sen rồi đi theo con đường dẫn từ hồ sen lên nhà trai. Rồi vua đi vào Lạc Nghĩa Đường. Thấy vắng teo vua liền đi nhè nhẹ vào phương trượng của hòa thượng. Ngài đang tham thiền trên bức phản thấp có kê chiếc hộc tợ có bốn chân cong cong. Ngài không thấy vua. Nhà vua ngồi xuống đất, ngay dưới chân Ngài, và một lát sau mới đặt nhẹ tay trên đầu gối Ngài. Ngài hỏi: “Ai đấy”; nhà vua đáp: “Bạch Ngài, vua đến thăm Ngài đây”. Ngài nở nụ cười và đưa tay nắm ấy tay vua. Ngài nói nhỏ: “Hoàng thượng đấy hả. Rước ngài ngồi chơi, để tôi gọi mấy chú điệu đem củ mì lên để ngài xơi”.

Vào khoảng ba giờ trưa, các dì thường hay nấu một nồi khoai mì và khoai lang cho các điệu và các chú. Bữa ăn giản dị đó gọi là “bữa lỡ” để cho những người phải làm việc buổi chiều dùng trước khi ra vườn. Thường thường các dì hay chọn một củ sắn mì mềm nhất và dẻo nhất để trên một cái đĩa con đem dâng hòa thượng.

Tinh thần trọng Tăng của vua Thành Thái đã đáng quý mà lề lối đối với các bậc quyền quý của hòa thượng lại càng đáng quý hơn. Thật không có cái gì có tính cách dân chủ hơn cái cảnh tượng một ông vua đến thăm một ông thầy tu và được ông thầy tu mời ăn củ mì. Câu chuyện đó chính hòa thượng kể lại một cách giản dị cho đại chúng nghe và chúng tôi chỉ được nghe truyền lại. Sư thúc cũng xác định là đã nghe chuyện ấy.

Bàn đến tính cách bình đẳng và dân chủ trong Phật giáo, chú Mãn và tôi rất sung sướng thấy những  đặc tính quý báu ấy của xã hội là những đặc tính của chính đạo Phật nữa. Thật không có tôn giáo nào cho phép con người xem mình bình đẳng với đức giáo chủ và nền tôn giáo họ theo, đứng về phương diện thể tính và khả năng tương sinh, tương duyên thật quả là thích hợp với tinh thần dân chủ của xã hội mới, bởi vì trong nền tín ngưỡng đó, chính con người định đoạt tương lai của mình và chịu trách nhiệm về hành động hoặc xây dựng hoặc phá hoại của mình. Hạnh phúc của con người là do chính con người tạo ra, và đức Phật không phải là một đấng chúa tể vạn năng mà chỉ là một con người giác ngộ hoàn toàn có đủ khả năng để soi sáng con đường của xã hội con người – tức là xã hội của Ngài. Quý nhất là đặc điểm tôn trọng tự do tư tưởng trong đạo Phật. Đạo Phật, về phương diện tri thức, nhắm đến sự phá trừ cố chấp và cuồng tín, cho nên không dung túng được thái độ độc tài về tư tưởng. Anh có thể đọc kinh điển và có thể có những khám phá mới lạ về tâm linh. Anh có thể công bố những sở đắc của anh ma không sợ một quyền uy nào lên án cả, dù là quyền uy của giáo hội, hơn nữa quyền uy của giáo hội chỉ có nghĩa là đức độ của giáo hội. Khi ấy, vị đệ tử sụp lạy một vị hòa thượng, động cơ của sự sụp lạy ấy không phải do luật lệ và lễ nghi, cũng không phải do sự sợ sệt uy quyền, mà chính là do sự cảm mến đức độ của vị hòa thượng. Không những anh có thể viết sách để phổ biến chủ trương của anh, anh lại còn có quyền dựng ra một tông phái mới nữa nếu quả thực khám phá của anh khơi dậy được một nguồn mạch sinh khí của đạo pháp. Dù những chủ trương của anh có chống với chủ trương các tông phái hiện hành, cũng không ai có quyền lên án và trục xuất anh; và cũng vì vậy cho nên khu vườn văn học triết học của đạo Phật giàu có một cách dị thường. Có đủ trăm ngàn hoa thơm cỏ lạ. Xét cho kỹ, chỉ có những khám phá sâu sắc và đích thực mới tạo nên được sinh khí của đạo pháp, còn những lý thuyết viễn vông chẳng bao giờ bắt gốc được trong khu vườn đạo Phật. Vì thế dù có mang muôn  ngàn sắc thái dị biệt, các học phái và các hệ thống giáo lý đều chỉ là những khía cạnh khám phá của cùng một thực thể. Thực thể ấy là dòng  sinh hoạt đạo pháp.

Chú Mãn thường tỏ bày thắc mắc:

– Em không hiểu sao một nền đạo học cao siêu như đạo Phật mà không được giới trí thức học hỏi. Giới trí thức hình như ít ai có sở đắc về đạo Phật; còn đạo Phật trong quần chúng bình dân thì đã không phản chiếu được đạo Phật đúng mức mà lại còn trà trộn vào những mê tín của Thần Lão. Làm sao hả chú, làm sao để đem đạo Phật trả lại cho giới trí thức?

– Chú cũng biết ở các triều Lý Trần Việt Nam, đạo Phật đã thịnh hành lắm, phần lớn giới trí thức trong nước đều là các nhà Phật học; và đạo Phật đã đóng góp thật đáng kể cho thời đại; nhưng mà trí thức Việt Nam sa đó theo cái học khoa cử và bỏ đạo Phật lại cho quần chúng bình dân nắm giữ. Do đó mà trong đạo Phật có chen vào mê tín dị đoan và đạo Phật bị hiểu sai lạc là đàng khác.

– Em thấy những tu viện như thế này có thể phản chiếu được tinh thần  sinh hoạt tâm linh của đạo Phật, nhưng ít ai tiếp xúc với các tu viện để thấy được điều đó.

– Cũng vì thế nên ở Huế mới có Phật học đường Tây Thiên và Báo Quốc, ở trong nam có Phật học đường của Lưỡng Xuyên Phật học hội, ở ngoài Bắc có hội Phật giáo Bắc Kỳ. Các nhà hữu tâm đang cố gắng đem đạo Phật trở về trong cuộc đời, và chính học tăng như anh em ta phải mang trọng trách nặng nhất. Chừng nào chúng ta tốt nghiệp Phật học đường báo Quốc, chừng đó chúng mình sẽ cố gắng đem đạo Phật tới cho thanh niên. Chúng ta sẽ có những trường học và những bệnh viện Phật giáo như ngày xưa ở Lý Trần.

– Em thấy con đường xa vời vợi, nhưng mà em rất được khích lệ bởi lý tưởng duy tân đạo Phật.

Tôi trầm ngâm nói chậm rãi:

– Công cuộc duy tân đạo Phật đòi hỏi một cuộc cách mạng về giáo lý, giáo chế, và về giáo sản nữa. Chừng nào các Phật học đường đào tạo được một số người đáng kể, chừng đó cuộc duy tân mới được thực hiện. Chú xem, làm sao không đem đạo Phật trở về cuộc đời cho được. Chiến tranh đang gây thảm họa. Sự chia rẽ thù hằn lên tới cao độ. Bao nhiêu tiếng kêu đau thương của chết chóc, đói rách, tù đày. Chúng ta làm sao an tâm sống mãi những ngày êm ả trong tu viện?

Mỗi khi đàm luận đến tương lai là chúng tôi thấy nao nao trong dạ. Con đường đẹp đẽ và nhiều gai góc. Vốn liếng chúng tôi chỉ là hy vọng, chỉ là thiện chí, là một cuốn Tỳ Ni, một cuốn Uy nghi, một cuốn Cảnh sách và những năm trời học ở Phật học đường báo Quốc. Chúng tôi có thể làm được gì chăng?