Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới

“Một nguồn tài liệu tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm ý tưởng để mang chánh niệm vào đời sống của chính mình và trao truyền cho học sinh. Tiếng nói và kinh nghiệm thực tiễn của những nhà giáo được vang lên xuyên suốt trong bộ sách giàu có này.”

– Tiến sĩ Mark T. Greenberg, Penssylvania State University

  

“Cuối cùng cũng đã có một bộ sách về thực tập chánh niệm cho các thầy cô giáo – và cũng là cho học sinh – trong đó chuyên chở được cả chiều sâu và tuệ giác của đạo Bụt, gốc rễ của phương pháp chánh niệm. Đây cũng là một bộ sách rất thực tiễn, đầy những gợi ý khéo léo và sáng tỏ mà những người trẻ đang chịu nhiều căng thẳng trong xã hội ngày nay sẽ phải vồ lấy. Tác phẩm này sẽ rất hữu ích.”

 – Tiến sĩ Guy Claxton, tác giả của What’s the Point of the school? (Mục đích của trường học là gì?) và Building Learning Power (Xây dựng năng lực học tập)

 

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực chánh niệm trong giáo dục. Với bộ sách quan trọng này, họ không chỉ hiến tặng chiều sâu kinh nghiệm của mình mà còn giúp chia sẻ kinh nghiệm của hàng trăm nhà giáo, với mong muốn giúp cho các đồng nghiệp và học sinh khắp mọi nơi có được hạnh phúc chân thật thông qua sự thực tập chánh niệm và từ bi trong giáo dục.”

 – Tiến sĩ Arthur Zajonc, PhD, tác giả của The Heart of higher Education (Trái tim của nền giáo dục đại học)

 

“Bộ sách này không chỉ mang lại niềm vui cho người đọc mà còn là một nguồn tài liệu thiết thực cho những giáo viên muốn trao truyền sự thực tập chánh niệm cho học trò của mình. Dựa trên nền tảng những nghiên cứu khoa học cùng với kinh nghiệm của các thầy cô giáo đã đi trên con đường này trước đó, bộ sách cho thấy được công năng chuyển hóa của chánh niệm, giúp đưa nền giáo dục trở lại trạng thái bình thường. Đây là một bộ sách không thể thiếu được đối với những nhà giáo luôn trăn trở với câu hỏi: có cách nào làm cho việc giảng dạy trở nên vui tươi và nhẹ nhàng hơn không?”

 – Tiến sĩ Sarah Stewart-Brown, Đại học Y khoa Warwick, Vương quốc Anh

  

“Không chỉ giáo viên và các nhà giáo dục mà tất cả những ai quan tâm đến tương lai của thế hệ con trẻ cũng cần đọc bộ sách này. Những thực tập chánh niệm cụ thể, thiết thực có công năng nuôi dưỡng, giúp giáo viên và học sinh trở nên mạnh mẽ, hạnh phúc hơn và có nhiều tình thương hơn, từ đó có khả năng thay đổi thế giới.”

 – Rony Berger, Tiến sĩ tâm lý học, Trung tâm giáo dục chánh niệm từ bi, đại học Tel Aviv; đại học Ben Gurion; Trung tâm nghiên cứu và giáo dục về từ bi và lòng vị tha thuộc đại học Stanford

  

“Một bộ sách thật giá trị làm sao! Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị thầy có ảnh hưởng trên toàn thế giới, luôn tận tâm với sự nghiệp mang chánh niệm, hạnh phúc và bình an đến với các nhà giáo dục, học sinh và cả xã hội. Người luôn cảm thấy có trách nhiệm phải giúp đỡ thế hệ trẻ… và đã dành cả cuộc đời mình để thực hiện sứ mệnh trao truyền những giá trị phổ quát vượt thời gian bằng những cách thức phù hợp với thực tiễn. Katherine Weare cũng là một nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong việc mang chánh niệm vào các trường phổ thông và đại học…

Có được hai nhân vật này cùng đồng tác giả của bộ sách là một món quà tuyệt diệu và đáng quý cho tất cả chúng ta.”

 – Vidyamala Burch, tác giả của bộ sách Mindfulness for Health (Chánh niệm đối với sức khỏe) và Mindfulness for Woman (Chánh niệm dành cho phụ nữ)

 

“Đối với các nhà giáo dục khắp nơi trên thế giới, những người đang tìm kiếm tuệ giác và bạn đồng hành trên con đường thiết kế, đào luyện những tâm hồn trẻ trong một thế giới ngày càng có nhiều đổ vỡ, xa cách thì bộ sách này là một người bạn đáng tin cậy và đầy trí tuệ… Đây là một bộ sách thiết yếu đối với những ai hiện quan tâm đến lĩnh vực chánh niệm trong giáo dục.”

 – Tiến sĩ Robert W.Roeser, đồng biên soạn cuốn sách Handbook of Mindfulness in Education (Cẩm nang chánh niệm trong giáo dục)

 

“Trong bộ sách đặc biệt này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh với những lời dạy uyên thâm cùng những thực tập sâu sắc của Người đã cộng tác cùng giáo sư Katherine Weare – người có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục cảm xúc, thúc đẩy sự phát triển của trẻ em và đem chánh niệm vào học đường. Sự cộng tác này đã làm nên một cuốn cẩm nang hướng dẫn chi tiết những thực tập chánh niệm có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày như thiền thở, thiền đi, thiền ăn… Với lối viết hay, gần gũi, chuyên chở nhiều kiến thức và mang tính thực tiễn cao, bộ sách này sẽ là một quà tặng vô giá cho thầy cô giáo cũng như cho những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường.”

 – Paul Gilbert, Tiến sĩ, được trao tặng Huân chương Hoàng gia Anh – OBE, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu và giáo dục về Từ bi, Đại học Derby, tác giả của cuốn sách The Compassionate Mind (Tâm từ bi)

 

“Chánh niệm là một con đường mà không phải là một công cụ”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Katherine Weare và tăng thân Làng Mai đã làm sáng tỏ thêm con đường này một cách xác thực. Với những kinh nghiệm quý báu và đa dạng được thể hiện sinh động qua sự chia sẻ của những người đang giảng dạy trong các lớp học hay giảng đường trên khắp thế giới, bộ sách này là một tặng phẩm đặc biệt dành cho tất cả các thầy cô giáo và những học trò của họ.”

 – Tiến sĩ Christine Burke, Australian Catholic University

  

Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới là bộ cẩm nang vô cùng giá trị về sự thực tập chánh niệm dành cho những ai làm việc trong lĩnh vực giáo dục.”

 – Richard Burnett, Dự án Chánh niệm trong trường học, Vương quốc Anh

  

“Ngập tràn trí tuệ và tình thương trong một thời đại mà các thầy cô giáo và học sinh của chúng ta cần những điều này hơn bao giờ hết, bộ sách này là một món quà cho tương lai của cộng đồng và toàn thể xã hội chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng cách hay nhất để gieo trồng hạnh phúc và chánh niệm nơi con trẻ là gieo trồng hạnh phúc và chánh niệm nơi những người lớn xung quanh chúng… Qua lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare, chúng ta có thể thấy rõ ràng và xác thực điều đó. Bằng cách tiếp cận khoa học và tâm linh để nuôi dưỡng hạt giống chánh niệm trong mỗi chúng ta và cả những thế hệ tương lai, chúng ta có thể làm thay đổi thế giới thật sự.”

 – Tiến sĩ Christopher Willard, tác giả của Growing up Mindful (Trưởng thành trong chánh niệm) Child’s Mind (Trí óc trẻ thơ)

 

“Khi tôi đọc bộ sách này lần đầu tiên, một từ duy nhất hiện lên trong đầu tôi là ‘Tuyệt vời’. Mục đích của bộ sách này; tiềm năng tạo nên sự thay đổi văn hóa học đường và có thể gây ảnh hưởng đến hướng đi của những người trẻ trong cuộc đời; sự kết hợp của tuệ giác từ ngàn xưa với thực tiễn của một nền giáo dục đương thời; cách viết sáng tỏ – Tuyệt vời! Tôi hy vọng bộ sách này sẽ trở thành tài liệu căn bản, quan trọng cho những nhà giáo dục trên thế giới để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập và cho hạnh phúc của những người trẻ cũng như những người đang mang trọng trách dạy dỗ các em.”

 – Tiến sĩ Willem Kuyken, Trung tâm chánh niệm Oxford, Đại học Oxford

  

“Bộ sách tuyệt vời này đem đến cho chúng ta những cái nhìn sáng suốt và những phương thức rõ ràng để có thể đưa chánh niệm vào giáo dục, giúp thúc đẩy sự phát triển toàn vẹn của thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh. Tác phẩm này giúp cho chúng ta có thể dạy một cách hay nhất những gì mà hầu hết chúng ta đều cần phải biết, đó là nghệ thuật sống.”

 – Nimrod Sheinman, Trung tâm chánh niệm trong Giáo dục của Israel, Trung tâm Y học Thân-Tâm và Trường học chánh niệm của Israel

Lá thư Làng Mai 41 – 2018

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Nội dung

Xin trân trọng gởi đến quý thân hữu Lá Thư Làng Mai số 41 vừa ra đời để quý vị thưởng thức trong những ngày xuân Mậu Tuất. Mong rằng quý vị sẽ có cơ hội cùng thở nhịp thở của tăng thân cũng như nhìn lại sự hành trì và học hỏi của bản thân trong năm qua.

Tải về:  LTLM41-2018 (cập nhật ngày 21.2.2018)

Bản LTLM để in: xin liên lạc với BBT qua địa chỉ email banbientap@langmai.org

Mục lục

 

 

Làng Mai nhìn núi Thứu

 

Nhiều độc giả thân mến sau khi đọc cuốn Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu có thể đã đặt ra câu hỏi: Trong những con đường đi về núi Thứu ấy, Làng Mai đã chọn con đường nào? Con đường mà Làng Mai chọn có thể là con đường ngắn nhất và dễ chịu nhất để đi về núi Thứu hay không?

Câu trả lời có thể tìm thấy một cách từ từ trong sách Làng Mai Nhìn Núi Thứu mà bạn đang cầm trên tay đây. Làng Mai (Đạo Tràng Mai Thôn) đã học hỏi, đã thực tập và cố nhiên đã chọn con đường của mình trong khi quán chiếu, trải nghiệm và xem xét những con đường vạch ra trong lịch sử Phật giáo. Đọc sách Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu, độc giả đã thấy được tổng quát quá trình thành lập các tông phái Phật giáo và đại ý nội dung của từng tông phái. Ngoài cái thao thức muốn tìm hiểu bản ý của người khai mở con đường là Bụt, Làng Mai còn có cái thao thức muốn học và thực tập như thế nào để trong khi trung thành với giáo lý Nguyên thỉ vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tu tập và chuyển hóa của thời đại mình.

Các tông phái từ thời đại Phật giáo bộ phái cho đến thời đại Phật giáo đại thừa đều đã làm như thế và cố nhiên là Làng Mai cũng đã làm như thế. Có thể cái thấy của mình hôm nay sẽ được thay đổi để nhường chỗ cho một cái thấy sâu sắc và thật dụng hơn trong ngày mai. Trung thành với truyền thống cởi mở và không giáo điều của đạo Bụt, Làng Mai luôn mở rộng cửa cho sự thay đổi, cho nên không hề có thái độ giáo điều và cứ khăng khăng cho rằng chỉ có cái thấy của mình là đúng. Đó là sự thực tập thường xuyên để xóa bỏ sở tri chướng và để luôn luôn có cơ hội đi lên.

Giáo lý Duy Biểu chẳng hạn, từ thầy Thế Thân qua thầy Trần Na đã có nhiều thay đổi lớn. Thầy Huyền Trang đem giáo lý ấy về Trung Quốc vào thế kỷ thứ VII, chỉ chừng bốn mươi năm sau là thầy Pháp Tạng đã đưa tuệ giác Hoa Nghiêm vào để cho giáo lý này đi sâu hơn trong quá trình Đại thừa hóa. Làng Mai đã tiếp nối sự nghiệp của các vị đi trước, tiếp tục đưa tuệ giác Hoa Nghiêm và Trung Quán vào để biến Duy biểu học thành một môn học tuyệt đối Đại thừa, buông bỏ được những cặp khái niệm nhiễm – tịnh, mê – ngộ, tự – tha, hữu lậu – vô lậu, Niết bàn – sinh tử, phiền não – bồ đề… Như vậy Phật học cũng biến chuyển và tiến bộ như khoa học để có thể phụng sự được con người càng ngày càng có hiệu quả.

Chúng ta từ lâu đã bị ảnh hưởng tinh thần “thuật nhi bất tác” lập lại mà không sáng tác, thái độ này là thái độ tín đồ hơn là thái độ học giả. Chúng ta phải có can đảm phê phán những gì ta đã tiếp thu, học hỏi, trên kinh nghiệm thực tập và quán chiếu của chúng ta. Có như thế chúng ta mới thành lập được một nền Phật học thật sự Việt Nam, chứ không phải chỉ là một bản sao của đạo Bụt Trung Quốc.

Bạn đọc thân mến chắc đã đồng ý với chúng tôi về điểm này, vậy xin mời liệt vị đọc những định đề giáo lý Làng Mai với tinh thần phê phán, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tập của chính mình. Chúng ta phải có cơ hội lắng nghe nhau, trao đổi với nhau, thực tập với nhau thì chúng ta mới có thể cùng nhau cống hiến cho đất nước một nền Phật giáo dân tộc. Phật giáo Việt Nam không thể nào chỉ là một bản sao của Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Tây Tạng.

 

Thất Nhìn Xa, Thái Lan, tháng tư 2013

Thích Nhất Hạnh

Người thầy của tỉnh thức và thương yêu

  1. Bạn đọc đang có trên tay một cuốn sách rất thú vị Người Thầy của tỉnh thức & thương yêu.

Đây là tập hợp một số bài báo trong hàng vạn bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới. Có thể xem cuốn sách này như một tập chân dung về Thiền sư Thích Nhất Hạnh được “ký họa” ở nhiều góc độ khác nhau, dưới con mắt quan sát, qua “cái thấy” của người nước ngoài. Vì thế, đây là cuốn sách quý, rất quý.

Với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, từ lâu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới. Người Phương Tây thường gọi ông một cách giản dị và kính trọng là “Thầy”, với hàm nghĩa Thiền sư là người thầy tâm linh, trong khi người Việt Nam lại trìu mến, thân thương gọi ông là “Sư Ông Làng Mai”. Rất nhiều Phật tử coi ông như một vị Bụt sống. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó có rất nhiều cuốn được xếp hạng best sellers như An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Bụt ngàn đời Chúa ngàn đời,… đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ông còn có hàng ngàn buổi thuyết pháp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, được lưu truyền trên khắp hành tinh. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ông đã là ứng cử viên của giải Nobel Hòa bình. Và thực sự, ông là một sứ giả của hòa bình.

  1. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an. Chiến tranh, khủng bố, bạo lực. Sự suy thoái kinh tế, suy thoái đạo đức diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Cái đẹp mong manh luôn bị dồn đuổi, trong khi cái ác lại lộng hành lên ngôi. Cuộc sống của chúng ta nhiều lúc ngột ngạt và nóng đến mức, có cảm giác chỉ sơ ý đánh rơi một tàn lửa là cả hành tinh đã bùng cháy thành một Hỏa Diệm Sơn khủng khiếp.

Liệu có cách nào cứu được không?

Có đấy. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhà văn nổi tiếng thế giới M. Dostoevky đã phát hiện ra một phương thuốc hữu hiệu: “Chỉ có tình yêu mới cứu được thế giới”. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu lứa đôi mà rộng hơn, cao hơn, đó là tình yêu thương của con người với con người. Chỉ tình yêu thương ấy mới cứu rỗi được thế giới. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng quan niệm như vậy. Ông cho rằng, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù. Không thể có hạnh phúc từ những cuộc tranh giành. Sự thành công của mình không thể lại được xây đắp bằng máu, nước mắt và sự thất bại của kẻ khác. Làm thế nào để tôi thành công và anh cũng thành công thì hạnh phúc của ta mới lớn hơn, trọn vẹn hơn. Hạnh phúc không bao giờ bắt nguồn từ quyền lực, danh vọng và tiền bạc. Hạnh phúc đích thực chỉ có khi chúng ta có tình yêu thương và sự hiểu biết. Nếu tất cả mấy tỷ người trên thế giới này hàng ngày nói với nhau bằng ngôn từ hòa ái, nếu tất cả các vị lãnh đạo trên thế giới này ứng xử bằng cái tâm chứa đầy Hiểu và Thương thì tất cả chúng ta sẽ trở thành những vị Bồ tát và hành tinh của chúng ta sẽ tràn ngập hạnh phúc, tình yêu thương. Đó đích thị là Niết bàn, là Thiên đường. Ở đó, sẽ không có chiến tranh, không có bạo lực, không có những kiếp người bị đọa đày.

Suốt mấy chục năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cần mẫn gieo hạt mầm yêu thương như thế trên khắp thế giới. Trọn một đời tu hành, ông luôn hướng chúng ta đến cõi thiện, giúp chúng ta có được sự an lạc, thảnh thơi giữa đời sống bộn bề lo toan, hờn trách. Ông chỉ bày cho chúng ta cách có thể đứng vững trước bao nhiêu bon chen, đố kỵ, những mưu ma, chước quỷ của con người. Vì thế, mỗi bước chân của ông là bước chân của an lạc, thương yêu. Mỗi hơi thở của ông là hơi thở của từ bi, bác ái.

Có thể nói, một trong những công lao lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã hiện đại hóa đạo Phật, đưa đạo Phật vào cuộc đời và một trong những nét đặc sắc nhất trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của ông là đã dạy cho người đời cuộc sống có tỉnh thức bằng hơi thở, bước chân có chánh niệm. Nhờ thế, ông đã cứu rỗi được biết bao tâm hồn đau khổ, đã gột rửa những bụi bặm, bùn nhơ cho biết bao phận người, giúp họ tự giải thoát, và hơn thế, trở thành những vị Bồ tát giữa đời thường. Có lẽ cũng cần nhắc lại câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với một người lính Mỹ. Anh ta đã từng tham chiến ở Việt Nam. Trong một trận càn, anh đã vô tình giết năm đứa trẻ. Những đứa trẻ hoàn toàn vô tội. Anh ân hận, dằn vặt và đau khổ. Nhiều người lính khác cũng thế. Trở về Mỹ, họ mắc một căn bệnh – bệnh hội chứng chiến tranh Việt Nam. Có người bị tâm thần, không còn sống được bình thường, cũng không có bệnh viện nào chữa khỏi. Họ tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh, học một khóa tu của ông. Thiền sư chia sẻ: “Thưa ông, sự thật là ông đã sát hại năm đứa trẻ vô tội trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng có những việc ông có thể làm để chuộc lại lỗi lầm ấy. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều đứa trẻ đang chết vì thiếu thức ăn, thiếu dinh dưỡng và thuốc men. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi ngày có khoảng bốn chục ngàn trẻ em trên thế giới chết vì đói và thiếu dinh dưỡng. Sao hôm nay ông không ra tay cứu giúp những đứa trẻ đang chết đói như thế, thay vì ngồi đó mà giam hãm mình trong cái ngục tù ký ức của khổ đau, tội lỗi về hành động sát hại năm đứa trẻ. Ông hãy thực tập làm mới trở lại, đem cuộc đời của mình để làm những điều ngược lại với những hành động thiếu hiểu biết, thiếu tình thương mà ông đã gây ra trong quá khứ. Ông hãy cố gắng hết khả năng của mình để tìm cách bảo vệ sự sống, cứu giúp những mạng sống của các em bé nghèo ở các nước chậm tiến. Hãy đi vào cuộc đời để cứu giúp những em bé bất hạnh. Vô số các em bé đang cần sự giúp đỡ, đang cần cánh tay từ bi của ông. Ông không nên ngồi đó mà tự giam hãm mình trong cái xiềng xích của tội lỗi, tuyệt vọng trong khi ông có thể sửa đổi được quá khứ.”.

Người lính ấy bỗng như được giải thoát. Anh đã khỏi hẳn bệnh, đã khỏe mạnh trở về với đời sống thường ngày. Rồi anh đi làm việc thiện. Không chỉ cứu được năm đứa trẻ thoát khỏi cái chết mà anh cứu được hàng trăm đứa trẻ bất hạnh ở Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Và thế là, từ một kẻ tội đồ, anh đã trở thành một vị Bồ tát nhờ biết tu tập và biết thương yêu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là thế. Ông là một vị Bụt sống. Ông xuất hiện ở đâu là nơi đó thành ngôi chùa linh thiêng. Ngôi chùa ấy có tên là TÌNH YÊU THƯƠNG. Và ở đó chỉ có tình yêu thương ngự trị. Người Việt Nam chúng ta tự hào vì có ông. Ông là một trong những người Việt Nam đẹp nhất. Cả một đời tu tập chỉ để đem hạnh phúc, thương yêu đến cho mọi người.

  1. Sẽ có nhiều cuốn sách viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Song cuốn sách này sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị bởi chúng ta được chiêm ngưỡng ông qua con mắt thông thái của các nhà báo nước ngoài. Trước khi viết về ông, họ đã tham gia những khóa tu. Vì thế, họ ngắm ông không phải bằng con mắt của kẻ vãng lai mà là cái nhìn và sự thấu hiểu của người trong cuộc. Điều đặc biệt là qua những bài viết ấy, chúng ta phát hiện ra, người phương Tây tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ để giãi bày, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, tìm lại niềm vui sống giữa đời mà họ còn tìm cầu tuệ giác của ông trong việc làm thế nào để điều hành doanh nghiệp tốt hơn, giảm bớt stress, căng thẳng, phát huy nhiều hơn nữa sự sáng tạo, trên cơ sở đó để tăng lợi nhuận. Họ là những CEO của các tập đoàn kinh tế khổng lồ như Google, Yahoo, Ngân hàng Thế giới (World Bank). Họ còn là những thượng nghị sĩ Mỹ, những ngôi sao Hollywood nổi tiếng, những chính khách lừng danh… Qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi ấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ bày cho họ hướng đi tâm linh trong đời sống, trong sự nghiệp cùng những phương pháp thực hành rất cụ thể. Nhờ thế, họ có thể xử lý những khổ đau do công việc và đời sống hàng ngày tạo ra. Nhờ thế, họ đã nhận ra được tầm quan trọng của việc đưa những giá trị tâm linh vào trong đời sống thường ngày.

Viết đến đây, tôi tự hỏi: Vì sao người phương Tây lại theo học Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông như vậy? Theo tôi, sở dĩ người Tây phương theo ông học hỏi, thực tập nhiều vì ông không hiến tặng cho họ đạo Phật của đức tin, của cầu nguyện, của dâng sao giải hạn theo lối mê tín mà hiến tặng cho họ đạo Phật của sự thực tập kinh nghiệm. Bởi Đức Phật không phải là một đấng tạo hóa hay một vị thần linh mà đích thực là một con người, một người đã đắc đạo, có tuệ giác cao siêu nhờ tu tập. Đạo Phật là một phương pháp sống nương vào tự lực hơn là nương vào một quyền lực linh thiêng nhuốm màu mê tín ở bên ngoài, không giáo điều, không mặc khải, không xung đột báng bổ với bất cứ một truyền thống tâm linh nào và trong bản chất đích thực của nó cũng không xung đột với khoa học hiện đại. Tu tập theo ông, người ta sẽ thấy trí tuệ và lòng từ bi tăng trưởng, nhờ thế mà thân tâm họ an.

Một điều đặc biệt nữa là qua cuốn sách này, chúng ta thấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người quan tâm nhất đến vấn đề môi trường, môi sinh và biến đổi khí hậu của trái đất. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, Thiền sư đã chỉ ra rằng: Toàn thể nhân loại và muôn loài vật, cỏ cây… có một ngôi nhà chung là quả địa cầu. Vì vậy, các quốc gia đừng vì cái lợi trước mắt, cái lợi của riêng mình mà phá hủy môi sinh của núi rừng, biển cả, lớn hơn là của bà mẹ trái đất. Ông đã gióng tiếng chuông báo động về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại trong vòng một trăm năm tới do hậu quả của biến đổi khí hậu. Bằng tuệ giác siêu việt của mình, ông đã lý giải: Sở dĩ phần lớn chúng ta không hành động gì để đối phó lại trước nguy cơ trái đất bị hâm nóng, cho dù đã có vô số các chứng cứ khoa học, là vì chúng ta không có khả năng tự cứu mình khỏi những khổ đau của tự thân thì làm sao có thể lo lắng cho vận mệnh của đất Mẹ. Nếu nhận thấy tính tương tức của vạn vật trong vũ trụ, chúng ta sẽ vượt thoát ý niệm cho rằng, chúng ta là những thực thể tách biệt. Khi đó, tình thương, lòng từ bi trong ta sẽ trở nên rộng lớn và chính năng lượng đó thôi thúc ta hành động để bảo hộ đất Mẹ.

Khép lại trang sách cuối cùng, điều đọng lại trong tôi là hình ảnh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh hiện lên lồng lộng với một tâm hồn lớn, trí tuệ lớn, tình thương lớn. Tình thương ấy đủ rộng để ôm trùm tất cả muôn loài, muôn vật trong vũ trụ. Vì thế, với tôi, đây là một cuốn sách rất có giá trị. Và tôi tin, cuốn sách sẽ mang đến cho quý vị nhiều thông tin bổ ích và lý thú.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2019

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Lễ truyền đăng trong khóa tu xuất sĩ “Giữ lửa trong tim” năm 2020

    Đây là buổi lễ truyền đăng của tăng thân xuất sĩ Làng Mai được diễn ra vào ngày 19 và 20.02.2020 trong khóa tu xuất sĩ tại Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu (EIAB). Năm nay có 21 vị tân giáo thọ đã được quý thầy quý sư cô lớn thay mặt cho Sư Ông Làng Mai truyền đăng. Ngọn đèn này là tượng trưng cho chánh pháp được trao truyền từ chư Bụt, chư Tổ. Buổi lễ đã diễn ra trong không khí đầm ấm của gia đình áo nâu.

 

Khóa tu xuất sĩ 2020 " Giữ lửa trong tim" tại EIAB (15 – 24.02)

 

Sau dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, khi những khóm hoa thuỷ tiên bắt đầu khoe sắc trên đồi Pháp Thân Tạng, đại chúng xuất sĩ Làng Mai tại Châu Âu lại cùng nhau chào đón khoá tu xuất sĩ mở đầu cho các khoá tu trong năm. 

Với chủ đề “Giữ lửa trong tim”, những bài pháp thoại của quý thầy, quý sư cô lớn cùng những sinh hoạt của khoá tu đã tạo cho đại chúng cơ hội cùng nhau thắp sáng hơn ngọn lửa của Bồ Đề Tâm và tinh thần phụng sự dấn thân trong trái tim mỗi người.

Năm nay, khoá tu xuất sĩ được tổ chức tại tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB), nước Đức. Dù đi đến đâu, không khí gia đình sum vầy của những vị xuất sĩ áo nâu cũng đều lan toả qua từng nụ cười, ánh mắt mỗi người. Đại chúng có những ngày chuẩn bị trước khoá tu rất vui tươi. Nguồn hạnh phúc này trải dài qua những ngày diễn ra khoá tu, hiến tặng được nhiều năng lượng bình an thật hùng tráng cho mảnh đất Phật học viện thân thương.

Dưới đây là một số hình ảnh của khoá tu:

 

Lá thư Làng Mai 43 – 2020

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Bìa 5

Bìa 6

Bìa 7

Bìa 8

Nội dung

Khi quý vị đọc những dòng chữ này, có thể nắng vàng hay những hạt mưa xuân đang nhẹ nhàng rải đều trên hoa lá vườn nhà. Lá Thư Làng Mai đến với quý vị như một món quà quê đầu năm, gói ghém chân tình của những người con Bụt ở Làng Mai. Thương chúc quý vị thân hữu một mùa xuân Canh Tý thật nhiều sức khỏe, niềm vui và chuyển hóa. Nguyện cùng nhau thắp sáng tỉnh thức trong từng hơi thở, từng bước chân chánh niệm để cho đóa hoa từ bi bừng nở trong trái tim mỗi người và trên đất Mẹ thân yêu. Tương lai của chúng ta và của mọi loài đều tùy thuộc vào từng bước chân chánh niệm ta đặt trên mặt đất, trên hành tinh xinh đẹp này, như hai câu trong bài thơ Châu ngọc Pháp Hoa của Sư Ông Làng Mai, được lấy làm câu đối năm nay của Làng:

                                            Địa cầu vừa tỉnh thức

                                           Lòng đất bỗng đơm hoa

 

Tải về:  LTLM43 - 2020 (cập nhật ngày 02.02.2020)

Bản LTLM để in sẽ có trong vài ngày tới (xin liên lạc với BBT qua địa chỉ email banbientap@langmai.org)

Mục lục

Làng Mai năm quaBan Biên Tập
Nụ cười hộ trì, nụ cười tương tứcSư Ông Làng Mai
Sơn CốcSư cô Chân Đức
Thầy mở đường con điChân Hoa Nghiêm
Hoa Mộc LanChân Hỷ Nghiêm
Hương MộcChân Pháp Nguyện
Khơi lòngChân Bội Nghiêm & Chân Tuyết Nghiêm
Con đường của tôiChân Trăng Hồ Sen
Sơn Hạ hữu tuyềnChân Trời Đạo Bi
Nụ cười tỏa chiếu niềm tinChân Thuận Nghiêm
Thư gửi ThầyChân Thao Nghiêm
Đường về mây trắng gọi trời xanhChân Minh Hy
Bao dung lòng biểnChân Trăng Mai Thôn
Trời che đất chởChân Sắc Nghiêm
Cuộc cách mạng của tình thươngSatish Kumar
Tình huynh đệ bao laChân Hội Nghiêm
Có một nếp sống giản đơnChân Hội Nghiêm
Cho một miền quê hươngChân Pháp Khả
Ngày ấy bên nhauChân Thao Nghiêm
Bát Nhã xưa và nayChân Sùng Nghiêm
Hạnh phúc bây giờChân Pháp Ứng
Quê hương mỗi bước chân vềChân Thuần Khánh
Tiếng gọiChân Trời Thiện Ý & Chân Trăng Hiền Nhân
Còn thương cây táo trên đồiChân Chuẩn Nghiêm
Hương vườnChân Bảo Nghiêm
Thư gửi meChân Bảo Nghiêm
Nở ra rồi một đóa từ biSư chú Aggapanno
Tay cầmChân Bội Nghiêm
Bình minh vừa dậy tinh khôiChân Trời Ruộng Pháp
Thầy kéo tôi trở vềChân Định Nghiêm
Bàn tay ấm của ThầyChân Trăng Mai Thôn
Hạt lành đã gieoChân Trời Minh Hóa
Tương duyênChân Pháp Khả
Theo gót bậc tiền nhânChân Đào Nghiêm
Cánh đồng xưa thơm hoài quê mẹThích Nguyên Tịnh
Bàn tay chính là hoaChân Trăng Bồ Đề
Muôn lối về an vuiChân Trời Ruộng Đức
Nước lại về nguồnChân Tuyết Nghiêm
Tính nợ cuối nămChân Minh Hy
Không có gì thực sự mất điChân Trăng Tin Yêu
Chút hiểu chút thươngChân Trăng Cẩm Tú
Viết thì viếtThích Đồng Trí
Học thương chính  mìnhChân Trăng Khương Giới
Tay con tay ThầyChân Trời Phạm Hạnh
Hành trình tìm hoa quýChân Trời Khiết Minh
Nơi hẹn vềChân Trăng Linh Dị
Công quảSư cô Chân Không
Ly trà Làng MaiChân Mẫn Nghiêm
Về quê hương thần thoạiChân Lân Nghiêm
Muôn dặm thênh thangChân Thoại Nghiêm
Chương trình Hiểu & Thương Sư cô Chân Không
Tiếp nối tinh thần Phương BốiQuỹ Thích Nhất Hạnh
Lịch sinh hoạt năm 2020Tăng thân Làng Mai
Địa chỉ liên lạc của Làng Mai và các trung tâm 

 

 

Lá thư Làng Mai 42 – 2019

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Nội dung

Xin trân trọng gởi đến quý thân hữu Lá Thư Làng Mai số 42 vừa ra đời để quý vị thưởng thức trong những ngày xuân Kỷ Hợi. Mong rằng quý vị sẽ có cơ hội cùng thở nhịp thở của tăng thân cũng như nhìn lại sự hành trì và học hỏi của bản thân trong năm qua.

Tải về:  LTLM42-2019 (cập nhật ngày 11.2.2019)

Bản LTLM để in: xin liên lạc với BBT qua địa chỉ email banbientap@langmai.org

Mục lục

Tiếng chuông và nền văn hóa tâm linhSư Ông Làng Mai
Thầy vềNi sư Thích Nữ Như Minh
Thơ XuânChân Từ Nghiêm
Từng hơi thở nhẹ chở yêu thươngPhỏng vấn sc Giác Nghiêm
Giữ gìn đất MẹSư cô Chân Đức
Thưởng thức im lặng nội tâmChân Diệu Nghiêm
Rong chơi nơi hiện phápChân Trời Nguyện Lực
Bích Nham hữu tuyềnChân Hoa Nghiêm
Trở vềThích Nguyên Tịnh
Tìm về giếng nước thơm trongChân Hiến Nghiêm
Cho tuổi thơ ươm nắngChân Pháp Khởi
Trăng soi lối vềChân Trăng Hiền Tâm
Con sóc và hạt đậuChân Đẳng Nghiêm
Gọi về tiếng chân xưaThích Nguyên Tịnh
Một ngàn lẻ một chuyệnChân Văn Nghiêm
Bỏ điChân Hội Nghiêm
chân trị liệu
Chân Trời Đạo Hành
Thuyền từ lướt sóngChân Trăng Giác Ân
Bảo châu trong vạt áoChân Pháp Biểu
Hoa NắngChân Sắc Nghiêm
Trước cuộc đời rộng lớnChân Trăng Thiên Hà
Về miền thảnh thơiChân Trăng Chùa Xưa
Khóa tu đầu tiên của sư béChân Trăng Thuận Hóa
Nhà mới yên vuiChân Trời Đại Nguyện
Mẹ, suối nguồn tâm linhChân Pháp Liệu
Góp chút gió mâyChân Tuyết Nghiêm
Tiếng xuânChân Trăng Hương Tích
Chân tâm một quyết lên đườngChân Trời Đức Hiền
Cháu đuổi bắt mưaChân Trăng Vô Ưu
Vừng ơi, mở ra!Chân Trăng Mai Thôn
Con trai chỉ khóc khi thái hànhChân Trời Đại Đồng
Đá cuội cũng nở hoaChân Pháp Khả
Nguồn sáng tinh khôiGia đình cây Xô Thơm
Địa chỉ liên lạc của Làng Mai và các trung tâm