Chương trình TTXH Hiểu & Thương Sài Gòn
Miền Bắc
Ngày 10/1/2014 – Phái Đoàn Lắng Nghe để Hiểu và Góp chút tình Thương từ Hà Nội đi đến tỉnh Điện Biên, trên những vùng núi cao mà đồng bào thiểu số sống rất khổ cực, để đem những món quà tình thương đến: 300 phần quà (120 triệu) là tiền quý sư cô Làng Mai làm thiệp có hình của Sư Ông để tặng Thiền sinh và thiền sinh tặng lại tiền mua quà cho trẻ em thiếu ăn. Ban Thư Pháp của Sư Ông cũng góp thêm một phần tiền bán thư pháp của Sư Ông trong năm 2013. Trưởng Phái Đoàn Lắng Nghe để Hiểu có ít nhất là ba vị Xuất Sĩ đã tu học tại Làng Mai: quý sư cô Trình Nghiêm, Phát Nghiêm và Sư Thầy Đàm Hòa. Nhờ có sự chủ động của chị của sư cô Hoàn Nghiêm là Chị Cao Thị Nhung và hai cháu cùng đoàn bác sĩ từ Hà Nội và sự đóng góp rất lớn của sư thầy Đàm Hòa cùng Phật tử chùa Thao Chính mà đoàn đã Lắng Nghe để Hiểu mà Góp Chút Tình Thương.
Cũng trong năm nầy tiền bán thư pháp của Sư Ông đã giúp được ở mỗi tỉnh từ 300 đến 600 phần quà cho đồng bào khổ cực. Tổng cộng hơn sáu nghìn phần quà trải dài từ Điện Biên Phủ đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bảo Lộc, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bến Tre.
Trích Thư báo cáo về Cứu Trợ Lũ Lụt
Dưới đây là những địa danh mà quý thầy, quý sư cô đến và gởi món quà tình thương. Mỗi phần quà trị giá 385.000đ trong đó 185.000đ là phẩm vật và 200.000đ tiền mặt. Ngoài ra các thầy, các sư cô còn để ra 100.000.000đ (100 triệu) để đến tận nơi những gia đình thật sự rất nghèo khó, tùy theo hoàn cảnh mà gởi thêm cho các gia đình đó 1 hoặc 2 triệu đồng.
Tỉnh Quảng Bình Tổng số:1400 phần quà.
Huyện Bố Trạch: Xã PHÚ ĐINH: 200 phần quà, xã THANH TRẠCH: 150 phần quà
Huyện Quảng Trạch: Xã QUẢNG VĂN: 150 phần quà, xã QUẢNG LỘC: 150 phần quà, xã Quảng Phương: 200 phần quà.
Huyện Quảng Ninh: Xã HẢI NINH:Vùng biển 1250 hộ, nhà hư hỏng 95%. Trường tiểu học và Mẫu Giáo bị tốc mái. Dự tính 200 phần quà, xã DUY NINH: 200 phần quà, xã HÀM NINH:150 phần quà.
Tỉnh Quảng Nam:
Huyện Điện Bàn: xã Điện Ngọc, thôn Viêm Minh
Nhà anh Lê Hữu Trung, vợ bỏ, một mình nuôi 3 con. Con lớn 14 tuổi, con út mới học mẫu giáo. Nay nhà sập, anh đang ở nhờ nhà mẹ ruột gần đó. Anh kiếm tiền nuôi con bằng nghề chạy xe thồ, bữa có bữa không.
Huyện Điện Bàn: xã Điện Ngọc, thôn Hà Dừa: trao tiền cho 4 hộ gia đình bị sập nhà.
Gia đình anh Nguyễn Văn Bình: hai vợ chồng có 4 người con. Bão vô làm sập nhà hết. Nhà rất khó khăn.
Huyện Điện Bàn: xã Điện Nam Bắc: phát 50 phần, 1 phần phát sinh, hầu hết là người già.
Thành phố Hội An: xã Cẩm Thanh, thôn Cồn Nhàn.
Ở đây có rất nhiều trường hợp quá nghèo, nhà cửa còn tệ hơn nhà cấp 4, nên bão đến là sập ngay.
Nhà của chị Phạm Thị Thanh Châu: chồng đẩy xe bánh kẹo bán ở các trường học, vợ làm phục vụ buồng cho nhà nghỉ. Hai vợ chồng với một đứa con ở trong một túp lều tranh. Chỉ cần bão đến là thổi bay ngay.
Nhà bà Lê Thị Phước, 64 tuổi: chỉ có 2 vợ chồng già yếu, làm nghề biển nhưng thu nhập không bao nhiêu. Vợ chồng có mái nhà lá trên một nền đất bé tí, bão vào là sập liền. Thấy hoàn cảnh như vậy, chúng con bàn với nhau hỗ trợ cho gia đình bà 5 triệu đồng. Đi cùng chúng con có anh Ký thôn trưởng, anh cũng đại diện thôn gửi thêm phong bì cho bà và dặn đi dặn lại là ráng xây lại cái nhà cho đàng hoàng.
Nhà cô Trần Thị Nga: nhà nghèo mà mới có con nhỏ, lại thêm 2 đứa sinh đôi.
Nhà cô Nguyễn Thị Vân, nhà sập, phải ở nhà vệ sinh.
Cô Phan Thị Hiền, bị tàn tật, chân không đi lại được, ở nhà tình nghĩa với con, mà nhà thì xuống cấp trầm trọng.
Nhà anh Lê Văn Dũng: nhà sập nát tan, chưa được nhà nước cứu trợ, chồng làm thuê, vợ thì thất nghiệp, không có hướng làm ăn. Chúng con bỏ bao thư 4 triệu đồng.
Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên: phát nơi đây 200 phần quà.
Trường hợp đáng thương nhất là ở gia đình bà Ngô Thị Tục. Năm nay bà 55 tuổi. Hàng ngày bà sống bằng nghề nông, mò ốc, hến… Bà có hai con trai sinh đôi là Trương Văn Định và Trương Văn Tự. Chú Trương Văn Định đang xây nhà chưa xong thì qua đời. Vợ chú Trương Văn Định bỏ nhà đi, để lại con 18 tháng tuổi cho bà nội nuôi. Căn nhà được chuyển giao cho chú Trương Văn Tự, chưa xây dựng xong, thì bão tới làm xuống cấp. Chúng con hỗ trợ cho bà Ngô Thị Tục 2 triệu để lo cho cháu, và chú Trương Văn Tự 3 triệu để sửa nhà.
Xã Điện Dương, huyện Điện Bàn: phát nơi đây 340 phần quà.
Xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc: tại điểm cứu trợ này có rất nhiều người già, nhiều người trên 70, 80 tuổi. Có những cụ đã trên 80 tuổi mà ở một mình, tự nấu ăn lấy, rất tội nghiệp. Bão vô làm nhà tốc mái, nhiều người chưa có điều kiện lợp lại. Tại đây phát 200 phần theo danh sách và 1 phần phát sinh.
_