Thông bạch, đề nghị

Thiết lập trung tâm thực tập chánh niệm tại Việt Nam

Ngày 24.12.2013, thiền sinh quốc tế tham dự lễ Giáng Sinh tại Làng Mai đã góp ý viết một lá thư và đồng lòng ký vào thư thỉnh nguyện gửi đến các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam. Lá thư nhằm thỉnh cầu Nhà nước Việt Nam cho phép thành lập một trung tâm thực tập chánh niệm ngay trên đất nước đã sản sinh ra một vị thiền sư nổi tiếng – người đang giảng dạy pháp môn chánh niệm khắp nơi trên thế giới.

Chúng tôi xin chia sẻ lá thư này đến quý vị thân hữu và mong rằng quý vị cũng sẽ viết thư hay kí tên vào thư này gửi đến các vị lãnh đạo Việt Nam để giấc mơ có một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam sớm trở thành hiện thực.

(Lá thư được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh)

 

 

 

Thư thỉnh nguyện thiết lập trung tâm thực tập chánh niệm tại Việt Nam

Kính gửi:

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

 

Kính thưa các vị Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam,

Tôi vô cùng biết ơn đất nước Việt Nam đã cống hiến cho thế giới một vị thiền sư đáng kính, một bậc thầy về chánh niệm – Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đang còn sống và có mặt với chúng ta trong cuộc đời này.

Nhờ những hạt giống đẹp đẽ trong di sản văn hóa và tâm linh Việt Nam mà mọi người khắp nơi trên thế giới được thừa hưởng tuệ giác của tổ tiên dân tộc Việt Nam.

Chính bản thân tôi, nhờ những pháp môn chánh niệm do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn, đã có nhiều chuyển hóa và trị liệu. Cá nhân tôi cũng như gia đình và đồng nghiệp ngày càng có nhiều niềm vui, hạnh phúc, an lạc và sống hòa hợp với nhau hơn, nhờ biết áp dụng các pháp môn thực tập của Làng Mai trong đời sống hằng ngày.

Tôi không hiểu vì sao pháp môn thực tập này lại không được khuyến khích và phổ biến rộng rãi ở Việt nam? Vì sao Thiền Sư Thích Nhất Hạnh – một vị thầy được thế giới xem như là “Cha đẻ của Chánh Niệm” (“Father of Mindfulness”), người đã hướng dẫn các khóa tu chánh niệm khắp nơi trên thế giới – lại không được tự do về giảng dạy ở Việt Nam, ngay chính gốc rễ của truyền thống đẹp đẽ này?

Thiền sư đã thành lập những trung tâm thực tập chánh niệm ở châu Âu, châu Mỹ, ở Úc, Hồng Kông và Thái Lan, vậy mà vẫn chưa có được một trung tâm thực tập tại Việt Nam? Vì sao những khóa tu chánh niệm không được phép tổ chức tại chùa Từ Hiếu, chùa gốc của Thiền sư ở Huế? Khi có rất nhiều người Việt trong nước sẵn sàng thành lập những trung tâm thực tập chánh niệm theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam. Vì sao không thể có một trung tâm thực tập chánh niệm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam?

Niềm ao ước thâm sâu nhất của tôi là các pháp môn thực tập của Làng Mai có thể đến được với tất cả mọi người thuộc tất cả các thành phần trong xã hội, cũng như mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Tôi biết rất nhiều nhà giáo dục, nhà doanh thương cũng như những người làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được hưởng rất nhiều lợi lạc từ sự thực tập chánh niệm trong khi thở, khi đi, khi ăn, khi làm việc và sự thực tập buông thư.

Các phương pháp thực tập này giúp chúng ta hạnh phúc hơn và làm cho đời sống của chúng ta có nhiều ý nghĩa hơn. Tôi được chứng kiến nhiều cặp vợ chồng, những đối tác trong công việc, đã thiết lập lại được truyền thông và hòa ái với nhau. Cách thực tập này cũng đồng thời giúp xã hội ta ngày thêm liêm trực và đẹp đẽ.

Tôi thấy những pháp môn thực tập của Làng Mai không mang tính tôn giáo, mà là một nếp sống được hình thành và phát triển từ di sản văn hóa và tâm linh của dân tộc Việt Nam. Bất kỳ ai, dù theo hay không theo một tôn giáo nào, cũng đều được hưởng rất nhiều lợi lạc khi biết áp dụng những phương pháp thực tập này vào đời sống hằng ngày.

Tôi kính mong chính quyền Việt Nam xem xét lại trường hợp này và mở ra cho người dân Việt Nam cơ hội có được một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ngay chính trên đất nước mình.

Ký tên

(Họ tên và địa chỉ)

 




 

Gởi thư thỉnh nguyện đến các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam.

Kính gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Địa chỉ: Văn phòng Chủ tịch nước, số 1 – đường Hoàng Hoa Thám – Quận Ba Đình – Hà Nội.

Kính gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Địa chỉ: Văn phòng Trung ương Đảng, số 1A – Hùng Vương – Quận Ba Đình – Hà Nội.

Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Địa chỉ: Văn phòng Chính phủ, số 1 – đường Hoàng Hoa Thám – Quận Ba Đình – Hà Nội.

Kính gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Địa chỉ: Văn phòng Quốc hội, số 37- Hùng Vương – Quận Ba Đình – Hà Nội.

 

Xin kính cảm ơn sự yểm trợ hết lòng của quý vị.

– Xem bản dịch tiếng Pháp >>

 

 

Nguyên bản tiếng Anh

 

Establishing a Plum Village Practice Center in Viet Nam

 

Dear Mr. Prime Minister,

I have a lot of gratitude to Vietnam for offering to the world the greatest living teacher of mindfulness, Ven. Thich Nhat Hanh. Thanks to the beautiful seeds in Vietnam’s cultural and spiritual heritage, the rest of the world has profitted from the wisdom of the Vietnam’s ancestors.

In my own life, thanks to the mindfulness teachings in the Vietnamese Zen tradition of Thich Nhat Hanh, I have experienced great transformation and healing. Myself as well as my family and my co-workers have become more happy, joyful and peaceful, and harmonious thanks to applying the Plum Village mindfulness practices in our daily life.

I do not understand why this style of practice is not legal in Vietnam. Why can Thich Nhat Hanh, the “Father of Mindfulness”, lead mindfulness retreats throughout the world but not in Vietnam, the root source of this beautiful tradition? Thich Nhat Hanh has been able to establish practice centers in Europe, America, Thailand, Australia and Hong Kong, but why not in Vietnam? Why is it not legal to organise mindfulness retreats at Thich Nhat Hanh’s Root Temple Tu Hieu in Hue? Many Vietnamese people in Vietnam are ready to establish some legal Plum Village practice centers in Vietnam. Why can’t there be a Plum Village practice center in the North, the South and the Central of Vietnam?

It’s my deep wish that these practices be available to everyone, in all countries and all walks of life. I know many educators, businesspeople, health workers who profit immensely from mindful walking, mindful breathing, mindful eating, mindful working and deep relaxation. These practices make us happier and give our life meaning. I have seen couples and co-workers restore communication and harmony. These practices give our society more integrity and beauty. I have seen that these practices are not Buddhist as such, but are a way of living born from Vietnam’s rich heritage. Any person of any faith (or none) can profit from applying these practices in their daily life.

I hope that Vietnam will reconsider the situation, and offer your citizens a chance to have a Plum Village Practice Center in their homeland.