Hội thảo về Sức khỏe, Khoa học và Chánh niệm

 

Tiến trình hình thành và phát triển của 30 năm Làng Mai bằng cách áp dụng chánh niệm vào đời sống đã giúp nhiều bạn thiền sinh công nhận giá trị thực tiễn của việc chăm sóc hơi thở ý thức, bước chân ý thức… nhằm nâng cao phẩm chất sống lành mạnh và làm việc có hiệu quả hơn. Đó là hoa trái mà các bạn đã tự nguyện tham gia và nhanh chóng áp dụng vào nhiều lĩnh vực như: giáo dục, y tế, âm nhạc, mỹ thuật, gia đình, công sở và xã hội. Đặc biệt nhiều bạn thiền sinh Tiếp hiện làm trong lĩnh vực Y khoa đã hội ý xin được có một buổi hội thảo tại xóm Mới trong khóa tu 21 ngày với chủ đề: “Sức khỏe, khoa học và chánh niệm.”

Các bạn đề cập đến 4 chức năng chính của một cơ thể là: Nuôi dưỡng, truyền thông, vận chuyển và phản ứng. Bốn chức năng đó cần nhu cầu hiểu thương khi được bạn quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến những  triệu chứng nhiều hơn là việc báo cáo những triệu chứng đó cho bác sĩ. Việc bạn quan tâm chăm sóc và hiểu rõ những biến đổi trong thân tâm sẽ giúp bác sĩ xác định rõ ràng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trạng hơn là khai bệnh và cho toa. Bởi cơ địa mỗi bạn khác nhau không chỉ về thể chất mà còn liên quan đến cách bạn sinh hoạt hằng ngày như thế nào, cách an uống, ngủ nghỉ, làm việc, học hành, giải trí… đã ảnh hưởng  tới tâm sinh lý của bạn như thế nào? Các bạn đã quan tâm đến việc điều trị bệnh nhân  bằng cách áp dụng cái nhìn của Tứ Đế

  1. Đau
  2. Triệu chứng xuất hiện vào lúc nào trong  sinh hoạt hằng ngày? Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau
  3. Thử  thay đổi tập khí, cách sinh hoạt có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trạng trước khi cho toa và can thiệp bằng  phẩu thuật.
  4. Đồng cảm bằng phương pháp lắng nghe cơ thể, lắng nghe khó khăn của bệnh nhân kết hợp với việc điều trị.

 

GiậnVí dụ: Nếu mỗi lần giận làm bạn tăng áp huyết thì gốc rễ của vấn đề là bạn phải học cách bớt giận, buông bỏ phản ứng giận không cần thiết hơn là cứ mỗi lần giận bạn lại dùng thuốc khống chế phản ứng tăng áp huyết của cơ thể. Nếu bạn cứ dùng thuốc mà ngày nào bạn cũng giận thì ngày nào bạn cũng phải dùng thuốc hết và càng ngày càng tăng liều lượng, kết quả là bạn bị thuốc khống chế và càng ngày càng mất quyền tự chủ. Lời khuyên chân thành của những bác sĩ có tình thương đã giúp bệnh nhân tập làm phép so sánh một cách thực tế để bệnh nhân có quyền tự chọn cách điều trị cho mình. Các bạn Tiếp hiện đã chia sẻ điều này với bệnh nhân và đề nghị bệnh nhân của mình nhớ quay về tự hỏi: “Nên giận hay là không nên giận? Cơ thể bạn có  thật sự cần cơn giận không? Và tin vui là bạn có thể kiểm soát cơn giận bằng hơi thở ý thức, bằng cam kết không nói và không làm gì cả chỉ đi thiền hành ngoài trời để chăm sóc cơn giận, ngừng suy nghĩ… Muốn biết rõ thêm bạn có thể tham khảo tài liệu Giận của Thầy Nhất Hạnh và nếu được bạn có thể đến Làng Mai thực tập thử một tuần….

Lại có một cô Tiếp hiện khác là y tá và trợ lý cho bác sĩ suốt 30 năm qua. Cô ấy chia sẻ rằng: cô ấy đã có cơ hội chăm sóc cho các bạn trẻ, và thường đặt câu hỏi cho các bạn trẻ: “Em nghĩ em có muốn hút thuốc suốt cả cuộc đời của mình không? Thay vì hỏi: “Tại sao em lại hút thuốc?” Để giúp các em trẻ mở lòng chia sẻ nguyên nhân vì sao mình hút thuốc lần đầu và sau đố cứ phải hút mãi, cô đã tập học cách đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm và đồng cảm… Từ sự mở lòng đó cô tạo cơ hội cho các em chia sẻ thêm về việc hút thuốc có lợi, có hại như thế nào và kết quả tồi tệ nhất do việc hút thuốc gây ra. Sau cùng cô đã đề nghị các em trẻ chăm sóc những tình trạng khó xử bằng cách tham gia vào trò chơi hơi thở ý thức, theo dõi sự phồng xẹp của bụng, để ý tới bước chân thay vì hút thuốc. Với các bạn nữ, cô thường đặt câu hỏi  “em đã sẵn sàng có em bé chưa?”, “em sẽ xử lý những tình cảnh khi em bé ra đời, chăm sóc dạy dỗ chưa?” và cô còn đề nghị các bạn gái trẻ phòng bệnh hơn chữa bệnh”…

Bằng tất cả tấm lòng của một vị bác sĩ và tấm lòng của một người thực tập chăm sóc tình thương đích thực trên con đường phụng sự qua công tác  chăm sóc các em tuổi mới lớn, các cô bác sĩ Tiếp hiện kêu gọi sự hợp tác của gia đình và trường học khẩn thiết dành chút thời gian quan tâm đến đời sống của các em để hiểu rõ các em và giúp các em đi ra tình trạng khó khăn trước khi đưa tới bác sĩ. Nếu được, chúng ta nên tạo không gian và thời gian cho các em học sinh, sinh viên chia sẻ những ưu tư, những khó khăn về gia đình, học đường và tâm sinh lý tuổi trẻ.

Một cô Tiếp hiện khác chia sẻ: “những điều tôi được lắng nghe từ bệnh nhân cũng chính là những điều tôi đã nghe trong gia đình. Cho nên việc thực tập lắng nghe cơ thể mình và lắng nghe những người trong gia đình là điều cần thiết giúp cho tôi giải quyết những khó khăn trong gia đình, nhờ đó con có thêm kinh nghiệm hiểu thêm về bệnh nhân.” Bởi cô là một bác sĩ tâm lý  làm việc trong một môi trường có nhiều áp lực của những bệnh nhân nặng: có người đã chết lâm sàng và không còn ý thức được, hoặc giả có người bị nhiều thương tổn, họ không đối diện được với thực tại, không thiết sống nữa,… và họ thường rơi vào một trạng thái nhị nguyên đúng – sai rất trầm trọng. Quan điểm đúng – sai đã dần dần thu hẹp mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội. Cảm giác cô đơn, nóng giận, khó chịu ngày một nhiều hơn… Đó là triệu chứng của căn bệnh. Cô chia sẻ: “nhờ cô thực tập pháp môn Làng Mai cùng bài học tương tức mà cô đã có thể sống và làm việc tốt hơn”. Cho nên cô khuyên bệnh nhân nên học cách sống bớt phân biệt, bớt suy nghĩ… Cô đã nhận thấy môi trường làm việc với những bệnh nhân của cô khiến cô dễ bị tưới tẩm hạt giống căng thẳng, nhưng nhờ có sinh hoạt định kỳ với tăng thân hằng tháng, nhờ có thực tập ngồi thiền, thiền hành mỗi ngày đã giúp cô quân bình lại, phục hồi năng lượng, có đủ bình an để tiếp tục công việc giúp bệnh nhân giảm bớt khổ đau.

Buổi chia sẻ lý thú với nhiều câu hỏi trao đổi hấp dẫn và cần thiết trong khóa tu 21 ngày năm nay đã giúp cho nhiều bạn có thêm cảm hứng sống và mạnh dạn áp dụng thiền tập vào cuộc sống. Hẹn các bạn đến hẹn lại về!