Thông bạch, đề nghị

Phát triển trong chánh niệm

Thông điệp cho Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế 2011

Comatchonhauedit.jpg

 

Những pháp môn tu tập của đạo Bụt vì sự phát triển kinh tế – xã hội

Thông điệp cho  Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế, 2011 tổ chức tại Thái Lan

 

Thân kính gửi chư tôn Hoà Thượng và các bậc chức sắc trong các Phái Đoàn đại diện tham dự Ngày Phật Đản QuốcTế,

Chúng tôi xin chúc mừng Hội Đồng Tăng Già tối cao Thái Lan cũng như tất cả những thành viên tham dự và tổ chức Đại Hội Phật Đản Quốc Tế lần thứ tám, 2011. Quý vị đã tập họp ngày hôm nay thành một cộng đồng để cảm nhận tình thân hữu, sự có mặt cho nhau, và để cùng nhau xây đắp tình huynh đệ. Chúng tôi thật sự tin tưởng rằng sự thực tập chân thực những lời dạy của đức Thế Tôn có thể đóng góp lớn cho một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu, có thể dẫn dắt nhân loại trong thời điểm khó khăn, cấp bách hiện nay.

Chứng kiến các cuộc khủng hoảng khác nhau đang diễn ra trên khắp toàn cầu, trong chúng ta ai cũng thấy rõ kỷ nguyên của những quốc gia sống hoàn toàn độc lập, với đường biên giới ngăn cách và với những mối quan tâm riêng rẽ đã đi đến hồi kết thúc. Chúng ta cũng ý thức được rằng nỗi khổ niềm đau của một dân tộc có liên hệ mật thiết và được chia sẻ bởi người dân của nhiều dân tộc khác trên thế giới; rằng sự bất ổn và khủng hoảng trầm trọng của một quốc gia ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và an ninh của rất nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. Lúc này và ở đây, trong phút giây hiện tại, chúng ta đều thấy rõ rằng sự  phát triển kinh tế-xã hội cũng như những thách thức đi kèm không còn là vấn đề của một cá nhân hay của riêng một quốc gia nào.

Tuy nhiên, chúng ta không tuyệt vọng. Những vấn đề mà địa cầu và toàn thể nhân loại đang phải đối diện – khủng hoảng sinh thái toàn cầu, thiếu hòa hợp trong gia đình và xã hội, bất ổn về kinh tế và chính trị – cũng đồng thời cho chúng ta cơ hội để dừng lại, nhận diện và xem xét lại nguồn gốc của những khổ đau mà chúng ta đang phải gánh chịu và tìm ra con đường có thể đưa đến một tương lai tươi sáng hơn và ngay cả một hiện tại tươi sáng hơn. Đây là công thức căn bản mà Bụt đã sử dụng trong suốt cuộc đời Ngài để hướng dẫn hàng đệ tử và vô số người vượt thoát khổ đau của họ. Và giờ đây, công thức căn bản này có thể dẫn lối cho chúng ta đến sự giải thoát khỏi những khổ đau hiện tại. Ba phẩm chất đặc thù, ba cách thực tập từng giai đoạn rõ ràng mà Bụt đã dạy là Niệm, Định và Tuệ sẽ đưa chúng ta đến chỗ giải thoát khỏi những bế tắc đó. Với ba cách thực tập này, nếu áp dụng đúng mức và khéo léo, chúng ta có thể khám phá ra một nền đạo đức toàn cầu và một lối sống chánh niệm giúp định hướng cho sự phát triển của xã hội chúng ta ngày nay theo một đường hướng  thanh bạch và lành mạnh hơn.

Chúng ta phải tìm ra cách thức phù hợp để áp dụng những điều Bụt dạy – như phương pháp thực tập chánh niệm, giáo lý về khổ đau và hạnh phúc, tuệ giác tương tức và vô phân biệt (về sự tương tức, liên hệ mật thiết trong nhau và không kỳ thị, không loại trừ những người có cái thấy, cách hành xử khác mình), Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm (tức là Năm giới) và những lời Bụt dạy về Bốn Loại Thực Phẩm. Những điều này sẽ giúp cho xã hội chúng ta trở nên chánh niệm hơn trong cách sản xuất và tiêu thụ; những công ty và những cá nhân sẽ bớt sản xuất những sản phẩm có thể làm tổn hại tâm thức của đại đa số cộng đồng và làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Chúng ta có thể tiêu thụ ít lại, tiêu thụ làm sao để nuôi dưỡng được thân và tâm ta. Chúng ta, với tư cách cá nhân và với tư cách một dân tộc, cần áp dụng những điều Bụt dạy về thiểu dục tri túc, nghĩa là biết đủ.

Trong mối liên hệ thân thiết thuộc phạm vi gia đình, cha và con nên áp dụng những điều Bụt dạy để có nhiều thời gian cho nhau, có mặt cho nhau nhiều hơn (thay vì chỉ dành thời gian ngồi trước màn hình máy tính) và có thể phục hồi được sự truyền thông bằng cách cùng nhau thực  tập lắng nghe sâu và nói với nhau những lời hòa ái.

Trong lớp học khô khan và trong những giảng đường lạnh lẽo, thầy cô giáo và học viên nên giúp đỡ nhau để tạo nên không khí  ấm áp của một gia đình, giúp giảm bớt căng thẳng, thư thả hơn, biết xử lý những cảm thọ và cảm xúc mạnh của mình và áp dụng những cách xử lý đó để đưa mọi người đi về hướng lành mạnh hơn, đó là đào tạo ra một thế hệ trẻ hiền thiện, có tự do, mong muốn hợp tác hơn là cạnh tranh, thay vì chỉ tạo ra một lực lượng lao động để cung cấp cho guồng máy tư bản.

Trong các văn phòng của công ty hay các công sở của nhà nước – nơi bị thúc đẩy nhiều bởi quyền lực, những người đồng nghiệp nên làm việc và cư xử chánh niệm với nhau hơn, cùng nhau xây dựng tình anh chị em, nuôi dưỡng lòng từ bi và bao dung hơn, để từ đó có thể đưa xã hội ta đi về hướng hạnh phúc và hòa hợp chân thật.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, trước bối cảnh các nước đang cố gắng tìm kiếm những mô hình phát triển thì những mô hình phát triển tự do được đánh giá cao và được mọi người chạy theo. Tuy nhiên, cái giá mà thế hệ trẻ và nền sinh thái mong manh của chúng ta phải trả cũng như những chi phí mà thân tâm ta và toàn nhân loại đang gánh chịu là bao nhiêu? .

Không bao giờ quá muộn để dừng lại và suy ngẩm, để tìm ra những phương pháp thực tập có thể khôi phục lại tinh thần trách nhiệm, phục hồi lại các giá trị đạo đức cho xã hội ta, cho các chính quyền, cho gia đình  và cho chính bản thân chúng ta .

 

Với tất cả tình thương và tin cậy,

TS. Thích Nhất Hạnh


(chuyển từ Anh ngữ: sư cô Tại Nghiêm)

 

 

Bethereforeach.jpg


Mindful Development

A message for VESAK 2011 Thailand–“Buddhist Virtues For Socio-Economic Development”

 

(In which way should our society develop, economically and socially, so that we can touch interbeing, the interconnectedness of all on this planet – cultures and governments, continents and nations, earth and sky, plants and animals, students and teachers, and fathers and sons?

How can we guide the next generation of young people to a world that is more sane and healthy – bodily, emotionally, and spiritually?

What teachings and practices of Buddhism can help us find true happiness and freedom, and handle and deal with our current social and economical state?)

 

With the various crises we are witnessing in different parts of the world, it is clear that the era of independent nations with borders and separate interests is gradually coming to a close; that the suffering and pain of one nation is fundamentally linked to and is shared by the hearts of people of all nations; that the instability and depression of another nation affects the prosperity and security of peoples all over the planet.  In our present time and place, it is clear that social and economic development and all the challenges that come with it are no longer individual matters.

But we are not without hope. The problems that confront our planet and our humanity – environmental tension, social and family dysfunction, economic instability, and political unrest – give us an opportunity to pause, recognize, re-examine the sources of our suffering, and find a path that can lead us towards a brighter future and to an even brighter present.  This is the basic formula that the Buddha used during his own lifetime to guide his fellow beings to tend to their suffering.  This basic formula can help guide us now, to our own salvation.  The three distinctively Buddhist virtues of mindfulness, concentration, and insight can lead us to this salvation.  Applied appropriately and skillfully, they can help us discover a global ethic and a mindful way of living that can guide the development of our society towards a more sane and healthy direction.

We must find ways to apply the Buddhist teachings – namely, the practice of mindfulness, the teachings on suffering and well-being, the wisdom of inter-being and non-discrimination, the Five Mindfulness Trainings (5 Precepts-see attached), and the teachings on the Four Nutriments – so that our society can become more mindful in its production and consumption; so that companies and individuals can produce less toxic waste that harms our collective minds and the environment, and can consume less and in a way that nourishes our body and heart.  We as individuals and as nations should apply the Buddhist teachings of moderation, of knowing that we already have enough.

In the intimacy of our homes, fathers and sons apply the teachings so they can have more time and be more present for one another (rather than for their computer screens), and can restore communication by learning to listen deeply and speak more lovingly.

In the sterile classrooms and cold halls of our institutions, teachers and students can learn ways to support one another as in the warm atmosphere of the family, to be less stressful, to relax and handle their feelings and emotions, and to apply themselves in a direction that is meaningful and wholesome – graduating young people not just for the work-force of a capitalistic machine, but for a kinder and freer generation who cooperate more than compete.

In power oriented offices of companies and governmental workplaces, colleagues and fellow workers can serve more mindfully, building brotherhood and sisterhood, nourishing their compassion and generosity, and guiding our society in the direction of true happiness and reconciliation.

In our modern times, as we look for models of development in the ten directions, freedom to develop is highly prized and sought after, but at what price to our young ones and our fragile environment and at what cost to our individual and collective body and consciousness.

It is never too late to pause and reflect and to find practices that can bring responsibility and ethical behaviors back into our society, our governments, into our families, and our lives.

 

With love and trust,

Thich Nhat Hanh