Tưởng nhớ thầy Pháp Ý

Thầy Pháp Ý – một sư anh lớn trong Tăng thân Làng Mai – đã thị tịch vào sáng thứ Sáu ngày 7 tháng 2 năm 2014. Thầy ra đi nhẹ nhàng, thanh thản trong vòng tay thương yêu của tăng thân. Trong suốt 14 năm gắn bó với tăng thân, thầy đã sống trọn vẹn, hết lòng và hiến tặng cho đại chúng sự có mặt tươi mát, vững chãi cùng nụ cười hồn nhiên, chân thật của mình. Sau đây là những lời tâm tình, chia sẻ của Thầy Làng Mai và các huynh đệ dành cho thầy Pháp Ý:


Chia sẻ của Thầy Làng Mai (trong bài pháp thoại kết thúc khóa an cư kết đông 2013 – 2014 tại xóm Hạ):

“Mỗi buổi sáng ở xóm Thượng, thầy Pháp Ý đi ngồi thiền rất sớm. Thầy Pháp Ý là một trong những sư anh có mặt sớm nhất trong thiền đường. Mặc dù bị bệnh đã nhiều năm rồi, nhưng thầy tu học rất tinh chuyên, và biết trân quý những tháng ngày còn lại.

Mỗi bữa trưa ăn cơm ở tại nhà ăn, thầy Pháp Ứng ngồi ở bên tay mặt của Thầy, thầy Pháp Ý ngồi bên tay trái của Thầy. Trưa nào cũng vậy. Thường thường Thầy đều gắp thức ăn cho cả thầy Pháp Ứng và thầy Pháp Ý. Ngày chót là ngày 7/2, thầy vẫn đi lấy thức ăn sáng, nhưng đến 11h thì bị khó thở đột ngột và thầy ra đi rất mau.

Thầy Pháp Ý hồi còn trẻ đã là một Đảng viên của Đảng Cộng sản Ý, tranh đấu và chủ trương vô thần – không tin tưởng ở thần linh. Nhưng sau đó đi Ấn Độ, thầy được thọ giới sadi trong truyền thống Tây Tạng. Khi tới Làng Mai, xóm Thượng, thầy tới với tư cách một sa-di Tây Tạng. Và thầy được thay áo nâu của truyền thống Đại thừa ở Việt Nam. Sau nhiều năm tu học tại Làng Mai, Thầy được thọ giới lớn và được truyền đăng làm giáo thọ.

Mỗi lần được đi với Tăng đoàn về bên Ý để tổ chức khóa tu thì thầy hạnh phúc lắm. Thầy hướng dẫn tăng đoàn đi tham quan như là một người anh. Có một lần thầy giận Sư cô Chân Không. Không biết ai nói gì đó mà thầy giận sư cô Chân Không. Nghe như vậy, Thầy mới viết cho thầy Pháp Ý một lá thơ, chỉ có một hàng thôi và bảo thị giả đem vào Tăng xá cho thầy. Trong đó Thầy viết như thế này: “Này thầy Pháp Ý, thầy có biết người thương thầy nhất trong Làng này là ai không? Đó là sư cô Chân Không”. Thầy hết giận liền!

Trong lễ tẩy tịnh và cầu siêu cho thầy, mình có nói là: thân này không phải là tôi, hình hài này không phải là tôi. Tôi không bị hạn cuộc vào thân này, tôi là sự sống thênh thang. Và tôi vẫn tiếp tục đi như một dòng sông với Tăng thân về tương lai. Đúng như vậy! Thành ra trong đời sống hàng ngày, mình phải thấy được sự có mặt của thầy Pháp Ý – một sư anh lớn, đã xuất gia gần 20 năm, Thượng tọa Thích Chân Pháp Ý.”

 

Chia sẻ của thầy Pháp Đăng:

Thầy Pháp Ý thương,

Pháp Ý có nghĩa là ý của chánh pháp, đại ý của Phật Pháp. Chữ Ý cũng có nghĩa nước Ý, bởi thầy là người Ý.

Thầy đã đến với tăng thân Làng Mai vào một ngày đẹp trời của khóa tu mùa Hè năm 1999 trong hình dáng sadi cuốn y màu đỏ của truyền thống Tây Tạng, và chú Sadi ấy đã thương ngay cái khung cảnh và đời sống tu tập tại đây.

Mùa hè là mùa vui nhất ở Làng Mai, đi đâu cũng thấy nụ cười, bước chân, đến đâu cũng có người chia sẻ, pháp đàm, thiền trà, thiền ngồi, và có cả tiếng cười, tiếng hát và tiếng vui đùa của trẻ thơ.

Thầy sinh năm 1939, tập sự xuất gia năm 1992 (53 tuổi), thọ giới Sa Di năm 1994 (55 tuổi) tại Ấn Độ, pháp danh Tenzin Chojor. Thọ giới lớn ngày 8 tháng 12 năm 2000 trong đại giới đàn Năm 2000. Thầy được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng:

Pháp hoa nở cánh siêu trần.
Tinh chuyên thủ Ý cao thâm tìm về.
Xa rồi bến hoặc bờ mê.
Thênh thang phương ngoại tình quê thỏa lòng.

Như thế đó, thầy ở lại với tăng thân cho đến lúc thu thần thị tịch vào sáng thứ Sáu ngày 7 tháng 2 năm 2014, một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ, thảnh thơi, không có một tiếng rên siết, kêu la, sầu khổ.

Hôm thứ Năm (mùng 6/2) là ngày chánh niệm ở Xóm Thượng. Đang sắp hàng lấy thức ăn, thầy xuất hiện bên cạnh để nói việc gì đó với sư em Tự Tại, tôi vỗ vai thầy. Thầy quay qua, bàn tay tôi đã nắm chặt bàn tay của thầy. Cử chỉ này, hai anh em thường làm mỗi khi gặp nhau, tôi luôn bắt tay thầy với một nụ cười thật lớn. Thầy nói: “Ôi! Ông sư đệ”! Cười lớn, tôi trả lời: “Ồ! Lão sư huynh”. Hạnh phúc tuyệt vời vậy đó!

Mới ngày 23 trước tết Âm Lịch, thầy làm pizza thật ngon đãi đại chúng Xóm Thượng và Sơn Hạ! Ngồi gần bàn thức ăn, tôi thấy thầy tận tình đưa từng cái pizza cho mỗi người và nghe tiếng thầy rao lớn: “Pizza chay đây! Ai muốn ăn không?” Thật là dễ thương! Thỉnh thoảng, thầy còn đãi đại chúng món pasta Ý. Hai món này là hai món ngon nhất của thầy. Có thể nói rằng ở Làng Mai chưa ai làm hai món này ngon hơn thầy Pháp Ý.

Thầy tích cực tinh tấn trong sự thực tập hàng ngày, đặc biệt là các buổi họp. Buổi họp nào cũng mặt của thầy. Trong cuộc họp, có lúc thầy bộc lộ sự không đồng ý với người vừa phát biểu, có lúc thầy nổi nóng, nhưng thầy luôn biết nương tựa vào sự quyết định của tăng thân. Tính thẳng thắn, bộc phát ấy của thầy làm cho anh em chẳng biết nói gì hơn là cười huề. Tính tình ấy dễ sống, dễ hiểu nhau hơn, có phải không thầy?

Thầy cưng chiếc ghế ngồi thiền (a little bench) mà thầy thường dùng. Có lẽ, cái ghế này theo thầy mười mấy năm qua. Ai mà đụng tới cái ghế ấy là không xong! Tại sao? Tại vì thầy sẽ lấy lại cho bằng được. Điều này cũng dễ hiểu và dễ thương, bởi cái ghế ấy giúp thầy ngồi thiền có nhiều an lạc. Trước buổi lễ hỏa tán, mọi người đang xúc động bồi hồi tiễn đưa thể xác thầy vào lò thiêu, thầy Pháp Thạnh đưa chiếc ghế lên và nói rằng xin gửi chiếc ghế này cho thầy Pháp Ý ngồi thiền làm cho mọi người cười ầm lên.

Mùa xuân năm ngoái, thầy được đi theo Sư Ông chuyến hoàng pháp ở Hồng Kông. Thầy thật là hạnh phúc! Thầy đi chơi với anh em, ăn tiệm, ăn bánh sandwich, uống cafe… Thầy mua sắm thật nhiều thứ như trà, thuốc Bắc, miso, sâm, đến cả cái ấm nấu nước sôi bằng điện. Thầy nói với thầy Pháp Hải: “Tôi không thể chờ đợi để thấy cái ấm nấu nước sôi ấy.” (I can’t wait to see that water boiling cooker.) Có lần thầy Pháp Hải hỏi: “Thầy Pháp Ý, thầy có muốn đi nghe Pháp Thoại công cộng không?” (Do you want to go to the public talk, thầy Pháp Ý?) Thầy trả lời: “Tôi không đi đâu hết, tôi đã mua sắm đầy đủ rồi.” (I am not going anywhere. I got everything that I need.) Pháp Ý ơi! Thầy có biết thầy đang trở về với tuổi thơ không? Thích gì thì ăn nấy, vui cười thoải mái…

Thầy có nhiều thứ bệnh trong thân thể như cao máu, bệnh tim, thiếu bạch huyết cầu, u… Có lần, thầy bị bệnh khá nặng phải nằm lại bệnh viện. Anh em lo ngại thầy sẽ không vượt qua cơn bệnh lúc ấy. Ai ngờ, thầy phục hồi và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Từ ngày ấy, thầy trở nên con người dễ thương, cởi mở, gần gũi,… Nói chung, tăng thân có một thầy Pháp Ý hoàn toàn mới lạ. Thầy rất thương Sư Ông, sư cô Chân Không và tăng thân, đặc biệt thương các sư em.

Thầy đến với tăng thân một cách lặng lẽ mà ra đi cũng thầm lặng để lại trong lòng mọi người biết bao kỷ niệm đẹp, chứa cả bầu trời vui buồn, hờn giận lẫn thương yêu. Buổi sáng thầy tịch, thì buổi trưa Sư Ông và tăng thân có buổi lễ sái tịnh cầu siêu cho thầy. Sư Ông vừa đặt bàn tay trên trán thầy, vừa khai thị: “Pháp Ý mỉm cười đi! Đám mây không bao giờ chết. Đám mây chỉ trở thành mưa, thành tuyết…Pháp Ý đang có mặt trong Thầy, trong tăng thân, trong các sư anh, sư chị, sư em.”

Ôi! Lời khai thị của Sư Ông Làng Mai ngắn ngủi, đầy thương yêu mà sâu thẳm vô cùng, lời pháp nhũ ngọt ngào ấy thích hợp với thầy biết mấy! Hiếm có vị đệ tử nào được Sư Ông Làng Mai đặt bàn tay khi thị tịch kể cả sư anh Giác Thanh. Pháp Ý ơi! Thầy may mắn lắm! Thầy hãy mỉm cười đi, yên nghỉ nơi Chân Tâm tỏa sáng, nơi hiện tại tuyệt vời. Đại chúng sẽ gặp thầy nơi mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi nụ cười. Thầy thử nghe bài thơ ‘Mỗi Mũi Tên Rơi Hai Cờ Huyễn Tượng’ của bổn sư nhé:

“Cũng như dòng suối về gặp đại dương
Ngày mai ra đi anh nhớ hát lên khúc ca mùa mới
Tiếng hát kia vẳng lại sẽ đủ sức tiễn tôi trên một đoạn đường.”

Tôi sẽ không ra đi
Hoặc sẽ ra đi nhưng không bao giờ tôi đến
Nơi khởi hành có trăng mây gió nước, và nơi tôi đến đón chờ cũng sẽ có hoa vàng trúc tím.
Là lá là hoa, em đã có từ tôi từ vô thỉ
Và màu xanh trời cao trong mắt em sẽ còn mãi mãi
Nhưng vì không thấy, thương tôi, em đã bao lần nhắc chuyện ra đi…

Em có nhớ ngày đầu tiên khi Mẹ đưa tôi về, nhờ năm nhóm nhiệm mầu, em mới trông thấy bóng hình tôi hiển lộ?
Ngày mai bóng hình mất đi
Em hãy mỉm cười
Và bình thản tìm tôi trở lại
Tìm tôi qua thanh sắc đã sinh và đã mất
Để thấy rằng tôi vẫn còn chân thực
Chưa bao giờ đi
Chưa bao giờ đến
Qua thời gian, qua nhận thức, qua chủ khách tồn sinh.

Tìm tôi và tiện dịp em tìm em
Nét khám phá nguyên sơ
Chỉ cho em thấy rằng em là bất diệt
Em sẽ thấy
Không có gì đi, mất
Và với một mũi tên thôi, em bắn rơi một lần hai lá cờ huyễn tượng.

Chân như sẽ xuất hiện mầu nhiệm nơi tử sinh
Tôi đang mỉm cười an nhiên trong phút giây hiện tại
Nụ cười nở mãi trong bài ca mùa xuân bất tận
Trong nụ cười kia em cũng sẽ thấy em còn mãi
Bởi vì em quả thực chưa từng bao giờ hiện hữu trong ảo tưởng tồn sinh.

Và suối chim khuyên em hôm nay
“Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca.”

– Thơ từng ôm mặt trời từng hạt- trang 197- Sư Ông Làng Mai.

Chùa Sơn Hạ, Cốc An trú
Sư anh Pháp Đăng.

Chia sẻ của thầy Pháp Dung (được chuyển ngữ từ tiếng Anh):

Chào thầy Pháp Ý,

“Cuộc hội ngộ giữa chúng ta chưa thể kết thúc và cũng sẽ không bao giờ kết thúc!” Cuộc hội ngộ này sẽ tiếp diễn khi những chiếc lá sồi chao liệng trước gió, khi những sợi nắng vàng vắt ngang qua khoảng sân bóng chuyền xóm Thượng, và khi những bông hoa thủy tiên bắt đầu hé nở vào mùa xuân năm nay, và nhiều mùa xuân nữa.

Thầy vẫn còn đây với huynh đệ – nụ cười của thầy làm sáng cả khu tăng xá, những bước chân nhẹ nhàng của thầy dọc hành lang, và dĩ nhiên không ai có thể quên những lời chia sẻ rất thẳng thắn của thầy. Những lời chia sẻ phát xuất từ tình thương mà thầy dành cho Sư Ông, từ sự quan tâm thầy dành cho huynh đệ và mong muốn bảo vệ tăng thân. Dù sống ẩn mình với cánh cửa phòng luôn khép kín, thầy không thể giấu đi ước muốn tiếp cận, kết nối với mọi người và yêu thương mọi người trong đại chúng, dẫu biết rằng để làm được điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Cảm ơn thầy đã ở lại với tăng thân và mở cửa trái tim mình để một vài huynh đệ có cơ hội được cảm nhận sự dịu dàng và dễ bị tổn thương của thầy, tiếp xúc với thầy như một con người thật sự. Từ nay trở đi, mỗi khi một sư em chăm sóc cho một sư anh là có sự hiện diện của thầy; khi ai đó đi tìm cái ghế ngồi thiền bằng gỗ trong thiền đường là có thầy ở đó; khi các huynh đệ cùng nhau thưởng thức pasta hay pizza, thầy cũng sẽ có mặt với mọi người.

“Cuộc hội ngộ này sẽ luôn tiếp diễn.” Sự chuyển tiếp của thầy để đi vào một hình thái mới không giới hạn và không hình tướng thật sự làm tất cả mọi người cảm động. Rất nhanh và rất quả quyết. Có rất nhiều bình an và sự tùy thuận trong thân và tâm của thầy. Không có sự giằng co, cũng không có chút hoang mang nào hết. Ngay cả khi cảnh sát và nhân viên cứu thương bao quanh cũng thế.

Sáng hôm ấy, thầy đã ra đi trong sự hiện diện của huynh đệ, những người yêu thương thầy. Ai cũng bình an. Mọi người chia sẻ những giây phút cuối, những hơi thở cuối của thầy. Không ân hận, không nuối tiếc. Đại chúng tiếp tục thở cho thầy, thở cùng thầy và mở lòng mình ra với thầy. Các huynh đệ đều quyết tâm tiếp tục ở lại cùng tăng thân để xây dựng và bảo vệ, cũng như thầy đã từng làm, và tiếp tục công việc của thầy – đó là làm sao cho Xóm Thượng và tất cả các xóm khác trở thành ngôi nhà chung cho tất cả chúng ta.

Thầy đã thách thức mọi người đối diện với bản thân, đối diện với thầy và đối diện nhau một cách thật trung thực. Đại chúng xin nguyện sẽ tiếp tục tin cậy nhau hơn, không sợ hãi, mở lòng ra cho nhau, đến với nhau, như thầy đã làm sau khi từ Israel trở về. Chuyến đi Israel đã giúp cho thầy tiếp xúc với ngôi nhà đích thực trong trái tim thầy. Chuyến đi ấy đã chuyển hóa thầy và giúp cho trái tim thầy mềm lại. Thầy đã mang sự ấm áp và mềm dịu đó trong trái tim về chia sẻ với huynh đệ ở Xóm Thượng. Đại chúng vẫn còn nhớ rõ ngày thầy ra đón các anh em trở về từ chuyến hoằng pháp Bắc Mỹ. Thầy ôm các anh em như một người ông, người chú, như một sư anh. Thầy ôm mọi người và giữ họ trong vòng tay lâu hơn thường lệ một chút. Có một cái gì đó êm dịu hơn, một cái gì đó rất con người, rất thật – chính cái đó ở thầy sẽ được mọi người tiếp nối.

Tuyệt vời thay được sinh ra làm người, được tu tập và được sống cùng nhau cuộc sống của những người xuất sĩ. Hẹn gặp thầy trên những con đường cũng như trong nhà bếp của xóm Thượng – hay còn gọi là “dưới phố” theo cách nói hài hước của thầy.

Chia sẻ của sư cô Mai Nghiêm (được chuyển ngữ từ tiếng Pháp):

Sư cha kính thương,

Sáng nay chúng con nhận được tin: sư cha Pháp Ý đang tiếp tục cười với chúng con qua hình tướng của một đám mây.

Sư cha thương quý, nụ cười của sư cha vẫn còn đang vang vọng trên cánh rừng Thệ Nhật, làm cho mấy con chim bồ câu đang bay ngang qua cũng phải ngạc nhiên, còn mấy con quạ thì phải giương mắt nhìn nghiêng ngó.

Trong tâm trí các sư con, sư cha có vẻ vẫn còn đang nằm nghỉ ngơi trên giường, với một nụ cười không bao giờ tắt trên môi… và kia rồi, sư cha lại bắt đầu chọc phá như thường lệ: cùng mấy chú ếch trong hồ sen nhảy phóc lên làm nước văng tung tóe, cất cao tiếng hót cùng với mấy chú én mùa xuân đang đậu trên mấy hàng dây điện, hoặc trốn trong ánh mắt nghịch ngợm của một chú sóc đang từ trên một gốc cây cao nhìn xuống …. Tất cả những cái đó đều là cách sư cha cho chúng con biết: “Đừng tìm tôi ở hình hài đang nằm trên giường! Ở đó tôi chỉ để lại một bì thư thôi. Lá thư đã được gửi vào vũ trụ rồi – gửi bằng một đường nhanh hơn cả email! Đừng để phí một giây phút nào nữa! Hãy đọc lá thư đi!”

Sáng nay khi nhận được tin sư cha ra đi, con nhớ lại trong một bài pháp thoại dành cho xuất sĩ, Sư Ông có nói: “Thầy Pháp Ý có nụ cười đẹp quá!” Nụ cười của sư cha rạng rỡ như nụ cười bé thơ, giọng nói của sư cha ồm ồm như giọng của một ông gấu, mỗi lần gặp con là sư cha lại la lên: “Chào Caroline! Về đây ở phải khôn?” (Có bao giờ sư cha gọi pháp danh Mai Nghiêm của con đâu.) Rồi sư cha cười vang một cách thật dễ mến, tiếng cười dễ làm cho người khác phải xiêu lòng.

Sư cha thương mến, nụ cười của sư cha là nụ cười của một người đã đi qua bao hiểm nguy và giông tố của cuộc đời, vì vậy mà nó luôn tỏa sáng, rạng rỡ. Chính nụ cười ấy của sư cha sẽ luôn sống mãi trong lòng tăng thân.

Khi nhận được bức thư pháp của Sư Ông vào lúc gần trưa, con đã cười qua nước mắt. Đẹp làm sao khi nhìn những dòng thư pháp như đang tươi cười nhảy múa! Đẹp làm sao nét mực của Sư Ông, thật nhẹ nhưng thật hùng, chứa đầy sức sống và tình thương của một người thầy dành cho đệ tử: dòng máu của người cha tâm linh đang luân lưu mạnh mẽ trong huyết quản của người con. Nhìn bức thư pháp, con thấy rõ rằng: nụ cười của sư cha sẽ không bao giờ chết.

Con đang cười nụ cười của sư cha đó!

Sư con Mai Nghiêm.

 

Xem thêm một số hình ảnh về thầy Pháp Ý:

Thầy Pháp Ý làm pizza đãi đại chúng

Thầy Pháp Ý trong Khóa tu WakeUp ở Israel, 7-9/03/2013

Lễ tự tứ kết thúc khóa an cư kiết đông 2013 – 2014

Sáng ngày 13/02/2014, lễ Tự tứ kết thúc khóa an cư kết đông 2013 – 2014 của Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra tại thiền đường Nước Tĩnh, chùa Pháp Vân, Xóm Thượng. Đây là một ngày vui lớn của cả Tăng đoàn.

Trong mùa an cư năm nay, tại đạo tràng Mai Thôn có 199 vị xuất sĩ và 45 vị cư sĩ cùng an trú và tu tập miên mật trong 90 ngày. Có được ba tháng an cư và tu học cùng với Thầy và Tăng thân là một may mắn rất lớn, vì vậy mà tất cả đại chúng đều hết lòng thực tập, lấy việc phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm linh làm đối tượng tu tập như lời sách tấn của Thầy Làng Mai:

“Trong mùa an cư này, chúng ta phải xây dựng lại sức khỏe tâm linh cũng như sức khỏe thể chất. Chúng ta làm như vậy không chỉ là cho riêng chúng ta, mà làm cho tất cả mọi người. Tại vì nếu chúng ta không có một sức khỏe tâm linh và sức khỏe thể chất thì chúng ta không đi xa được.

Trong ba tháng này, thầy trò mình phải buông bỏ hết tất cả những cái như Internet, facebook để tập trung vào chuyện làm lại sức khỏe tâm linh và sức khỏe thể chất. Mình cần phải dồn tất cả năng lượng của mình để làm lại một sức khỏe như vậy, không tìm cách khỏa lấp những cô đơn của mình bằng cách chạy theo những tiếng gọi bên ngoài. Thành ra trong ba tháng an cư này, chúng ta sẽ lấy việc phục hồi sức khỏe của mình làm đối tượng tu tập.”

Một điểm đặc biệt của mùa an cư năm nay là đại chúng được nghe Thầy Làng Mai dạy về Duy biểu học, được tìm hiểu một cách tường tận về những ngóc ngách, đường đi lối về của tâm ý, nhờ vậy mà năng lượng và cảm hứng tu tập của đại chúng trong suốt mùa an cư này thật hùng hậu và tươi mới.

Trong lời soi sáng cho quý thầy, quý sư chú và các cận sự nam của chùa Pháp Vân, xóm Thượng và chùa Sơn Hạ, thầy Pháp Đăng chia sẻ rằng: “chưa có mùa đông nào chúng ta tu tập mạnh mẽ như năm nay. Mà cũng chưa có mùa đông nào chúng ta có nhiều tình thương cho nhau như mùa đông năm nay…Các thầy tu tập tiến bộ rất nhiều, suốt mùa đông không có khó khăn gì đáng kể mà niềm vui thì lại rất nhiều. Anh em gần gũi với nhau, có thì giờ ngồi chơi, ca hát, chơi bóng chuyền với nhau…”

Đại chúng xóm Hạ và xóm Mới cũng có một mùa an cư hạnh phúc trong tình huynh đệ, trong sự hòa hợp và nâng đỡ lẫn nhau. Các sư cô đã để hết lòng thực tập những lời Thầy dạy, nguyện nuôi dưỡng thân tâm bằng cách thực tập các pháp môn của Làng Mai mà không tìm cách chạy trốn hoặc khỏa lấp những khổ đau trong tự thân bằng những thiết bị điện tử. Trong mùa an cư năm nay, mỗi tuần đại chúng chùa Cam Lộ (xóm Hạ) và chùa Mai Hoa (xóm Trung) đều có một ngày không sử dụng máy tính, đó là ngày Chủ nhật trong tuần.

Kết thúc lễ Tự tứ, mỗi người trong đại chúng đều hân hoan đón nhận lá thư soi sáng mà đại chúng đã để vào đó tất cả tình thương với ước mong giúp cho mình chuyển hóa và có nhiều hạnh phúc trên con đường tu tập. Xin nguyện làm mới mình trong từng hơi thở chánh niệm, từng bước chân ý thức để xứng đáng là sự tiếp nối đẹp đẽ của Bụt, của Thầy và Tăng thân!

Các vị trú trì Tự tứ với Thầy Làng Mai

Thầy Làng Mai trao thư soi sáng cho các vị trú trì

Đại chúng thỉnh cầu tự tứ với các vị trú trì

Tứ chúng Làng Mai trong ngày Tự tứ

Lời chúc đầu năm của Thầy Làng Mai

 

Tôi xin chúc đại chúng một Năm Mới có nhiều tiến bộ trong sự tu tập và đạt được nhiều năng lượng an lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và đoàn thể của mình.

Tôi thấy rằng chúng ta là những người rất may mắn, tại vì chúng ta có một gia đình tâm linh, chúng ta có một tăng thân. Ngày xưa Đức Thế Tôn cũng có một tăng thân, và tăng thân của Đức Thế Tôn là sự nghiệp của Ngài. Ngài đã để hết tâm lực để xây dựng một tăng thân có thể đại diện cho Ngài và tiếp nối sự nghiệp của Ngài.

Chúng ta biết rằng tăng thân là đoàn thể của những người cùng một lý tưởng; trong tăng thân có tình huynh đệ và có hạnh phúc. Nếu mình đích thực là một tế bào trong cơ thể của tăng thân thì mỗi ngày mình đều có thể chế tác được năng lượng của niệm, định, tuệ, của bình an và hạnh phúc. Và chế tác ra như vậy là để mình tự nuôi mình, và để nuôi tất cả những thành phần khác của tăng thân.

Là một tế bào trong tăng thân là một vinh dự lớn. Nếu tế bào đó bị đẩy ra khỏi tăng thân thì đó là một sự mất mát rất lớn, cho nên nếu mình còn là một tế bào trong tăng thân thì mình có rất nhiều hạnh phúc. Có những người trong chúng ta không đủ phước cho nên đã bị cắt ly tăng thân. Không có tăng thân là một niềm đau rất lớn.

Những người trong chúng ta đang còn là những tế bào trong tăng thân, chúng ta phải thấy rằng chúng ta còn hạnh phúc, tại vì trong Tăng thân có Phật thân. Nếu mình là một tế bào trong tăng thân thì đồng thời mình cũng là một tế bào trong Phật thân. Vinh dự biết bao nhiêu khi được là một tế bào trong hình hài của Bụt, để nối tiếp sự nghiệp của Đức Thế Tôn.

Ngày xưa sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn biết rõ là nếu không có tăng thân thì Ngài không làm được sự nghiệp của Ngài, cho nên ngay sau khi thành đạo, Ngài đã đi tìm những người cùng chí hướng để thành lập tăng thân. Và tăng thân của Ngài rất hùng hậu. Chúng ta biết rằng mỗi người trong chúng ta đều có một ước mơ. Và ước mơ đó không thể nào thực hiện được nếu không có tăng thân.

Tăng thân là một hình hài trong đó có nhiều tế bào, và tất cả tế bào đó đều cùng chung một lý tưởng, một ước mơ. Ước mơ đó là làm thế nào để cho cuộc đời này bớt khổ và có hạnh phúc thêm. Ước mơ đơn giản nhưng rất sâu sắc. Và chúng ta biết rằng dù có tài ba cách mấy mà không có tăng thân thì chúng ta cũng không thể nào thực hiện được ước mơ đó. Còn ở trong tăng thân như một tế bào của tăng thân, chúng ta đồng thời là một tế bào trong Phật thân và chúng ta đang tiếp nối sự nghiệp của Đức Thế Tôn. Chỉ cần nhắc nhở mình chuyện đó thôi, chúng ta đã tràn đầy hạnh phúc rồi. Chúng ta không cần đi kiếm một hạnh phúc nào khác nữa.

Trong tăng thân chúng ta đã có những người chứng được quả gọi là “đã về đã tới”, nghĩa là cảm thấy hạnh phúc khi sống trong tăng thân, không muốn đi tìm điều gì nữa, thấy mình mỗi ngày đang cùng với Tăng thân thực hiện được chí nguyện độ đời giúp người. Chúng ta tổ chức những ngày tu, những khóa tu, giúp cho người lớn, trẻ em, những người thuộc các tôn giáo khác có thể chuyển hóa để có thể hòa giải được với nhau. Đó là chuyện chúng ta được làm mỗi ngày.

Chúng ta thấy kết quả của sự tu học cũng như công trình phụng sự của chúng ta đang xảy ra mỗi ngày và cái đó nuôi dưỡng chúng ta. Vì thấy được điều đó cho nên chúng ta cảm thấy thoải mái trong Tăng thân, cảm thấy mình rất bình an ở trong Tăng thân và không muốn đi đâu nữa. Chúng ta chứng được quả mà Làng Mai gọi là “đã về đã tới”, không cần đi đâu nữa hết, không cần mong ước gì nữa vì những mong ước của mình đang từ từ được thực hiện mỗi ngày.

Thành ra hôm nay là ngày Tết, điều quan trọng nhất mà mình cần nhắc nhau là: chúng ta đang có rất nhiều may mắn; mỗi ngày chúng ta đang chế tác thêm bình an, hạnh phúc, tình huynh đệ, niệm, định và tuệ; và nhờ sự có mặt của Tăng thân mà chúng ta tiếp nối được sự nghiệp của Đức Thế Tôn. Thầy xin kính chúc tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia, suốt năm nay nên nhớ tới điều đó và chứng được quả “đã về đã tới” – điều này không khó mấy, nếu chứng được quả đó thì có hạnh phúc liền lập tức và mình có thể duy trì được hạnh phúc đó trong suốt cả năm. Nên nhớ cuộc đời vô thường.

Chúng ta biết rằng nhu yếu tu học trên thế giới rất lớn, mà Tăng đoàn của chúng ta – những người xuất gia và tại gia làm công việc tổ chức tu học – vẫn còn thiếu người. Chúng ta cần hàng ngàn vị giáo thọ nữa, cả xuất gia và tại gia, để có thể thỏa mãn nhu yếu tu học rất lớn trên thế giới. Do đó Thầy xin chúc quý vị một năm mới có thêm nhiều sư em, nhiều giáo thọ cư sĩ để chúng ta có thể thỏa mãn nhiều hơn nhu yếu tu học trên thế giới.

Chúng ta nên nhớ rằng: nếu chúng ta có tình huynh đệ, nếu chúng ta có hạnh phúc trong đời sống hàng ngày thì thế nào lý tưởng của chúng ta cũng sẽ được thành tựu viên mãn.



Câu đối Tết năm 2014

Thư pháp mới để in ra ăn Tết
Đây là những câu mà quý vị thân hữu có thể phóng lớn in trên giấy hồng điều để dán lên ăn Tết:

Tải về câu đối 2014 – Tết Giáp Ngọ

(dạng pdf gồm tiếng Anh, Pháp, Việt)

Năm mới ta cũng mới Người vui cảnh sẽ vuiNĂM MỚI TA CŨNG MỚI – NGƯỜI VUI CẢNH SẼ VUI
NEW YEAR NEW ME – JOY WITHIN JOY ALL AROUND

Câu này Thầy lấy cảm hứng từ Truyện Kiều. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nói ngược lại thì người vui, thế nào cảnh cũng vui. Cho nên ta đừng lo về thế giới, về hoàn cảnh. Làm sao mà trong lòng mình có niềm vui, có hạnh phúc thì tự nhiên sẽ thấy hoàn cảnh sáng lên, không còn đen tối như trước nữa. Tất cả đều do tâm mà thôi.

Mình phải thực tập làm mới thân và tâm để trong lòng có niềm vui. Khi mình vui thì gia đình và xã hội cũng được hưởng. Gia đình sẽ vui hơn, xã hội sẽ vui hơn. Đó là sự thực tập cho Năm Mới.

Thầy cũng viết tặng cho các vị thân hữu lớn tuổi hai câu thơ:

“Con trân quý những tháng năm còn lại
Hạnh phúc cười trên nẻo đường con đi”

Mình là những bậc cha mẹ, mình đã lớn tuổi rồi. Trong thời niên thiếu, mình đã lãng phí tuổi trẻ, đã chạy theo những ảo ảnh của hạnh phúc. Giờ đây mình phải tỉnh dậy và phải thay đổi cách sống. Mình sống như thế nào để mỗi giây phút của sự sống trở nên sâu sắc, có hỷ, có lạc và có bình an.

Buổi sáng thức dậy, mình đọc bài kệ “Thức dậy miệng mỉm cười / Hai bốn giờ tinh khôi / Xin nguyện sống trọn vẹn / Mắt thương nhìn cuộc đời” để nhắc cho mình nhớ: mình còn ngày hôm nay để sống, đừng để phí 24 giờ bằng những tư duy, những câu nói và những hành động không ích lợi.

Mình phải đi như thế nào để có hạnh phúc. Mình phải thở như thế nào để có hạnh phúc. Mình phải ngồi như thế nào để có hạnh phúc. Mình phải ăn cơm như thế nào để có bình an và hạnh phúc. Mình phải rửa bát như thế nào để trong khi rửa bát có bình an và hạnh phúc. Mình phải chải răng như thế nào để trong khi chải răng cũng có được niềm vui. Đó là sự thực tập rất cụ thể của mình.

 

 

 

” Tuy đây không phải là hai câu đối mà chỉ là hai câu thơ nhưng quý vị có thể dán lên để trong năm mới mình biết trân quý những tháng ngày, những giây phút còn lại của cuộc đời mình. Mình phải sống như thế nào để mỗi giây phút trở thành một huyền thoại cho con cháu.”

Con trân quý những tháng năm còn lạiHạnh phúc cười trên nẻo đường con đi

Hai câu thơ này lấy từ bốn câu mà Thầy thường sử dụng khi đi bộ xuống Sơn Hạ mỗi ngày. Nếu muốn, quý vị có thể thực tập cùng Thầy. Khi đi xuống dốc hay đi ngang không leo dốc, thường thường khi thở vào, mình bước 3 bước, khi thở ra mình bước 5 bước. Thầy thở theo bài kệ sau:

Con đang bước / những bước chân huyền thoại
Con đang thở / những hơi thở truyền kỳ
Con đang sống / những phút giây kỳ diệu
Hạnh phúc cười / trên nẻo đường con đi.

Con đang bước những bước chân huyền thoại

Đây là một trong những bài kệ mà Thầy thường dùng trong khi đi thiền hành. Có nhiều bài lắm. Mình tha hồ làm ra bài gì cũng được, miễn là trong khi đi mình có bình an, có hạnh phúc. Nếu mỗi bước chân của mình có hạnh phúc thì cha mẹ, tổ tiên trong mình cũng có hạnh phúc. Rõ ràng là như vậy. Và mình là một đứa con có hiếu.

Mình cũng đi cho con cháu của mình. Nếu mình có hạnh phúc thì con cháu được nhờ. Nếu mình có khổ đau thì con cháu mình lãnh đủ. Do đó, mình đi cho cha mẹ, cho con cháu của mình. Bàn chân này không phải của riêng mình, mà là của cha, của mẹ, của tổ tiên và của con cháu mình nữa. Mình đi cho tất cả. Mình đi không phải như một cái ngã, mà mình đi cho cả một dòng họ, một tăng đoàn, một tập thể.

Mỗi ngày mình đều phải đi hết. Thay vì đi như bị ma đuổi thì mình đi như một vị Bụt, và mình là một sự tiếp nối xứng đáng của Bụt. Mình đừng mặc cảm. Khi mình đi một bước có chánh niệm, có bình an, có hạnh phúc thì trong khi đi, mình là một sự tiếp nối của Bụt, của Thầy. Không nên mặc cảm.

Nếu mình đi được như vậy thì mình là một tế bào xứng đáng của Tăng thân, mình đang nuôi Tăng thân bằng từng hơi thở truyền kỳ, bằng từng bước chân huyền thoại. Tăng thân là một cơ thể trong đó có những tế bào, và mình là một trong những tế bào tốt của Tăng thân. Mình nuôi Tăng thân của mình bằng hơi thở và bước chân hạnh phúc. Chuyện này không khó, nếu muốn thì mình sẽ làm được thôi.

Mỗi tế bào trong cơ thể mình cũng vậy, nó có sự sống riêng. Nó biết thở, biết nuôi dưỡng chính mình, biết tiếp thu những chất liệu bổ dưỡng để nuôi nó và biết thải ra những chất cặn thừa. Nếu những tế bào đó làm việc tốt thì không bao giờ hình hài mình bị ung thư hết. Nó nuôi dưỡng chính nó và nuôi dưỡng cả hình hài.

Cũng vậy, mình là một người trong Tăng thân, nếu mình biết thở, biết đi, nếu mình có bình an, có hỷ, có lạc thì không những mình tự nuôi mình bằng những cái đó mà mình còn nuôi cả Tăng thân. Mình là một tế bào của Tăng thân. Mà Tăng thân là gì? Tăng thân là sự tiếp nối của Phật thân. Nếu mình có thể làm một tế bào của Tăng thân thì mình cũng đồng thời là một tế bào của Phật thân. Ta không nên có mặc cảm. Chúng ta đi tìm Bụt ở đâu nữa?

Mình học 10 năm về Phật pháp, tốt nghiệp cao đẳng Phật giáo mà bước chân không chế tác được hỷ lạc, hơi thở không có hỷ lạc và bình an thì cũng vô ích thôi. Nhưng nếu làm được thì mình là một tế bào xứng đáng của Tăng thân, mình là một tế bào xứng đáng của Phật thân, và mình tiếp nối được sự nghiệp của Bụt. Điều này không khó như mình tưởng. Chỉ nhìn mình đi thôi là người khác phát khởi niềm tin rồi.

Xin chúc các vị thân hữu của trang nhà Làng Mai một năm mới 2014 (Giáp Ngọ) nhiều hạnh phúc.

Thầy Làng Mai

cau doi 2014 anh phap banner

 

Chương trình đón Tết Giáp Ngọ tại Làng Mai


Để sống với những nét đẹp văn hóa cổ truyền của đất nước và cũng để thắp sáng truyền thống vui xuân với không khí ấm cúng của đại gia đình Việt tự ngàn xưa, Tăng thân Làng Mai xin mời các thân hữu gần xa cùng về xum họp tại Làng Mai từ ngày 29 tháng chạp cho đến ngày mùng 4 tháng giêng để cùng vui Xuân.

Ngày đầu xuân Mồng Một, sau lễ chúc thọ Sư Ông Làng Mai là phần Bói Kiều đầu Xuân. Bói Kiều là tham khảo ý kiến cụ Nguyễn Du, ni sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp về tình trạng hiện tại của mình và để biết tu tập tiếp xử cách nào cho có hạnh phúc và thành công trong năm tới. ‘Thác là thể phách, còn là tinh anh’, tuy hình hài cụ Tiên Điền không còn, nhưng tinh anh của thi hào vẫn còn mãi mãi trong ta, chung quanh ta và trong sức sống của dân tộc.

Đặc biệt hơn nữa quý vị sẽ được viếng thăm phòng của quý thầy quý sư cô (chỉ được thăm trong ngày Tết thôi!) Các vị sẽ đón chúng ta với nụ cười, bánh mứt, hạt dưa và những câu chuyện vui đầu Xuân sẽ nuôi dưỡng niềm vui của chúng ta.

Ngày 23 tháng chạp năm Quý Tỵ  (nhằm ngày thứ năm 23/01/2014):

Ngày Quán niệm tại Xóm Thượng, sau pháp thoại đại chúng tập họp trước thiền đường Nước Tĩnh để làm lễ dựng Nêu. Sau đó đi thiền hành vào nhà ăn để cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét, đi chợ hoa (do đại chúng tổ chức). Tối thứ năm thức suốt đêm để nấu và chờ bánh chín với nhiều chương trình văn nghệ bỏ túi bên lò lửa ngoài trời, cùng ca hát, ngâm thơ, v.v.

Lễ dựng Nêu ngày Tết

Chương trình đón giao thừa tại Xóm Mới ngày 30 tháng chạp năm Quý Tỵ (nhằm thứ Năm, 30/01/2014)

14:45
Sư Ông Làng Mai  bình thơ trực tuyến, các bạn có thể ngồi nhà mà vẫn có thể thấy và nghe Sư Ông bình giảng thơ.

17:30
Ngồi thiền 30’ trước khi làm lễ đón giao thừa

18:00

  • Lễ đón giao thừa
  • Chuông trống Bát Nhã
  • Đọc lời phát nguyện đầu năm
  • Ăn tối picnic
  • Văn nghệ

     

    Mùng một Tết (nhằm ngày 31/01/2014) – Xóm Thượng

    9:30 Tập họp tại thiền đường Nước Tĩnh.

    • Ngồi thiền
    • Đốt pháo múa lân chúc thọ Sư Ông
    • Các vị trụ trì của mỗi xóm dâng lời chúc thọ, hoa quả và quà lên Sư Ông.
    • Quý thầy và sư cô lạy nhau năm mới
    • Bói Kiều với Sư Ông
    • Ăn trưa
    • Thăm phòng.
    • Ăn chiều.
    • Đại chúng tiếp tục thăm phòng.
    • Pháo hoa

     

    Mùng hai Tết (nhằm ngày 01/02/2014) – Xóm Hạ

      10:00 Tập họp tại thiền đường Hội Ngàn Sao để bói Kiều với Sư Ông

      • Ăn trưa.
      • Thăm phòng.
      • Ăn chiều.
      • Đại chúng tiếp tục thăm phòng.

       

      Mùng ba Tết (nhằm ngày 02/02/2014) – xóm Mới

        10:00 Tập họp tại thiền đường Trăng Rằm để bói Kiều với Sư Ông

        • Hội chợ ẩm thực đầu Xuân (với các đặc sản như chè sương sa hột lựu, bánh cuốn nóng, gỏi bốn mùa, đậu hủ đường…)
        • Thăm phòng.
        • Ăn chiều.
        • Đại chúng tiếp tục thăm phòng.

           

          Mùng bốn Tết (nhằm ngày 03/02/2014) – Sơn Hạ

            10:00 Tập họp tại thiền đường Thánh Mẫu Maya để bói Kiều với Sư Ông

            • Ăn trưa.
            • Thăm phòng.
            • Ăn chiều. Quý thầy có tổ chức các trò chơi dân gian vui xuân.
            • Đại chúng tiếp tục thăm phòng.

             

            Trên đây là chương trình những ngày vui Xuân tại Làng Mai. Kính chúc quý thân hữu xa gần năm mới có nhiều bình an, thảnh thơi và tràn đầy hạnh phúc.

             

            Thân kính,
            Tăng thân Làng Mai

            Sưu tầm những câu đối của Sư ông Làng Mai

            Kính thưa quý thầy quý sư cô và các thân hữu,

            cau doi mua hoa thuy tienBan Biên Tập Làng Mai xin giới thiệu đến quý thầy quý sư cô và các thân hữu những câu đối của Sư Ông Làng Mai được sưu tầm qua năm tháng. Những câu đối này được dùng treo trong các thiền đường, Phật đường và tổ đường của các trung tâm tu học Làng Mai cũng như các chùa và tu viện khác. Hơn 50 năm qua, Sư Ông Làng Mai đã viết rất nhiều câu đối, nhưng rất tiết là BBT chỉ mới có thể tập họp được lại bấy nhiêu. Nếu quý thầy quý sư cô và các thân hữu nào có cơ duyên biết thêm những câu đối khác do Sư Ông Làng Mai viết mà không có trong danh sách này, thì xin hoan hỉ liên lạc cho BBT Làng Mai biết (banbientap@langmai.org). Chúng con xin chân thành tri ân.

            Tinh chuyên soi tỏ sao trên biển
            Hào hùng vươn tới sóng chân trời

             

            Trúc tím hoa vàng mắt chánh niệm truyền trao càng ngắm càng nhìn càng hiểu rõ
            Thông reo chim hót tai chân tâm tiếp thọ biết nghe biết lắng biết thương sâu

             

            Một lá ngô đồng rơi người vẫn cùng ta leo đồi thế kỷ
            Ngàn hoa thuỷ tiên hé đất cứ theo trời hát khúc vô sinh

             

            Qua vườn trúc thôn trên xuống Pháp Thân Tạng hội Thuỷ tiên ngàn tiên hé cánh
            Băng đồi Mai xóm dưới qua Tham Vấn Đường ngày thả cá đàn cá tung tăng

             

            Nhìn trúc mộc lên xanh nghe hải triều lên mấy độ
            Thấy mai lan nở rộ nguyện phát túc về siêu phương

             

            Tai nạn xưa trút sạch chín xóm rong chơi nghe hải triều sớm tối
            Cơ duyên nay dồi dào một nhà xum họp ngắm mây lồng trước sau

             

            Trúc quân tử dù thẳng nhưng mềm mại
            Mai thanh tao tuy gầy vẫn kiên cường

             

            Nước bích lắng trong ngàn sông có nước ngàn sông trăng hiện
            Non nham tú lệ mỗi lần nhìn lại mỗi lần mới tinh

             

            Trên đài sen trắng Như Lai hiện
            Giữa rừng trúc tím Quán Âm ngồi

             

            Suối tuôn róc rách dòng Cam Lộ
            Dương reo vi vút Hội Ngàn Sao

             

            Tịnh độ nơi đây thích ý rong chơi người chẳng tìm cầu chi nữa
            Bản môn bây giờ phỉ lòng an trú ta há theo đuổi gì thêm

             

            Hộ trì sáu căn đi đứng nằm ngồi tâm chánh niệm
            Trau dồi ba học vào ra cười nói tướng đoan nghiêm

             

            Đầu non trăng chiếu tâm vững chãi
            Góc biển mây lồng ý thảnh thơi

             

            Giọt nước thành dòng sông thanh thản người về chơi biển lớn
            Bước chân nên cõi tịnh thảnh thơi ta lên dạo đồi cao

             

            Hoa giác ngộ nở khắp trong thiền lâm
            Mưa diệu pháp thấm nhuần nơi học địa

             

            Sinh hoạt năm 2014

            Ấm áp những tấm lòng

            Làng Mai, tháng 12 năm 2015

            Thưa các bạn thân quý,

            Từ khi 14 tuổi đến nay, đã qua 63 năm mà trái tim tôi vẫn tiếp tục mềm ra khi nghĩ có thể đem được chút xíu niềm vui cho các cháu thiếu ăn. Từ cái ngày một mình vào Xóm Nghèo sau rạp hát Quốc Thanh Sài Gòn năm 1952, chuyện trò với các cô bác sống trên nghĩa địa, con cái nheo nhóc, chở từng bác đi bệnh viện trên yên sau xe Velo Solex hay đưa từng chú đi mua thùng cách nhiệt để bán kem, rồi về nhà Chân Không cùng các bạn đi xin từng nắm gạo hàng xóm, đong thành mỗi bao 15 ký, phát cho những cháu nào chịu đi học. Chỉ vào dịp Tết hay Phật Đản mới có thể mời các cháu đánh giày vào tiệm ăn đàng hoàng như tiệm mì đường Nguyễn Tri Phương (trước 1952 còn mang tên Lacase). Ôi hương vị món mì xào cô bé 14 tuổi ngày xưa đã đãi trẻ em đánh giày được một bữa no nê!

            Ngày nay chương trình Hiểu và Thương đã giúp được cơm trưa no nê cho hơn 9.000 cháu liên tục trong vòng 15 năm, lại còn hỗ trợ lương và tạo điều kiện tu nghiệp cho 250 giáo viên, bảo mẫu. Tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Thuận, Đồng Nai, số các vị khuyết tật và bô lão cô đơn được chương trình tài trợ đều đặn hàng tháng gần 1.000 người, số các cháu học sinh, sinh viên nghèo nhận học bổng mỗi ba tháng hơn 600 người.

            Mỗi năm vào dịp Tết, Phật Đản, Rằm Tháng Bảy và Tết Trung Thu, chương trình Hiểu và Thương không bao giờ quên đi phát quà đỡ ngặt cho nhiều gia đình quá thiếu kém, từ Đồng Tháp, Mộc Hoá, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Thuận, đến Tuy Hòa, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Tri và gần đây là đồng bào bị lụt lội ở Quảng Ninh. Mỗi phần quà bên cạnh giá trị vật chất từ 300.000 tới 500.000 VND (tương đương từ 10 tới 25 USD), còn kèm theo chút lời nhắc nhở thực tập Hiểu và Thương. Một ít lòng như thế chứ không biết sao cho đủ để đùm bọc những người trong cảnh khổ.

            Chăm lo lúc ngặt nghèo, nhưng rồi còn gầy dựng cho đồng bào thêm điều kiện tự lực cánh sinh. Trong đó chương trình Hiểu và Thương đã xây 17 chiếc cầu tại các làng quê hẻo lánh cho trẻ em đi học dễ dàng, các bác nông dân tiện đường chở rau củ ra chợ bán, cũng như đã đào được gần 339 giếng tưới hoa màu để bà con làm rẫy có thêm thu hoạch vào mùa khô và đã cất 210 ngôi nhà tình thương cho các gia đình nghèo khó, neo đơn,…


            Bao nhiêu việc làm được như thế cũng nhờ may mắn có các bạn từ khắp nơi đã đưa ra cả ngàn cánh tay từ bi cứu giúp người khốn khó. Các dự án xã hội của chương trình Hiểu và Thương chỉ có thể tiếp tục thực hiện là do các bạn không quên đóng góp cho các tổ chức đại diện tại các nước như Thich Nhat Hanh Foundation tại Hoa Kỳ (Hungry Children Project of Plum Village), Làng Mai tại Pháp, Maitreya-Fonds tại Đức, cũng như các Tăng Thân Hòa Lan, Tăng Thân Ý, Tăng Thân Tây Ban Nha, Tăng Thân Thụy Sĩ,…

            Nhân ngày cuối năm, chúng tôi xin kính gửi đến các bạn lời cầu nguyện an lành dưới ánh hào quang từ bi của Bồ Tát Quan Âm, để bạn và quý quyến có được một năm 2016 đầy bình an và nhiều sức khoẻ.

            Kính mến và tri ân,

            Sư cô Chân Không

             


             

            Plum Village
            13 Martineau
            33580 Dieulivol
            France

             

            Dear Friends,

            Sixty three years have passed since I was fourteen years old, but my heart is still warmed whenever I see that I can do something – however small – to alleviate the suffering of children who do not have enough to eat.

            I remember that very first day when I went alone to the slum behind the Quoc Thanh theatre in Saigon, and began talking to the people who were living in the old french cemetery, using the floor of each tumb as a concrete floor for their “house”. It was 1952 and I was fourteen years old. I saw roofs made with scraps of nylon tarp, and in the rain it would also rain inside! I heard children scream and cry, parents shouting to calm them as their house ”roof” was leaking. I brought one person, very sick with disease, to the hospital on my velosolex (my tiny teenager motorbike!), and I took some to the wholesale market to buy equipment so they could each become a street vendor of ice cream or sweet delicacies, and I “loaned” them some money to start their little business.

            Back at home, I persuaded my young sister and one classmate to come with me and go knocking the door of our neighbors to request that everyday they put one handful of uncooked rice aside for my friends the hungry children in the Quoc Thanh slum. At the end of the week we would come round to each house to pick up the rice. We put all our tiny bags of uncooked rice into a few 15kg bags, and then gave them to families in the slum who agreed to let their children go to school (I helped them get registered).

            From time to time, and especially after a special occasion like Wesak (Buddha’s Birthday), I would also use my own pocket money to take out a dozen young shoe-shiner children to come and eat noodles with me and my young sister Thanh at a restaurant on Lacaze Street (nowadays known as Nguyen Tri Phuong street). We were their new “sisters” and they gave us the funny nicknames Chi Tu and Chi Muoi. Oh, how sweet these evening partis at the Tri Phuong noodle restaurants would be! For sure, like us, the little shoe-shine boys would never forget it.

            In the last fifteen years our “Understanding and Love Program” in Vietnam has offered a good, wholesome lunch to more than 9000 children in the provinces of Quang Tri, Thừa Thiên, Khánh Hoà, Bình Thuận Lâm Đồng, Đồng Nai and Đồng Tháp. This one simple, healthy meal each day helps them fill their empty belly at school so they can continue to stay there for their afternoon class.

            It is thanks to you, our dear friends in France, Germany, Holland, Italy, Spain, UK and USA, that we can do this. It is thanks to you that we can not only help provide lunch for these hungry young children, but we have also trained 250 maternity school teachers, whose qualifications are now recognised by the Minstry of Education. It is also thanks to you that in these provinces, we have been able to help one thousand people in need, both elderly members of the community who are isolated and poor, or those who are disabled. We have also been able to provide over 600 scholarships to young children who left our maternity classes, so they could continue their education and go on to elementary schools, secondary schools and colleges.

            Although the destitute poor families are countless, we focus our energy so that four times every year, on the occasion of the Vietnamese Lunar New Year, (Tet) the Buddha’s Birthday, (Wesak), the end of the monastics’ Winter Rains Retreat (Paravana Ceremony), and the occasion of the Autumn Harvest Full Moon, to offer gifts to the most destitute families.

            We offer support to the provinces of: Quang Tri, Thừa Thiên, Khánh Hoà, Bình Thuận Lâm Đồng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Mộc Hóa, Bến Tre, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam and Quảng Ninh. We try to offer each family one gift – a 20kg sack of rice, plus noodles, oil, a little gift of 200 000 dong= 10 US dollars. Together with the gift we offer them a card, reminding them to try to listen deeper so that they can better understand and love the people around them. That’s the minimum we try to do, and it is really just a token of our care and concern. It is thanks to your loving support that we have been able to achieve all these little miracles.

            At the same time, the Understanding and Love Program has also completed  projects to help people to help themselves. For example we have provided resources to help dig 417 wells. These deep wells help irrigate crops during the 6 to 8 months each year without rain, and thus help bring income for those in these drying districts.

            We have also helped build 17 bridges. Some of these bridges help connect four or five villages to a road that goes to the nearest big market, allowing poor humble farmers to bring their vegetables to sell in the market for a good price. Others are small, simple bridges which cross a creek.

            A simple bridge like that can help children continue to go to school, even during the rains, and not be swept away and drowned by the surging water. In projects like this, we invite the parents of the children to contribute partly, their work or the materials, and we offer the rest to help construct the bridges safely. We have also helped build over 200 decent houses for very destitute families, who have many children and have nowhere safe to shelter during the rains.

            We have been able to realise all these humble works  thanks to you all from various corners of the world who have  generously reached out your helping hands. Some of you have sent donations directly to us at Plum Village; others have gathered as a group in your own country – like Maitreya Fonds of Germany, like Leven in Aandacht in Holland, Pace Essere in Italy, the Thich Nhat Hanh UK Action Fund and the ANANDA Foundation of Spain. Yet others have got together as sanghas and contributed directly to the Thich Nhat Hanh Foundation in the US. We are especially grateful to donors, like our Anathapindhika John Hussman, who have contributed to our Understanding and Love Program every year a very generous donation at times of urgent appeals for help.

            As the year draws to a close, we would like to offer you our deep thanks for your wonderful presence, and for your generous help in reaching out to those who are destitute in Vietnam. May the energy of Compassion of the Bodhisattva Avalokiteshvara radiate light, peace, joy and good health for yourself, your family and your beloved ones during the holiday season and beyond. May the year 2016 bring you peace, joy and great health.

            With gratitude and love,

            Sư cô Chân Không

            Lễ xuất gia Cây Đan Mộc (Red Wood)

            Tin vui vừa mới đến! Khu vườn tăng thân vừa có thêm 19 thành viên mới – 19 cây Đan Mộc xanh tươi. Đây là niềm vui lớn của tứ chúng Làng Mai trong mùa an cư ấm áp này.

            Lễ xuất gia tại Làng Mai (Pháp)

            Lễ xuất gia tại trung tâm Làng Mai Thái Lan

            Một tâm mà động mười phương

            Sáng ngày 1.12, tứ chúng Làng Mai đã vân tập về thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng để yểm trợ cho lễ xuất gia của 19 em trong gia đình Cây Đan Mộc – trong đó 10 em được xuất gia ở Làng Mai và 9 em được xuất gia tại Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan. Lễ xuất gia được truyền trực tuyến.

            Thiền đường trong buổi sớm mai hôm ấy bỗng trở nên vàng rực bởi màu y của quý thầy, quý sư cô. Buổi lễ được bắt đầu bằng niệm Bụt và tụng Tâm kinh Tuệ giác qua bờ, tạo nên một nguồn năng lượng tâm linh thật hùng hậu để yểm trợ cho các giới tử trước giờ phút xuống tóc.

            Giây phút ấy sao mà linh thiêng! Hình ảnh các giới tử đến từ nhiều quốc gia (Italy, Hà Lan, Đức, Ireland, Indonesia, Pháp và Việt Nam) với gương mặt sáng ngời quỳ xuống tiếp nhận giới pháp đã đánh động tất cả mọi người có mặt trong buổi lễ. Cha mẹ và người thân của các em đã khóc vì xúc động.

            Sáng nay cạo sạch mái tóc
            Mở thêm rộng lớn con đường
            Phiền não vô biên nguyện đoạn

            Một tâm mà động mười phương.

            Xin nguyện làm dòng sông

            Mặc dù Thầy không trực tiếp có mặt trong buổi lễ xuất gia, nhưng năng lượng và tình thương lớn của Người vẫn tỏa chiếu trong từng ánh mắt, nụ cười của quý thầy, quý sư cô và trong gương mặt rạng rỡ của các sư em tân sadi, sadi ni. Cạo sạch mái tóc, khoác lên trên mình chiếc áo nhật bình nâu giản dị, trông các sư em sao mà đẹp, mà lành! Cái đẹp của giới thân, của tâm bồ đề dũng mãnh và tinh khôi!

            Đại chúng cũng nhớ lại lời dặn dò của Thầy trong buổi lễ xuất gia hôm nào: “khi mình xuất gia, mình phải buông bỏ hết. Mình tham dự vào Tăng đoàn và  không còn nghĩ tới một tương lai riêng của mình nữa…Khi một người con gái đi lấy chồng thì phải lấy tương lai của chồng làm tương lai của mình. Nếu hai vợ chồng muốn tát biển Đông thì phải tát chung với nhau. Vì vậy cho nên trong Tăng thân, mình không đi tìm một tương lai riêng. Mình có chung một tương lai. Và sự nghiệp của Tăng thân là sự nghiệp của mình. Đó là sự nghiệp độ sinh và làm tiếp nối dòng sinh mạng của đạo pháp.”

            Hơn ba mươi năm rồi, vườn cây Tăng thân đã được Thầy trồng đủ loại hoa trái. Giờ đây lại có thêm 19 cây Đan Mộc xanh tươi. Mỗi cây mang một cái tên rất dễ thương, chứa đựng bao tình thương và sự gửi gắm của Bụt, của Thầy và Tăng thân:

            Chân Trời Đạo Phương, Chân Trời Đạo Lực, Chân Trời Đạo Hành, Chân Trời Đạo Quang, Chân Trời Đạo Kiên, Chân Trời Đạo Tuệ, Chân Trời Đạo Sơn, Chân Trời Tiêu Giao, Chân Trời Đạo Sinh, Chân Trời Đạo Quy, Chân Trời Thiên Trúc, Chân Trời Tuệ Nhật, Chân Trời Luy Lâu, Chân Trăng Tĩnh Mặc, Chân Trăng Ban Mai, Chân Trăng Hồ Thu, Chân Trăng Thái Bình, Chân Trăng Đại Dương, và Chân Trăng Thiên Hà.

            Gia đình Cây Đan Mộc trước và sau khi xuất gia


            Tái sinh trần tạ ơn người từ bi

            Sau buổi lễ xuất gia, cả đại chúng cùng ngồi vòng tròn ăn trưa chung với nhau để chào đón các sư em mới. Không khí thật đầm ấm và vui tươi! Ngồi trong vòng tròn, các sư em Cây Đan Mộc được có cơ hội chia sẻ và nói lên lòng biết ơn của mình với Thầy, với Tăng thân cũng như với cha mẹ và người thân.

            Sư chú Trời Đạo Hành (người Hà Lan) chia sẻ:

            “Kính bạch Thầy, kính thưa tăng thân,

            Cảm ơn Thầy và tăng thân đã gieo những hạt giống Đan Mộc vào mảnh đất tốt, màu mỡ, và dựng một hàng rào bao quanh để bảo vệ cho chúng con khỏi bị các loại côn trùng hoặc chim ăn. Trong mảnh đất của Giới luật và hàng rào bảo vệ của Uy nghi, chúng con đã và sẽ tiếp tục được bảo vệ an toàn.

            Cảm ơn Thầy và tăng thân đã đem ánh nắng của tình thương để sưởi ấm cho những hạt giống Đan Mộc. Những tia nắng thương yêu đó đã thấm sâu vào lòng đất tâm và soi sáng cho chúng con.

            Cảm ơn Thầy và tăng thân đã tưới tẩm những hạt giống Đan Mộc bằng những cơn mưa của chánh pháp, tuệ giác, tình thương và sự kiên nhẫn, nhờ đó chúng con mới có thể biểu hiện như ngày hôm nay.

            Con rất hạnh phúc vì con biết rằng con đang được đi trên một con đường sáng đẹp, không những giúp ích được cho con, mà còn cho gia đình và xã hội. Con cũng rất hạnh phúc vì ba mẹ đã đến yểm trợ cho con trong ngày quan trọng này. Ba mẹ của con giờ cũng là ba mẹ của tất cả quý thầy, quý sư cô trong đại chúng.”

            Cha của sư chú Trời Đạo Hành chia sẻ:

            “Hồi còn nhỏ, Rick (bây giờ là sư chú Trời Đạo Hành) chưa biết lớn lên mình muốn làm nghề gì. Tôi thường nói với con: “Cha không quan trọng là con sẽ làm nghề gì, chỉ cần con làm theo tiếng nói của trái tim con và hạnh phúc với quyết định của mình là được. Rick đã đi theo tiếng gọi của trái tim mình và bây giờ đã trở thành một người tu. Gia đình chúng tôi rất hạnh phúc và biết ơn tăng thân đã chấp nhận cho Rick được xuất gia để có cơ hội học hỏi về chánh niệm, học cách chế tác bình an cho chính mình và giúp cho mọi người. Tôi nghĩ thế giới cần thêm nhiều tăng thân như tăng thân Làng Mai trong thời điểm khó khăn này. Chúng tôi rất hạnh phúc khi thấy Rick đã tìm được hướng đi cho cuộc đời mình và sống hạnh phúc với các anh chị em trong gia đình Đan Mộc. Chúng tôi xin chúc các sư cô, sư chú Cây Đan Mộc có nhiều niềm vui và hạnh phúc trên con đường xuất gia của mình. Chúng tôi cũng rất biết ơn quý thầy, quý sư cô Làng Mai luôn có mặt đó cho chúng tôi và cho mọi người.”

            Sư chú Trời Đạo Hành cùng gia đình huyết thống và tâm linh

            Sư chú Trời Đạo Sinh (người Pháp) chia sẻ:

            “Kính bạch Thầy, kính thưa quý thầy, quý sư cô, thưa mẹ và chị gái. Hôm nay là một ngày thật tuyệt vời đối với con! Con có thêm một gia đình mới, gia đình tâm linh. Trong buổi lễ xuất gia hôm nay, lòng con luôn hướng về Thầy. Mặc dù Thầy không có mặt trực tiếp trong buổi lễ nhưng con cảm nhận được rất rõ pháp thân của Thầy đang có mặt nơi quý thầy, quý sư cô. Con biết ơn Thầy vì đã thực hiện giấc mơ của mình, nhờ đó mà con có cơ hội được sống đúng với giấc mơ của con. Con sẽ cố gắng tu tập để có thể tiếp nối những gì mà Thầy đã trao truyền. Con cũng rất biết ơn quý thầy, quý sư cô vì tình thương, sự ôm ấp và kiên nhẫn đối với chúng con trong thời gian qua. Con cũng biết ơn gia đình xuất gia của con, con rất hạnh phúc được là một thành viên của gia đình xuất gia Cây Đan Mộc, một gia đình thật tuyệt vời! Con cũng rất biết ơn mẹ và chị gái đã có mặt để yểm trợ cho con trong ngày xuất gia này. Nhìn thấy mẹ và chị gái, con như thấy được tổ tiên cũng đang có mặt cùng với con. Con biết không phải dễ để cho mẹ chấp nhận quyết định xuất gia của con, nhưng con hy vọng mẹ sẽ thấy là mẹ không mất con mà mẹ còn có thêm bao nhiêu con trai, con gái khác. Gia đình mình bây giờ đã trở thành một đại gia đình rồi.”

            Sư chú Trời Đạo Quang (người Đức) chia sẻ:

            “Tên mới của con là Trời Đạo Quang. Không có ai cười nghĩa là con đã phát âm đúng, may quá! (cười) Nhiều năm trước, con đi khắp châu Âu và tìm đến nhiều tu viện để thực tập nhưng vẫn chưa thấy được hướng đi của mình. Một đêm con nằm mơ và trong giấc mơ đó con thấy Thầy đến bên con và nói: Con hãy đến Làng Mai! Và con đã làm theo lời Thầy trong giấc mơ đó. Sáng sớm hôm nay, trước khi có lễ xuất gia, chúng con đã được uống trà tại Cốc Ngồi yên của Thầy ở xóm Thượng.Nhớ lại giấc mơ của mình, con cảm thấy thật mầu nhiệm và hạnh phúc!”

            Khúc hát của yêu thương

            Dưới đây là bài hát Đan Mộc Ca mà sư cô Chuẩn Nghiêm thương mến gửi đến các sư em, với một ước mơ giản đơn là các em hãy cùng tay trong tay để xây dựng tăng thân, kết nối thân tình để mọi người trên khắp năm châu được sống trong hòa bình, thân ái:

            ĐAN MỘC CA

            Mình chung tay xây dựng tăng thân
            Mình chung tay kết nối thân tình
            Cho yêu thương về trên muôn lối

            Để năm châu sống trong hòa bình

            Mình cùng nhau  mang đến muôn nơi
            Nụ cười, niềm tin trong ánh mắt bạn bè
            Gieo yêu thương vào lòng nhân loại

            Để người người biết sống thương nhau

            Mình cùng nhau nuôi lớn
            Tình huynh đệ bao la
            Để ngày mai mình vẫn

            Mãi là con một nhà

            Đan Mộc ca vui hát
            Khúc hát của yêu thương
            Đan Mộc ca vui hát
            Mở rộng lớn con đường.
             

            Hình lễ xuất gia tại Tu viện Vườn Ươm, Làng Mai Thái Lan:

            9 Cây Đan Mộc được xuất gia tại Tu viện Vườn Ươm, Làng Mai Thái Lan
             
            Các sư cô Cây Đan Mộc tại Tu viện Vườn Ươm, Làng Mai Thái Lan
             
            Xem thêm: