Nhiếp Đại Thừa Luận (2) 2000-2001

Tải về dạng mp3

2000-12-1421 Tướng trạng của đối tượng nhận thứcmp3
2000-12-1722 Tướng y tha khởimp3
2000-12-2123 Chủng tử huân tậpmp3
2000-12-2824 Biến kế chấp, tam tánhmp3
2001-01-0125 Đoạn 7 chương 2mp3
2001-01-0426 Đoạn 10 chương 2mp3
2001-01-1127 Đối tượng và chủ thể nhận thứcmp3
2001-01-1428 Các biểu hiện khácmp3
2001-02-0829 Nghệ thuật sống chánh niệmmp3
2001-02-1130 Dòng sinh mạngmp3
2001-02-1531 Cởi bỏ kết sửmp3

 

Nhiếp Đại Thừa Luận (1) 1999-2000

Tải về dạng mp3

1999-11-14NDTL01-Miên mật, hiện pháp, lạc trúmp3
1999-11-28NDTL02-Đối tượng nhận thứcmp3
1999-12-02NDTL03mp3
1999-12-05NDTL04mp3
1999-12-09NDTL05mp3
1999-12-12NDTL06mp3
1999-12-16NDTL07mp3
1999-12-19NDTL08mp3
2000-01-02NDTL09mp3
2000-01-06NDTL10mp3
2000-01-09NDTL11mp3
2000-01-16NDTL12mp3
2000-01-20NDTL13mp3
2000-01-23NDTL14mp3
2000-01-27NDTL15mp3
2000-01-30NDTL16mp3
2000-02-03NDTL17mp3
2000-02-10NDTL18mp3
2000-02-13NDTL19mp3
2000-02-17NDTL20mp3

 

Công phu nở đóa sen ngàn cánh 1997-1999

Bấm ctrl-S để tải file mp3 

01    1997.11.28    Công phu tu tập mỗi ngày – mp3
02    1997.11.30    Kinh Kim Cương 1 – mp3

03    1997.12.04    Kinh Kim Cương 2 – mp3
04    1997.12.07    Kinh Kim Cương 3 – mp3
05    1997.12.11    Kinh Kim Cương 4 – mp3
06    1997.12.14    Kinh Kim Cương 5 – mp3
07    1997.12.18    Kinh Thương Yêu – mp3
08    1997.12.21    Đảnh Lễ và Quy Nguyện – mp3
09    1998.01.04    Quay về Nương tựa – mp3
10    1998.01.08    Kinh 10 Nguyện Phổ Hiền (01)- mp3
11    1998.01.08    Kinh 10 Nguyện Phổ Hiền (02)- mp3
12    1998.01.11    Kinh Diệt Trừ Phiền Giận – mp3
13    1998.01.15    Bốn Lời Quán Nguyện – mp3
14    1998.01.18    Kệ Vô Thường – mp3
15    1998.01.18    Kinh Quán Niệm Hơi Thở (1)- Kệ Vô Thường – mp3
16    1998.01.22    Kinh Quán Niệm Hơi Thở (2) – mp3
17    1998.01.25    Kinh Quán Niệm Hơi Thở (3) – mp3
18    1998.01.29    Hướng Về Kính Lạy – mp3
19    1998.02.01    Kinh Phổ Môn – mp3
20    1998.02.05    Kinh Bát Đại Nhân Giác – mp3
21    1998.02.08    Bài Tụng Hạnh Phúc – mp3
22    1998.02.12    Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (1) – mp3
23    1998.02.15    Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (2) – mp3
24    1998.02.19    Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (3) – mp3
25    1998.02.22    Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (4) – mp3
26    1998.02.25    Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (5) – mp3
27    1998.02.26    Quán chiếu vô dục – Niết bàn – mp3
28    1998.03.12    Phòng Hộ Chuyển Hóa – mp3
29    1998.03.15    Kinh Trung Đạo Nhân Duyên – mp3
30    1998.03.19    Kinh Duyên Sinh và Đại Không – mp3
31    1998.03.22    Soi Sáng Nhân Diện Tập Khí – mp3
32    1998.03.26    Kinh Soi Gương (1/3)- Tiếp Xúc Tổ Tiên – mp3
33    1998.03.29    Kinh Soi Gương (2/3) – mp3
34    1998.04.02    Kinh Soi Gương (3/3) – Tùy Hỷ Hồi Hướng – mp3
35    1998.04.05    Kinh Người Biết Sống Một Mình. Kinh BNH (1) – mp3
36    1998.04.09    Kinh Bát Nhã Hành 1 – mp3
37    1998.04.12    Kinh Bát Nhã Hành 2 – mp3
38    1998.04.16    Kinh Bát Nhã Hành 3 – mp3
39    1998.04.19    Kinh Bát Nhã Hành 4 – mp3
40    1998.04.23    Kinh Bát Nhã Hành 5 – mp3
41    1998.04.28    Kinh Pháp Ấn (Ba cánh của giải thoát) 1 – mp3
42    1998.04.30    Kinh Pháp Ấn (Ba cánh của giải thoát) 2 – mp3
43    1998.07.02    Kinh A Na Luật Đà. Ba Cái Lạy – mp3
44    1998.07.05    Ba Cái Lạy – mp3
45    1998.07.12    Chánh niệm trong từng mũi kim, từng cơn giận – mp3
1998.07.12    Chuyển Niệm – mp3
46    1998.09.06    Ba Cái Lạy (tt) – mp3
47    1998.09.13   Kinh Người Bắt Rắn 1 – mp3
48    1998.09.17    Kinh Người Bắt Rắn 2 – mp3
49    1998.10.01    Kinh A Di Đà 1 – mp3
50    1998.10.04   Kinh A Di Đà 2 – mp3
51    1998.10.08   Kinh A Di Đà 3 – mp3
52    1998.10.11     Kinh A Di Đà 4 – mp3
53    1998.10.15    Kinh A Di Đà 5 – mp3
54    1998.10.18    Kinh A Di Đà 6 – mp3
55    1998.10.22    Thiên Long Hộ Pháp – mp3
56    1998.10.25    Kinh Độ Người Hấp Hối – mp3
57    1998.11.22    Kinh Phước Đức – mp3
58    1998.11.26    Kinh Tinh Yếu Bát Nhã 1 – mp3
59    1998.11.29    Kinh Tinh Yếu Bát Nhã 2 – mp3
60    1998.12.06    Kinh Tinh Yếu Bát Nhã 3 – mp3
61    1998.12.10    Kinh Tinh Yếu Bát Nhã 4 – mp3
62    1998.12.13    Kinh Tinh Yếu Bát Nhã 5) – mp3

1998.12.17    Nghi Thức Cúng Thí Thực  (1) – mp3
1998.12.20    Nghi Thức Cúng Thí Thực  (2) – mp3

63   1999.01.03    Kinh Tuổi Trẻ Và Hạnh Phúc 1) – mp3
64    1999.01.07    Kinh Tuổi Trẻ Và Hạnh Phúc 2 – mp3
65    1999.01.10    Kinh Hải Đảo Tự Thân – mp3
66    1999.01.14    Nhân Diện Hạt Giống Sợ Hãi – mp3
67    1999.01.21    Sám Nguyện – mp3
68    1999.01.24    Bốn Phép Tùy Niệm 1 – mp3
69    1999.01.24    Bốn Phép Tùy Niệm 2 – mp3
70    1999.01.31    Bốn Phép Tùy Niệm 3 – mp3
71    1999.02.04    Nghi Thức Chúc Tán – mp3
72    1999.02.07    Ý nghĩa Chúc tán Tổ Sư – Chúc Tán – mp3
73    1999.02.14    Nghi Thức Chúc Tán Tổ Sư – Lời Khấn Bạch – mp3
74    1999.03.11    Truyền Thống Làng Mai – Miên Mật – mp3
75    1999.03.14    Nghi Thức Thọ Trai 1 mp3
76   1999.03.18    Nghi Thức Thọ Trai 2 – mp3
77    1999.04.04    Qui Sơn Cảnh Sách 1 – mp3
78    1999.04.08    Qui Sơn Cảnh Sách 2 – mp3
79    1999.0411   Qui Sơn Cảnh Sách 3 – mp3
80    1999.04.15    Qui Sơn Cảnh Sách 4 – mp3
81    1999.04.25    Qui Sơn Cảnh Sách 5 – mp3
82   1999.04.29     Qui Sơn Cảnh Sách 6 – mp3

Truyền thống sinh động 1994-1997

Đây là khóa học về tiến trình sinh động và phương cách hành trì của Thiền tập Phật giáo từ hồi Bụt còn tại thế, qua thời đạo Bụt Bộ Phái, cho đến ngày nay.

Toàn bộ khóa chia làm ba phần, trình bày ba giai đoạn nói trên của Truyền Thống Sinh Động Thiền Tập Trong Đạo Bụt:

phần 1    Nói về Thiền tập thời Nguyên Thỉ. Nội dung là những bài giảng các kinh điển chính yếu và chưa chế biến của thời Bụt còn tại thế. Thêm vào đó là những sử liệu minh chứng đạo Bụt ở nước ta hồi đó là được truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang chứ không phải từ Trung Quốc như nhiều sách sử ghi lại.

phần 2   Trình bày những Thiền phái lớn ởViệt Nam kể từ thế kỷ thứ Ba trở về sau. Nội dung gồm các phương pháp hành trì, những giáo pháp của chư tổ, cùng cách du nhập và phát triển của từng Thiền phái tại Việt Nam hồi đó.

phần 3   Dành cho những Phương pháp tu tập Làng Mai. Nội dung gồm những thực tập dựa trên giáo điển thời nguyên thỉ để cung ứng những pháp môn thiền tập Đại thừa, thích hợp với việc trị liệu và giải thoát thân, tâm của con người trong thời đại mới. Nền tảng căn bản của những phương pháp này là Hiện Pháp Lạc Trú.

Trong toàn bộ khóa học còn có kết quả của những công trình nghiên cứu, tìm kiếm gốc rễ kinh điển nguyên thỉ của đạo Bụt; những đề nghị giáo chính kinh điển truyền thừa; và những bằng chứng cho thấy ngài Tăng Hội không những là Sơ tổ thiền tông Việt Nam mà còn là Sơ tổ của thiền Tông Trung Hoa nữa.

Đề tài của bộ sách này là Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập Trong Đạo Bụt, dịch tiếng Anh là The Living Tradition of Buddhist Meditation.

Khi nói “Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập Trong Đạo Bụt“, ta hiểu rằng ngoài đạo Bụt cũng có những truyền thống thiền tập khác mà trong sách này chúng ta sẽ không nói đến. Chữ sinh động ở đây có nghĩa thiền tập này là một thực tại sống chứ không phải là một nền triết lý nằm trong sách vở để nghiên cứu. Vì vậy chủ đề này không phải là một chủ đề dành cho người nghiên cứu đứng về phương diện tri thức, mà là một chủ đề dành cho người có niềm thao thức muốn thực tập thiền.

Trong khóa này chúng ta sẽ có cơ hội thực hành những phương pháp thiền tập trong đạo Bụt, từ các phương pháp do chính Bụt chỉ dạy, cho đến những phương pháp đã được các vị Tổ sư khai triển và cống hiến cho chúng ta.

Đây là cơ hội để chúng ta có thể nhìn lại lịch sử của truyền thống thiền tập, để thấy rằng thiền tập không phải là một cái gì cứng ngắc mà là một thực tại linh động, sống, đổi thay theo thời gian và hoàn cảnh.

Thiền tập phải là một pháp môn đáp ứng được những nhu yếu, những khổ đau của con người, và chúng ta biết nhu yếu và khổ đau của con người qua các thời đại thì không giống nhau.

Nhận thức được như vậy, chúng ta thấy có bổn phận phải giữ cho truyền thống thiền tập đó sống mà đừng biến nó thành một môn học có tính cách trí thức. Khi thiền tập còn giữ được tính cách sinh động của nó, thì nó còn phục vụ được cho con người, vì nó trả lời được những câu hỏi thâm sâu nhất của con người. Đó là những câu hỏi thuộc phạm vi khổ đau và hạnh phúc.

Từ ngày đạo Bụt Đại thừa xuất hiện, thiền tập cũng có thay đổi. Ở đây chúng ta sẽ có cơ hội đề cập đến những phương pháp thiền tập của đạo Bụt Đại thừa. Trước hết ta nói đến các pháp môn ở Ấn Độ, sau đó chúng ta sẽ đi ngang qua thiền tập đã được giảng dạy và thực tập tại Trung Hoa, kế đến chúng ta đi xuống truyền thống thiền tập ở Việt Nam. Trình tự đó không có nghĩa là thiền tập ở Việt Nam là do Trung Hoa truyền xuống. Ngược lại!

Vào thế kỷ thứ ba Tây lịch, thiền sư Việt Nam Khương Tăng Hội, sau thời gian tu học và giảng dạy thiền tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu, ngài đã đi lên miền Bắc, và đã là vị tăng đầu tiên sang giảng dạy thiền tại Trung Hoa. Ngài chẳng những là Sơ Tổ Thiền Tông Việt Nam, mà còn là Sơ Tổ Thiền Tông của Trung Hoa và cả của Nhật Bản nữa.

Chúng ta sẽ bắt đầu môn thiền tập có từ hồi Bụt còn tại thế, do chính Bụt và tăng đoàn của ngài thực tập, rồi tiếp tục bằng thiền tập đã được phát triển sau khi Bụt nhập diệt.

Nói vậy có nghĩa là chúng ta sẽ phối hợp giáo lý Nguyên thủy và Đại thừa để nếu cần, thì sáng tạo thêm những thực tập thích hợp với hoàn cảnh mới, cho con người mới, tại gia cũng như xuất gia, mà ta gọi là Thiền tập tân tu.

Thầy Làng Mai

Nội dung >> tải về dưới dạng mp3

Phần 1: Thiền tập thời đạo Bụt nguyên thỉ. mp3

Phần 2: Vườn thiền Việt Nam. mp3

Phần 3: Những phương pháp tu tập tại Làng Mai. mp3

An cư kiết Đông 1993-1994 Phật Pháp căn bản- Trái tim của Bụt

Tải về dạng mp3

  1. 1993-11-21 Cách học Phật – mp3
  2. 1993-11-25 Tu học Phật, Duyên khởi – mp3
  3. 1993-11-28 Bốn sự thật – mp3
  4. 1993-12-02 Khổ và vui – mp3
  5. 1993-12-05 Chánh kiến – mp3
  6. 1993-12-09 Chánh kiến – mp3
  7. 1993-12-12 Chánh tư duy – mp3
  8. 1993-12-16 Chánh ngữ – mp3
  9. 1993-12-19 Chánh niệm, tâm hành – mp3
  10. 1993-12-23 Chánh niệm – mp3
  11. 1993-12-26 Chánh niệm – mp3
  12. 1993-12-30 Chánh niệm – mp3
  13. 1994-01-06 Đạo đế – mp3
  14. 1994-01-09 Quán chiếu về thọ, tâm hành, tưởng – mp3
  15. 1994-01-13 Quán niệm về pháp, chánh tinh tấn – mp3
  16. 1994-01-16 Chánh tinh tấn, chánh định – mp3
  17. 1994-01-20 Tam pháp ấn – mp3
  18. 1994-01-23 Ta đang làm gì, năm lễ – mp3
  19. 1994-01-27 Quán không trong năm lễ – mp3
  20. 1994-01-30 Ba cửa giải thoát – mp3
  21. 1994-02-03 Giáo lý duyên khởi – mp3
  22. 1994-02-06 Chân tâm duyên sinh – mp3
  23. 1994-02-13 Bốn tâm vô lượng – mp3
  24. 1994-02-17 Niềm tin Tam Bảo – mp3
  25. 1994-02-20 Kết thúc – mp3

Tham gia đồng hành cùng quỹ Thích Nhất Hạnh Foundation

Xin cảm ơn về sự cúng dường quý báu của quý vị nhằm đảm bảo sự liên tục của giáo lý về chánh niệm, hòa bình và lòng từ bi của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Để đóng góp hàng tháng hoặc một-lần bằng thẻ tín dụng, ngân phiếu hoặc rút tiền tự động, xin bấm vào đây.

Tài trợ hàng tháng

Quý vị và các bạn thân mến,

Trong tinh thần làm việc lâu dài của thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai, để giảm bớt khổ đau, xin mời quý vị và các bạn tham gia vào một nhóm đặc biệt mang tên: “Thich Nhat Hanh Continuation Fund”.

Quý vị trong nhóm này sẽ là những ủng hộ viên hàng tháng, và chúng tôi tin rằng sự cúng dường của quý vị sẽ trở thành một tài khoản nòng cốt để hỗ trợ cho các công tác của tăng thân Làng Mai trong tương lai.

Khi trở thành một nhà tài trợ hàng tháng, quý vị sẽ giúp thực hiện được rất nhiều công việc. Quý vị sẽ giúp toàn thể cộng đồng tu sĩ tiếp cận với hàng triệu người thông qua việc chế tác hòa bình, sách, video, các khóa tu, v.v… Quý vị cũng sẽ hỗ trợ các Thầy và Sư Cô của chúng tôi tại các trung tâm thực tập như Tu Viện Lộc Uyển, Tu Viện Bích Nham và Tu Viện Mộc Lan.

Chúng tôi mời quý vị và các bạn tiếp tay với chúng tôi trong việc phổ biến những lời giảng dạy của Sư Ông và tăng đoàn Làng Mai để làm cho thế giới được tốt đẹp hơn, để xây dựng lòng từ bi và để giảm bớt khổ đau cho nhân loại. Sự cam kết của quý vị sẽ tăng cường năng lực của chúng tôi trong công tác chữa lành và chuyển hóa thế giới.

Và xin quý vị nhớ cho rằng Sư Ông cùng tất cả các Thầy và Sư cô, các Tăng Thân trên toàn thế giới và tất cả những người được hưởng lợi sẽ biết ơn sự ủng hộ và tình thương yêu của quý vị.

Nguyện cầu Bồ Tát Quán Thế Âm bảo vệ quý vị và gia đình và hướng dẫn tất cả chúng ta trên con đường tuyệt diệu của sự thức tỉnh.

Sư Cô Chân Không

Tài trợ Một-lần

Tài trợ một-lần rất được khuyến khích. Món quà của bạn là một đóng góp có giá trị đối với nguyện vọng của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh mà các Tăng thân đang tiếp tục giảng dạy như sự thực tập chánh niệm, ái ngữ, và lắng nghe sâu sắc trong các khóa tu tại các trung tâm thực tập và trên khắp thế giới.

Chương trình Hiểu và Thương ở Việt Nam

Sự đóng góp của quý vị vào chương trình Hiểu và Thương ở Việt Nam sẽ hổ trợ về mặt vật chất cũng như tâm linh cho hằng trăm cộng đồng nghèo đói nhất, rải rác khắp các vùng quê ở Việt Nam. Những vùng này chưa được mở mang, và những tiện nghi như trường học, dịch vụ xã hội, và chuơng trình cứu trợ rất cần thiết để bảo đảm một đời sống lành mạnh và hạnh phúc cho dân chúng.

Cúng Dường Di Sản

Cúng dường vào quỹ Thich Nhat Hanh Continuation and Legacy Foundation là cung cấp một di sản quan trọng cho tương lai, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và chia sẻ thực tập chánh niệm và lòng từ bi cho các thế hệ mai sau.

Thưởng thức sự sống

 

 

Sư Ông thương kính của chúng con!

Chiều nay, khi đi chầm chậm ngoài công viên gần nhà, con nhìn thấy một chiếc lá vàng theo gió nhẹ lìa cành. Chiếc lá không rơi thẳng ngay xuống đất mà chao lượn, nghiêng bên phải, ngả về bên trái rồi mới nhẹ nhàng rơi xuống mặt đường. Con thấy như là trước khi trở về với đất mẹ, chiếc lá vàng dễ thương kia vẫn còn dùng hết khả năng, sức sống của mình mà cống hiến cho vũ trụ một khúc nghê thường tuyệt mỹ, mà con là người may mắn có cơ duyên được thưởng thức… Con buột miệng kêu lên: “Sư Ông ơi! chiếc lá vàng đang múa cho Sư Ông xem nè!”

Sau đó vài giây, định tâm lại, con ý thức rằng Sư Ông hiện đang nằm trong bệnh viện tận trời Tây. Nhưng không hiểu sao, con vẫn muốn thấy chiếc lá vàng kia nếu có rơi thì phải đang rơi trên nếp cà-sa bạc mầu của một vị Thiền sư, tuy làm thơ mà không tự nhận mình là thi sĩ, tuy bôn ba cả cuộc đời mà chưa từng rời thế gian pháp, tuy uyên thâm trí tuệ mà rất giản dị, nhu hòa, luôn thanh thản đến cũng như đi…

Tối hôm qua có một người bạn thân ghé qua nhà sau một chuyến về thăm Việt Nam. Chị trao lại cho con sáu trái xoài Thanh Ca trồng trong vườn nhà ở Vĩnh Long. Loại xoài mà con mê ăn từ thuở nhỏ.

Bể dâu ngoảnh lại, chiếc lá vàng chiều nay làm con nhớ đến mấy lá xoài Thanh Ca, rồi con lại đâm ra nhớ đến bác Năm của con. Bác là con trai duy nhất được ông nội giao cho nhiệm vụ chăm lo các cồn trồng cây ăn trái như nhãn, xoài, mít, mận, ổi… Bác trở thành nhà thầu cung cấp trái cây lớn ở khu chợ Vĩnh Long chạy lên tận Sài Gòn, nổi tiếng nhất là giống xoài vườn Bác, vỏ mỏng, cơm dầy, hột nhỏ lép và nhất là mùi thơm của trái xoài vừa chín.

Ba của con là thứ bảy trong nhà, người rất ngưỡng mộ và kính nể bác Năm. Mỗi khi mùa xoài vừa chín tới, những trái xoài đầu tiên hái về được Bác trịnh trọng chưng lên bàn thờ để cúng gia tiên. Sau đó chính tay bác hạ các đĩa xoài xuống, đem ra sân rồi kêu vợ con và luôn cả những người giúp việc trong nhà ra thử món xoài đầu mùa. Ngày xưa còn nhỏ, con hay theo ba về thăm quê nên cũng được dự phần. Con vẫn còn nhớ hoài: được ngồi trên ghế của người lớn, hai chân không chấm tới đất nên phải buông thõng đong đưa. Con say sưa nhìn bác Năm vui vẻ cắt xoài mời mọi người. Con dao lá dừa của bác đưa hai đường thật nhẹ sát theo hột xoài, rạch lên thịt trái xoài vài đường ngang dọc, rồi bác nhanh nhẹn lật ngược vỏ xoài lên như trong màn xiếc… Ôi! Những múi xoài nhô cao lên như mời gọi mọi người thưởng thức. Mọi người gần như úp mặt vào miếng xoài, chỉ ăn phần đó, phần ngon nhất không có hột, thịt dày, ngọt ngào nhất… Cùng với bác Năm, mọi người đều như cảm nhận được trọn vẹn cái hạnh phúc của người biết sống vui và cùng chia sẻ với người khác. Những khuôn mặt an bình đó, con còn giữ mãi hơn 50 năm nay.

Chiều nay, nhớ đến bác Năm, con hiểu thêm về con người của bác. Tuy đầu tắt mặt tối với vườn cây nhưng bác biết ngưng làm việc, ngồi yên ăn xoài với gia đình và bạn bè. Đối với con, sự bình an và hạnh phúc của bác không nằm trong chuyện thu hoạch hay cái hộp thiếc đựng tiền của bác Năm gái, mà nó nằm trong cái tình mẫn tiệp biết chia sẻ kết quả với những người mình gần gũi, biết thế nào là phần quan trọng của cuộc đời và nắm giữ nó. Điều đó được thể hiện trong phong cách bác ấy mời bạn bè thưởng thức phần lõi ngon ngọt của trái xoài vườn mình, tận hưởng cuộc sống trong giây phút hiện tại. Có lẽ ba của con luôn trân quý và tự hào về bác Năm là vì vậy. Ngày xưa, con cứ nghĩ vì bác Năm trồng trọt thu hoạch giỏi nên ba của con mới đặc biệt yêu mến bác ấy.

Lúc trưởng thành, con cũng mải mê chạy theo tiền tài, vật chất, mải mê tìm kiếm lợi lộc bon chen, không có thì giờ cho chính bản thân mình, càng không có những giây phút chia sẻ với bạn bè những gì đã ra hoa kết trái, chạy theo những nổi trôi của cuộc đời. Con như là con thiêu thân ôm đồm công việc, quên đi việc tự tay cắt trái xoài để chia ngọt xẻ bùi với bè bạn, không biết giữ cho mình phần quan trọng, cốt lõi của đời mình.

Sau những năm tháng theo gót Sư Ông, con giật mình nhận ra là từ lâu nay con thờ ơ, không quan tâm đến thế nào là đời sống bình an, hạnh phúc và những gì con đang nắm giữ chỉ là những ảo tưởng của hạnh phúc mà thôi. Cảm giác thoải mái, đong đưa hai chân khi ăn những múi xoài đã bị đánh mất tự lúc nào!

Nhờ ngón tay chỉ đường dẫn lối của Sư Ông và quý thầy, quý sư cô Làng Mai, con ôn lại những bài học có từ kinh nghiệm ở đời của bác Năm. Con biết dành thì giờ để thưởng thức và chia sẻ những niềm vui dù nho nhỏ với gia đình, với bạn hữu, với bạn đạo trong tăng thân. Con biết lựa chọn ra những phương cách sống theo các phương pháp Sư Ông đã chỉ dạy để đời sống của con ngày càng có an lạc và có phẩm chất hơn. Cũng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu mến của chúng ta có dặn dò trong những ngày cuối đời: nên tu tập để có thể chế tác cho mình những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống hàng ngày! Đó là điều quan trọng trong đời người, ngoài ra không có gì đáng giá hơn nữa…

Nhiều người vì danh lợi đã cật lực làm việc, không có thời gian tận hưởng hay chia sẻ thành quả với những người chung quanh, không biết nắm giữ và sống với những phút giây quan trọng của cuộc đời. Trong đầu họ hầu như không có một điều gì ngoài một chữ tiền hay hình ảnh những tấm ngân phiếu. Nhưng bác Năm của con lại không hành xử như họ. Tuy không là đệ tử của Sư Ông nhưng bác Năm của con đã thấy và đã thực tập pháp môn Hiện pháp lạc trú.

Sư Ông thương kính của chúng con!

Sư Ông cứ yên tâm tịnh dưỡng để sớm hồi phục. Tăng thân Vầng Trăng Sáng chúng con vẫn đang thực tập miên mật, vẫn ý thức rõ rằng phải sống như thế nào để Thân, Khẩu và Ý luôn tạo được nghiệp lành. Cũng như cách đây hai hôm, anh chị em chúng con có ngồi lại với nhau, tụng thời kinh Cầu An, kính gửi năng lượng an lành đến cho Sư Ông. Chúng con cùng một lòng xin Đức Mẹ Quán Thế Âm nhủ lòng thương xót dùng Cành Dương và Bình Tịnh Thủy tưới lên Sư Ông giọt nước Cam Lộ mười phương để Sư Ông qua được buổi nguy tai. Chúng con cũng đã được đi “ké” với quý thầy quý sư cô ở Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu sang thăm Sư Ông vì chúng con biết, dù đi đâu quý thầy quý sư cô cũng đều mang chúng con đi theo. Là những giọt nước nho nhỏ, chúng con nguyện nhập vào dòng sông thênh thang, vững vàng của Sư Ông, luôn đem sự mát dịu làm tươi mát cuộc đời. Có phải đây là dòng Tào Khê không Sư Ông?

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

 

Tăng Thân Vầng Trăng Sáng

ngày 16.12.2014  Stuttgart – nước Đức.

Nẻo về tiếp nối đường đi

Bên nhau ta có tình huynh đệ

Khóa tu “Nẻo về tiếp nối đường đi” diễn ra ở trung tâm Làng Mai Quốc Tế Thái Lan trong tháng 9 vừa qua đã mang lại cho rất nhiều người nguồn năng lượng tâm linh. Và một niềm tin bất hoại về đạo Bụt dấn thân của dòng tu Tiếp Hiện. Có thể hình ảnh và ngôn từ khó mà diễn đạt hết những cung bậc cảm xúc mà người tham dự trải nghiệm. Thế nhưng có những tiếng nói đến từ trái tim lại có giá trị nuôi dưỡng, vượt thoát mọi ý tưởng. Đó chính là nguồn năng lượng tạo cảm hứng giúp chúng con ngồi lại bên nhau, để cùng nhau xây nên bảo tháp Tình huynh đệ. Lấy hiểu biết và thương yêu làm phẩm chất của sự tu học, hầu mong làm được những hóa thân của Thầy, của chư Tổ và chư Bụt.

Trong buổi hướng dẫn tổng quát ngày đầu tiên của khóa tu, chúng con đã ngồi thật yên, thở sâu và nhẹ như là để đặt những viên đá đầu tiên xây nền móng cho bảo tháp Tình huynh đệ. Chúng con ý thức rõ đó là giây phút hạnh phúc, cảm nhận được sự ấm áp trong vòng tay của tăng thân. Cũng khá lâu rồi đại chúng mới được nhắc lại nội dung và ý nghĩa của 2 chữ Tiếp Hiện. Rõ ràng và xúc tích, sư cô TL chậm rãi dẫn dắt chúng con đi qua từng giai đoạn của đạo Bụt. Từ khi “Dòng Tu Tiếp Hiện” có mặt đi vào cuộc đời đến lúc gặp môi trường hiện đại hóa. Đã dấn thân trong thời kỳ bom đạn ra sao? Còn hiện nay thì biểu hiện thành đạo Bụt ứng dụng cho phù hợp với nhịp sống văn minh của nhân loại.

Và như thế, dòng tu Tiếp Hiện có nhiều sự khác biệt và thay đổi theo dòng chảy của thời gian. Nhưng về bản chất thì màu áo nâu Tiếp Hiện vẫn luôn là một nguồn cảm hứng tượng trưng cho sự khiêm cung và sức mạnh thầm lặng. Sức mạnh tâm linh không ồn ào và rất trầm hùng. Điều cốt lõi vẫn là sự thực hiện – thực hiện ước mơ chí nguyện của mình để đạt đến sự tự do thảnh thơi trong tu tập cũng như trong việc phụng sự xã hội. Nếu  có sự thực tập mỗi ngày thì mình sẽ chế tác ra sự yên vui và dòng chảy đó sẽ không bao giờ tắt.

Vì có được buổi chia sẻ hướng dẫn tổng quát rất cụ thể và sâu sắc nên đại chúng đã thực tập hết lòng trong suốt những ngày còn lại của khóa tu. Không chỉ riêng gì cư sĩ mà chúng xuất sĩ hai xóm đều cùng cảm nhận nguồn năng lượng hùng hậu của khóa tu từ trong chính tự thân của mỗi người. Đại chúng thức dậy từ rất sớm và luôn có ý thức giữ gìn sự yên lặng và thanh tịnh. Từng bước chân nhẹ nhàng, thanh thoát di chuyển  về thiền đường cho thời công phu buổi sáng. Sau đó thì chúng con được hướng dẫn thiền hành trên con đường mới làm bao quanh xóm Trăng Tỏ. Nghe theo lời dạy của Thầy, con đã thực tập theo bài kệ “mỗi bước/ là phép lạ” và “mỗi bước chân/ là phép lạ, phép lạ”. Con đường thiền hành đẹp quá trong cái trong trẻo của buổi ban mai và những  bước chân thảnh thơi của đại chúng…

Các buổi pháp thoại của khóa tu được hội đồng giáo thọ chia sẻ một cách xuyên suốt, có sự gắn kết và là những lời nói xuất phát từ trái tim, từ những kinh nghiệm tu học thực tế khiến cho đại chúng cảm thấy vô cùng lợi lạc và hạnh phúc. Buổi pháp thoại ngày thứ hai, chúng con được nghe chia sẻ về sự thực tập tiếp xúc với khổ đau, chăm sóc cơn giận, sống nếp sống lành mạnh, từ bi và hiện pháp lạc trú. Sư cô TL đã chia sẻ rất chân thật chính từ những trải nghiệm trong đời tu của mình, qua những chuyến đi từ thiện cứu trợ ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Buổi pháp thoại ngày thứ ba, Thầy đã giúp chúng con nắm rõ các đặc tính và cấu trúc của 14 giới tiếp hiện. Bài giảng nói về giới nhưng nghe rất  nhẹ nhàng và tự do như chính bản chất thực sự của Giới vậy. Cảm ơn Thầy đã nhắc nhở chúng con làm sao để cất giữ những ánh sao băng, gieo hạt giống tốt về muôn lối như là thực tập pháp môn, nếm được pháp lạc, dung hòa giữa lý tưởng và thực tế, xây dựng tăng thân trên nguyên tắc hạt nhân và lục hòa…

Buổi pháp thoại ngày thứ tư thật tuyệt vời và xúc động khi chúng con được sống lại với những chuỗi ngày lịch sử qua lời giảng về cuộc đời của Thầy Làng Mai. Đại chúng chợt thấy thấm thía khi được hỏi rằng mình đã hiểu đến đâu và hiểu như thế nào về Thầy của mình. Mặc dù con đã từng nghe qua nhiều lần nhưng vẫn không sao tránh khỏi những xúc động khi nghe chia sẻ về trường TNPSXH và cái chết tự thiêu của chị Nhất Chi Mai. Bài pháp thoại cuối cùng do Ôn Thủ Tọa ban cho chúng con như những lời dặn dò chân tình thấm đượm thương yêu và hiểu biết. Có những lúc con đã hổ thẹn vì nhận thấy mình thực tập vẫn còn vụng về và yếu kém lắm. Chỉ có tình thương lớn và sự thực tập chánh niệm trong mỗi giây mỗi phút mới có thể giúp chúng con vượt thoát ra ngoài mọi kiến chấp và phân biệt để đưa đạo Bụt đi vào cuộc đời.

Con đường vui

Ngày cuối cùng của khóa tu, chúng con có cơ hội tham dự buổi vấn đáp với các thầy cô giáo thọ lớn của tu viện. Các thầy cô ngồi đó rất gần gũi và dễ thương. Không là một buổi chia sẻ kiến thức Phật học, càng không phải là sự truyền đạt những tư tưởng hay quan điểm chủ thuyết Phật giáo. Khoảnh khắc ấy là hình ảnh của một đại diện cho sự hòa hợp của tăng đoàn, những kinh nghiệm và thực chứng trong sự tu tập và cả những yếu kém thiếu sót, những lời khuyên nhủ chân tình mà chất chứa nhiều tình thương và sự hiểu biết. Có những lời nói nhẹ nhàng lắng đọng nhưng cũng có những chia sẻ rất nghiêm khắc và thẳng thắn giúp chúng con có được một cái nhìn sâu sắc và hiểu thấu đáo hơn về đạo Bụt đi vào cuộc đời cũng như hiểu rõ hơn về người THẦY của mình và con đường đi của THẦY. Con cảm thấy mình thật may mắn vì không còn là kẻ cùng tử đi lang thang vòng quanh ngoài cổng chùa nữa. Mặc dù còn yếu kém vụng về nhưng con biết con đã và đang đi trên con đường đẹp mà không cần tìm cầu hay ngó nghiêng gì nữa. Đã biết vạn vật vô thường và không có gì gọi là hoàn hảo thì sự an lạc hay cõi Niết Bàn không ở đâu xa cả.

Có lẽ khóa tu có nhiều điều thú vị, lại có buổi chia sẻ của các cô các chú tiếp hiện lớn tuổi mà cũng là những học trò đầu tiên của trường TN PSXH. Ban tổ chức gọi đó là buổi chia sẻ về dòng tu Tiếp Hiện ở Việt Nam qua từng thời kỳ. Câu chuyện của mỗi một vị đều lôi cuốn và thu hút đại chúng. Ai cũng có những lý tưởng thật đẹp và những thao thức trên con đường tâm linh và phụng sự. Ban tổ chức cũng sắp xếp một buổi cho các tăng thân khắp nơi giới thiệu làm quen và chia sẻ cho nhau nghe về sự thực tập, những thuận lợi và khó khăn cùng với những cái nhìn cái thấy cho một hướng đi đẹp hơn.

Con đã đọc được trong ánh mắt của đại chúng sự an lạc và bình an trong những ngày của khóa tu. Con cũng đã nghe được trái tim của con đập rộn ràng tiếng nói yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc. Tự dưng con thấy xung quanh mình đều là những con người rất dễ thương và đáng yêu. Và con như muốn làm mới với chính con và với tăng thân. Làm mới để con có thể giữ mãi tình thương lớn đã nuôi dưỡng và trị liệu cho con trong cuộc đời. Khóa tu đã kết thúc và chúng con đã trở về với hơi thở chánh niệm. Chúng con đã trở về với nụ cười của bao dung, của Từ, Bi, Hỷ và Xả…

Cho đến hôm nay, thương cả những người chưa dễ thương hay không dễ thương chính là sự thực tập của con mỗi ngày. Để có được tình thương lớn đó, con ý thức rõ mình cần phải thực tập thật sâu sắc, thực tập có nội dung và phẩm chất trong từng hơi thở và bước chân của mình trong đời sống hàng ngày. Và con hiểu rằng sự tiếp nhận và tiếp nối thực sự không chỉ đơn giản là thành lập nhiều tăng thân hay tổ chức nhiều khóa tu. Nó càng không chỉ là thực hiện nhiều chương trình từ thiện hay cứu trợ. Điều cốt lõi của Tiếp và Hiện chính là sự thảnh thơi và bình an trong tu tập và phụng sự xã hội. Con đã nhìn thấy được sự tiếp nối và biểu hiện của Sư Ông ở khắp mọi nơi và có ở trong con nữa.

Thương kính gửi đến Sư Ông lòng biết ơn sâu sắc

Sài Gòn, ngày 11.10.2014.

Nắng mai hồng

Hôm nay 30.08.2014 tăng thân Nắng Mai Hồng tổ chức lễ Vu Lan. Mấy hôm trước bốn anh chị em chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau trong tiệm kem. Bỗng nhiên tôi nảy ra ý định: năm nay, trong ngày Vu Lan tăng thân mình sẽ dùng hoa tươi cho mỗi người, dù còn cha mẹ hay không còn cha mẹ thì cũng nhận được một bông hoa màu hồng. Vì Thầy đã dạy đi dạy lại là “cha mẹ ta không bao giờ chết, cha mẹ vẫn sống mãi trong ta”. Đây là cơ hội để chúng ta thực tập “chạm tới cánh cửa vô sinh”. Ý kiến của tôi được mọi người tán thành, tôi lãnh nhiệm vụ mua hoa tươi.

Tăng thân Nắng Mai Hồng trong Lễ Vu Lan

Lúc đầu tôi định mua hoa cẩm chướng vì nó giữ được lâu. Nhưng đến tiệm hoa thì tôi thấy chỉ có cẩm chướng trắng và đỏ.  Lần lựa mãi tôi mua về ba bó hoa cúc màu hồng nhạt rất dễ thương. Hoa cúc vừa đẹp, vừa tươi lại vừa có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu.

Vu Lan năm nay mỗi người trong tăng thân đều được cài một bông hoa cúc màu hồng lên áo. Buỗi lễ diễn ra rất trang nghiêm và nhẹ nhàng. Một chị chia sẻ là lần đầu tiên chị tham dự một buổi lễ “Bông Hồng Cài Áo” thật là sâu sắc mà không có sụt sa sụt sịt, nước mắt ngắn nước mắt dài.

Sau đây là một đoạn văn tôi viết cho ba, mẹ và Thầy trong buổi lễ Bông Hồng Cài Áo:

Ba và mẹ tôi đều trên 80 tuổi, cái tuổi như cây đèn cầy cháy tới đoạn cuối, không biết lúc nào một ngọn gió vô thường thổi tới làm cho tắt ngấm. Mà nói gì ba mẹ, kể cả tôi cũng đã vào cái tuổi “chân trong chân ngoài” rồi còn gì.

Thường thì tới ngày Vu Lan mình nhắc tới mẹ cha. Nhưng đối với tôi thì mỗi ngày đều là ngày Vu Lan, nhất là khi tôi có ba đứa con thì ngày Vu Lan còn rõ rệt hơn. Nhờ con nên tôi cảm nhận được tình thương của cha, của mẹ, một cảm giác mà trước đây tôi chưa bao giờ có được. Trước đây tôi chưa hề biết cái cảm giác ngọt ngào của bàn tay mẹ đặt lên trán được diễn tả trong đoản văn “Bông hồng cài áo”. Nhưng bây giờ thì tôi đã biết, tôi cảm nhận được một cách sâu sắc cái tình mẹ thật ngọt ngào “như chuối ba hương, như xôi nếp một” ấy.

Ba mẹ tôi đều sẽ lần lượt buông bỏ cái hình hài quen thuộc này. Tôi không dám nói chắc rằng đến lúc đó tôi sẽ hành xử như bây giờ. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ không cảm thấy bơ vơ hay tuyệt vọng. Ba, mẹ  và Thầy tôi vẫn còn đang tiếp tục sống trong tôi. Họ đã trở thành máu, thành thịt của tôi rồi, có cách chi mà lấy họ ra được. Bàn tay của tôi là của ba tôi, cái tính biết thương người của tôi là của mẹ tôi, suy tư của tôi là của Thầy tôi.  Cha mẹ và Thầy đều sống trong tôi. Tôi thở là họ thở, tôi đi là họ đi, tôi suy nghĩ là họ suy nghĩ. Mỗi ngày thực tập địa xúc, tôi lạy xuống ba lạy và thấy rõ ràng cha mẹ, Thầy, tổ tiên, … và cả vũ trụ đều ở trong tôi. Tôi không bao giờ cô đơn và tôi sẽ sống cho đàng hoàng để họ có thể tiếp tục được đàng hoàng. Và rồi tôi cũng sẽ được tiếp tục một cách đàng hoàng trong con cháu của mình. Có như thế thì tôi mới mới xứng đáng với tình thương của cha mẹ và cũng xứng đáng với sự dạy dỗ của Thầy. Đó là lòng hiếu thảo, là món quà tôi kính dâng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên và Thầy tôi trong ngày Vu Lan.

Vì vậy hôm nay chúng ta không ai phải tủi thân nhận một bông hoa màu trắng. Tất cả chúng ta đều được cài lên áo một bông hoa màu hồng.

Sự ra đời của Tăng thân Nắng Mai Hồng

Chúng tôi có cơ hội gặp nhau vào mùa hè năm 2001, khi Thầy sang hướng dẫn khóa tu ở thành phố Neuss, tiểu bang Nordrhein-Westfalen của nước Đức.

Sau lần tham dự khóa tu ấy, tôi theo Thầy về Làng Mai luôn, sau đó thì xin thọ Năm Giới. Khi về nhà, tôi mang theo nguồn năng lượng mới. Tôi ngoan ngoãn nghe lời Thầy chuẩn bị một chỗ trong nhà để tụng giới mỗi tháng vì sợ mất giới thể. Cũng từ đó, chúng tôi đến sinh hoạt với nhau, người này kéo người kia, từ từ lập thành một tăng thân. Mãi đến năm 2006 thì tăng thân được Thầy đặt tên là Nắng Mai Hồng.

Mỗi tháng chúng tôi gặp nhau hai lần, một lần tụng giới Tiếp Hiện và một lần tụng Năm Giới. Mỗi lần gặp nhau là vui như ngày hội! Trong năm, tăng thân cũng tổ chức những ngày lễ như lễ Vu Lan, lễ Giáng Sinh, Tết Việt Nam. Ngày Tết Việt Nam là ngày chúng tôi ăn mừng cùng nhau. Vui ơi là vui! Cũng làm sân khấu, cũng có MC nữa. Chúng tôi tổ chức ca hát, múa, kịch… nữa và tất cả mọi người trong tăng thân đều phải lên sân khấu đóng góp.

Đã gần 14 năm chúng tôi sinh hoạt cùng nhau. Có những người đã từ giã tăng thân và cũng có những người mới đến với Nắng Mai Hồng. Nhưng cho dù con số thành viên có giảm xuống hay tăng lên (từ 25 tới 30 người) thì chúng tôi vẫn cố gắng xây dựng một cái nhân (những thành viên nòng cốt) vững chắc. Chúng tôi biết nếu không có cái nhân vững chắc đó làm nền tảng thì khó mà giữ tăng thân được dài lâu.

Chúng tôi cũng đã cùng nhau trải qua bao nhiêu khó khăn, lên xuống, có lúc tưởng như là tan rã. Nhưng với tình thương và sự cảm thông cho nhau, chúng tôi đã vượt qua các chướng ngại để có được ngày hôm nay.  Chúng tôi thấy được rằng càng có nhiều khó khăn thì chúng tôi càng học hỏi được nhiều hơn, vững mạnh và trưởng thành hơn.

Chúng tôi vô cùng biết ơn Thầy, biết ơn tăng thân đã xây đắp tin yêu và nuôi lớn chúng tôi mỗi ngày!