Khóa tu tiếng Việt: Thắp Sáng Đèn Tâm
(từ ngày 23-27 tháng 02 năm 2015, tại Trung tâm Làng Mai quốc tế Thái Lan)
Lên núi học thở
Những chia sẻ sau khóa tu “Thắp sáng đèn tâm” tại Thái Lan, từ ngày 23 – 27/2/2015
(từ ngày 23-27 tháng 02 năm 2015, tại Trung tâm Làng Mai quốc tế Thái Lan)
Những chia sẻ sau khóa tu “Thắp sáng đèn tâm” tại Thái Lan, từ ngày 23 – 27/2/2015
“…Khi chúng ta còn trong bụng mẹ, mình được gắn với bào thai mẹ bằng một sợi dây rốn thật dài. Khí oxy và chất dinh dưỡng nuôi mình đều được thông qua nó. Nhưng thật không may, ngày mình chào đời, sợi dây đó bị cắt đi và mình có sự nhầm tưởng là mình và nó đã bị tách rời. Đó là một cái lỗi trong tư duy của chúng ta.
Sự thật là mình vẫn tiếp tục nương nhờ vào mẹ trong một thời gian thật dài. Chúng ta cũng có một vài người mẹ khác nữa. Trái Đất cũng là mẹ của mình. Chúng ta có rất nhiều sợi dây nối ta và đất mẹ. Cũng có một sợi dây nối mình và đám mây. Nếu không có mây, thì không có nước cho chúng ta uống mỗi ngày. Cơ thể chúng ta có hơn 70% là nước, cho nên sợi dây kết nối giữa mình và đám mây là rất rõ ràng. Không chỉ đám mây, mà dòng sông, rừng cây, người làm vườn… cũng thế.
Có hàng trăm hàng ngàn sợi dây kết nối giữa mình và mọi thứ trong vũ trụ, nên chúng ta mới có mặt hôm nay. Bạn có thấy sợi dây kết nối giữa tôi và bạn không? Nếu bạn có đó, bởi vì tôi còn đây. Điều này là chắc chắn. Nếu bạn chưa thấy, bạn hãy nhìn sâu hơn chút nữa, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thấy. Như tôi nói, điều này không phải là một triết lý, nó là thực tại mà mỗi chúng ta đều cần phải đến, đến để mà thấy…” (Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)
Tham dự khóa tu này với tăng thân Làng Mai, bạn sẽ được thực tập những pháp môn giúp vun trồng hạt giống chánh niệm vào đời sống hằng ngày. Mỗi ngày chúng ta cùng thực tập nghe tiếng chuông trở về với hơi thở, thiền hành, nghệ thuật thư giãn thân tâm, thiền ca, nghe pháp thoại, ngồi thiền, ăn cơm im lặng, chia sẻ từ trái tim… để có cơ hội được trở về với tự thân, khám phá ra sự liên hệ màu nhiệm giữa mình và nhưng người mình thương, giữa mình và thiên nhiên vũ trụ.
Thời gian: từ ngày 3 – 7/6/2015
Ngôn ngữ: Tiếng Anh (có thông dịch Tiếng Việt)
Địa điểm: Resort Wang Ree, Tỉnh Nakhonnayok, Thái Lan
Số lượng: 450 thiền sinh + 70 quý thầy, quý sư cô.
Thời khóa khái quát khóa tu như sau:
5:30 Ngồi thiền, tụng kinh, thiền đi
7:30 Ăn sáng
9:00 Thiền ca
9:30 Pháp thoại (1/Cách chế tác tâm bình an và trái tim rộng mở, 2/ Sự liên hệ giữa khổ đau và hạnh phúc, 3/ Nghệ thuật xây dựng một tương lai trong giây phút hiện tại)
11:30 Ăn trưa
13:30 Thiền buông thư
14:30 Chia sẻ từ trái tim
16:00 Thể thao, trò chơi
17:30 Ăn chiều
19:00 Thuyết trình 5 giới, làm mới, xây dựng Tăng thân
21:30 Im lặng hùng tráng
Những chuẩn bị và thông tin cho khóa tu:
* Xin lưu lý chỉ có gia đình có trẻ em đi cùng sẽ được ở 4 người/phòng. Nếu có xin báo cho Văn phòng Ghi Danh biết nơi đơn đăng kí của bạn. Ban Tổ Chức sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp phòng ở cho thiền sinh.
Phương tiện di chuyển:
– Để thể hiện tình thương của chúng ta với Đất Mẹ, thiền sinh được khuyến khích sử dụng xe Bus trung chuyển từ Bangkok đến Resort Wangree với giá chỉ 800 THB do Ban Tổ Chức sắp xếp. Giờ đón thiền sinh: 7h30 sáng, ngày 3 tháng 6 năm 2015, ở phía trước McDonald’s, Amarin Plaza, Ploenchit BTS stn, Bangkok. Nếu bạn nào muốn đến với khóa tu bằng những phương tiện khác, xin tham khảo bản đồ của Resort Wangree để di chuyển dễ dàng hơn tại: http://wangree-resort.com
Chi phí toàn bộ khóa tu (chưa tính phí di chuyển):
– Người lớn: 3 người/phòng: THB 5,400/người
2 người/phòng: THB 6,800/người
Link đăng ký cho khóa tu:
http://www.thaiplumvillage.org/registerJune2015/reg1.php
Xin gửi đơn đăng ký và đơn thanh toán trong vòng 3 ngày kể từ ngày ghi danh (thông báo email, xác nhận của ngân hàng hoặc hồ sơ giao dịch trực tuyến) đến cho Ban Ghi Danh qua email: retreat@thaiplumvillage.org
Điện thoại liên lạc: (+66) 85 318 2939 – Giờ làm việc: Thứ 2 đến thứ 7 từ 9.00am – 18.00pm
Ghi danh của bạn sẽ được hoàn tất sau khi bạn điền đầy đủ hệ thống ghi danh và hệ thống thanh toán chi phí khóa tu trực tuyến. Ban Tổ chức không nhận ghi danh qua điện thoại. Nếu bạn đã đăng ký và đóng tiền nhưng trong trường hợp bạn không thể tham dự khóa tu sau đó vì vấn đề cá nhân, Ban Tổ Chức có quyền hoàn trả lệ phí hoặc chuyển lệ phí cho mục đích khác.
Cám ơn và hẹn gặp bạn ở Wang Ree xinh đẹp!
Kính thư
Ban Tổ Chức.
(từ ngày 3 – 7/6/2015, tại Resort Wang Ree, tỉnh Nakhonnayok, Thái Lan)
(từ ngày 10 – 14/06/2015, tại Trung tâm Làng Mai quốc tế Thái Lan)
Từ ngày 12 – 16/8/2015 tại trung tâm quốc tế Làng Mai Thái Lan
Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan
Sự thực tập tại Làng Mai Thái sẽ giúp chúng ta đưa chánh niệm vào trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể thực tập thiền trong lúc ăn, lúc đi, trong khi làm việc, ngồi thiền hay thiền trà với nhau. Các bạn có cơ hội tham dự tất cả các thời khoá như ngồi thiền, thiền hành…, đồng thời tham gia vào các công việc hằng ngày như dọn dẹp thiền đường, lau chùi nhà tắm, rửa dọn sau các bữa ăn, v.v., đây là một phần của sự thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày. (Để biết thêm về các pháp môn thực tập tại làng mời bạn tham khảo: Hạnh phúc là con đường)
Tại Làng Mai Thái, chúng tôi luôn nhấn mạnh về sự thực tập như một tăng thân, đi như một dòng sông. Sống và thực tập với nhau như một tăng thân, chúng ta có cơ hội yểm trợ nhau trong sự thực tập và được nuôi dưỡng bởi nguồn tăng lượng tập thể hùng hậu. Đây cũng là cơ hội để chúng ta học cách sống hòa hợp với nhau trong một tập thể, một cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi mong rằng các bạn thiền sinh khi đến Trung tâm đều tham gia đầy đủ tất cả các thời khóa sinh hoạt để đóng góp vào năng lượng tu tập chung của tăng thân.
Nếp sống tại Làng Mai Thái là nếp sống của một tu viện, dành cho những người xuất gia. Vì vậy, chúng tôi mong các bạn khi đến Trung tâm cần thực tập và giữ gìn nếp sống chánh niệm và đạo đức theo tinh thần của Năm giới – tức Năm phép thực tập chánh niệm. Năm giới là nền tảng của sự thực tập Làng Mai, giúp đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cho tất cả những gì mà chúng ta đang làm. Những thực tập cụ thể bao gồm: không sinh hoạt tình dục, không hút thuốc lá và không sử dụng thức uống có chứa cồn, đồng thời chúng ta cũng thực tập ăn chay, vì vậy khi đến Làng, xin các bạn vui lòng không mang theo các thực phẩm mặn, rượu, các sản phẩm làm từ sữa động vật.
Thời khóa Ngày Quán niệm (vào mỗi Chủ Nhật):
4:00 Thức chúng
5:30 Thiền tọa, kinh hành
7:00 Ăn sáng
9:00 Pháp thoại
11:30 Ăn trưa
13:30 Thiền buông thư
14:30 Pháp đàm
16:00 Kết thúc
Nếu tham dự ngày quán niệm, xin vui lòng đến vào chiều thứ Sáu hoặc chiều thứ Bảy từ 2 đến 4 giờ.
Ở lại tu học tại Trung tâm (thiền sinh đến và đi vào thứ Sáu hàng tuần)
Nhằm giúp cho các bạn thực tập sâu và đưa chánh niệm vào trong cuộc sống hàng ngày, chúng tôi có quy định về thời gian tối thiểu để các bạn đến tu tập tại Trung tâm là một tuần. Bạn đến vào thứ Sáu, tu tập một tuần, rồi rời trung tâm vào thứ Sáu tuần sau.
Những ai muốn ở lâu hơn, sau tuần đầu cần viết một bức thư cho đại chúng, nói rõ tâm nguyện của mình.
Thời khóa tổng quát:
4:00 Thức chúng
4:45 Thiền tọa, tụng/đọc kinh
6:00 Thiền hành
7:00 Ăn sáng
8:30 Tự học (hoặc có lớp chuyên đề)
11:30 Ăn trưa
13:00 Thiền buông thư
14:30 Chấp tác
16:00 Thể dục thể thao
18:30 Dọn dẹp khu vực
19:30 Thiền tọa/Tụng kinh
21:30 Chỉ tịnh
Ngày Làm Biếng
Ở Làng Mai có một ngày Làm Biếng trong tuần (thường là vào ngày thứ Hai). Ngày Làm Biếng là một cơ hội để chúng ta tận hưởng một ngày không có thời khóa (trừ các bữa ăn) và làm những gì mình thích nhưng vẫn giữ sự thực tập chánh niệm. Chúng ta có thể cùng chơi với bạn bè, đi dạo, đọc sách hoặc nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng một ngày trong chánh niệm, tuy nhiên xin không đi ra ngoài phạm vi tu viện trong ngày làm biếng. Thiền đường luôn mở cửa trong ngày này nếu các bạn muốn thực tập ngồi thiền.
Xin các bạn hoan hỷ thực tập trong khuôn viên tu viện, tránh không đi ra ngoài trong ngày làm biếng để có được lợi ích tối đa trong pháp môn thực tập này.
Phòng ở: Tại Trung Tâm Làng Mai Thái, tất cả nhà ở đều được bố trí, sắp xếp theo kiểu tập thể. Hầu hết các nơi sinh hoạt và phòng nghỉ đều là phòng tập thể nhằm tạo dựng nếp sống cộng đồng và yểm trợ sự thực tập chung của mọi người trong tăng thân. Các bạn sẽ được cung cấp nệm và gối. Chúng tôi khuyến khích các bạn mang theo túi ngủ và tấm trải giường riêng để giúp bạn nghỉ đêm được thoải mái, đồng thời cũng giúp chúng tôi giảm thiểu lượng điện, nước dùng để giặt giũ, thông qua đó bảo vệ được môi trường của chúng ta khỏi lượng khí thải carbon.
Trang phục: Xin các bạn yểm trợ sự thực tập chung bằng cách mặc trang phục kín đáo trong suốt thời gian ở Làng, nên mặc áo sơ mi dài hoặc ngắn tay che kín thân trên và không quá mỏng, quần tây hoặc quần lửng dài qua đầu gối. Các bạn không cần phải mặc trang phục màu trắng trong thời gian ở đây.
Vật dụng cần mang theo:
Thuốc chống muỗi
Đèn pin, nón và chai đựng nước uống
Tấm trải/chiếc chiếu nhỏ để trải ngồi thiền ngoài trời
Thuốc men hoặc các loại thuốc bổ nếu cần
Ngày đến và đi:
Xin vui lòng đến Trung tâm trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ chiều thứ Sáu để ban tri khách tiện tiếp đón. Ngoài ra, xin lưu ý là đại chúng tại đây thực tập im lặng hùng tráng từ buổi tối cho đến sáng hôm sau, vì thế xin vui lòng không đến Trung tâm vào buổi tối.
Ngày thiền sinh rời Trung tâm là Chủ Nhật sau 4 giờ chiều, hoặc Thứ Hai là ngày làm biếng.
Giao thông
http://www.thaiplumvillage.org/index.php?option=com_content&view=article&id=207&Itemid=112
Cúng dường
Xin các bạn hoan hỷ yểm trợ tiền rau đậu và điện nước 500 bath một ngày. Các bạn có thể phát tâm cúng dường thêm để yểm trợ những người không có khả năng tài chánh như sinh viên và những người trẻ. Xin lưu ý: lệ phí hoàn toàn không liên quan đến việc thuyết pháp.
Chúng tôi cũng rất hoan hỷ nhận cúng dường cho việc xây cất để công trình của Thầy Làng Mai được tiếp nối. Các bạn có thể đặt tịnh tài vào trong thùng có sẵn trong thiền đường hoặc liên lạc với Tri khách.
Cách đăng ký:
Xin vui lòng điền đơn tham dự 2 tuần trước ngày các bạn muốn đến Trung tâm bằng cách bấm vào kết nối sau đây:
Để có thêm chi tiết, xin liên lạc :visitus@thaiplumvillage.org
Thầy kính thương của chúng con!
Vào ngày 24 và 25 tháng 8 vừa rồi tại Làng Mai Thái Lan đã có khóa tu Wake Up đầu tiên tại đất mới. Khóa tu có chừng 80 bạn trẻ Thái và một vài bạn người Tây phương tham dự. Khóa tu diễn ra hai ngày và đa số các bạn đều mới đến thực tập lần đầu, nhưng ngay ngày đầu tiên đặt chân đến tu viện, các bạn đã hưởng hạnh phúc liền lập tức (có lẽ vì khí thiêng ở đây mầu nhiệm).
Chúng con có một ban Wake Up cùng tổ chức và học hỏi với nhau. Vì chúng con rất đoàn kết, có hạnh phúc nên dù các bạn trẻ chưa tới chúng con đã rộn ràng trong lòng. Ai cũng muốn tổ chức làm sao để các bạn có lợi lạc nhất khi đến đây tu tập và hưởng được cái nguồn vui tự nhiên, thiên nhiên của người trẻ như chúng con.
Chúng con có một ban tri khách (welcome) để đón chào các bạn trẻ và một ban ghi danh hùng hậu. Trước khi vào công việc chúng con ngồi chơi chung với nhau, có mặt cho nhau và hát với nhau những bài thiền ca.
Khoảng chừng 10 giờ sáng thứ bảy (24/08), các bạn từ khắp nơi về trung tâm. Các bạn vừa thấy lạ vừa thấy ấm áp khi nhận được một sự đón chào rất chu đáo và hết lòng. Tiếp đến là giờ ăn cơm trưa trong im lặng. Sau giờ cơm trưa là thiền buông thư và buổi chiều có hướng dẫn tổng quát. Những bạn lần đầu tiên đến đây ngồi nghe rất chăm chú. Bốn giờ chiều các bạn được chơi bóng chuyền. Sáu giờ chiều có thiền hành, lửa trại và thiền ca.
Chào đón các bạn đến với khóa tu
Buổi tối, chúng con đi móc mùng cho các bạn vì nhiều bạn trẻ không biết móc mùng (hay cũng có thể vì làm biếng). Các bạn đâu biết ở đây là xứ muỗi. Sau lần đó trong buổi pháp đàm, họ chia sẻ đây là lần đầu tiên họ được các thầy các sư cô móc mùng cho mình, họ ấn tượng vô cùng!
Sáng chủ nhật, quý thầy, quý sư cô cùng các bạn đi thiền hành và ngồi thiền ngoài trời. Đến 8g30 thì có pháp thoại của Thầy Pháp Khâm. Thầy chia sẻ về sự quan trọng của việc thực tập có mặt cho mình và cho người thương trong đời sống của một người trẻ. Sau đó là lễ “Bông hồng cài áo”. Buổi lễ rất trang nghiêm và đẹp. Sau buổi lễ còn có chương trình “tỏ tình” của các con dành cho ba mẹ của mình. Có nhiều bạn lần đầu tiên nói lên tình cảm của mình với mẹ, làm cho mẹ cảm động đến rơi nước mắt. Sau đó, mẹ con ôm nhau khóc làm quý thầy cô cũng động lòng khóc theo!
Buổi chiều là pháp đàm. Có rất nhiều bạn đã chia sẻ hạnh phúc và nói rằng các bạn rất thích khóa tu này ngay từ giờ phút đầu tiên bước đến tu viện. Các bạn cho biết họ thấy sự thực tập mang đến hạnh phúc và con đường đi rõ ràng mà lại không quá khó để thực hiện. Các bạn cảm nhận được tình thương của quý thầy quý sư cô nên cũng đã dành tặng những lời tri ân rất đẹp và thật, thí dụ như thấy quý sư cô nấu ăn rất ngon, cảm động khi thấy quý sư cô nấu ăn vất vả nhưng khuôn mặt vẫn tràn đầy niềm vui; thiên nhiên ở đây thì trong lành và đẹp, các bạn đã có được sự trị liệu trong những lúc thiền hành.
Thực tập 10 động tác chánh niệm
Có bạn chia sẻ rằng khóa tu này tuy ngắn nhưng mang lại rất nhiều trị liệu, bởi vì chỉ cách khóa tu vài tháng bạn ấy đã nghĩ đến ý định tự tử vì có quá nhiều khó khăn trong gia đình. Rất may là bạn ấy được giới thiệu đọc sách của Sư Ông, cuốn “An Lạc Từng Bước Chân”. Bạn ấy đã rất xúc động khi đọc đến câu: “You are free to be free.” (Bạn tự do để có tự do) trong sách. Cuối cùng bạn đã bỏ ý định tự tử và tìm tới với khóa tu. Bạn cũng chia sẻ thêm rằng hai ngày thực tập chung với quý thầy, quý sư cô là hai ngày hạnh phúc nhất trong đời kể từ khi bạn ấy có ý thức về cuộc sống.
Một bạn nam chia sẻ rằng mỗi buổi sáng, nhất là khi có áp lực công việc, bạn ấy luôn mở thiền ca Làng Mai lên để thở và thực tập theo, nên bạn ấy đã có thể đi qua được những áp lực đó. Lại có một bạn khác, tuy còn rất trẻ nhưng đã cảm được tình thương cũng như hiểu được những khó khăn mà quý thầy cô ở đây đang đi qua, thí dụ như phải học hai ngôn ngữ mới, để hát thiền ca, để chia sẻ và truyền đạt lại những pháp môn thực tập. Các bạn rất thích hát thiền ca, thiền buông thư cũng như thiền hành và ngồi thiền ngoài trời; thích nhìn các thầy, các sư cô trẻ và cũng tò mò về con đường xuất gia. Có nhiều bạn đến hỏi chúng con vì sao đi tu, có muốn tu suốt đời không? Điều đó nuôi dưỡng chúng con rất nhiều.
Ngồi yên nuôi ngọn lửa hồng
Ngay khi các bạn lên xe về lại trú sở của mỗi người, trời đổ một trận mưa to. Chúng con nghí trận mưa là kết quả tu tập trong hai ngày qua, và cũng là chứng tích cho những gì lành mạnh, hiền từ trên thế gian được biểu hiện.
Chúng con kính dâng những mầu nhiệm đó lên Thầy, lên tăng thân. Chúng con biết khi chúng con có bình an và có hạnh phúc là chúng con đang giúp cho rất nhiều bạn trẻ trên thế giới thấy được giá trị đích thực của sự sống. Chúng con đang là cánh tay nối dài của Thầy!
Từ nay, khóa tu Wake Up sẽ được diễn ra trên đất mới Làng Mai Thái vào mỗi tháng. Đó là cuộc hẹn không bao giờ kết thúc, là cầu nối tâm linh giữa người trẻ và người trẻ, là cuộc chơi đẹp đẽ nhất trên thế gian, là chứng tích tay Thầy trong tay chúng con và tay chúng con trong tay các bạn trẻ.
Các con của Thầy
Chân Tạng Nghiêm (viết thay cho các anh chị em trong nhóm Wake Up)
(Khóa tu Wake Up sắp tới tại Làng Mai Thái với chủ đề Professional Practitioner sẽ diễn ra vào ngày 28-29.09.2013)
Thầy cùng đại chúng kính thương ơi!
Chúng con đang chuẩn bị bước vào khóa tu xuất sĩ, chỉ còn 2 ngày nữa là khóa tu bắt đầu, chủ đề của khóa tu là “Tay Thầy trong tay con”. Chúng con háo hức lắm vì khóa tu này có rất nhiều quý thầy, quý sư cô lớn từ xa về, thầy Pháp Đăng, thầy Pháp Khâm, sư cô Đoan Nghiêm, sư cô Linh Nghiêm…Và các anh chị em từ các trung tâm khác như Hồng Kông,Việt Nam cùng về tham dự.
Khóa tu xuất sĩ là cơ hội lớn cho anh chị em chúng con được vui chơi, được học hỏi và lắng nghe những kinh nghiệm tu học của nhau. Đồng thời chúng con cũng chia sẻ, đóng góp những cái thấy của mình làm sao xây dựng chúng ngày càng đẹp hơn.
Trong khóa tu, chúng con có tổ chức đại lễ Phật Đản, sau đó là Đại giới đàn Cam Lộ Vị. Con xin được chia sẻ những cảm nhận của con trong ngày lễ Phật Đản. Năm nay lễ Phật Đản thật là lớn, tối 14 tháng 4 đại chúng đã tập họp đầy đủ để ngồi thiền, đi thiền hành ra phía cánh rừng có tượng Bụt (màu trắng). Trên tay mỗi vị nâng một đóa hoa đăng khi đến nơi thì tất cả những đóa hoa đăng được xếp theo chữ Buddha (Bụt) ánh nén lung linh tỏa sáng cả một vùng trời. Ôi! một khung cảnh nhiệm mầu.
Còn một điều nữa làm con thích ơi là thích là sau đó được thả đèn theo truyền thống của đạo Bụt Thái Lan, mỗi vị nâng một chiếc đèn, khi đại chúng đốt cái bấc đèn thì hàng trăm chiếc đèn của chúng con từ từ bay lên trời như là những vì sao từ lòng đất bay lên bầu trời cao, cùng với những lời cầu nguyện tha thiết từ mỗi trái tim của chúng con gửi vào đó.
Khung cảnh này làm con liên tưởng đến các câu chuyện kể về vẻ đẹp của cảnh thiên đường. Con đã nhìn thật lâu những chiếc đèn ấy nhè nhẹ bay cao, rồi đang dần dần hòa vào những vì sao thật xa trên nền trời cao hay cùng dì Trăng đi chơi giữa bầu trời rộng lớn ấy. Thầy ơi! Con cũng thế, được là một sư cô, được là con của Thầy, con có được rất nhiều không gian và có một cuộc đời thảnh thơi, trong lành, đẹp đẽ y hệt vậy. Hơn nữa, được sống trong tăng thân con thấy thật thú vị, khi biết trong tăng thân có nhiều sư anh, sư chị, sư em có nhiều tài năng và có đầu óc sáng tạo. Vậy con tha hồ tận hưởng hạnh phúc Thầy ạ.
Thầy kính thương!
Sáng hôm sau, đại chúng tập họp tại thiền đường, trong bản vẽ gọi là trai đường, nhưng bây giờ dùng tạm như là thiền đường, vì tầng dưới bây giờ khá đẹp, đầy đủ điều kiện để mình có thể tổ chức cho cả đại chúng nghe pháp thoại, hay các hoạt động lớn.
Thưa Thầy, mọi người bảo rằng ở các chùa khác mỗi lần chuẩn bị Lễ Phật Đản thì phải mất chừng nửa tháng hoặc một tháng để chuẩn bị. Còn chùa mình thì các lớp học được diễn ra liên tục, đến cận ngày 14 tháng 4 thì mới bắt tay vào việc chuẩn bị. Vậy mà trong vòng mấy tiếng đồng hồ thôi đã có một thiền đường tuyệt vời, với nhiều sáng tạo, vừa trang nghiêm vừa thoáng mát.
Con tự gọi thầm trong hạnh phúc với cái tên: Thiền đường Tự Nhiên, Tự Nhiên thành, thật vậy Thầy ạ. Chúng con luôn ý thức Thầy luôn ở bên cạnh và có nhiều huynh đệ luôn chung tay góp sức không ngại gian khó, cho nên mọi thứ thành tựu nhanh chóng mà mình tưởng như là tự nhiên vậy đó.
Con xin được kể tiếp ngày lễ Phật Đản. Vào lúc 5h sáng ngày 15 tháng 4 âm lịch, đại chúng tập họp, ngồi thiền, dâng hương, đảnh lễ Bụt, đọc lời chúc mừng…Và sau đó mỗi vị cầm một bông hoa hồng, đi thiền hành ra vườn Bụt. Lễ tắm Bụt sơ sinh được tổ chức tại thiền đường Vách Núi. Trên đường đi vào thiền đường hai bên là những bông hoa sen, có cả hoàng hậu Ma Da cùng các nữ tì được các sư con của Sư Ông vẽ rất ơi là đẹp, cùng hoa trang trí khắp lối đi. Mỗi vị được dâng hoa hồng cúng dường Bụt và sau đó được tắm Bụt. Sau buổi lễ nhìn lên gương mặt của các anh chị em ai ai cũng sáng ra và tươi lên như những đóa hoa.
Hôm nay toàn bộ chúng xuất sĩ đều có mặt đông đủ, bên cạnh đó còn có các vị từ khóa tu “Quyền lực đích thực” ( The art of power), khóa tu doanh thương tại nhà nghỉ (Resort) có cả các nhà hàng xóm, các chú công an địa phương, hay những người đến thực tập… đều cùng có mặt để tham dự buổi lễ này. Sau buổi lễ là pháp thoại của thầy Pháp Đăng, buổi chiều có thiền trà, trong buổi thiền trà chúng con được nghe các sư chú , các sư cô trẻ và các bạn tình nguyện viên (volunteer), cùng với những thiền sinh chia sẻ cảm nhận và hạnh phúc, kết quả tu tập từ mọi người.
Thầy và đại chúng kính thương của chúng con ơi, cõi Tịnh Độ của chúng con đẹp như thế ấy, chúng con kính xin thỉnh chư vị Bụt về đây với cùng chúng con. Và ở thật lâu với chúng con. Con biết rằng tay Thầy luôn trong tay con, nguồn năng lượng dồi dào đầy nghị lực của sư cô của đại chúng luôn truyền cho con.
Kính yêu thương
Con Tạng Nghiêm
Lễ tắm Bụt
Hạnh phúc bây giờ và ở đây
Thầy Pháp Khâm đã từng là một thanh niên với nhiều hoài bão, nhiệt huyết muốn xây dựng một đời sống đẹp, lành cho chính mình. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư điện, người thanh niên ấy đã dễ dàng tìm cho mình một công việc như ý. Trong một lần xảy ra tranh chấp với sếp, người thanh niên đã tìm vui bên lớp học tình thương, tình bạn với cô giáo dạy cùng nhưng cũng không giúp giải quyết những vấn đề của mình. Và một ngày, với khao khát hiểu được mình, làm chủ cảm xúc, cũng như xác định lại mục tiêu, lí tưởng sống, người thanh niên đã quyết tâm lên đường để tìm lại chính mình. Năm 1987, lần đầu tiên tìm đến Làng Hồng, thực tập hơi thở, bước chân chánh niệm và các pháp môn đã giúp người thanh niên ấy lắng dịu, lấy lại tinh thần, hiểu và thương được mình.
Từ đó anh tìm đến Làng thường xuyên hơn. Làng Hồng như một món ăn tinh thần cho cuộc sống mới của người thanh niên. Sau mười năm thực tập cũng như giúp Làng mở các khóa tu, Tâm Bồ Đề đã được nuôi lớn từ từ, rồi một ngày năm 1999, người thanh niên đã xuất gia. Với tâm phụng sự, cống hiến, sau một năm, sư chú đã có thể đi ra để giúp tăng thân. Và bây giờ, đã hơn mười lăm năm xuất gia, thầy đã đem lại không ít niềm vui và hạnh phúc cho tăng thân, cũng như các vị cư sĩ. Thầy là một trong những người tiên phong trong việc xây dựng các trung tâm Làng Mai thực tập ở Châu Á và tổ chức các khóa tu định kỳ hàng năm tại các nước trong khu vực.
Mùa an cư 2013, với sự có mặt ở Trung Tâm Thực Tập Làng Mai Quốc Tế Thái Lan, thầy đã đưa một luồng sinh khí mới, làm mạnh thêm tinh thần tu học và phụng sự trong đại chúng. Sau đây là trích đoạn phỏng vấn những thao thức và tâm huyết của thầy về tinh thần xây dựng những thế hệ xuất sĩ trẻ hôm nay.
BBT: Kính thưa thầy, thầy có thể chia sẻ một ít kinh nghiệm khi làm việc với anh chị em, thầy đã gặp những khó khăn gì và đi qua như thế nào mà thầy vẫn giữ được chí nguyện phụng sự?
T.P Khâm: Thật ra chúng ta có một may mắn, đó là giữa anh chị em xuất sĩ, mỗi khi có vấn đề thì cũng chỉ là do chưa hiểu nhau trong cách làm việc, chứ ai cũng có chung một con đường là phụng sự hết. Đó là điều mình cần phải ghi nhận. Người đi tu thì ai cũng có khuynh hướng là phục vụ. Vậy thì những việc khó khăn, không hiểu nhau chỉ là vấn đề tạm thời, chưa biết cách làm việc. Ví dụ như: ở ngoài mình làm việc rất xông xáo, khi vào đây làm việc chung với những vị chưa quen làm việc như thế, những vị đó thấy mình làm việc xông xáo quá họ theo không nổi, không kịp, thì họ yêu cầu mình chậm lại. Những lời khuyên đó từ lòng tốt mà ra hết. Nếu so sánh những khó khăn trong tăng thân với ngoài đời thật ra không có gì, vì đã vào trong đạo thì mình giúp nhau thôi, là anh chị em với nhau hết rồi. Vậy trong tăng thân của mình khi gặp khó khăn thì đừng bao giờ nản lòng, vì mỗi người đi tu ai cũng có tâm tốt hết, chứ không thôi đi tu để làm gì?
Nếu có khó khăn lúc đầu là tại vì chưa hiểu nhau thôi, và nếu nhìn lại trong tăng thân thì toàn vậy hết à. Có một điều mình nên để ý là khi vào trong tăng thân, ai cũng có đem theo những hành lý – đó là những khó khăn của gia đình mình, những niềm đau, nỗi khổ mà ngoài mình ra thì không ai biết hết. Vậy khi bốn mươi hay năm mươi người ở chung với nhau, ai cũng có những nỗi khổ, niềm đau. Nếu không biết cách hóa giải thì chắc chắn nó sẽ phải bung ra thôi. Khi bung ra như vậy nếu người nào nghe phải thì là một cái duyên để giúp cho người kia thực tập, để họ có cơ hội giải tỏa khó khăn, giải tỏa năng lượng bức xúc.
Kì thực người kia không ghét gì mình đâu, nhưng mình trở thành đối tượng để cho người kia chia sẻ mặc dù theo cái nhìn của mình thì sự chia sẻ đó không được thuận cho lắm. Vậy người gây khó khăn cho mình là một nghịch duyên để mình thực tập và qua cơ hội đó cũng được hiểu mình thêm, cho nên với những điều đó đúng ra mình phải cảm ơn. Đã đi tu rồi, mình nói là mình giúp đời, thì giúp ai ngoài những người đang có đau khổ? Và nếu giúp cho những người đang có mặt với mình bớt khổ thì đó là mình đang giúp rồi. Vậy đối tượng để giúp có thể là những anh chị em trong tăng thân, đừng có nghĩ tới là phải giúp người ở ngoài, phải đi chỗ này chỗ kia, mà hãy giúp trong tăng thân trước.
Có một điều nữa là sống trong tăng thân, Pháp Khâm chưa bao giờ thấy người trong tăng thân xuất gia mà có ý hại nhau, nhất là trong tăng thân của mình. Nhiều khi có tự ái nói qua nói về vậy thôi, chứ chưa bao giờ thấy anh chị em mình có ý làm cho người kia đau khổ. Có thể là vì vô tình mà nói những câu gì đó, khi đi tu rồi mà còn nói những câu như vậy thì người đó phải khó khăn lắm, họ chưa chuyển hóa được, khổ lắm! Mình phải thương họ thêm nữa kia.
BBT: Thưa Thầy, Thầy nghĩ thế nào về tiềm năng của một người xuất sĩ trẻ hiện nay? Cụ thể là những người trẻ như quý thầy, quý sư cô ở trong tăng thân?
T.P Khâm: Người trẻ giống như câu nói “Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau”, tuổi trẻ là tương lai của đất nước, thì tăng thân trẻ cũng là tương lai của Làng Mai. Hai mươi, ba mươi năm trước Thầy cũng là người trẻ. Điều này có nghĩa là cần có sự tiếp nối. Người trẻ làm được nhiều thứ lắm, thứ nhất là họ chưa có thành kiến, họ có niềm tin, họ ít khi đầu hàng. Mình phải dựa vào những điểm lợi đó của người trẻ. Nhiệt huyết của người trẻ rất là mạnh. Để cho người trẻ có thể tiếp nối được thì mình phải làm sao cho người trẻ giữ được nhiệt huyết đó. Cho đến bây giờ mình đã xuất gia được hai mươi bảy năm rồi mà nhiệt huyết đó vẫn như xưa, nó không mất đi mà nhiều khi còn lớn hơn nữa. Vì sao như vậy? Bởi vì mình vui đó! Mình tu mà mình có hạnh phúc thì những cái đó không mất đi được, và một điều giúp mình để giữ được cái đó là đừng có ngại khổ, đừng để cho những tiện nghi cá nhân, tiện nghi về tình cảm, vật chất nó giết cái lý tưởng đó. Cái nhiệt huyết đó sẽ bị mất khi mình bắt đầu bị những tiện nghi về vật chất (mình muốn được cái này, cái kia, muốn được cung phụng, được người ta trọng vọng) cũng như về tinh thần (muốn được thương yêu, được để ý đến) cuốn đi.
Ở ngoài thì những cái đó tưởng chừng mang lại niềm vui cho mình nhưng thực chất nó là cái bẫy cho người tu. Người tu được nuôi dưỡng bằng bồ đề tâm, những khó khăn, nếp sống tri túc, đừng để đầy đủ quá, đó là những dưỡng chất nuôi bồ đề tâm của mình. Khi mình đầy đủ quá thì thức ăn của bồ đề tâm bị mất đi. Giống như tập thể dục là phải chạy bộ vậy đó. Muốn có sức khỏe, mình phải làm cái gì đó. Nếu như ngại khó không tập thể dục thì sức khỏe mình sẽ yếu đi. Dĩ nhiên khi không tập gì thì mình thấy khỏe, không đổ mồ hôi nên không thấy mệt, cũng có thể coi đó là những tiện nghi cá nhân, nó làm cho mình không có hứng để làm việc. Mà điều làm cho người trẻ giữ được cái nhiệt huyết đó là không ngại khó, và trên hết là niềm vui. Chính cái vui đủ để nuôi dưỡng mình, đừng có mong là được người khác công nhận, chính mình cảm thấy vui thì điều đó là hạnh phúc nhất rồi.
BBT: Thưa thầy, người trẻ thì hay có tính hiếu thắng và đôi khi làm mà chưa có suy nghĩ sâu sắc, vậy chúng con làm sao để có thể vừa giữ được sự thực tập mà vẫn giữ được sự năng động của tuổi trẻ?
T.P Khâm: Thật ra tính hiếu thắng đó cũng bắt đầu từ sự muốn được thương yêu thôi. Lúc trước thời Bụt cũng vậy, lúc Tất Đạt Đa với Đề Bà Đạt Đa phải thi với nhau để lấy được trái tim của Da Du Đà La. Vậy cũng chỉ là một hình thức mà thôi. Những điều đó rất là “con người”, điều đó không có gì sai hết. Đôi khi tính hiếu thắng đó cũng giúp cho mình vượt qua khó khăn để đi lên, điều quan trọng là mình phải nhận thấy nó được. Hiếu thắng là một nguồn năng lượng giúp mình đạt được một cái gì đó, nhưng những điều mình làm dựa trên sự hiếu thắng nó sẽ không bền, cái hạnh phúc đạt được cũng rất là ít. Trong khi đó, hạnh phúc mà mình đạt được qua sự cống hiến, phụng sự thì nó sẽ nuôi mình hoài. Hạnh phúc thông qua sự hiếu thắng nó không có lâu, chỉ ở giây phút đó thôi là hết.
BBT: Thưa thầy, thầy cũng đã thấy được những năng lực và nhân lực của anh chị em trẻ trong tăng thân, vậy thầy có những thao thức hay mong muốn gì không ạ?
T.P Khâm: Một điều là người trẻ phải thấy được khả năng, vai trò và trách nhiệm của mình. Từ vai trò đi đến trách nhiệm, mình có thể làm được nhiều thứ lắm và phải thấy rõ trách nhiệm của mình. Ví dụ như một người đánh đàn hay, hoặc hát hay thì với tài đó mình có thể ra để giúp tăng thân tập những bài hát nhạc thiền, những bài có tác dụng nuôi dưỡng lòng từ bi, lòng thương yêu, tình huynh đệ. Nhưng cũng với cái tài đó mà hát những bài tình sầu đứt ruột thì nó lại có tác dụng khác.
Có tài, nhiều khi cũng rất là nguy hiểm nếu sử dụng không đúng. Ông bà ngày xưa có câu “Có tài mà không có đức rất là nguy hiểm”. Có đức mà không có tài thì ít nhất cũng làm được gì đó chứ có tài mà không có đức rất là nguy hiểm. Vậy nên người trẻ mình phải ý thức được trách nhiệm của mình, khi mà ý thức được trách nhiệm rồi thì mình có thể phát huy được hết khả năng. Pháp Khâm rất muốn mình nghĩ ra được nhiều cách để có thể giúp cho người trẻ bớt khổ, tại vì người trẻ bây giờ đang mất lý tưởng.
Ngay trong tăng thân cũng có nhiều vị chia sẻ là đời sống gia đình rất khổ, như là cha mẹ không hòa thuận, anh chị em cũng không thích ở nhà… Tuy bây giờ hết chiến tranh rồi nhưng đau khổ vẫn còn, vậy cái khổ này làm sao để giúp cho họ được? Mình có nhiều cách giúp lắm, nhưng cách tốt nhất là bằng sự tu học, có bình an, hạnh phúc, vui tươi thì mới làm người ta hướng đến mình. Cũng như khi ở đây, cha mẹ, bạn bè thấy mình tu học vui là họ có chuyển hóa rồi, mà không cần phải đi đâu hết. Vậy thì tăng thân trẻ ở đây phải làm sao cho cuộc sống của mình có hạnh phúc, và tình anh chị em trong tăng thân phải được nuôi dưỡng.
Nhiều người tới đây với hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, nhưng phải làm sao khi tu trong môi trường này, mình có thể giúp chuyển hóa gia đình mình. Ví dụ như khi ở nhà, cha mẹ, anh chị em không vui, sống nhiều khi hay kè nạnh, ganh đua với nhau, nhưng vào đây mình thấy cái đó không có, thông qua hình ảnh từ sư cha, sư mẹ thì điều đó có thể giúp mình chuyển hóa khổ đau đã có từ trước. Thấy anh chị em ở đây ai cũng giúp nhau thì mình cũng có thể chuyển hóa được những mặc cảm, nội kết giữa mình với gia đình huyết thống của mình. Pháp Khâm nghĩ là chúng ta có thể làm được.
Như hồi trước, mình thuyết trình về chuyển hóa rác, nếu mà đưa bài thuyết trình lên mạng thì cũng có thể giúp được nhiều người lắm. Vì sao? Vì họ thấy trong một môi trường mà người trẻ làm việc với nhau vui như vậy, ai cũng có cơ hội đóng góp và rất thật. Những điều đó ở ngoài bị thiếu. Nhưng cái chính là phải làm sao mà sự tu học của mình có hạnh phúc thì người thân mới nhận được, mặc dù họ không có ở đây nhưng họ vẫn cảm được, mình không cần phải làm gì nhiều. Thầy thấy không cần phải có nhiều dự án, một dự án duy nhất là phải sống và tu học cho có hạnh phúc, rồi những cái kia sẽ tự động theo sau. Giống như học tiếng Thái, lúc đầu mấy em nhỏ đâu có thích học đâu, nhưng sau đó mấy tuần thì mấy em thích học, vì có niềm vui trong việc học, vậy nên niềm vui trong việc mình làm là chính, không cần phải làm gì nhiều, người trẻ chỉ cần tu học cho vui, cho hạnh phúc là đủ rồi.
BBT: Thưa thầy, làm sao để có được tự do trong tâm, để khi nào cũng có được gương mặt luôn tươi vui được như thầy?
T.P. Khâm: Có một lần Thầy Pháp Đệ hỏi là: “Thầy Pháp Khâm, tôi thấy thầy làm việc cũng nhiều, khó khăn cũng có, mà sao tôi thấy thầy vẫn vui? Thầy đừng có nói với tôi là thầy có Bồ đề tâm, tôi biết chuyện đó rồi”(cười). Mình đã trả lời là mình làm việc mà không cần có sự công nhận, có ai nhắc tới thì vui, không ai nhắc đến cũng không sao. MÌnh thấy điều gì tốt, điều gì hay thì mình làm. Chính cái đó làm cho mình có sự sáng tạo.
Đời sống hạnh Đầu Đà của ngài Trúc Lâm đi khắp đất nước để dạy dân mình thực hành thập thiện đã tạo cho Pháp Khâm niềm cảm hứng là một du tăng, không cần gì hết, chỉ cần có Bồ đề tâm thôi. Không phải mình muốn đi để mở trung tâm, mà là đem sự thực tập đến cho họ, tạo được nguồn cảm hứng cho họ và chính họ sẽ xây dựng nên những trung tâm ấy. Họ có được niềm vui, hạnh phúc và chuyển hóa, chính những điều đó cho mình năng lượng để đi tiếp. Việc mở trung tâm hay không, đó không thành vấn đề, chỉ cần người ta tu tập có hạnh phúc thì đó là một phần thành công của mình, chỉ cần như vậy thôi.
Là một người tu mình phải nhớ một điều rằng: mình có một quyền lực rất lớn. Quyền lực này là gì? Là có khả năng giúp người chuyển hóa. Phải ý thức được mình có quyền lực đó. Quyền lực này không phải là cái danh, lợi gì đâu. Nhờ sự tu tập của mình mà mình có thể giúp người chuyển hóa. Quyền lực đó rất lớn.
BBT: Thưa thầy, thầy có muốn gửi gắm gì cho người xuất sĩ trẻ qua buổi ngồi chơi hôm nay không ạ?
T.P Khâm: Tuổi các sư em đang còn trẻ, giống như Pháp Khâm qua Mỹ năm mười tám tuổi vậy. Khi đó mình vào đại học cộng đồng, sau đó là đại học bốn năm, rồi mình học tiếp, vậy nên người trẻ là phải học. Có một câu nói: “Thật là uổng hết sức nếu để phí phạm cái đầu của mình – The mind is a terrible thing to waste”, Pháp Khâm thấy rất phí phạm khi tuổi trẻ mà mình không học, mình phải tìm hiểu, phải khám phá. Có những điều mà tuổi trẻ thì dễ học hơn.
Đừng sợ là mình lầm lỗi, làm sai, đừng sợ mình thất bại. Nếu mình sợ thất bại mình sẽ không làm được gì hết, thất bại là mẹ thành công mà, mình phải thử. Khi được tăng thân giao cho nhiệm vụ gì thì đừng có sợ chưa biết làm, nếu chưa biết thì tăng thân sẽ đào tạo. Tu học, chơi hay làm gì thì hãy lấy sự thanh thản làm trọng, đừng mong kết quả. Tất nhiên có mặt là đã đóng góp rồi. Từ từ mình sẽ học thôi. Pháp Khâm tiếp xúc với tăng thân, với pháp môn cũng đã hai mươi sáu, hai mươi bảy năm rồi, thấy có kết quả. Học là phải áp dụng, đừng học theo kiểu lấy kiến thức. Ở tăng thân mình là kiểu học có áp dụng, trong vòng hai năm thôi. Học theo kiểu này, tu theo kiểu này sẽ có tiến bộ nhiều lắm.
Kính thưa đại chúng!
Năm 1994, thầy qua Làng để theo học với Sư Ông, với Tăng thân. Nhiều lúc rảnh, thầy thường tới phòng thầy Pháp Đăng ở, để được chia sẻ cách tu. Thầy Pháp Đăng là người hướng dẫn cho thầy lúc mới qua Làng. Thầy Pháp Đăng chỉ cho thầy nhiều điều sâu sắc lắm. Tính đến bây giờ cũng đã gần 20 năm. Hai người đã gặp nhau nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên gặp tại Tu Viện Toàn Giác. Chương trình trong khóa tu này thầy không chủ động tham gia, tại vì thầy cũng có những sinh hoạt khác. Nhưng thầy Pháp Đăng đã nhường lại cho thầy một chút thời gian để tiếp xúc với đại chúng.
Hồi xưa, theo thầy hiểu là thái tử Siddhartha có nhiều may mắn hơn chúng ta. Về văn võ thì Ngài tuyệt vời, nhan sắc chắc hơn mình, phải không? Sức khỏe của Ngài cũng hơn. Rồi thì địa vị, ngai vàng ở trong tay. Ngài xuất thân giàu có, mọi người tôn trọng. Ngài có vợ xinh, con kháu khỉnh, có nhiều thứ lắm. Mình chắc là không thể nào so được. Và nhất là Ngài có lòng thương lớn và trí tuệ lớn. Nhưng mà Ngài nói thiệt là Ngài bế tắc. Vua cha mong Ngài ở nhà làm vua, nhưng Ngài nói con làm vua thì cũng bế tắc như phụ hoàng thôi. Con không làm ăn gì được hết. Tổng thống Obama cũng vậy, cũng bế tắc. Siddhartha đã là thế thì Obama cũng thế thôi. Thầy chắc như vậy dù cho thầy chưa qua Lầu Năm Góc. Vì đó là nghiệp lực của cuộc sống.
Chúng ta thấy rõ Siddhartha bế tắc là do lòng thương lớn và sáng suốt mà chưa có tuệ giác hoàn toàn. Cho nên Ngài quyết định phải sống như thế nào để vượt thoát bế tắc đó. Mà vợ Ngài cũng vậy, cũng là một con người đức hạnh, thông minh và thương chồng cực kỳ, song cũng bế tắc, không biết làm sao để giúp chồng. Ai trong chúng ta, vợ và chồng giúp nhau hơn thái tử Siddhartha? Đưa tay cho thầy coi. Điều này thực tế lắm đó. Mình tu là vì vậy. Tu là để giúp nhau. Cho nên tu là mình tập sống thực tế.
Thầy nhớ hồi nhỏ, năm lớp sáu, thầy thêu lên áo mình một chữ “thương”. Quý vị nhớ lớp sáu nha, chứ không phải lớn như bây giờ đâu. Thầy thêu một chữ “thương” lên áo vải thô, áo ở vùng nông thôn chứ không phải như thời đại bây giờ. Khi thầy bận áo này thì thấy khỏe lắm, không hiểu vì sao. Sau đó thầy xin đi tu, mẹ thầy không cho. Mẹ không cho vì lý do đơn giản, gia đình có năm đứa con, chết ba đứa lớn trong ba tháng. Gia sản bán sạch. Còn người anh kế thầy thì đi lính. Thầy là con út. Bây giờ mẹ góa bụa, chết chồng rồi, cho đứa út đi tu luôn thì cô đơn lắm. Mẹ chịu không nổi sự cô đơn, cho nên không muốn con đi tu.
Nhưng mà ai xui khiến thầy nói một câu: “bây giờ mẹ không cho con đi tu thì con đi lính thôi. Mà con đi tu, mẹ có gì con còn về được. Còn đi lính thì quyền ai đó, chứ con không có quyền gì hết trơn”. Thế là mẹ thầy cho đi tu. Như vậy đại chúng thấy là trên đường nghĩ tới chuyện tu, thầy cũng đâu có biết Phật Pháp gì đâu. Mình chưa biết gì. Chỉ biết chùa có thờ tượng thì đến tụng kinh thôi, không biết gì hết trơn. Còn chuyện đi tu được về, đi lính thì không được về dễ dàng là thầy cũng nói đại chứ cũng chẳng biết gì. Nhưng mà mình cảm, có nhiều cái mình không biết mà mình cảm. Và sau này thì thấy nó đúng.
Khi mới đi tu, thầy tu không có giỏi. Chùa cũng như bây giờ thôi mà thầy không biết ứng dụng giáo pháp vào chuyện tu. Thầy chỉ biết tụng kinh, ăn chay, làm việc nhưng mà đuổi không về. Mình ưa tu mà không biết tu nhưng đuổi thì không về. Lạ thiệt! Tại vì mình linh cảm điều gì đó. Cũng giống như mình lập gia đình với ai. Ui cha, người ta đánh cho te tua mà đuổi thì không về. Đánh mấy thì đánh chứ mình không về. Thầy cũng vậy. Thầy không về. Song trong tâm mỗi lần nhắc đến chuyện tu, chuyện học mà mình chưa học thì xấu hổ kinh hồn. Cái đó nó nhói đau vì lúc đầu mình có cái đó. Sau đó, thầy được gởi vào Phật học viện Báo Quốc, ban đầu thì thầy tu ở Quảng Trị. Thầy vô được mấy tháng thôi nhưng khi ấy thầy bị đau thần kinh đến mức không nói chuyện được. Khi thầy đi cuốc cỏ thì tình trạng có bớt. Học được vài ba bữa thì nghe ở Nha Trang mở một trường dạy toàn Phật Pháp mà không dạy cho người đời. Không học ở trường ngoài nữa, Thầy xin vào trường đó. Mà thực sự thì ở ngoài này thầy đã học được gì đâu. Chỉ ưa quá rồi xin đi vậy thôi. Cũng như mình ưa ai là xin kết hôn chứ mình không có biết mô tê gì hết. Ưa là cứ làm liều. Thầy cũng làm liều kiểu đó.
Khi học ở Hải Đức, Nha Trang thì thầy học vượt lớp. Thầy chỉ được dự thính tại vì mình không đủ tiêu chuẩn. Sau bốn năm học, thi tốt nghiệp là thầy đỗ đầu lớp nhưng mà không có giỏi. Rất là lạ kỳ. Có những cái kỳ quái lắm. Mình hiểu không có được, tức là sức học tầm thường lại đứng đầu nhưng mà không có giỏi. Thời điểm này thì cũng chưa biết tu. Tu thiền thì tu sao, mình không có biết. Cứ bắt chân ngồi, rồi được cái gì thì được thôi. Nhưng mà có những điều thầy học như kinh Tứ Niệm Xứ, duyên khởi thì thầy chấn động. Lớp đó có học kinh Tứ Niệm Xứ, thầy chấn động, cảm thấy sảng khoái. Nhưng lấy kinh ra mà tu thì không biết lấy như thế nào. Cho nên mình mới chỉ cảm mà thôi, chứ còn hiểu thấu để tu thì không hiểu bao nhiêu.
Có lần thầy buồn quá và muốn chết. Đó là vào năm 1975. Bấy giờ, súng nổ bốn phía, người chết quá chừng. Mình cảm thấy trong lòng có một cái gì trĩu nặng và muốn chết. May mà cảm giác đó chỉ kéo dài một phút thôi rồi hết, chứ không thì chắc mình chết rồi. Trong những năm đó, hằng ngày cuốc đất, thầy vẫn bỏ kinh trong túi áo mà học lúc nghỉ mệt. Nhưng thầy tu lộn xộn lắm cho nên đau hoài thôi. Tu rất là lộn xộn và rất là sai lầm. Có người biết được cái tâm đó của thầy, thấy thương cho nên xin cho thầy qua Pháp tu học. Thầy đi tu nhưng sống được với mẹ trong chùa mười ba năm. Mẹ thầy mất năm 1988, đến năm 1994 thì thầy được chấp nhận qua Làng học thiền.
Tập thương mình thật sự
Khi qua Làng, thầy học lại từ đầu. Thầy thấy thầy Pháp Ứng (hồi đó còn là sư chú) đi rất khoan thai, mà cái tính của mình thì lật đật. Cho nên mình đang lật đật vậy mà thấy thầy khoan thai thì mình khoan thai theo. Tức là tu bắt chước, chứ đâu có biết gì đâu. Trong lòng mình biết ơn thầy lắm. Thầy tự tôn sư chú Pháp Ứng là thầy của mình, dù lúc đó thầy đã là giảng sư rồi. Năm 1975, thầy đã là giảng sư, là trụ trì rồi, nhưng thầy vẫn thấy sư chú Pháp Ứng là thầy của mình.
Năm 1995, trong thời gian một tuần đến Niệm Phật Đường Linh Thứu ở Berlin để tổ chức khóa tu, đi 9 người thì ai cũng cho pháp thoại cả, ngồi thành vòng cung. Bữa đó sư chú Pháp Ứng lên cho pháp thoại, thầy Nhuận Hải nói: “Xin thầy Giác Viên nói lời giới thiệu”. Thế là thầy nói : “Thưa đại chúng, thầy Pháp Ứng là thầy của tôi”. Mình kể chuyện đó ra là kể rất thiệt chứ không phải muốn lấy lòng ai. Khi mình kể thiệt ra thì con người của mình hạnh phúc lắm, rất là hạnh phúc, lạ như vậy. Mình kể chuyện như kể chuyện Tấm Cám vậy thôi. Nhưng mà vì mình chạm tới sự thực cho nên mình hạnh phúc.
Hết buổi pháp thoại rồi, lúc về mình càng ngẫm chừng nào thì hạnh phúc nó lên chừng đó. Thí dụ mình nghĩ thế này : “Mình là tỳ kheo, là giảng sư, là trụ trì mà sư chú thì chỉ là sư chú, mới tu đây thôi. Mà bây giờ mình giới thiệu sư chú là thầy mình. Thế là sư chú nói Đông nói Tây lỡ có gì chưa chuẩn bị thì phía dưới họ đều răm rắp nghe hết, họ không cục cựa gì hết”. Nghĩ tới đó thôi là hạnh phúc đi lên. Mình hạnh phúc là vì mình nói thật, mình làm thật. Thương là phải thật. Bây giờ đây chúng ta đã thương thật chưa? Ai cũng thương yêu. Có ai ở đây mà không có thương, phải không? Đố ai mà không có thương. Bởi vì, không có thương thì mình héo hơn cái hoa này héo một ngàn ngày, phải thương mới sống được. Nhưng mà mình thương thực hay chưa thì cái đó mình phải hỏi chính mình.
Có anh thanh niên kia mê đi tu lắm. Gia đình không cho. Anh chặt đứt ngón tay. Chặt xong thì anh quẳng đi để người ta đừng có tìm được mà nối lại. Thế là nhà cho đi tu. Song anh lại không tu lâu được. Rồi khi về đời, kết hôn thì anh mắc tật là ưa nhậu. Một hôm anh nói: “Bữa nay dứt khoát bỏ rượu”. Anh lại lấy dao chặt đứt ngón nữa và quyết tâm bỏ rượu. Nhưng mà anh cũng nhậu như thường. Điều này nói lên là mình muốn thương, mình muốn tu, mình muốn thực nhưng mà làm thực không có nổi. Trong chúng ta ngồi đây có phải là đang có người ở trong tình trạng đó hay không?
Lắm lúc mình không muốn làm khổ chồng, rứa mà cứ làm khổ dài dài. Mình không bao giờ muốn làm khổ vợ, thế mà cứ làm khổ nhau dài dài. Hứa rồi, dặn lòng rồi, mai đụng chuyện cũng vũ như cẩn (vẫn như cũ). Con cái với ba mẹ cũng vậy. Mình với giang sơn tổ quốc cũng vậy. Mình với muôn loài, môi trường cũng vậy. Và mình với chính mình cũng vậy. Đôi lúc mình cũng không thực với mình. Thầy cũng có khi là người không thực với mình. Nên khả năng thương phải được rèn luyện. Cũng như cái ước muốn học giỏi thì ai cũng có. Nhưng mà không phải tự nhiên là học giỏi, phải rèn mới giỏi, đúng không? Muốn là một chuyện còn khả năng thực để thực hiện là một chuyện khác. Mình phải tập luyện. Như thầy muốn khỏe hơn là phải tập thể dục, chứ còn ngồi đó nói con muốn khỏe, con muốn khỏe thì không thể nào khỏe.
Đức Thế Tôn dạy muốn thương thật là phải thương mình. Thương mình thì thương làm sao? Đó là khi mình giận mà im lặng, mỉm cười, biết thở và cảm được cơn giận. Làm bốn việc đó mà đừng thêm gì hết, cũng đừng bớt gì hết. Nó gọi là nhận diện đơn thuần, là chánh niệm. Chánh niệm tức là cái niệm giúp mình ra khỏi cơn giận. Còn niệm chừng nào mà còn giận chừng đó thì là tà niệm. Đơn giản vậy thôi. Chánh niệm cho mình vượt thoát cơn giận, chứ không cần tiêu diệt cơn giận. Nhớ là không bao giờ tiêu diệt được cơn giận. Mình vẫn sống với nó và nó vẫn có đó, nhưng mà nó không làm gì được mình hết.
Cũng như mình không thể ra khỏi mọi mầm mống bệnh tật. Nhưng mà mình sống sao đó để cho bệnh tật không khống chế thân tâm mình thôi. Bệnh lao cũng có, ung thư cũng có, AIDS cũng có, nhưng mà nó yên, nó ở yên đó, không phát ra. Chúng ta không bao giờ tiêu diệt cơn giận được. Điều mình làm được là thực tập giữ cơn giận ở trong tình trạng yên ắng, không có tung hoành để sai sử mình, để thọc gậy bánh xe vào cuộc đời mình. Đây gọi là vượt thoát mà không phải tiêu diệt. Điều này phù hợp khoa học lắm. Bởi vì khoa học chứng minh rằng năng lượng không sinh ra, mà cũng không mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Bốn chất liệu của tình thương đích thực
Tuệ giác của Đức Thế Tôn là khoa học, mà là khoa học chứng ngộ. Còn khám phá khoa học là sự khám phá mà chưa có chứng ngộ. Cho nên nhà khoa học có thể còn đau khổ, còn đức Phật thì giải thoát. Chúng ta là con của nhà khoa học vượt thoát, khi mình làm được bốn việc:
Bước thứ nhất là im lặng và đừng làm gì;
Bước thứ hai là mỉm cười nhè nhẹ;
Bước thứ ba là mình tập thở;
Bước thứ tư là mình nhận diện con người mình, nhận diện cái tâm của mình như thế nào, cái thân của mình như thế nào.
Mình vượt thoát được cơn giận, mình hạnh phúc. Trong khi, cơn giận có thể vẫn còn đó. Lúc này mình thấy cuộc đời thật sự mầu nhiệm. Mẹ là mầu nhiệm, dù câu nói của mẹ làm mình giận. Giờ đây, mẹ rất mầu nhiệm, mầu nhiệm hơn khi mẹ chưa nói nữa. Sư Ông dạy mình “đời mầu nhiệm”. Mầu nhiệm thiệt đó, nhưng mà chỉ khi nào mình thở, mình cười, mình cảm được cơn giận. Làm được vậy thì cơn giận hoàn toàn không những không khống chế mình, mà ở ngay đó trào lên một niềm hạnh phúc. Và vì vậy đời trở nên mầu nhiệm, dù rằng con người mình cũng sống như bấy lâu thôi.
Ví dụ như hai cái răng khểnh của thầy, thầy bây giờ cũng có thể mỉm cười hạnh phúc dù nó không có rụng. Nó vẫn là răng khểnh, nhưng mà mầu nhiệm với mình tại vì răng khểnh đẹp hơn là răng giả. Nó có duyên lắm. Còn răng khểnh mà tu vẫn hạnh phúc thì tại sao không thể vượt thoát được cơn giận để hạnh phúc chứ? Nhờ thấy được vậy cho nên mình khỏe. Và vì mình khỏe, cho nên cái khỏe đó mở lối cho những người răng khểnh và cũng khích lệ cho những ai đang có hai hàm răng trắng ngọc ngà. Lạ như vậy đó, nhưng mà mình phải tập. Có tập luyện thì mình mới nếm được.
Tập thương mình, thương để có hạnh phúc chứ không phải để có khổ đau. Thương thật thì hạnh phúc, thương chưa thật cho nên khổ. Vậy trong chúng ta, mình thương ai mà khổ thì phải coi lại. Chắc chưa thật. Tại vì thật thì làm sao lại khổ được? Thật là có chất liệu của Từ- Bi- Hỷ và Xả. Khi mình giận mà mình thở, mình chánh niệm thì mình có hạnh phúc. Cái đó gọi là Từ. Từ là ban vui. Từ là mình cho mình cái niềm vui. Thế còn Bi? Mình giận thì mình khổ, thế mà mình thở một cái thì mình hết khổ. Cái đó là cứu khổ, là mình cứu mình. Lúc đó con người mình rất là độ lượng, rất là hoan hỷ, rất là thoải mái. Tức là mình có Hỷ.
Khi mình vượt thoát cơn giận thì mình có đủ cả ba Từ-Bi-Hỷ. Và khi mình ở trong tình trạng Từ-Bi-Hỷ thì xấu mình biết xấu, tốt mình biết tốt. Mẹ nói câu đó không đúng là mình biết câu đó không đúng, nhưng mà không kỳ thị mẹ, mà lại thương mẹ hơn. Cái đó gọi là Xả. Chữ Xả không có nghĩa là đúng mặc đúng, sai mặc sai, không dính tới tôi thì thôi, chữ Xả như vậy thì không có trong giáo lý của Đức Thế Tôn. Có người nói rằng là con bây giờ ăn không biết ngon, biết dở mà tưởng là Xả. Cái đó không phải là Xả. Cái đó gọi là Xả. Xả gì? Xả sự giác ngộ. Tu mà đến mức không biết ngon dở gì cả thì đó là gì? Không định nghĩa được. Tu là phải biết. Nhưng biết mà không kỳ thị thì đó mới là Xả. Mà Từ- Bi- Hỷ- Xả có trong nhau. Có một là có bốn. Có bốn là có một. Đó là tu Từ- Bi- Hỷ- Xả. Mà tu như vậy thì mình mới tu thiệt. Còn vắng mặt Từ- Bi- Hỷ- Xả mà mình vẫn thương, thì cái thương đó rất quý, nhưng phải cẩn thận với cái thương, cái quý của mình. Coi chừng là nó chưa có thực.
Có một chị ở Hồng Kông, lập gia đình và có ba đứa con. Chị chia sẻ trong nhóm pháp đàm là chị và chồng chưa bao giờ ngồi lại với nhau để nói lời chia tay và bàn chuyện con cái ai nuôi, nhưng mà chồng chị đã chia tay chị và ba đứa con thì chị nuôi. Mỗi lần nhìn thấy chồng là hận thù trong lòng lên như là bão tố. Chị chịu không thấu. Nhưng mà khi tới với tăng thân, thở và cười như thế này thì bây giờ chị thương được chồng mình rồi. Thầy có chia sẻ với chị rằng làm được như vậy là đã thực hiện được một bước rất là quan trọng, nhưng bây giờ chị cần phải tiến thêm nữa. Tức là chị hãy về nhà rồi tập viết xuống tâm tư mình. Viết như thế nào? Ngày trước chồng chị đối xử chị như thế nào, chị giận ra làm sao, viết xuống y như vậy. Bây giờ chị thở, chị cười như thế nào, chị thương chồng ra làm sao, chị cũng viết xuống.
Và chị có thể viết thêm một nội dung nữa về cái nguyện của chị. Chị có thể viết : “Em nguyện đem hết khả năng mà em đang có nhờ tu học để giúp em ra khỏi khổ đau. Giúp em ra khỏi và còn giúp cho anh ra khỏi nữa. Bởi vì em biết bây giờ mình tuy không còn bên nhau, anh đang sống với người kia nhưng mà trong tâm anh vẫn khổ đau. Anh khổ đau vì con anh, anh chưa nuôi, vợ anh chưa biết lỗi phải như thế nào, anh không bàn bạc mà anh lại đột ngột xa cách. Em biết là lòng anh giờ đây đang ray rứt khôn nguôi. Em mong anh thoát ra khỏi tâm trạng đó. Em đã có con đường rồi. Quyết tâm là sẽ thoát được. Còn anh thì em mong anh cũng sẽ có đường thoát. Và em xin tạo mọi điều kiện trong khả năng của em để giúp cho anh“.
Chị viết xuống luôn những vụng về của chị đã đối với chồng trước đây nữa.Và chị giúp các con thương yêu ba của các cháu hơn lúc ba còn sống chung. Viết xuống xong hết rồi thì chị có thể cho ba đứa con đọc lá thư này. Rồi mình gửi lá thư đó cho chồng của mình. Với con chị thì chị không cần nói là con phải hiếu thảo với cha mẹ, phải thế này, thế kia. Khi đọc được những lá thư như vậy thì tự nhiên nguồn năng lượng rất là nuôi dưỡng, rất là hạnh phúc biểu hiện. Nó gắn bó mẹ con lại với nhau. Và tự động các con mình sẽ biết hành xử như thế nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đó là báo hiếu mà mình không cần phải dạy con. Mình chỉ cần sống được như vậy thôi.
Thầy Pháp Đăng nói thiền là sống, chớ không phải là nghĩ, không phải là bắt chước. Đạo Phật của mình là đạo sống chứ không phải đạo thờ, đạo sống chứ không phải đạo tụng, đạo sống chứ không phải đạo cầu, đạo sống chứ không phải đạo nghĩ. Nhưng mà muốn sống thì phải có cúng, có tụng, có thờ. Cái đó là thế, cái đó là phụ nhưng mà mình cần. Tại vì mình hay quên cho nên mình cần những cái đó để nhắc cho mình nhớ. Mình cần những cái đó để mình có cơ hội được thấy Phật. Nhìn Ngài thì mình thấy phải sao đó trong lòng cho nên Ngài mới dễ chịu như vậy. Nhìn hoa khôi thì còn thấy khó chịu, nhưng mà nhìn Phật thì thấy dễ chịu, bởi vì Ngài không có sức cám dỗ của hoa khôi.
Khi mà mình thở, mình cười như vậy thì mình đang tập thương mình. Lúc kia thì tức giận, hằn học, hận thù, đau đớn mà bây giờ thì thanh thản, nhẹ nhàng, tươi mát, thương được người chồng và có cách làm lớn hơn là cứu chồng, cứu con ra khỏi niềm đau nỗi khổ xưa nay. Như vậy tu là sống thật. Thật với mình và với tất cả. Sự thật là cái không bị tiêu cực tràn ngập, khống chế, sử sai, có khả năng giúp mình, giúp người và mọi thứ vượt thoát khổ đau, cho dù đang ở trong tình huống nào. Từ- Bi- Hỷ- Xả là sự thật. Sự thật thì vô lượng. Cho nên Từ- Bi- Hỷ- Xả là bốn tâm vô lượng, bốn phương diện của năng lượng tâm thân có khả năng làm đẹp cuộc đời không giới hạn. Đó là năng lượng của nếp sống thiền có mặt trong mọi sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có thể thực hiện được bây giờ và ở đây.
Nếu bạn quên mật khẩu, chúng tôi có thể tạo mật khẩu mới cho bạn.
“Dạ a lô! Ba đâu rồi vậy má?” . Sau khi tâm sự cùng má, con bắt đầu chuyển sang hỏi thăm về ba.
“Ba đi mua kẹo rồi” . Má cười vui và trả lời.
“Ba con đang cai thuốc lá đó. Ba đi mua kẹo về ngậm cho đỡ thèm đó mà!” Má chia sẻ với một nụ cười hạnh phúc đang được hiển lộ trên gương mặt của má (con thấy được qua sóng điện thoại).
Xóm Trời Quang, Thái Lan
Ba má kính thương, thầy cô bạn bè cùng tất cả những mầu nhiệm của sự sống đã và đang biểu hiện cùng con…thương quý!
Con không nghĩ rằng lá thư này con chỉ viết cho ba, cho má hay cho riêng một ai cả. Con nghĩ rằng nó biểu hiện được là do nhiều điều kiện lắm. Vì vậy nó cũng sẽ đến với tất cả chứ không đến cho một người thương riêng biệt nào cả. Con có nhiều người thương lắm, ba nè, mẹ nè, anh chị hai, rồi thằng nhóc mới sinh “cu Rồng” của anh chị hai nữa. Sư Ông, quý thầy, quý sư cô, sư chú, tăng thân khắp nơi cũng là những người mà con thương quý. Nụ hoa nhỏ đang hé nở trong bãi cỏ xanh bên cạnh khu vực mà chúng con đang xử lý rác cũng là một người bạn dễ thương đấy chứ! Mõm đá con con mà con dùng để phơi những mảnh áo cũ bỏ đi, phơi những mảnh vải ướt trước khi xếp chúng vào Bao bố chắc cũng là một người bạn dễ thương của con.
Hôm nay là ngày trăng tròn tháng sáu, tối nay đại chúng xóm Trời Quang có thời khóa “Họp hạnh phúc” theo giới phẩm. Quý thầy tỳ kheo thì cùng nhau đi thiền hành dưới ánh trăng, quý sư chú sa di thì ngồi quây quần bên ánh lửa uống trà và chia sẻ cho nhau nghe những hạnh phúc mà mình có được trong tháng qua, khi mình đang có cơ hội được sống trong gia đình xuất sĩ. Vị chủ tọa chia sẻ: “Bên cạnh những hạnh phúc trong đời sống nơi gia đình tâm linh này, thì hạnh phúc nơi gia đình huyết thống của mình cũng quan trọng lắm, huynh đệ có thể chia sẻ ra, nó sẽ giúp nuôi dưỡng cho chính mình và cho cả gia đình tâm linh nữa”.
Tối hôm nay, con ngồi yên để hồi tưởng lại mười một tháng về trước. Cũng là trong một đêm trăng tròn, nhưng đêm hôm ấy có lẽ đặc biệt hơn bởi vì đó là đêm rằm tháng bảy (rằm tháng bảy – Vu Lan). Đêm hôm ấy, ly trà đậm, ánh trăng sáng vằng vặc lơ lững trên mái tranh cùng với chiếc bàn đá xinh xắn cũ kỹ đã cùng nhau làm nên một thứ tình thương. Thứ tình thương ấy đã được thể hiện bằng những con chữ để gửi đến những vị thân sinh của mình và cả cho những ai đọc đến nó nữa. Nếu ai đã từng đọc chắc hẳn vẫn còn nhớ, trong thư có đoạn con đã viết:
“Ba kính thương, con biết phải viết gì cho ba đây. Con nhớ là mỗi khi con ngồi chơi với các sư anh sư em, nghe các vị chia sẻ về gia đình của mình, sư anh sư em chia sẻ rằng sự thực tập của họ đã giúp chuyển hóa được gia đình của mình, ba của mình giờ đây đã bỏ được rựu bia, thuốc lá cũng đã bỏ luôn rồi. Mẹ thì không còn đánh bạc nữa, mẹ biết đi chùa, rồi mẹ còn biết tổ chức cho mọi người có cơ hội tiếp xúc với con đường tâm linh nữa”.
Con ngồi nghe im lặng, trầm ngâm và con không nói gì cả. Con thầm chúc mừng cho huynh đệ. Con chỉ nhận diện rằng sự tu tập của mình còn nhiều yếu kém, đã quyết tâm buông bỏ đời sống tục lụy để mặc áo nâu đi trên con đường chuyển hóa. Vậy mà những đam mê, những tham dục vẫn còn đó. Sự chuyển hóa vẫn còn ở tốc độ của của chú rùa đang “chạy bộ” trên đường cao tốc. Vậy thì làm sao mà mình dám mở lời: “Ba ơi, hút thuốc có hại cho sức khỏe của ba lắm, ba cố gắng giảm lại và có thể bỏ hẳn nó luôn nhe ba!”
Làm sao con có thể nói lên được điều đó trong khi con vẫn còn đang chật vật và lặn ngụp xuống lên với những vướng mắc tương tợ ở một khía cạnh nào đó. Nhiều lần con đã hạ quyết tâm để tránh cách thức tiêu thụ thất niệm, nó làm hại đến sức khỏe của mình cũng như ảnh hưởng đến con đường tu học của mình. Vậy mà mười lần như mười con nào có đủ nghị lực để vượt qua. Khi điều kiện bình thường thì mình có bình an nhưng hễ duyên đến thì vẫn sa trở lại thói quen hay tập khí cũ.
Hôm nay là ngày thứ hai sau ngày đại chúng hai xóm Trời Quang và Trăng Tỏ làm lễ Đối Thú An Cư bắt đầu cho 90 ngày công phu. Con tranh thủ gọi điện về thăm gia đình. Mẹ sang thăm con từ khóa tu Sư Ông tính đến nay thì cũng đã hơn bốn tháng rồi còn gì! Vẫn như mọi lần con trò chuyện với mẹ một hồi, hỏi thăm nhau, trao đổi sự tu học… rồi cũng vậy, con dành những giây phút cuối để hỏi thăm đến ba, anh chị hai, rồi một số bà con thân quen. Nghe tin ba đang thực tập ngưng hút thuốc lá hơn một tuần rồi, con bàng hoàng và không thể tin được vào những gì mình đang nghe nữa.
“Thiệt không vậy má?” Con hỏi lại. “Vì sao vậy má?” Con hỏi tiếp. “Ừm, thì chắc cũng nhiều nguyên nhân, có thể do sức khỏe….”.
“Chắc sự đi tu của con cũng là một nguyên nhân” – má cười và chọc. Ba ơi, con xin nguyện chín mươi ngày công phu này con sẽ thúc liễm thân tâm và dành hết năng lượng thảnh thơi và bình an mà con có được để gửi cho ba. Viết đến đây con thấy mắt mình đang rưng rưng ba ạ. Con thấy cuộc sống này mầu nhiệm hơn mình nghĩ. Sự thật về “tương tức” mà con đã chia sẻ cùng ba trong lá thư trước chắc sẽ vẫn mãi bền bỉ với thời gian. Con tin như thế!
Thời gian qua con thấy sự thực tập của con không được tốt, thấy mình hướng ngoại nhiều, tâm mình ít khi yên một chỗ nên cũng ít có cơ hội nhìn lại mình. Con thấy chân con đi “như bay” trong tăng xá, đầu thì tư duy, suy nghĩ hết cái này đến cái khác không biết mệt mỏi, tay thì cặm cụi việc này việc kia. Mỗi lần như vậy con thấy được hình ảnh của bà ngoại, của ông ngoại và cả má nữa hiện lên trong con rõ lắm. Cả cuộc đời bà ngoại chỉ là phụng sự chồng con, tất bật cả ngày không có một thời gian cho riêng mình, không còn có khả năng để tiếp xúc với cái mầu nhiệm của thiên nhiên đất trời. Hôm nay, hình ảnh của một người con đi xuất gia, một người trẻ tuổi đang thực tập “bước tới thảnh thơi” đã phần nào làm cho ba mẹ trân quý hơn quãng đời còn lại của mình. Nghe ba má đi chơi đây đó Vịnh Hạ Long – Sa Pa – leo núi Yên Tử, trong con có hạnh phúc nhiều lắm lắm!
Ba má biết không, con ở tu viện có rất nhiều hoạt động nối tiếp nhau cả ngày tu – học – làm việc – chơi. Nếu không khéo thì con cũng sẽ đánh mất mình như chơi, cũng sẽ quần quật như bà ngày xưa, cũng sẽ để tháng ngày tiếp tục trôi qua oan uổng! Vì vậy mỗi lần mà con nhận thấy bà ngoại, ông ngoại đang xuất hiện trong con thì lập tức con “trò chuyện” với ông bà ngay. “A! Con chào bà ngoại, con cám ơn bà ngoại đã trao truyền cho con đức cần cù, nhẫn nại”. “A! Con chào ông ngoại, con cám ơn ông ngoại đã cho con một khả năng tư duy để con có thể thích ứng với cuộc sống và công việc hàng ngày”. Tuy nhiên, ngoại ơi con muốn làm khác hơn một chút, vì con là người xuất sĩ, ngoại ạ!
Con thấy trong cái “cần cù nhẫn nại” ấy có ẩn chứa cái lo lắng cái thấp thõm lo sợ cũng như cái vội vàng để cho xong công việc, con sẽ thay nó bằng cái chất liệu của “an trú” bà nhé. Còn trong cái “tư duy” nhanh nhẹn của ông, con thấy công việc đang ngự trị cái “tư duy” ấy, đối với ông công việc là trên hết, con sẽ đưa vào cái “tư duy” đó chất liệu của “đã về đã tới” ông nhé. Nó sẽ giúp con có nhiều tự do hơn, giúp con có khả năng tiếp xúc được với sự sống nhiều hơn.
Ba kính thương, không phải là con không thấy hình ảnh của Ba đâu, mà con đang muốn dành những dòng cuối thư này để bộc bạch cùng ba. Mỗi khi con sử dụng một lời nói dễ thương, lời nói nâng đỡ, lời nói động viên khuyến khích đối với bạn đồng tu của mình là con thấy ngay được Ba đang ở trong con. Hạt giống này giúp cho con hòa mình được vào đoàn thể mà con đang sống một cách dễ dàng hơn. Con cám ơn ba nhiều lắm! Tuy nhiên mỗi khi con cầm ly cà phê lên thì con cũng thấy được ba. Nhâm nhi tách trà “hương lài – loại I Trà Vinh” vào mỗi trưa ngủ dậy thì con cũng thấy được ba.
Ba biết không đến bây giờ con vẫn còn đang bị chi phối nhiều bởi tham dục (năm dục). Nó làm cho con không có nhiều khả năng để tiếp xúc với sự sống như các bậc thiện tri thức (người có tu tập) khác. Con đã thực tập nhiều cách lắm: Con tập ngồi yên theo dõi hơi thở bụng. Thở vào con thấy bụng con phình lên, thở ra con thấy bụng con xẹp xuống. Sau vài phút con làm cho những tham dục trong con êm dịu lại, thân tâm con được an tịnh hơn. Con tập ngồi yên để nhìn vào sự xuất hiện và quá trình chi phối của tham dục ấy trong con. Con nhìn chỉ để theo dõi mà không tác động gì đến nó cả. Rồi con tiếp tục tập nhìn sâu vào cái tham dục của mình để thấy được gốc gác của nó. Con thấy những tham dục ấy cũng chính là con, cũng chính là ông, là bà, là ba hay là má. Không chỉ nó có khi con mới sinh ra, có lẽ cũng không chỉ bắt đầu từ lúc ba, má trao truyền lại cho con, mà nó là cả quá trình của ngàn đời sinh diệt và tiếp nối.
Vì vậy cho nên con thực tập chuyển hóa chúng có lúc cũng thành công mà thất bại thì cũng dài dài, hihi… Ba biết không, nụ cười ấy là nụ cười của không lo lắng đó ba ạ. Bởi vì xung quanh con còn có Thầy Tổ, có Sư Ông, có các bạn đồng tu, con cũng có pháp môn, có con đường hành trì rất rõ ràng. Vậy thì con cần gì phải lo lắng nữa? Mỗi lần nghĩ đến điều ấy là con cảm thấy mình được ôm ấp được nuôi dưỡng nhiều lắm! Đó là “tương tức” đúng không ba?
Ba ơi, mỗi lần mà ba cảm thấy mình không thể vượt qua được sự thúc đẩy của ham thích thì ba hãy nghĩ đến má, đến anh chị hai và đến con nữa nhe ba. Bức thư pháp “hiện pháp lạc trú” mà Sư Ông tặng, con đã dặn má rất kỹ là đem về phải tìm một khung hình thật đẹp và treo trong phòng làm việc của ba. Có thể ba không hiểu ý nghĩa của câu ấy thì cũng không sao. Miễn sao nhìn nó là ba thấy con là được rồi. Với ánh sáng của “tương tức” thì khi thấy con, ba sẽ thấy được Sư Ông của con, Thầy của con, tăng thân mà con đang nương tựa và cả sự hành trì mà chúng con đang thực hiện nữa! Tất cả các năng lượng đó sẽ đến với ba thật là nhanh, nhanh hơn cả vận tốc của ánh sáng (3.108m/s) nữa. Con có niềm tin nơi con, nơi phương pháp thực tập và ba cũng không phải là một ngoại lệ trong niềm tin của con! Nguyện ngày an lành đêm an lành!
Đêm nay trời thật nhiều mây
Nhưng dường như con vẫn thấy
Ánh trăng vằng vặc trên cao.
Tuy cách nhau nhiều dặm đường
Nhưng dường như con vẫn thấy … ba
Và dường như ba vẫn thấy … được con!
Con – Trời Linh Thứu