Lá thư Làng Mai 39 – 2016

Đỉnh cao gió gọi

Chân Pháp Biểu

Thầy Pháp Biểu là người Ý, xuất gia năm 2008 trong gia đình Cây Sen Trắng lúc 19 tuổi. Ngoài tiếng mẹ đẻ, thầy còn sử dụng được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt, và rất thích học hỏi chữ Hán để có thể hiểu được kinh điển từ Hán tạng. Dưới đây là bài viết thầy chia sẻ về một kỷ niệm học chữ Hán, BBT chuyển ngữ từ tiếng Anh.

 

Một trong những niềm vui lớn trong đời tu của tôi là được học chữ Hán. Lúc còn nhỏ, vẻ đẹp của những nét chữ ấy đã khiến tôi thích thú. Tôi muốn học, nhưng tôi nghĩ ước mơ ấy khá xa vời, khó mà thực hiện được. Sau khi xuất gia, suốt bảy năm qua, tôi đã có rất nhiều hứng khởi, nhiều cái thấy sâu sắc khi có cơ hội học thêm chữ Hán. Gần đây, tôi để nhiều thời gian cho việc học chữ Hán. Tôi làm mới lại cảm hứng này qua một vài cách học khác nhau, cho đến khi tình cờ bắt gặp được một bài thơ.

Mặc dầu không có kinh nghiệm gì về thi ca Trung Hoa, tôi thấy mình rất may mắn khi tìm thấy bài thơ ngắn này. Bài thơ thật sự đã chạm tới một cảm giác sâu kín trong tôi. Chắc hẳn bạn cũng sẽ tìm thấy một cảm giác tương tự như vậy.

Bài thơ của Khâu Vi (khoảng 709-804), một thi sĩ đời Đường, đã được chọn đăng trong tập Ba trăm bài thơ Đường, một trong những tập thơ rất nổi tiếng.

   

絕頂寧챕늙   

殮힛枷쟁   

森關無墓僕   

窺杆顆갭幾   

흼렷쏀뀜車   

應角釣헬彊   

뀌넥꼇宮見   

黽춤왕嵐岺   

꿇劤黛櫓   

漑聲功눗裡   

섟茲폡聃絕   

菱璃盪懃랐   

雖無賓寮雷   

頗돤헌淨잿   

興盡렘苟   

부극덤裂綾   

 

Ẩn sĩ tìm không gặp

Trèo non vài mươi dặm

Đỉnh cao một liếp tranh

Gõ cửa người đâu vắng

Chỉ thấy chiếc bàn không

Người mùa thu câu cá

Hoặc dạo chơi non bồng

Chậm chân không gặp mặt

Mà chẳng chút chờ mong

Mưa thu sắc cỏ đổi

Tùng reo vọng bên song

Một mình bóng đêm phủ

Tâm cảnh bỗng dung thông

Không ý khách ý chủ

Sạch trong vẹn một lòng

Thấu đỉnh non, xuống núi

Đợi gì, chủ nhân ông!

(Thầy Nguyên Tịnh dịch)

 

Chính kinh nghiệm được diễn tả trong bài thơ là một trong những điều mà tôi luôn thấy qua Thầy của mình. Tôi đã từng nghĩ rằng, kinh nghiệm giống như trong bài thơ này diễn đạt chỉ là kinh nghiệm của riêng Thầy. Cho đến khi tôi đọc được vài dòng trong bài thơ trên, tôi bất chợt nhận ra rằng, đã có vô số ẩn sĩ và vô số người lên núi tìm các vị như vậy.

Tám câu đầu của bài thơ miêu tả khung cảnh và mục đích của tác giả. Khâu Vi mong ước được gặp vị ẩn sĩ, đã leo mười dặm đường núi mà không dừng để nghỉ ngơi. Có thể ông đã mất khoảng nửa ngày đường mới lên đến ẩn am. Bạn có thể tưởng tượng ra sự thất vọng của ông khi gõ cửa chòi lá nhỏ nơi ẩn sĩ ở và không ai trả lời. Nhìn qua khung cửa sổ, ông chỉ thấy căn phòng trống với một chiếc bàn đơn sơ. Có thể ông đã đứng gần khung cửa rất lâu, hy vọng vị ẩn sĩ sẽ trở về.

Người mùa thu câu cá
Hoặc dạo chơi non bồng
 

Ông tự hỏi vị ẩn sĩ lúc đó đang làm gì? Câu hỏi này bất chợt mở rộng tầm nhìn của ông. Sự việc vị ẩn sĩ không có đó đã mở ra nhiều giả thuyết, rằng vị ấy hiện có thể có mặt ở bất cứ nơi nào: phía sau một cội cây già, bên một vách núi, đang trên một cỗ xe gỗ nhàn du, hoặc đang thả câu bên một bờ hồ lặng lẽ đâu đó. Mong cầu duy nhất của tác giả khi lên đến đỉnh núi là gặp được vị ẩn sĩ đang ở trong am tranh của mình. Đến nơi, căn phòng vắng, vị ẩn sĩ không có mặt ở đó cho nên cơ hội để gặp được người có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đỉnh Tây Sơn.

Chậm chân không gặp mặt
Mà chẳng chút chờ mong
 

Ngay trong giây phút Khâu Vi chấm dứt sự tìm cầu, vị ẩn sĩ bắt đầu biểu hiện tất cả vẻ đẹp của mình. Và đây là nội dung tám câu cuối của bài thơ, miêu tả sự gặp gỡ trực tiếp giữa tác giả với đứa con của núi rừng.

Mưa thu sắc cỏ đổi
Tùng reo vọng bên song
Một mình bóng đêm phủ
Tâm cảnh bỗng dung thông
 

Khâu Vi không còn phải đợi chờ nữa. Ông đang có mặt một cách trọn vẹn và đang tiếp xúc sâu sắc với tất cả các giác quan của ông. Bóng đêm từ từ bao phủ, bao phủ ông và bao phủ khắp nơi. Đứng bên song cửa am lá, cảm nhận mỗi sự vật xung quanh, tác giả thấy tâm hồn mình cũng được bao phủ bởi vẻ đẹp và sự bình an toát ra từ núi rừng.

Không ý khách ý chủ
Sạch trong vẹn một lòng
Thấu đỉnh non, xuống núi
Đợi gì, chủ nhân ông!
 

Khi chủ nhà không có đó thì khái niệm khách thăm cũng biến mất. Hai ý niệm đã không tồn tại thì Khâu Vi cuối cùng, có cơ hội tiếp kiến với vị ẩn sĩ. Vì không còn kẹt vào các ý niệm hoặc kỳ vọng nào nữa, sự gặp gỡ đã xảy ra ngoài phạm vi thời gian và không gian. Khi tất cả ý niệm được buông bỏ, một cảm giác hạnh phúc, bình an và thỏa mãn được biểu hiện trong trái tim ông. Không còn sự ngăn cách giữa hai người, tác giả nói: Sạch trong vẹn một lòng.

Ông diễn tả tuệ giác này như là việc leo lên đỉnh núi. Khi không còn điểm nào cao hơn nữa thì việc còn lại phải làm là leo xuống mà không mong đợi, không hối hận bất cứ điều gì. Câu thơ cuối ướp đầy sức mạnh, năng lượng và sự quyết tâm của tuệ giác mới: Đợi gì, chủ nhân ông!

Câu thơ cuối cứ đọng lại mãi trong tôi từ lúc tôi đọc được bài thơ này. Một phần như gợi ý để tôi tự hỏi mình: “Tại sao tôi phải mong chờ để gặp vị ẩn sĩ của tôi?” Hoặc tôi có thể nói thẳng thắn hơn: “Tại sao tôi phải đợi Thầy trở về để tôi có cơ hội gặp mặt? Tại sao tôi phải mong chờ Thầy của tôi nói pháp thoại trở lại hoặc ngồi đó và đãi trà cho chúng tôi để tôi có dịp ngồi chơi với Thầy?”

Ở xóm Thượng, tôi đang có cơ hội sống trên đỉnh núi cao. Mỗi ngày, tôi được dạo chơi nơi con đường huyền thoại. Tiếng gió xuyên qua những hàng tùng xanh tạo nên một âm thanh khiến cho ta không thể không chú ý đến. Như thể có ai đó đang gọi tên tôi, tôi không thể nào cứ thản nhiên mà đi tiếp được. Tôi cần dừng lại một lát và lễ phép hỏi ai đó ít nhất một vài câu: “Xin chào, bạn là ai? Bạn từ đâu đến vậy?” Tôi đợi cho ai đó cười vang với những câu hỏi ngớ ngẩn của tôi rồi tôi lại tiếp tục bước đi. Một sự tiếp xúc thật đơn sơ, tuy thế đã làm cho trái tim tôi ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Những cuộc gặp gỡ như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tôi còn mong đợi gì hơn nữa?

Sau khi đọc xong bài thơ này, tôi thấy biết ơn tác giả rất nhiều vì bài thơ đã gieo một hạt giống thật sâu vào tâm thức tôi. Tôi ý thức rằng, hiện giờ hạt giống đang nằm đó thì tôi còn gì phải lo sợ? Tôi nghĩ mình nên tiếp tục sống đời sống của mình cho trọn vẹn. Có lẽ chỉ nên ý thức thêm một chút rằng, mỗi ngày tôi đều được hiến tặng cơ hội để có thể gặp vị thầy của mình và, gặp được hay không, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào tôi mà thôi.