Phong trào Wake up

http://www.wkup.org

Wake Up! Tên một phong trào dành cho các bạn thanh niên Phật tử và không Phật tử do Thầy Làng Mai phát động vào mùa hè năm 2008. Tiếng Việt có thể dịch là Thức dậy đi! Ý tưởng xây dựng phong trào bắt nguồn từ buổi sinh hoạt giữa Sư Ông và tăng đoàn Làng Mai với trên 500 học sinh trung học ở thành phố Napoli trong chuyến hoằng pháp tại Ý mùa xuân năm 2008, trong đó các bạn trẻ tham dự rất tích cực, hỏi những câu hỏi rất thực tế và tỏ ra rất khao khát học hỏi chánh pháp. Điều này đã gây cảm hứng lớn cho Thầy và Tăng thân nên trong khoá tu mùa hè 2008, Thầy đã khuyến khích thiền sinh từ hơn 40 quốc gia có mặt trong khoá tu về tổ chức tại nước mình những Đoàn thanh niên Phật tử (và Không Phật tử) phục vụ cho một xã hội lành mạnh và từ bi (tiếng Anh là Young Buddhists (and non-Buddhist) for a Healthy and Compassionate Society). Sự thực tập chính của Đoàn là Năm phép thực tập chánh niệm (Năm giới) và những pháp môn căn bản của Làng Mai có tác dụng giúp chuyển hoá, hoà giải và chữa lành để giúp các bạn trẻ có thể vượt thoát những vấn đề khó khăn, bế tắc của người trẻ trong xã hội hiện đại. Một số thầy và sư cô trẻ của Làng Mai đang yểm trợ và nâng đỡ hết lòng cho việc thành lập các đoàn thanh niên như thế tại các nước. Phong trào có địa chỉ trang nhà là http://wkup.org và địa chỉ điện thư wkupnow@gmail.com. Trên trang nhà có tài liệu “Đạo Bụt của người trẻ” và nhiều tư liệu hữu ích cho sự tổ chức, học hỏi và thực tập của đoàn.

 

Đây là nguyên văn tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt bài viết của Sư Ông gửi các bạn trẻ.

“Wake up! – Young Buddhists (and non-Buddhists) for a Healthy and Compassionate Society
YBHCS (Young Buddhists for a Healthy and Compassionate Society) is a community of young Dharma practitioners who want to help their society which is overloaded with intolerance, discrimination, craving, anger and despair.
Their practice is the Five Mindfulness Trainings, ethical guidelines offered by the Buddha; the most concrete practice of true love and compassion, clearly showing the way towards a life in harmony with each other and with the Earth. If you are a young practitioner you are urged to join the YBHCS in your country. We may feel anger and frustration when we see the environmental degradation caused by our society and we feel despair because we don’t seem to be strong enough individually to change our way of life. The YBHCS offers us a way to pool our energy and act in synchrony. Let us get together and form local chapters of the YBHCS. Our collective practice will surely bring transformation and healing to individuals and society. Let us get in touch with young practitioners from Plum Village, both monastic and lay, to get more support and information.
Buddhism needs to be recognized as a source of wisdom, a long tradition of the practice of understanding and love and not just of devotion. The spirit of the Dharma is very close to the spirit of Science; both help us cultivate an open and non-discriminating mind. You can join the YBHCS as a Christian, a Jew, a Muslim, an agnostic or an atheist. The practice of maitri, of loving kindness, the practice of sisterhood and brotherhood, is at the foundation of the Dharma.
When members of the YBHCS come together they like to hang out and connect with each other. They listen to a Dharma teaching, participate in a Dharma sharing, recite the Five Mindfulness Trainings and do sitting and walking meditation. The practice helps them to release the tension in their bodies and their feelings, to live more deeply and enjoy more each moment of their daily lives, and to use compassionate listening and loving speech to help restore communication and reconcile with other people, and help others in society to do the same.
Dharma sharings help us to share our practice with each other, to deepen our understanding of the Five Mindfulness Trainings and to find more appropriate ways to apply them right away in our daily lives and so change society in the direction of compassion and harmony. Together we can discover many concrete ways to help, such as:

•offering guided relaxation sessions to our classmates before exams
•organizing sessions of conflict resolution and reconciliation amongst our friends and within our families
•organizing sessions of sitting, walking and eating meditation with our friends and classmates
•helping our schools and colleges to move towards more mindful consumption (for example contacting organic suppliers or setting up fair-trade vending machines)
•promoting Car Free Days
•facilitating Deep Ecology workshops to help us wake up to the situation of the planet
•creating organic vegetable gardens in our schools, colleges, and urban centres
•using the tools and insights of Buddhism to help friends struggling with addiction and dependency
•working together with local charities to help those in need, and supporting aid projects in the developing world

The YBHCS can also organise camps and retreats so that many others, young and less young, can come and share the practice of joyful and mindful living, and so we can all nourish ourselves through contact with nature.
The Five Mindfulness Trainings encourage everyone to live in such a way that our Planet Earth will be able to survive for a long time. These Trainings are the foundation of the lives of the members of the YBHCS and represent their ideal of service. Mindfulness, concentration and insight are the energies we cultivate through our practice and that can bring about tolerance, non-discrimination, understanding and compassion.
In the last three decades Plum Village has helped to train many young people in Europe, North America and Asia in this way. Now it is possible to set up chapters of the YBHCS in each town and country. Please report to us in Plum Village what you are planning to do and what you are trying to achieve. We shall do our best to support you.
You can contact us now with your ideas and any suggestions at ybhcs1@gmail.com”

Bản dịch tiếng Việt

“Đoàn Thanh Niên Phật Tử và không-Phật tử cho một Xã hội Lành Mạnh và Từ Bi (YBHCS) là đoàn thể của những thanh niên trẻ đang hết lòng thực tập theo giáo lý đạo Bụt với ước vọng bằng sự thực tập của mình giúp xã hội chuyển hoá những kỳ thị, hận thù, tham đắm, giận hờn và tuyệt vọng.

Phương pháp thực tập của Đoàn là Năm phép thực tập chánh niệm (năm giới) do chính Đức Bụt trao truyền lại. Thực tập Năm Giới là biểu hiện cụ thể nhất của tình thương và lòng từ bi, và cũng là con đường sáng đẹp đưa tới cuộc sống hoà hợp với mọi người, mọi loài và với Mẹ Trái Đất. Bạn là những thanh niên đang khao khát đóng góp sức mình để giúp đời. Bạn giận dữ và xót xa khi phải chứng kiến cảnh môi trường sống đang bị tàn phá do chính cách sống của chúng ta trong xã hội ngày nay, bạn tuyệt vọng vì thấy dường như cá nhân mình không đủ sức mạnh thay đổi lối sống hiện tại. YBHCS ra đời chính là để hợp nhất những nguồn năng lượng trẻ và những trái tim đang cùng nhịp đập, để chúng ta có thể cùng nhau hành động. Sự thực tập của cả một cộng đồng chắc chắn sẽ đem tới sự chuyển hoá và chữa lành cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội. Xin mời bạn hãy tham gia thành lập các Đoàn Thanh Niên Phật Tử (và không Phật tử) cho một Xã hội Lành Mạnh và Từ Bi tại quốc gia mình, tại địa phương mình, cùng nhau xây dựng điều lệ cho Đoàn và cùng sát cánh với quí thầy, quí sư cô và các bạn trẻ ở Làng Mai để được yểm trợ và có thêm thông tin.

Đạo Bụt cần được phải được nhìn nhận lại như một nguồn tuệ giác, một truyền thống thực tập tình thương và sự hiểu biết đã được trao truyền qua bao nhiêu thế hệ, chứ không phải một tín ngưỡng đơn thuần. Tinh thần của giáo lý Đạo Bụt không khác tinh thần của Khoa học hiện đại bao nhiêu, đó là tinh thần cởi mở và không kỳ thị. Bạn có thể tham gia YBHCS, không phân biệt nguồn gốc tín ngưỡng, tôn giáo, dù bạn có tôn giáo hay không, dù bạn là tín đồ Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Do Thái. Chúng ta cùng đến với nhau thực tập Từ bi và Tình huynh đệ, vì đó chính là nền tảng của giáo lý đạo Bụt.

Thành viên của YBHCS cùng thực tập và cùng chơi với nhau. Chúng ta cùng lắng nghe giáo lý, cùng tham dự các buổi pháp đàm, cùng nhau đọc tụng Năm Giới, cùng nhau ngồi thiền và đi thiền hành. Sự thực tập sẽ giúp chúng ta buông thư những căng thẳng trong thân thể và trong cảm xúc để chúng ta có thể sống sâu sắc hơn và biết tận hưởng từng phút giây trong cuộc sống hàng ngày, để chúng ta có khả năng thiết lập lại truyền thông và hoà giải với những người xung quanh nhờ biết lắng nghe với tâm từ bi và nói năng bằng lời ái ngữ. Khi đã thực tập được cho mình, ta sẽ giúp người khác cũng thực tập được như vậy.

Những buổi pháp đàm giúp chúng ta chia sẻ kinh nghiệm thực tập với nhau, cùng giúp nhau hiểu sâu thêm về Năm Giới và khám phá thêm nhiều phương pháp áp dụng Năm Giới vào cuộc sống hàng ngày, nhờ đó chúng ta có thể chuyển xã hội đi về hướng từ bi và hoà hợp.

Thực tập với đoàn thể và tăng thân, chúng ta sẽ có khả năng khám phá thêm nhiều phương pháp thực tập cụ thể, như:
– Tổ chức thiền buông thư cho các bạn trong lớp trước các buổi thi
– Tổ chức những buổi hoà giải giữa các bạn và trong gia đình
– Tổ chức những buổi ngồi thiền, đi thiền và ăn cơm im lặng cho bạn bè.
– Giúp tổ chức trường học của mình theo hướng tiêu thụ có chánh niệm (ví dụ như liên hệ với những nhà cung cấp sản phẩm hữu cơ, thiết lập quan hệ mua bán máy móc lành mạnh và công bằng)
– Thực tập ngày Không Xe Hơi
– Tổ chức những buổi hội thảo về môi trường để thức tỉnh mọi người về tình trạng môi trường trái đất.
– Thành lập những khu vườn trồng rau sạch trong trường học hay ở những khu trung tâm đô thị.
– Áp dụng tuệ giác và phương tiện thiện xảo của đạo Bụt giúp bạn bè vượt qua tình trạng nghiện ngập và sống phụ thuộc.
– Hợp tác với các trung tâm từ thiện tại địa phương giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn và yểm trợ những chương trình từ thiện cho các nước đang phát triển.

YBHCS cũng tổ chức các khoá tu, những buổi đi cắm trại để cả những người tuổi không còn trẻ cũng có thể tham gia và chia sẻ sự thực tập sống chánh niệm và an lạc. Chúng ta cùng nuôi dưỡng nhau qua việc tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường.

Năm phép thực tập chánh niệm mở bày cho chúng ta cách sống giúp bảo tồn Trái Đất. Năm giới là nền tảng cho cuộc sống và đồng thời thể hiện lý tưởng phụng sự của đoàn viên YBHCS. Niệm – Định – Tuệ là những nguồn năng lượng chúng ta chế tác được bằng sự thực tập và những nguồn năng lượng này sẽ đem lại lòng bao dung, sự không kỳ thị, hiểu biết và từ bi.

Trong suốt gần ba thập niên qua, tăng thân Làng Mai đã giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiều bạn trẻ Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á thực tập theo hướng đi trên. Hiện nay chúng ta có khả năng thành lập các Đoàn Thanh Niên Phật Tử cho một Xã hội Lành Mạnh và Từ Bi tại từng địa phương hay từng quốc gia. Mong các bạn chia sẻ với tăng thân Làng Mai kế hoạch và mong muốn của các bạn. Chúng tôi sẽ hết lòng yểm trợ.

_____________

Xem bài >>Đoàn thanh niên Phật tử Âu châu với ước mơ làm đẹp cuộc đời>>

Wake Up

Wake Up! Tên một phong trào dành cho các bạn thanh niên Phật tử và không Phật tử do Thầy Làng Mai phát động vào mùa hè năm 2008. Tiếng Việt có thể dịch là Thức dậy đi! Ý tưởng xây dựng phong trào bắt nguồn từ buổi sinh hoạt giữa Sư Ông và tăng đoàn Làng Mai với trên 500 học sinh trung học ở thành phố Napoli trong chuyến hoằng pháp tại Ý mùa xuân năm 2008, trong đó các bạn trẻ tham dự rất tích cực, hỏi những câu hỏi rất thực tế và tỏ ra rất khao khát học hỏi chánh pháp. Điều này đã gây cảm hứng lớn cho Thầy và Tăng thân nên trong khoá tu mùa hè 2008, Thầy đã khuyến khích thiền sinh từ hơn 40 quốc gia có mặt trong khoá tu về tổ chức tại nước mình những Đoàn thanh niên Phật tử (và Không Phật tử) phục vụ cho một xã hội lành mạnh và từ bi (tiếng Anh là Young Buddhists (and non-Buddhist) for a Healthy and Compassionate Society). Sự thực tập chính của Đoàn là Năm phép thực tập chánh niệm (Năm giới) và những pháp môn căn bản của Làng Mai có tác dụng giúp chuyển hoá, hoà giải và chữa lành để giúp các bạn trẻ có thể vượt thoát những vấn đề khó khăn, bế tắc của người trẻ trong xã hội hiện đại. Một số thầy và sư cô trẻ của Làng Mai đang yểm trợ và nâng đỡ hết lòng cho việc thành lập các đoàn thanh niên như thế tại các nước. Phong trào có địa chỉ trang nhà là http://wkup.org và địa chỉ điện thư wkupnow@gmail.com. Trên trang nhà có tài liệu “Đạo Bụt của người trẻ” và nhiều tư liệu hữu ích cho sự tổ chức, học hỏi và thực tập của đoàn.

Điểm danh

Mỗi buổi sáng, khi có hai giờ đầu của một lớp học, Henri phải điểm danh học sinh. Henri vào lớp sớm năm phút để xếp bàn ghế học sinh cho ngay thẳng.

Thường thường Henri nhờ thêm một vài học sinh của lớp ấy giúp Henri, dạy chúng xếp bàn ghế trong chánh niệm, nghĩa là xếp bàn ghế vào chỗ nhất định không gây tiếng động, nâng chiếc bàn chiếc ghế nhẹ nhàng, vừa thở vừa cười nhẹ.

Xếp xong bàn ghế, Henri ngồi vào ghế mình chờ học sinh đến đông đủ. Khi học sinh bước vào lớp, thấy Henri ngồi yên thở, chúng mỉm cười, tự động đi nhẹ nhàng đến chỗ của chúng để khỏi quấy rầy Henri. Chờ chúng ngồi vào chỗ xong, luôn luôn với nụ cười, Henri điểm danh. Henri kêu tên từng học trò, nhìn vào mặt nó. Đứa được kêu tên, đứng dậy, hô lớn Présent (hay Présente), nghĩa là Có mặt, chắp tay xá và mỉm cười. Henri cũng chắp tay xá, mỉm cười và ghi vào sổ.

Vào giờ học đầu năm Henri đã giải thích cho học sinh nghe tại sao Henri muốn chúng nó trả lời Présent, chớ không nói “ici” hay “yes”, hay “oui”.

Nguồn: Delphine Roucaute – Le Monde

Henri nói: “Các con (mes enfants), thầy muốn các con hô lớn tiếng “Présent” là vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, tiếng Présent đánh dấu sự có mặt của các con, của học sinh. Sự có mặt của học sinh trong lớp toán rất quan trọng cho sự chuyển động guồng máy của lớp học và một học sinh được xem là một bộ phận của guồng máy ấy. Khi một bộ phận vắng mặt, guồng máy sẽ chạy yếu ớt nêu không nói là ngưng trệ. Học toán, học trò cần phải có mặt thường xuyên vì bài này liên quan đến bài kia. Nếu vắng mặt sẽ có một lỗ trống trong chương trình, tất nhiên vào giờ sau, sẽ gây xáo trộn trong lớp học và thầy phải mất thời giờ nhắc lại, nhắc đi, lớp học sẽ trì trệ, không đủ thời giờ cần thiết để đào sâu những phần cần thiết.

Thứ hai, sự có mặt (la présence) của học sinh, của các con tất nhiên đưa đến sự có mặt của thầy (Henri). Có học sinh, có thầy là có lớp học ở Toronto French School, có thành phố Toronto của tỉnh bang Ontario, cũng có tỉnh bang Ontario của Canada, cũng có Bắc Mỹ, cũng có Mỹ Châu, cũng có Năm Châu, cũng có Trái Đất, cũng có Thái dương hệ, cũng có Mặt trời, các vì Tinh tú, tóm lại tiếng Présent đưa từ sự có mặt của các con đưa đến sự có mặt của toàn Vũ Trụ và tiếng ấy có tầm quan trọng hết sức đặc biệt.

Thứ ba, tiếng Présent đánh dấu giờ phút hiện tại (moment présent). Đó là giờ phút tuyệt vời. Đó là sự có mặt của các con trong giờ phút này, theo học cùng các bạn, cùng thầy trong “lớp Toán trình độ cao cấp” (Advanced) của trường. Giờ phút hiện tại đang chứa đựng cả giờ phút hiện tại và vị lai. Thầy giải thích cho tất cả các con nghe tại sao: Trong quá khứ, các niên học trước, các con đã cố gắng học giỏi toán để được lựa chọn vào lớp của thầy (Henri). Từ bấy giờ trở đi, các con đã được huấn luyện về mặt kiến thức toán và đồng thời được trau dồi đức hạnh cần thiết của một học sinh để tiếp tục theo thầy ít nhất một hai năm nữa. Các con sẽ được chuẩn bị hành trang một cách chu đáo để lên đại học một cách vững vàng.

(Đến đây, Henri xin mở dấu ngoặc kể lại cho vui. Học sinh của T.F.S thi đỗ rất cao trong các kỳ thi tuyển, được vào các đại học lớn bên Mỹ như M.I.T, Princeton, Harvard, các đại học bên Anh như Oxford, Cambridge, các đại học lớn ở Canada như U of T, Waterloo, McGill v.v…

Một buổi sáng ông giám đốc dẫn đến lớp Henri hai ông tây râu ria xồm xoàm, rất uy nghi. Ông nói đây là hai giáo sư ở M.I.T qua thăm trường và xin được vào tham dự lớp Henri dạy. Henri hỏi lý do, ông giám đốc nói, năm vừa qua, học trò T.F.S ở M.I.T quá xuất sắc, vượt xa các sinh viên khác. Trường đại học hỏi chúng đã được học với ai, chúng nó trả lời: đã được huấn luyện bởi giáo sư Henri và do đó hai giáo sư được qua Toronto để xin xem Henri dạy. Henri biết làm sao đây? bèn mời hai đại giáo sư vào lớp xem. Henri tưởng hai ông ngồi vài phút thôi, ai dè hai ông lại ngồi suốt cả buổi học, luôn cả giờ, còn lấy sổ tay ra ghi ghi chép chép nữa làm Henri phát ớn. Cuối giờ, hai ông ấy đi ra, bắt tay Henri và chua một câu: “Chúng tôi hiểu tại sao học sinh của ông rất giỏi như vậy”. Henri hỉnh mũi và cũng hú hồn!!!)

Xin kể tiếp lời nói của Henri với học sinh:

Lý do thứ tư, khi các con hô lên tiếng “Présent” làm thầy nhớ đến khi thầy đi lính bên Pháp. Mỗi buổi sáng chào cờ, khi chào súng, người sĩ quan hô lệnh: “Présentez -arme” đó là lời hô: “Chuẩn bị – chào”. Ở đây, qua tiếng hô “Présent” các con cũng chuẩn bị. Đó là chuẩn bị nhìn kỹ những điều thầy viết lên bảng, nghe kỹ những điều thầy giảng. Các con cũng sẵn sàng tìm hiểu những điều thầy muốn trao truyền cho các con rồi từ đó, các con mới học cách áp dụng những lý thuyết vào những bài toán một cách thuần thục. Đó là các con chuẩn bị chu đáo cho các cuộc thi sau này. (Tôi muốn nói cho chúng biết cách áp dụng Văn – Tư – Tu khi học toán). Ngoài ra, các con cũng chuẩn bị chiến đấu chống những tật xấu như sự lười biếng, sự chán nản, sự ganh tỵ, sự buồn phiền v.v…

Tiếp đến, thứ năm, khi các con hô lớn tiếng “Présent”, đứng dậy, chắp tay xá và mỉm cười, đó là các con tặng thầy một món quà (you give me a present). Món quà đó là nụ cười tươi mát của các con. Món quà đó là các búp sen trong hai tay chắp lại của các con. Các búp sen ấy nói lên lời thầy có đủ sức khoẻ để dạy các con. Thầy cũng mỉm cười và chắp tay xá lại các con, có nghĩa là thầy cũng tặng lại các con những lời chúc tụng chân thành của thầy”.

Kết luận: Henri để ý rằng, buổi sáng nào có hai giờ đầu mà Henri phải điểm danh, học sinh rất vui sướng hô “Présent”. Chúng xem đó như là một buổi chào cờ long trọng và nét mặt chúng vừa nghiêm trang, vừa tươi mát, thật dễ thương.

Mùa tựu trường, 1994

 

Bài cùng tác giả:

1. Thiền trong lớp học

2. Sự chuyển hóa của pháp môn Thở và Cười

3. Vòng tay tình thương

4. Hạnh Lắng Nghe

Hạnh Lắng Nghe

Năm học vừa qua (1994), trong lớp 12, Henri có một học sinh tên Mandy. Đó là một học sinh cao lớn, da ngăm đen. Cha là người Phi Châu, mẹ là người Âu Châu. Mandy là một học sinh khá thông minh và chăm chỉ, luôn luôn ngồi bàn đầu nên được Henri theo dõi rất kỹ. Mandy rất trầm tĩnh.

Bỗng nhiên hai tuần liên tiếp Mandy không nộp bài làm. Henri có nhắc tới, Mandy hẹn và cũng lờ luôn. Khi hăm cho “zéro” Mandy chỉ lắc đầu và xin chịu nhận “0”. Henri ngạc nhiên và hỏi những giáo viên khác về việc học hành của Mandy, họ cũng cho hay là trong hai tuần qua, Mandy rất bê bối trong việc học hành. Mandy ngồi trong lớp như người mất hồn, không buồn ghi chép chi cả. Ban giáo sư bèn gửi giấy mời cha mẹ và Mandy tới trường một buổi, để gặp hội đồng các giáo sư của Mandy.

Trong buổi họp, cha của Mandy nói là Mandy không nghe lời ông dạy, chỉ biết nghe lời bà mẹ thôi. Còn Mandy thì nói Ba nó là một người độc tài trong gia đình. Nó muốn nói nhiều nhưng không muốn nói trong hội đồng. Nó buồn việc trong gia đình nên nó học không vô.

Có giáo sư khuyên ba Mandy không nên độc tài ở xứ Canada. Điều đó làm ông ta nổi nóng: “Tôi là người chủ gia đình. Tôi làm việc nuôi gia đình. Tôi có quyền tối thượng điều khiển gia đình.” Henri ngồi yên từ đầu cho đến cuối để nghe và tìm hiểu, thấy không khí không tốt đẹp bèn xin nói. Henri hỏi người cha: “Ông có thương Mandy không?” Ông trả lời: “Tôi thương Mandy lắm, tôi đặt hết lòng thương vào đứa con lớn của tôi”. Quay qua đứa con Henri hỏi: “Mandy có tin rằng cha thương mình không?” Mandy trả lời: “Chưa chắc”. Henri hỏi: “Mandy, có thương Ba không?” Mandy không trả lời.

Henri đề nghị: “Có những điều mà Mandy cần giãi bày cho ba biết và có những điều mà ba của Mandy cũng cần thổ lộ với Mandy. Vậy thì ngày thứ sáu này, ông cha nên cho cậu con Mandy một cơ hội nói hết nỗi lòng của Mandy ra với ông và ông phải ngồi tuyệt đối im lặng để nghe, không phản ứng, không phán xét, ông phải suy nghĩ trong ba ngày những điều Mandy đã thổ lộ. Sau ba ngày, đến lượt Mandy phải ngồi nghe ông cha phân trần phải quấy và cũng không phản ứng và không phán xét. Sau đó hai cha con sẽ suy nghĩ thật kỹ những điều đã nghe và ba ngày sau hẹn gặp nhau lại.”

Điều rất hay là hai cha con bằng lòng thử thực tập Hạnh Lắng Nghe. Mandy nghỉ học luôn một tuần sau đó.

Một tuần sau, Mandy trở vào lớp học, gương mặt sáng rỡ, có nụ cười trên môi. Henri hỏi:

    • Kết quả ra sao Mandy?

Mandy nói như muốn khóc:

    • Mon père m’a embrassé (ba tôi đã ôm tôi)

Chỉ nói có thế là Henri hiểu hai cha con đã tha thứ và thông cảm nhau rồi sau khi đã lắng nghe và hiểu rõ nỗi lòng của nhau.

Mandy bấy giờ trở lại học chăm chỉ, xin được nộp các bài đã trễ và xin Henri giúp đỡ giảng lại các bài đã mất trong mấy tuần qua. Henri giúp đỡ giảng lại các bài đã mất trong mấy tuần qua. Henri rất vui lòng (tuy hơi mệt) dạy thêm cho Mandy để nó bắt kịp các bạn. Kết quả rất khả quan. Điểm các bài thi trong thời kỳ khủng hoảng chỉ có lối 45% . Bây giờ bài thi cuối năm và các bài phải nộp định kỳ đều trở lại mực bình thường của Mandy (85%).

Henri rất lấy làm hãnh diện khi được ông Hiệu  trưởng khen: “Chỉ có Henri mới có cách giải quyết quá tốt đẹp như thế”.


Bài cùng tác giả:

1. Thiền trong lớp học

2. Sự chuyển hóa của pháp môn Thở và Cười

3. Vòng tay tình thương

Vòng Tay Tình Thương

Hàng năm, trường tư thục song ngữ Toronto French School đều tổ chức lễ tốt nghiệp cho học sinh. Như các buổi lễ tương tự của tất cả các trường, phụ huynh học sinh hãnh diện đến tham dự cùng với con em của mình. Dĩ nhiên, còn có sự hiện diện của ban giám đốc trường và các giáo sư.

Năm nay, sau những thủ tục và nghi thức thường lệ, buổi lễ còn có một tiết mục thật xúc động do giáo sư Henri Kỷ Cương đảm trách. Giáo sư Henri, trưởng ban Toán của trường được mời lên diễn đàn. Ông bước ra bục, nhìn vào khán giả, mỉm cười và bắt đầu nói chuyện. Ông nói bằng tiếng Pháp, có một học sinh dịch sang tiếng Anh:

“Kính thưa quý vị phụ huynh học sinh

Các con học sinh thân mến,

Trước hết, tôi xin cám ơn ông Tổng Giám Đốc cho tôi hân hạnh giảng một bài học cuối cùng cho các học sinh tốt nghiệp năm nay. Bài học tựa đề là Sự thành công (Succès) và Giờ phút hiện tại (Moment présent).

Tôi xin kể một câu chuyện có thật của đời tôi. Tôi sinh trưởng trong một tỉnh nhỏ miền Nam Việt Nam. Ba tôi làm giáo viên. Đến năm 16 tuổi, sau khi thi đậu bằng Trung Học đệ nhất cấp, tôi xin ba má tôi cho tôi xuất ngoại du học tại Pháp vì ở Việt Nam chiến tranh liên miên. Tôi nhớ rõ ba má tôi rất phân vân. Lương của ba tôi lúc bấy giờ 120$ một tháng, vé tàu đi Pháp khoảng 800$ và còn phải mất khoảng 1000$ để lo hối lộ xin giấy thông hành. Ba tôi cho rằng tôi tiếp tục học ở Sài Gòn cũng được, nhưng má tôi quyết liệt ủng hộ việc cho tôi đi du học. Bà nói ba tôi lo giấy tờ, phần tiền bạc bà sẽ xoay sở.

Tôi biết ba má tôi sẽ hy sinh rất nhiều nên nguyện thầm sẽ cố gắng học cho mau thành tài để đền đáp công ơn cha mẹ.

Từ ngày sang Pháp, mỗi sau kỳ thi cuối năm, được tin đậu là tôi viết thư về nhà và đề ngoài góc phong bì chữ “Succès” (thành công). Khi được thơ, thấy ngay chữ succès, má tôi liền khóc vì mừng: thứ nhất, thời gian xa tôi được rút ngắn đi một năm; thứ hai, đỡ lo thêm tiền học một năm. Về phần ba tôi, chữ succès đem lại cho ông một niềm hãnh diện to tát: ông đi khoe cả trường, cả xóm làng về việc Henri thi đậu Tú Tài I, Tú Tài II, năm thứ nhất đại học v.v…

Có một năm tôi cũng thi đậu nhưng khi viết thơ về nhà quên đề chữ succès ngoài phong bì. Trong thơ má tôi gởi qua, má tôi kể lại: “Má được thơ con, má không thấy chữ succès ở ngoài, má run bắn người, rất lo âu hồi hộp. Chuẩn bị một thất vọng, má không dám mở thơ ra. Nhưng ba con bình tĩnh nói má mở thơ coi trong thơ nói gì. Lúc bấy giờ má mới phát khóc, vừa khóc vừa cười”. Còn ba tôi thì lại đi khoe…

Khi đọc thơ má tôi, tôi rất hối hận. Tôi ứa nước mắt vì đã vô tình làm cho ba má buồn, dù chỉ trong giây phút. Và đây là kết luận của phần đầu bài học:

Các con thân mến, cha mẹ các con muốn gì nơi các con khi hy sinh rất nhiều để cho các con ăn học? Cha mẹ các con không mong các con mang về tiền bạc mà chỉ mong các con đem về chữ succès. Chữ ấy có tác dụng thần diệu (Magic), có tác dụng xua tan tất cả những lo lắng, buồn phiền, mong đợi… và làm họ yên tâm về tương lai của các con.

Ngoài chữ succès rất quan trọng, còn một điều nữa cũng quan trọng không kém. Đó là tình yêu thương của các con đối với cha mẹ. Không ai chối cãi việc cha mẹ thương yêu các con và các con thương yêu cha mẹ, nhưng nhiều khi việc bộc lộ tình thương ấy không rõ rệt.

Tôi xin bộc lộ một cách biểu lộ tình thương: Thiền ôm (Hugging Meditation). Ở tây phương, việc ôm nhau là một ý nghĩa ít sâu đậm. Tôi xin giảng thế nào là Thiền Ôm.

Điều quan trọng là khi ôm, các con ôm với tất cả sự chú tâm và thành khẩn. Đứng trước mặt người mình muốn ôm, mình chắp hai tay thành búp sen, nhìn thẳng vào mặt người đó, mỉm cười và tưởng tượng rằng người ấy vừa về với mình sau bao nhiêu năm xa cách, hay một ngày nào đó, người ấy sẽ phải xa lìa mình. Các con mở rộng vòng tay ra và tất nhiên, người đối diện cũng mở vòng tay vui lòng chấp nhận cái ôm ấy. Việc đó không khó gì giữa cha mẹ và con cái. Các con nên nhớ trong khi ôm:

    • Ôm thật chặt cha hay mẹ mình, tưởng tượng thân cha mẹ và thân mình sẽ hoà làm một.

    • Thở ba hơi sâu và chậm, tưởng tượng như hơi ấm của mình và của cha mẹ mình sẽ hoà vào làm một với nhau.

    • Thì thầm rằng “Ba (má) ơi, giờ phút này con thương ba (má) lắm. (Mom, Dad, here and now, I love you so much hay En ce moment, je vuos aime tant.)

      Sau đó Henri và đứa học trò thông dịch biểu diễn Thiền Ôm trước công chúng. Trong khi ôm, em học trò thì thầm: “Henri, tu es mon Papa, je t’aime tant” (Henri, ông là cha của tôi, tôi thương ông lắm).

Henri mời tất cả các học sinh đứng dậy, đi tới trước cha hay mẹ, chắp tay xin được ôm cha hay mẹ mình. Và những cặp mẹ con, cha con ôm nhau trong bầu không khí hết sức nghiêm trang, hầu hết đều chan hoà nước mắt.

Sau đó ông nói thêm: “Tại sao trong khi ôm, tôi có nói thêm “trong giờ phút hiện tại này?”. Các con thân mến, các con sẽ lên đại học, các con sẽ xa cha mẹ, và các con sẽ đem chữ succès về cho cha mẹ. Thầy tin tưởng như thế. Nhưng điều chắc chắn là các con sẽ có rất ít cơ hội để ôm mẹ mình, cha mình trong vòng tay âu yếm như hôm nay. Do đó chữ “hiện tại tuyệt vời” (moment présent, moment merveilleux) các con phải nhớ”.

Henri chậm rãi xá thính giả và bước xuống bục. Ông Tổng Giám Đốc bước đến trước ông, chắp tay xin ôm ông. Và rồi các phụ huynh, các học sinh đến chắp tay xin ôm ông. Và cùng lúc ấy là tràng pháo tay tưởng chừng như vô tận…

Buổi lễ chấm dứt trong một bầu không khí vui mừng, thắm thiết giữa phụ huynh và học sinh.

Bài cùng tác giả:

1. Thiền trong lớp học

2. Sự chuyển hóa của pháp môn Thở và Cười

Sự chuyển hoá của pháp môn “Thở và Cười”

Giáo sư toán Henri dạy học trò thở, cười làm nguôi cơn buồn, cơn giận, cơn nóng nảy bực bội. Học trò thực tập mỗi ngày trong mỗi lớp, kết quả rõ rệt, chúng học chăm chỉ, rất tấn tới. Nhưng dạy thì dễ, nói thì dễ nhưng khi áp dụng, chính giáo sư lại quên thở, quên cười, còn buồn, còn giận, còn bực bội.

Trong kỳ thi đệ nhất tam cá nguyệt, Henri chấm một xấp bài thi của một lớp. Không biết tại sao, có lẽ đó là mùa lễ, mùa Noel, chúng lơ là việc học nên bài thi kỳ đó quá kém, trung bình dưới 60%. Henri khi chấm bài, giận “sôi gan” vì những lỗi lầm chúng làm đều đã được dạy qua. Sáng hôm đó, khi vào lớp, Henri bước vào, cầm xấp bài liệng lên bài khá mạnh, không nói gì, nhìn học trò thở, nhưng chúng lại không mỉm cười như thường lệ và Henri cũng không mỉm cười, có lẽ sẽ mắng nữa… Nhưng lúc bấy giờ, có một cậu ngồi đầu bàn nhận diện được cái buồn, cái giận của Henri nên nói: “Souriez, Souriez, Henri.” “Cười lên, cười lên, Henri.”

Chỉ mấy tiếng đó là Henri bừng tỉnh, nở nụ cười, đó là nụ cười khoan dung, tha thứ, lòng từ bi bừng mở. Điều rất lạ là Henri bèn nói: “Các con, hôm nay thầy buồn vì các con làm bài thi quá dở, ngoài sự mong đợi của thầy. Đó là không phải lỗi của các con mà chính là lỗi của thầy, thầy xin lỗi các con.” Lời nói đó như một liều thuốc chữa trị được bệnh buồn, bệnh giận của Henri và cũng chữa trị luôn bệnh lo âu, sợ sệt của học trò. Chúng nở một nụ cười tuy còn dính chút lo âu, sợ sệt. Henri bèn tiếp: Hôm nay thầy sẽ giảng lại các lỗi đã phạm, các bài đã quên và các con phải chăm chú lắng nghe, tìm hiểu và hỏi lại tường tận những điều còn thắc mắc. Vào tuần tới thầy sẽ cho thi lại. Tất nhiên, với tinh thần nhẹ nhõm, chúng rất chăm chỉ ghi nhận. Vào tuần tới Henri cho bài, kỳ thi này khó hơn một chút nhưng kết quả quá hay, trung bình cả lớp trên 78%. Kết luận, nhờ học thở, học cười, ngồi thiền đều đặn, hạt giống từ bi được tưới tẩm nên Henri được chuyển hoá mau lẹ cái giận, cái buồn thành niềm vui, lòng tha thứ rất có ích cho sự dạy dỗ các môn sinh, và đó cũng là niềm vui cho chính mình.

Nguồn: Mindful school

Hơi Thở Làm Tăng Trưởng Sự Nhẫn Nhịn

Một hôm, vào tháng tư, gần mùa thi toán quốc tế, môn toán cao cấp, học trò lớp Henri bèn tìm Henri xin học thêm. Chúng thấy có thời khoá trống, biết thời khoá biểu của Henri cũng trống vào giờ đó, chúng đến phòng giáo sư xin gặp. Một giáo sư khác trong phòng, tuy thấy Henri đang ngồi dựa vào lưng ghế, mắt nhắm lại (nhưng chưa ngáy!) nên lại đánh thức Henri. Học trò xin Henri dạy giúp chúng để được hiểu thêm bài. Không bao giờ từ chối sự dạy dỗ học trò khi chúng muốn học, Henri chấp nhận vào lớp trống đó và dạy thêm. Không ngờ, nửa chừng buổi học, bà Phó hiệu trưởng, hầm hầm vào lớp không gõ cửa, phán một câu: “Ai cho ông vào dạy lớp này, vào giờ này?” Henri quay lại nhìn Bà, ngạc nhiên nhưng đứng yên, nắm lấy hơi thở, nhìn học trò chờ chúng trả lời. Bà ta tức khí hơn nói: “Ở đây không phải là rừng, muốn làm gì thì làm” (Nous ne sommes pas dans la jungle!)

Trời đất quỷ thần ơi! Bà dữ quá, bà chửi thầy trò chúng tôi là đồ rừng rú, man rợ. Henri vẫn thở, vẫn mỉm cười, nói: “Xin lỗi, Bà hỏi học trò”. Học trò nói: “Hiện mùa thi gần tới, chúng tôi thấy phòng trống, muốn học thêm, chính là lỗi của chúng tôi chớ Henri thương mới dạy thêm cho chúng tôi”. Bà làm thinh. Học trò hỏi: “Bà có phòng nào trống nữa không?” Bà ta nói có và chỉ một phòng khác. Thầy trò chúng tôi bèn qua lớp khác tiếp tục vậy. Henri tỉnh bơ, có lẽ nhờ đã thở, cười, thiền đều đặn nên bông hoa nhẫn nhịn có dịp nở. Nhưng học trò chưa nguôi, không chịu được lời nói quá sỗ sàng, giận dữ của bà ấy, bèn xuống trình bày với ông Giám Đốc. Ông Giám Đốc gọi Henri xuống hỏi tự sự. Henri giải thích: Tuy bà Phó giận dữ, nói lời cộc cằn nhưng đó là lỗi của Henri và học trò đã không xin phép qua bà ấy. Ông Giám Đốc quá nể Henri và cũng sợ phụ huynh học sinh nữa nên mời Bà Phó đến xin lỗi Henri vì đã nói quá lời.

Tuy Henri thì tha thứ nhưng học trò đâu chịu! Sau đó trng tờ báo cuối năm của trường, chúng phê bình bà ấy nặng nề.

Kết luận: Nếu bà Phó biết xử sự một cách tỉnh thức thì đã không hấp tấp nói ra những lời thiếu ái ngữ làm buồn người khác và làm mình lãnh hậu quả xấu sau đó. Thở đi, cười đi, ngồi thiền đều đặn thì những bông hoa từ bi, nhẫn nhục sẽ nở lên tươi tốt và sẽ làm mình an vui, không làm người khác buồn lòng.

Nụ Cười Làm Nguôi Cơn Giận

Một hôm được tin ba mất ở Việt Nam, Henri không được về thăm Ba, buồn lắm. Vẫn đi dạy như thường lệ. Vào lớp, vẫn cho học trò thở, cười, xá chào như thường lệ nhưng Henri chỉ thở, chỉ xá và không cười được. Hết giờ dạy, Henri vẫn đứng trước cửa để học sinh đi ra xá búp sen và xá, nó dừng lại nói: “Tôi để ý thấy hôm nay Henri có nét buồn và thiếu nụ cười như thường lệ.”

Henri trả lời: “Nghe tin ba tôi mới mất nên tôi rất buồn.” Cậu ấy nói: “Cười đi Henri, Ba mất, buồn thật nhưng Henri cười thì Ba Henri mới cười và vui vẻ ra đi được bình an trong lòng.”

Henri bèn cười và cũng hổ thẹn nữa. Mình dạy học trò thở, cười để làm nguôi cơn buồn, cơn giận, cơn bực bội v.v… . Chúng nó thực tập rất thành công còn mình thì “chưa chín” gì cả. Nhờ sự nhắc nhở của học trò nên Henri bớt buồn rất nhiều vì nghĩ rằng sanh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình, mình phải sống an lạc, sâu sắc và thảnh thơi thì ông bà cha mẹ mình cũng an lạc, vui tươi nơi suối vàng (Sư Ông dạy như vậy mà).

Kết luận: Mỗi khi có chuyện buồn, nhớ thở và cười thì cái buồn khổ trong tâm giảm cường độ rất nhiều và nhất là làm cho người chung quanh cũng đỡ buồn theo. Nói thì dễ nhưng lòng dặn lòng, có buồn thì “buồn năm phút thôi!!!”

Bài cùng tác giả:

1. Thiền trong lớp học

2. Vòng Tay Tình Thương

3. Hạnh Lắng Nghe

4. Điểm Danh

Thiền trong lớp học

Trường Toronto French School là một ngôi trường tư thục song ngữ (Anh và Pháp) lớn vào bậc nhất nhì ở Canada. Nơi đó có một giáo sư người Việt (dân Vĩnh Long) làm trưởng phòng toán, đã cả gan đem Thiền tập vào lớp học ở Bắc Mỹ. Đó là giáo sư Nguyễn Henri. Việc đó bắt đầu cách đây một năm (1988).

Vào dịp lễ hai ngày lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường, mỗi giáo sư phải lên làm một trò gì cùng học sinh như múa, hát, diễn kịch, biểu diễn vũ thuật… Múa, hát, diễn kịch, Henri đều dở ẹt cả. May quá, nhân mới học chút ít về Thiền do bà cụ, bà xã chỉ dẫn vài tháng trước đó, và nhờ cụ đưa sách thiền của Thầy Thanh Từ cho đọc, Henri “gồng mình” mở lớp Thiền vào ngày hội.

Một nhóm học sinh của Henri hăng hái phóng đại hình tượng Phật dán lên tường. Vào ngày lễ, các phòng ở tầng trên của trường ồn ào, náo nhiệt với giọng ca, điệu vũ. Riêng ở tầng chót (basement), trong một căn phòng khá rộng, Henri và nhóm học sinh luân phiên yên lặng kinh hành và thiền toạ mỗi ngày ba xuất, mỗi xuất 40 phút. Tưởng không có ai bén mảng vào, nào dè ngay xuất đầu gần ba chục người, phần đông là phụ huynh học sinh, có lẽ vì ái mộ thầy của con mình nên tò mò đến tham dự.

Lúc bấy giờ, Heri chưa được biết những cuốn sách của Thầy Nhất Hạnh, như cuốn “Phép Lạc Của Sự Tỉnh Thức” hay “An Trú Trong Hiện Tại” nên Henri cho dịch ra tiếng Anh bài “Thiền” mà Henri viết bằng tiếng Pháp phỏng theo một bài “Ngồi thiền” và đưa học sinh đọc cho mọi người. Henri nào dám nói gì nhiều, chỉ dặn là nhớ thở nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Nhất là nhớ cười, cười nhẹ nhàng thanh thản, bắt chước Phật trên hình. Chỉ biết vậy thôi mà dám làm thầy dạy Thiền thì quả là to gan! Có người tham dự và chỉ làm theo như thế, theo Henri chỉ dẫn sơ sơ rồi đi kinh hành chung quanh phòng, chỉ thực tập thở, mỉm cười trong 40 phút, chắp tay búp sen xá chào nhau rồi. Sau xuất đầu, chắc nghe đồn thấy lạ, thấy hay hay sao đó mà ôi thôi, ở mấy xuất sau người đến quá đông, phòng không đủ chỗ chứa (khoảng 50 người ngồi). Henri bèn đóng cửa khi hết chỗ và phát giấy giữ chỗ vào xuất sau (có cả ban ban Giám đốc trường tham dự nữa chớ!). Thấy có kết quả tốt, Henri bèn đành phải tiếp tục trong hai ngày.

Vài tháng sau, nhân có một khoá Tu Thiền ba ngày ở Camp Les Sommets, Montreal cách Toronto khoảng 600 cây số do Thầy Nhất Hạnh hướng dẫn, Henri xin phép nghỉ dạy ngày thứ sáu, lặn lội cùng bà xã đi tham dự nghe Thầy chỉ dẫn trọn vẹn ngày thứ bảy nhưng trưa chủ nhật lại quay về Toronto, không ở đến thứ hai vì bà bạn đi chung cùng xe bị bệnh. Trọn khoá tu Henri chỉ học được mười hai chữ để thở khi ngồi thiền và khi thiền hành. Đó là:

VàoRa Hay bằng tiếng Anh In – Out

Sâu – Chậm (Deep – Slow)

Khoẻ – Nhẹ (Calm – Ease)

Lặng – Cười (Release – Smile)

Hiện tại (Present Moment)

Tuyệt vời (Wonderful Moment)

và xin thú thật Henri chỉ nhờ “thấm” được bài kệ ấy mà áp dụng vào việc tu tập cho đến nay.

Cũng xin kể thêm cho vui, sáng thứ hai, sau khi ở Camp Les Sommets về, vào lớp học, Henri đi rất chậm đến chỗ ngồi. Mở cặp lấy sách ra rất thong thả, gọi tên điểm danh từng học sinh rất chậm rãi và luôn luôn có nụ cười trên môi. Cả lớp – khoảng 20 học sinh thi Tú tài – lấy làm lạ vì bình thường Henri nổi tiếng rất vội vã, hăng say, sợ mất thì giờ giảng bài. Bữa nay quả có gì lạ thường! Có cậu lại tưởng Henri còn đau ốm vì thứ sáu trước ông đã nghỉ dạy (để đi camp). Chúng thì thầm cùng nhau: “Il est encore malade”. (Ông ấy còn đau). Kế đến, Henri đứng dậy chậm rãi lau bảng, quán niệm lau qua thật thong thả, như cậu bé trong tuồng “Karaté Kid” lau xe hơi hay sơn hàng rào, tay lau mạnh và sạch, lau lại cũng rất chậm rãi, hơi thở ra, vào đều đặn. Cả lớp yên lặng trố mắt nhìn Henri! Lau bảng xong, Henri cười nhẹ và nói với học sinh Henri đang áp dụng Thiền vừa mới học trong mấy ngày qua. Henri đề nghị, kể từ nay, trong giờ học của Henri, học sinh sẽ cố gắng áp dụng Thiền như sau:

“Thầy đề nghị thế này nhé. Từ nay khi vào lớp, sau phần điểm danh, các con sẽ nghe thầy nói lớn: “Thở đi các con.” Khi thở vào các con theo dõi hơi thở bằng cách nói thầm In, khi thở ra các con cũng theo dõi và nói thầm Out; tiếp tục thở vào, thở ra trong chánh niệm như thế ba lần. Nhưng nếu các con thở 12 chữ có hơi dài, thầy đề nghị các con chỉ thở theo bốn chữ: In – Out; Now – Wow, nhất là khi tới chữ Wow các con nhớ mỉm cười thoải mái, an lạc.

Henri cho thực tập ngay. Học trò thực hiện ngay, gương mặt rạng rỡ, dễ thương vô cùng.

Chưa hết, vì là lớp chuẩn bị đại học, giờ Toán của Henri dài đến một tiếng rưỡi, Henri kiếm cách cho đại chúng nghỉ xả hơi. Mỗi nửa giờ một học sinh tình nguyện vỗ tay lên ba tiếng “bốp, bốp, bốp” (để thay thế cho tiếng chuông chánh niệm) tất cả thầy trò đều dừng lại, bắt đầu thở và lặp lại ba lần:

Thở vào – Thở ra (In – Out)

Thở vào – Thở ra (Now – Wow)

rồi tiếp tục học.

Thường cuối giờ học, Henri ra đứng trước cửa lớp học, học sinh đi ra và chào “Merci, Monsieur Henri”, hay có đứa nói: “Merci, papa”. Bắt đầu từ đó, Henri ra đứng trước cửa lớp, chắp tay búp sen, miệng mỉm cười. Học sinh đi ra ngang qua Henri cũng không nói gì, chỉ chắp tay búp sen, mỉm cười cúi đầu chào trong lúc Henri cũng mỉm cười và chắp tay xá lại.

Xin kể thêm cho vui, khi chúng học thở trong lớp, có đứa nói nhỏ với Henri rằng nhờ thở như vậy nó học rất tỉnh táo và hiểu bài mau hơn lúc trước. Quá mừng đi thôi!

Khi bắt đầu học thở trong vài buổi đầu, có một học sinh gặp Henri rói rằng nó không thực hành được vì nó theo đạo Công giáo, không thể thực hiện điều làm của Phật giáo. Henri bèn nói: “ OK. Rất tốt, con nên giữ nề nếp của đạo con, thầy rất vui lòng. Nhưng thầy đề nghị con cứ thở vào, thở ra và trong mỗi hơi thở con cầu nguyện thầm “My Lord – Thở vào; Jeus – Thở ra” được không? Cậu bé bằng lòng liền. Sau vài tuần, chính cậu bé ấy nhắc nhở thực tập thở đều đặn nhất.

Chuyện sau đây cũng đáng được kể lại: Khi mới bắt đầu cho một lớp tập thở, các lớp khác cũng xin học thở. Henri bèn áp dụng cho tất cả các lớp mà mình dạy. Chuyện tới tai phụ huynh và dĩ nhiên có phản ứng. Một buổi sáng, Giám đốc trường mời Henri vào phòng và cho gặp hai nhà báo của The Globe and Mail, một tờ báo lớn của Toronto. Hai ông nói: “Chúng tôi đến để điều tra xem Henri có đem Phật giáo và trường không? Nếu có, đó là một điều rất cấm kỵ ở Canada.” Henri bình tĩnh vui vẻ nói: “Xin mời hai ông vào một lớp xem, các ông sẽ chứng kiến việc làm, việc dạy dỗ của tôi trong lớp. Xin ông Giám đốc chấp nhận cho.”

Ông Giám đốc, rất nể Henri vì là trụ cột của trường, bằng lòng ngay.

Hai nhà báo, một phóng viên, một nhiếp ảnh viên vào lớp. Henri vẫn làm như thường lệ. Không nói: “Bonjoun, mes enfants” mà chắp tay búp sen xá, học trò đứng dậy chắp tay búp sen xá chào nhau. Rồi đến “Bonjoun, mes enfants” – “thở đi các con”. Sau ba bốn hơi thở, Henri mới bắt đầu giảng bài. Cả lớp yên lặng theo dõi, ghi chép bài vở… trong một không khí yên vui, thoải mái, hỏi đâu trả lời vanh vách rành mạch đến đó. Rồi cũng vỗ tay, nghỉ xả hơi, cũng thở, cũng cười và cuối giờ cũng chắp tay búp sen chào nhau. Rất vui là khi hai nhà báo đi ra, ngang qua mặt Henri họ cũng chắp tay chào như học trò đã chào, còn chêm thêm một câu ngon lành: “các lớp, các trường ở Bắc Mỹ đáng lẽ phải làm như thế mới phải”. Henri mỉm cười (và hơi hỉnh mũi, có lẽ vì “tu chưa chín”). Hai nhà báo ấy có viết một bài về thiền trong lớp học và có đăng hình Henri với ông chủ trường. Henri có giữ làm kỷ niệm cho vui.

Chuyện kể về thiền trong lớp học hơi dài, xin chấm dứt nơi đây.

Toronto, 1989

Henri Kỷ Cương

(Nguồn hình: http://www.elephantjournal.com)

Thiền trong lớp học – GS.Henri

Thiền trong lớp học
Sự chuyển hoá của pháp môn “Thở và Cười”
Henri là Chủ nhiệm khoa Toán của trường Toronto French School. Sau khi tham dự một khóa tu được tổ chức tại Montreal, ông trở về trường và tìm cách áp dụng sự thực tập hơi thở ý thức và thiền hành vào lớp học. Tên của ông là Henri Kỷ Cương.
Vòng Tay Tình Thương
Các con thân mến, các con sẽ lên đại học, các con sẽ xa cha mẹ, và các con sẽ đem chữ succès (thành công) về cho cha mẹ. Thầy tin tưởng như thế. Nhưng điều chắc chắn là các con sẽ có rất ít cơ hội để ôm mẹ mình, cha mình trong vòng tay âu yếm như hôm nay. Do đó chữ “hiện tại tuyệt vời” các con phải nhớ…
Hạnh Lắng Nghe
Điểm danh

Mình có trong nhau (We Inter-are)

Tôi đến thủ đô Bangkok của Thái Lan vào buổi trưa nắng nóng ngày 03.04.2013. Anh tài xế taxi vì không biết đường nên đã chở chúng tôi về Viện Đại Học Hoàng Gia MahaChulalongkornrajavidyalaya (MCU) mất hơn hai giờ đồng hồ thay vì chỉ cần khoảng 40 phút. Tuy vừa mệt vừa đói và phải liên tục gọi điện hỏi đường nhưng cả ba trên xe đều tỏ ra rất an nhiên và tự tại vì “hạnh phúc chính là con đường”. Đến trường MCU gần 2 giờ chiều, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đồ sộ của ngôi trường, nơi sẽ diễn ra khóa tu “Đạo đức ứng dụng” của Thầy Làng Mai từ ngày 04.04 đến ngày 08.04. Đây là trường Đại học Hoàng gia Phật giáo lớn nhất Thái Lan cách trung tâm Bangkok khoảng gần một tiếng rưỡi lái xe.

Đang vào thời điểm nghỉ hè nên khuôn viên trường vắng vẻ và yên tĩnh vô cùng. Khóa tu được tổ chức tại khu hội trường chính của trường với tầng trệt là nhà ăn có sức chứa khoảng 1000 người và tầng một là hội trường lớn dành cho pháp thoại và các thời khóa chính. Do đến sớm một ngày nên chúng tôi tạm ở chung với các sư cô trong ban tổ chức vốn đã đến đó từ trước để chuẩn bị cho khóa tu. Nơi nghỉ ngơi là khu vực lớp học có quạt máy và điều hòa, chiếu gối mền đều được sắp xếp sẵn cho 20 người trông rất gọn gàng và ngăn nắp. Từ khu lớp học được dùng là chỗ nghỉ ngơi cho thiền sinh đi qua khu hội trường để ngồi thiền và nghe pháp thoại, chúng tôi phải đi qua một hồ nước thơ mộng và rộn ràng tiếng chim hót. Đó cũng chính là con đường mà Thầy dẫn chúng tôi đi thiền hành mỗi buổi sáng trong suốt khóa tu ở nơi đây…

Ngày thứ hai ở trường, tôi gặp lại nhiều thầy và nhiều sư cô đến từ các nơi khác nhau về tham dự khóa tu. Buổi trà sáng bên bờ hồ tràn ngập tiếng cười tao ngộ, ấm áp thân tình. Chiều hôm đó thiền sinh lần lượt đến trường đăng ký và nhận phòng cho khóa tu dưới sự hướng dẫn tận tình của các tình nguyện viên Thái Lan. Nhìn nét mặt ai cũng hồ hởi dưới cái nắng và nóng của Bangkok, lòng tôi thấy vui và tràn ngập hạnh phúc. Cũng đã nhiều lần tham dự các khóa tu quốc tế của Làng Mai nhưng trong tôi vẫn còn có những cảm xúc rất đặc biệt của buổi ban đầu. Đây là khóa tu với chủ đề về giáo dục nên danh sách đăng ký hầu hết là các giáo sư, giảng viên, thầy cô giáo hoặc những người làm việc trong ngành giáo dục đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Trong danh sách đăng ký cũng có rất nhiều Tăng Ni sinh. Cũng vào buổi chiều hôm đó khi hoàng hôn xuống bên bờ hồ, hình ảnh đoàn chư Tăng Thái Lan đi thành từng hàng vào thiền đường để nghe Thầy hướng dẫn tổng quát là một hình ảnh rất đẹp trong mắt tôi…

 

Thiền hành bên hồ

Buổi thiền sáng bắt đầu trong không khí trang nghiêm và giọng hô canh ấm áp bằng tiếng Việt. Thiền hướng dẫn sau đó bằng hai ngôn ngữ Anh và Thái giúp cho thiền sinh theo dõi hơi thở và thực tập thiền quán. Sau khi xả thiền, chúng tôi được hướng dẫn để thực tập sám pháp địa xúc như những đứa con đang tâm sự với Bụt, với Đất Mẹ. Tôi chợt nhớ có lần một vị ni sư nói với tôi rằng khi năm vóc sát đất, con không cần phải suy nghĩ gì hết mà chỉ cần theo dõi hơi thở với tâm vô niệm cũng đủ là tặng phẩm vô giá cúng dường chư Bụt và Bồ Tát rồi. Tôi luôn thực tập sám pháp địa xúc hết lòng vì đối với tôi mỗi khi tâm lao xao bận rộn bụi trần thì đó là những phút giây quý báu được quay trở về tiếp xúc với Bụt trong tôi và ngoài tôi. Tiếp sau đó là buổi đi thiền hành cùng với Thầy quanh bờ hồ. Một hình ảnh đẹp nữa hiện ra trong mắt tôi với dòng người thiền hành trong nhiều sắc màu của đạo Bụt từ màu vàng, màu đỏ hay màu trắng của Nam Truyền đến màu nâu, màu lam của Bắc Truyền. Ý niệm khởi lên trong tôi là cái đẹp của sự tương tức, cái đẹp của hòa hợp, của tình thương và sự hiểu biết. Ngồi yên bên bờ hồ, nghe tiếng chim hót rộn ràng, ánh mặt trời phản chiếu xuống mặt hồ tĩnh lặng khiến cho tâm hồn của bất cứ ai cũng có thể lặng tĩnh theo hơi thở của mình. Một chú chim bay lượn trên bầu trời, bất chợt sà xuống mặt hồ hót líu lo. Tôi nhìn theo và thấy mình với trời xanh mây trắng, với chú chim, với mặt hồ…đều là một đó thôi!

Gia đình pháp đàm của tôi có tên là Chánh Mạng (Right Livelihood). Các thành viên đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau như Thái, Indonesia, Bhutan, India, USA, Italy, Australia, Việt nam… Những chia sẻ của họ thật hay và nuôi dưỡng cho tôi rất nhiều. Và trái đất thật là tròn khi vô tình tôi lại được gặp những người bạn trên facebook trong khóa tu và cùng chung trong gia đình pháp đàm. Chúng tôi chia sẻ từ trái tim về những kinh nghiệm thực tập của chính mình, về bài pháp thoại, về những suy nghĩ sau khi nghe những buổi thuyết trình, hay những lúc thực tập ngồi thiền, thiền hành, ăn cơm hay im lặng hùng tráng. Không kinh điển, không lý thuyết hay giáo điều, các thành viên chúng tôi đến với nhau và ngày càng thân thiết và gắn bó như một gia đình tâm linh. Có một anh bạn người Bhutan chia sẻ  trong buổi pháp đàm thứ ba của khóa tu rằng 3 ngày trôi qua của anh ấy có thể mô tả theo thứ tự bằng 3 từ cold – cool – warm (lạnh – mát – ấm) để nói lên cảm giác của anh ấy đối với mọi người xung quanh mình…

 

Gia đình Pháp Đàm Chánh Mạng

Khóa tu lần này có một cái rất mới đối với tôi. Đó chính là các buổi hội thảo (workshops) theo chủ đề. Ban tổ chức khóa tu chuẩn bị sẵn các chủ đề trên bảng thông báo để thiền sinh suy ngẫm và lựa chọn chủ đề mà mình quan tâm rồi sau đó mới đăng ký tên mình vào workshop tương ứng. Những chủ đề workshop rất thực tế và ứng dụng ví dụ như là thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày, thực tập ái ngữ và lắng nghe, thực tập kiềm chế cảm xúc khi mối quan hệ bị đổ vỡ hay mất mát, thực tập kiềm chế cảm xúc mạnh cho trẻ em, thực tập làm mới….Chọn chủ đề “ái ngữ và lắng nghe”, tôi đã được thực tập lắng nghe chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm của rất nhiều thiền sinh đến từ khắp nơi khác nhau: những kinh nghiệm trong việc áp dụng ái ngữ và lắng nghe vào trường học, chia sẻ từ những người đã từng trải qua một thời là học sinh – sinh viên có nội kết với thầy cô giáo, hay chia sẻ từ trái tim của những người thầy đối với học trò của mình. Tất cả đều là những bài học hay và bổ ích cho tôi cả.

 

Vấn đáp với Sư Ông

Tuy nhiên, những bài pháp thoại và buổi vấn đáp với Thầy vẫn gây ấn tượng nhất cho tôi trong khóa tu này. Tình thương của Thầy dành cho mọi người được biểu hiện trong từng lời giảng, từng câu trả lời rất chi tiết và tỉ mỉ của Thầy. Thầy dạy từ cách thở chánh niệm, cách thỉnh chuông chánh niệm, cách lắng nghe và ái ngữ và kể cả các cách thực tập để có thể duy trì và nuôi dưỡng sau khi trở về nhà hay đem vào áp dụng trong trường học. Những cái tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hầu như chúng ta đều không biết cách thực tập và áp dụng vào cuộc sống để mang lại hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng và xã hội.

Buổi lễ truyền giới trong ngày cuối cùng của khóa tu diễn ra trong không khí thật trang nghiêm và long trọng. Hơn 2/3 thiền sinh đăng ký nhận Năm giới quỳ lạy trong thiền đường khiến lòng tôi dâng lên một cảm xúc khó tả. Sau đó, lại một lần nữa hình ảnh nhiều sắc màu nắm tay nhau hát bài Không đến – Không đi (No coming, no going) lay động lòng người. Trong tiếng được tiếng mất, tôi nghe vị sư Thái đại diện cho MCU nói lên lời cảm ơn Thầy và tăng đoàn Làng Mai đã đem lại cho họ cái gọi là “Con đường Bồ Tát”…

Chào tạm biệt nhau, chúng tôi rời khỏi trường MCU mang trên người chiếc áo có dòng chữ thư pháp của Thầy “Happy Teachers will change the world”. Đúng vậy, nếu tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc, chúng ta hạnh phúc thì cả nhân loại sẽ hạnh phúc.

Sadhu, Sadhu, Sadhu!

Sài Gòn 14.04.2013

Mỹ Hằng (Tâm Minh Đăng)