Thiền sư Thích Nhất Hạnh và câu chuyện về thống nhất lòng người

Đã 39 năm kể từ ngày đất nước ta sông liền lại với sông, núi liền lại với núi. Vào đêm trước của ngày kỷ niệm 39 năm thống nhất đất nước, lúc này đây, chúng tôi xin được cùng quý vị nghĩ về một sự thống nhất khác, không thể tách rời với sự thống nhất về địa lý. Đó là sự thống nhất về nhân tâm, về lòng người. Câu chuyện về hòa giải, hòa hợp dân tộc đang được chú trọng với những sự trở về ngày một nhiều của kiều bào, những công cuộc mà người trong nước và kiều bào cùng chung tay, và gần đây nhất là chuyến thăm Trường Sa của kiều bào chủ yếu từ Mỹ và châu Âu.

Cuộc hành trình về lại với nhau của đồng bào Việt Nam vẫn luôn có những dấu mốc đáng nhớ. Cách đây 7 năm, một nhân sỹ, một thiền sư sống ở nước ngoài cũng đã trở về để thực hiện một hành động thúc đẩy hòa hợp dân tộc chưa từng có. Người đó là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hay còn được gọi thân mật là Thầy.

Chánh niệm: Hạnh phúc ngay bây giờ!

Larry Kasanoff cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại cốc Tùng Bút, tu viện Lộc Uyển, California

 

Làm thế nào mà ông biết đến sự thực tập chánh niệm?

Tôi được đọc một trong những cuốn sách của Thầy và rất thích cuốn sách ấy. Tôi liền liên lạc để xin gặp Thầy vì tôi nghĩ Thầy sẽ là nguồn cảm hứng lớn giúp tôi xây dựng một nhân vật mới cho seri phim hành động rất thành công mà tôi sản xuất là “Mortal Kombat” (được biết đến tại Việt Nam với tên “Rồng đen”). Rồi sau hai giờ đồng hồ nói chuyện với Thầy và một vị xuất sĩ khác, tôi cảm thấy dường như tôi vừa có ba ngày nghỉ dưỡng vậy. Tôi hỏi bí quyết của Thầy là gì. Thầy trả lời: “Không có bí quyết nào cả, chỉ là sự thực tập mà thôi”. Và tôi nghĩ: tôi có thể học được cách của Thầy hay không ?! Thế là tôi đã bị chinh phục.

Từ đó, chúng tôi đã trở thành bạn bè và tôi đã tới thăm Thầy rất nhiều lần để được học hỏi từ Thầy.

Thực tập chánh niệm đã làm cho cuộc sống của ông phong phú như thế nào?

Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều! Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn, bình tĩnh hơn, nhưng lại có nhiều năng lượng hơn và giải quyết được nhiều thứ hơn. Tôi không còn nóng tính và khó chịu như trước đây. Thật tuyệt vời và đó là một sự học hỏi và thực tập không ngừng, luôn có gì đó để mình học hỏi thêm.

Có một ví dụ như thế này. Hàng năm tôi đều đi dự Liên hoan phim Cannes tại một nơi tuyệt đẹp ở miền nam nước Pháp. Mọi người tới đó để tìm cách ký kết những thỏa thuận, hợp đồng làm film… và họ hay căng thẳng, bực dọc và trách móc. Từ khi gặp được Thầy, mỗi khi thấy chuyện như vậy, tôi luôn dừng lại và nói: “Nhưng này, hãy xem chúng ta đang ở đâu, chúng ta đang ở trên một chiếc du thuyền tại miền nam nước Pháp! Ở đây thật là đẹp! Thật là một giây phút tuyệt vời!”. Không chắc là mọi người thực sự lắng nghe, nhưng tôi cứ nói lên như vậy!

Những thiền ngữ nào của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà ông thích nhất?

Có ba câu tôi thích nhất (những câu này tôi đều có bằng thư pháp của Thầy):

1. Tĩnh lặng và Biết rõ (Be Still and Know)

2. Tâm bình, thế giới bình (Peace in Yourself, Peace in the World)

3. Không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường (There is no way to happiness, Happiness is the Way)

Điều gì đã khiến ông làm bộ phim tài liệu “Chánh niệm: hạnh phúc ngay bây giờ!” ?

Thầy đề nghị tôi làm bộ phim này. Tôi là nhà làm phim hành động và chưa từng làm một bộ phim tài liệu nào, nhưng Thầy muốn tôi làm một bộ phim chỉ chuyên về chánh niệm mà thôi. Thầy nói rất rõ rằng đó không phải là một bộ phim về Thầy hay về những vị xuất sĩ khác, mà phải là phim để dạy về chánh niệm. Chúng tôi đã trao đổi với nhau làm thế nào để bộ phim này có thể đến được với công chúng một cách rộng rãi hơn so với những bộ phim tài liệu thông thường.

Bởi tôi rất thương kính Thầy và tôi nghĩ thông điệp “Tâm bình, thế giới bình” của Thầy thật là tuyệt vời và rất quan trọng, nên tôi đã làm bộ phim này.

Thêm vào đó, tôi cảm thấy mình thật may mắn được học hỏi rất nhiều từ Thầy cũng như từ sư cô Chân Không và sư cô Đẳng Nghiêm, vậy nên tôi muốn làm sao để có thể chia sẻ những điều này với thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có cho ông những chỉ dẫn cụ thể nào để dựng bộ phim này không?

Có, Thầy muốn bộ phim này KHÔNG phải là về Thầy, không khoa trương, không khai thác khía cạnh đời tư. Chỉ tập trung duy nhất một chủ đề thôi, đó là chánh niệm, chánh niệm và chánh niệm. Bởi vậy mà ngoài Thầy, sư cô Chân Không và sư cô Đẳng Nghiêm, chúng tôi còn mời thêm nhiều người thú vị và nổi tiếng chia sẻ trong bộ phim này.

Chúng tôi còn thảo luận về chuyện làm bộ phim như thế nào để hướng đến cả những người chưa từng biết đến sự thực tập tâm linh. “Những người mà chúng ta có thể gieo vào tâm họ một hạt giống chánh niệm”, như sư cô Đẳng Nghiêm nói.

Điều này rất quan trọng. Tôi thấy thông thường người ta có xu hướng làm những bộ phim hướng về những người đã biết đến sự thực tập tâm linh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi có thể giúp giới thiệu pháp môn chánh niệm cho những ai đang tìm kiếm một cái gì đó nhưng chưa có cơ hội biết đến sự thực tập chánh niệm.

Ông đã học được gì từ Thầy, sư cô Chân Không và sư cô Đẳng Nghiêm?

Những gì tôi học được thì tôi đã thể hiện trong bộ phim. Đó là một trong những lý do khiến tôi làm bộ phim này. Bởi vậy khi tôi muốn giải thích về chánh niệm, tôi chỉ cần giới thiệu bộ phim. Bộ phim là những gì tôi hiểu về pháp môn chánh niệm. Và khi thực tập chánh niệm, tôi thường nghĩ đến lời Thầy dạy: “Tĩnh lặng và biết rõ”. Giờ đây mọi lúc tôi đều chú tâm vào sự thực tập này!

Ông đã chọn các chủ đề để thảo luận trong quá trình làm phim như thế nào?

Khi làm một bộ phim tài liệu, bạn phải thực hiện rất nhiều cảnh quay và sau đó biên tập lại. Tôi đã muốn làm hai điều: giới thiệu và dạy về chánh niệm cho những người chưa biết thực tập và giúp cho người xem trải nghiệm sự thư giãn và chánh niệm chỉ qua việc xem phim.

Tôi đã đặt những câu hỏi dựa trên những gì tôi đã học được, và những gì tôi nghĩ là sẽ làm mọi người cảm thấy thú vị, dựa trên những kinh nghiệm chuyên sâu từ những vị khách mời đặc biệt trong bộ phim.

Có một điều thú vị là trong suốt vài tuần chúng tôi đã biên tập rất nhiều cảnh quay, từ những cảnh quay kéo dài hàng giờ xuống còn có 90 phút. Và tôi cảm thấy vô cùng thư giãn bởi vì suốt trong thời gian biên tập, tôi được lắng nghe bao nhiêu là tuệ giác từ tất cả những vị khách mời tuyệt vời của chúng tôi. Thông thường thì việc biên tập là một công việc rất căng thẳng. Còn lần này thì chỉ là thực tập chánh niệm thôi!

Ông có thể cho biết Thầy và những vị xuất sĩ đã tham gia vào quá trình làm phim như thế nào?

Những cảnh quay về Thầy và các vị xuất sĩ Làng Mai được làm trong rất nhiều lần và các vị rất dễ thương và nhẫn nại với chúng tôi. Có một lúc tôi muốn đưa vào phim một siêu mẫu, một ngôi sao thể thao, một võ sĩ chuyên nghiệp, và vài đoạn từ những bộ phim nổi tiếng, với mục đích làm cho bộ phim hấp dẫn đông đảo khán giả hơn, nhưng sư cô Chân Không và những vị xuất sĩ khác đã hoàn toàn phản đối ý tưởng này.

Trong khi đó, Thầy lại có vẻ hiểu mục đích của tôi là muốn đưa bộ phim đến được với đông đảo công chúng bằng cách đưa vào phim những nhân vật nổi tiếng trong giới thể thao và người mẫu. Tôi vẫn nghĩ rằng điều này sẽ có ích, nhưng vì sự kính trọng với sư cô Chân Không, tôi đã quyết định không làm điều đó.

Làm thế nào ông thuyết phục được những nhân vật nổi tiếng như Deepak Chopra, Oliver Stone – nhà làm phim đoạt giải Oscar, Tiến sĩ Blaise Aguirre, Cesar Millan và Sharon Stone tham gia vào bộ phim này?

Một vài vị trong số khách mời của bộ phim thì tôi đã quen biết từ trước (như Oliver và Blaise). Tôi cũng quen người quản lý của Sharon. Những người khác thì chúng tôi chỉ điện thoại và đề nghị. Mọi người đều biết ai trong ngành giải trí có thể giúp được vì tôi đã làm rất nhiều phim. Những vị này đều rất tuyệt vời và rộng rãi thời gian cũng như kiến thức.

Ông có thể chia sẻ những giây phút hạnh phúc mà ông có với Thầy, với sư cô Chân Không hay với sư cô Đẳng Nghiêm?

Tôi nghĩ rằng mọi giây phút tôi ở bên Thầy, sư cô Chân Không hay sư cô Đẳng Nghiêm đều là những giây phút hạnh phúc!

Có một lần, tôi mời các vị xuất sĩ tới nói chuyện với nhóm người trong ngành giải trí tại nhà tôi. Mọi người nói rằng buổi tối hôm đó đã thay đổi cuộc đời của họ. Thầy đã tới thăm phòng thiền mà tôi làm, vì Thầy đã khuyên phải có một căn phòng như vậy tại nhà! Thật tuyệt vời là tôi đã được tiếp Thầy và các vị xuất sĩ tại phòng thiền đó.

Tôi nghĩ có một điều mà mọi người có thể chưa biết, đó là ngoài chuyện chánh niệm và hiểu biết, các vị xuất sĩ còn rất hài hước! Thầy cũng rất có khiếu hài hước và rất ấm áp.

Một lần, khi đang quay phim trong một ngày rất nóng bức thì mấy cái camera bị trục trặc. Tôi nghĩ chuyện này thật là quá sức chịu đựng cho mọi người có mặt lúc đó, nhưng Thầy liền nói: “Đây là giây phút tuyệt vời. Chúng ta hãy tận hưởng sự bình an đang có mặt!”. Và tôi thấy chẳng phải là rất hay nếu mỗi bộ phim đều được làm theo cách này sao!

Thầy, sư cô Chân Không và sư cô Đẳng Nghiêm đã xem bộ phim chưa? Và có phản ứng như thế nào về bộ phim?

Tôi nghĩ câu hỏi này bạn nên hỏi trực tiếp các vị ấy!

Ông có lời khuyên nào cho những người trẻ đang quan tâm tới thực tập chánh niệm theo phương pháp của Thầy không?

Hãy xem bộ phim!

Tôi nói giỡn chút thôi. Tôi nghĩ  rằng đối với ai đã quan tâm tới sự thực tập chánh niệm thì nếu họ được đọc những cuốn sách của Thầy sẽ rất hay. Tôi thường mang tặng cuốn “An lạc trong từng hơi thở” (Peace is every breath). Trong đó giới thiệu, như Thầy nói, với một hơi thở sâu sắc hơn mà bạn có, ngày hôm nay sẽ tốt hơn ngày hôm qua. Thầy làm cho việc thực tập trở nên dễ dàng và không bị áp lực, và Thầy chia sẻ về sự thực tập với một năng lượng thật bình an, lắng dịu.

Mà tôi nghĩ một khi có người đã quan tâm thì một nửa vấn đề đã được giải quyết rồi. Có rất nhiều người đang cần một cái gì đó nhưng không biết về chánh niệm và họ sẽ quan tâm nếu họ được biết về thực tập này.

Tôi hy vọng là bộ phim này sẽ chỉ ra cho họ cánh cửa để họ có thể đi vào, sau đó họ có thể đọc những cuốn sách của Thầy và có thể từ đó đi tiếp.

Đó là điều mà chúng tôi muốn đạt được qua bộ phim, và là điều mà tôi hy vọng các bạn sẽ giúp thực hiện. Đối với những người đang thực tập theo pháp môn Làng Mai thì có hàng ngàn người đang muốn tìm hiểu những gì mà các bạn đang thực tập!

Ông có thông điệp nào gửi đến những độc giả của trang nhà Làng Mai (langmai.org / plumvillge.org)?

Bộ phim là thông điệp của tôi! Đó là những gì tôi đã học được về chánh niệm. Thực tập này càng được chia sẻ rộng rãi bao nhiêu thì sẽ càng giúp được nhiều người bấy nhiêu.

Mindfulness: Be Happy Now – Trailer from Threshold Entertainment on Vimeo.

 

Nguồn: https://plumvillage.org/news/mindfulness-be-happy-now-documentary/

Hòa bình bắt đầu từ chính bạn

Tôi vừa được gặp Thầy Nhất Hạnh tại tu viện Kim Sơn ở miền Bắc California. Tôi rất hạnh phúc được ngồi trên gối thiền và uống trà với Thầy, nhưng tôi cũng vui không kém khi Thầy đưa tay chỉ xấp giấy câu hỏi mà tôi đang để bên cạnh. Nếu không thì e rằng một tiếng đồng hồ sau, cuộc phỏng vấn vẫn chưa thể bắt đầu dù đã có chuông báo giờ ăn trưa.

Thầy Nhất Hạnh, một thầy tu Phật giáo người Việt Nam đã được Mục sư Martin Luther Jr. đề cử cho giải Nobel Hòa Bình năm 1967, vì Thầy đã đóng một vai trò trọng yếu trong phong trào kêu gọi hòa bình cho Việt Nam. Thầy là tác giả của hơn một trăm cuốn sách như: Thương yêu thành hành động (Love in action), An lạc từng bước chân (Peace is very step), Phép lạ của sự tỉnh thức (The Miracle of Mindfulness), Không sinh không diệt, đừng sợ hãi (No Death, No Fear). Hiện nay Thầy đang sống tại tu viện Làng Mai, Pháp quốc.

(John Malkin)

John Malkin: Thưa Thầy, xin Thầy cho biết nguồn gốc của Đạo Bụt Nhập thế (hay đạo Bụt dấn thân – Engaged Buddhism) và Thầy làm thế nào để kêu gọi sự thay đổi xã hội dựa trên lòng từ bi?

Thầy:

Đạo Bụt Nhập thế cũng chỉ là đạo Bụt mà thôi. Khi mà bom đạn rơi trên đầu của đồng bào thì chúng tôi không thể ngồi tọa thiền suốt ngày trong thiền đường được. Thiền không chỉ là ý thức được những gì đang xảy ra trong thân hay trong cảm thọ của mình mà còn ý thức cả những gì đang xảy ra chung quanh mình.

Khi tôi còn là một sa di, chúng tôi – những người tu trẻ – đã chứng kiến bao khổ đau, mất mát do chiến tranh gây ra. Vì vậy chúng tôi thao thức thực tập đạo Bụt như thế nào để có thể đem áp dụng được vào đời sống xã hội. Điều đó không dễ, tại vì sự thực tập đạo Bụt lúc bấy giờ vẫn chưa thể hiện một cách trực tiếp tính chất nhập thế. Vì vậy chúng tôi phải tự mình khởi xướng, đó là hoàn cảnh ra đời của đạo Bụt Nhập thế.

Đạo Bụt phải dính líu tới đời sống hàng ngày của chúng ta, dính líu tới niềm đau nỗi khổ của chúng ta và của những người chung quanh. Chúng ta phải thực tập như thế nào để trong khi giúp đỡ cho một đứa trẻ bị thương, ta vẫn có thể duy trì được hơi thở chánh niệm. Chúng ta không nên đánh mất mình trong công việc. Làm việc cũng chính là thiền tập.

John Malkin: Những nhân duyên nào đã đưa Thầy đến nước Mỹ lần đầu tiên vào năm 1966, và chuyện gì đã xảy ra trong khi Thầy đang ở đó?

Thầy:

Tôi được trường đại học Cornell mời sang để thuyết giảng. Nhân cơ hội này, tôi trình bày về những khổ đau  đang diễn ra tại Việt Nam do chiến tranh gây ra. Sau đó tôi được biết là nhà nước Việt Nam không muốn tôi trở về quê hương. Vì vậy tôi phải ở lại và tiếp tục làm việc ở đây. Tôi không có ý định sang Tây phương để giảng dạy về đạo Bụt. Nhưng vì bị lưu đày khỏi quê hương nên tôi mới làm công việc này. Cơ hội để chia sẻ về đạo Bụt tại Tây phương đến với tôi một cách tự nhiên như vậy thôi.

John Malkin: Trong thời gian ở Mỹ, Thầy đã học được điều gì?

Thầy:

Điều đầu tiên tôi học được là: ngay cả khi có thật nhiều tiền bạc và quyền hành, người ta vẫn đau khổ như thường. Nếu trong ta không có đủ bình an và từ bi thì chúng ta không thể nào có hạnh phúc. Rất nhiều người ở châu Á muốn tiêu thụ như người châu Âu hay châu Mỹ. Vì vậy khi giảng dạy ở Trung Quốc, Thái Lan hay những nước châu Á khác thì tôi đều cho họ biết là ở Tây phương người ta đau khổ rất nhiều vì nghĩ rằng tiêu thụ sẽ mang lại cho họ hạnh phúc, vì vậy quí vị phải trở về với những giá trị truyền thống của mình và thực tập cho sâu sắc.

John Malkin: Thầy đã học được gì từ Mục sư Martin Luther King Jr. và phong trào dân quyền ở Mỹ?

Thầy:

Lần cuối tôi gặp Mục sư Martin Luther King là ở Genève, trong hội nghị hòa bình có tên là “Paix sur Terre” (Hòa bình trên Trái đất). Tôi nói với Mục sư King là nhân dân Việt Nam rất biết ơn Mục sư vì đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Người dân Việt Nam xem Mục sư như một vị đại Bồ tát, một người suốt đời tranh đấu cho nhân quyền của người dân đất nước mình, đồng thời luôn yểm trợ cho nhân dân Việt Nam. Tôi rất vui vì đã nói được điều đó với Mục sư King, vì chỉ ba tháng sau đó thì Mục sư bị ám sát.

John Malkin: Thầy nghĩ như thế nào về phong trào hòa bình lúc bấy giờ ở Mỹ?

Thầy:

Vào thập niên 60, người dân Mỹ rất từ bi và sẵn sàng yểm trợ chúng tôi trong việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng những người tham gia phong trào hòa bình ở Mỹ không có đủ kiên nhẫn. Họ rất dễ nổi giận khi những gì họ làm không đem lại kết quả như mong muốn. Có rất nhiều giận dữ và bạo động trong các phong trào hòa bình lúc bấy giờ.

Bất bạo động và từ bi là nền tảng của phong trào đấu tranh cho hòa bình. Nếu không có đủ bình an, sự hiểu biết và thương yêu trong chính tự thân thì những công việc mà chúng ta làm không phải thật sự là vì hòa bình. Chúng ta đều biết là hòa bình phải bắt đầu từ chính tự thân, nhưng không phải nhiều người trong chúng ta biết cần phải làm như thế nào để có được điều đó.

John Malkin: Người ta thường nghĩ rằng mình phải lựa chọn: một là dấn thân để mang lại sự thay đổi trong xã hội, hai là tập trung phát triển đời sống tâm linh cá nhân. Thầy nghĩ như thế nào về quan niệm này?

Thầy:

Theo tôi thì đây là cái nhìn nhị nguyên. Mục đích của sự tu học là để chuyển hóa khổ đau, khổ đau trong ta và khổ đau chung quanh ta – hai cái này có liên hệ mật thiết với nhau. Nếu đi lên núi để tu tập một mình thì ta sẽ không có cơ hội để nhận diện được sự giận dữ, ganh tỵ hay tuyệt vọng trong ta. Vì vậy, va chạm với những người khác cũng cần thiết, để ta có thể thấy rõ những tâm hành trong tự thân. Có như vậy, ta mới có thể nhận diện và nhìn sâu vào bản chất của những tâm hành đó. Nếu không hiểu được nguồn gốc của phiền não thì chúng ta sẽ không thể nào thấy được con đường đưa đến sự chấm dứt phiền não. Do vậy, khổ đau cũng rất cần thiết cho sự thực tập của chúng ta.

John Malkin: Lúc tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center) bị phá hủy, có người hỏi Thầy sẽ nói gì với những kẻ đã gây ra thảm họa này. Thầy trả lời là Thầy sẽ lắng nghe họ với tâm từ bi để hiểu được khổ đau của họ. Xin thầy chia sẻ về sự thực tập lắng nghe sâu. Sự thực tập này giúp ích như thế nào trong hoàn cảnh cá nhân cũng như trong biến cố của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới?

Thầy:

Trước tiên chúng ta phải thực tập lắng nghe chính mình. Nếu không biết lắng nghe chính mình thì khó mà lắng nghe được người khác hay một nhóm người khác.

Tôi khuyên người Mỹ nên lắng nghe chính họ trước, tại vì có rất nhiều khổ đau ngay trong biên giới của nước Mỹ. Có rất nhiều người đang sống trên đất Mỹ nghĩ rằng họ là nạn nhân của sự bất công và kỳ thị, họ chưa bao giờ được lắng nghe và được hiểu.

Tôi đã đưa ra một đề nghị rất cụ thể: chúng ta nên thành lập một nhóm người – một dạng như cơ quan dân biểu – để thực tập lắng nghe khổ đau của người dân đang sống trên đất Mỹ. Tôi tin chắc rằng có những người Mỹ có khả năng lắng nghe với tâm từ bi. Chúng ta phải tìm và mời họ tới giúp. Chúng ta phải kêu gọi những người có khổ đau tới nói cho ta biết những gì chất chứa trong lòng họ. Họ nên nói ra hết. Lắng nghe những chia sẻ như vậy không phải là chuyện dễ dàng.

Nếu nước Mỹ biết thực tập lắng nghe những khổ đau của người dân trong đất nước mình thì họ sẽ học hỏi được rất nhiều. Tuệ giác lớn sẽ phát sinh. Và căn cứ trên tuệ giác đó, người Mỹ sẽ bắt đầu đưa ra những biện pháp để sửa chữa lại những lỗi lầm đã làm trong quá khứ.

Nếu thành công thì nước Mỹ có thể đưa sự thực tập này áp dụng trên bình diện quốc tế. Sự thật là ai cũng đều biết nước Mỹ có khả năng đánh trả, đánh thật mạnh và làm cho nhiều người khổ đau. Nhưng theo tôi, nếu không trả đũa theo cách đó thì nước Mỹ sẽ được kính nễ hơn và có nhiều sức mạnh hơn nữa.

John Malkin: Sau biến cố ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới thì những người đã từng tin vào đường lối bất bạo động nói rằng: cần phải hành động, cần phải sử dụng bạo lực. Thầy nghĩ như thế nào?

Thầy:

Bạo động chỉ làm phát sinh thêm bạo động mà thôi. Chỉ có lòng từ bi mới có thể làm giảm bớt bạo động. Từ bi không phải là một sự mềm yếu như ta tưởng. Lòng từ bi đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều can đảm.

John Malkin: Theo tâm lý học Tây phương thì khi giận dữ, nếu muốn hết giận thì ta phải hét to lên hoặc đánh đấm thật mạnh vào gối. Trong cuốn sách Giận, Thầy đã chỉ trích phương pháp đó. Tại sao Thầy nghĩ phương pháp đó không giúp được cho người ta hết giận?

Thầy: Trong tâm lý học Phật giáo, chúng tôi dùng danh từ "hạt giống" để nói về tâm thức. Trong tâm chúng ta có hạt giống giận, nhưng đồng thời cũng có hạt giống từ bi. Sự thực tập của chúng ta là làm lớn lên hạt giống từ bi và làm nhỏ lại hạt giống giận. Chúng ta nghĩ là nếu trút cơn giận ra thì mình sẽ hết giận, nhưng điều này không đúng. Khi để cơn giận biểu lộ ra ngoài, hoặc bằng lời nói hoặc bằng bạo lực thì chúng ta chỉ tưới tẩm thêm hạt giống giận mà thôi. Hạt giống đó sẽ lớn mạnh lên trong ta. Phương pháp đó rất nguy hiểm.

Vì vậy nhận diện hạt giống giận và tìm cách trung hòa năng lượng giận bằng năng lượng của hiểu và thương là cách duy nhất để làm giảm bớt cơn giận trong ta. Chúng ta không thể chuyển hóa được cơn giận nếu ta không hiểu được nguồn gốc của nó.

John Malkin: Nhiều người cho rằng hạnh phúc và giác ngộ chỉ có thể có được trong tương lai và chỉ một số ít người trải nghiệm được mà thôi. Như vậy giác ngộ hình như là một điều không thể đạt được.

Thầy:

Hạnh phúc và giác ngộ là những thực thể sống (living things) và có thể lớn lên. Chúng ta có thể nuôi dưỡng hạnh phúc và giác ngộ mỗi ngày. Nếu ta không nuôi dưỡng giác ngộ thì nó có thể chết đi. Nếu ta không nuôi dưỡng hạnh phúc thì hạnh phúc sẽ mất. Nếu ta không nuôi dưỡng tình thương thì tình thương cũng sẽ úa tàn. Cũng tương tự như vậy, nếu ta tiếp tục nuôi dưỡng cơn giận, sự hận thù, sợ hãi thì chúng sẽ lớn lên. Bụt nói rằng không có gì có thể sống mà không có thức ăn. Điều này cũng đúng với giác ngộ, hạnh phúc, lo buồn và khổ đau.

Trước tiên, giác ngộ phải là giác ngộ về cái gì? Ví dụ như khi uống trà, mình ý thức là mình đang uống trà. Ý thức về hành động uống trà là một hình thức của sự giác ngộ. Chúng ta đã uống trà biết bao nhiêu lần nhưng ta không biết là mình đang uống trà tại vì chúng ta bị đắm chìm trong những lo lắng, suy tư. Vì vậy có chánh niệm trong khi uống trà đã là một loại giác ngộ rồi.

Nếu chúng ta có khả năng chú tâm vào việc uống trà thì trong khi uống trà, ta đã có hạnh phúc. Ta có khả năng thưởng thức trà ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Nếu không biết cách uống trà trong chánh niệm thì mình không thật sự uống trà, mà mình uống những lo buồn, sợ hãi hay giận dữ, khi đó mình không thể nào có hạnh phúc.

Tuệ giác cũng là giác ngộ. Ý thức được là mình đang còn sống, mình đang đi trên hành tinh xinh đẹp này, đó là một hình thức giác ngộ. Cái thấy đó không tự nhiên mà có được. Mình phải có chánh niệm để thưởng thức được từng bước chân. Và một lần nữa, mình phải giữ gìn tuệ giác đó để hạnh phúc được kéo dài. Nếu mình đi như bị ma đuổi thì hạnh phúc sẽ chấm dứt.

Những giác ngộ nhỏ này kéo theo những giác ngộ nhỏ khác. Và chúng ta phải luôn luôn nuôi dưỡng những giác ngộ nhỏ đó để giác ngộ lớn có thể xảy ra. Vì vậy một giây phút sống trong chánh niệm đã là một giây phút giác ngộ. Nếu chúng ta thực tập sống như vậy thì hạnh phúc và giác ngộ sẽ tiếp tục lớn lên. Nếu chúng ta duy trì hạnh phúc và giác ngộ thì buồn phiền và lo sợ sẽ không có nhiều cơ hội để biểu hiện ra. Không biểu hiện ra một thời gian thì chúng sẽ từ từ yếu đi. Nếu có người nào đụng chạm tới hạt giống buồn phiền, lo sợ, giận dữ trong ta thì ta biết trở về với hơi thở và nụ cười chánh niệm. Và ta có thể ôm ấp được khổ đau của mình.

John Malkin: Trong khi thiền, chúng tôi thường nhận thấy tâm trí của mình rất bận rộn và mình không thực tập đúng. Thầy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Thầy:

Thiền tập là niềm vui, là sự thưởng thức mà không phải là công phu lao tác. Khi được mời một tách trà, đó là cơ hội để chúng ta có hạnh phúc. Mình uống trà như thế nào để thật sự có mặt trong giây phút đó. Nếu không có mặt thì làm sao mình thưởng thức được trà? Hoặc như khi được mời ăn cam, mình ăn như thế nào để có tự do và hạnh phúc trong khi ăn. Mình phải tập luyện như thế nào để ăn cam cho đàng hoàng, để có được hạnh phúc và tự do trong khi ăn. Khi đến tham dự một khóa tu chánh niệm, quí vị sẽ được hướng dẫn cách thực tập để có được tự do và hạnh phúc trong khi ăn cam, trong khi uống trà hay trong khi đi.

Quí vị có thể thưởng thức từng bước chân trong khi đi. Những bước chân như vậy có tính chất nuôi dưỡng, trị liệu và đem lại cho quí vị nhiều tự do hơn. Nếu có được một người bạn đã từng thực tập giỏi pháp môn thiền hành thì người đó có thể yểm trợ cho quí vị. Quí vị có thể thực tập bất cứ lúc nào, không phải cho tương lai mà là cho giây phút hiện tại. Nếu hiện tại tốt đẹp thì tương lai sẽ tốt đẹp, tại vì tương lai được làm bằng yếu tố hiện tại. Nếu có khả năng đi từng bước chân tự do, an lạc thì dù quí vị đi bất cứ đi nơi đâu, nơi đó sẽ trở thành Tịnh độ của Bụt. Tịnh độ của Bụt không phải là vấn đề của tương lai.

John Malkin: Thầy đã băn khoăn không biết đức Bụt kế tiếp sẽ xuất hiện dưới hình thức của một cá nhân hay của một đoàn thể…

Thầy:

Tôi nghĩ là Bụt đã có mặt ở đây rồi. Nếu có đủ chánh niệm mình sẽ thấy được Bụt ở khắp nơi, nhất là trong tăng thân. Thế kỷ 20 là thế kỷ của chủ nghĩa cá nhân, nhưng chúng ta không muốn như vậy nữa. Chúng ta muốn sống với nhau như một đoàn thể. Chúng ta muốn đi với nhau như một dòng sông chứ không phải như một giọt nước riêng rẽ. Dòng sông có thể ra tới biển nhưng một giọt nước thì sẽ bị bốc hơi trên đường đi. Vì vậy cho nên chúng ta có thể nhận ra được sự có mặt của Bụt ngay bây giờ và ở đây. Tôi nghĩ rằng mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi lời nói có chánh niệm là sự biểu hiện của Bụt. Đừng tìm Bụt ở nơi nào khác. Bụt có mặt trong nếp sống tỉnh thức của chúng ta.

 

Nguồn: http://www.lionsroar.com/in-engaged-buddhism-peace-begins-with-you/

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao giải Hòa bình trên Trái đất

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người nổi tiếng trong việc xây dựng nhịp cầu tâm linh giữa Âu và Á, vừa được chọn trao giải “Hòa Bình trên Trái Ðất” (Pacem in Terris) năm 2015, một giải thưởng hàng năm của Thiên Chúa Giáo toàn cầu.

Giải thưởng “Pacem in Terris” do Ðức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng từ năm 1963 với mục đích “vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình và Công Lý, không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới”. Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Mục sư Martin Luther King, Mẹ Teresa, Tổng Giám mục Desmond Tutu, Mairead Corrigan Maguire, Adolfo Pérez Esquivel, và Lech Wałęsa.)

Theo đúng truyền thống, người được vinh danh sẽ đến Davenport, Iowa để nhận giải thưởng. Tuy nhiên, vì Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (thường được các thiền sinh tu tập với Người gọi một cách thân thương là “Thầy”) năm nay đã 89 tuổi, và đang dưỡng bệnh, Giám Mục Martin Amos đã đến tận tu viện Lộc Uyển (Deer Park Monastery) ở Nam California vào ngày 31/10/2015, để trao giải. Sư Cô Chân Không và thầy Pháp Đăng đã thay mặt Thiền sư nhận giải thưởng này, với sự hiện diện của 120 quý thầy, quý sư cô và 500 thiền sinh đang tham dự khóa tu tại tu viện Lộc Uyển, California.

Chứng thư mà Giám mục Martin Amos trao cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh có nội dung như sau:

“Giải thưởng Hòa Bình trên Trái Đất (Pacem in Terris) 2015 được trao cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp hòa bình và công lý.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhịp cầu nối liền các truyền thống tâm linh Á – Âu. Giáo lý chính yếu mà Thiền sư giảng dạy là: với sự thực tập chánh niệm, chúng ta có thể chế tác ra được nguồn năng lượng giúp chúng ta sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Trong phong trào Đạo Bụt Dấn thân (Engaged Buddhism) mà Thầy khởi xướng, năng lượng chánh niệm được sử dụng để nuôi dưỡng hiểu biết và bao dung đối với chính mình, đồng thời nuôi dưỡng hành động từ bi vì lợi ích của mọi người và của Trái Đất. Những nỗ lực của Thầy trong việc giúp xây dựng lại những ngôi làng bị chiến tranh tàn phá và cứu giúp các thuyền nhân Việt Nam đã minh chứng cho con đường của Đạo Bụt Dấn thân mà Thầy đã chọn.

Thầy đã sống đúng với những lời trong Thông điệp Hòa bình trên Trái đất (Pacem in Terris) của Ðức Giáo Hoàng John XXIII, là “một tia sáng rực rỡ, một suối nguồn của thương yêu và một chất men” cho tất cả huynh đệ của mình trên khắp thế giới.”

Giải thưởng “Hòa Bình trên Trái Ðất” được trao đúng dịp kỷ niệm 50 năm Mục Sư Martin Luther King nhận được giải này. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo – Mục sư Martin Luther King và Thiền sư Thích Nhất Hạnh –  đã cùng chia sẻ lý tưởng tranh đấu cho hòa bình bằng phương tiện bất bạo động, gây ảnh hưởng lớn đến không khí chính trị vào những năm cuối thập niên 1960.

Đau buồn bởi cuộc chiến tranh đang xảy ra trên quê hương mình, và tìm thấy nơi Mục sư King một người bạn cùng lý tưởng tranh đấu cho hòa bình, Thầy đã viết thư cho Mục sư King vào năm 1965 để đề nghị Mục sư King công khai lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhà lãnh đạo phong trào Dân quyền Mỹ đã đáp lại lời kêu gọi của Thầy bằng bài diễn văn nổi tiếng năm 1967 tại Nhà thờ Riverside, thành phố New York, công khai phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Cũng đầu năm 1967, Mục sư King đề cử Thầy cho giải Nobel Hòa bình, và gọi Thầy là “một tông đồ của hòa bình và bất bạo động.”

Thầy được thế giới công nhận như là người sáng lập phong trào Đạo Bụt Dấn thân (Engaged Buddhism), đồng thời là người khởi xướng phong trào thực tập chánh niệm trong văn hóa Tây phương.

Sư Cô Chân Không và thầy Pháp Đăng thay mặt Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận giải thưởng Pacem in Terris

(Nguồn: The Catholic Messenger; Hình ảnh: Ron Forster)

Trái tim tôi bất ngờ được mở ra

(Bài viết của Tony Bates, Giám Đốc sáng lập Headstrong – Trung tâm lo cho sức khỏe tinh thần của người trẻ trong toàn quốc, trong chuyến hoằng pháp của Sư Ông Làng Mai tại Anh năm 2012)

Tôi đã tới, ít nhất là trái tim tôi đã cảm nhận tôi đã thực sự tới

Quảng trường Trafalgar, London, 31.03.2012

Với tình thương, chúng ta có thể đối diện với bất cứ tình huống nào
nhưng
nhiều người trong chúng ta chưa biết tình thương chân thật là gì, nên câu mà chúng ta phải tự hỏi là làm sao để tình thương được phát sinh ?

Những câu này là những lời mở đầu của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hay Thầy (là cách mà các đệ tử vẫn thường dùng để gọi Người một cách thân thương. Chữ Thầy trong tiếng Việt là thầy dạy học, thầy dạy tu) khi thầy mở đầu bài giảng tại Thượng Viện Quốc Hội Anh tuần rồi. Không khí khá hăm hở sinh động trong phòng giảng bỗng nhiên im bặt  khi chúng tôi đứng dậy chào thiền sư.

Sau khi những lời giới thiệu khá cảm động của  Lord Richard Laird, Thầy vẫn ngồi thật yên mấy phút và nét mặt không biểu hiện cảm xúc nào. Tôi chợt lo lắng, e thầy không thích tới đây. Nhưng sau  đó tôi đã  nhận ra là Thầy cần  thời gian để trở về với chính mình và để bắt mạch cái thính chúng khá đặc biệt nầy.

Với tình thương, chúng ta có thể  đối diện với bất cứ tình huống nào nhưng nhiều người trong chúng ta chưa biết tình thương chân thật là gì thì câu mà chúng ta phải tự hỏi là làm sao để tình thương được phát sinh? Thầy tiếp tục: Nuôi dưỡng tình thương cho chính ta bắt đầu bằng hơi thở: “Khi ta chú tâm và hít vào hơi thở  vào, có một phép lạ đang xảy ra. Ta chợt nhớ là ta đang có thân thể đây và ta quán sát thấy cái thân thể này khá căng thẳng. Ta chú ý điều đó khi thở vào và ta buông thư các căng thẳng trên thân khi thở ra.”

Những lời của Thầy như đi thẳng vào tâm can ruột rà của tôi, những cơ bắp thật sâu trong tôi bỗng mở ra . Thường thì lộ trình đi từ cái đầu tôi đến trái tim tôi nó khá dài và khá quanh co. Tôi dùng quá nhiều trí năng nên sự phán xét chỉ nằm bên trên sự việc. Nhưng hôm nay những lời Thầy đã đi thẳng vào trái tim tôi. Trái tim tôi chợt bất ngờ bật mở ra. Tôi đã về, hay ít nhất trái tim chợt thấy mình đã thật sự về.

Hy vọng chuyến đi của Thầy đến Ái Nhĩ Lan tuần này sẽ có dịp giới thiệu lại cho chúng ta những nhiệm mầu của sự sống

Khi ta thở vào trong chánh niệm, nhiều cơ hội mới có thể xảy ra. Chúng ta chợt khám phá rằng ta phải rất tri ân những mầu nhiệm của sự sống đang nằm trong tầm tay ta. Đồng thời ta cũng tiếp xúc được với niềm đau trong ta và ta ngưng được sự trốn chạy niềm đau đó. Với chánh niệm, ta có thể giữ được khoảng cách cần thiết để có thể ôm ấp niềm đau kia, lắng nghe thật sâu những gốc rễ của nó, chăm sóc nó. Và từ từ hiểu được niềm đau này. Lòng từ bi chợt ứa ra khi ta bắt đầu hiểu sâu hơn và với tâm từ bi kia ta có thể chuyển hóa được niềm đau ấy.

Thầy lại nói tiếp nhiều điều mà tôi đã nghe trước đó rồi nhưng sao lần này nó lại thật mới đối với tôi, giống như tôi chỉ mới nghe lần đầu. Tôi đã thành người mới rồi.  Những lời Thầy đã rơi vào một con người mới, con người mà những vết thương cũ đã lành và những cơ hội mới đang mở ra.

Nói về chánh niệm, viết về chánh niệm thật dễ nhưng bạn chỉ thấy được sức mạnh của nó khi bạn đứng trước một người như Thầy. Một người đã thực sự sống nếp sống chánh niệm trong những thăng trầm lớn lao như vũ bão nhưng vẫn giữ được sự bình an.

Tinh thần của ông thầy tu 86 tuổi mảnh khảnh mong manh này thật dũng mãnh. Sự hiện diện của cả con người Thầy mới khiến cho thông điệp của Thầy trở nên một sức mạnh lớn lao.

Tôi quyết định là bây giờ cho đến ngày tôi chết, tôi nhất định phải sống cho bằng được dù cho chỉ một giờ thôi nếp sống can đảm và liêm khiết như Người.

Quảng trường Trafalgar, London, 31.03.2012

Một người trong thính chúng đã hỏi Thầy là anh ta có thể làm được gì cho một người rất khổ đau đã nhất định đóng hết tất cả các phương cách trị liệu mà bạn bè muốn giúp anh ta. Ta nghe được niềm tuyệt vọng trong câu hỏi ấy và biết chắc là đây chính là một câu hỏi rất thật, không bác học.

Thầy đã trả lời rằng ta phải hết sức thận trọng, đừng mong đổi thay người kia gì hết. Cái mà người ấy rất cần, có thể chỉ là sự hiện diện  và sự kiên nhẫn của ta. Một người đã đóng tất cả những cánh cửa trái tim với thế giới bên ngoài như thế có nghĩa là người ấy đang rất đau và mất hết niềm tin nơi tất cả loài người. Nếu ta thương người ấy bằng cách có mặt thật sự, có mặt thật vững chãi cho người ấy mà hoàn toàn không đòi hỏi người ấy phải đổi thay, thì may ra người ấy kịp thời thấy được tình thương chân thật của ta và mới chịu mở cửa.

Năm 2004, tôi được thăm tu viện Làng Mai của thầy lần đầu và tôi được giao trách nhiệm lo về chuyển hóa rác trong chánh niệm, trộn lại phân hữu cơ và xếp lại giấy đã xài qua  rồi, ép dẹp lại các thùng cạc tông để đem đi chuyển hóa. Tôi học được bài học là thật ra trên đời này không có gì là “tiêu cực, xấu xa, dơ dáy” thật sự. Cho dù đó là những kinh nghiệm mà mình xem là xấu hổ và muốn quăng nó đi nhưng chính nó đã giúp ta tỉnh dậy và trở nên một con người thật hơn xưa.

Hồi đó danh từ chánh niệm dường như là một từ ngữ lạ lùng, một khái niệm trừu tượng, nhưng ngày nay nó đã trở thành một danh từ sử dụng hằng ngày trong gia đình. Chỉ cách thực tập đơn giản đó đủ cho ta thấy cách hành xử của ta đã khác hơn, trước những niềm vui cũng như nỗi khổ mà ta gặp hằng ngày và đối với những người ta đang sống chung. Hy vọng rằng chuyến đi này của Thầy ở Ái Nhĩ Lan sẽ giới thiệu lại cho ta “những nhiệm mầu của sự sống” đang nằm trong tầm tay của ta  ngay bây giờ và ở đây khi mà chúng ta chịu dừng lại, không chạy nữa và cho phép tim ta có thêm không gian để thở.

Giấy vào cửa nghe Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng chiều mai ở Convention Centre Dublin đã bán hết, tuy nhiên bạn có thể nghe trực tuyến miễn phí tại mindfulnessireland.le

(Chuyển ngữ từ
The Irish Times: My heart suddenly unbuttoned

Tony Bates – Tuesday, April 10, 2012)

Tình yêu dành cho đất mẹ không còn là ý niệm về môi trường

Thiền sư Nhất Hạnh lý giải vì sao chánh niệm và cách mạng tâm linh chứ không phải kinh tế là những nhân tố cần thiết cho quá trình bảo vệ thiên nhiên và làm giảm thiểu những biến đổi khí hậu bất thường.

(Dưới đây là bài phỏng vấn của Jo Confino cho Guardian Professional Network.
Theo guardian.co.uk thứ Hai, ngày 20 tháng 2 năm 2012.)

Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng để đối phó với những thách thức của môi trường, chúng ta cần có một cuộc cách mạng tâm linh.

Thiền sư Nhất Hạnh có 70 năm kinh nghiệm thực tập thiền và chánh niệm. Từ Thầy tỏa ra một sự bình an và tĩnh lặng lạ thường. Đây là con người đang sống những gì mình nói, con người được giới Phật tử coi như một vị Bồ Tát, không ngừng tìm kiếm những cách thức tốt nhất để giúp người.

Ngay từ những ngày tháng trực tiếp sống và đối mặt với cuộc chiến thảm khốc tại Việt Nam, vị Thầy hiện đã 86 tuổi này đã phát nguyện cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp hòa bình và hóa giải xung đột. Năm 1967, mục sư Martin Luther King đã đề cử Thầy cho giải Nobel Hòa Bình vì theo Mục sư “Những phát kiến cho hòa bình của Thích Nhất Hạnh, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những năm gần đây, Thầy không chỉ chú trọng tới việc hòa giải xung đột trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn hướng sự quan tâm tới hành tinh xanh của chúng ta – nơi nương náu của mọi loài.

Thầy, như hàng ngàn thiền sinh và đệ tử vẫn gọi, thấy rằng vì đời sống thiếu ý nghĩa, thiếu sự liên hệ mật thiết với nhau mà chúng ta trở thành con nghiện của chủ nghĩa tiêu thụ. Chúng ta cần phải nhận ra và ứng phó với những áp lực mà chúng ta đang gây cho Trái đất nếu nhân loại muốn sống sót.

Điều mà đạo Bụt có thể đóng góp cho nhân loại là nhận diện những khổ đau ta đang gánh chịu và một con đường thoát khổ là trực tiếp đối diện, mà không phải tìm cách trốn tránh hay khỏa lấp bằng những  công việc, mua sắm, giải trí hay chăm chút làm đẹp. Những ham muốn về danh vọng, giàu sang, quyền lực và tình dục chỉ có tác dụng tạo nên ảo giác về hạnh phúc mà không phải là hạnh phúc đích thực, kết cục chỉ làm trầm trọng thêm những cảm giác trống trải, xa cách.

Thầy lấy ví dụ câu chuyện của một tỷ phú, điều hành một trong những tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ. Ông này tới tham dự một khóa tu với Thầy, kể về những khổ đau, lo lắng và nghi ngờ của ông. Ông nghĩ rằng mọi người đến với ông chỉ vì muốn lợi dụng, nên ông chẳng có ai để làm bạn.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Làng Mai –  một trung tâm thiền tập của Thầy gần Bordeaux, Thầy đã chỉ rõ tại sao chúng ta lại cần một cuộc cách mạng tâm linh khi phải đối mặt với vô số thách thức về tình trạng môi trường hiện nay.

Trong khi các chuyên gia khác chỉ tập trung nói về sự phức tạp và khó khăn của vấn đề, như sự hủy diệt của hệ sinh thái, nạn tuyệt chủng của hàng triệu loài sinh vật, thì Thầy nhìn xuyên suốt được vấn đề hóc búa này, và chỉ cần một “lát dao bén” của Thầy là có thể tháo gỡ được.

Vượt thoát ý niệm “môi trường”

Thầy nói rằng chúng ta phải vượt thoát ý niệm về môi trường, vì điều này khiến mọi người có cảm tưởng bản thân mình và Trái Đất là hai thực thể riêng biệt và trái đất phải phục vụ cho con người.

Chỉ khi ta công nhận con người và hành tinh này hoàn toàn là một và đồng nhất thì mới thay đổi được tình trạng.

Thầy nói: “Bạn đang mang Mẹ Đất trong bạn. Mẹ Đất không ở bên ngoài. Mẹ Đất không chỉ là môi trường. Mẹ Đất là bạn. Nhìn bằng tuệ giác tương tức đó, chúng ta mới có thể thực sự truyền thông với Mẹ Đất, đó là hình thức cầu nguyện tối ưu nhất. Trong mối tương quan này, bạn có đủ tình thương, sức mạnh và sự thức tỉnh để thay đổi cuộc sống của bạn. Thay đổi, không chỉ là thay đổi những yếu tố bên ngoài ta.

Trước hết, chúng ta cần có chánh kiến – cái thấy đúng – để vượt thoát mọi ý niệm, kể cả ý niệm về có và không, về tạo hóa và tạo vật, về tâm và vật. Tuệ giác này rất cần cho sự chuyển hóa và chữa lành. Chúng ta sợ hãi, xa cách, hận thù, sân giận là do cái thấy sai lầm cho rằng chúng ta và Trái Đất là hai thực thể riêng biệt, Trái Đất chỉ là môi trường. Chúng ta coi mình là tâm điểm và muốn làm điều gì đó cho Trái Đất để chúng ta có thể sống sót. Đó là cái thấy nhị nguyên.

Vì vậy để cứu lấy Đất Mẹ, bạn hãy thở vào, ý thức về cơ thể bạn và nhìn sâu vào cơ thể để thấy rằng bạn là Trái Đất, và tâm thức bạn cũng là tâm thức của Trái Đất. Không chặt phá rừng, không làm ô nhiễm nguồn nước – chừng ấy chưa đủ.”

Đặt cho thiên nhiên một giá trị kinh tế là chưa đủ

Mùa xuân này Thầy sẽ tới nước Anh để hướng dẫn một khóa tu 5 ngày và một ngày hội thảo về chánh niệm trong lĩnh vực giáo dục. Thầy nói hiện nay trong giới kinh tế và kinh doanh xuất hiện trào lưu cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ hành tinh là đặt cho môi trường thiên nhiên một giá trị kinh tế, như vậy thì chẳng khác nào băng bột lên một vết thương.

“Tôi không nghĩ là biện pháp đó đem lại hiệu quả. Chúng ta cần một sự thức tỉnh và giác ngộ thực sự để thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận sự việc của chúng ta.

Muốn thay đổi tận gốc thì thay vì đặt lên cho những khu rừng và thảm san hô những trị giá nào đó, ta phải thương yêu Đất Mẹ trở lại. “Trái Đất không thể được miêu tả bằng vật chất hay tinh thần. Vật chất và tinh thần chỉ là khái niệm. Thực chất chúng là hai mặt của cùng một thực tại. Cây tùng kia không chỉ là vật chất, bởi vì trong nó có chứa cái thấy biết của nó. Một hạt bụi không chỉ là vật chất bởi từng nguyên tử trong hạt bụi đều là một thực thể sống và có trí thông minh. Khi ta nhận ra những đức hạnh, tài năng và vẻ đẹp của Mẹ Đất, thì trong ta sẽ nảy sinh một cái gì đó. Cái đó là sự tương quan mật thiết giữa ta với Đất Mẹ, là tình thương của ta dành cho Đất Mẹ. Chúng ta muốn được kết nối, muốn tương quan, muốn được là một, đó là ý nghĩa của tình thương. Khi thương một người nào đó, ta muốn nói ta cần người đó, ta muốn nương tựa vào người đó. Ta làm tất cả vì lợi ích của Đất Mẹ và Đất Mẹ sẽ làm tất cả cho sự an vui của chúng ta”

Trong giới kinh doanh, Thầy lấy ví dụ  của Yvon Chouinard, người sáng lập và sở hữu của công ty may mặc Patagonia. Ông đã kết hợp giữa việc phát triển kinh doanh thành công với sự thực tập chánh niệm và từ bi. Thầy khẳng định: “Làm giàu theo cách không tàn phá, đề cao công bằng xã hội, làm tăng sự hiểu biết, giảm thiểu khổ đau đang tồn tại quanh ta là điều ta có thể thực hiện được. Nhìn cho sâu, ta thấy ngay trong thế giới kinh doanh ta có thể mang lại nhiều hạnh phúc cho ta và cho người khác. Và như vậy thì công việc của ta có ý nghĩa.”

Thầy, người đã viết hơn 100 cuốn sách, chỉ ra rằng sở dĩ ta đánh mất sự tương quan mật thiết với nhịp điệu tự nhiên của Đất Mẹ là do rất nhiều căn bệnh thời đại gây ra và thậm chí là do ta đổ lỗi cho Đất Mẹ một cách vô thức mà ta không hề hay biết, cũng giống như ta hay đổ lỗi cho những khổ đau bất hạnh của ta là do cha mẹ gây ra.

Trong bài viết Lời Khấn Nguyện Đất Mẹ mới đây, Thầy viết “Trong chúng con, có những người oán hận Mẹ vì mẹ đã sinh ra họ và làm họ khổ, đó là bởi vì họ chưa có khả năng hiểu được Mẹ và chưa biết trân quí Mẹ.”

Chánh niệm giúp ta thiết lập lại mối tương quan mật thiết giữa ta và Đất Mẹ

Thầy đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng tỏ chánh niệm có thể giúp loài người tiếp lập lại mối tương quan mật thiết giữa mình với Đất Mẹ bằng cách sống chậm lại và trân quí tất cả những món quà mà Đất Mẹ hiến tặng cho ta.

“Rất nhiều người đau khổ cùng cực mà không biết là mình đang đau khổ. Họ cố gắng che đậy nỗi khổ đau bằng cách bận rộn. Nhiều người ốm đau bệnh tật chỉ vì họ xa lánh Đất Mẹ. Thực tập chánh niệm giúp chúng ta tiếp xúc được với Đất Mẹ trong ta và sự thực tập này có thể giúp chữa lành bệnh tật. Quá trình trị liệu, chữa lành cho con người phải được tiến hành đồng thời với việc chữa lành cho Đất Mẹ. Đây là tuệ giác và ai cũng có thể thực tập được. Sự giác ngộ này đưa tới sự thức tỉnh cộng đồng. Trong Đạo Phật, thiền là một sự thức tỉnh, thức tỉnh một sự kiện là trái đất đang lâm nguy, mọi loài sinh vật đang trong tình trạng nguy kịch.”

Thầy lấy một ví dụ rất đơn giản và bình dị, là việc uống một ly trà cũng có thể giúp chuyển hóa cuộc đời một con người nếu người đó thực sự để hết tâm ý vào việc uống trà.

“Khi có chánh niệm, tôi thưởng thức ly trà sâu sắc hơn.” Thầy nói và rót cho mình một ly trà rồi chậm rãi nhấp ngụm đầu tiên. “Tôi có mặt hoàn toàn trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, không bị cuốn đi bởi sợ hãi, buồn đau, dự án, quá khứ và tương lai. Tôi có mặt cho sự sống. Khi ta uống trà, giây phút uống trà là giây phút mầu nhiệm. Ta không cần nhiều quyền lực, danh vọng hay tiền bạc để có thể hạnh phúc. Chánh niệm có thể giúp ta hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Mỗi giây phút đều là giây phút hạnh phúc. Chúng ta hãy thực tập để những người khác theo đó cùng thực tập theo. Chúng ta hãy dành ra vài phút để thực chứng sự thực này.”

Cần phải xử lý cơn giận trong tự thân trước khi muốn trở thành một nhà hoạt động xã hội hiệu quả

Trong hàng thập kỷ qua, Thầy đã dày công phát triển dòng Đạo Bụt Dấn Thân mà nền tảng là sự thực tập 5 nguyên tắc đạo đức – 5 phép thực tập chánh niệm hay còn gọi là 5 Giới – rất rõ ràng và quan trọng đối với việc giải quyết công bằng xã hội.

Tuy nhiên, Thầy nhấn mạnh, nếu các nhà hoạt động xã hội và môi trường muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên họ phải xử lý cơn giận trong họ. Chỉ khi nào phát khởi được tình thương và lòng từ bi đối với chính bản thân mình, ta mới có khả năng đối phó với những lực lượng mà ta qui trách nhiệm đang làm ô nhiễm biển và chặt phá rừng.

“Trong Đạo Bụt có nói về hành động cộng đồng. Khi có một điều gì đó sai lầm đang diễn ra trên thế giới, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng đó là chuyện của người khác, người khác làm mà không phải là ta. Nhưng qua cách sống hàng ngày của ta, ta cũng đang góp một phần vào sai lầm ấy. Nếu ta có khả năng hiểu ra sự thật này, rằng không chỉ ta đang khổ mà người khác cũng đang khổ thì đó đã là một tuệ giác.

Khi thấy ai đó đang khổ, ta không muốn trừng phạt hay lên án người đó, mà ta muốn giúp người đó bớt khổ. Nhưng nếu chính ta đang đầy sợ hãi, giận hờn, vô minh và đau khổ thì ta làm sao giúp được người khác? Khi có hạnh phúc, ta nhẹ nhàng hơn, tươi cười hơn, ai cũng dễ chịu khi ở gần ta và ta có khả năng giúp đỡ người khác. Những nhà hoạt động và tranh đấu cần phải thực tập tâm linh để có khả năng nuôi dưỡng hạnh phúc, xử lý khổ đau và giúp người bớt khổ, như vậy công việc phụng sự thế giới của họ mới có hiệu quả. Nếu trong ta còn đầy giận dữ và bất mãn thì ta không thể làm được gì cả.”

Tiếp xúc Bản môn

Điểm chính trong bài giảng của Thầy là, trong khi sống và sinh hoạt trong thế giới tích môn (thế giới phân biệt, lưỡng nguyên), ta cần hiểu rằng hạnh phúc, an lạc của ta tùy thuộc vào việc nhận diện và tiếp xúc với “bản môn”. Điều này rất quan trọng. “Nếu ta có khả năng tiếp xúc sâu sắc với tích môn – một chiếc lá, một bông hoa, một viên sỏi, một tia nắng, một con chim, ngọn núi, dòng sông và chính thân thể ta – thì khi đó ta cũng đang tiếp xúc được với bản môn. Bản môn không thể được diễn tả là con người hay phi con người, là vật chất hay tinh thần, chủ thể nhận thức hay đối tượng nhận thức. Ta chỉ có thể nói rằng nó luôn luôn tỏa sáng và tự tỏa sáng. Tiếp xúc với bản môn, ta cảm thấy hạnh phúc, thoải mái như con chim tự do trên bầu trời, như con nai được tự do trên đồng cỏ. Ta biết rằng ta không cần phải tìm kiếm bản môn ở ngoài ta, bản môn luôn có trong ta và trong mỗi phút giây.

Trong khi tin rằng có một phương cách tạo ra mối tương quan mật thiết hơn giữa loài người và trái đất, Thầy cũng thấy được một hiểm họa thực sự đang xảy ra là con người vẫn tiếp tục lối sống tàn hoại và nền văn minh này sẽ tới ngày sụp đổ.

Thầy nói tất cả những gì chúng ta cần làm là thấy được rằng chúng ta không làm chủ được trước những phản ứng của thiên nhiên đối với những loài sinh vật khác. “Khi nhu yếu sinh tồn bị thay thế bởi lòng tham lam và ngạo mạn thì bạo động sẽ phát sinh và luôn đưa tới những hủy diệt không đáng có. Chúng ta đã học bài học rằng gây bạo lực cho con người và cho những loài sinh vật khác chính là ta đang gây bạo lực với chính ta, còn khi ta biết bảo hộ mọi loài thì ta cũng đang bảo hộ chính ta.”

Lạc quan trước nguy cơ thảm họa

Trong thần thoại Hy Lạp, khi Pandora mở hộp quà, tất cả tai họa được thoát ra ngoài và tràn xuống trái đất. Chỉ có một thứ còn sót lại, đó là “hy vọng”.

Thầy rất rõ ràng khi khẳng định duy trì niềm lạc quan là điều rất cần thiết nếu chúng ta muốn tìm một con đường thoát khỏi nguy cơ hủy diệt do khí hậu thay đổi thất thường, mà điều này sẽ dẫn đến những biến động tiêu cực lớn lao của xã hội.

Tuy nhiên, Thầy không ngây thơ để không nhận ra rằng những lực lượng hùng mạnh vẫn đang tiếp tục không ngừng trừng phạt chúng ta và đẩy loài người tới bờ vực thẳm.

Trong cuốn sách nổi tiếng viết về môi trường, cuốn Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình và Môi Sinh (The World We Have), Thầy viết: “Chúng ta đã tạo nên một hệ thống xã hội mà ta không làm chủ được. Ta để cho tiện nghi vật chất làm chủ đời mình. Để áp lực đè nặng và biến mình thành nạn nhân, nô lệ”.

Chúng ta tạo nên một xã hội mà người giàu càng giàu thêm và người nghèo càng thêm túng quẫn. Ta chỉ biết chăm chút lo cho riêng mình, và chỉ thấy những cái lợi trước mắt mà quên đi những hậu quả về sau, chúng ta ít khi để tâm đến số phận của người khác, đến tương lai của hành tinh mẹ của chúng ta. Chúng ta có khác gì những con gà đang bị nhốt trong chuồng và đang giành xé nhau một vài hạt bắp mà không biết rằng lát nữa mình sẽ bị giết làm thịt.

Xem Video Jo Confino phỏng vấn Thầy

______________________________________________

dịch từ: Beyond environment: falling back in love with Mother Earth

Trò chuyện với Thầy Nhất Hạnh về cuốn sách SAVOR

World-renowned Buddhist master Thich Nhat Hanh has teamed up with nutritionist Dr. Lilian Cheung to change the way we eat with their book Savor: Mindful Eating, Mindful Living. Get his take on the root of our weight problems, what he eats every day and how to change your own eating habits forever.

ead more:

Nếu đã có cuốn sách này trong tay thì bạn có thể ngồi xuống trong tĩnh lặng, lần dở chậm rãi từng trang một và khám phá thực đơn Thầy dùng mỗi ngày. Bạn cũng có thể cùng Thầy nhìn sâu vào tình trạng béo phì – một vấn nạn về sức khỏe của thế giới Tây Phương và được Thầy hướng dẫn những phương thức để đổi thay những thói tật ăn uống không lành mạnh.

Thay Nhat Hanh.jpgThưa Thầy, vì sao trong thời điểm này Thầy lại chọn viết về đề tài tiêu thụ thực phẩm trong mối liên hệ với nếp sống chánh niệm ?

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nhìn vào thực trạng ở mức độ toàn cầu, chúng ta có thể nhận thấy rằng số lượng người mắc chứng béo phì (thừa cân) lại đông đảo hơn so với số người đói và thiếu ăn (không tiêu thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết). Những nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu chúng ta không đồng lòng chung sức chuyển ngược lại tình trạng béo phì đang ngày một leo thang thì những người trẻ trong tương lai sẽ có vòng đời ngắn hơn so với thế hệ đi trước.

Hơn nữa, chứng béo phì sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải những căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Thực trạng này không những gây ra khổ đau cho thân tâm của mỗi cá nhân hay gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh của thân tâm xã hội và thế giới. Gốc rễ của vấn đề nằm ngay trong những gì chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. Đó không chỉ là thức ăn mà còn là những gì ta thấy, nghe, xúc chạm… và cả môi trường ta đang sống. Giáo lý của Đạo Bụt có thể cống hiến rất nhiều phương pháp để có thể chuyển hóa triệu chứng béo phì. Việc thực tập sống trong chánh niệm sẽ có thể thiết lập lại mối liên hệ giữa thân và tâm và môi trường xung quanh. Phương pháp này chính là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa, đem đến cho chúng ta có một góc nhìn chân thật về tình trạng thừa cân và giúp mọi người có thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể mình. Và chúng ta sẽ không cần phải mất nhiều thời gian đợi chờ. Cơ hội đạt được sự cân bằng, niềm vui và sự bình an trong thân và tâm luôn có ngay đây, ngay bây giờ, ngay trong giây phút hiện tại.

Việc “Ăn uống trong tỉnh thức” đóng vai trò như thế nào trong đời sống của Thầy?

Khi có thể sống chậm lại, tận hưởng mỗi bữa ăn, vui trong niềm vui khi nhận ra mình vẫn còn sống, vẫn còn mạnh khỏe, chúng tôi thấy mình tiếp xúc với đời sống ở một mức độ rất sâu sắc. Tôi rất ưa thích được ngồi ăn trong thinh lặng và tận hưởng từng miếng nhai, ý thức về sự hiện hữu của những người thương chung quanh (tăng thân), ý thức về tất cả những công phu lao tác và tình thương đã có mặt trong chén cơm của mình. Khi ăn theo một cách thức như vậy, không những thể chất vật lý của tôi mà còn phần tinh thần, phần tâm linh cũng đều được nuôi dưỡng. Cách tôi dùng bữa ảnh hưởng đến mọi công tác của tôi trong ngày. Nếu tôi có thể thực tập nhìn sâu vào thức ăn và xem thời khắc đó quan trọng như một buổi công phu thiền định – thiền hành hay thiền tọa – thì tôi nhận ra mình có thể tiếp nhận muôn vàn những tặng phẩm của đất trời. Tất cả hoa trái này tôi sẽ không bao giờ thu hái được nếu thân và tâm tôi không đồng thời có mặt trong khi ăn. Bởi vì trong lúc ăn nếu tâm tôi ngập tràn trong lo lắng, phiền muộn và những bản dự án hay kế hoạch thì khi đó tôi chỉ đang ăn những căng thẳng và sợ hãi. Và điều này sẽ gây ra những thương tổn cho thân và tâm. Vì vậy cho nên, khi ăn chúng tôi thường sử dụng bài kệ sau đây để thực tập:

Ăn cơm nơi tích môn
Nuôi sống cả tổ tiên
Mở đường cho con cháu
Cùng tìm hướng đi lên.

Ăn cơm nơi tích môn
Nhai đều như nhịp thở
Nhiệm mầu ta nuôi nhau
Từ bi nguyền cứu độ.

Bài kệ trên giúp chúng tôi ghi nhớ về việc thực tập chế tác năng lượng chánh niệm trong khi ăn. Nếu năng lượng chánh niệm, năng lượng tỉnh thức đó có mặt một cách sâu dày thì chúng tôi có thể tiếp xúc với tổ tiên ông bà cũng như các thế hệ tương lai. Đồng thời thời gian ăn cũng trở thành những khoảnh khắc lắng đọng giúp chúng tôi ý thức hơn về những hạt giống lành thiện trong chiều sâu tâm thức mà tổ tiên đã trao truyền và tìm ra cách thức để dưỡng nuôi, phát triển và tiếp tục truyền trao những hạt giống đó cho những thế hệ con cháu về sau.

 

Xin Thầy cho biết về thực đơn hằng ngày ở Đạo Tràng Mai Thôn?

Chúng tôi áp dụng một chế độ ăn chay bổ dưỡng (không dùng bất kỳ sản phẩm nào từ động vật bao gồm cả trứng, sữa). Phần lớn những gì chúng tôi tiêu thụ là ngũ cốc hữu cơ. Bữa sáng sẽ là cháo yến mạch, bánh mì tự làm, đậu hạt tự trồng tại làng, trái cây và đôi khi là các món bún, phở hay xôi. Bữa trưa chúng tôi dùng cơm, rau xào, đậu phụ, các loại đậu xào, canh, rau củ hay salad và một ít đồ ngọt tráng miệng. Món tráng miệng theo kiểu Việt Nam sẽ là chè với các loại đậu và theo kiểu Tây Phương sẽ là bánh ngọt chay. Buổi tối chúng tôi ăn nhẹ với cơm, canh và một ít rau quả.

 

savorbookcover.jpgThưa Thầy, những trạng thái tâm lý sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của chúng ta như thế nào?

Trong tác phẩm “Savor”, chúng tôi trình bày rất sâu và rất kỹ về bản chất của những cảm thọ và ảnh hưởng của chúng đối với hành vi tiêu thụ thực phẩm. Về cơ bản, khi có một nhân tố kích thích từ bên ngoài, chúng ta sẽ có một phản ứng từ bên trong. Đó cũng là lúc một cảm giác, cảm xúc (cảm thọ) đã biểu hiện trên bình diện ý thức. Cảm thọ đó có thể mang tính chất tích cực như yêu thương, mừng vui, hy vọng,… hoặc mang tính tiêu cực như sợ hãi, giận hờn, lo lắng, phiền muộn, khổ đau… Đối với nhiều người, cảm xúc thường có mối liên hệ chặt chẽ với việc tiêu thụ thức ăn, mặc dù mức độ hay là bản chất của sự vướng mắc đó có thể khác nhau ở mỗi người. Có người có xu hướng ăn nhiều hơn khi vui trong khi một số thì lại ăn ít hơn. Tuy vậy, vấn đề ở đây là nếu chúng ta không dành thì giờ để nhìn sâu vào những cảm giác ưa thích hay thèm khát trong khi ta ăn uống thì những hành vi đó sẽ phát triển và trở thành những thói quen tiêu thụ gây ra tật bệnh cho chính chúng ta. Vì vậy cho nên để duy trì một thân thể khang kiện, chúng ta cần sử dụng năng lượng chánh niệm để nhìn sâu và ý thức một cách rõ ràng về ảnh hưởng của những cảm thọ đối với cách chúng ta ăn uống hằng ngày. Đồng thời, năng lượng tỉnh thức này cũng sẽ giúp chúng ta dần thiết lập được những thói quen lành mạnh và tích cực trong vấn đề tiêu thụ thực phẩm.

 

Thưa Thầy, vì sao Thầy lại cho rằng người Mỹ nói riêng đang phải vật lộn với vấn đề kiểm soát trọng lượng cơ thể của họ?

So với phần còn lại của thế giới, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một lãnh thổ trù phú và thịnh vượng. Những nguồn thức ăn và đồ uống không tốt cho sức khỏe được đáp ứng một cách dễ dàng với số lượng lớn. Những quảng cáo thương mại cho những sản phẩm này tấn công tới tấp mọi giác quan người tiêu dùng. Họ luôn bị khơi gợi, kích thích tiêu thụ những loại thực phẩm không lành mạnh như là nước giải khát chứa nhiều đường tinh chế, các món tráng miệng chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, tình trạng cơ khí hóa những ngành công nghệ hiện đại, nền văn hóa đề cao quá đáng vai trò của xe hơi cá nhân (trong khi mà nhiều quốc gia ở Âu Châu đã từ lâu luôn ủng hộ, khuyến khích sử dụng những phương tiện giao thông công cộng) đã khiến cho người dân Mỹ Quốc ít vận động hơn. Quá trình đốt cháy calories bị dang dở dẫn đến tình trạng dư thừa một lượng lớn các chất béo trong cơ thể. Tất cả những nhân tố trên đã dẫn đến hệ quả: béo phí đã là một vấn nạn mang tầm quốc gia. Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong bối cảnh mà khoảng cách về địa lý ngày càng trở nên thu hẹp tỉ lệ nghịch với sự phát triển của truyền hình, máy tính cá nhân, điện thoại di động. Và người trẻ ngày nay đã cố gắng tận dùng tất cả những thành quả khoa học công nghệ để quản lý cùng một lúc nhiều công việc khác nhau. Với một đường hướng tổ chức như vậy, làm sao người ta có thể sống sâu sắc trong từng giây từng phút đời sống mình. Cách sống này đi ngược lại với lối sống chánh niệm. Ta không thể có thời giờ và điều kiện để nhìn sâu vào những vật phẩm ta ăn, những công tác ta làm mỗi ngày để có thể biết đâu là những cách thức đúng đắn để duy trì một thể trọng khỏe mạnh.

 

Xin Thầy cho biết năng lượng chánh niệm giữ vai trò như thế nào trong nếp sống thường nhật của Thầy?

Chánh niệm có nghĩa là ta biết được, ý thức được những gì đang diễn ra ngay bây giờ và ở đây, ngay trong giây phút hiện tại. Và khi ta sống với “cái biết”, với “cái ý thức” đó một cách thường trực thì cuộc đời ta trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Khi tôi ý thức từng hơi thở vào ra và buông thư toàn thân, tôi có thể tiếp xúc được với niềm vui được sống, được hiện hữu. Tôi cũng có thể tiếp xúc được với tình trạng thân thể mình. Và khi thấy rằng mình vẫn đang mạnh khỏe, lòng tôi đầy tràn niềm biết ơn. Cũng chính nhờ năng lượng của sự Hay Biết này, tôi có thể nhận ra vẻ đẹp của trời xanh trong mát, thấy được nụ cười của hoa, nghe ra tiếng chim đang ca hót. Và tôi còn có thể tiếp xúc với gốc rễ khổ đau của cá nhân mình. Tôi ôm ấp chúng bằng tình thương và sự dịu dàng chứ không phải bằng sự bạo động, đè nén hay là trốn chạy. Bởi vì tôi có thể có mặt thật sự cho chính tôi nên tôi cũng có mặt thật sự cho những người thương xung quanh. Lắng nghe họ với tất cả ý thức một cách sâu sắc và hồi đáp bằng những lời nói yêu thương, truyền trao niềm tin yêu và hy vọng. Bằng cách thức như vậy, tôi có thể buổi sáng cho người niềm vui, buổi chiều giúp người bớt khổ.

 

Nếu trong ngày Thầy chỉ được lựa chọn một phương pháp để thực tập nếp sống chánh niệm thì đó sẽ là…?

Hơi thở có ý thức. Hơi thở luôn có đó cho tôi. Và khi tôi ý thức về hơi thở thì cũng là lúc tôi đang sống, đang hiện hữu. Tôi có thể thực tập hơi thở có ý thức bất kể nơi đâu, bất cứ thời gian nào, trong mọi trạng huống. Thậm chí ngay cả khi mang mầm bệnh, tôi cũng có thể nằm trên giường, nương theo hơi thở và khởi lên ý thức về thân và tâm. Lúc bấy giờ, tôi sẽ dùng năng lượng của sự Hay Biết để xoa dịu, chữa lành những đau nhức đang có mặt trong tôi. Khi thực tập phương pháp Hơi Thở Có Ý Thức, tôi thấy mình được nuôi dưỡng rất nhiều.

 

Theo ý kiến của Thầy, làm sao để những tuệ giác của khoa học và đời sống chánh niệm (Đạo Bụt) có thể đi đôi với nhau và tạo nên những tác động đối với việc tiêu thụ thực phẩm hiện nay?

Những kiến thức của Khoa học và một đời sống chánh niệm có thể bổ sung cho nhau trong việc giúp đỡ mọi người có được một đường lối tiêu thụ đúng đắn và duy trì một thể trạng mạnh khỏe và an lành. Trước tiên, chúng ta cần phải xác định đâu là nguồn thực phẩm mà chúng ta thật sự cần. Lúc bấy giờ, chúng ta cần phải nương tựa vào những lời khuyên từ những công trình nghiên cứu khoa học để có một quyết định độc lập. Ta không nên để mình bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của một ngôi sao nổi tiếng nào đó hay một công thức ăn uống tân thời đang được đám đông cổ xúy, tung hô. Một khi ta đã biết cần phải ăn gì thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: Ăn như thế nào? Ta phải ăn như thế nào để có thể không những nếm được hương vị của thực phẩm mà còn nếm được tuệ giác Tương Tức (sự liên hệ giữa ta với tất cả sự sống xung quanh mình)? Việc thực tập Thiền Ăn (ăn trong chánh niệm) sẽ chính là lời giải. Nếu có sự thực tập kiên trì, miên mật chúng ta sẽ khám phá được rằng sự bình an và niềm phúc lạc là một điều có thật và vẫn luôn có đó trong ta. Nếu ta thực tập thành công, thì ta có thể tiếp xúc được với những điều kiện hạnh phúc đó. Hơn thế nữa, khi đó ta còn có khả năng nhìn thấy được khuôn mặt thật, hình tướng thật sự của mình.

 

Mong Thầy có thể giải thích thêm về những ích lợi mà năng lượng chánh niệm có thể mang lại cho mỗi cá nhân nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung?

Sự hiện hữu của mỗi người chúng ta đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Khi bạn xúc chạm vào “cái một”, bạn cũng đồng thời xúc chạm vào “cái tất cả”. Tất cả gì những chúng ta tạo tác (bằng lời nói, hành động hay tư duy) cũng đều có ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy cho nên, chúng ta phải học cách sống trong tỉnh thức, trong chánh niệm để có thể tiếp xúc với năng lượng bình an nơi tự thân mình. Sự bình an trong thân tâm thế giới khởi nguồn từ đâu nếu không phải là từ sự bình an trong thân tâm mỗi một cá thể. Nếu mọi người đều sống trong chánh niệm, trong tỉnh thức thì tất cả chúng ta sẽ đều hưởng được lợi ích. Năng lượng bình an khi đó không còn thuộc về một cá nhân đơn lẻ mà đã trở thành nguồn năng lượng tập thể (tâm thức cộng đồng). Và chính nguồn năng lượng lớn lao đó sẽ quay trở lại trị liệu và chuyển hóa một cách tích cực những tật bệnh đang có mặt trong những gia đình, tổ chức, đoàn thể, quốc gia và các thế hệ tương lai.

 

Theo: http://www.oprah.com/spirit/A-Conversation-with-Thich-Nhat-Hanh-About-Savor/1
Chuyển ngữ từ tiếng Anh: Dạ Lai Hương

Thiền và nghệ thuật bảo vệ hành tinh

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm có, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh.

Đây không hẳn là buổi đi bộ truyền thống ở miền quê nước Anh khi vị thiền sư Việt Nam 84 tuổi – Thích Nhất Hạnh dẫn gần một ngàn người thiền hành qua những ngọn đồi uốn lượn của Nottinghamshire. Đoàn người im lặng đi như một con rắn khổng lồ đang lướt qua cánh rừng và vườn táo im mát. Mọi người được dạy tiếp xúc sâu sắc với mỗi bước chân đặt trên mặt đất  để duy trì chánh niệm ngay trong giây phút hiện tại. Thầy, như mọi người thường gọi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, rời con đường đang thiền hành bước vào đồng cỏ xanh tốt và tĩnh tọa. Nơi Thầy tỏa ra một sự bình ankỳ lạ, đó là hoa trái của 68 năm thực tập.

thich-nhat-nhat-hanh-walking-meditation-jpg Mặc dù có hàng trăm ngàn đệ tử trên toàn thế giới và được tôn sùng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng công chúng ít biết đến Thầy. Bởi Thầy đã chọn cách tránh xa ánh sáng chói lòa của người nổi tiếng để tập trung vào việc xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới – những Tăng thân có thể đưa lời Thầy dạy vào thực tế cuộc sống. Có nhiều tu viện ở Pháp, Mỹ và Đức cũng như những Tăng thân như thế trên toàn thế giới, như ở Anh đã có tới hơn 20 mươi Tăng thân.
Thầy đang tìm cách chấn hưng lại con đường tâm linh. Một con đường có thể thay thế cuộc sống tiêu thụ hiện nay giúp con người  trở về lối sống đơn giản và hiền hòa hơn. Lối sống này dựa trên sự tôn trọng thương yêu nhau và đồng thời cũng tôn trọng môi trường xung quanh.
Hiếm khi cho phỏng vấn nhưng khi nhận thấy thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn, tuổi càng ngày càng cao, sức khỏe càng ngày càng yếu ,Thầy muốn dùng tất cả thời gian và năng lượng còn lại của mình  làm những gì Thầy có thể để giúp xã hội và bảo vệ hành tinh thân yêu này.
Ở tuổi 84 rồi, mà Thầy vẫn có chương trình giảng dạy khá dày. Sau buổi pháp thoại cho hàng ngàn người ở London’s Hammersmith Apollo, Thầy đến Nottingham cho khóa tu 5 ngày, rồi đi hoằng pháp 3 tháng ở Châu Á, sau đó Thầy về lại Làng Mai- nơi Thầy đã sống hơn 40 năm kể từ khi bị biệt xứ, để an cư kiết đông 3 tháng.
Thầy, một tác giả với hơn 85 đầu sách, đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi khí hậu. Cuốn “Thế giới chúng ta đang có” ( The World we have) mới xuất bản gần đây của Thầy hiện đang là sách bàn chạy nhất.

Khỏa lấp bằng sự tiêu thụ quá mức

Trong cuốn “Thế giới chúng ta đang có” ( The World we have), Thầy viết: “Đất mẹ trong tình trạng như hiện nay là hậu quả của việc sản xuất và tiêu thụ không chánh niệm. Chúng ta tiêu thụ để quên đi những lo lắng và muộn phiền của mình. Khỏa lấp bằng việc tiêu thụ quá mức không phải là cách.”
Trong cuộc phỏng vấn duy nhất tại Anh, Thầy kêu gọi những nhà báo hãy đóng vai trò của họ trong việc ngăn chặn sự hủy diệt nền văn minh này. Đồng thời, Thầy cũng kêu gọi những người có thẩm quyền hãy chuyển đầu tư cho lợi nhuận sang việc đầu tư cho một xã hội lành mạnh.
Thầy nói rằng giải pháp cho vấn đề hâm nóng Trái Đất dựa vào sự thành tựu công nghệ là một cái thấy sai lầm. Khoa học quan trọng thật nhưng làm việc với cái gốc của những hành xử gây tàn phá của mình còn quan trọng hơn. “ Sự khủng hoảng tâm linh ở phương Tây là nguyên nhân của những khổ đau hiện nay. Bởi cái nhìn nhị nguyên mà ta cho rằng Chúa và nước Nước Chúa ở ngoài mình, ở trong tương lai – Ta không biết rằng tính Chúa nằm ngay trong mỗi chúng ta. Ta cần phải đặt Chúa về lại đúng vị trí, trong bản thân mình. Điều đó cũng giống như khi sóng biết rằng nước không ở ngoài nó.”

“ Những gì ta tiếp xúc hằng ngày, kể cả thân thể này, đều là phép lạ. Chỉ cần đặt Nước Chúa về đúng vị trí, thì chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Nếu  thức tỉnh được điều này thì ta không cần phải chạy theo những thứ mình tin rằng nó cần thiết cho hạnh phúc của mình như danh vọng, quyền lực và sắc dục. Một khi dừng việc tạo ra tuyệt vọng và giận hờn, ta sẽ giúp cho  bầu khí quyển lành mạnh trở lại.”
“Có thể có đủ công nghệ để cứu hành tinh này nhưng điều đó  thôi thì chưa đủ  bởi vì loài người chưa thực sự sẵn sàng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tập trung vào khía cạnh còn lại của vấn đề. Sự ô nhiễm môi trường không phải là do khí CO2 mà môi trường bị nhiễm độc bởi cách chúng ta sống; có quá nhiều người đang trở nên bệnh hoạn, nhiều đứa trẻ phải đối mặt với bạo động, tuyệt vọng và  tự tử.

Ô nhiễm tâm linh

“ Chúng ta nên nói nhiều hơn về vấn đề ô nhiễm tâm linh. Khi chúng ta ngồi lại với nhau và lắng nghe chuông, ta làm lắng dịu thân và tâm mình. Chúng ta cùng tạo ra một năng lượng lành và bình an thẩm thấu trong mỗi người. Điều tương tự cũng xảy ra với năng lượng tiêu cực. Khi tạo tác năng lượng  sợ hãi, giận dữ và tuyệt vọng ta tạo ra một bầu khí quyển và môi trường tàn phá tất cả chúng ta. Ta chưa nghĩ thấu đáo về điều này mà chỉ nghĩ về môi trường vật lý.
Cách sống của chúng ta là nguyên nhân. Ta tìm kiếm hạnh phúc và chạy theo hạnh phúc theo cái cách tạo ra giận hờn, sợ hãi và kỳ thị. Chính vì vậy, khi tham dự một khóa tu, bạn có cơ hội nhìn sâu vào gốc rễ sự ô nhiễm này- sự ô nhiễm được tạo ra bởi năng lượng không lành mạnh.
“Làm sao ta có thể thay đổi được bầu khí quyển để có năng lượng chuyển hóa và trị liệu cho chính mình và cho con cháu mình? Khi đến khóa tu, trẻ em thư giãn được bởi vì người lớn đến đây cũng thư giãn. Ở đây, trong khóa tu này, cùng với nhau, ta tạo ra một môi trường lành mạnh và đó chính là năng lượng tập thể.”

Chủ nghĩa Tư Bản – một bệnh dịch

Thầy nói chủ nghĩa tư bản như một căn bệnh hiện đang lan ra toàn thế giới, mang theo ngọn gió toàn cầu hóa: “Chúng ta xây dựng một hệ thống mà không thể kiểm soát được. Nó thống trị ta, ta trở thành những nạn nhân và nô lệ của nó”
Thầy thấy những nước đã từng là quê hương của đạo Bụt như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, đang đi theo chủ nghĩa tiêu thụ như phương Tây: “Sức cuốn hút của khoa học và công nghệ khiến người ta từ bỏ những giá trị văn hóa đã từng là nền tảng căn bản cho nếp sống tâm linh của họ trong quá khứ”. “Bởi học đòi theo những nước phương Tây nên họ bắt đầu có những khổ đau tương tự. Khủng hoảng trên thế giới tăng lên và gốc của vấn đề chính là quá trình toàn cầu hóa. Họ cũng mất luôn cái nhìn bất nhị. Nhiều Phật tử cho rằng Bụt ở ngoài mình và chỉ khi nào chết đi mới đến được cõi Tịnh Độ.
“ Trong quá khứ, có nhiều người không giàu nhưng họ cảm thấy thỏa mãn với đời sống của họ, họ cười và hạnh phúc cả ngày. Nhưng khi có nguời bắt đầu giàu lên, nhiều người  nhìn vào những người đó và tự hỏi tại sao tôi không có một cuộc sống như vậy- một căn nhà đẹp, xe đẹp, một khu vườn đẹp và rồi họ từ bỏ những giá trị tốt đẹp vốn có của mình để lao theo vật chất.”

Bên cạnh niềm tin về sự chuyển hóa có thể xảy ra, Thầy cũng chấp nhận khả năng nền văn minh này sẽ biến mất. Thầy đề cập đến nguyên tắc tâm linh “buông bỏ’- chỉ khi nào mình thực sự buông bỏ cái ý “muốn” cứu hành tinh này khoát khỏi việc thay đổi khí hậu thì khi ấy nó lại có thể sẽ thay đổi được tình trạng hiện nay.

Thảm họa xảy ra

“Không có sự thức tỉnh tập thể, thảm họa sẽ xảy ra.”, Thầy cảnh báo như vậy. “Văn minh nhân loại đã bị hủy diệt nhiều lần và nền văn minh này cũng không ngoại lệ. Nó có thể bị hủy diệt. Và rồi sự sống sẽ dần dần hồi phục sau hàng triệu năm sau. Vũ trụ hoạt động rất khẩn trương nhưng thời gian địa chất thì khác hẳn.”
“Nếu thiền quán về điều đó thì bạn sẽ không lo lắng quá đến nỗi trở nên hóa cuồng. Bạn chấp nhận được rằng nền văn minh này có thể sẽ trở thành tro bụi và sự sống sẽ bắt đầu lại vài ngàn năm sau đó. Điều tương tự cũng từng xảy ra trong lịch sử hành tinh này rồi. Khi có bình an trong tâm và chấp nhận sự thực, bạn sẽ đủ bình tĩnh để làm một cái gì đó. Nếu không bạn sẽ bị tuyệt vọng cuốn đi và không còn hy vọng làm được gì nữa.
Giống như khi một người mắc bệnh ung thư hoặc Sida ( AIDS), họ biết rằng chỉ còn sống một năm hay 6 tháng nữa. Họ khổ đau và phản kháng. Nhưng nếu họ chấp nhận sự thật mình sẽ chết và tận hưởng mỗi phút giây có được, tình trạng có thể thay đổi, bệnh tật từ từ biến mất. Điều đó đã xảy ra với nhiều người”.

Thầy nói, những Tăng thân tiếp hiện đang được xây dựng trên khắp thế giới đã cho thấy ta có thể “sống đơn giản và hạnh phúc, để có thời gian thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh. Đó là lý do chúng tôi tin rằng nếu có nhiều tăng thân như thế trên khắp thế giới, chúng ta có thể thức tỉnh mọi người rằng con người có thể từ bỏ được những nhu yếu vật chất. Nếu cùng tạo ra một sự thức tỉnh chung, chúng ta có thể giải quyết được vấn đề hâm nóng địa cầu. Cùng với nhau, chúng ta tạo nên sự tỉnh thức đó.”

Một vị Bụt chưa đủ

Thầy dừng lại một chút rồi nói tiếp một cách nhỏ nhẹ: “một vị Bụt chưa đủ, ta cần nhiều vị Bụt”.
Thầy sống một cuộc đời phi thường. Trong suốt chiến tranh Việt Nam, Thầy suýt chết vài lần vì giúp những người dân đang khổ đau do bom đạn. Khi đến Mỹ, Thầy thuyết phục mục sư Martin Luther King công khai phản đối chiến tranh và Thầy là nguồn cảm hứng cho phong trào  hòa bình. Vào năm 1968, mục sư King đề cử Thầy cho giải Nobel hòa bình. Trong thập niên sau đó, nhiều tháng Thầy lênh đênh trên biển Đông Dương tìm cách cứu những người tị nạn Việt Nam và Cam-pu-chia trên những chiếc thuyền quá tải. Những năm gần đây, Thầy mở khóa tu 2 ngày cho thành viên quốc hội Mỹ và những khóa tu hòa giải cho người Israel và Palestin tại Làng Mai.

Những giáo lý Thầy dạy dựa trên sự  thực tập theo dõi hơi thở và thiền hành để an trú trong giây phút hiện tại, không đắm mình trong quá khứ hay lo lắng cho tương lai.
Thầy nói, trong mỗi người đều có những hạt giống thương yêu và hiểu biết cũng như những hạt giống giận hờn và kỳ thị. Cuộc sống của chúng ta như thế nào phụ thuộc vào cách chúng ta chọn những hạt giống nào để tuới. Để giúp tạo nên 1 nền đạo đức toàn cầu mới và duy trì những hạt giống tốt, những học trò Tiếp Hiện của Thầy đã chắt lọc những tinh hoa đạo Bụt về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo thành năm nguyên tắc cốt lõi – Năm giới.

Năm giới, được làm mới vào năm ngoái (2009) để phù hợp với tình trạng thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng. Năm giới không phải là những nguyên tắc buộc chúng ta phải theo mà đó là hướng để chúng ta vươn tới. Bên cạnh kêu gọi chúng ta tiêu thụ trong chánh niệm, Năm giới còn khuyến khích ta chấm dứt thói tà dâm cũng như quyết tâm “không uống rượu, không sử dụng ma túy hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào có chứa độc tố, trong đó có mạng lưới toàn cầu (Internet), phim ảnh, truyền thanh truyền hình, sách báo và chuyện trò chứa đựng nội dung thiếu lành mạnh”.

_____________

Zen and the art of protecting the planet

 

 

In a rare interview, zen buddhist master Thich Nhat Hanh
warns of the threat to civilisation from climate change and the spiritual revival that is needed to avert catastrophe

Jo Confino

guardian.co.uk, Thursday 26 August 2010 18.16 BST.

    Thông điệp mùa Vu Lan

    Được biết, sau khi tác phẩm ra đời, Thiền sư đã phát động phong trào cài hoa hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Xin Thiền sư cho biết lần đầu tiên phong trào này được phát động là vào mùa Vu Lan năm nào, tại đâu? Thiền sư có gặp sự trở ngại nào chăng khi đưa ra một nét văn hóa tuy đẹp đẽ song cũng rất mới lạ này?

    Tôi không hề có ý định phát động phong trào Cài Hoa Hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Phong trào ấy tự động phát khởi một cách tự nhiên mà thôi. Điều đó cũng làm cho tôi ngạc nhiên. Hồi đó, năm 1962, sau chín tháng nghiên cứu về khoa Tỷ Giáo Tôn Giáo tại Princeton University, tôi về nghỉ hè tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ban ngày tôi chơi và nói chuyện với thanh thiếu niên về Văn Hóa Việt Nam và đi chèo thuyền trên hồ, ban đêm tôi viết văn. Tôi đã viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo trong một căn lều gỗ người trẻ dành cho tôi. Viết xong tôi gửi cho các vị đệ tử của tôi trong đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn do tôi hướng dẫn.

    Bài này gửi qua chị Trương thị Nhiên. Chị Nhiên và đoàn Sinh Viên Phật Tử đọc xong rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người. Họ bàn nhau chép tay ba trăm bản làm quà tặng cho những bạn bè của họ trong các phân khoa Đại Học Sài Gòn. Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hay màu trắng cho người mất mẹ, hay mất mẹ. Rằm tháng bảy năm ấy họ họp nhau lại tại Chùa Xá Lợi, làm Lễ Bông Hồng Cài Áo lần đầu tiên. Anh Tôn Thất Chiểu, một thành viên của đoàn Sinh Viên Phật Tử đã gửi cho Hòa Thượng Thích Đức Tâm, hồi đó đang làm chủ bút cho nguyệt san Liên Hoa của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Tập San Liên Hoa đã đăng nguyên bài dưới tựa đề là Nhìn Kỹ Mẹ. Hòa Thượng Trí Thủ, bổn sư của Hòa Thượng Đức Tâm, đọc được đoản văn trên nguyệt san Liên Hoa đã khóc vì cảm động.

    Sau đó Bông Hồng Cài Áo được in ra nhiều lần, một số các chùa bắt đầu tổ chức Lễ Bông Hồng Cào Áo. Từ đó, Lễ Bông Hồng Cài Áo đã trở thành một truyền thống. Tôi không nghĩ là đã có những trở ngại trong khi phong trào được lan rộng. Năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối ra mắt độc giả bằng quyển Bông Hồng Cài Áo, in khổ ốm dài để có thể bỏ vào bì thư gửi tặng bạn bè trong ngày Vu Lan. Quyển sách nhỏ này đã phải tái bản nhiều lần. Năm 1965 đoàn Cải Lương Thanh Nga đã dựng và trình diễn vở tuồng Bông Hồng Cài Áo và có mời tôi tham dự.

    Tại trong nước cũng như tại ngoại quốc, đoản văn Bông Hồng Cài Áo đã được dịch và in ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Hoa, Nga, Thái Lan và tiếng Lào.

    Theo Thiền sư, giữa Ngày lễ của Mẹ trong văn hóa Nhật và ngày Vu Lan Báo hiếu trong văn hóa Việt Nam có những nét tương đồng và khác biệt nào?

    Lễ Bông Hồng Cài Áo tổ chức tại Làng Mai mỗi mùa Hè kể từ năm 1983 đã làm theo tinh thần Việt Nam, khác truyền thống Nhật. Lễ này không những để vinh danh người Mẹ mà cũng để tưởng nhớ và vinh danh người Cha nữa. Mỗi người được cài hai chiếc hoa hồng, một dành cho Mẹ và một dành cho Cha. Chiếc hoa dành cho Cha nằm hơi cao lên một chút để phân biệt với hoa cho Mẹ. Và anh sẽ cài một hoa hồng cho Cha khi Cha còn sống, một hoa hồng cho Mẹ khi Mẹ còn sống.

     

    Không ít người thắc mắc tại sao Thiền sư lại chọn hoa hồng mà không phải là loài hoa nào khác? Phải chăng đơn thuần chỉ vì hoa hồng là loài hoa biểu trưng cho tình yêu?

    Mình nên hiểu chữ hồng trong bông hồng là đỏ. Cài hoa hồng thì cài hoa hồng đỏ. Cài hoa khác như hoa cẩm chướng thì cẩm chướng màu cũng đỏ, không nhất thiết là phải có hoa hồng (rose). Và khi Mẹ không còn, Cha không còn thì được cài hoa trắng. Các đệ tử người Hoa của tôi khi làm lễ Bông Hồng Cài Áo đầu tiên tại Đài Loan năm 1995 thì họ dùng hoa cẩm chướng màu đỏ và trắng cho buổi Lễ Cài Hoa tưởng nhớ Mẹ Cha. Mẹ Cha còn thì cài hoa cẩm chướng màu hồng. Mẹ Cha mất thì cài hoa cẩm chướng màu trắng. Bất cứ hoa gì cũng được kể cả hoa lan.

    Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ nhạc thành công ca khúc Bông Hồng Cài Áo từ bài văn của Thiền sư, góp phần đưa nghi thức cài hoa hồng vào sâu trong đời sống văn hóa dân tộc. Xin cho Thiền sư cho biết cảm nhận mình của khi nghe bài hát ấy – lần đầu tiên cũng như bây giờ?

    Phạm Thế Mỹ làm Bài Bông Hồng Cài Áo rất dễ dàng và tự nhiên như thở vào thở ra , tự nhiên như bước chân đi dạo, tự nhiên như khi nâng chén trà lên uống. Tôi không thấy tôi và nhạc sĩ là hai người khác nhau khi nghe ca khúc Bông Hồng Cài Áo, trước kia cũng vậy và bây giờ cũng vậy.

    Là một người rất quan tâm đến giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ trên toàn thế giới nói chung, Thiền sư có nhắn nhủ điều gì với các bạn trẻ nhân mùa Vu lan năm nay?

    Ngày Lễ Bông Hồng Cài Áo không phải chỉ để tưởng nhớ công ơn Mẹ Cha. Các bạn phải biết thực tập nhìn sâu, tức là thực tập thiền quán trong ngày ấy. Phải thấy được những tài năng, đức hạnh và nét đẹp nào mà mình đã tiếp nhận từ Cha và từ Mẹ. Rồi thấy được Cha và Mẹ không phải là những thực tại có ngoài mình mà đang có ngay trong mình. Mình là sự tiếp nối của Cha, mình là sự tiếp nối của Mẹ. Và mình mang Mẹ, mang Cha đi về tương lai. Phải biết mỉm cười cho Mẹ, thở cho Cha và bước đi cho cả hai. Sự tiếp nối đẹp đẽ của Cha Mẹ nơi mình là biểu hiện cụ thể nhất cho lòng Hiếu.

    Nếu bạn lỡ có những khó khăn với Cha hay Mẹ thì đừng nghĩ cạn là Mẹ không thương, Cha không thương. Có thể những vụng về trong quá khứ về phía Cha Mẹ đã tạo ra những lớp khổ đau đè nặng và làm khuất lấp tình thương ấy. Mình biết nếu có gì xảy ra cho mình thì Cha Mẹ sẽ khóc hết nước mắt.. Và nếu có gì xảy ra cho Mẹ hay cho Cha thì mình cũng sẽ khóc hết nước mắt. Phải thấy rằng các vị đã có nhiều khổ đau và khó khăn mà chưa đủ khả năng chuyển hóa nên đã tự làm khổ mình và làm khổ lây đến các con. Mình cũng vậy. Mình đã khổ đau vì hiểu lầm, vì bực tức, và do đó đã lỡ nói những lời không dễ thương, có những phản ứng không đẹp đẽ với Cha và với Mẹ. Bên nào cũng chịu một phần trách nhiệm.

    Thấy được cái khổ của Cha, của Mẹ, mình tìm cách giúp Cha và giúp Mẹ. Mình phải biết nói lời hối lỗi đã không giúp được Mẹ Cha mà còn làm cho Cha Mẹ khổ đau thêm. Sử dụng pháp lắng nghe và ái ngữ để tái lập được truyền thông, để dựng lại thâm tình, đó là điều mình có thể làm được. Tôi có nhiều vị đệ tử đã làm được việc đó, người Việt cũng như người ngoại quốc.

    Có những người trẻ dại dột đã đi tự tử. Đó là một hành động tuyệt vọng, nhưng cũng là một hành động trừng phạt. Trừng phạt người đã làm mình khổ, trong trường hợp này, đó là những vị sinh thành ra mình. Ta sinh ra đời để thương yêu, không phải để trừng phạt. Chết như thế là một sự thất bại. Nếu bạn là Phật tử, bạn phải biết giáo pháp đức Thế Tôn có công năng chuyển rác thành hoa, biến phiền não thành bồ đề, dựng lại tình thâm từ xác chết hận thù. Cha Mẹ là Bụt đó, đừng đi tìm Bụt nơi nào khác. Ngày hôm nay bạn nói được câu gì, làm được cử chỉ gì để Mẹ vui, để Cha vui thì làm ngay đi, đừng để tới ngày mai, sợ rằng muộn quá. Đọc Bông Hồng Cài Áo để nhớ điều đó. Tôi chúc bạn một ngày Vu Lan thật ngọt ngào, thật hạnh phúc, thực tập thành công.

    Nếu bạn được cài bông trắng, nên quán chiếu là Cha hoặc Mẹ vẫn còn còn trong bạn và có mặt trong từng tế bào của cơ thể bạn. Đưa bàn tay lên nhìn, bạn sẽ thấy bàn tay ấy của bạn mà cũng là bàn tay của Cha, của Mẹ. Trong bàn tay bạn, có bàn tay của Cha, của Mẹ. Bạn hãy đưa bàn tay ấy đặt lên trán và sẽ thấy, đó là bàn tay của Mẹ hay của Cha đang đặt trên trán bạn. Thật là nhiệm mầu.

    Ta hãy tôn vinh Mẹ, tôn vinh Cha trong trái tim. Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ Cha thờ Mẹ cũng là thờ Bụt. Đây là điều tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

    Nguồn cảm hứng từ nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    (Được BBT chuyển ngữ từ bài viết “Thich Nhat Hanh’s Live, Meditative Calligraphy will Absolutely Inspire You” đăng trên tờ Huffington Post – một trong những tờ báo lớn của New York, ngày 13/9/2013)

    Xuất gia từ năm 1949, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – vị Thiền sư người Việt thường được gọi một cách thương kính là Thầy – luôn được mọi người kính ngưỡng bởi những đóng góp của Thầy cho sự nghiệp hòa bình, cho con đường hiểu biết và thương yêu.

    Chánh niệm là nền tảng của những pháp môn thực tập mà Thầy giảng dạy: Thầy cho rằng an trú trong giây phút hiện tại – mà không phải là ở tương lai hoặc trong quá khứ – chính là con đường duy nhất để đạt được sự bình an chân thật.

    Mặc dù khá bận rộn với lịch trình của các khóa tu, chưa kể thời gian viết lách và cho ấn hành nhiều tác phẩm có giá trị cũng như những nỗ lực cứu giúp người nghèo đói ở các nước thuộc thế giới thứ ba thông qua hoạt động của Làng Mai, một trung tâm thiền tập do Thầy sáng lập, Thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn dành thời gian để tổ chức một cuộc triễn lãm thư pháp tại ABC Home, thành phố New York (từ ngày 6/9 đến 31/12/2013).

    Cuộc triễn lãm với chủ đề “Thiền Thư pháp: Nghệ thuật chánh niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh” đã bắt đầu vào ngày 6/9 vừa qua, trong đó trưng bày 88 tác phẩm thư pháp nổi tiếng nhất của Thầy. Những tác phẩm thư pháp này hiện đang được đấu giá và 60% số tiền thu được từ các cuộc đấu giá này sẽ được dành để yểm trợ cho những công việc của Thầy, cho các tu viện và các thầy, các sư cô Làng Mai cũng như cho những dự án mà Làng Mai đang yểm trợ.

    Thich Nhat Hanh calligraphy exhibit at ABC Home -New York

    Thầy viết thư pháp

    Vào đêm khai mạc cuộc triễn lãm, Thầy đã tặng cho các vị khách tham dự hôm đó một cơ hội hiếm có, đó là được trực tiếp xem Thầy viết thư pháp.  Năm tác phẩm thư pháp được viết trực tiếp hôm đó cũng được đem ra đấu giá. “Viết thư pháp cũng là thiền tập,” Thầy chia sẻ trong một cuộc họp báo. “Trong những bức thư pháp mà tôi viết có mực, có trà, có hơi thở, và có năng lượng của niệm, của định. Những dòng thư pháp này có tác dụng nhắc nhở mọi người trở về với chánh niệm, trở về với sự tỉnh thức.”

    Những bức thư pháp của Thầy chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy đẹp rồi, nhưng được tận mắt chứng kiến Thầy viết thư pháp thì quả thật là tuyệt vời – đó là chia sẻ của một người có mặt trong buổi hôm đó.

    “Trước sự chứng kiến của mọi người, Thầy bắt đầu cầm bút viết những dòng thư pháp như Con đã về, Con đã tới, mỗi cử động của Thầy đều là một nghi lễ. Dõi theo những cử động đầy chánh niệm của Thầy khi viết thư pháp, dường như tất cả chúng tôi – những người có mặt hôm đó – không thể nào không cảm nhận rõ ràng sự có mặt của một vị thầy với năng lượng định tĩnh và tràn đầy hỷ lạc.” Agapi Stassinopoulos, người phụ trách trang blog của Huffington Post và tác giả của cuốn sách Unbinding the Heart chia sẻ.

    Stassinopoulos chia sẻ thêm rằng cô được chứng kiến cảnh mọi người xúc động như thế nào khi được nhìn Thầy viết thư pháp trong buổi hôm đó: “Khi đưa mắt nhìn mọi người trong khán phòng, tôi có thể thấy rõ rằng ai cũng đang nhìn Thầy bằng con mắt thán phục đến sững sờ. Từ nơi Thầy toát ra một sự tĩnh lặng thoát tục. Chúng tôi đều cảm nhận rõ rằng trước mặt chúng tôi là một vị thiền sư và năng lượng định tĩnh đó chính là phép mầu mà Thầy để lại trong lòng mỗi chúng tôi.”

    Xem thêm: Giác ngộ trong từng nét bút

    Một vài hình ảnh của buổi triển lãm thư pháp tại New York:

    Triển lãm thư pháp ABC New York 2013 (14).png

    Cắt băng khai mạc buổi triển lãm

    Triển lãm thư pháp ABC New York 2013 (12).png

     

     

    Triển lãm thư pháp ABC New York 2013 (1).jpg

     

    Triển lãm thư pháp ABC New York 2013 (2).jpg

     

    Triển lãm thư pháp ABC New York 2013 (6).jpg