Gương kia ngự ở trên tường

Thầy Chân Trời Thiện Chí

Thầy Trời Thiện Chí, người Bun-ga-ri, xuất gia trong gia đình Cây Dẻ Gai vào năm 2018 và hiện đang tu học tại xóm Thượng, Làng Mai. Bài viết được BBT chuyển ngữ từ tiếng Anh.

 

 

Không lâu sau khi đại dịch Covid bùng phát, mẹ nói với con rằng mẹ cảm thấy cô đơn. Con đã gọi cho mẹ mỗi tuần, thậm chí là hai lần một tuần, nhưng dường như không đủ. Khi biết mẹ rất thích những cái gương, con đã quyết định sẽ tự làm một món quà cho mẹ: một chiếc gương thần kỳ có thể phát ra tiếng nói của Thầy để xoa dịu mọi nỗi muộn phiền của mẹ. Con muốn nó mang vẻ sáng tạo, cổ xưa và một chút huyền bí, với dáng hình bầu dục cổ điển. Chỉ tưởng tượng thôi là nụ cười của Bụt đã sáng lên trong lòng con rồi. Con nghĩ: Ồ, phần kính nên để tràn ra ngoài khung và để lộ ra bài kệ Soi gương. Ngọn lửa của niềm cảm hứng, sự quyết tâm cao độ, và một niềm hứng khởi mạnh mẽ nhưng êm dịu bắt đầu luân chuyển trong thân tâm con. Các vật liệu được dễ dàng tìm thấy từ kho buông bỏ của đại chúng. Mọi thứ đã sẵn sàng.

Nhưng rồi, những khó khăn bắt đầu nảy sinh và nhanh chóng tràn ngập tâm trí con. Đầu tiên, làm một cái khung thật không đơn giản. Tốn đến vài tháng. Con không biết làm sao để có thể gắn phần gốm vào cái đế gỗ đằng sau, và cái hình dạng mà con tưởng tượng thật khá phức tạp, với rất nhiều chi tiết. Con hết sức nỗ lực để làm, nhưng không đi tới đâu cả. Cuối cùng, con đành bỏ cuộc, nỗi thất vọng trào dâng trong con.

Sau khoảng hai tháng, tình cờ con tìm được một loại kẽm dạng mắt lưới có thể dùng như một cái sườn cho phần gốm. Niềm lạc quan trở lại trong con, và sức sáng tạo lại dâng trào như mùa xuân đang về. Bây giờ con làm thong thả hơn trước nhưng cái gương vẫn dần thành hình. Khi chế tác chiếc gương, con nhận ra rằng con không thể dự đoán trước là mình sẽ mất bao lâu để hoàn tất, cũng không biết kết quả sẽ ra sao. Rồi con bắt đầu tự hỏi: có phải con đang làm cái gương này hay cái gương này đang dùng con như một điều kiện để nó có thể biểu hiện?

Khi phần gốm đã khô hoàn toàn, con bắt tay vào vẽ với niềm vui rất lớn. Tuy nhiên, màu sắc nhìn không được thật lắm. Với nụ cười tươi, một thầy trêu con: “Thầy Thiện Chí biết không, chiếc gương nhìn có vẻ hơi giống trong phim kinh dị!”. May mắn thay, có một thiền sinh vốn là chuyên gia trong lĩnh vực phục chế đồ cổ đã giúp con làm cho cái khung nhìn tự nhiên hơn.

Rốt cuộc, khi mở kiện hàng lớn nhận được từ Pháp, mẹ con hết sức vui mừng và thích thú! Con thầm nghĩ: ước gì con có thể thấy gương mặt của mẹ khi mở quà và nhìn thấy cái gương. Nụ cười của mẹ là phần thưởng xứng đáng cho tất cả những nỗ lực của con. Bây giờ, chiếc gương được đặt ở một nơi đầy nắng trong phòng mẹ, và đang truyền đi những lời dạy sáng đẹp của Thầy qua bài kệ “Soi gương” được viết bằng tiếng Bun-ga-ri: “Đẹp nhất là tình thương – Và cái nhìn rộng rãi”.

 

Cảm niệm công ơn Thầy

Kính bạch Thầy,

Nhờ muôn vàn phước duyên nên chúng con may mắn được làm đệ tử của Thầy, được Thầy chỉ dạy và được là một thành phần của Tăng Thân!

Thầy là bậc Thầy tâm linh của chúng con. Thầy đã hướng dẫn, nuôi dưỡng chúng con với tất cả lòng kiên nhẫn và tình thương vô biên của Thầy. Những giọt nước Cam lộ Từ bi của Thầy tưới mát và và làm hồi sinh những tâm hồn khô héo của chúng con. Thầy là ngọn đuốc soi đường giúp chúng con vượt khỏi rừng mê, là bàn tay nâng chúng con đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, là “chiếc thang dài nhẹ nhàng bắc xuống cho chúng con leo lên vùng chan hòa ánh sáng” mỗi khi chúng con chìm trong vực sâu tăm tối. Thầy mở đường chỉ lối cho chúng con, cho chúng con thấy đã có đường đi rồi chúng con không còn phải lo sợ.

Thầy dạy chúng con về những tinh hoa trong giáo lý đạo Bụt thật rõ ràng sâu sắc, những giáo pháp chúng con có thể thực tập và chứng nghiệm ngay trong đời sống hàng ngày. Thầy đã tân tu giới luật, cho giới luật thêm sinh khí mới phù hợp với thời đại và trao truyền cho chúng con.

Thầy dạy cho chúng con một Đạo Phật Mới để phụng sự xã hội cũng như tháo gỡ và hoá giải những tình trạng khổ đau, khó khăn trong thời đại ngày nay. Thầy đã xây dựng nên một Tăng thân vững mạnh và hạnh phúc để làm nơi nương tựa cho tất cả chúng con. Thầy trao tặng nếp sống văn hoá xuất sĩ sinh động để nuôi dưỡng và yểm trợ chúng con trên con đường thực tập.

Kính bạch Thầy,

Tâm Bồ Đề dũng liệt của Người đã được nhen nhóm từ ngọn lửa trái tim của một cậu bé Miền Trung Việt Nam. Rồi ngọn lửa ấy phát ra nguồn năng lượng hùng mạnh của hành động thương yêu xuyên suốt sự nghiệp hoằng dương chánh pháp trải khắp Đông Tây của Thầy. Thầy có cơ duyên gặp được ông Đạo qua giếng nước thơm trong, và Thầy đã thấy được vị Thiền sư như lòng hằng mơ ước. Thầy có một giấc mơ và Thầy đã thành tựu được giấc mơ ấy. Tại mỗi ngã rẽ, Thầy luôn chọn con đường gập ghềnh nhiều khó khăn trở ngại mà ít người chọn.

Trong suốt cuộc đời mình, Thầy đã trải qua không biết bao nhiêu sự đau thương mất mát cũng như những tình trạng áp bức bất công. Đó là khi Thầy bị lưu vong, hay lúc nhận tin học trò của mình bị bắn bên bờ sông, khi hộ chiếu của Thầy bị vô hiệu hoá, hay khi chương trình “Máu chảy ruột mềm” giải cứu hàng ngàn thuyền nhân trên Biển Đông bị chấm dứt – Thầy đã trải qua những giây phút ấy với sức mạnh của sự thực tập chánh niệm, với nếp sống từ bi, tâm lòng trong sáng cùng nét can trường vững như không gì có thể lay chuyển nổi.

Kính bạch Thầy,

Dù đôi khi Thầy còn e ngại hay mắc cỡ nhưng rồi Thầy cũng vượt qua, để mở rộng trái tim bao dung được thêm nhiều người từ nhiều nền văn hóa với nhiều quan điểm mới.

Dù cho khó khăn đến mấy Thầy cũng không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ đánh mất niềm tin vào con đường thực tập, và vào cái thấy rất xa hướng đến việc đóng góp các pháp môn thực tập có ích cho đời. Từ những yếu tố không phải là Tăng thân, Thầy đã tìm ra phương cách để xây dựng nên Tăng thân.

Cũng tại nước Pháp nơi đây, giữa những rừng sồi và những cánh đồng quanh co trùng điệp, Tăng thân yêu quý đã bén rễ ở Làng Mai, phát triển lớn mạnh và vươn dài những cành lá xum xuê đi khắp muôn nơi mà không một ai có thể mường tượng được. Thầy đã tiếp xúc được với “Hồn Châu Âu cổ kính” – và hôm nay tiếng chuông Đại hồng gióng lên vang vọng khắp một vùng thung lũng xa. Chính nơi đây, Thầy xây dựng nên cõi Tịnh chân thực, một môi trường thực tập thiện lành, cho mọi người thuộc mọi hoàn cảnh, mọi tín ngưỡng và mọi quốc gia trở về nương tựa. Ngày nay, pháp môn Làng Mai đã trở thành kim chỉ nam cho nếp sống chánh niệm tại phương Tây.

Thầy đã dạy chúng con biết thở, biết đi trong an lạc, biết chế tác hạnh phúc và xử lý khổ đau, biết hoà giải và tái lập truyền thông với những người thương. Nhờ tầm nhìn sâu rộng, khả năng sáng tạo, nếp sống giản dị và đức can đảm của Thầy đã khai sáng ra phương pháp thực tập Chánh Niệm mà ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận được.

Kính bạch Thầy,

Làm sao chúng con có thể bày tỏ được hết lòng biết ơn của chúng con đối với Thầy, với trái tim từ bi, can đảm và nhẫn nại của Thầy, với những gì mà Thầy đã mang đến cho thế giới. Thầy ôm lấy niềm đau bị lưu vong, và thực tập để vượt thắng nỗi khổ. Rồi không những Thầy đã chữa lành những thương tích ấy, mà Thầy còn tìm ra được quê hương đích thực nằm ngay trong giây phút hiện tại.

Thầy đã chuyển hoá khổ đau của mình và dạy cho chúng con phương pháp thực tập để chuyển hoá khổ đau trong chúng con. Thầy đã truyền trao cho chúng con, các đệ tử của Thầy từ khắp nơi trên thế giới, một gia tài tâm linh của quê hương Việt Nam. Thầy cho chúng con được làm con của Thầy mà không đòi hỏi chúng con phải từ bỏ gốc rễ tâm linh hay văn hoá của mình.

Trải qua bao bất công và chứng kiến muôn vàn khổ đau, Thầy luôn luôn tìm cách đáp lại bất công bằng linh dược làm từ chất liệu của từ bi và tinh thần bất bạo động giúp mình chữa lành thương tích. Thầy đã tìm cách để ôm ấp tất cả, kể cả những ai đã làm hại hay có ác ý với Thầy.

Thầy kính thương,

Chúng con xin tôn vinh, trân trọng đức độ và sự chính trực của Người. Thầy đã đào sâu vào kinh nghiệm của chính mình và sự giàu có của di sản Đạo Bụt để hiến tặng cho chúng con những nguyên tắc vững mạnh của nền đạo đức toàn cầu, chỉ lối cho chúng con đi tới, vượt qua mọi thử thách, kể cả những cơn bão khắc nghiệt nhất có thể đang ở phía trước. Thầy chỉ cho chúng con cách chia sẻ và phát triển rộng rãi “đạo đức ứng dụng” trong gia đình, trường học, nơi làm việc, nhà tù, quốc hội và các tòa thị chính trên khắp thế giới. Thầy dạy chúng con làm thế nào để đánh thức tình yêu với Đất Mẹ, để thương yêu Đất Mẹ, để chúng con có thể bảo hộ và chữa lành Đất Mẹ từ trái tim mình.

Thầy kính thương,

Chúng con có thể phải bỏ ra cả cuộc đời của chúng con mới cố gắng bước kịp Thầy, mới bắt kịp được tầm nhìn cao xa của Thầy về hướng đi của đạo Bụt trong tương lai. Nền tảng của tương lai đó được Thầy dựng xây qua từng bước chân, từng hơi thở, từng chặng mốc của cuộc hành trình. Và tương lai ấy là điều có thể thực hiện được.

Kính bạch Thầy,

Chúng con thấy được bóng dáng của một nhà cách mạng nhu nhuyến, đầy phương tiện quyền xảo nơi Thầy – vị thiền sư sẵn sàng làm mới lại Giới bản khất sĩ (Pratimoksa), đưa tượng Bụt ra khỏi bàn thờ, lập nên sự bình đẳng cho ni chúng, và xây dựng một Tăng thân nhiều chúng có thực chất tu học.

Chúng con thấy Thầy đang ngồi thiền trên pháp tòa, bình an sâu lắng, tự nhiên thư thái, tĩnh lặng và bất động. Chúng con thấy Thầy đang dâng hương và chúng con cảm nhận được sự nhất tâm của Thầy. Chúng con thấy Thầy đang địa xúc và chúng con tiếp chạm được với định lực của Thầy. Chúng con thấy Thầy tĩnh tọa trên đỉnh Linh Thứu chiêm ngưỡng hoàng hôn như một người tri kỷ đích thực của Đức Bụt. Chúng con cũng thấy Thầy đang ngồi yên tại Tu viện Lộc Uyển, cùng Tăng thân ngắm bình minh lên trên đỉnh Hồng Lĩnh Sơn.

Chúng con thấy Thầy thiền hành. Thầy đã về trên mỗi bước chân, làm chủ mỗi bước chân trong thong dong và tự tại. Chúng con thấy Thầy bước từng bước thảnh thơi như một vị Bụt. Thầy đã chỉ cho chúng con khả năng chữa trị nhiệm mầu của năng lượng tập thể. Thầy đã cho chúng con thấy rằng với Tăng thân, bình an có thể thật sự có mặt; rằng xây dựng một Tăng thân hòa hợp làm nơi nương tựa cho mọi người là công trình quý giá nhất mà tất cả chúng con có thể cùng nhau thực hiện được.

Chúng con thấy Thầy đang cho pháp thoại trong thiền đường. Chúng con nghe những giọt nước mắt của trị liệu và chuyển hóa đang thầm lặng lăn dài và chúng con cũng nghe từ thiền đường rộn lên tiếng cười sau câu chuyện về hai bàn tay và chiếc búa. Thầy đã cho mỗi anh chị em chúng con biết bao kiên nhẫn và tình thương, ôm ấp và chấp nhận chúng con tùy căn cơ và hoàn cảnh của từng đứa. Thầy luôn biết khi nào thì nhẹ nhàng, khi nào thì tinh nghịch dí dỏm, và khi nào cần nghiêm nghị hay thấy cần phải thử thách chúng con.

Kính bạch Thầy,

Bài thơ nào, câu thư pháp nào của Thầy cũng đang thuyết Pháp. Chân lý Thầy diễn bày qua thi ca chạm đến trái tim chúng con, làm thăng hoa tâm hồn chúng con. Mỗi ngày Thầy đều sống trong cái đẹp, bất kể nghịch cảnh nào Thầy phải đối diện. Thầy luôn biết về nương tựa nơi Đất Mẹ. Ngay cả trước tai biến của cơn đột quỵ, Thầy cũng về nương tựa vào thiên nhiên và vào Tăng thân mà Thầy vô cùng yêu quý. Với tình thương bao la, Thầy đã ở lại với chúng con, không bao giờ bỏ cuộc. Thầy dạy cho chúng con rằng, ngay cả trong những tình huống thử thách nhất, chúng ta vẫn luôn có thể trân quý vẻ đẹp của sự sống và sự hiện hữu nhiệm màu của bản thân mình ngay trong giờ phút này.

Thầy thương kính, khi Thầy quyết định về lại chùa tổ Từ Hiếu, Thầy đã đem tất cả chúng con cùng về với Thầy. Chúng con – học trò của Thầy – vô cùng hạnh phúc biết rằng Thầy có thể sống yên bình những ngày cuối đời tại chùa Tổ linh thiêng, làm thêm đậm tình chiếc nôi tổ tiên tâm linh để chúng con hướng về.

Kính bạch Thầy,

Chúng con biết Thầy không chỉ là hình hài này. Thầy là những lời Thầy dạy. Thầy có trong Tăng thân, trong những hành động tràn đầy tình thương Thầy hiến tặng ở nhiều nơi trên thế giới. Nơi nào có một học trò của Thầy đang thở trong chánh niệm hay bước đi trong chánh niệm là nơi ấy có Thầy. Thầy cũng hiện diện trong thân vũ trụ của Thầy, cũng như cả vũ trụ đang có mặt trong Thầy. Vì vậy cho nên, mỗi khi chúng con ngắm hoa vàng, trúc tím, chiêm ngưỡng những đỉnh núi xa hay lặng ngắm những dòng suối nhỏ uốn mình chảy về biển cả, chúng con sẽ hết lòng thưởng thức những mầu nhiệm ấy bằng đôi mắt và nụ cười của Thầy.

Thầy kính thương, 

Chúng con nhớ lời Thầy nói: “Thời gian như lắng đọng cho thiên thu nằm trong khoảnh khắc khi tình thương và người được thương trở thành một.” Thầy đang hiện diện trong chúng con ngay lúc này đây khi Thầy trò chúng ta đang cùng leo đồi thế kỷ 21. Những gì Thầy chưa làm xong, chúng con xin hứa sẽ hoàn thành cho Thầy. Chúng con xin được kính dâng lên Thầy tình thương và lòng biết ơn vô hạn của chúng con và nguyện sẽ tiếp tục mang những lời Thầy dạy, tình thương và tuệ giác của Thầy đi về tương lai.

Thầy thương kính,

Đây là giây phút huyền thoại!

Đây là giây phút của sự tiếp nối truyền kỳ!

Các con của Thầy

 

Thực tập cho Lễ tưởng niệm 100 ngày viên tịch của TS Thích Nhất Hạnh

Đạo Tràng Mai Thôn, ngày 29 tháng 04 năm 2022

Kính thưa Tăng thân!

Chủ nhật này là 100 ngày kể từ khi Sư Ông, vị thầy kính thương của chúng ta, viên tịch.

Để có thể dành thời gian thực tập nhìn sâu vào tự thân, chúng ta hãy cùng thực tập Im Lặng Hùng Tráng nửa ngày. Đây là cơ hội quý báu để chúng ta có thể thực tập quán chiếu và đạt được cái thấy sáng tỏ về tính không đến – không đi. Hãy cùng nhắc nhở nhau bằng sự thực tập quay về hải đảo tự thân nơi mỗi chúng ta. Thay vì nhìn vào người khác xem họ đang làm gì, ta hãy an trú một cách vững chãi nơi hơi thở và bước chân của chính mình. Không đến – không đi là một thực tại không thể diễn tả được bằng lời hay bằng khái niệm. Ta chỉ có thể chạm đến thực tại ấy khi thân và tâm ta an trú trong sự tĩnh lặng của thiền định.

Khi an trú vững chãi trong giây phút hiện tại, ta có cơ hội nhìn nhau bằng con mắt hiểu và thương. Chúng ta đều là con của cùng một người cha tâm linh và chúng ta chấp nhận là anh chị em của nhau trong cùng một gia đình. 

Cách đền ơn hay nhất cho Sư Ông, người thầy kính yêu của chúng ta, là thực tập hiểu nhau và thương nhau trong tinh thần đích thực của Tình Huynh Đệ. Nếu có nội kết nào chưa được giải tỏa, chúng ta cần bắt đầu giải tỏa mà không nên chần chờ nữa. Sự hiểu biết đích thực là sự hiểu biết trong tinh thần tương tức, không có một thực thể riêng biệt, không có cũng không không, trong tình huynh đệ.

………………………………………………………….

Kính mời đại chúng trở về thiền đường Nước Tĩnh, Xóm Thượng, Làng Mai tại Pháp để cùng có mặt với tăng thân tại đây trong buổi lễ kỉ niệm 100 ngày viên tịch của Sư Ông Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Buổi lễ sẽ được bắt đầu lúc 9:30 sáng giờ Pháp (vào khoảng 14:30 chiều giờ VN) Chủ Nhật ngày 1.5.2022

Dưới đây là nội dung cụ thể của buổi lễ:

9:30 Ngồi yên – Có hô canh

9:45 Dâng hương, đảnh lễ

10:00 Tụng kinh

Buổi lễ sẽ được trực tiếp qua Zoom với đường dẫn sau:

https://plumvillage.zoom.us/j/99552409850?pwd=RGFxWmZSUHhSMmRhc243YVI1cVBhZz09

Mã: 995 5240 9850
Mật khẩu: DOM2022
 

Và trên kênh Youtube Plum Village – kênh Tiếng Anh của Làng  với đường dẫn dưới đây:

 

 

Khoá tu

Tham dự khóa tu do các Tu viện Làng Mai tổ chức không phải để giúp ta quên đời sống bận rộn hàng ngày mà là để giúp ta trở về đời sống hằng ngày với nhãn quan mới và một phương thức đối phó mới khiến cho đời sống hàng ngày trở nên dễ chịu hơn và đẹp đẽ hơn.

“Bồi đắp gốc rễ” – khoá tu cho người trẻ châu Á tại xóm Hạ, Làng Mai – Pháp 2024Khóa tu mùa hè cho người Việt tại Làng Mai – Pháp 2024

Khóa tu “Tiếng hát mùa xuân” – tuần thực tập chánh niệm tại xóm Thượng, Làng Mai Pháp 2024

Khóa tu Tiếp Hiện dành cho người nói tiếng Việt tại Viện Phật Học EIAB – Đức 2024

 

Dưới đây là thông tin ghi danh của các khoá tu sắp diễn ra tại các Tu viện Làng Mai quốc tế. Những khoá tu này thường được hướng dẫn bằng Tiếng Anh hoặc ngôn ngữ bản địa của Tu viện đó. Kính xin quý vị đọc thật kỹ thông tin các khoá tu hoặc email trực tiếp về cho các văn phòng ghi danh của mỗi Tu viện để được thông tin cụ thể trước khi ghi danh. Thông tin liên lạc đều có sẵn trong mỗi trang ghi danh của từng Tu viện.

  • Tại Làng Mai, Pháp

     

    Chùa Pháp Vân (Xóm quý thầy)
    Sơn Thượng
    Le Pey 24240 Thenac , France
    Tel.: +( 33) 5.53.58.48.58
    Fax.: +( 33) 5.53.58.49.17
    E-mail: uh-office@plumvillage.org

    Sơn Hạ
    Fontagnane 24240 Puyguilhem , France
    Tel.: +( 33) 5.53.22.88.89
    Fax.: +( 33) 5.53.22.88.90
    E-mail: sonha@plumvillage.org

    Chùa Cam Lộ, Xóm Hạ (Xóm Quý sư cô)
    Meyrac 47120 Loubes-Bernac, France
    Tel.: +( 33) 5.53.94.75.40
    Fax.: +( 33) 5.53.94.75.90
    Email: lh-office@plumvillage.org

    Chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới (Xóm Quý sư cô)
    13 Martineau, 33580 Dieulivol, France
    Tel.: +( 33) 5.56.61.66.88
    Fax.: +( 33) 5.56.61.61.51
    Email: nh-office@plumvillage.org

(European Institute of Applied Buddhism – EIAB)
Schaumburgweg 3, D-51545 Waldbröl, Germany
Tel: +49 (0) 2291 907 1373
E-mail: info@eiab.eu
registrar@eiab.eu
Trang nhà: www.eiab.eu

03 Mindfulness Road,
Pine Bush, NY 12566, USA
Tel: +(1) (845) 213-1785
Fax: + (1) (845) 733-6368
Email: office@bluecliffmonastery.org
Trang nhà: www.bluecliffmonastery.org

123 Towles Road, Batesville,
MS 38606, USA
Tel: +(1) (662) 563-0956
Email: office@magnoliagrovemonastery.org
Trang nhà: http://magnoliagrovemonastery.org

2499 Melru Lane, Escondido, CA 92026, USA
Tel: +(1) (760) 291-1003 ext 100
Fax: +(1) (760) 291-1010
Email: deerpark@dpmail.net
Trang nhà: www.deerparkmonastery.org

  • Tại Việt Nam

Xin vui lòng truy cập vào Facebook Làng Mai Việt Nam hoặc email về khoatu@langmai.org để cập nhật thông tin những khoá tu sắp mở ghi danh.

Về trong tăng thân

Thầy Chân Pháp Hải

Thầy Pháp Hải, người Úc, xuất gia năm 1997 tại Làng Mai trong gia đình Cây Tùng. Sau hai mươi ba năm tu học, tháng 2 năm 2020, thầy có cơ duyên trở về quê hương và góp sức thành lập tu viện Sơn Tuyền tại vùng ngoại ô Sydney. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Làng Mai, BBT đã có cơ hội phỏng vấn thầy về những kỷ niệm đáng quý nhất trong thời gian thầy tu học ở Làng cũng như những kinh nghiệm tu học mà thầy muốn trao truyền cho các sư em.
Bài phỏng vấn được chuyển ngữ từ tiếng Anh.

Tinh thần thử nghiệm trong những ngày đầu của Làng

Lần đầu tiên đến Làng vào năm 1996, Pháp Hải rất xúc động trước niềm vui và sự nhiệt tình của tất cả mọi người, mặc dù điều kiện vật chất lúc đó ở Làng rất đơn sơ. Hồi đó Làng không có đủ phương tiện đi lại cho nên khi đi từ xóm Thượng đến xóm Mới, nhiều người thường vui vẻ ngồi bệt trên sàn của thùng xe dành cho tri khố đi chợ, với một tấm trải đơn sơ.

 

 

Khi Pháp Hải mới xuất gia, đại chúng còn ít, chỉ khoảng mười lăm quý thầy và sư chú. Phần nhiều các huynh đệ trạc tuổi nhau và có rất nhiều năng lượng. Pháp Hải nhớ lúc trồng cây và đào hồ sen ở xóm Thượng, thầy Pháp Ứng và thầy Pháp Hiền trong bộ đồ vạt hò chạy ào xuống hồ và chơi đùa trong bùn. Có rất nhiều niềm vui đơn giản như thế. Bây giờ xung quanh xóm Thượng có nhiều cây cho bóng mát là nhờ hồi đó đã được quý thầy trồng vào những dịp kỷ niệm gia đình xuất gia. Sống trong chúng ít người, chuyện gì cũng cùng nhau đi qua, nên tình thân trong các anh em ngày càng gắn bó.

Hồi đó mình vẫn chưa có tăng xá (đến năm 2002, tăng xá mới được xây dựng). Quý thầy từng sống trong các cư xá Thạch Lang (Stone Building), Bamboo (nay là quán sách của xóm Thượng), Linh Quy và Thanh Phong, cũng như ở trong các phòng sau nhà bếp. Trong các khóa tu lớn như khóa tu mùa Hè, quý thầy, quý sư chú dọn ra ở lều, hoặc sẽ gom lại ở trong một vài phòng nhường chỗ cho một số quý sư cô và thiền sinh.

Lúc đại chúng ở Làng còn ít người và còn trẻ, việc tổ chức ít hơn bây giờ nhiều lắm, điều này đã tạo điều kiện cho đại chúng thử nghiệm nhiều pháp môn thực tập khác nhau. Ví dụ như pháp môn Soi sáng, những năm đầu tiên khi Pháp Hải đến Làng, đâu đã có pháp môn này. Trước đó, trong buổi lễ Tự tứ kết thúc khóa tu An cư kiết đông, đại chúng sẽ quỳ lên để thỉnh cầu sự soi sáng: “Nếu thầy có thấy, có nghe hoặc nghi ngờ điều gì về sự thực tập của chúng con, xin thầy từ bi soi sáng cho chúng con”. Sau đó, một vị lớn trong chúng, thường là thầy Giác Thanh, sẽ đáp: “Tất cả đại chúng đều thực tập tốt, nhưng quý vị có thể làm hay hơn nữa trong năm tới. Xin quý thầy, quý sư chú lạy xuống ba lạy”.

Vài năm sau, Thầy mới bắt đầu dạy đại chúng nên làm mới sự thực tập này, chứ đừng thực tập theo kiểu hình thức.

Những buổi thực tập Soi sáng đầu tiên có chút căng thẳng, bởi vì đại chúng chưa hiểu sâu phương pháp thực tập này. Tất nhiên, chúng ta vẫn đang học hỏi, thậm chí sau hai mươi năm rồi vẫn tiếp tục học. Vào thời đó, đương sự không cần phải có mặt và chỉ nhận được lá thư soi sáng sau đó. Nhưng rồi đại chúng nhanh chóng nhận ra rằng pháp môn Soi sáng sẽ hiệu quả hơn và giúp cho cá nhân cũng như cho tăng thân vững mạnh hơn nếu mọi người trong tăng thân, kể cả đương sự, được tham dự đầy đủ.

Có một số pháp môn đã không còn, như đi thiền nhanh (fast walking meditation). Một lần nọ, Thầy nói, “Nếu quý vị không đổ mồ hôi mỗi ngày một lần, quý vị không phải là đệ tử của Thầy”. Thầy muốn khuyến khích mọi người tập thể dục và chạy bộ mỗi ngày một lần. Sau một chuyến hoằng pháp tại Trung Quốc, Thầy đề nghị tăng thân đưa pháp môn đi thiền nhanh vào thời khóa. Vì vậy, thầy Pháp Niệm và thầy Pháp Độ đã rải sỏi trắng và làm thành một con đường vòng quanh cây Linden ở xóm Thượng. Thầy đề nghị đại chúng nên đi bộ nhanh trước khi vào ngồi thiền sáng. Vào mùa đông, đại chúng bắt đầu thực tập đi thiền nhanh. Ai cũng biết là mùa đông ở Pháp thường ẩm ướt và lạnh lắm. Thành ra, đi thiền nhanh xong thì vạt sau áo tràng của mọi người vừa ướt, vừa dính bùn và bột trắng từ sỏi.

Có lúc, Thầy đề nghị mỗi xóm nên có một cái cân ở cuối bàn để cân thức ăn. Đại chúng tự khất thực, đặt bát của mình lên cân và ghi lại số lượng thức ăn mình đã lấy. Một lần nọ, Thầy để ý thấy Pháp Hải không làm việc đó. Thầy nói: “Thầy Pháp Hải, con nên thực tập làm dòng sông, mà đừng làm một giọt nước”. Pháp Hải thưa: “Bạch Thầy, con thấy một ký khoai tây khác rất nhiều so với một ký xà lách mà”. Thầy nói: “Thầy suy nghĩ nhiều quá, thầy Pháp Hải!”

Thấy mình chưa sẵn sàng lại là điều may mắn

Hồi đó đại chúng không có các lớp học và cơ cấu tổ chức cũng không được như mình đang có ngày hôm nay. Mọi người trong đại chúng học chủ yếu bằng cách quan sát và học trong khi làm. Có được lớp học đương nhiên là quan trọng, cần thiết và tuyệt vời rồi. Tuy nhiên sự học hỏi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể có được là học từ cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không khám phá được tinh yếu của giáo pháp qua sách vở hay lớp học. Đó là những lời dạy về Pháp, nhưng lại không phải là Pháp. Đây là sự khác biệt giữa Pháp như những danh sách, phương pháp, khái niệm với Pháp như một thực tại linh động.

Khi còn sadi, Pháp Hải may mắn được học lớp Uy nghi với thầy Giác Thanh. Những điều thầy dạy đối với Pháp Hải là những lời khuyên quan trọng nhất mà Pháp Hải từng nhận được trong cuộc đời xuất gia của mình, chẳng hạn như: “Điều mà sư anh muốn chia sẻ với các sư em trên hết đó là đừng che phủ đời tu của mình bằng chuông với nhang”. Một lời sách tấn thật tuyệt vời! Thầy khuyến khích chúng ta đừng núp đằng sau bất cứ điều gì, mà hãy dốc hết sức tu tập và hiến tặng những gì mình có, ngay cả khi mình nghĩ rằng bản thân mình không có gì nhiều để hiến tặng.

Trong những năm gần đây, Pháp Hải thường nghe một số sư em trẻ nói: “Con chưa sẵn sàng”. Thực tình mà nói, sau 25 năm, Pháp Hải thực sự vẫn chưa cảm thấy sẵn sàng. Ngay cả bây giờ, khi cho pháp thoại, Pháp Hải luôn cảm thấy mình chưa có nhiều kinh nghiệm quý giá để chia sẻ. Nhưng biết đâu được, cảm giác mình đã sẵn sàng mới là có vấn đề. Chưa cảm thấy sẵn sàng đôi khi lại là một điều may mắn. Mình chỉ cần sống theo cách hay nhất mình có thể và cống hiến hết lòng những gì mình có. Đâu có ai mở lớp dạy cho Pháp Hải cách chia sẻ pháp thoại. Pháp Hải học từ kinh nghiệm của chính mình khi phải đứng ra cho pháp thoại đấy thôi.

Trong những năm Pháp Hải ở Làng, thi thoảng Thầy cũng đưa ra những điểm nhấn khác nhau cho đại chúng thực tập. Có lúc Thầy yêu cầu đại chúng chia sẻ một cách bất chợt, không có sự chuẩn bị. Có khi đang giữa buổi thiền hành hoặc một sinh hoạt nào đó, Thầy có thể hỏi: “Mời sư cô Kính Nghiêm tụng một bài kinh cho đại chúng”. Những lúc như vậy, người nào được Thầy gọi tên sẽ phải chia sẻ về sự thực tập, vậy mới sống động và tự nhiên. Không có thời gian để chuẩn bị, Thầy dạy sao thì đại chúng phải làm liền tại chỗ. Căng thẳng nhưng cũng thật là vui!

Thuốc đắng từ Thầy

Khi còn là sadi, Pháp Hải có nhiều khổ đau lắm. Có lần, Pháp Hải chia sẻ với Thầy một niềm đau rất sâu trong lòng mình. Thầy uống trà, nhìn ra cửa sổ rồi ho. Trong lúc Thầy đang ho, Pháp Hải thầm lo, “Ố ồ”. Khi Thầy ho như vậy, mình biết chắc mình sắp bị “ăn gậy” của Thiền sư rồi. Thầy đặt ly trà xuống, quay sang Pháp Hải và nói: “Sư chú Pháp Hải, tại sao con lại đến gặp thầy và hỏi những câu hỏi mà con đã biết câu trả lời? Hãy đi mà hành động đi!” Đó là tất cả những lời dạy mà Pháp Hải nhận được! Và thế là Pháp Hải đứng dậy, xá Thầy và bước ra ngoài. Pháp Hải hơi giận Thầy, vì lúc đó Pháp Hải mong Thầy sẽ nói điều gì đó tương tự như “Ờ, ờ, thương chưa, tội nghiệp con” v.v. Khi bước ra khỏi phòng Thầy, Pháp Hải nhớ mình vừa đi vừa đá tung mấy hòn sỏi quanh con đường lái xe ở xóm Mới. Lúc đó Pháp Hải mới 22 tuổi.

Sau chuyện đó, trong khoảng hai bài pháp thoại Thầy cho trước chúng, mỗi khi Thầy bắt gặp ánh mắt của Pháp Hải, Thầy đều khẽ mỉm cười. Pháp Hải lấy làm xấu hổ khi nói với các sư em rằng Pháp Hải thực sự mất mấy tuần để nhận ra điều Thầy muốn dạy cho mình. Thầy luôn chỉ ra năng lực trong mình và tưới tẩm cho mình niềm tin vào khả năng tự chuyển hóa của bản thân. Thực tế là Pháp Hải biết chính xác mình cần phải làm gì. Pháp Hải chỉ không muốn làm điều đó thôi. Thầy biết điều này và chỉ ra điều mà Pháp Hải cần nhất vào thời điểm đó cũng như trong suốt đời tu của mình, đó là niềm tin vào khả năng thấu hiểu và tự giải quyết vấn đề của chính bản thân. Đó là lời dạy mạnh mẽ và quý giá nhất mà Pháp Hải từng nhận được từ Thầy. Ngay cả khi Pháp Hải biết rõ rằng năng lực của mình còn kém, qua câu chuyện trên, Pháp Hải thấy gốc rễ thực tập của mình hãy còn cạn lắm. Pháp Hải vô cùng biết ơn Thầy. Lúc đó là lúc Pháp Hải cảm nhận liên hệ thầy trò một cách sâu sắc nhất. Pháp Hải kết nối được với Thầy và cảm nhận sâu sắc đây là vị thầy tâm linh của mình, không phải chỉ là một vị thầy mà mình học pháp trong những giờ pháp thoại.

Trên con đường tu tập, mặc dù người khác có thể giúp đỡ và yểm trợ ta, nhưng suy cho cùng, với tư cách là những hành giả, chúng ta cần luyện khả năng nhìn sâu và hiểu rõ hoàn cảnh của mình để có thể thực sự chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của chính mình. Thầy đã cho chúng ta những công cụ đó.

 

Những thử thách lớn nhất khi bước vào đời sống tăng thân

Một trong những thử thách mà Pháp Hải phải đối diện trong quá trình sống và lớn lên trong tăng thân đó là học nói lời xin giúp đỡ và tiếp nhận sự giúp đỡ. Pháp Hải xuất thân từ một môi trường gia đình mà mình phải gánh nhiều trách nhiệm mới có thể tồn tại. Thế nên Pháp Hải có xu hướng hơi trách nhiệm quá và không muốn nói ra những gì đang thực sự diễn ra trong lòng. Các sư anh, sư chị có mặt đó, nhưng Pháp Hải không biết làm thế nào để xin sự trợ giúp từ các vị. Pháp môn Soi sáng và sự hướng dẫn của tăng thân giúp Pháp Hải nhận ra rằng sự đóng góp thực sự và sự chuyển hóa thực sự của mình không phải ở chỗ mình tình nguyện làm nhiều thứ, mà ở một điều hoàn toàn khác. Mình phải học để trở thành một thành phần của tăng thân hơn là gánh hết trách nhiệm, ngay cả khi mình nghĩ rằng mình đang giúp đại chúng. Cũng giống như một nghệ sĩ hát solo rất khác so với một nghệ sĩ chơi trong ban nhạc. Tất nhiên, đây là hành trình cả đời và vẫn còn có nhiều điều Pháp Hải phải học hỏi trong lĩnh vực này.

Một thử thách nữa đó là phong cách giao tiếp thẳng thắn kiểu Úc rất rõ của Pháp Hải. Người Úc thể hiện sự tôn trọng và gần gũi với những người họ quan tâm bằng bản tính rất bộc trực và hài hước. Điều này xuất phát từ điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Úc, với hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn thường xuyên xảy ra. Thành ra, người Úc thấy cần nhìn những khó khăn một cách nhẹ nhàng, và cần đến với nhau như một tập thể. Ví dụ, năm ngoái, một trận lụt đã cuốn trôi cả hai con đường ra vào ngọn núi này, khiến dân làng ở đây bị cắt nguồn cung cấp trong cả mười ngày. Người dân địa phương bắt đầu bông đùa, nói giảm bớt, kiểu như, “Ô, coi bộ trời ướt át chút chớ mấy, hen?!” (“Oh, it’s a bit bloody wet, hey mate?!”) (cười) Pháp Hải thấy mình có xu hướng này khi đến Làng Mai. Nếu có ai nghiêm túc quá hoặc có nhiều cảm xúc quá về điều gì đó, Pháp Hải sẽ có kiểu đối đáp theo cách như vậy. Đối với nhiều nền văn hóa khác, khi nghe ngôn ngữ tiếng Anh của người Úc nói như thế có thể họ cho đó là thô lỗ. Cho nên Pháp Hải thực tập “Làm mới” nhiều phen lắm. Thành ra Pháp Hải cần học hỏi và thay đổi để thích nghi. Nhưng khi về lại Úc, Pháp Hải phải đi qua kinh nghiệm về hội chứng “sốc văn hóa ngược” (reverse culture shock) của những người con đã xa quê lâu ngày.

Phao cứu sinh

Cứu cánh lớn nhất trong cuộc đời xuất gia của Pháp Hải là cái mà nhiều người không mấy thích thú. Đó là những lá thư soi sáng. Cách đây mấy năm, Pháp Hải đã đi qua một tình huống mà Pháp Hải cảm thấy như cả thế giới trong mình muốn tan vỡ. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, Pháp Hải còn cảm tưởng nếu không có mình, chắc thế giới hoặc tăng thân sẽ là một nơi tốt đẹp hơn. Lúc đó, rất khó để nhận ra bất kỳ một đức tính tốt đẹp nào trong tự thân. Pháp Hải nghĩ tất cả chúng ta đều có những lúc như thế. Trong khoảnh khắc đầy thử thách đó, Pháp Hải đã nương vào những lá thư soi sáng của mình. Pháp Hải đã giữ lại được rất nhiều thư soi sáng cho mình trong 25 năm qua. Rồi Pháp Hải đọc từng lá thư một, thấy được đại chúng nhìn thấy mình rõ ra sao. Tăng thân không chỉ chấp nhận mình mà còn thực sự thương được chính con người của mình. Khi đọc những lá thư đó, Pháp Hải cảm thấy như thể tăng thân đang nói với mình: “Tăng thân nhìn thấy thầy, thấy được giáo pháp mà thầy có khả năng chuyên chở, và thầy có ý nghĩa quan trọng đối với tăng thân”. Được người khác công nhận, và thấy được liên hệ sâu sắc giữa mình với tăng thân là điều vô cùng quý giá và điều đó đã cứu Pháp Hải ra khỏi giây phút khó khăn. Pháp Hải muốn khuyên các sư em nên thực tập để kết nối được với tình tăng thân đó.

Hai mươi năm trước, Pháp Hải có một giấc mơ, trong đó Thầy đến sau lưng, đặt hai tay lên vai Pháp Hải và nói: “Sư em Pháp Hải, hay Không?” Trong giấc mơ, Pháp Hải quay về phía Thầy và nói, “Dạ thưa Thầy, ”. Giấc mơ đó đã luôn gắn liền với Pháp Hải. Bất cứ khi nào đi qua một thời điểm khó khăn, đây chính là chiếc phao cứu sinh khác cho Pháp Hải: thực hành nói “Có” với bất kỳ tình huống nào và thiết lập tâm thế “Có tôi đây, tôi đã sẵn sàng. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể”.

Lĩnh hội tuệ giác của Thầy

Có một lần, trong khoá tu xuất sĩ tại tu viện Mộc Lan, tổ chức cách đây vài năm, một số các anh em đang ngồi uống trà và trao đổi với nhau về một câu hỏi: “Sư anh (Sư chị/ Sư em) cảm nhận Thầy mong muốn gì từ mình?” Đó là một buổi trò chuyện rất hay. Khi nhớ lại, Pháp Hải thấy Thầy đã trao truyền cho mỗi anh chị em mình mỗi “sứ mệnh” đặc biệt khác nhau.

Nhờ những lúc chúng ta đến với nhau, cùng chia sẻ cho nhau, những cảm nhận và kinh nghiệm được nở hoa. Thầy có dạy Pháp Hải là “Nếu hai mươi năm nữa mà con còn làm y chang một chuyện, con sẽ thất bại”. Pháp Hải khắc ghi điều đó. Tất nhiên, Thầy không nói về hình thức của sự thực tập. Thầy muốn nói về liên hệ giữa mình với các pháp môn thực tập, chẳng hạn như với hơi thở ý thức, hay liên hệ với các anh chị em có sự thay đổi trong chiều sâu hay không. Đó là một lời mời gọi chúng ta thực tập sâu hơn một chút và không ngần ngại khám phá những châu báu còn ẩn giấu trong gia tài mà Thầy đã hiến tặng cho chúng ta.

Qua những năm tháng được đi hoằng pháp cùng Thầy và tăng thân, Pháp Hải chứng kiến ​​có những người được đánh động bởi những giáo lý mà đối với tăng thân mình thì có vẻ khá bình thường nhưng lại hiếm khi được dạy trong các dòng thiền khác. Thầy chúng ta đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều bài pháp. Lời Thầy dạy vô cùng cô đọng súc tích, thể hiện trong các bài pháp thoại và qua cách sống của Thầy. Một lần Pháp Hải hướng dẫn khóa tu cuối tuần về chủ đề “Bốn loại thức ăn”, có một vị học giả và giảng viên nổi tiếng theo hệ phái Theravada đến hỏi Pháp Hải: “Thầy Nhất Hạnh có dạy môn này ở Làng Mai không? Chúng tôi chỉ dạy điều này trong các khóa tu thiền miên mật dành cho các thiền sinh trình độ cao thôi”. Tất nhiên, ở Làng Mai, chúng ta xem đó là một trong những lời dạy cốt yếu nhất của Bụt và Thầy đã nhiều lần giảng dạy về bài kinh này. Pháp Hải thực sự thấy rằng với tư cách là một hành giả và giáo thọ Làng Mai, công việc của chúng ta là mở cửa kho tàng châu báu này của Bụt, của Thầy Tổ, tiếp tục khám phá và phát triển di sản này để hiến tặng cho thế giới.

Vai trò của sư anh, sư chị

Pháp Hải xuất gia năm 21 tuổi và năm nay bước sang tuổi 46. Có nhiều sư em sinh ra đời sau khi Pháp Hải đã đi tu rồi. Tăng thân mình, từ một tăng thân non trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi đạo, giờ đang bắt đầu trải nghiệm làm thế nào để làm một sư anh, sư chị lớn. Pháp Hải tự hỏi mình: “Trở thành một nơi nương tựa cho các sư em, biết cách chăm sóc các sư em, tạo không gian và không lấn át, không bị cuốn quá nhiều vào công việc quản lý, thực sự lắng nghe và quan tâm đến các sư em của mình…, những điều này có nghĩa là như thế nào?”

Thiết nghĩ, vai trò của sư anh, sư chị lớn trong tăng thân cũng giống như đôi bờ, giữ cho dòng chảy của con sông luôn được luân lưu. Trong lúc hỗ trợ dòng chảy của con sông, thì đồng thời mình cũng đang được dòng sông định hình.

Điều Pháp Hải thực sự muốn chia sẻ với các sư em là mặc dù các sư anh, sư chị có những cách thể hiện khác nhau trong vai trò này nhưng tất cả các sư anh, sư chị đều quan tâm sâu sắc đến các sư em và muốn cho các sư em những điều kiện tốt nhất có thể.

Phát triển tình bạn tâm linh

Hồi trước, lúc ở tu viện Lộc Uyển, Pháp Hải có cơ hội làm y chỉ sư cho tập sự và các sư em sadi. Đôi khi các sư em cảm thấy có khoảng cách với các vị lớn và không biết làm sao kết nối được nhiều hơn. Nếu chúng ta xem tăng thân như một khu vườn, như Thầy đã chia sẻ trong sách Sống chung an lạc, thì trong vai trò một người xuất sĩ trẻ, điều tuyệt vời nhất chúng ta có thể làm là đi bộ dưới bóng mát của những cây đại thụ. Quý thầy, sư cô lớn là những cây đại thụ cho mình nương tựa. Chẳng bao lâu nữa, các sư em cũng sẽ có các sư em nhỏ hơn, và rồi cũng sẽ phải chăm sóc, nâng đỡ, hướng dẫn tu học cho các sư em của mình.

Tình bạn tốt trong đạo Bụt không chỉ là kết giao với những người có cùng sở thích hoặc có cùng quan điểm với mình. Tình bạn tốt có nghĩa là tìm ra được những người bạn đồng hành có thể hướng dẫn và dìu dắt ta trên đường tu học.

Một vị y chỉ sư hoặc một sư anh, sư chị giỏi đôi khi chia sẻ những điều mà chúng ta không đồng ý hoặc có một cách nhìn khác ta. Những lúc đó, chúng ta nên biết rằng chúng ta đã thực sự gặp được một người bạn tốt và tử tế, vì họ sẽ giúp chúng ta trưởng thành theo một cách nào đó.

Mối quan hệ giữa sư anh, sư chị lớn với các sư em là mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Pháp Hải khuyến khích các sư em tích cực xây dựng tình thâm với các sư anh, sư chị của mình. Nên tận dụng mọi cơ hội để đến với các sư anh, sư chị sao cho tự nhiên, uống trà, kết nối và đặc biệt với những ai khác với mình. Khi đó, các sư em sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Sư anh, sư chị sẽ tặng cho các sư em nhiều món quà quý giá. Trên hết, nếu các sư em xây dựng được tình đồng đạo với các sư anh, sư chị của mình, các sư em sẽ khám phá ra rằng các vị ấy cũng là con người. Điều đó sẽ mang lại cho các sư em niềm tin vào giáo pháp bởi vì các sư em sẽ thấy được tính độc đáo của Pháp thân và sự thể hiện Pháp nơi mỗi người. Và quan trọng nhất, các sư em sẽ bắt đầu thấy được nó trong chính tự thân mình.

Vì vậy, xin các sư em đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của mối quan hệ với các sư anh, sư chị của mình. Đừng coi món quà đặc biệt này là điều hiển nhiên. Đó là một trong những sự trao truyền quý giá nhất của nếp văn hóa xuất sĩ. Nếu chúng ta vun bồi đúng cách bằng cách cho phép mình được thử thách và được yểm trợ bởi tăng thân, cho mình được lắng nghe và đôi khi bị thử thách; vui vẻ hoan nghênh những hoang mang, bối rối và nghi ngờ, thấy được niềm vui, tính dễ bị tổn thương trong mình, tưới tẩm tính tự tin và đón nhận sự hướng dẫn. Được như thế, chúng ta sẽ tạo ra trong mình tất cả các công cụ cần thiết để tiến xa trên con đường tu tập.

Nếu thấy mình quá bận rộn với công việc hoặc tổ chức khóa tu, đó là lúc các sư em nên dành thời gian để đi chơi với y chỉ sư hoặc với sư anh, sư chị. Hãy dành thời gian trong ngày và không gian trong tâm của các sư em để làm điều đó nhé.

Mong sao những lời tâm sự giản dị từ trái tim của một sư anh giúp ích được phần nào cho các sư em trên con đường tu học bây giờ và về lâu về dài trong tương lai.

Xin các sư em hãy trân quý từng giây phút sống trong tăng thân và tận hưởng nó như nó đang là. Vài năm nữa, nhìn lại các sư em sẽ yêu thích thời điểm này lắm, và rồi sẽ hiểu về món quà mà nó ban tặng cho mình.