Phỏng vấn Sc Mai Nghiêm

 

Sư cô Mai Nghiêm là một Tỳ kheo ni trẻ người Pháp. Sinh ra và lớn lên tại Paris, sư cô đã được theo cha mẹ đến Làng Mai tu tập từ khi sư cô lên mười tuổi. Rất trân quý đời sống của người xuất gia nên sư cô đã quyết định xuất gia khi sư cô mười tám tuổi. Thời gian qua với sự trẻ trung, tươi mát và sự thực tập rất vững chãi, sư cô đã mang lại rất nhiều hạnh phúc và niềm vui cho tăng thân Làng Mai và các bạn thiền sinh từ khắp thế giới đến tu tập. Nụ cười thân thiện và giọng nói điềm đạm của sư cô đã giúp làm vơi đi nỗi khổ và mang lại niềm tự tin cho rất nhiều thiền sinh tới Làng.

Và sau đây là phần phỏng vấn sư cô Mai Nghiêm.

1. Thưa sư chị Mai Nghiêm (MN), sư chị có thể chia sẻ cho chúng em biết sư chị đã làm như thế nào để nuôi dưỡng hạnh phúc trong sự thực tập của sư chị?

Đối với MN, được học hỏi và hành trì giới luật thường xuyên là một yếu tố đã nuôi dưỡng MN rất nhiều trong sự thực tập. Giới luật đã giúp cho Bồ Đề Tâm của MN ngày càng lớn mạnh, làm cho MN có một khát khao, một động lực bên trong rất lớn thúc đẩy MN phải luôn tinh tấn. Bên cạnh đó, được sống gần Thầy, được sống trong Tăng thân, được ôm ấp trong tình huynh đệ, MN cảm thấy luôn được bảo hộ và xung quanh mình đâu đâu cũng toàn những niềm vui. Khi MN mở lòng ra để đón nhận những điều này, thì MN cảm thấy như mình cũng đang được tiếp xúc với con người thật bên trong mình. MN luôn tự nhắc nhở mình đừng để cho cái sơ tâm xuất gia ban đầu của mình bị mai một đi.

2. Động cơ nào đã thúc đẩy sư chị xuất gia? Sư chị có suy nghĩ gì về vấn đề làm sao để đạo Bụt có thể đáp ứng và phù hợp với người trẻ, đặc biệt là người trẻ ở Pháp?

Thật sự thì MN nghĩ rằng không ít thì nhiều, hạt giống xuất gia đã được gieo trong MN từ lâu lắm rồi, và nó chỉ biểu hiện khi nhân duyên đầy đủ. Hồi nhỏ, MN theo mẹ đến Làng rất nhiều lần, MN rất thích khi được nghe quý thầy và quý sư cô tụng kinh và niệm Bồ Tát Quán Thế Âm. Cứ mỗi lần được nghe niệm Bồ Tát Quán Âm thì MN muốn đi tu ngay. Chính những điều đó đã tưới tẩm hạt giống xuất gia trong MN.

Ngay từ những ngày đầu mới được xuất gia và mãi cho đến bây giờ, MN vẫn luôn khao khát là được chia sẻ sự thực tập với những người trẻ ở Pháp, quê hương của MN. MN nhớ trong những khóa tu mùa hè đầu tiên, lúc MN mới xuất gia lúc 18 tuổi, khi quý sư cô cho MN vào sinh hoạt với gia đình nhóm thanh thiếu niên thì MN chưa cảm thấy tự tin lắm vì MN thấy mình còn quá trẻ trong sự thực tập, nhưng càng sinh hoạt với người trẻ, MN càng cảm thấy thích và được nuôi dưỡng.

Có rất nhiều cách để có thể đem đạo Bụt cũng như những pháp môn Làng Mai chia sẻ đến giới trẻ. Lần đầu tiên khi MN được nghe Sư Ông giảng về Truyện Kiều, về Trịnh Công Sơn, MN cảm thấy thật thích thú. Truyện Kiều hay nhạc Trịnh Công Sơn không phải là kinh Bụt mà là những gì đã nằm sâu trong văn hóa Việt Nam, nhưng Sư Ông đã có thể đem được những cái không phải trong Kinh Bụt đó để chia sẻ và giảng dạy một cách rất mới và rất thu hút người nghe. Với âm nhạc cũng vậy, ví dụ như nhạc ráp, một loại nhạc giới trẻ hiện nay đang rất chuộng. Chúng ta có thể dùng ngay những gì giới trẻ đang sử dụng và làm thế nào thật khéo để có thể lồng vào đó sự thực tập. Làm được như vậy thì đạo Bụt sẽ tiến được một bước rất xa. Là một người tu trẻ, cùng đi qua những thao thức của lứa tuổi mới lớn, nên chúng ta rất dễ đồng cảm cho nhau và dễ dàng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

3. Âm nhạc đã giúp ích cho Sư chị như thế nào trong đời sống hằng ngày, cũng như trong sự thực tập?

Âm nhạc là cái gì đó mà MN cũng đang học hỏi. Âm nhạc đã giúp cho MN thực tập “thay CD” (phương pháp thay chốt) như Thầy đã dạy. Khi MN có điều gì đó khó chịu trong lòng, MN đi chơi piano hay thổi sáo. Hát vài bài hát cũng giúp MN chuyển đổi tình trạng hiện tại của mình sang một hướng khác, thay vì cứ ngồi đó nghĩ mãi về những gì đau buồn. Đặc biệt khi hát, thật sự nó cũng gắn liền với hơi thở của mình. Chúng ta hát hay Tụng Kinh cũng vậy, chúng ta không phải chỉ lấy hơi từ cổ họng mà phải vận dụng toàn bộ cơ thể mình, cả thân và tâm đều đang cùng tham gia và tạo nên sự hòa điệu. Đối với MN, nếu để tâm vào giọng hát cũng có thể giúp mình trong sự thực tập, MN hay theo dõi mỗi khi trong tâm mình có nhiều căng thẳng để xem thử chúng được ra theo những lời ca như thế nào và làm sao để có thể buông thả những căng thẳng đó.

4. Xin Sư chị chia sẻ một chút về chuyến đi Việt Nam đầu năm 2005 vừa qua cùng với Tăng Thân? Những hình ảnh nào ở VN đã làm Sư chị không bao giờ quên và điều gì làm Sư chị thích nhất ?

MN nhớ mãi hình ảnh diễn ra tại Đàn Nam Giao-Huế, sau buổi Lễ Khất Thực. Lúc đó, Sư Ông cùng với hai vị tôn túc khác nữa lên trước Đàn Nam Giao, hai vị tôn túc đã đọc một vài điều gì đó và cùng lạy xuống. Mặc dù MN không hiểu hai vị đã đọc những gì vì không có thông dịch, nhưng MN vẫn cảm được một năng lượng rất lớn đang tỏa ra, MN thấy hình ảnh hai vị đó cùng đi lên với nhau thật đẹp. Một điều đã đánh động MN rất nhiều đó là hình ảnh người tu sĩ ở Việt Nam. Họ đã phải đi qua biết bao khó khăn và họ đã rất có nghị lực để vượt qua những trở ngại đó. Quý vị đó đã phải tu tập trong một môi trường khó khăn hơn nhiều so với chúng ta, cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều đó đòi hỏi người tu phải có một quyết tâm cực kỳ lớn. MN cảm thấy rằng có thể là nhờ đạo Bụt đã có một truyền thống khá lâu ở Việt Nam và truyền thống đó đã ăn sâu vào gốc rễ tâm linh của người dân Việt.

Nghĩ về Tăng thân Làng Mai của mình, MN cảm thấy rất hạnh phúc. MN nhớ ngày đầu tiên của khóa tu tăng ni tại chùa Hoằng Pháp. Lúc vừa bước vào MN đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình có quá nhiều người xuất gia một lúc như vậy. Thật là tuyệt! Trong suốt khóa tu này MN cảm được tình huynh đệ rất lớn của các sư anh, sư chị và sư em đã dành cho nhau. Thầy đã chia sẻ nhiều về tình huynh đệ và các anh chị em đã thực tập ngay những gì Thầy dạy. Điều đó đã nuôi dưỡng MN rất nhiều.

Một điều MN thích nữa đó là khi đến thăm các ngôi làng nhỏ ở Việt Nam. Khi nghe Thầy chia sẻ về sự sống chung nhiều thế hệ, có ông bà, cha mẹ và con cái trong một gia đình, MN đã rất thích và khi được tận mắt đến thăm những gia đình như vậy đã đánh động trong MN rất nhiều. Thật đẹp biết bao khi các thế hệ được sống chung bên nhau. Điều này đã làm MN nghĩ tới một sự mất mát rất lớn trong cách sống độc lập ở Tây Phương. Đó là một trong những sức mạnh cho chúng ta khi chúng ta có được sợi dây liên hệ huyết thống một cách chặt chẽ như vậy. Tây phương chúng ta cần phải xem lại điều đó.


5) Sau chuyến đi Việt Nam, có gì thay đổi trong cách suy nghĩ của Sự chị về con đường mà Sư chị đã chọn không?

Chuyến đi Việt Nam đã giúp làm lớn mạnh hơn chí nguyện của MN là chia sẻ các pháp môn tu tập của đạo Bụt với người Pháp nhiều hơn nữa. Như Thầy đã ở trong đất nước của Thầy với đồng bào và với văn hóa của Thầy để chia sẻ sự thực tập bằng cả con người của Thầy. Thầy đã chia sẻ với dân tộc và đất nước của Thầy.

Một trong những việc đầu tiên MN đã làm khi trở về Pháp là MN đã mua một cuốn từ điển lịch sử Pháp để MN có thể hiểu nhiều hơn. Bởi vì MN nghĩ rằng hiểu về văn hóa của mình rất quan trọng vì đó là cách có thể giúp mình tiếp xúc được với người dân mình. Khi mà Tăng đoàn tới Bát Nhã-một nơi thật đẹp, MN cảm thấy như là MN sẽ trở lại đó để sống một thời gian. MN muốn học cái ý chí rất mạnh mẽ ở quý thầy và quý sư cô Việt Nam. Và cũng là vì cội nguồn tâm linh của Thầy ở Việt Nam thì cũng chính là cội nguồn tâm linh của MN.

Khi MN trở lại Mỹ, MN đã nghĩ rằng tất cả quý thầy và quý sư cô người Tây Phương nên sống ở Bát Nhã một năm. Cách hành trì giới luật mà người tu sĩ ở Việt Nam được dạy có khác so với ở Làng Mai. Có thể chính vì sự nghiêm khắc đã giúp tạo nên cái ý chí rất mạnh đó trong mỗi người tu sĩ ở Việt Nam. Đối với MN thì MN cần một chút đừng dễ dãi quá, bởi vì nếu dễ dãi quá thì MN thường bị làm biếng, MN sẽ bị buồn ngủ, (cười) như là nếu lạnh một chút thì mình sẽ tỉnh táo hơn vậy đó.

6) Có rất nhiều người trẻ có khó khăn về sự truyền thông với cha mẹ, Sư chị có thể chia sẻ một chút về vấn đề này được không?

Khi MN còn ở nhà, MN thường không có liên hệ tốt với cha. Đôi khi rất là khó khăn bởi vì MN và cha đã có nhiều cãi vã. Có một cái gì đó làm MN cảm thấy rằng nó vẫn còn ở đó khi cha MN đến đây. Khi MN còn nhỏ, MN có một hình ảnh về một người cha lý tưởng, ví dụ như cha là một người rất mạnh để bảo vệ cho MN. Rồi MN lớn dần lên và bắt đầu khám phá ra rằng cha mẹ của MN cũng là con người mà không phải sẽ luôn luôn dễ thương. Đôi khi MN đã chỉ muốn giữ cái hình ảnh tuyệt hảo đó của cha mẹ trong lòng MN, MN thấy tất cả những điều mà MN không thích về cha, như một con người, thì đều có trong MN. Đôi khi cha như một đứa trẻ và đứa trẻ đó ở trong MN làm MN cảm thấy không được an toàn. MN là một đứa trẻ, và theo đúng lý thì MN phải được làm một đứa trẻ, nhưng nếu cha cũng là một đứa trẻ thì nó không có lý và cái đứa trẻ của MN cảm thấy bị tổn thương và không an toàn. MN nghĩ đó là khi khó khăn xuất hiện, bởi vì MN cảm thấy không an toàn và cha cũng cảm thấy không an toàn. Khi mà cả hai người đều cảm thấy không an tòan thì sẽ khép mình lại và sẽ có phản ứng đối với nhau.

Đối với MN, MN thấy rất may mắn khi cả cha và mẹ MN đã đến Làng Mai ở một thời gian dài để thực tập. Khi MN có khó khăn với cha, MN có thể nói chuyện được với cha và cha đã nhận ra được. Nó sẽ làm cho tình huống dễ dàng hơn khi mà cả hai bên đều nhận ra vấn đề và cùng chia sẻ. MN cảm thấy rằng sự truyền thông là một cái gì đó mà mình cần phải đưa sự thực tập vào, một cái gì đó rất tự nhiên nên có trong sự liên hệ với nhau. Hãy nói lên cảm giác của mình khi mình có cảm giác (dễ chịu hay khó chịu) là điều mà tất cả chúng ta nên học. Khi mà cha mẹ có thể cởi mở để lắng nghe thì con cái sẽ cởi mở để chia sẻ. MN thấy rằng trong tất cả mọi gia đình, tình thương của cha mẹ dành cho con cái là luôn luôn có đó.

7) Bây giờ là đêm cuối cùng trước khi bước qua năm mới, Sư chị có thể chia sẻ về một trong những lời phát nguyện của Sư chị và làm như thế nào để Sư chị có thể giữ cho những lời phát nguyện đó sống động trong suốt cả năm?

Năm nay MN có một lời phát nguyện rất đặc biệt vì những giới lớn (giới Tỳ Kheo Ni) mà MN sẽ nhận trong hai tuần tới. MN đã viết lời phát nguyện của MN lên Thầy. Khi MN viết cho Thầy, MN đặt mình vào trường hợp của một con côn trùng và thấy mình luôn luôn bị vướng vào cái màng nhện, bởi vì mình không bao giờ nhìn thấy cái màng nhện. MN thấy mình bị ăn thịt từng chút từng chút một bởi những con nhện. Rồi một buổi sáng mùa đông, tất cả mọi thứ đều một màu trắng và mặt trời hiện ra, MN nhìn thấy cái màng nhện đẹp tuyệt vời này, nó nhìn như là kim cương với những tia nắng mặt trời chiếu vào nó. Cái con côn trùng này sẽ đi tới một cành cây và nhìn vào cái mạng nhện. Tất cả mọi thứ đều rất yên lặng. Khi mà mình có khả năng dừng lại và khi mà sự yên lặng có mặt thì mình có thể nhìn thấy những nỗi buồn hoặc những cơn ác mộng của mình như một cái gì đó thật là đẹp. Cái hành động thực sự đó là khi mà mình không hành động gì hết.

Đây bản phỏng vấn bằng tiếng Anh:

Sister Mai Nghiêm is a young Bhikshuni coming from France. Born and raised in Paris, she started to come to Plum Village when she was ten years – old with her parents. She cherished the life of the monastics; therefore, she decided to become a nun when she was eighteen years – old. Her youth, freshness, and her solid practice bring tremendous joy and happiness to Plum Village Sangha and to the layfriends coming all over the world. Her friendly smile and calm voice have helped people to remove their suffering and helped them to have confidence within themselves. She continues to help people through her smile everyday 🙂

1) What helps you to nourish your joy and happiness in the practice?

One of the things that help me is reading the precepts regularly. I can feel it’s something that helps me to keep my happiness, or better to keep my beginner’s mind, the desire inside and the will to practice. To be in touch with my family, with Thầy, with the sisters and brothers also helps to nourish my joy and happiness. These things help me to be more in contact with inside, I open up to receive. When I can keep in contact with my aspiration, with why I became a nun, then I am happy.

2) What inspired you to become a nun?

It has been there for a while. The aspiration has manifested in different ways and at different times. One of the things that I loved so much when I came to Plum Village , when I was young, was to hear the brothers and sisters chant “ Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm.” Every time I listened to it, I would say, “Oh, oh” and every time it would come up, I would say, “I want to become a nun, too” (Smile). This was watered then. Different conditions came together at the right moment.

3) How do you hope to bring Buddhism to young people in France ?

When I ordained, the thought of sharing the practice with the young people in France was very important to me, and still is now. At first, when I ordained, the sisters wanted me to be in the teenage program because I was eighteen at that time. I didn’t want to because I felt I was too much of a teen and I was too young in the practice.

There are so many different ways that could help to bring Buddhism and Plum Village practices to the young people. The first time I heard Thầy share about Truyện Kiều and Trịnh Công Sơn, which are so special in the Vietnamese culture, I felt it was so great of Thầy to take something that is not Buddhism. I feel the same way is true with music, like rap music, for example. We can feel a lot. If we can find the way to transmit or share the practice through something to which they are already used to, and which is precious and important to them, then it would be much easier for the young people to receive the teaching, because then they can connect to it very strongly. It’s an advantage to share the practice when you are young yourself, because you can relate very easily to the young people. We might have gone through the same thing and we can learn from each other.

4) How has music helped you in your daily life or in your practice?

It is something that I am still learning. Music helps me to change the CD, like Thầy has said. When I have something inside, I play piano or the flute. Singing also helps me to direct my energy in another direction rather than carrying on thinking about something that upsets me or makes me sad. I intend to learn more about singing and want to practice it more because it involves breathing so much. You really have to be present with your whole body. When I chant or sing, and there is a lot of tension in me then my voice cannot come out fully. I can see the tension, how it came about, and how to release it. When the voice can come out fully, not just from the throat or the chest, but from the whole body, then I feel there’s enough space, no more tension.

5 ) You went to Vietnam with Thầy and the delegation in January 2005, can you share with us what was the most beautiful for you in Việt Nam .

I will never forget something very moving that happened after the alms round in Huế. Thầy met with two other Venerables from two different churches. They read some texts and then they touched the earth together. This was taking place at Đà Nam Giao. I didn’t understand what they were saying because there was no translation, but it was very strong. Seeing them up there was so beautiful.

I really appreciated to see the monastics in Việt Nam , to see the difficulties they have to go through, the determination they have. They practice in conditions that are more difficult than those we have here, materially and spiritually. Their determination is so strong. Buddhism has been there such a long time and it’s so much in them that it’s a real strength in them, a spiritual root.

I was very happy to see how the Plum Village Sangha compared to some other Sanghas. I remember the first day of the monastic retreat in Hoàng Pháp. I have never seen so many monastics in one place, it was amazing. It was so beautiful. During this retreat I could see that the brotherhood and sisterhood of the Plum Village Sangha is very strong. Our aspiration as monks and nuns is to practice brotherhood and sisterhood which is bonding us. This is also what Thầy is teaching us.

Another thing I liked in Việt Nam was to see the way the families lived together in the small villages. It is nice to hear about it, when Thầy talks about the grandmother, the father, the mother, the children, and the grandchildren all living together in a small house, but to actually see it, was quite different and very moving. It was so beautiful to see how all generations are living together. It really touched me. We have lost this in the West. It was there but does not exist any more. It is one of the strengths of a country to have such bonding in the families but we have lost it. We need to find it again.

6) After the Việt Nam trip, were there any changes in your way of thinking about your path?

The Việt Nam trip helped me to strengthen my aspiration to be in France and to share the Dharma with the French people. Thầy was in his country with his own people and he is his culture. His way of sharing the practice was to fully be himself. He was sharing with his people and with his country.

One of the first things I did when I came back to France was to buy a dictionary of French history, so I could learn more about my country. I feel it is so important to know one’s own culture. Knowing our culture is how we can touch the people. When the delegation arrived at Bát Nhã, which is so beautiful, I felt that I will come back to live there for a while. I want to have the same strong determination the Vietnamese monastic brothers and sisters have. Also, Thầy’s spiritual root is in Việt Nam , it is my spiritual root, too.

When I came back to the United States , I thought that all Western monastics should live in Bát Nhã for a year to learn. Vietnamese monastics in Viet Nam practice and teach the precepts differently than we do in Plum Village . Perhaps strictness helps to build up a strong determination inside of them. Personally, I need to have something not too easy. If it is too easy, I tend to get lazy, I just fall asleep. (Smile) If it is a little cold, one can lift up a little more.

7) Many young people are having problems communicating with their parents, what would you like to share about this?

When I was at home, I did not always have a good relationship with my dad. It was very difficult sometimes because we used to argue a lot. This is still so when my dad is here. When I was a child, I had an image of an ideal dad, for instance, dad is strong to protect me. As I grew up, I started to notice that my parents are human beings, which is not always nice to see. Sometimes I just wanted to keep this image of perfect parents inside of me, I think this is very deep in each one of us. We all want to have perfect parents. On top of that, I see that I have in myself some of the things I do not like about my dad, as a human being.

Sometimes he is more like a child, and I do not feel secure and safe inside of myself. I am a child; I am supposed to be the child. It does not make sense if the dad is a child, then the child inside of me feels lost and unsafe. I think sometimes, the difficulty arises because I feel insecure and he feels unsafe. When we both feel unsafe and insecure, we close up and we react towards each other.

I am very lucky that both of my parents have come to Plum Village for a long time, they both practice. When I have difficulties with my dad, I can talk to him and he accepts it. It is easier to improve the situation when both sides share and accept. I feel that communication is something we need to practice. It is something so natural, it should be there. We all should simply learn to say what we feel. That is how communication comes about. When you can say how you feel at that moment without saying what the other person did but speak only about your own personal feelings. When the parents can open up to listen, then the children can open up to the parents. The love parents have for their children is always there, I think that this is true for all families.

8) It is New Year’s Eve, can you share one of your resolutions and how to keep your resolutions active throughout the whole year?

This year I have a special resolution because of the Bhiksuni precepts that I will take in two weeks. I wrote my aspiration to Thầy. When I wrote to Thầy I used an image: if I were an insect then I would always be caught in the spider web because I could never see the spider web. I would be eaten little by little by the spider. Then one winter morning, everything is very white and the sun comes out. I see this beautiful spider web; with the sunshine on it, it looks like diamonds. The insect would go to the little branch and look at the spider web. Everything is so silent. When we can stop and when the silence is here, we can see our sadness or our nightmare as something beautiful. The real action is when you do not react.