Bình thơ, nhạc

Phiên tả các pháp thoại Thầy Làng Mai bình thơ, nhạc

Nếu hỏi rằng “người muốn bao nhiêu” Tôi sẽ xin rằng “tất cả”. Tôi tham lam hơn ngày xưa, tham lam cực độ, Cả ngài, cả tôi, cả người thiên hạ. Núi sông, cây cỏ, Xuôi về, sáng hôm nay, trong duy-nhất nhiệm mầu. Ôi những mảnh rời nhau, khổ đau. Tách ra ngoài đại-thể ! Đã từ lâu, ngàn vạn đời, Chúng tôi tự tìm, sờ soạng, trong ngục tù an vui. Sáng hôm nay em tôi trở về quỳ dưới Phật đài Mắt đầm đìa lệ. Ôi ! một linh hồn đi tìm bến đỗ. (Hình bóng của tôi xưa, phiêu lưu ngàn năm, một hôm sầu khổ, khao khát bến bờ!) Hãy để yên cho em quỳ lâu, rất lâu trên Phật điện. Cho lệ em thầm lặng chảy, cho lệ em mặc sức tràn trề. Cứ để yên cho quỳ lâu thêm nữa, Đủ thì giờ cho lệ em khô ráo. Bởi vì, người ơi, một mai kia, Tôi sẽ đến châm lửa vào túp lều nho nhỏ của em ở ven đồi, Túp lều duy-nhất còn lại của đời em. Cho lửa cháy lên cao, Cho tan-hoang tất cả, Cho chỗ nương tựa cuối cùng ...
Đọc tiếp
Người nghệ sĩ ngoài đời sáng tác ra những bài thơ bản nhạc vì họ có những niềm đau nỗi nhớ trong lòng. Khi một bài thơ đẹp hay một bản nhạc hay của người nghệ sĩ được sáng tác ra thì sẽ có nhiều tâm hồn đồng cảm mượn nó để ru những niềm đau nỗi nhớ của mình. Ai mà không có những nỗi nhớ niềm đau? Cho nên người ta tiêu thụ thơ và nhạc nhiều lắm. Trịnh Công Sơn từng viết nhiều bản tình ca rất hay, khiến cho bao người sử dụng để vỗ về niềm đau của họ. Nếu mình không thích nhạc Trịnh Công Sơn nghĩa là mình không có những nỗi nhớ niềm đau ấy trong lòng. Trịnh Công Sơn đã trải qua nhiều nỗi đau. Những mối tình của ông thường rất ngắn ngủi. Đối với Trịnh Công Sơn thì tình yêu vốn mong manh sương khói và dễ chết yểu, trong khi đó thì tình bạn lại bền vững, đem đến cho mình niềm vui và sức khỏe. Niềm vui của Trịnh Công Sơn là được ngồi hát cùng bạn bè. Cái mà ông được thừa hưởng trong cuộc đời ...
Đọc tiếp
Tiếp xúc với cội nguồn Chúng ta rất may mắn được ngồi với nhau như một gia đình tâm linh trong giờ phút cuối năm này. Chúng ta ngồi với nhau trong tình huynh đệ. Tết là một dịp để ta kết nối lại với tổ tiên. Cây có cội, sông có nguồn và con người thì có tổ tiên. Trong buổi thiền tọa hôm nay chúng ta đã kết nối được với tổ tiên. Chúng ta biết tổ tiên đang có mặt trong từng tế bào cơ thể. Một người mất gốc, một người bị cắt đứt liên hệ với tổ tiên không thể là một người có hạnh phúc. Cũng như cây không có gốc rễ thì cây không thể sống, nếu chúng ta không tìm tới gốc rễ thì chúng ta không sống được. Tết là một dịp để chúng ta tìm về nguồn và tiếp cận được với gốc rễ của mình. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên không phải là một hành động mê tín Ở các nước Á Châu cũng như ở Tây phương, người ta nghĩ có hai cõi: Một cõi gọi là cõi âm, là nơi mà những người đã chết ...
Đọc tiếp
Có một bài thơ của Vũ Hoàng Chương có lẽ ít người biết đến. Đây là một trong những bài thất ngôn tứ tuyệt. “Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp người Sên bò nát óc máu thầm rơi Chiều nay một dấu than buông dứt Đinh đóng vào săng tiếng trả lời.” Người miền Nam và miền Trung có lẽ chưa biết chữ “săng” này. Săng có nghĩa là hòm, là cái quan tài. “Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp người” Nếu là con người thì có tư duy. Ở Tây phương, người ta thường ví con người là cây sậy biết suy tư. Cây sậy rất yếu đuối, dễ bị tai nạn, dễ bệnh, dễ chết nhưng nó có khả năng tư duy. Trừ  khi ta quá bận rộn lo làm ăn, còn lại ta thường đặt ra những câu hỏi như “ta từ đâu đến?” “Tại sao ta đến đây?” và “Sau này ta sẽ đi về đâu?” Những câu hỏi đó thường ám ảnh ta. Bao nhiêu nhà triết học, bao nhiêu nhà thơ cũng đã từng đặt ra  những câu hỏi như thế, nhưng vì họ làm việc bằng trí năng nên đã không tìm ra ...
Đọc tiếp
Ta còn để lại gì không? Ngày hôm qua có một số người trẻ đi tắm hồ đã chứng kiến cái chết của một em bé 19 tuổi. Em bị chết đuối. Cái chết có thể đến với ta, đến với người ta thương bất cứ lúc nào. Nếu không chuẩn bị chúng ta sẽ không có khả năng đối phó với những biến cố lớn đó. Chúng ta quá bận rộn, không có cơ hội học cách đón nhận và có thể mỉm cười khi cái chết đến với chúng ta. Chúng ta phải học hỏi và sống như thế nào để chấp nhận được cái chết của bản thân mình cũng như cái chết của người ta thương. Chúng ta nên đặt câu hỏi là khi chết chúng ta để lại gì cho đời? Lúc 19 tuổi chết thì mình để lại gì? 25 tuổi chết thì để lại gì? 35 tuổi chết để lại gì? Và 60, 80 tuổi chết thì để lại gì? Câu hỏi đó rất hay. Ai để lại? Để lại cái gì? Và để lại cho ai? Nếu trả lời được những câu hỏi đó thì chúng ta hiểu được đạo Bụt. Hiểu ...
Đọc tiếp
Phiên tả từ pháp thoại của Thầy Làng Mai ngày 01-02-2004 tại tu viện Lộc Uyển Hôm nay chúng ta sẽ được nghe quý thầy, quý sư cô hát nhạc Trịnh Công Sơn. Bây giờ mời đại chúng nghe Sư cô Chân Không hát bài Nắng Thủy Tinh. “Màu nắng hay là màu mắt em, mùa thu mưa bay cho tay mềm, chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm, rồi có hôm nào mây bay lên (…) ngàn cây thắp nến nến hai hàng, để nắng đi vào trong mắt em”. Trịnh Công Sơn sinh năm Kỷ Mão, 1939. Thân phụ là một người yêu nước, đã tham gia kháng chiến chống Pháp nên đã bị cầm tù nhiều năm ở Lao Thừa Phủ, vì vậy Trịnh Công Sơn được tiếp nhận hạt giống yêu nước và dũng cảm từ ba mình. Sở dĩ Trịnh Công Sơn dám nói những gì mình nghĩ qua những bài hát ông sáng tác là nhờ Trịnh Công Sơn có sự can đảm, có lòng yêu nước, yêu dân. Có nhiều người cũng có cùng cảm nghĩ như Trịnh Công Sơn nhưng không dám nói ra. Thế nên có những bài hát của ông ...
Đọc tiếp
I. TÌM NHAU Bụt là người. Và vì vậy cho nên một người có thể trở thành Bụt. Đây là điều rất là quan trọng. Bài Tìm Nhau này nói về việc chúng ta đi tìm chúng ta. Và nếu chúng ta tìm được chúng ta, chúng ta biết chúng ta là ai rồi thì chúng ta cũng tìm ra được Bụt. Đây là một bài thiền quán. Con đã tìm ra Thế Tôn Con đã tìm ra con Khi mình tìm ra được mình thì đồng thời mình tìm ra được Thế Tôn. Trong cuộc sống bận rộn có thể mình không có thì giờ để đi tìm, để biết mình là ai. Nếu mình chưa tìm được mình thì làm sao mình tìm được Bụt? Đây là một sự thực tập thiền quán. II. BẾP LỬA HỒNG Kính thưa đại chúng hôm nay là ngày ba mươi Tết (thật ra là hăm chín Tết do năm nay không có ba mươi). Bây giờ là 15h30’ chiều (giờ nước Pháp). Chỉ 2h30’ nữa Việt Nam đón giao thừa. Buổi bình thơ này là một buổi thực tập cho chúng ta có cơ hội nhìn trở lại. Có thể là ...
Đọc tiếp
Nắng trên không gian và thơ trên nắng Thơ làm ra nắng nắng ra thơ Mặt trời cất chứa trong lòng trái khổ qua Thơ bốc thành hơi trên bát canh mùa Đông, trong khi bên ngoài gió hú Thơ theo gió đi về cồn xưa bãi cũ Mái tranh nghèo còn đứng đợi ven sông Thơ nơi từng giọt mưa Xuân Thơ trong từng đốm lửa hồng Nắng cất chứa trong lòng gỗ thơm Khói ấm đưa thơ về trên trang ngoại sử Nắng vắng trong hư không, nhưng nắng chất đầy một lò sưởi đỏ Nắng lên thành mầu Khói, thơ đọng thành mầu Sương Nắng cất giữ trong từng hạt mưa Xuân Giọt nước cúi xuống hôn Đất, cho hạt cây nẩy Mầm Thơ đi theo mưa, về trên từng đọt Lá Nắng thành mầu Xanh, thơ mầu Hồng Nắng chở trên cánh Ong tới trút Ấm lên đài hoa Thơ theo nắng về rừng xa uống Mật Tưng bừng, xôn xao, bướm ong về chật đất Nắng làm nên khúc Múa, thơ làm nên lời Ca Mồ hôi giọt xuống đất khô, thơ bay trên luống cày Cán cuốc trên vai, thơ vào ra theo nhịp ...
Đọc tiếp
Kính mời quý vị, chúng ta cùng thở. Thở vào tôi biết là tôi đang còn sống, thở ra tôi trân quý sự sống nhiệm màu. Sở dĩ tôi mời quý vị cùng thở và trân quý sự sống vì hôm nay tôi muốn mời quý vị “gặp gỡ” với cố nhạc sĩ Lê Thương và tác phẩm “Biển sau giông tố” của ông. “Biển Sau Giông Tố” là một sáng tác của Lê Thương mà ở Việt Nam chưa có ai biết đến. Đây là lần đầu tiên chúng ta được biết tới bài hát này. Bài hát nói về những cảm xúc của nhạc sĩ Lê Thương đối với đồng bào đã tử nạn dưới biển khơi. Con số các thuyền nhân chết chìm dưới đáy biển có thể lên tới bảy mươi lăm ngàn người (75.000 người). Nếu chúng ta nghĩ tới cái World Trade Center làm thiệt mạng ba, bốn ngàn người thì con số đó chẳng thấm thía vào đâu so với thảm kịch thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975. Cái thảm kịch của thuyền nhân, chưa có một tác phẩm nào có thể nói lên được. Hôm nay cũng là ngày chúng ta ...
Đọc tiếp
LỜI CA EM THIÊN THÂU Mỗi buổi sáng tôi đều có dâng hương và rất ý thức rằng đây là một ngày mới, và tôi đọc tên nó, ví dụ: đây là ngày 240. Tuần trước tôi có nói trong đại chúng: Đây là mùa Xuân cuối cùng của thế kỷ 20, và chúng ta đang ở giữa mùa Xuân ấy. Tôi muốn rằng tất cả chúng ta đều nên có ý thức là mùa Xuân đang biểu hiện, và chúng ta có thể sống sâu sắc và hạnh phúc trong mùa Xuân này, từng ngày, từng giờ và từng phút. Nếu chúng ta không sống hạnh phúc được trong giây phút hiện tại thì rất khó để chúng ta sống hạnh phúc trong tương lai. Mùa Xuân là mùa được gọi là mùa biểu hiện, mùa tuôn dậy. Chúng ta thấy hoa, thấy bướm, thấy cây, thấy cỏ: tất cả đều biểu hiện ra một cách rất nhiệm mầu. Sự biểu hiện của mùa Xuân là một thắng điểm, là một tiếng chuông chánh niệm. Chúng ta nói biểu hiện mà không nói phát sinh là tại vì nhìn cho kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng mùa Xuân đã ...
Đọc tiếp
TÔI KHÔNG BAO GIỜ KHÔN LỚN Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu Ta sụp lạy cúi đầu. Bài Bướm bay vườn cải hoa vàng cũng là một bài thơ rất vui, và tuy nhạc của Anh Việt hơi có tính hoài niệm, nhưng tinh thần của bài thơ này vốn rất thanh thoát nhẹ nhàng. Trong bài thơ này chúng ta đã thấy các giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú và Vô Hành biểu hiện ra rất rõ. Hiện Pháp Lạc Trú là sống an lạc, vững chãi và thảnh thơi ngay trong giờ phút hiện tại. Những câu đầu có thể cho chúng ta có cảm tưởng đây là hình ảnh của quá khứ, nhưng sau đó chúng ta biết ...
Đọc tiếp
Năm nay, tiết Tiểu hàn bắt đầu từ ngày 06 tháng giêng năm 2007. Tiểu hàn tức là cái lạnh nhỏ và tiết Đại hàn bắt đầu từ ngày 20 tháng giêng năm 2007. Ngày Lập xuân bắt đầu là ngày 17 tháng chạp (tức là ngày 04 tháng hai dương lịch), hôm nay đã là ngày 30 tháng chạp và chúng ta đang ở vào trong tiết Lập xuân. Lập xuân có nghĩa là bắt đầu của mùa xuân. Mùa đông còn đó nhưng đã bắt đầu rút lui, mùa xuân chưa tới, chưa biểu hiện một cách rõ ràng nhưng mùa xuân đã bắt đầu tiến tới. Khi chúng ta đọc bài thơ Lệnh Truyền của Xuân Diệu ở trong tác phẩm Xuân Diệu trường ca, ta thấy lệnh này ban bố vào tiết Lập xuân. Ban đầu có chúa Xuân ra lệnh cho mùa đông từ từ rút lui để mùa xuân bắt đầu lớn dậy. Trong Xuân Diệu Trường Ca có một bài thơ bằng văn xuôi tên là Lệnh Truyền và lệnh truyền cho ai? Lệnh truyền cho tứ đại là đất, nước, lửa và gió để bốn vị tướng tài đó bắt đầu hành ...
Đọc tiếp
Truyền thống của Làng Mai là mỗi đêm giao thừa sẽ được nghe đọc thơ và bình thơ. Chúng ta đã từng đọc thơ của Tản Đà, của Nguyễn Bính, của Thâm Tâm, của Thế Lữ và của nhiều thi sĩ khác rồi. Ngày hôm nay chúng ta đọc thơ Lưu Trọng Lư, một bài thơ được viết năm thi sĩ 70 tuổi mà rất ít người biết. Bài thơ này có những suy tư khá sâu sắc về sống chết. Chúng ta cũng sẽ đọc một bài thơ nữa mà thi sĩ viết trước khi qua đời chỉ mấy tiếng đồng hồ. Bài thơ đó được coi như tương đương với một bài kệ của một thiền sư sắp tịch. Có nhiều vị thiền sư khi sắp tịch, bảo đệ tử đưa giấy mực, viết một bài hay ba câu, bốn câu gì đó, viết xong, quăng bút rồi tịch. Lưu Trọng Lư cũng có một bài như vậy. Hôm nay chúng ta cũng sẽ có cơ hội đọc bài thơ đó. Vào một buổi trưa tháng 7 năm 1991, lúc Lưu Trọng Lư đang nằm trong bệnh viện Việt-Xô ở Hà Nội, các cô y tá chuyền serum và cho ...
Đọc tiếp
Hôm nay, chúng ta sẽ thưởng thức một thi phẩm của thi sĩ Tản Đà – Bài  thề non nước. Nội dung bài Thề non nước là lời thề giữa núi và nước, là mối tình, là sự cam kết giữa núi và nước. Đồng thời qua câu chuyện giữa núi và nước, tác giả cũng muốn đề cập đến lời thề giữa hai người thương nhau. Hai người đó có thể là hai cha con, hai mẹ con, hai anh em, hai vợ chồng hay hai thầy trò. Người này nguyền với người kia, hứa hẹn với người kia là không bỏ người kia cho dù biển có cạn đá có mòn. Nhưng vì biến cố nào đó, mà cách xa nhau. Do cách xa nên có sự trách móc, giận hờn. Chữ thề trong “Thề non nước“ là lời nguyền. Non là núi và nước là sông, là biển. Một điểm rất thú vị ở bút hiệu của tác giả thi phẩm: Tản Đà là từ được ghép từ hai chữ đầu của hai địa danh rất nổi tiếng ở miền Bắc – Núi Tản Viên và sông Đà Giang. Đây cũng chính là quê hương của thi ...
Đọc tiếp
An trú trong giây phút hiện tại là sự thực tập của Làng Mai. Vì an trú trong giây phút hiện, mình tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống trong mình và chung quanh mình. Hiện tại được làm bằng quá khứ và cũng được làm bằng tương lai. Hiện tại không có cái ngã riêng biệt nên hiện tại được làm bằng những yếu tố không phải là hiện tại. Do vậy, quá khứ đóng một vai trò khá quan trọng trong sự góp mặt tạo nên hiện tại. Nếu chúng ta chưa có một quá khứ, chúng ta cần xây dựng quá khứ. Bởi bất kì người nào cũng cần dựa trên một quá khứ, gia đình nào cũng phải dựa trên quá khứ, dân tộc, đất nước nào cũng phải có một quá khứ để mà dựa. Mình có thể xây dựng một quá khứ vững chắc làm chỗ dựa cho chính bản thân bằng cách sống của mình trong hiện tại Người ta thường nói xây dựng tương lai chứ không ai nói xây dựng quá khứ, tại vì quá khứ đã đi qua, nhưng kỳ thực quá khứ có thể xây dựng ...
Đọc tiếp
Vì lý tưởng, vì chí hướng, sự nghiệp mà người con trai đành phải từ giã người mình yêu để lên đường. Rồi sau đó, vào một ngày cuối năm, trong khi mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa, ngồi một mình trên căn gác trọ người con trai cảm thấy cô đơn và chợt chạnh lòng nhớ lại người xưa, nhưng anh cũng biết rằng mình không thể nào ở lại được, mình phải tiếp tục con đường, phải tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của mình thôi. Người ở nhà nếu quả thực là hiểu được người mình yêu thì phải yểm trợ cho người ấy, để cho người ấy đi dù rằng đó là một quyết định rất khó khăn, dù trong lòng mình có xót xa, tiếc nuối. Người con trai ấy có hoài bão, có chí hướng mà mình giữ chặt người ấy cho riêng mình thì người ấy sẽ không có hạnh phúc. Người ấy có một năng lượng mà mình đem nhốt năng lượng đó lại thì chỉ làm khổ người yêu và làm khổ chính mình thôi. Một làn hương, một tia nắng mà mình còn không giữ được, huống nữa ...
Đọc tiếp
Bài thơ Giây Phút Chạnh Lòng của Thế Lữ được viết năm 1936 để tặng cho Nhất Linh, tác giả tiểu thuyết Đoạn Tuyệt. Tôi nhớ bài thơ này được in vào đầu trang tiểu thuyết Đoạn Tuyệt. Trong cuộc sống hàng ngày lâu lâu tâm mình hơi chùng xuống một chút, yếu đi một chút, mất đi một ít năng lượng, giây phút ấy gọi là giây phút chạnh lòng. Anh đi đường anh, tôi đường tôi, Tình nghĩa đôi ta có thế thôi. Đã quyết không mong sum họp mãi. Bận lòng chi nữa lúc chia phôi? Đó là lời của một người con gái nói với một người con trai trong giờ phút người con trai từ giã để lên đường phụng sự lý tưởng của mình. Chuyện xảy ra đã nhiều năm trước và hôm nay người con trai đang ngồi hồi tưởng lại. Đất nước hồi đó còn nằm dưới sự đô hộ của người Pháp. Những người thanh niên Việt Nam lớn lên bắt đầu có ý thức rằng đất nước mình không phải là một đất nước độc lập cho nên tâm tư họ có những xao xuyến, thao thức: làm thế nào ...
Đọc tiếp