Mùa hoa tuyết

 

 

Mấy ngày nay (05.02.2012 – 14.02.2012 ) tuyết rơi đầy làng, niềm vui chờ đợi những bông tuyết trắng nhảy dù ngoạn mục giữa không trung thật đẹp. Năm nay cái lạnh đến Làng muộn nên ra Giêng rồi ai ngờ tuyết vẫn còn ghé Làng cơ chứ! Khí lạnh tràn về -3oC, rồi -8oC, -10oC,.. có hôm xóm Thượng lạnh đến -17oC, một màu trắng phủ trong nhà ngoài ngõ, hồ sen các xóm đã đóng băng, thương thay một số thiền sinh về xóm Mới tuần này không thể cùng tham dự ngày Quán Niệm chung ba xóm được. Nhờ có đời sống công nghệ đã giúp xóm Mới cùng tham dự pháp thoại qua mạng với xóm Hạ và xóm Thượng  trong những ngày cuối Đông.

 

Trong khi xóm Mới kết nối với xóm Thượng qua internet thì quý sư cô và các bạn thiền sinh xóm Hạ lội qua những cánh đồng tuyết để đến xóm Thượng cùng dự ngày Quán Niệm với quý thầy. Một ngày Chủ Nhật online (pháp thoại trực tuyến), tuyết vẫn còn ngoài sân và trời tiếp tục lạnh,… Đến hẹn rồi, ngày thứ Ba (10.02.2012) là những cuối An cư  dành cho chúng xuất sĩ luôn hấp dẫn. Bởi sau An cư mọi người ý thức sẽ có những sư anh, sư chị rời Làng… Thế mà lại có tuyết cơ chứ! Bao nhiêu cuộc điện thoại của CTC (Ban Chăm Sóc) ba xóm điều đình mọi tình huống để mọi người có thể tham dự Quán niệm chung, tri xa đi dò đường và cảm thấy không an toàn nên đành bỏ ý định đi dự Quán Niệm chung, và thế là lại online… Tri âm thanh bắt tay vào nối mạng, chuẩn bị âm thanh, tri khố vào ra kho chăm sóc thực phẩm cho cả 100 người trong những ngày tuyết ngập đường, tri bảo trì bận hơn một chút khi các ống dẫn nước đóng băng, điện quá tải… Có hôm trời lạnh quá, tri khách đem tất cả chăn, mền tiếp sức cho thiền sinh, tri bệnh thấy danh sách bệnh có chiều hướng gia tăng… vậy là sáng sáng, chiều chiều sư em tri bệnh nấu một nồi chanh gừng mật ong giải cảm cho đại chúng… Cái lạnh đã làm cho mọi người xích lại gần nhau, sưởi ấm cho nhau, và ngồi quây quần  bên bếp lửa.

 

 

Lâu rồi không thấy tuyết nhiều như thế nên sư chị, sư em rủ nhau mặc áo thật ấm mà đi chơi cùng tuyết. Thầy dẫn đại chúng thiền hành qua những cánh đồng tuyết phủ với lời gợi ý bước những bước chân ý thức của Bụt. Tuyết đẹp thật nhưng chắc giờ này có nhiều vị không đủ ấm hay đang chịu lạnh khi phải làm việc ngoài trời. Sư em đang chơi tuyết và chắp tay lại thưa rằng, “Tuyết ơi, tạm biệt tuyết! Hẹn mùa đông sau lại về cho các bạn thiền sinh có thể về nhà, và cho không còn ai đang phải ngày giờ đối diện với cái lạnh.”

 

Gia đình Cúc Đại Đóa

 

Lễ Dẫn Thỉnh tại Làng


Sau mấy ngày Tết, Thầy trồng một khóm Cúc trong vườn hoa tăng thân. Thầy chia sẻ rằng: trong các loài hoa, Thầy thích hoa Cúc, những cánh Cúc Đại Đóa đủ màu thật đẹp, loài cúc này có nhiều cánh hoa đứng bên nhau làm biểu hiện một bông hoa nhiệm mầu. Và mùa Đông này, trong khí trời lạnh nên không có một bông hoa nào biểu hiện thì 26 thành viên trong gia đình Cúc Đại Đóa ra đời ngày 30.01.2012. Sự biểu hiện của quý sư em mang lại cho gia đình tâm linh một không khí tươi trẻ như vừa lật sang một trang sách mới đầy tin yêu. Tâm Ban Đầu của quý sư em đẹp như một cơn mưa xuân, một tia nắng đầu đông vậy đó.

 

Lễ xuất gia gia đình Cúc Đại Đóa tại Thái Lan


Niềm vui lớn của tăng thân là có những sư anh, sư chị, sư em trở lại tăng thân sau những tháng ngày rong rủi. Không khí gia đình đoàn tụ có cả nụ cười và nước mắt hạnh phúc. Dự lễ xuất gia của sư em mà sao thấy lòng mình ấm lại, giọt nước cam lồ Thầy trao ngày nào như vẫn còn tắm mát cái bụi đường bao năm tháng! Rồi giây phút ngồi nghe Thầy đặt tên trong tiếng cười vui vẻ, bởi mỗi cái tên có một hương vị, một sức sống của Bụt, Tổ và Thầy trong sứ mạng của mỗi sư anh, sư chị, sư em. Ba mươi năm rồi, vườn cây tăng thân Thầy đã trồng đủ hoa và trái. Giờ đây Thầy còn cho chúng tôi những khoảng trời đẹp và những vầng trăng sáng. Mời quý bạn ghé thăm những khoảng trời và những vầng trăng quê hương trong  hương thiền của đóa cúc ngày xuân.

 

“Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ

Một giọt mười phương rưới cũng đầy

Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết

Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây…”

 

Với các thành viên Gia đình Cúc Đại Đóa:

    1. Chân Trung Nghiêm

    2. Trời Linh Thứu

    3. Trời Bắc Sơn

    4. Trời Nguyên Sinh

    5. Trăng Đông Hải

    6. Trời Đại Giác

    7. Trời Đại Tuệ

    8. Trăng Thủy Tiên

    9. Trời Đại Định

    10. Trăng Vườn Tiên

    11. Trăng Hoa Tiên

    12. Trăng Hương Tích

    13. Trăng Sông Hồng

    14. Trăng Hiên Ngọc

    15. Trăng Quy Nguyện

    16. Trời Lĩnh Nam

    17. Trăng Núi Na

    18. Trời Đại Nguyện

    19. Trăng Tản Viên

    20. Trời Hiền Lương

    21. Trời Đâu Suất

    22. Trời Xá Vệ

    23. Trăng Ngàn Phương

    24. Trăng Hương Giang

    25. Trăng Tịnh Chiếu

    26. Trăng Kinh Kỳ

     

     

     

     

    sư út nữ gia đình Cúc Đại Đóa

    sư út nam gia đình Cúc Đại Đóa                                                                sư em Hồng Kông   

     

    Những cái tên bình dị là thế mà mỗi lần gọi tên sư em như chạm vào những gì thân thương “A! Trăng Mai Thôn” , “Nè! Trăng Xóm Mới”, “Chào Trời Phương Ngoại!”, “Kia, Trời Linh Thứu”… những cái tên dễ thương như những tiếng chuông nhắc nhủ chúng tôi trân quý sự có mặt của trời, của trăng, của hoa, của lá… Bài học tương tức thật sống động mà thiền vị chi lạ khi trăng đã vào từng phòng, cầm ly trà uống nước cùng nhau… nhiều khi quý sư chị, sư em tôi ngồi uống trà và khúc khích cười chào hỏi: “mời Trăng Mai Thôn uống trà, hay giờ Trăng Đầu Hạ hát đi!!!”  Có ai đi mời trăng hát và uống trà bao giờ không nhỉ? Vậy mà chị em tôi thật sự có được niềm vui đó. Bạn có tin không?

     

     

    Gia đình tâm linh, gia đình huyết thống

    Mở rộng vòng tay


    Tết tết tết tết đến rồi

    Tết tết tết tết đến rồi

    Tết tết tết tết đến rồi

    Tết đến trong tim mọi người.

     

    Mừng ngày tết trên khắp quê tôi

    Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi

    Đàn em thơ khoe áo mới

    Chạy tung tăng vui pháo hoa.


    Mừng ngày tết trên khắp quê tôi

    Người ra Trung ra Bắc vô Nam

    Dù đi đâu ai cũng nhớ

    Về chung vui bên gia đình.


     

    Gia đình Làng Mai năm nay làm lễ dựng cây nêu ngày tết tại xóm Hạ, gần tháp chuông.  Sư Ông đã niêm hương và đại chúng cùng niệm Bồ Tát Quán Thế Âm đón một năm mới bình an đang về.

    Bài pháp thoại của Sư Ông sáng ngày 22 tháng chạp năm nay giúp đại chúng có cơ hội quán chiếu  đi ra những khó khăn khi Sư Ông khai mở “Hạnh phúc là cái gì đó mình phải học thì khổ đau cũng vậy. Mình không những học nghệ thuật hạnh phúc mà mình học cả nghệ thuật khổ đau nữa.” Bài kệ:

    Bụt là thở
    Bụt là ngồi
    Mình là thở
    Mình là ngồi.

    Làm chiếc cầu nối tâm linh cho Bụt và mình gặp nhau trong những ngày cuối năm. Để khi đó thì mình kịp nhận ra  khi mình “Thở cho an, ngồi cho vững” thì:

    Chỉ có khổ
    Chỉ có vui
    Không người khổ
    Không người vui.


     

    Bài kệ đã dẫn đại chúng về trong từng bước chân thiền hành quanh hồ sen rồi hướng về thiền đường Cam Lộ nghe kể về văn hóa gói bánh ngày tết cho các bạn thiền sinh cùng các em nhỏ. Những ngày cuối năm bận rộn với nếp, đậu, lá và bao nhiêu chuyện…  nhưng quý sư chị sư em xóm Hạ vẫn dành chút thời gian đem hương xuân về Làng với những chậu hoa tươi thắm như lan, hồng, cúc, cẩm chướng…

    Sư chị ghé nhỏ vào tai sư em thị giả:

    –         Thỉnh Thầy khai trương chợ hoa đi sư em.

    Sư em thị giả thưa Thầy:

    –         Dạ, kính mời Thầy đi chợ hoa.

    Thầy bảo:

    –         Thầy không có tiền làm sao mua?

    Sư em thị giả:

    –          Dạ, để con đi mượn…


    Thế là Thầy trò cùng đi bộ đến chợ hoa ngày tết…  Mùa Đông năm nay trời lạnh muộn nên tết đến nơi rồi mà hiếm còn một đóa hoa nào biểu hiện. Chợ hoa có mặt ở Làng mang hương xuân về hiến tặng cùng nhau. Đây sư chị, sư em lặn lội mang hoa từ xa về để sư cha, sư mẹ, sư anh, sư chị, sư em cùng các bạn thiền sinh có cơ hội dạo quanh tháp chuông chọn những chậu hoa nho nhỏ tặng nhau, hay mua về trang trí phòng trong những ngày tết. Chợ hoa ra đời như một cuộc chơi “đồ hàng” ( trò chơi của các em nhỏ thường giả làm mẹ, làm chị để được nấu cơm, bún,… chơi trò bán mua bằng lá cây thay tiền) thuở nhỏ.

    Ngày monastic cuối năm, ba xóm bốn chùa về ngồi bên bếp lửa Sơn Cốc  kể lại chuyện vui tổ chức chợ hoa: “Thưa Thầy chợ hoa chỉ có từ lổ đến huề vốn mà thôi, vì chúng con để nguyên giá… nhưng sư em thủ quỹ sẽ là người mua sau cùng thưa Thầy. ” Những giờ phút  ngắn ngủi dạo quanh chợ hoa ngày tết đã mở đầu cho một mùa xuân tươi trẻ có mặt tại Làng.

     

    Đôi bàn tay mẹ

    Và giờ này trong những ngày giáp tết tại Làng, giây phút ngồi quay quần bên nhau gói bánh tét,  bánh chưng  và cùng hát  những bài hát xuân, những bài hát về  tình gia đình, tình quê hương… trong sự đầm ấm. Khí trời mùa Đông  tại miền Nam nước Pháp bây giờ đang trở lạnh, những tàu lá chuối co quắp dưới cái lạnh xa quê. Sư mẹ dạy sư chị sư em con rọc những bẹ chuối còn xanh để dành cho ngày tết.  Và để có bánh cho cả Làng hơn 400 người dùng trong ba ngày tết, sư chị sư em tri khố đã phải chịu khó gom lá từ các chợ, và có cả những tàu lá chuối quê hương trên những con đường làng nước Pháp cũng  đã được người dân quanh vùng cúng dường cho quý sư cô gói bánh ngày tết. Những chiếc bánh xa quê cất chứa bao tình thương của mẹ, của chị, của em là thế đó…

     

     

    Đôi bàn tay khéo léo của mẹ, của cha cùng biểu hiện trong nhiều đôi bàn tay, đây đôi tay của sư em Trăng  Đầu Hạ (sư em là mẹ của hai sư cô, nên đại chúng thường gọi với cái tên thân thương “sư em má mi”). Sư em má mi thong thả gọt những củ cà rốt, củ cải trắng, những quả đu đủ xanh… để làm dưa món. Một tuần, hai tuần trôi qua đều đặn trong sự tu học, trên góc tủ xóm Mới cũng dần xuất hiện thêm những hủ dưa món đậm tình thương của sư em. Mùa Đông hiếm có những ngày nắng giòn như ở quê mình, sư chị sư em xóm Hạ đã bắt đầu làm dưa món trong những ngày làm biếng sau Khóa Tu Mùa Hè… Đặc biệt, ở xóm quý thầy, bàn tay mẹ cũng đã có mặt cùng đôi bàn tay của sư anh, sư em với những hủ kim chi, dưa món, bánh ngọt, mứt…  Mẹ ơi tình mẹ đã theo chúng con đi trên mọi nẻo đường, và bàn tay mẹ đã có mặt tại Làng trong những ngày tết xa quê.

     

     

    Giờ này ngoài kia, anh, sư chị sư em con tại mỗi xóm đang canh nồi bánh tết, mùi khói thân quen bên bếp lửa hồng cùng tiếng nổ tí tách của những cành củi đang cháy và mùi thơm của nếp, của đậu đang lan tỏa trong những ngày giáp tết. Nồi bánh văn hóa ngày tết như đẹp hơn khi các sư anh, sư chị, sư em và các bạn thiền sinh cùng ngồi quanh bếp lửa hát những bài hát quê hương. Nhà càng đông con, nồi bánh càng đậm đà tình quê đoàn tụ, thật đẹp sao khi có nhiều bạn thiền sinh cảm nhận hơn 300 người trẻ Việt cùng ngồi bên nhau gói bánh, nấu bánh và hát cho nhau nghe trong niềm vui giản dị. Có một bạn thiền sinh nam đã tâm sự: “Đây là lần đầu tiên anh được tham dự một cuộc vui thâu đêm mà không cần rượu, thịt và ‘bạn gái’” . Đây một cô bạn thiền sinh bập bẹ học cho được vài tiếng Việt để nói hai tiếng “cảm ơn”. Đây một cô bạn thiền sinh khác cầm bánh cùng lá ngồi năn nỉ xin tập gói bánh. Đây một nhóm các bạn thiền sinh tận tình xin tình nguyện chà nồi khi bánh vừa mới vớt…

     

     

    Và khi gia đình xuất sĩ ngồi lại bên nhau, một sư em miền Nam tâm sự: “Thưa thầy, vô chùa con mới thấy được cách gói bánh, nấu bánh… con không biết gói nên tình nguyện chà nồi. Nhưng khi ngồi chơi với sư anh, sư chị, sư em Tây phương, sư chị sư em muốn biết thêm về truyền thống và cách thức gói bánh ở nhà con. Điều này làm con quê quê khi bao nhiêu năm trước đây con chỉ biết mua bánh mà chưa bao giờ nghĩ đến chuyện gói bánh… Sư chị sư em Tây phương nói rằng, đây là một văn hóa đẹp mà con nên gìn giữ…”

     

    Chiều nay pháp đàm, chúng con chia sẻ những ngày tết ở nhà và những ngày tết trong chùa. Một sư em kể rằng: “Con đã gọi điện cho cha con và khuyến khích cha con làm bánh tét như ở Làng. Bởi làng con ở đảo nên không biết nấu bánh. Bao nhiêu năm con ăn bánh sống (nấu chưa tới). Thế mà cả làng con đều khen ngon. Lần đầu tiên con được ăn miếng bánh chín tại Bát Nhã làm con hạnh phúc quá. Năm nay con quyết định thuyết phục cha con giúp làng con làm cho được chiếc bánh ngon như ở Làng. Con nói: “Cha ơi! Cha có thể để lại cho làng chiếc bánh chưng ngày tết như vua Lang Liêu đã để lại cho mình tục lệ gói bánh ngày tết vậy…”



    Vẫn còn nhiều chuyện chúng con kể cho nhau nghe trong những ngày tết và ngoài hiên như vẫn còn văng vẳng tiếng hát:

    Đây tay anh tay em nối liền

    Đây tay chị, tay anh, tay em

    Tay chúng mình nối lớn

    Mình mở rộng vòng tay

    Cho yêu thương thắp trên địa cầu

    Ở trong một vòng tay

    Ở trong một vòng tay.

     

     

     

    Vui xuân đón tết Nhâm Thìn 2012

    Lịch sinh hoạt xuân

    Câu đối tết nhâm thìn 2012

    Chủ Nhật 15-01-2012 (22-12-Tân Mão) – Gói bánh ngày tết tại Xóm Hạ
    8g30: ngồi thiền
    9g00: pháp thoại
    sau pháp thoại: Dựng nêu, gói bánh

    Thứ năm 19-01-2012 (26-12-Tân Mão) – Quán niệm tại Xóm Thượng
    (Buổi chiều sinh hoạt tại mỗi xóm – chuẩn bị cho ngày tết)

    Chủ nhật 22-01-2012 (29-12-Tân Mão) – Đón giao thừa tại Xóm Mới
    15g30: Bình thơ
    17g30: Lễ đón giao thừa
    20g00: Văn nghệ tết

    Mùng 1 tết (23-01-2012) – Xóm Thượng – Chùa Pháp Vân
    10g00: Múa lân, Lễ đầu năm (Chúc thọ, đảnh lễ)
    11g00: Bói Kiều, Shakespeare, Victor Hugo
    12g30: Cơm trưa, thăm phòng chúc tết.

    Mùng 2 tết (24-01-2012) – Xóm Hạ – Chùa Cam Lộ
    10g00: Bói Kiều, Shakespeare, Victor Hugo
    12g00: Cơm trưa, thăm phòng chúc tết.

    Mùng 3 tết (23-01-2012) – Xóm Thượng – Chùa Sơn Hạ
    10g00: Bói Kiều, Shakespeare, Victor Hugo
    12g00: Cơm trưa, thăm phòng chúc tết.

    Mùng 4 tết (26-01-2012) – Xóm Mới – Chùa Từ Nghiêm
    10g00: Bói Kiều, Shakespeare, Victor Hugo
    12g00: Cơm trưa, thăm phòng chúc tết.

    _________________________

    Nghệ Thuật Đoán Quẻ Kiều >>

    Lời nguyện cầu đầu năm 2012

    Kính lạy Mẹ – Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa,
    Kính lạy chư vị Tổ tiên tâm linh và huyết thống của chúng con,

    Trong giờ phút linh thiêng khởi sự cho Năm Mới, chúng con tập hợp lại đây với tư cách một gia đình tâm linh để cùng dâng lên Mẹ và chư vị tổ tiên lòng biết ơn và nguyện ước sâu sắc của chúng con trong Năm Mới. Chúng con ý thức rằng Mẹ và chư vị đang có mặt trong chúng con và là nơi nương tựa vững chãi cho tất cả chúng con.

    Kính lạy Mẹ, thở vào chúng con ý thức rằng chúng con cũng như tổ tiên của chúng con đều là con của Mẹ. Với đức kiên trì chịu đựng, đức trung hậu bền vững, đức vô úy đại hùng cùng đức sáng tạo không hề mệt mỏi, Mẹ đã đưa chúng con ra đời, chuyên chở và nuôi dưỡng chúng con qua ngàn muôn kiếp. Mẹ còn cho ra đời vô lượng các vị Bụt, Bồ Tát và các bậc Thánh nhân.  Mẹ là Đại Địa, Mẹ là Terra, Mẹ là Gaia, là hành tinh xanh xinh đẹp và mát lành của chúng con. Mẹ là Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa. Chúng con biết rằng dù chúng con và tổ tiên của chúng con đã gây ra bao nhiêu lầm lỗi, chúng con cũng được mẹ tha thứ. Và mỗi lần trở về với Mẹ là Mẹ lại đưa vòng tay từ mẫu ôm lấy chúng con vào lòng.

    Chúng con đã tạo ra chia rẽ, hận thù, khổ đau, cô đơn và tuyệt vọng  vì những tri giác sai lầm và tâm phân biệt. Chúng con đã để cho tập khí chủ nghĩa cá nhân lộng hành, gây tàn hoại cho chính bản thân và khiến cho Mẹ phải nhọc lòng. Chúng con đã chạy theo danh vọng, tiền tài, quyền lực và tư dục mà quên mất rằng những thứ ấy không bao giờ có thể đem lại hạnh phúc chân thực cho chúng con.

    Chúng con từ muôn kiếp đã không nhận ra rằng Mẹ chính là Tịnh Độ, là Thiên quốc, là quê hương xinh đẹp và mầu nhiệm nhất. Và vì vậy mà chúng con luôn đi tìm kiếm cõi Tịnh Độ hay Thiên quốc ở một nơi xa xôi nào đó trong tương lai. Điều này đã gây khổ đau cho chính chúng con và cả cho Mẹ. Lạy Mẹ, trong giờ phút linh thiêng này khi tiếp xúc với Mẹ, chúng con xin buông bỏ tất cả những rong ruổi, tìm cầu để trở về dâng lên Mẹ và chư vị tổ tiên sự có mặt đích thực của chúng con. Chúng con đã về, chúng con đã tới. Mẹ chính là quê hương duy nhất của chúng con!

    Chúng con đã thấy được rằng chỉ có tình thương yêu và sự hiểu biết mới làm cho sự sống của chúng con có ý nghĩa, giúp chúng con chữa lành thân tâm cũng như có thể bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của Mẹ. Chúng con phải tập sống với nhau như một gia đình, một tăng thân vì tất cả chúng con đều là con của Mẹ. Chúng con biết rằng xây dựng tình huynh đệ trong giây phút hiện tại là cách thức duy nhất để bảo đảm cho con cháu chúng con một tương lai sáng đẹp trên trái đất này.

    Lạy Mẹ, trong giờ phút bước sang  Năm Mới 2012, chúng con kính cẩn phát nguyện là chúng con sẽ tập sống thật hài hòa và an vui trong phạm vi gia đình và tăng thân của chúng con, như những con ong cùng sống chung trong một tổ ong hay những tế bào của cùng một cơ thể. Chúng con hứa sẽ học hỏi thái độ cởi mở để có thể truyền thông được dễ dàng với những thành phần khác trong gia đình và trong tăng thân chúng con. Chúng con hứa sẽ luôn tập hạnh lắng nghe và nói lời hòa ái. Chúng con nguyện tập lắng nghe tiếng nói của Mẹ, để có thể hiểu Mẹ sâu sắc hơn và để có thể tiếp nhận lời chỉ dạy của Mẹ cũng như của tổ tiên chúng con. Chúng con sẽ tập lắng nghe anh chị em, bằng hữu và con cháu của chúng con để chúng con có thể sống hài hòa và hạnh phúc với nhau. Chúng con nguyện sẽ tập thấy hạnh phúc của gia đình và tăng thân là hạnh phúc của chính mình.

    Lạy Mẹ, chúng con xin sám hối và thành kính hứa với Mẹ cùng chư vị tổ tiên cũng như con cháu của chúng con là chúng con sẽ tập thở có chánh niệm, tập đi có chánh niệm trong từng giây phút của đời sống hàng ngày, tập nhìn và nghe bằng mắt và tai của gia đình và của tăng thân, tập sống đơn giản trở lại và tập thương theo tinh thần từ bi, không kỳ thị như Mẹ đã làm. Chúng con xin hứa sẽ không trốn chạy khỏi khổ đau mà chỉ nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa khổ đau. Chỉ khi nào chúng con hiểu được gốc rễ của khổ đau thì chúng con mới có cơ hội chữa lành và tiếp xúc được với hạnh phúc chân thực cũng như giúp phục hồi vẻ đẹp và sự tươi mát của Mẹ.

    Mẹ đã gọi chúng con trong ngàn muôn kiếp và có những người trong chúng con đã nghe được tiếng kêu đau thương của Mẹ. Mẹ đã hỏi chúng con hàng triệu lần rằng “liệu Mẹ có thể tin tưởng và trông cậy vào các con hay không?”. Trong giờ phút này đây, chúng con xin chắp tay búp sen, một lòng hướng về Mẹ và dâng câu trả lời chân thành này lên Mẹ: “Mẹ từ bi và thánh thiện của chúng con ơi, Mẹ có thể trông cậy và tin tưởng ở chúng con”. Chúng con nguyện thực tập cho Mẹ và cho tất cả tổ tiên cũng như con cháu của chúng con để hòa bình, an lạc và thương yêu có mặt trở lại trên thế gian này. Chúng con kính dâng lên chư vị hương hoa, quả phẩm cùng lòng hiếu thảo của chúng con. Xin Mẹ và chư vị tổ tiên tin tưởng ở chúng con.

     

     

     


     

     

    New Year Prayer to Mother Earth and all Our Ancestors

     

    Dear Beloved Mother Earth,

    Dear Ancestors, both Spiritual and Genetic,

    We present ourselves before you at this solemn moment of the New Year to express our awareness, our gratitude and our aspiration as a spiritual family. We know that our ancestors are always alive in us and that we can always take refuge in you and in our ancestors.

    Dear Mother Earth, breathing in, we see that we and all of our ancestors are your children. With your patience, stability, endurance and creativity you have raised us and guided us through many lifetimes. You have given birth to countless Great Beings, Buddhas, Saints and Bodhisattvas. You are the great Earth, you are Terra, you are Gaia, you are this beautiful blue planet. You are the Earth Refreshing Bodhisattva – fragrant, cool, and kind. We see that though we and our ancestors have made many mistakes, you have always forgiven us. Each time we return to you, you are ready to open your arms and embrace us.

    Because of our wrong perception and discrimination we have lived a life of separation, hatred, loneliness, suffering, and despair. We have allowed individualism to prevail, and it has caused a lot of damage and hardship to you and to ourselves. We have run after fame, wealth, power, and sensual pleasures and have forgotten that these pursuits could never bring us true happiness.

    We have spent many lifetimes not able to recognize your presence as the Pure Land, as the Kingdom of God, as the most wondrous home that we have. We have run after a distant Promised Land, in heaven or in the future. This has caused us and you much suffering. Tonight as we touch the Earth, we let go and offer you and our ancestors our true presence. We have arrived. You are our home, our only home.

    We have learned that only love and compassion can make our lives meaningful, allowing us to protect and preserve your beauty, and allowing us to heal ourselves. We can learn to live as one family – as a community of brothers and sisters, all children of the same Great Mother Earth, giving our descendants a chance for a healthy and a bright future. We know that only through building brotherhood and sisterhood in the present moment can we make this future a reality.

    Dear Mother, tonight, on the occasion of the New Year 2012, we make the vow to learn to live in harmony and peace, in the very heart of our family and our community, just as bees in the same beehive and cells in the same body. We promise that we shall remain openhearted and capable of communicating with the members of our family and our community. We promise to always listen deeply and to use peaceful and loving speech. We shall learn to listen to your voice, Mother Earth, to understand you deeply and to hear your guidance and the guidance of our ancestors. We vow also to listen to our brothers, our sisters, our friends, and to our children so that we may live in peace and harmony with them. We promise to learn to see the happiness and well-being of our family and community as our own happiness and well-being.

    Dear Mother, with great reverence, we give rise to the deep aspiration to begin anew. We promise to you and also to our children: that we shall learn to breathe and walk mindfully each moment of our daily life, to use the eyes and ears of the family and community in order to understand, to live simply and to love without discrimination, as you do. We promise to stop running from our suffering, but to recognize, embrace and transform it. Only by understanding our suffering an we heal and touch true happiness, and at the same time, restore your beauty and freshness. You have been calling to us, and some of us have heard your pain. You have been asking us for many lifetimes whether you can count on us. Tonight, with palms joined and with one heart, we say “yes, Mother, you can count on us”. We shall practice for you and for all our ancestors so that joy, peace and harmony will become possible again. Please accept our offerings of incense, flowers, fruit, tea, and our love. Yes, Mother, we will be faithful to you.

    Cửa ngõ của sự sống

     

    Mùa mới

    Những buổi pháp đàm cuối thu cùng nhiều đề tài hấp dẫn đã được tiếp nối khi mùa An cư 2011-2012 năm nay lại về. Mùa an cư còn gọi là “mùa mới” của người xuất gia, bởi vào “mùa mới” các thành viên trong tăng thân như một thân cây trút bỏ chiếc áo rực rỡ giữa đất trời, thu mình về gốc nuôi lớn những chiếc rễ đang cắm sâu trong lòng đất tâm linh. Mạch sống âm thầm lưu nhuận trong lòng đất Mẹ như một nguồn suối thơm trong chờ đợi những đứa con sau những ngày rong ruổi trở về tắm gội. Mưa pháp ẩn tàng sẵn sàn che chở và hiến tặng khi chúng con biết về với ngôi nhà tâm linh

    Bài pháp thoại “Nương Tựa Đất Mẹ” sau chuyến du hóa của Thầy từ Mỹ trở về là một đề tài quán chiếu và có những vần thơ con con biểu hiện trong đời sống tu học có nhiều niềm vui cùng với thiên nhiên. Niềm vui được chuyển phòng, chuyển tri, chuyển đội mở đầu cho một mùa tu học đầy hứng khởi. Xóm Mới năm nay đã chuyển dãy nhà ở khu vực Sân Chim thành chỗ ở cho quý sư cô, thư viện nhỏ ngày trước đã trở thành phòng ở dành cho quý sư cô và hy vọng một ngày gần đây sẽ có một thư viện khang trang hơn…

    Mùa Đông Thầy thường giảng kinh bằng tiếng Việt, những bài kinh được chọn lọc và chuẩn bị kỹ càng sau những tháng ngày tu học. Trong đó như gói cả tuệ giác, niềm vui, sự bình yên và niềm tin chúng ta có thể làm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp cùng hành trình bảo vệ hành tinh xanh xinh đẹp này.

     

    Cửa ngõ của sự sống

    Những pháp môn căn bản luôn được Thầy nhắc lại trước mỗi buổi pháp thoại, hôm thì thực tập thiền đi, hôm thì thực tập thiền ngồi, thiền ăn… để cho mỗi hơi thở, mỗi bước chân ngày một có phẩm chất. Những câu thiền ngữ dí dỏm như một trò chơi trẻ con trong những ngày học Kệ Thắng Nghĩa, bạn có cảm nhận ra vẫn bước chân, hơi thở, nụ cười đó nhưng thật đáng yêu khi mỗi sáng vào thiền đường nghe tiếng hô canh đón chào một ngày mới:

     

    “Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai
    Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười
    Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức
    Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi.”

     

    Và rồi trong những bước chân của một ngày bạn có thể  thực hành thiền đi mà Thầy gợi ý cho bạn và tôi cùng thực tập vào mùa Đông năm ngoái

    Để Bụt thở
    Để Bụt đi
    Mình khỏi thở
    Mình khỏi đi.

    Bụt đang thở
    Bụt đang đi
    Mình khỏi thở
    Mình khỏi đi.

    Bụt là thở
    Bụt là đi
    Mình là thở
    Mình là đi.

    An khi thở
    Lạc khi đi
    An là thở
    Lạc là đi.

    Bài thiền hướng dẫn này trở nên sống động khi mùa Đông này Thầy đã an vị một tượng Bụt đứng trong rừng bạch dương xóm Hạ, nơi in bao dấu chân bình an trên thảm lá vàng đang từ từ hòa vào lòng đất Mẹ thân thương.

    Niềm vui được cùng thức dậy với đất trời, cùng đi, cùng làm việc như một tia nắng hăng say sưởi ấm ngày đông không băng khoăng, toan tính muộn phiền cho dù quả đất chầm chậm quay quanh làm công việc chuyển ánh sáng trải dài khắp mọi nơi rồi chào tạm biệt một ngày mới. Giờ đó, bạn đã về nhà, thong thả để có thể vào thiền đường, ngồi xuống và lắng nghe tiếng hô canh buổi chiều:

    ”Vững thân ngồi dưới cội bồ đề
    Ba nghiệp lắng rồi hết thị phi
    Thu nhiếp thân tâm vào chánh niệm
    Rõ soi diện mục thoát bờ mê.”

    Bạn thử ngồi yên trước khi ngủ, bạn sẽ thấy trò chơi này thật thú vị. Một ngày làm việc thân tâm mệt rã mà đôi lúc bạn không hay, giờ này ngồi yên nghe hơi thở chuyện trò theo gợi ý của Thầy:

    Để Bụt thở
    Để Bụt ngồi
    Mình khỏi thở
    Mình khỏi ngồi.

    Bụt là thở
    Bụt là ngồi
    Mình là thở
    Mình là ngồi.

    Chỉ có thở
    Chỉ có ngồi
    Không người thở
    Không người ngồi.

    An khi thở
    Lạc khi ngồi
    An là thở
    Lạc là ngồi.

    Nguồn suối an lạc của Bụt, pháp, Thầy và tăng thân trao truyền khi bạn cùng tám vị Bụt đang ngồi tĩnh tọa nhìn về khoảng không thênh thang trước chùa Sơn Hạ, nơi Thầy và tăng thân thường dừng lại  trên đồi nhìn rừng sồi rực chín trong những buổi thiền hành quanh xóm Thượng.

    Hình ảnh Bụt dần trở nên gần gũi khi bạn dạo quanh các xóm, đây Bụt ngồi vững chãi dưới gốc cây trước thiền đường xóm Thượng, đây Bụt xuất hiện bên thảm cỏ xanh xóm Mới, trên đồi sồi Sơn Hạ, hay trong rừng cây bạch dương xóm Hạ. Mỗi vị Bụt nhắc bạn trở về với bước chân, với con đường, với nụ cười cùng hơi thở nhiệm mầu. Cũng vậy, mỗi thời công phu trong sinh hoạt hằng ngày bạn có thể an vị những vị Bụt trong vùng đất tâm của mình. Có nhiều cách để an vị Bụt, nhưng bạn có thể sử dụng thiền ngữ, lời kinh, tiếng kệ để làm nên những vị Bụt trong mình rất thật và rất gần. Vị Bụt trong mình sẽ giúp bạn đi qua khó khăn và đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.

     

    Hai bài thiền ngữ này sẽ giúp bạn lấy đi cái mệt mỏi khi còn ý niệm ta và người mà bạn đang được nghe Thầy chia sẻ về các bài Kệ Thắng Nghĩa trong mùa Đông năm nay để về an trú trong bản năng của hơi thở ngọt ngào qua 8 bài tập đầu trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Trong hơi thở 7 và 8, bạn thực tập dừng lại cảm nhận sức sống cũng như niềm vui được sống: “dừng chân nơi chốn non thiền” để có cơ hội tiếp xúc với những cái gì lành và đẹp trong ngày. Bởi lời Thầy chia sẻ rằng: khi mình khổ đau, mình rất cần một cái gì lành và đẹp, cái gì có nghị lực để giúp mình thoát ra. Trong khi đó hành tinh xanh xinh đẹp có lực hấp dẫn giúp ta đứng vững, ngồi yên. Đó là nét đẹp trong tiến trình tiến hóa của loài người cùng vạn hữu. Và khi ta có khổ đau ta thường đi xiêu vẹo, tâm hồn ta nghiêng ngã, ta bị phóng thể và mất quyền được làm người. Vì thế mình phải tập sắp đặt công việc một ngày sao cho mình có thể ăn sáng, đánh răng cho có hạnh phúc. Mình phải sắp đặt làm sao để có thì giờ làm những công việc đó cho thoải mái. Nếu mình bị khổ đau, áp bức tràn ngập thì mình không thể giúp thay đổi hoàn cảnh xã hội. Nếu khi giúp mà không biết cách thì mình có thể làm cho tình trạng càng rối bời thêm. Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi, mình phải tính sổ lại để thấy trách nhiệm và vai trò của nhận thức. Điều chỉnh lại cái thấy là quan trọng nhất chứ không phải ước muốn thay đổi hoàn cảnh.

     

     

    Ăn mừng Làng Mai 30 tuổi

    Khóa An Cư Kiết Đông nhẹ nhàng bước qua một tuần, hai tuần rồi ba tuần. Thời gian trôi đi một cách thong dong, êm ả và cũng nhanh như một cái chớp mắt, nếu chúng ta không kịp có mặt cho sự sống thì chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tận hưởng trọn vẹn niềm an vui mà sự sống và Tăng thân ban tặng. Năng lượng của tứ chúng ở Làng đang hùng hậu với sự tu tập hết lòng của từng thành viên chúng xuất sĩ cũng như cư sĩ. Mùa Giáng Sinh đang đến thật gần, tiết trời vẫn chưa lạnh lắm, chưa có vẻ gì biểu hiện là sẽ có tuyết rơi vào đúng dịp Giáng Sinh để anh chị em có thể cùng nhau đùa vui như  ngắm tuyết rơi vươn cành cây ngọn cỏ, thiền hành trong tuyết, ném tuyết, trượt tuyết, rồi làm ông già tuyết thật ngộ nghĩnh, nếu không muốn nghịch phá thì cùng uống trà dưới ánh nến lấp lánh và ngắm từng làn tuyết trắng rơi rơi qua khung cửa sổ, mỉm cười và lắng nghe gió đông đang thì thào trên những cành thông xanh cùng với tiếng cười đùa của các anh chị em đang chơi bên ngoài… Đầm ấm và an vui biết là bao!

    Kính thưa quý vị thân hữu! Chỉ còn khoảng một tháng nữa thôi, Làng Mai sẽ bước vào tuổi ba mươi, cái tuổi mà đức Khổng Tử ngày xưa nói “Tam thập nhi lập”, nghĩa là cái tuổi có thể đứng vững trên hai chân của mình. Như lời Sư Ông dạy, chúng ta – tứ chúng Làng Mai dù ở bất cứ nơi nào trên khắp địa cầu cũng đều được chơi cả năm. Riêng tại Làng Mai đại chúng sẽ tổ chức nhiều chương trình đặc biệt để ăn mừng Làng Mai 30 tuổi, và các sự kiện ăn mừng sẽ diễn ra trong suốt năm chứ không chỉ diễn ra trong một buổi lễ hay trong một khóa tu. Ngay tuần thứ hai của khóa an cư, chúng xuất sĩ của các xóm đã bắt tay vào các khâu chuẩn bị và tổ chức. Trong hai buổi họp mặt liên tục vào ngày quán niệm hàng tuần, toàn chúng đã cùng ngồi lại để đóng góp ý tưởng và vui vẻ tự nguyện tham gia vào các nhóm theo chủ đề. Nào là nhóm Trưng Bày, nhóm Temple Online, nào là ban biên tập cho LáThư Làng Mai, nhóm tìm tài liệu lịch sử hình thành Làng Mai cũng như lịch sử hình thành các trung tâm thực tập theo pháp môn Làng Mai cùng tiến trình du hóa giảng dạy của Thầy và tăng thân vòng quanh thế giới, hay lần tìm về nguồn gốc ra đời các pháp môn, pháp khí… Có hẳn một nhóm phỏng vấn do các thầy, các sư cô trẻ phụ trách tổng hợp những mẩu chuyện vui nuôi dưỡng tình thương, xây đắp tình huynh đệ qua tháng ngày Làng biểu hiện cùng với sự có mặt của Thầy, các bậc “trưởng lão của Làng” và tăng thân. Nhóm Văn nghệ  sẽ biên tập những vở kịch, múa, những buổi hòa nhạc và sẽ trình diễn trong các khóa tu năm nay diễn ra tại Làng … Sẽ còn nhiều ý tưởng sáng tạo nảy sinh trong lúc chơi chung vì vậy sẽ có thêm nhiều nhóm khác nữa đang được hình thành. Đây là cơ hội cho tất cả mọi người “chơi” chung do đó toàn thể chúng xuất sĩ đều tham dự vào mà không hề có một ban tổ chức riêng cũng như  không cần có một người lãnh đạo… Nào sư anh, sư chị sư em hãy cùng chơi và hiến tặng sự có mặt, niềm vui cùng nhau. Và hẳn nhiên, sự ăn mừng của chúng ta cũng đang diễn ra trong từng giây từng giây từng phút  của khóa an cư này rồi, chúng ta không cần chờ đợi đến lúc một buổi lễ diễn ra hay một khóa tu diễn ra  mới gọi là ăn mừng.

    Nhân dịp “Ngày đứng vững trên hai chân”, Thầy và Tăng thân kính mời chư Tôn túc và quý vị thân hữu khắp nơi về Làng cùng tham dự. Và để ấn bản LáThư Làng Mai năm nay có nội dung sâu sắc với hình thức phong phú hơn, kính mời quý thân hữu gần xa cùng tham gia gửi bài kể về những kinh nghiệm chuyển hóa tự thân và gia đình nhờ vào sự thực tập, cũng như những tài liệu của các khóa tu, các chuyến đi của Thầy, những bài báo đặc biệt viết về tăng thân mình, nhân duyên hình thành và phát  triển của nhóm Wake up, các tăng thân trẻ và tăng thân Tiếp Hiện địa phương, hạnh phúc trong thời gian sinh hoạt và tổ chức các khóa tu…(có thể gởi kèm theo hình ảnh minh họa). Mọi chi tiết và bài viết xin quý vị thân hữu gởi về BBT trang nhà Làng Mai. Xin ghi rõ đề tài trong email là “gởi bbt LTLM”. Hạn chót nhận bài là ngày 31 tháng 12. (Nếu không thuận duyên biểu hiện cùng Lá Thư Làng Mai trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, xin được chia sẻ trên trang nhà trong hoạt động ăn mừng 30 năm Làng Mai diễn ra suốt năm 2012.)

    Niềm vui vẫn luôn tràn đầy dù không gian, thời gian vật lý có chút hạn chế nhưng có một điều: trang nhà vẫn luôn là chiếc cầu nối nhiệm mầu giữa những tâm hồn cùng chung chí hướng. Và với tâm thái của một con người đang yêu thương, chúng ta sẽ không ngại ngần trao tặng nhau những nụ cười tươi tắn, chân thành nhất.

    Kính chúc quý vị thân hữu có nhiều bình an.

    thân ái,

    BBT trang nhà Làng Mai.

    Khai mạc An cư Kiết Đông 2011-12

    Vào sáng ngày 20.112011 tại Làng đã diễn ra Lễ Đối  Thú An Cư tại thiền đường Nước Tĩnh, Xóm Thượng

    Sư Ông dâng hương


    Tụng Bát Nhã Tâm Kinh

     

    Tác Pháp Yết Ma

    Thầy Yết Ma:

    –         Đại chúng đã tập họp đầy đủ chưa?

    Thầy Thủ Chúng:

    –         Thưa, đại chúng đã tập họp đầy đủ.

    Thầy Yết Ma:

    –         Có sự hòa hợp không?

    Thầy Thủ Chúng:

    –         Thưa, có sự hòa hợp.

    Thầy Yết Ma:

    –         Đại chúng tập họp hôm nay để làm gì?

    Thầy Thủ Chúng:

    –         Thưa, đại chúng tập họp hôm nay để thực hiện Yết Ma Đối Thú An Cư, khai mạc khóa tu An Cư Kiết Đông năm 2011 và 2012.

    Thầy Yết Ma:

    –         Xin các vị tôn đức khất sĩ nam và nữ lắng nghe. Hôm nay, ngày 20 tháng 11 năm 2011 là ngày được chọn để làm lễ Đối Thú An Cư, khai mạc khóa tu An Cư Kiết Đông năm 2011 và 2012 tổ chức tại đạo tràng Mai Thôn. Chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, đại chúng đồng ý sẵn sàng để làm lễ Đối Thú An Cư trong tinh thần hòa hợp, như vậy việc Đối Thú An Cư là hợp pháp.  Đây là lời tác bạch. Bạch như thế, thì phép tác bạch có rõ ràng và đầy đủ hay không?

    Đại chúng đáp:

    –         Rõ ràng và đầy đủ.

     

    Sư Ông ra trước để làm đối thú với các vị trú trì, sau đó các vị trú trì đối thú với Sư Ông. Các vị trú trì quay lại phía đại chúng để nhận đối thú từ đại chúng.



     

    Quý vị trú trì đối thú với Sư Ông:

    Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích  Ca Mâu Ni.

    Kính bạch Thầy,

    Trong khóa tu mùa thu vừa qua chúng con đã sống hạnh phúc và hòa hợp với nhau như một cơ thể, trong xóm cũng như với các xóm khác (xóm Thượng, xóm Mới và Sơn Hạ).

    Thầy và phái đoàn đi hoằng pháp ở xa ngàn dặm bên kia bờ đại dương nhưng chúng con vẫn cảm thấy rất gần vì chúng con có Thầy và tăng thân trong mỗi chúng con, chúng con lại có thể theo dõi Thầy và phái đoàn qua mạng lưới viễn thông và giờ đây chúng con rất hạnh phúc được có Thầy cùng  phái đoàn trở về nhà. Giây phút này trở thành  giây phút hạnh phúc nhất khi chúng con ý thức sự có mặt quý giá của Thầy cùng Đại chúng lớn.

    Khóa Tu Mùa Đông này là cơ hội cho một sự khởi đầu tươi vui. Chúng con kính mong Thầy và đại chúng chứng minh cho ước nguyện thực tập chí thành của chúng con. Chúng con nguyện sẽ tham dự vào tất cả mọi sinh hoạt của đại chúng, bao gồm cả những buổi tụng kinh trước pháp thoại, những chương trình sinh hoạt buổi chiều của Ngày Quán Niệm cũng như Ngày Xuất Sĩ ở Sơn Cốc và sẽ không đánh mất mình trong những sự chi phối khác để có mặt đích thực cho nhau.

    Chúng con ý thức rằng nếu những sư anh, chị lớn trong đại chúng thực tập hết lòng thì các sư em cũng sẽ noi theo đó mà thực tập hết lòng. Trong tinh thần này, chúng con mong ước có thể xây dựng Tăng thân và làm lớn mạnh thêm tình anh chị em. Chúng con nguyện sẽ lắng nghe và có mặt cho nhau, lắng nghe các sư em của chúng con, lắng nghe những người cư sĩ đến tu tập với chúng con. Chúng con nguyện làm cho mỗi giây phút trong đời sống hằng ngày của chúng con trở thành những giây phút hạnh phúc.

     

    Bốn vị trú trì Chùa Pháp Vân (Xóm Thượng), Chùa Sơn Hạ, Chùa Từ Nghiêm (Xóm Mới), và Chùa Cam Lộ (Xóm Hạ) đại diện bốn xóm làm Lễ Đối Thú với Sư Ông Làng Mai

    Chúng con nguyện dưới mỗi bước chân đi, chúng con sẽ nương tựa vào Đất Mẹ. Chúng con nguyện sẽ sống như thế nào để có thể bày tỏ được niềm biết ơn và sự kính trọng của chúng con đến với vị đại Bồ tát này – người đã nuôi dưỡng chúng con với tất cả tình thương không giới hạn của mình.

    Nhìn sâu vào bản thân chúng con, chúng con thấy rằng chúng con là sự tiếp nối của chư vị Tổ sư. Chúng  con là con cháu của liệt vị mà cũng là Tổ tiên của các thế hệ con cháu của chúng con trong tương lai.

    Chúng con thấy rõ rằng sự thực tập không phải là vấn đề của riêng cá nhân chúng con.

    Với niềm biết ơn đến liệt vị Tổ sư và với Thầy – những Người đã giữ cho con đường luôn rộng mở và đang dìu dắt chúng con đi trên trên con đường này. Chúng con nguyện sẽ thực tập hết lòng để thế hệ con cháu của chúng con cũng có một con đường tươi đẹp mà nương tựa.

    Kính bạch Thầy, chúng con  xin  được nương tựa vào Thầy và vào Đại chúng trong khóa An Cư Kiết Đông 2010-2012 này để  chuyển hóa phiền não và nuôi lớn chất liệu hỷ lạc trong chúng con. Kính xin Thầy chấp nhận cho lời thỉnh cầu của chúng con? Kính xin Thầy chấp nhận cho lời thỉnh cầu của chúng con. Kính xin Thầy chấp nhận cho lời thỉnh cầu của chúng con.

     

     

    Sư Ông đối thú với bốn vị trú trì

    Kính thưa đại chúng, giây phút này tôi đang nghĩ đến các huynh đệ của mình đang ở Việt Nam, Thái Lan, Paris, Mỹ và các nước khác… Đại chúng cũng đang chuẩn bị để đi vào ba tháng An cư. Tăng thân của chúng ta đã lớn mạnh, đã có mặt ở khắp nơi và mùa An cư năm nay chúng ta cũng chuẩn bị để ăn mừng 30 năm của Làng Mai, chúng ta sẽ có Đại Giới Đàn Tình Huynh Đệ. Chư Tổ đã nâng đỡ và bảo hộ cho chúng ta có cái hạnh phúc có Mùa An Cư Kiết Đông trong quá khứ. Năm nay chúng ta lại có cái hạnh phúc được tiếp tục với ý niệm ngay bây giờ chúng ta đang có niềm biết ơn chư Tổ huyết thống và tâm linh cũng như mỗi quốc gia chúng ta cư trú đã cho chúng ta cơ hội được cùng tu với nhau. Tôi xin hứa trong mùa An cư này sẽ thực tập thương cho đều và làm tất cả những gì mình có thể làm để làm lớn thêm tình huynh đệ, hạnh phúc của đại chúng. Năm nay tại Mai Thôn chúng ta có 222 người cùng sống với nhau trong suốt 3 tháng, trong đó gồm có 46 vị khất sĩ, 81 vị khất sĩ nữ, 11 vị thức xoa ma na, 27 vị sa di, 11 vị sa di ni và 46 vị cận sự nam và nữ. Tôi xin chúc tất cả mọi người ở đây cũng như các nước có được nhiều hạnh phúc và sử dụng được nhiều tình huynh đệ làm vốn liếng cho sự hành đạo của mình trong hiện tại và trong tương lai.

     

    Đại chúng bốn xóm đối thú với bốn vị trú trì

    Văn xin đối thú an cư: (cho từng xóm)

    (Lạy một lạy, rồi quì thưa).

    Xóm Thượng và Sơn Hạ:

    Xin Thầy lắng nghe cho chúng con. Chúng con là: Tỳ kheo, sa di và cận sự nam, xin nương tựa nơi xóm Thượng/ Sơn Hạ, Làng Mai mà an cư trong ba tháng mùa Đông 2011-2012.

    Xóm Hạ và Xóm Mới:

    Xin Thầy lắng nghe cho chúng con. Chúng con là: Tỳ kheo ni, Thức xoa, sa di ni và cận sự  nữ, xin nương tựa nơi xóm Hạ/ xóm Mới, Làng Mai mà an cư trong ba tháng mùa Đông 2011-2012.

     

    Chúng con nguyện nương vào Đại chúng và vào Thầy để tu tập cho thân tâm thanh tịnh, phiền não chuyển hoá, pháp lạc tăng trưởng.

    Xin Thầy chứng minh và làm chỗ nương tựa cho chúng con.

    Xin Thầy chứng minh và làm chỗ nương tựa cho chúng con.

    Xin Thầy chứng minh và làm chỗ nương tựa cho chúng con.

    Lễ lạy và Hồi hướng.

    Chú tiểu – Câu chuyện tình thương đích thực

    Thời báo Los Angeles Times giới thiệu về cuốn tiểu thuyết:
    “The Novice: A Story of True Love” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Tác phẩm mới này đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết dựa trên sự tích Quan Âm Thị Kính vốn được lưu truyền trong dân gian Việt Nam. Với hình tượng một thiếu nữ cải trang thành nam nhi để được xuất gia và thông điệp về lòng vị tha, bao dung xuyên suốt tác phẩm, cuốn tiểu thuyết “The Novice” có thể khiến độc giả nhớ đến bộ phim “Yentl” pha lẫn với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-Su (“the Sermon on the Mount”).

     

    Thông thường, tiểu thuyết là một thể loại văn học có tính trần thuật trong đó thông qua nhân vật, hoàn cảnh, tình tiết và các thủ pháp nghệ thuật để phơi bày hiện thực của đời sống; ngoài ra, có thể được sử dụng một cách khéo léo để khai thác ngay chính những khía cạnh tồi tệ nhất của giá trị con người. Các tác phẩm tiểu thuyết còn có sứ mệnh phản ánh những xung đột của xã hội đương đại. Và đó là lý do tại sao ý tưởng về một cuốn tiểu thuyết Thiền (Zen novel) khiến cho người ta nghĩ rằng đó chẳng qua là một câu chuyện vui nhà Thiền hay đơn giản chỉ là một câu chuyện xa rời hiện thực, khó có thể là một tác phẩm tiểu thuyết đích thực.

    Thế nhưng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – vị Thiền sư Phật giáo người Việt đã làm được điều đó với cuốn tiểu thuyết đầu tiên có tựa đề “Chú tiểu – câu chuyện về tình thương đích thực” (“The Novice: A Story of True Love”). Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là một nhà thơ và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “An lạc từng bước chân” (“Peace is every step”). Ông đã được Mục sư Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của ông trong việc hòa giải và thống nhất hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

    Sự tích Quan Âm Thị Kính – nền tảng để viết nên cuốn tiểu thuyết “The Novice” – vốn là một tích truyện được lưu truyền trong dân gian Việt Nam. Sau hàng trăm năm, từ một truyền thuyết trong dân gian, giờ đây, tích truyện này đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh biến thành một tác phẩm tiểu thuyết. Đó là câu chuyện về một thiếu nữ cải trang thành nam nhi để được xuất gia và mặc dù phải trải muôn vàn khổ đau nhưng người con gái ấy vẫn luôn tràn đầy lòng vị tha, bao dung vô hạn. Điều đáng chú ý ở đây là ngoại trừ yếu tố giả trang nam nhi thì nội dung của câu chuyện khiến ta liên tưởng đến chính cuộc đời của tác giả – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

    Kính – nhân vật chính của tác phẩm là một thiếu nữ xinh đẹp, luôn mong ước được sống đời sống của một người xuất gia theo đạo Bụt. Tuy nhiên, vào thời đó,  phụ nữ chưa được phép xuất gia. Vì vậy mà nàng đành phải chấp nhận bước vào một cuộc hôn nhân không có tình yêu với một người chồng yếu đuối, nhu nhược. Một ngày nọ, nàng bị cha mẹ chồng nghi oan và buộc tội nàng là cố tâm giết chồng. Không chấp nhận lời buộc tội đó, nàng đã bị trả về nhà cha mẹ đẻ trong sự tủi hổ.

    Trước hoàn cảnh đó, Kính quyết định phải bằng mọi cách để tiếp tục theo đuổi mơ ước được làm một người xuất gia để học hỏi và thực tập giáo pháp của Bụt. Nàng quyết định cắt tóc cải trang thành nam nhi và rời khỏi nhà, một mình đi chu du học hỏi. Tình cờ nàng đến được chùa Pháp Vân và xin xuất gia tại đây. Điều đáng ngạc nhiên là hành động này của Kính thật giống với hình ảnh của Yentl – một cô gái Do Thái giả trai để theo học một trường dòng trong vở kịch “Yentl – the Yeshiva Boy” của I.B. Singer. Trong thời gian ở chùa, Kính – lúc này đã trở thành sư chú Kính Tâm – tu học rất giỏi, vượt xa những người bạn đồng tu khác. Thầy của sư chú cũng bắt đầu xem sư chú như một pháp khí và là hiện thân của các công hạnh Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền định và Trí tuệ.

    Nhưng thật không may cho Kính Tâm, niềm tin của sư chú bị thử thách đến tột cùng khi một thiếu nữ con vị trưởng giả giàu có trong làng đem lòng thương yêu sư chú. Khi tình cảm của mình không được Kính Tâm đáp lại – một mặt là vì Kính Tâm là con gái, mặt khác, giới luật của một người tu không cho phép sư chú gần gũi và nói chuyện riêng tư với người nữ, cô gái đó đã cố ý đổ tội cho Kính Tâm là đã làm cho cô có mang.

    Nỗi oan này có thể được giải tỏa một cách dễ dàng. Nhưng nếu làm điều đó, Kính Tâm sẽ phải nói ra mình là gái và như vậy thì sư chú sẽ không còn được tiếp tục sống trong chùa. Điều gì là quan trọng hơn cả đối với sư chú lúc này – chứng minh cho sự vô tội của mình hay là chấm dứt đời sống xuất gia? Một lần nữa, Kính Tâm phải phủ nhận lời buộc tội oan ức này. Tuy nhiên, lần này, để giữ được sự vô tội của mình, Kính Tâm phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn nhiều so với chuyện xảy ra với người chồng trước đây.

    Để tìm cho ra sự thật, Hội đồng làng quyết định tra khảo bằng cách đánh đập sư chú một cách nhẫn tâm. Hình ảnh Kính Tâm phải chịu đòn roi hung bạo khiến cho tác phẩm này có vẻ giống với bộ phim “The Passion of the Christ” (Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giê-Su) của Mel Gibson – ngoại trừ những hình ảnh chống Do Thái giáo. Và cũng giống như Chúa Giê-Su, sư chú Kính Tâm đã chấp nhận sự trừng phạt nhẫn tâm này với lòng tha thứ và bao dung.

    Khi đọc cuốn tiểu thuyết “The Novice”, ta không thể nào không có sự liên tưởng giữa tác giả và nhân vật chính của tác phẩm. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã trải qua rất nhiều gian nan trong cuộc đời và phải sống cuộc sống lưu vong với bao đau thương. Những người tu tập theo thiền sư Thích Nhất Hạnh trên khắp thế giới đều tôn kính ông như tôn kính hiện thân của đức Bồ Tát Quan Âm Thị Kính.

    Có thể nói, sự tích Quan Âm Thị Kính là một câu chuyện Thiền tương tự như Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-Su, trong đó thay vì có một cuộc trả thù mang tính thánh chiến, Chúa Giê-su đã dạy các tín đồ của mình “Nếu các con bị ai tát vào má này thì cứ đưa luôn má bên kia cho họ.” Trong suốt 40 năm sống lưu vong, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng bị đối xử một cách tàn tệ nhưng lúc nào ông cũng sẵn lòng tha thứ cho tất cả những ai đã làm cho ông khổ đau. Điều này đã khiến cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành sự tiếp nối của đức Bồ Tát Quan Âm Thị Kính, đồng thời đối với một tín đồ  Ki-tô giáo thuần thành thì ông cũng biểu trưng cho câu châm ngôn đầu tiên mà Chúa  Giê-Su đã dạy.

    Rosenbaum.

    (Rosenbaum là một tiểu thuyết gia đồng thời cũng là nhà phê bình và là một luật gia. Ông cũng là tác giả của cuốn “The Golems of Gotham” và cuốn “The Stranger Within Sarah Stein” sắp ra mắt đọc giả trẻ tuổi).

     

    Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ từ tiếng Anh

    Chánh niệm là nền tảng của sức khỏe (12-18/5/2012)

     

    Sau khóa tu tiếng Pháp, đại chúng ở Làng được làm biếng vài ngày trước khi vào sinh hoạt bình thường.  Riêng quý sư cô xóm Mới đã lấy chiều ngày Quán niệm để họp toàn chúng chuẩn bị cho khóa tu sức khỏe.

    Khóa tu sức khỏe thường được tổ chức vào mùa Thu hoặc mùa Xuân giữa các khóa tu lớn khi Sư Ông và quý thầy quý sư cô đi giảng dạy ở xa. Riêng Mùa Xuân này khóa tu sức khỏe được tổ chức ở xóm Mới, thiền sinh được nghe hai buổi pháp thoại của Sư Ông vào ngày Chủ Nhật (13.05.2012) tại xóm Mới và cùng tham dự buổi ăn cơm quả đường. Rồi vào ngày thứ Năm (17.052012) tại xóm Thượng, sau pháp thoại Sư Ông đã dẫn đại chúng thiền hành xuyên qua  rừng tùng xuống chùa Sơn Hạ ngồi chơi, ăn trưa picnic và xem triển lãm thư pháp. Trong khóa tu này xóm Mới được xây đắp tình huynh đệ bởi một nhóm quý thầy xóm Thượng và quý sư cô xóm Hạ đã về xóm Mới để cùng giúp hướng dẫn 200 thiền sinh tu học.

    Khác với các khóa tu khác, chẳng hạn như Khóa tu mùa Hè, Khóa tu Tiếng Pháp, Khóa tu 21 ngày thiền sinh xóm nào thường về lại xóm đó để pháp đàm sau khi nghe pháp thoại chung.  Riêng niềm vui của  khóa tu sức khỏe là được cùng ở chung một xóm, cùng thể dục, ngồi thiền, nghe pháp thoại, dự pháp đàm và chấp tác chung… Lần nào thiền sinh cũng rất hạnh phúc vì được ngồi chơi chung 3 xóm với nhau.

    Khóa tu sức khỏe thường có nhiều người lớn tuổi, tuy vậy năm nay đã có nhiều người trẻ về tham dự. Trong những buổi pháp đàm họ chia sẻ điều họ quan tâm cho sức khỏe là một nếp sống lành mạnh. Bởi nhịp sống hối hả và sức ép công việc đã làm cho các bạn trẻ mệt mỏi, dễ giận và dễ mất khả năng truyền thông với người thân và đồng nghiệp. Cho nên các bạn cần đến một nơi yên lành, có thiên nhiên và con người sống vui vẻ bên nhau để thư giản và trị liệu. Các bạn chọn Làng làm điểm dừng chân như một điểm gặp mặt, một tuần an dưỡng thân tâm và học hỏi cách áp dụng chánh niệm vào đời sống hằng ngày.

    Và chúng ta cũng cần lưu ý đến những căn bệnh lạ như: có một cô thiền sinh mà chỉ cần thấy thức ăn là cô bắt đầu khóc, nước mắt giàn dụa. Cô đã phải thực tập với điều đó nhiều năm nay. Và những căn bệnh rất lạ mỗi ngày một xuất hiện nhiều thêm nên nhu yếu quan tâm tới sức khỏe ngày một nhiều. Số lượng thiền sinh đã hơn 200 người, quá giới hạn chăm sóc và điều kiện sinh hoạt của xóm Mới nên ban văn phòng cố gắng từ chối thư đăng ký tu học của câc bạn. Hẹn các bạn về Làng vào dịp khác nhé!

    Mấy hôm trước Khóa tu Sức khỏe, trời mưa nên cỏ mọc phơi phới. Vậy là những lúc trời nắng, các sư cô tri cắt cỏ tranh thủ ra cắt cỏ từ khi cỏ khô đến tận chiều tối. Tri cảnh và tri vườn cũng ra sức làm đẹp, góc vườn nào cũng có bàn tay quý sư cô chăm chút, nhổ cỏ, trồng hoa, tỉa cành… Sư mẹ Thoại Nghiêm – mẹ của cây cối –  vừa từ Mỹ về là cầm kéo ra vườn ngay. Nơi thì trồng thêm hoa, cây thì cần tỉa bớt để cây khỏe mạnh có đủ nắng, đủ sức cho hoa… Mấy ngày làm biếng sau khóa tu tiếng Pháp, trời nắng đẹp quá nên ai cũng ra vườn.

    Vườn rau cũng được bàn tay các sư cô chăm sóc kỹ càng. Chuẩn bị xà lách, cà rốt, củ cải cho khóa tu 21 ngày. Hoa chen lẫn với rau mà rau cũng cho hoa. Đâu đây râm ran tiếng cười nói. Thiền sinh nhìn các sư cô tý hon mà làm việc nhanh nhẹn vui vẻ nên hạnh phúc lắm. Họ nói với nhau: các sư cô đang chơi đấy chứ, có phải làm việc đâu. Có cô thiền sinh trẻ nói: “You have a good way to be lazy”. Họ thấy  các sư cô Làm Biếng thật là tài, vì họ thấy ghi trên thời khóa là làm biếng mà không thấy các sư cô làm biếng chút nào. Các sư cô trả lời: Chúng tôi đang làm biếng đấy chứ, đang rong chơi, có bận rộn đâu nào, mệt thì nghỉ, nên chấp tác tuy mệt nhưng lại có thật nhiều niềm vui. Vì biết sắp tới sẽ có thật nhiều thiền sinh về tu học mà họ chỉ tới ở được một tuần nên các sư cô cũng muốn xây Tịnh độ hiện tiền để hiến tặng niềm vui cho thiền sinh tới Làng tu học. Từ nấu ăn, cắm hoa, may vá rồi làm đường, trồng cây, cuốc đất, sửa chữa đường dây điện, ống dẫn nước, sơn tường, sửa nhà, cắt cỏ… Mấy chị em thường bảo nhau: cứ đi tu rồi cái gì cũng biết làm. Có bữa ngồi chơi với sư mẹ (sư mẹ tu hơn 20 năm rồi), sư mẹ kể: “Mẹ chị không tưởng tượng được con gái của mẹ phải nấu một cái nồi cao gần bằng đầu cho cả nghìn người ăn; nấu cho nhiều người quen nên về nhà nấu cho 2-3 người cố gắng nấu ít vẫn thành nhiều. Các công chúa được cưng chiều giờ tay lấm lem bùn đất, nhưng nụ cười thật tươi vì chúng con đang làm đẹp cho đời.

    Cắt cỏ cho thiền sinh cắm lều

    Sau những ngày mưa dầm nên cỏ mọc che kín hoa, chỉ cần nhổ cỏ cho hoa mọc lên là mình có cả một vườn hoa đẹp rồi. Vườn tâm của mình cũng vậy, mình biết thanh lọc thì bao nhiêu điều lành thiện đã có sẵn trong mình rồi.

    Trong Khóa tu Sức khỏe, thiền sinh có cơ hội thực tập chung với cả quý thầy quý sư cô. Năm nay quý thầy xuống tham dự khá đông có một số quý thầy đã tham dự khóa tu nhiều lần nên rất hào hứng với Khóa tu Sức khỏe. Còn một số quý thầy mới ở Việt Nam qua nên cũng lấy cơ hội để tham dự Khóa tu Sức khỏe đầu tiên tại Làng. Quý sư cô xóm Hạ cũng về giúp chị em một tay, đây cũng là cơ hội để chị em hai xóm chơi chung, làm chung với nhau và ngày được đi bộ chung, cùng tham quan những ngôi nhà, đồi nho quanh xóm Mới. Khóa tu có tới khoảng 260 người, kể cả quý thầy quý sư cô. Mỗi gia đình có đến 2-3 quý thầy, quý sư cô chăm sóc nên thiền sinh có cơ hội hiểu hơn về đời sống tăng thân. Điều ngạc nhiên là có rất nhiều bạn trẻ về tham dự vì vậy năng lượng khóa tu rất trẻ trung và tươi mát. Các bạn trẻ rất hào hứng với Năm giới được chính những bạn thiền sinh đã thực tập rồi chia sẻ lại. Sau đó trong giờ pháp đàm, các bạn lại giúp nhau hiểu thêm về sự thực tập cụ thể nên ngày truyền giới nên đã có hơn 70 thiền sinh phát nguyện nhận Năm giới như là một cam kết tham dự đời sống chánh niệm lành mạnh, để có thêm cơ hội chăm sóc sức khỏe thân tâm và tham gia sinh hoạt với tăng thân.

    Thời tiết lại ưu đãi xóm Mới nên khóa tu này trời nắng rất đẹp; thiền sinh có giờ tập thể dục trước khi ngồi thiền. Ăn sáng nhẹ và mang theo trái cây và hạt để đi bộ gần hai giờ đồng hồ, sau đó trở về xóm được quý sư cô hướng dẫn thiền buông thư trước khi ăn trưa.

    Thiền buông thư

    Thức ăn trưa chủ yếu là gạo lứt muối mè, có rau luộc và xà lách. Thực phẩm sạch (Bio) được lựa chọn tối đa trong khả năng của xóm để giúp thiền sinh thanh lọc cơ thể.

    Buổi chiều là các giờ chấp tác theo gia đình và pháp đàm. Chấp tác theo gia đình là cơ hội để tạo nên rất nhiều niềm vui. Làm vườn, cắt gọt, chuyển hóa rác… Việc nào cũng được đặt trong ý thức được có mặt đây cho nhau. Tuy nấu ăn khá đơn giản nhưng vì chưa quen nên thiền sinh có nhiều người muốn ăn thêm, đôi khi thiếu thức ăn các sư cô trong gia đình nấu ăn cũng thực tập “thiền chạy”. Sư cô Đôn Nghiêm chia sẻ: Khi nào được thảnh thơi mình phải đi thảnh thơi cho hết lòng, còn khi cần chạy mình cũng chạy cho hết lòng.  Sư cô Trăng Đầu Hạ (năm nay sư cô đã ngoài 70 tuổi rồi, Sư cô được các sư cô trẻ gọi là sư Mamy vì Sư cô có hai con gái đều đang là sư cô – Sư cô Bích Nghiêm và sư cô Phú Nghiêm) tâm sự: Cảm động nhất là nhìn thấy những vị nam giới cẩn thận chùi từng cái nồi, lau từng cái bàn. Thường ở nhà thì chỉ có phụ nữ làm việc nhà thôi (không rõ ở Tây Phương thì sao?), nhưng ở khóa tu thì có năng lượng chung nên ai cũng hoan hỷ góp một tay.

    Gia đình cắt gọt

    Gia đình rửa dọn             

    Gia đình khử trùng

    Buổi tối, thiền sinh có cơ hội tham dự các hội thảo (workshop) để học thêm về các phương pháp trị liệu: hay tham vấn với những vị có chuyên môn về bệnh của mình. Năm nay, xóm Mới may mắn mời được bác sĩ Sam (Wang) người Việt sống tạ Mỹ đã được mời qua Làng chia sẻ cách chăm sóc cột sống. Theo bác sĩ, chăm sóc cột sống là một phương pháp tự trị tự nhiên bằng cách kết hợp sự ý thức vào các động tác trong sinh hoạt hằng ngày. Bác sĩ đi một vòng giám niệm cách quý sư cô khiêng một cái nồi to, cuốc đất, cho đến việc nhăt một chiếc lá…  Nhờ vậy khi quý thầy quý sư cô có cơ hội tham vấn và điều trị thêm qua những buổi chia sẻ bằng tiếng Việt. Bác sĩ đã chia sẻ hết lòng và khuyến khích quý thầy, quý sư cô áp dụng nhưng tư thế bảo vệ cột sống vào đời sống hằng ngày.  Bác sĩ còn chia sẻ rất nhiều cách để tự trị liệu bằng cách tập thể dục, giữ tư thế đúng và chọn các vật dụng cho phù hợp với cơ thể. Bác sĩ chia sẻ hết lòng và hóm hỉnh nên tạo nhiều cảm hứng cho cả quý thầy quý sư cô và thiền sinh. Ngoài ra, bác sĩ đã tận tình dành hết thì giờ để chữa bệnh cho quý thầy quý sư cô.

    Thật vui khi trong các câu chuyện chia sẻ hàng ngày các sư chị sư em đã nhắc nhở nhau cùng thực tập những gì bác sĩ dặn. “Chị nhớ giữ lưng cho thẳng khi khiêng đồ. Nào, xuống tấn! Một, hai, ba…cái nồi đạu hủ được nhấc lên kèm theo một nụ cười hạnh phúc.  Ở Làng cái gì cũng to và nặng so với sức vóc nhỏ bé của các sư cô người Việt nhỏ bé nên bác sĩ dặn phải giữ tư thế cho đúng nếu không cột sống sẽ bị vẹo, và chèn dây thần kinh lâu ngày sinh bệnh… Thương bác sĩ lo chữa bệnh không có thời gian tận hưởng mùa xuân ở Làng nên Sư Ông mời bác sĩ ở lại chơi thêm một tuần nữa và bác sĩ đã vui vẻ nhận lời.

    Ngoài ra còn có nhóm hội thảo về Chánh niệm về cơ thể (Mindfulness of the Body) – do sư cô Thưởng Nghiêm hướng dẫn; Nhóm chia sẻ về Học nhanh (Quick leaning) của sư chú Bảo Tạng. Một ngày khép lại bằng tiếng chuông đại hồng báo hiệu giờ Im lặng hùng tráng. Thiền sinh sau khi nghe hội thảo rất sôi nổi được lắng lại bằng giờ thiền hành im lặng rồi trở về phòng nghỉ ngơi.

     

    Ăn cơm với gia đình chấp tác

    Khóa tu Sức khỏe mỗi ngày được hoàn thiện thêm, nên tuy chưa có trong lịch sinh hoạt chung của làng nhưng thiền sinh tham dự mỗi ngày một nhiều. Vừa thực tập chánh niệm, kết hợp với chế độ ăn uống nhẹ, đi bộ nhiều, tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường trong lành… đã giúp cho thiền sinh phục hồi sức khỏe, niềm vui. Nên có nhiều thiền sinh chia sẻ, dù ban đầu hơi khó để thích nghi với chế độ ăn uống quá ít như vậy nhưng được sinh hoạt chung với gia đình, có nhiều sự nâng đỡ nên dần dần họ cảm thấy có thể vượt qua được một tuần. Có nhiều thiền sinh tuy chưa biết về thực tập chánh niệm, họ tới khóa tu với nhu yếu chăm sóc sức khỏe nhưng cũng phát nguyện thực tập Năm giới vì nhận ra đó là cách để có thể có sức khỏe và hạnh phúc lâu dài.

    Xin Thầy và Tăng thân cho chúng con được thọ trì năm giới

    Lễ truyền giới rất trang nghiêm và thật bất ngờ vì sự có mặt của Sư Ông. Khi vị giáo thọ Tiếp hiện đọc lời thỉnh nguyện để  xin Sư Ông và tăng thân thương tưởng truyền cho chúng con Năm giới. Lá thư xin nhận giới đã được gửi về cho quý thầy, quý sư cô hướng dẫn các gia đình pháp đàm để đặt tên từ hôm trước. Nhưng khi vị giáo thọ dẫn thỉnh hỏi lên câu hỏi: Nếu có ai ngay bây giờ phát nguyện thọ trì Năm giới nhưng chưa viết thư thì có thể đứng dậy, nói tên của mình và trình diện trước Tam Bảo. Vậy là có tới gần 10 vị thiền sinh đã đứng lên từ từ bước ra xin thọ giới. Nhìn những vị thiền sinh Tây phương chắp tay cung kính và lạy tứ ân thật là cảm động, hình ảnh ấy nuôi dưỡng niềm tin về một con đường cùng nhau gìn giữ và bồi đắp bằng sự thức tỉnh ý thức sống lành mạnh là điều cần thiết.

    Buổi tối cuối cùng được dành cho những tiết mục văn nghệ, là hoa trái sau một tuần thực tập cùng tu cùng học. Sau giờ ăn trưa, ăn chiều hay rảnh rỗi là mỗi gia đình lại hẹn nhau để tập kịch hay tập hát. Những đạo cụ được sử dụng thường từ chính những đồ vật trong chùa, gần gũi với mỗi gia đình chấp tác, để cho niềm vui được đọng lại trong mỗi nụ cười, và thành quả từ sự có mặt cho nhau như một gia đình.

    Gia đình khử trùng tập kịch cho giờ be-in buổi tối

    Khóa tu Sức khỏe đã trở thành điểm hẹn cho nhiều người về để cùng tu, cùng học cùng làm việc chung, cùng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Giờ chia tay bịn rịn, gia đình nào cũng lấy email để liên lạc và rủ nhau sang năm đến hẹn lại về.