Thông bạch kỉ niệm 150 năm khai sơn tổ đình Từ Hiếu

Mai Thôn Đạo Tràng 1-1-1996
Kính gởi các vị Tôn đức và Sư trưởng các chùa thuộc môn phái Từ Hiếu


Kính thưa liệt vị,

Từ ngày sư tổ Tánh Thiên Nhất Định khai sơn chùa Từ Hiếu đến nay, một trăm năm mươi năm đã đi qua và con cháu của môn phái từ hiếu bây giờ đã trở nên thật đông đảo, xuất gia cũng như tại gia. Trong một trăm năm mươi năm ấy, môn phái đã cống hiến cho đất nước nhiều vị cao tăng, đóng góp không nhỏ cho công trình phục hưng nền phật giáo dân tộc. Nhân dịp năm mới Bính tí, cũng là năm kỉ niệm một trăm năm mươi năm khai sơn chùa Từ Hiếu, với tất cả lòng thành kính và thương yêu, tôi trân trọng kính gởi đến chư tôn đức, sư trưởng và tất cả liệt vị lời cầu chúc một năm mới an lành, thanh tịnh, vững chãi và thảnh thơi, Tôi kính cẩn cầu nguyện Tam Bảo gia hộ liệt vị pháp thể khinh an, thành tựu được hiểu biết lớn và tình thương lớn để có thể chia sẻ thật nhiều hạnh phúc cho những người chung quanh.

Tôi xin trân trọng đề nghị trong năm Bính Tí, tất cả các chùa thuộc môn phái Từ Hiếu đều tổ chức ba ngày kị tổ liên tiếp (ngày mồng 4, mồng 5 và mồng 6 tháng 10 âm lịch, tức ngày 14, 15 và 16 tháng 11 năm 1996) để trong ba ngày ấy, chúng ta từ nhỏ đến lớn, có dịp học hỏi và nhắc nhở đến công nghiệp của sư tổ Nhất Định và của các vị cao tăng khác trong môn phái.

Trong gần ba mươi năm hành đạo tại tây phương, tôi đã truyền Năm Giới cho hàng trăm ngàn người Âu, Mĩ, Nga, Úc, Trung Hoa, Nhật… người nào cũng có pháp danh bắt đầu bằng chữ Tâm, thế hệ thứ 43 của phái Lâm Tế và cũng là thế hệ thứ 9 của dòng Liễu Quán. Năm giới của Bụt đã được trình bày một cách tỏ tường và cụ thể để có thể đáp ứng với những nhu cầu đích thực của con người trong xã hội mới. Hành trì năm giới này, ta thấy Năm Giới có bản chất của giới bồ tát, và rất nhiều những người tho giới ở tây phương đã cho biết sự hành trì Năm Giới đa thay đổi cuộc đời của họ và của gia đình họ, đã chuyển hóa được khổ đau và đem lại nhiều hạnh phúc trong đời sống hàng ngày. Năm Giới này cùng nghi thức tụng giới đã được in trong Nghi Thức Tụng Niệm của nhà xuất bản Lá Bối năm 1994 tại hải ngoại và cả trong nước. Nghi thức này cũng đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạch, tiếng Đức, tiếng Y Pha Nho, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn, và tiếng Trung Hoa.

Hiện trên thế giới có hơn năm trăm tăng thân tu tập theo pháp môn của Làng Mai tại Pháp và năm giới là căn bản cho sự hành trì. Người nào thọ giới cũng phải tham dự các buổi tụng giới mỗi tháng hai lần. Nếu không tụng giới trong ba tháng liền thì tự động lễ truyền giới không còn hiệu lực. Tất cả những vị xin thọ giới khác như Sa Di, Tỳ Kheo, Tiếp Hiện và Bồ Tát đều phải tiếp nhận và thọ trì Năm Giới này trước.

Tại tu viện chùa Làng Mai Pháp Quốc, đại chúng thường trú tu học có khoảng 100 vị, phần chủ lực là giới xuất gia. Mỗi năm chùa Làng Mai tổ chức những khóa tu cho hàng ngàn người, tới từ khoảng 24 nước trên thế giới. Tại chùa Làng Mai và các trung tâm tu học địa phương, Năm Giới được chấp hành nghiêm chỉnh. Lễ tụng giới và các buổi pháp đàm để học hỏi thêm về Năm Giới được tổ chức ít ra là hàng tháng. Về giới thứ năm, không ai uống một giọt rượu , dù là rượu bia, rượu vang, không ai hút thuốc và sử dụng các chất ma túy. Về giới thứ tư, học hạnh lắng nghe và ai ngữ, chùa Làng Mai cũng như các trung tâm con cháu môn phái Từ Hiếu như Làng Cây Phong (Gia Nã Đại), Làng Manzanita (Hoa Kì), Làng Sen Búp (Úc) đều chấp hành nghiêm chỉnh, không bao giờ nói một lời có tính cách lên án, buộc tội hay bêu xấu một đạo tràng khác, hay một tông phái khác trong khi mình có thể bị xuyên tạc, chỉ trích, hay nói xấu bởi những người ganh tỵ. Có thể nói đây là một trong những nét đẹp rạng rỡ nhất của sự hành trì chúng ta.

Để xứng đáng với sư tổ Nhất Định và các vị tổ sư khác của môn phái, tôi thiết tha khẩn cầu liệt vị tôn túc nhắc nhở tứ chúng trong môn phái Từ Hiếu, trước hết là giới xuất gia thực tập nghiêm chỉnh Năm Giới. Các vị xuất gia tuyệt đối không hút thuốc, không uống rượu, dù là rượu bia, và nhất thiết không lên án chỉ trích hay nói xấu một đạo tràng nào hay một cá nhân nào, mặc cho ai nói xấu hay chỉ trích xuyên tạc mình. Có thực tập như thế chúng ta mới hàn gắn được những nứt rạn sẵn có vì sự vụng về của nội bộ và vì chủ tâm chia rẽ của những kẻ đứng ngoài sơn môn, và mới xây dựng lại được nền tảng cho một nền phật giáo dân tộc để phụng sự đất nước và mọi loài.

Riêng tôi, tôi cũng có những khuyết điểm và yếu kém cần được chuyển hóa, và viết lời này, tôi cũng ý thức rằng tôi đang tự nhắc nhở mình để khỏi phụ lòng của liệt vị tổ sư đã dày công xây dựng đạo tràng, tiếp độ đồ chúng. Mong liệt vị hiểu cho rằng đây chỉ là những lời nhắc nhở chung. Tôi cảm thấy hân hạnh được làm một phần tử của môn phái Từ Hiếu và luôn thiết tha cầu Tam Bảo gia hộ cho tông phong vĩnh chứng để cho hạnh phúc của sự tu tập trong môn phái được lan truyền ra tới ngoài dân gian. Đó là mong ước sâu sắc nhất của tôi kính gởi tới liệt vị trong ngày đầu năm.

Tôi nhớ ngày nào còn là chú điệu ngồi nhổ cỏ bên bờ hồ bán nguyệt trước chùa, vậy mà bây giờ đã phải đứng lên thay mặt cho các vị tôn túc nói tiếng nói của môn phái. Thời giờ qua rất mau, vô thường tấn tốc, kính mong đại chúng tu học tinh chuyên để sớm thành tựu đạo nghiệp và báo ân sư tổ cùng tất cả các bậc tôn trưởng trong môn phái.

 

Nay thông bạch
Mai Thôn Đạo Tràng, ngày 1 tháng 1 năm 1996

khuondauTNH.png

Thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh

Phật giáo dân tộc – Đạo Bụt hiện đại

Kính gửi liệt vị tôn đức, các vị sư trưởng và toàn thể đại chúng,

Năm mới tôi kính cẩn cầu chư Bụt, chư Bồ Tát và liệt vị Tổ Sư nhiếp thọ và bảo hộ cho liệt vị tôn đức, sư trưởng và toàn thể đại chúng được an vui suốt năm và gặt hái được nhiều hoa trái của sự thực tập giáo pháp mầu nhiệm của đức Thế Tôn.

Rất mong trong năm nay tất cả các Chùa, Viện, Niệm Phật Đường và tư gia thuộc môn phái thực hiện được những bước tiến sau đây trong đường hướng xây dựng một nền Phật giáo dân tộc và một đạo Bụt hiện đại.

Tại các tổ đường, cũng như tại tư gia, an trí tôn tượng của thiền sư Tăng Hội, sơ tổ Thiền Tông Việt Nam và cũng là sơ tổ Giáo Tông Việt Nam. Mỗi năm xin tổ chức giỗ tổ Tăng Hội long trọng vào ngày rằm tháng chín âm lịch, ngày tổ thị tịch tại Chùa Kiến Sơ năm 280, cách đây 1722 năm. Cùng với thông điệp này xin gửi theo một tôn tượng của thiền sư Tăng Hội do hai họa sĩ Nguyễn Đồng và Nguyễn Thị Hợp thực hiện. Xin các Phật tử nghệ nhân góp sức để tiếp tục cung hiến những hình và tượng khác của sơ tổ, cũng như của chư vị tổ sư lớn khác của Phật Giáo Việt Nam như tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Trúc Lâm Điều Ngự.

Áp dụng ngay vào thời khóa công phu sáng chiều các nghi thức tụng niệm toàn bằng quốc văn, theo sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.

Phối hợp tuyệt hảo pháp môn Tịnh Độ và pháp môn Thiền Quán theo tinh thần tông phái Trúc Lâm, được diễn giải rõ ràng trong sách Thiết Lập Tịnh Độ, cất bỏ đi mọi sự ngăn ngại và những kẽ hở giữa hai truyền thống.

Đặt tất cả bốn uy nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) vào chánh niệm. Đại chúng thực tập thiền đi chung ngoài trời mỗi ngày một lần. Ngoài ra, mỗi khi cần di chuyển, ai nấy đều áp dụng phương pháp bước từng bước chân trong chánh niệm, phối hợp hơi thở với bước chân, sử dụng các bài kệ ‘đã về, đã tới…’ và ‘đây là tịnh độ…’.

Đem nội dung nuôi dưỡng, trị liệu và chuyển hóa vào sự thực tập. Đừng để sự thực tập hằng ngày rơi vào bẫy hình thức, dù là trong phép tọa thiền, thọ trai, niệm Bụt, chấp tác hay trì tụng. Thực tập theo nguyên tắc hiện pháp lạc trú mà Bụt đề ra.

Áp dụng pháp môn đệ nhị thân để săn sóc cho nhau.

Áp dụng pháp môn soi sáng để nâng đỡ nhau trong công phu thực tập chuyển hóa và đi tới.

Áp dụng pháp môn thiền lạy mỗi ngày để chuyển nghiệp và thiết lập lại truyền thông với thầy tổ, huynh đệ, và môn đồ. Mỗi vị xuất gia dù là sa di đều có ni-sư-đàn tùy thân mỗi khi lên Thiền Đường hoặc Phật Đường thực tập.

Y phục của người xuất gia, ngoài màu vàng cho ba y, đều được may bằng hoặc màu nâu sồng hoặc màu khói hương. Các vị ni sư và sư cô nên áp dụng chít khăn truyền thống Việt Nam và bỏ đi chiếc khăn đã bắt chước các bà sơ Tây phương từ 50 năm về trước.

Mỗi năm tổ chức và hướng dẫn các khóa tu cho các Phật tử tại gia (khóa tu một ngày, hai ngày cuối tuần, ba ngày, năm ngày, bảy ngày), giảng dạy và thực tập các pháp môn quán chiếu, điều phục cơn giận, ái ngữ, lắng nghe, làm mới, hòa giải, tụng giới, pháp đàm và tưới tẩm hạt giống tốt.

Xây cất chùa, viện và tăng xá, xin nhất thiết vâng theo kiến trúc truyền thống. Chúng ta có thể phát triển truyền thống, nhưng những nguyên tắc và đường nét chính cần được tôn trọng và duy trì.

Kính thưa các vị tôn đức và liệt vị trong đại chúng, xã hội hiện thời đang có những bước tiến rất nhanh, nhất là trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và giáo dục. Nếu chúng ta không hiện đại hóa được cách học hỏi và thực tập chánh pháp thì chúng ta sẽ không đáp ứng được kịp thời với những nhu cầu của xã hội mới. Xin liệt vị để tâm suy xét để chúng ta có thể cùng nhau đưa đạo Bụt thực sự vào đời sống hiện đại.

 

Kính thông bạch,

khuondauTNH.png

Thiền Sư Nhất Hạnh


Thông Bạch Đầu Thế Kỷ

 

Kính gửi liệt vị Tôn Túc, Sư Trưởng và Tứ Chúng thuộc môn phái Từ Hiếu
Kính thưa liệt vị,

 

Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ bạo động và đẫm máu nhất của nhân loại từ trước đến nay.Nhờ sự phát triển của kỹ thuật, con người của thế kỷ hai mươi đã đạt tới nhiều quyền lực để chinh phục thiên nhiên và bắt đầu can thiệp được vào cơ cấu của tế bào sinh vật để lái thiên nhiên đi về hướng phục vụ ước muốn của mình. Đồng thời con người của thế kỷ hai mươi cũng trở nên rất cô đơn, bơ vơ, lạc lõng, không có niềm tin, không có nơi nương tựa tâm linh, chỉ biết sống để làm thỏa mãn những tư dục của một cái ta vị kỷ.

 

Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ bạo động và đẫm máu nhất của nhân loại từ trước đến nay.Nhờ sự phát triển của kỹ thuật, con người của thế kỷ hai mươi đã đạt tới nhiều quyền lực để chinh phục thiên nhiên và bắt đầu can thiệp được vào cơ cấu của tế bào sinh vật để lái thiên nhiên đi về hướng phục vụ ước muốn của mình. Đồng thời con người của thế kỷ hai mươi cũng trở nên rất cô đơn, bơ vơ, lạc lõng, không có niềm tin, không có nơi nương tựa tâm linh, chỉ biết sống để làm thỏa mãn những tư dục của một cái ta vị kỷ.

Vào cuối thế kỷ, tuổi trẻ không còn tin vào một đấng tạo hóa, cũng không còn tin vào một chủ thuyết hay ý thức hệ nào. Không còn lý tưởng, không tìm ra được một ý nghĩa nào cho sự sống, mất gốc rễ nơi truyền thống tâm linh, tổ tiên, gia đình và xã hội, tuổi trẻ sống theo hướng tiêu thụ và tự tàn phá thân tâm . Mục đích của sự sống chỉ là để sống sót và đừng trở thành điên loạn. Chiến tranh ý thức hệ, ung thư , sida, bệnh tâm thần, rượu và ma túy là những gánh nặng lớn của thế kỷ. Hiện giờ những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử và sinh vật đang hứa hẹn thêm những quyền lực mới cho con người. Trong thế kỷ tới, nếu con người không có khả năng làm chủ được thân tâm và chinh phục được chính mình thì những quyền lực mới ấy sẽ đưa con người và các loài chúng sinh khác đến chỗ hoại diệt.

Tuy nhiên trong thế kỷ thứ hai mươi, nhiều hạt giống tuệ giác cũng đã được nẩy mầm : khoa học cũng đã hé thấy được nguyên lý duyên sinh, tương tức và vô ngã trong các lĩnh vực vật lý và sinh vật ; cũng như tâm lý học và xã hôi học đã khám phá ra nguyên tắc đồng sinh cọng tử và thấy rõ rằng có hiểu biết mới thực sự có thương yêu. Từ những tuệ giác đó đã phát sinh các phong trào bảo vệ sinh môi, thương xót các loài thú vật, ưa thích ăn chay, bỏ rượu và bỏ thuốc hút, đi phục vụ thiện nguyện tại các nước nghèo đói, tranh đấu bất bạo cho hòa bình và nhân quyền, đề cao nếp sống đơn giản, không tiêu thụ những sản phẩm có độc tố để tàn hoại thân tâm, và mở lòng tiếp nhận giáo lý đạo Bụt như một nghệ thuật sống để chuyển hóa, trị liệu và thương yêu.

Điều sau này được chứng minh bằng sự lan rộng mau chóng kỳ lạ của đạo Bụt tại phương Tây trong hai thập niên chót của thế kỷ. Nếu chúng ta biết nhận diện những yếu tố tích cực này để yểm trợ và phát huy, thì những hạt giống tuệ giác mới này sẽ có thể trở thành một bó đuốc sáng soi đường cho nhân loại trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Khoa học và kỹ thuật có thể được hướng dẫn phục vụ cho nhu yếu xây dựng một niềm tin mới và một sức sống mới cho nhân loại theo chiều hướng của tuệ giác duyên sinh, tương tức và vô ngã này.

Nếu thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ trong đó con người chinh phục được thiên nhiên thì thế kỷ thứ hai mươi mốt phải là thế kỷ trong đó con người tự chinh phục được chính mình. Nếu thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ của chủ nghĩa cá nhân và ý hướng thỏa mãn tư dục thì thế kỷ thứ hai mươi mốt phải là thế kỷ của nếp sống vô ngã, trong đó con người biết sống hài hòa với cộng dồng xã hội và với thiên nhiên, cũng như những tế bào trong cùng một cơ thể hay là những con ong trong cùng một tổ ong, theo tinh thần thực sự dân chủ và bình đẳng. Tự do không còn là tự do tự hủy hoại thân tâm và hủy hoại sinh môi mà là sự thảnh thơi không bị tư dục, hận thù và tuyệt vọng trấn ngự. Nếp sống chánh niệm được biểu hiện cụ thể bằng năm giới quý báu là con đường thoát của nhân loại, là kim chỉ nam cho thế kỷ mới. Trở về truyền thống tâm linh của mình để khám phá ra tuệ giác và nếp sống tương đương với năm giới quý báu là công việc cấp thiết nhất của tất cả chúng ta.

Tôi kính cẩn đề nghị với tất cả các vị Tôn Túc, Sư Trưởng và toàn thể Tứ Chúng trong môn phái, xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng nhưngoài nước, quán chiếu và đóng góp tối đa phần mình cho hướng đi lên của nhân loại vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt :

1- Xây dựng tu viện và các trung tâm tu tập chánh niệm để làm cơ sở thực tập cho tăng thân xuất gia và tại gia. Tổ chức các khóa tu một ngày, ba ngày, bảy ngày, ba tuần, ba tháng v…v ..cho người xuất gia và người tại gia , nhắm tới sự chuyển hóa phiền não, chế tác hiểu biết, thương yêu và khả năng xây dựng tăng thân. Chùa và tu viện được tổ chức như cơ sở của đời sống tâm linh của cả hai giới xuất gia và tại gia để tuổi trẻ có thể tiếp xúc được với tổ tiên tâm linh và cắm rễ được vào mảnh đất tâm linh ấy.Thực tập tinh thần phá chấp của giới luật Tiếp Hiện để mở lớn lượng bao dung và phòng hộ không cho đất nước và nhân loại đi vào những cuộc chiến tranh tôn giáo và ý thức hệ

2- Học hỏi và thực tập năm giới quý báu trong gia đình, biến gia đình thành một đơn vị tăng thân làm nền tảng cho những tăng thân lớn. Thực tập phép lắng nghe và ái ngữ để xây dựng nếp sống hòa thuận và hạnh phúc trong gia đình để cho con em lớn lên được cắm rễ vào gia đình. Trong nhà cần thiết lập bàn thờ tổ tiên tâm linh và huyết thống. Những ngày vía và ngày kỵ giỗ lớn, đại gia đình phải tập họp để thực tập vun bồi ý thức cội nguồn. Trong mỗi gia đình, ít nhất nên có một người phát nguyện lấy công trình tu học và hoằng pháp làm sự nghiệp duy nhất của đời mình, dưới hình thức xuất gia hay tại gia.

3- Buông bỏ nếp sống phục vụ tư dục và vị kỷ. Hồi hướng tất cả mọi hành động hằng ngày cho tăng thân. Thấy được hạnh phúc của tăng thân là hạnh phúc của chính mình. Hạnh phúc ấy được chế tác bằng hiểu biết, thương yêu và hòa thuận mà không phải bằng khả năng tiêu thụ.

4- Đầu tư thì giờ và năng lượng hằng ngày vào việc xây dựng tăng thân. Đừng mua sắm cho cá nhân những gì mình có thể sử dụng chung với tăng thân như nhà, xe, máy truyền hình và máy vi tính. Dứt khoát ly khai việc sử dụng rượu và các chất ma túy. Thực tập sống nếp sống giản dị để có thì giờ sống sâu sắc và thảnh thơi đời sống hằng ngày, tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống để nuôi dưỡng và trị liệu và để thực hiện lý tưởng từ bi trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, tâm linh và xã hội.

Thế kỷ thứ hai mươi mốt có thể là một ngọn đồi xanh mát có bầu thái hư rộng thênh thang, có trăng sao và đủ mọi mầu nhiệm của sự sống. Ta hãy cùng leo lên đồi thế kỷ với tư cách của một tăng thân mà đừng đi với tư cách cá nhân. Ta cùng đi với tổ tiên tâm linh và huyết thống của ta và với con cháu ta trong niềm hân hoan, tay trong tay, với tiếng hát và nụ cười, mỗi bước chân đều chế tác được chất liệu thảnh thơi và hạnh phúc.

Kính chúc liệt vị cùng tăng thân một thế kỷ đầy niềm tin và sự an lạc.

Tổ Đình Từ Hiếu và Đạo Tràng Mai Thôn
Ngày 4 tháng 12 năm 1999

Nay thông bạch

khuondauTNH.png

Thiền Sư Trừng Quang Nhất Hạnh,
Niên Trưởng Tổ Đình Từ Hiếu.

Thông bạch về thiền sư Khương Tăng Hội

 

thien su Khuong Tang Hoi

Kính thưa liệt vị Hòa Thượng, chư vị Tôn Đức cùng bốn chúng thuộc các đạo tràng trong Môn Phái Từ Hiếu, trong và ngoài nước.

Nhân ngày giỗ tổ Thiền Sư Tăng Hội năm 2006, tôi xin kính gửi đến liệt vị Hòa Thượng, chư vị Tôn Đức và bốn chúng lời thăm hỏi ân cần, nguyện cầu Đức Thế Tôn và chư vị Tổ Sư bảo hộ cho tất cả được thân tâm khinh an, đạo nghiệp viên thành.

Truyền thống chúng ta có nguồn gốc nơi cả Thiền tông và Tịnh độ tông, vì vậy chúng ta hãy cố gắng để phục hồi và duy trì được nếp thực tập thiền tịnh song tu ấy.

Trong truyền thống chúng ta, từ Tổ Tăng Hội đến Tổ Liễu Quán, tất cả đều đã có thực tập thiền. Tại Tổ Đình Từ Hiếu và các Tổ đình khác của pháp phái Liễu Quán, chư tổ vẫn có truyền thống phó pháp truyền đăng, và chúng ta có bổn phận phải giữ gìn để cho sự thực tập này không bị gián đoạn.

Trong quá trình giảng dạy và thực tập trên 50 năm qua, tôi đã có cơ duyên biên soạn được nhiều tài liệu về thiền. Trước hết là bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (ba tập), đã được các nhà Lá Bối (Hoa Kỳ) và Văn Học (Hà Nội) ấn hành. Tôi cũng đã biên soạn sách Thiền Sư Tăng Hội, dịch Lâm Tế Lục, viết Lâm Tế Tinh Yếu, Con Đường Chuyển Hóa, Nẻo Vào Thiền Học, Kinh Quán Niệm Hơi Thở, biên soạn Lâm Tế Lục Đại Toàn và Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập Phật Giáo. Hai tác phẩm nói sau đã được biên tập xong, tất cả khoảng trên năm nghìn trang. Những tư liệu trên đều có thể được ấn hành trở lại, hoặc cho lên mạng lưới thông tin để các vị sư trưởng có thể sử dụng trong việc giảng dạy tại các trường Phật học, các tu viện và các đạo tràng để bốn chúng trong môn phái được có cơ duyên học hỏi và thực tập theo sự chỉ dẫn của các vị tổ sư.

Để tiếp tục bồi đắp gốc rễ và khai thông suối nguồn, nhân dịp này, tôi xin đưa ra những đề nghị sau đây để các Chùa, các Đạo tràng, các Niệm Phật Đường, các Phật Học Viện và các Tăng thân khắp nơi, trong cũng như ngoài nước, cùng thực tập:

1-         Tạc tượng và thờ Thiền Sư Tăng Hội, sơ Tổ của Thiền Tông Việt Nam. Tổ sinh ở Giao Châu vào đầu thế kỷ thứ ba, cha là người Khương Cư, mẹ là người Việt, xuất gia năm 10 tuổi, trở thành cao tăng, mở đạo tràng tu tập ở Luy Lâu, Bắc Ninh, thiết lập một trung tâm dịch thuật và sáng tác ở đó, và đến năm 255, qua Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ), thủ đô nước Đông Ngô thời Tam Quốc, lập ngôi chùa đầu tiên ở nước ấy là chùa Kiến Sơ, độ cho vua Ngô Tôn Quyền, truyền tam quy ngũ giới cho vua Ngô Tôn Hạo, tổ chức Đại Giới Đàn độ tăng đầu tiên cho người Trung Quốc, và tịch vào tháng chín năm 280.

2-         Trong những ngày Giỗ Tổ như ngày giỗ các tổ Tăng Hội, Lâm Tế, Liễu Quán, Nhất Định v.v… ngoài sự thực tập lễ bái và cúng dường để tỏ bày niềm biết ơn, ta nên tổ chức để bốn chúng có cơ hội học hỏi và ôn lại những công hạnh của vị tổ sư liên hệ, mục đích là để tự nhắc nhở và nhắc nhở giới hậu lai về công hạnh của Tổ. Ta có thể sử dụng những tư liệu có sẵn về Phật giáo sử nói trên để làm công việc này.

3-         Thực tập ngồi thiền, ít nhất là 20 phút trước giờ công phu sáng và chiều. Ta có thể sử dụng sách Sen Búp Từng Cánh Hé để hướng dẫn toàn chúng thực tập cho buổi ngồi thiền có nội dung tốt. Ta có thể gửi những vị giáo thọ trẻ về Tổ Đình Từ Hiếu (Huế), Tu Viện Bát Nhã (Bảo Lộc). Đạo Tràng Mai Thôn (Pháp), các Đạo Tràng Thanh Sơn và Lộc Uyển (Hoa Kỳ) để được đào tạo về khả năng hướng dẫn thiền tập có công dụng đưa tới chuyển hóa và trị liệu thân tâm. Ta nên sử dụng những kinh văn bằng tiếng Việt trong sách Nhật Tụng Thiền Môn 2000 để thay thế dần dần cho những kinh văn bằng chữ Hán trong các buổi công phu.

4-         Tiếp tục truyền thống Phó Pháp Truyền Đăng, đừng để cho đứt đoạn. Xin đề nghị các tổ đình và các chùa thuộc pháp phái Liễu Quán và môn phái Từ Hiếu sưu tập các bài kệ truyền đăng cùng danh sách các vị được truyền đăng trong quá khứ để gửi về cất giữ tại các Tổ Đình. Những tài liệu này sẽ được đưa lên mạng lưới thông tin để tứ chúng thuộc Tổ Đình có cơ duyên tham cứu. Hiện tại ở quốc ngoại đã có tới trên tám trăm tăng thân (những thành phố lớn như Nữu Ước và Luân Đôn đều có trên mười tăng thân) quy tụ tu học hằng tuần. Con cháu môn phái Từ Hiếu ở hải ngoại đã có cả triệu người, gồm 47 quốc gia. Đưa các tài liệu ấy lên mạng có thể giúp cho mọi người tiếp xúc được sâu sắc hơn với truyền thống của mình.

Nhân đây tôi cũng xin thông báo về chuyến viếng thăm và hoằng pháp của một Phái Đoàn Tăng Thân Quốc Tế Làng Mai tại Việt Nam từ ngày 21.02.2007 đến ngày 09.05.2007. Chuyến đi sẽ bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh qua Bảo Lộc, Đà Lạt, Nha Trang, đến Huế, Đà Nẵng và Hà Nội. Trong chuyến đi này sẽ có những buổi sinh hoạt giao lưu , những khóa tu cho người xuất gia và tại gia, và những buổi thuyết giảng công cộng. Các đạo bạn trong và ngoài nước sẽ lại có dịp cùng nhau tu tập trong tinh thần huynh đệ và tiếp xúc sâu sắc với cội nguồn. Trong thời gian ấy sẽ có những Trai Đàn Chẩn Tế cầu nguyện cho âm siêu dương thái, chữa lành được những thương tích chiến tranh trong lòng mọi người, Nam cũng như Bắc, xây dựng thêm được tình huynh đệ và nghĩa đồng bào. Chi tiết của chuyến đi sẽ được thông báo trên mạng lưới thông tin. Được gặp lại liệt vị Hòa Thượng, chư vị Tôn Đức và đại gia đình tâm linh trong bốn chúng là một niềm vui lớn. Chúng tôi đang tâm niệm đến chư vị với niềm biết ơn và tin cậy.

 

Viết tại Mai Thôn Đạo Tràng
ngày 18.08.2006

khuondauTNH.png

Thích Nhất Hạnh

Thông điệp xóa bỏ chế độ nô lệ hiện đại

Thông điệp tại Hội nghị các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới về
XÓA BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ HIỆN ĐẠI

 

Nhận lời mời của Đức Giáo Hoàng Francis, một phái đoàn gồm 22 quý thầy, quý sư cô Làng Mai, trong đó có sư cô Chân Không và thầy Pháp Ấn – Viện trưởng Viện Phật học Ứng dụng châu Âu (EIAB), đã có mặt tại Rome từ ngày 1 – 2/12/2014 để đại diện và chuyển tải thông điệp của Thiền sư Nhất Hạnh đến Hội nghị các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới về xóa bỏ nạn buôn người, một hình thức “nô lệ hiện đại”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới đã quy tụ tại Vatican để cùng lên tiếng chống lại chế độ nô lệ hiện đại. Buổi gặp gỡ đã diễn ra vào sáng ngày 2/12/2014, ngày Quốc tế xóa bỏ chế độ nô lệ, tại trụ sở của Hàn lâm viện Tòa thánh về các khoa học ở Nội thành Vatican.

Tại buổi gặp gỡ này, sư cô Chân Không – đệ tử lớn nhất của Thiền sư Nhất Hạnh – đã đại diện Thiền sư đọc thông điệp trước Hội nghị (thông điệp dưới đây đã được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh):

 

“Kính thưa chư vị Tôn Đức cùng toàn thể quý vị đại biểu!

Chúng ta may mắn có được cơ hội gặp gỡ ngày hôm nay để cùng tuyên bố với thế giới cam kết phối hợp hành động nhằm chấm dứt nạn buôn người – một hình thức “Nô lệ hiện đại” (Modern Slavery). Chúng ta lên tiếng kêu gọi những ai đang tham gia vào hoạt động buôn người hãy DỪNG LẠI hành động của mình; đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế cùng hiệp lực để bảo vệ nhân phẩm của những thanh niên, thiếu nữ và trẻ em đang là nạn nhân của nạn buôn người. Những nạn nhân này cũng là con của chúng ta, là anh chị em của chúng ta.

Một điều rõ ràng là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, chuyện xảy ra cho bất kỳ một ai trên trái đất này cũng đều tác động đến tất cả chúng ta. Chúng ta tương tức với nhau và cùng chịu trách nhiệm về nhau. Tuy nhiên, cho dù có thiện chí lớn lao đến đâu đi nữa, nếu chúng ta cứ đắm mình vào những mối quan tâm thường nhật, đi tìm kiếm những tiện nghi vật chất hay tình cảm thì chúng ta sẽ không có thì giờ để thực hiện ước nguyện lớn lao của mình.

Sự quán chiếu, nhìn sâu của chúng ta phải đi liền với hành động. Nếu không có sự thực tập tâm linh, chúng ta sẽ sớm từ bỏ giấc mơ của mình.

Mỗi người trong chúng ta, tùy theo truyền thống tâm linh của mình, cần thực tập để tiếp xúc một cách sâu sắc với những mầu nhiệm của thiên nhiên, của sự sống trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tiếp xúc được với Nước Chúa hay cõi Tịnh Độ, Niết Bàn trong mỗi chúng ta. Có như vậy chúng ta mới tiếp nhận được những yếu tố nuôi dưỡng và trị liệu. Niềm vui, niềm hạnh phúc trong ta được phát sinh từ cái thấy: Nước Chúa hay cõi Tịnh Độ hiện đang có mặt ngay bây giờ và ở đây. Chính tình yêu và sự kính ngưỡng đối với thiên nhiên trong mỗi chúng ta có công năng nuôi dưỡng, gắn kết chúng ta lại với nhau và lấy đi tất cả những phân biệt, kỳ thị.

Bằng cách tiếp xúc với những yếu tố tươi mát và trị liệu, chúng ta có khả năng vượt thoát ra khỏi những quan tâm thường nhật về tiện nghi vật chất. Chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thời gian và năng lượng để thực hiện lý tưởng đem tình thương và tự do lớn trang trải đến tất cả mọi người và mọi loài. Trong Kinh Thánh có đoạn: “Đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây? Trước hết hãy tìm kiếm nước Chúa, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ ban cho. Chớ nên lo lắng về ngày mai, chuyện của ngày mai cứ để ngày mai lo.”

Trong khi nỗ lực hành động để chấm dứt nạn buôn người, chúng ta phải dành thời giờ để chăm sóc cho chính mình, và chăm sóc cho phút giây hiện tại. Bằng cách đó, chúng ta có thể tìm thấy được phần nào sự bình an trong thân tâm để tiếp tục sự nghiệp của mình. Chúng ta cần nhận diện và ôm ấp những khổ đau, giận hờn, sợ hãi và tuyệt vọng trong ta, để cho năng lượng từ bi luôn còn mãi trong trái tim ta. Khi tâm trở nên định tĩnh, sáng suốt hơn, chúng ta không những thương những nạn nhân của nạn buôn người, mà còn thương được chính những kẻ có hành vi buôn người. Những người đó cũng có rất nhiều khổ đau trong lòng. Thấy được điều đó, chúng ta sẽ có thể giúp họ thức tỉnh và dừng lại được những hành động gây khổ đau của mình. Lòng từ bi trong chúng ta có khả năng biến họ trở thành những người bạn, những người sát cánh với chúng ta trong nỗ lực chấm dứt nạn buôn người.

Để có thể duy trì được công việc đầy từ bi này một cách lâu dài, tất cả chúng ta đều cần có một tăng thân (một đoàn thể tu học – a spiritual community) để bảo vệ và yểm trợ cho chúng ta. Đó phải là một đoàn thể chân chính, nơi có tình huynh đệ, có hiểu biết và thương yêu thực sự. Chúng ta không nên làm công việc này như một chiến binh đơn độc (lone warriors). Nạn buôn người có gốc rễ rất sâu dày và những mạng lưới, cơ cấu, những điều kiện làm phát sinh vấn đề này cũng rất phức tạp. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một đoàn thể, một tăng thân có khả năng duy trì công việc bảo vệ sinh mạng này một cách lâu dài, không chỉ đến năm 2020 như mục tiêu đã đề ra mà thôi.

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vì vậy hình thức nô lệ hiện đại này cũng có tính toàn cầu, nó liên hệ mật thiết đến các hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó, nền đạo đức của chúng ta cũng cần phải được toàn cầu hóa. Một trật tự thế giới mới đòi hỏi phải có một nền đạo đức toàn cầu mới. Các quốc gia, dân tộc, các truyền thống phải ngồi lại với nhau, như chúng ta đang làm trong hội nghị này, để tìm ra những nguyên nhân gây nên tình trạng nô lệ hiện đại này. Nếu chúng ta cùng nhau quán chiếu với sự bình an và định tĩnh, chúng ta sẽ hiểu được những nguyên nhân dẫn đến nạn nô lệ hiện đại, và như vậy chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp rốt ráo cho vấn nạn này”.

 

Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo (Anh Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Hindu và Phật Giáo) đã ký kết một Tuyên bố chung bày tỏ quyết tâm hiệp lực với nhau để xoá bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ hiện đại trước năm 2020. Sáng kiến lịch sử này do tổ chức Mạng lưới tự do toàn cầu (Global Freedom Network) đề xướng. Tổ chức này hoạt động với mục tiêu xóa bỏ nạn buôn người và các hình thức nô lệ mới trên thế giới. Ước tính, có khoảng 35,8 triệu người trên khắp thế giới hiện đang sống cuộc sống như một “nô lệ thời hiện đại”, và mỗi năm con số này lại tăng thêm 3 triệu người (theo thống kê của tổ chức Walk Free Foundation).

Sự kiện các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể đi đến một Tuyên bố chung lên án nạn buôn người này sẽ có tác dụng kêu gọi các chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống buôn người trên quy mô toàn cầu. Sự kiện này có thể giúp mang lại sự yểm trợ cần thiết cho hàng trăm các tổ chức phi chính phủ hiện đang tích cực hoạt động nhằm giải cứu các nạn nhân của nạn buôn người, giúp thoa dịu nỗi đau về thể xác và tinh thần, đồng thời giúp các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

Một ngày trước đó (ngày 1/12/2014), phái đoàn tăng thân Làng Mai đã phối hợp với Ban Tổ chức Hội nghị để tổ chức một ngày tu tập chung cho các đại biểu tại Vatican. Đây là sáng kiến do Thiền sư Nhất Hạnh đưa ra trước khi Người bị xuất huyết não. Ngày hôm đó, tất cả các đại biểu đại diện cho Anh Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Hindu và Phật Giáo đã có cơ hội cùng đi thiền hành chung với nhau trong khuôn viên của Vatican, cùng ăn trong im lặng và cầu nguyện với nhau như là các huynh đệ trong cùng một gia đình tâm linh, cùng gắn kết và hòa điệu với nhau bằng lòng từ bi và hành động.

“Mỗi con người là một người tự do, dù đó là con gái hay con trai, phụ nữ hay đàn ông được tạo dựng vì thiện ích của mọi người trong sự bình đẳng và tình huynh đệ. Chế độ nô lệ mới, dưới những hình thức buôn người, cưỡng bức lao động, mại dâm, buôn bán nội tạng, bất kỳ mối tương quan nào không tôn trọng xác n căn bản rằng mọi người đều bình đẳng quyền tự do và phẩm giá như nhau, một tội ác chống lại nhân loại.”
(Trích: Tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới)

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tôn giáo đối với chế độ nô lệ hiện đại đã được ký kết bởi:

Công giáo: Đức Giáo Hoàng Francis
Hindu: Her Holiness Mata Amritanandamayi (Amma)
Phật giáo: Thiền sư Thích Nhất Hạnh (được đại diện bởi Tỳ kheo ni Thích Nữ Chân Không Nghiêm)
Phật giáo: The Most Ven. Datuk K Sri Dhammaratana, Chief High Priest of Malaysia
Do thái: Rabbi Dr. Abraham Skorka
Do thái: Rabbi Dr. David Rosen
Chính thống giáo: His All-Holiness Ecumenical Patriarch Bartholomew (represented by His Eminence Metropolitan Emmanuel of France)
Hồi giáo: Mohamed Ahmed El-Tayeb, Grand Imam of Al-Azhar (represented by Dr. Abbas Abdalla Abbas Soliman, Undersecretary of State of Al Azhar Alsharif)
Hồi giáo: Grand Ayatollah Mohammad Taqi al-Modarresi
Hồi giáo: Grand Ayatollah Sheikh Basheer Hussain al Najafi (represented by Sheikh Naziyah Razzaq Jaafar, Special advisor of Grand Ayatollah)
Hồi giáo: Sheikh Omar Abboud
Anh giáo: Most Revd and Right Hon Justin Welby, Archbishop of Canterbury

Ngày tu tập chung cho các đại biểu tham dự Hội nghị tại Vatican

Ngày tu tập và hội thảo cho các đại biểu tham dự Hội nghị

Các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tại buổi lễ

Buổi lễ kí Tuyên bố chung

Đức Giáo Hoàng Francis đọc lời khai mạc

Tuyên bố chung được ký kết

Các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới

_________________________________________________________

Xem video buổi lễ

_________________________________________________________

khoảng 35,8 triệu người đang sống cuộc sống như một “nô lệ thời hiện đại”

Chế độ nô lệ hiện đại phát triển mạnh trên mọi lục địa và trong hầu hết các quốc gia với nhiều hình thức, từ buôn người, cưỡng bức lao động, phụ nữ bị bắt mại dâm, buôn bán nội tạng, nô lệ trẻ em trong chuỗi cung ứng nông nghiệp hoặc cả gia đình làm việc để trả nợ các thế hệ.

Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu

Mười lăm nhà lãnh đạo Phật Giáo có uy tín trên thế giới, trong đó có Đức Đạt-lai Lạt-ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã cùng ký vào một thông điệp lịch sử kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị đi đến một thỏa thuận hiệu quả về biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 tại Paris.

Sư cô Chân Không – đệ tử lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – đã chia sẻ tại buổi họp báo: “Chúng ta gây tàn hại đối với trái đất cũng có nghĩa là chúng ta đang tàn hại chính mình. Trái đất không chỉ là môi trường sống của tất cả chúng ta, mà trái đất chính là Mẹ của chúng ta. Tất cả chúng ta đều là con của đất Mẹ, vì vậy chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một đại gia đình. Chúng ta phải hành động, không phải vì trách nhiệm mà vì tình thương dành cho nhau và cho hành tinh này. Đức Bụt đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể sống đơn giản mà vẫn có thể có hạnh phúc.” Dưới đây là bản dịch nôi dung Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu:

Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu (ngày 29 tháng 10 năm 2015)

Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận đầy hoài bão và hiệu quả về biến đổi khí hậu.

Chúng ta đang ở vào một thời điểm quyết định, thời điểm mà sự sống còn của loài người chúng ta cũng như của các loài khác trên trái đất này đang bị đe dọa nghiêm trọng do những hành động của chính chúng ta. Vẫn còn thời gian để chúng ta giảm tốc độ và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu, nhưng để làm được như vậy, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Paris (COP21) cần đưa ra lộ trình cụ thể để chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cũng cần có các biện pháp toàn diện và lâu dài giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và tăng cường năng lực thích ứng của những đối tượng này.

Mối quan ngại của chúng tôi phát xuất từ cái thấy của Bụt Sakya Muni về tính tương duyên, tương tức của vạn vật trong vũ trụ. Thấu suốt được tính tương tức và ý thức về những hậu quả do hành động của mình gây ra là một bước vô cùng quan trọng giúp chúng ta giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường sống. Nuôi dưỡng tuệ giác tương tức và lòng từ bi, chúng ta sẽ hành động dựa trên tình thương, mà không phải là sự sợ hãi, để có thể bảo vệ hành tinh của chúng ta. Điều này đã được các nhà lãnh đạo Phật giáo nói đến trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, đời sống hằng ngày dễ khiến chúng ta quên đi rằng sự sống của chúng ta có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời với thiên nhiên, thông qua không khí mà chúng ta thở, nguồn nước mà chúng ta uống và thức ăn mà chúng ta tiêu thụ. Vì thiếu tuệ giác, chúng ta đang phá hủy chính hệ sinh thái mà chúng ta và các loài khác cần nương vào để tồn tại.

Chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng Phật giáo thế giới cần thấy rõ mối tương quan, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với con người, cũng như giữa con người với thiên nhiên. Đây là điều vô cùng quan trọng. Cùng với nhau, loài người chúng ta phải hành động để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ gây nên cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay, đó là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những phương thức tiêu thụ không bền vững, sự thiếu ý thức và trách nhiệm về hậu quả của hành động do mình gây ra.

Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ “Thời điểm hành động là Bây giờ: Tuyên ngôn Phật giáo về Biến đổi khí hậu”, một thông điệp được đông đảo các nhà lãnh đạo Phật giáo và các Giáo hội Phật giáo các nước tán thành. Chúng tôi cũng hoan nghênh và ủng hộ các tuyên bố về biến đổi khí hậu của các truyền thống tôn giáo khác, như Thông điệp của Đức Giáo hoàng Francis về “Chăm sóc ngôi nhà chung” được công bố vào đầu năm nay (Laudato Si’: On Care for Our Common Home), Tuyên ngôn của đạo Hồi về Biến đổi khí hậu (Islamic Declaration on Climate Change), cũng như Tuyên ngôn sắp được công bố của đạo Hindu về Biến đổi khí hậu (Hindu Declaration on Climate Change). Chúng tôi và các truyền thống tôn giáo khác gắn kết với nhau bởi mối quan tâm chung về mục tiêu chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm những phương thức tiêu thụ không bền vững, và những đòi hỏi về mặt đạo đức khi giải quyết những nguyên nhân cũng như tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất thế giới.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng nỗ lực bằng ý chí chính trị của mình để thu hẹp khoảng cách về mục tiêu khí thải mà các quốc gia đã cam kết và đảm bảo sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu được duy trì ở mức dưới 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Chúng tôi cũng đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có một cam kết chung về tăng cường nguồn lực tài chính nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phát thải carbon thấp trên toàn cầu.

Tin vui là chúng ta có cơ hội vô cùng quý báu để tạo ra một bước ngoặt lớn tại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Paris. Các nhà khoa học đảm bảo rằng mục tiêu giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1.5 độ C là khả thi, cả về mặt công nghệ cũng như mặt kinh tế. Việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển qua 100% năng lượng sạch, có khả năng tái tạo sẽ không những thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phát thải carbon thấp trên toàn cầu, mà còn giúp chúng ta khởi đầu con đường làm mới nếp sống tâm linh, một điều vô cùng cần thiết cho thế giới hiện nay. Ngoài những tiến bộ đã đạt được trong đời sống tâm linh, các cá nhân còn có thể đóng góp thêm bằng những hành động hiệu quả nhất như: bảo vệ rừng, chuyển sang ăn chay, giảm tiêu thụ, chuyển hóa rác, sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo, hạn chế việc đi lại bằng máy bay, và sử dụng phương tiện công cộng. Mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi cho tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới công nhận và công khai lên tiếng về trách nhiệm chung của tất cả mọi người trên hành tinh này trong việc bảo vệ môi trường sống vì lợi ích của tất cả chúng ta, cho hôm nay và cho cả mai sau.

Vì những lý do nêu trên, chúng tôi kêu gọi tất cả các Bên tham gia đàm phán tại Paris:

  1. Luôn lưu tâm đến các khía cạnh đạo đức liên quan đến biến đổi khí hậu, như đã nêu trong điều 3 của Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC).
  2. Đồng ý chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang hướng sử dụng 100% năng lượng sạch và có khả năng tái tạo.
  3. Quyết tâm thu hẹp khoảng cách về mục tiêu khí thải mà các quốc gia đã cam kết và đảm bảo sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu được duy trì ở mức dưới 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
  4. Đi đến một cam kết chung về tăng cường nguồn lực tài chính trên mức 100 tỷ đô-la mà các nước phát triển đã cam kết đóng góp tại Copenhagen năm 2009, thông qua Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phát thải carbon thấp trên toàn cầu.

Thời điểm hành động là bây giờ.

Đồng ký tên:

Đức Đạt-lai Lạt-ma Tenzing Gyatso
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Vị thầy sáng lập Làng Mai (Pháp), nhiều tu viện và cộng đồng Phật Giáo Dấn thân toàn cầu
Đức Gyalwang Karmapa thứ 17
Người đứng đầu của dòng phái Karma Kagyu
Hòa thượng Dharmasen Mahathero
Đức Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Bangladesh
Ngài Hakuga Murayama
Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo trẻ Nhật Bản (JYBA)
Ngài Jaseung Sunim
Trưởng Tông phái Tào Khê (Jogye Order) của Phật giáo Hàn Quốc
Hòa thượng Bhante B. Sri Saranankara Nayaka Maha Thera
Giáo hội Phật giáo Malaysia
Hòa thượng Khamba Lama Gabju Demberel
Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Mông Cổ
Hòa thượng Bhaddanta Kumarabhivamsa
Đức Tăng thống, Chủ tịch Ủy ban Tăng đoàn Nhà nước Maha Nāyaka, Myanmar
Hòa thượng Agga Maha Panditha Dawuldena Gnanissara Maha Nayaka Thera
Đức Tăng Thống của Amarapura Maha Nikaya, Sri Lanka
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngài Lama Lobzang, Tổng thư ký Liên đoàn Phật giáo Thế giới (IBC)
Ngài Olivier Reigen Wang-gen, Chủ tịch, Tổng hội Phật giáo Pháp (UBF)
Ngài Bhikku Bodhi
Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ
Công chúa Ashi Kesang Wangmo Wangchuk
Bhutan

Nguyên bản tiếng Anh: Buddhist Climate Change Statement to World Leaders

October 29th, 2015

We, the undersigned Buddhist leaders, come together prior to the 21st Session of the Conference of Parties (COP21) to the UN Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) in Paris, in order to add our voices to the growing calls for world leaders to cooperate with compassion and wisdom and reach an ambitious and effective climate agreement.

We are at a crucial crossroads where our survival and that of other species is at stake as a result of our actions. There is still time to slow the pace of climate change and limit its impacts, but to do so, the Paris summit will need to put us on a path to phase out fossil fuels. We must ensure the protection of the most vulnerable, through visionary and comprehensive mitigation and adaptation measures.

Our concern is founded on the Buddha’s realization of dependent co-arising, which interconnects all things in the universe. Understanding this interconnected causality and the consequences of our actions are critical steps in reducing our environmental impact. Cultivating the insight of interbeing and compassion, we will be able to act out of love, not fear, to protect our planet. Buddhist leaders have been speaking about this for decades. However, everyday life can easily lead us to forget that our lives are inextricably interwoven with the natural world through every breath we take, the water we drink, and the food we eat. Through our lack of insight, we are destroying the very life support systems that we and all other living beings depend on for survival.

We believe it imperative that the global Buddhist community recognize both our dependence on one another as well as on the natural world. Together, humanity must act on the root causes of this environmental crisis, which is driven by our use of fossil fuels, unsustainable consumption patterns, lack of awareness, and lack of concern about the consequences of our actions.

We strongly support “The Time to Act is Now: A Buddhist Declaration on Climate Change,” which is endorsed by a diverse and global representation of Buddhist leaders and Buddhist sanghas. We also welcome and support the climate change statements of other religious traditions. These include Pope Francis’s encyclical earlier this year, Laudato Si’: On Care for Our Common Home, the Islamic Declaration on Climate Change, as well as the upcoming Hindu Declaration on Climate Change. We are united by our concern to phase out fossil fuels, to reduce our consumption patterns, and the ethical imperative to act against both the causes and the impacts of climate change, especially on the world’s poorest.

To this end, we urge world leaders to generate the political will to close the emissions gap left by country climate pledges and ensure that the global temperature increase remains below 1.5 degrees Celsius, relative to pre-industrial levels. We also ask for a common commitment to scale up climate finance, so as to help developing countries prepare for climate impacts and to help us all transition to a safe, low carbon future.

The good news is that there is a unique opportunity at the Paris climate negotiations to create a turning point. Scientists assure us that limiting the rise in the global average temperature to less than 1.5 degrees Celsius is technologically and economically feasible. Phasing out fossil fuels and moving toward 100 percent renewable and clean energy will not only spur a global, low-carbon transformation, it will also help us to embark on a much-needed path of spiritual renewal. In addition to our spiritual progression, in line with UN recommendations, some of the most effective actions individuals can take are to protect our forests, move toward a plant-based diet, reduce consumption, recycle, switch to renewables, fly less, and take public transport. We can all make a difference.

We call on world leaders to recognize and address our universal responsibility to protect the web of life for the benefit of all, now and for the future.

For these reasons, we call on all Parties in Paris:

  1. To be guided by the moral dimensions of climate change as indicated in Article 3 of the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC).
  2. To agree to phase out fossil fuels and move towards 100 percent renewables and clean energy.
  3. To create the political will to close the emissions gap left by country climate pledges so as to ensure that the global temperature increase remains below 1.5 degrees Celsius, relative to pre-industrial levels.
  4. To make a common commitment to increase finance above the US$100 billion agreed in Copenhagen in 2009, including through the Green Climate Fund (GCF), to help vulnerable developing countries prepare for climate impacts and transition towards a low-carbon economy.

The time to act is now.

Yours sincerely,

His Holiness the Dalai Lama Tenzing Gyatso, 14th Dalai Lama

Zen Master Thich Nhat Hanh, Patriarch of the Plum Village International Community of Engaged Buddhists

His Holiness the 17th Gyalwang Karmapa, Head of the Karma Kagyu

His Holiness Dr. Dharmasen Mahathero, The Supreme Patriarch (Sangharaja) of the Bangladesh Sangha

Rev. Hakuga Murayama, President, All Japan Young Buddhist Association (JYBA)

His Eminence Jaseung Sunim, President, Jogye Order of Korean Buddhism

Bhante B. Sri Saranankara Nayaka Maha Thera, ​Chief Adhikarana Sangha Nayaka of Malaysia , Kuala Lumpur, Malaysia

His Eminence Rev. Khamba Lama Gabju Demberel, The Supreme Head of Mongolian Buddhists

His Holiness Dr. Bhaddanta Kumarabhivamsa, Sangharaja, and Chairman State Sangha Maha Nāyaka Committee, Myanmar

His Eminence Agga Maha Panditha Dawuldena Gnanissara Maha Nayaka Thera, Mahanayaka Thero, The Supreme Prelate of the Amarapura Maha Nikaya, Sri Lanka

His Holiness Thich Pho Tue, Supreme Patriarch of All Vietnam Buddhist Sangha

Venerable Lama Lobzang, Secretary General of the International Buddhist Confederation (IBC)

Venerable Olivier Reigen Wang-gen, President, Buddhist Union of France (UBF)

Venerable Bhikku Bodhi, President, Buddhist Association of the USA

Royal Highness Ashi Kesang Wangmo Wangchuk, Bhutan

Chung tay nguyện cầu cho Đất Mẹ

Làng Mai, ngày 12 tháng 11 năm 2015

Kính gửi:

– Các trung tâm tu học thuộc Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới
– Các thành viên thuộc Dòng tu Tiếp hiện
– Các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai trên thế giới
– Toàn thể nam nữ cư sĩ phật tử và thân hữu của Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới

 

Để yểm trợ cho Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) được tổ chức tại Paris từ ngày 30.11 đến ngày 11.12.2015, và trong tinh thần đoàn kết cùng với Global Buddhist Climate Change Collective (Liên minh Phật giáo toàn cầu về biến đổi khí hậu), các tăng thân One Earth Sangha, Plum Village Earth Holder Sangha, cùng các cộng đồng tôn giáo trên thế giới, chúng tôi xin kêu gọi các trung tâm và các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai trên toàn thế giới cùng tập hợp lại để gửi năng lượng tâm linh hướng về Đất Mẹ, hướng về các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới, nhằm giúp các nhà lãnh đạo có đủ sự can đảm, sáng suốt và từ bi để đi đến một thỏa thuận hiệu quả và đầy trách nhiệm về vấn đề biến đổi khí hậu.

Với tư cách một cộng đồng toàn cầu, chúng ta có đầy đủ khả năng cũng như cơ hội để hành động. Điều chúng ta cần lúc này là ý chí chính trị tập thể và sức mạnh tâm linh để có thể hành động một cách mạnh mẽ và quyết đoán nhằm thay đổi tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

Chúng tôi xin đề nghị các tăng thân xuất sĩ và cư sĩ tu học theo pháp môn Làng Mai trên thế giới cùng đến với nhau để thực tập thiền thở, thiền ngồi, thiền đi cho Đất Mẹ, đồng thời chế tác năng lượng chánh niệm và từ bi. Chính nguồn năng lượng tập thể hùng hậu này là món quà tâm linh mà chúng ta có thể hiến tặng Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu tại Paris. Đây cũng là hình thức cầu nguyện tối ưu nhất cho Đất Mẹ – hành tinh yêu quý của chúng ta.

Dưới đây là những hành động mà chúng ta có thể làm cùng nhau như một tăng thân:

      1. Tham gia phong trào Đi bộ cho Trái Đất: chúng tôi muốn mời quý vị cùng đến với nhau như một tăng thân vào ngày 29 tháng 11 tới, để cùng tham gia đi bộ cho Trái Đất tại thành phố hoặc địa phương nơi quý vị đang sinh sống hoặc những địa phương gần đó. Bằng những bước chân thảnh thơi và tiếp xúc sâu sắc với Đất Mẹ, chúng ta có thể đóng góp năng lượng bình an và tĩnh lặng đến phong trào Đi bộ cho Trái Đất. Quý vị có thể tìm đến địa điểm tổ chức gần nơi ở của mình hoặc tự mình tổ chức sự kiện.
      2. Không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa trong hai tuần: Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu tại Paris (từ ngày 30.11 đến ngày 11.12), chúng tôi xin mời quý vị cùng chúng tôi thực tập không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa. Quý vị có thể tổ chức những bữa cơm chay và mời các thành viên trong tăng thân đến tham dự, mỗi người mang theo một món ăn do mình tự nấu để góp vui, hoặc tổ chức ăn chay tại gia đình. Khi thực tập như vậy, chúng ta nuôi dưỡng lòng từ bi trong khi ăn, và chúng ta có thể gửi năng lượng này để yểm trợ cho các cuộc đàm phán tại Paris. Trong khi ăn cùng nhau, chúng ta có thể tận hưởng những khoảnh khắc im lặng để thưởng thức hương vị của thức ăn, đồng thời nuôi dưỡng sự trân kính và lòng biết ơn đối với Đất Mẹ. Quý vị có thể thực tập 5 Lời Quán Nguyện trước khi ăn.
      3. Đeo Ruy băng xanh (Green Ribbon): Trong hai tuần, từ ngày 30.11 đến ngày 11.12, chúng tôi xin mời quý vị đeo ruy băng xanh để giúp nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về sự thực tập chánh niệm và từ bi tập thể mà chúng ta đang tham dự vào để bảo vệ Trái Đất.
      4. Sinh hoạt cùng tăng thân: Chúng tôi khuyến khích quý vị tham dự vào các buổi sinh hoạt của tăng thân gần nơi cư trú, và trong các buổi sinh hoạt đó, chúng ta có thể cùng nhau đọc những tác phẩm của Sư Ông Làng Mai như: “Tâm tình với Đất Mẹ” (Love Letter to Mother Earth), và cuốn “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh” (The World We Have). Bằng cách nâng cao nhận thức về môi sinh trong tăng thân, chúng ta cũng đang góp phần thúc đẩy sự tỉnh thức tập thể trong xã hội. Chúng ta cũng có thể tham dự vào các sinh hoạt về môi sinh do các truyền thống tôn giáo khác hoặc các nhóm thiện nguyện tổ chức. Chúng ta chỉ cần đóng góp sự có mặt của mình, cũng như năng lượng bình an, từ bi và sự yểm trợ tinh thần của mình cho phong trào này.
      5. Cam kết hành động: Chúng tôi xin mời quý vị cùng quán chiếu về lối sống của mình và từ đó đi đến một cam kết bằng những hành động cụ thể nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của chính mình đến môi trường. Chúng ta có thể chia sẻ với những người thân xung quanh mình hoặc với tăng thân địa phương mà mình tu tập về những cam kết mà mình muốn thực hiện và xin được yểm trợ.

    Khi thực tập thiền tọa, thiền hành cùng với nhau, chúng ta chế tác được một nguồn năng lượng niệm, định và từ bi rất hùng hậu. Năng lượng tỉnh thức tập thể này sẽ tác động đến Trái Đất, và có công năng tái lập sự cân bằng của Trái Đất, bởi vì chúng ta cũng chính là Đất Mẹ, chúng ta với Đất Mẹ là một. Những hành động của chúng ta sẽ giúp mang lại sự tỉnh thức và tuệ giác tập thể, và từ đó tạo ra sự thay đổi tích cực cho thế giới này.

    Chúng ta chưa biết Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu tại Paris sẽ đạt được những kết quả gì. Nhưng tương lai của chúng ta có thể được xác định qua cách chúng ta sống trong hiện tại và qua lối sống hàng ngày của chúng ta. Sự tỉnh thức và lòng từ bi trong ta, cũng như tình thương của chúng ta dành cho Đất Mẹ cần được làm cho lớn rộng và vươn xa hơn Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 12 tới.

    Thương yêu và tin cậy,

    Thầy Pháp Dung

    Đại diện cho Tăng thân quốc tế Làng Mai.


     

    People’s Climate Prayer: November 29th – December 11th, 2015

    12th November 2015

    To All Plum Village Practice Centers,
    To All Order of Interbeing Members,
    To All Our Sanghas World-wide,

    To Our Dear Beloved Friends,

    To support the upcoming Paris Climate Summit (COP21) and in solidarity with the Global Buddhist Climate Change Collective, One Earth Sangha, Plum Village Earth Holder Sangha, and faith communities around the world, we are calling on the International Plum Village Community to gather and send our spiritual energy to Mother Earth and to international political leaders, so that they may have the courage, clarity, and compassion to come to a wise and responsible agreement.

    As a global community we have the technology, we have the opportunity, and what we need now is the political and collective will and spiritual courage to act decisively to change course.

    We invite our Sanghas to come together to breathe, sit, and walk mindfully for the Earth, and generate a powerful collective energy of mindfulness and compassion. This powerful collective energy is our spiritual offering to the Paris Climate Summit and the highest form of prayer for our precious planet.

    Here are actions we can take as a community:

    1. Join a March: On Sunday November 29th we invite you to gather as a Sangha and join a Global Climate March in a town or city near you. We can contribute to the Climate March our collective energy of peace and stillness, enjoying every step with freedom and deep connection to the Earth. You can find a march near you or create an event of your own.

    2. Fast from meat and dairy for two weeks: For the duration of the Paris Climate Summit, from November 30th to December 11th, we invite you to fast from meat and dairy products. You can come together as a sangha to eat a vegan meal “potluck-style” or as a family in your home. Eating in this way nourishes our energy of compassion, and we can send this energy to support the Paris negotiations. As we eat our meal, we may enjoy moments of silence to cherish the food and nourish our gratitude and appreciation for the Earth. You may like to practice The Five Contemplations.

    3. Wear a Green Ribbon: For these two weeks, from November 30th to December 11th, we invite you to wear a green ribbon in order to raise awareness, amongst those around you, of our collective practice of mindfulness and compassion in solidarity with the Earth during this time.

    4. Get Together: We encourage you to attend a sangha gathering near you, and to read from Thầy’s books Love Letter to the Earth and The World We Have. Raising awareness in our sanghas promotes collective awakening in society. You may also like to join gatherings and vigils organised by our brothers and sisters in other faith traditions and climate action groups, and offer your presence, peace, compassion and support.

    5. Make a Commitment: We encourage you to reflect on your lifestyle and consider making a personal commitment with concrete actions to reduce your environmental impact. Tell those you live with or your local sangha what you plan to do (or refrain from doing), and ask for their support.

    When we meditate together and walk mindfully together, we amplify the power of our mindfulness, concentration and compassion. This strong energy of collective awareness will be felt in the world. It has the power to re-establish the Earth’s equilibrium and restore balance, since we are nothing less than Mother Earth herself. Our actions will lead to collective insight, collective awakening, and collective change.

    We do not know what the outcome of the Summit will be. But we determine our future by the way we live the present moment, and the way we live our daily life. Our awareness and compassion, and our love for the Earth will extend far beyond December’s Summit.

    With trust and love,

    Thầy Pháp Dung

    On behalf of the International Plum Village Community

     

     

    Bài viết có liên quan: Thông điệp Phật giáo về Biến đổi khí hậu


    Chung tay giữ gìn Đất Mẹ – Cam kết hành động

    Dưới đây là những cam kết hành động mà tăng thân “Earth Holder” – một tăng thân tu tập theo pháp môn Làng Mai – khởi xướng để kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ Đất Mẹ. Hy vọng những thực tập này có thể đem đến cho các bạn cảm hứng để thay đổi một vài thói quen trong đời sống hàng ngày, góp phần bảo vệ sự sống của chính mình và của trái đất này.

    Dừng lại

    Chúng tôi muốn mời bạn dành một chút thời gian để ngồi yên và nhìn kỹ nếp sống hàng ngày của mình. Bạn hãy chọn ra một vài thói quen cụ thể mà bạn có thể thay đổi để góp phần bảo vệ sự sống của chính bạn và xung quanh bạn. Bạn có thể bắt đầu sự quán chiếu bằng việc dành ra khoảng 20 phút đi thiền hành giữa thiên nhiên hoặc ngồi thiền ở một nơi yên vắng. Chúng ta có thể đi với đất Mẹ, thở với đất Mẹ và lắng nghe đất Mẹ bên ngoài và bên trong chúng ta.

    Nhìn sâu

    Quyết tâm sống khác với thói quen trước đây là một cách mà chúng ta thể hiện tình thương sâu sắc của mình đối với hành tinh và với toàn thể sự sống. Mỗi hành động mang dấu ấn của tình thương sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn. Nó sẽ lan tỏa vượt cả không gian và thời gian. Những hành động của chúng ta với tư cách cá nhân có liên hệ mật thiết tới tập thể. Chúng ta là xã hội và xã hội là chúng ta. Điều quan trọng là ý muốn của chúng ta: sống mỗi giây phút với lòng từ bi và thức tỉnh về những gì đang xảy ra cho ngôi nhà yêu quý của chúng ta.

    Quán chiếu trong hành động

    Những đề nghị dưới đây xuất phát từ Năm giới quý báu, đại diện cho cái thấy của đạo Bụt về một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu. Chúng ta không cần phải thực hiện một cách hoàn hảo những cam kết mà chúng ta đã chọn, nhưng chúng ta cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình và ý thức rằng chúng ta đang đi về hướng thương yêu, tự do và hạnh phúc lớn hơn cho chính mình và cho xã hội.

    Nghệ thuật sống tỉnh thức

    Chúng ta có thể bắt đầu với 3 cam kết có ý nghĩa nhất đối với mình. Hãy viết những cam kết này xuống một mảnh giấy và dán lên một nơi mà bạn có thể thường xuyên thấy nó: trên tủ lạnh, trên gương soi hoặc trên màn hình máy tính. Hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè về kế hoạch mà bạn sẽ làm và xin họ ủng hộ. Nếu bạn quyết định làm một điều gì đó thì hãy đi một bước đầu tiên là làm việc đó ngay hôm nay. Nếu đó là việc thay đổi thói quen thì hãy tổ chức đời sống của bạn như thế nào để hỗ trợ cho thói quen mới này. Hãy nuôi dưỡng tâm thương yêu, kiên nhẫn và nhẹ nhàng trong khi thay đổi thói quen của mình. Thông thường, chúng ta cần ít nhất là 21 ngày để thiết lập một thói quen mới. Chúng ta biết rằng những hành động của chúng ta sẽ đưa chúng ta đến một tuệ giác tập thể, một sự thức tỉnh tập thể và một sự thay đổi tập thể.

     

    Tôi cam kết rằng:

    Ăn uống với lòng từ bi

    ❏ Ăn chay và không dùng các sản phẩm từ sữa trong 1, 2 hoặc 3 ngày /tuần

    ❏ Ăn chay trường và hoàn toàn không dùng các sản phẩm từ sữa

    ❏ Mua những thực phẩm theo mùa và được trồng ở địa phương để giảm những tác động về môi trường do việc vận chuyển thực phẩm từ những nơi xa (food miles)

    ❏ Mua ___% thực phẩm được trồng theo lối hữu cơ (organic food)

    ❏ Yểm trợ những chợ Nông dân (Farmer’s Market) – nơi người nông dân đem rau quả, thực phẩm tươi do mình nuôi trồng được đến bán cho người dân trong vùng

    ❏ Trồng rau quả tại nhà

    Những hành động tích cực cho một lối sống lành mạnh

    ❏ Chuyển sang dùng năng lượng xanh (hay năng lượng tái tạo)

    ❏ Không dùng năng lượng hóa thạch cho hệ thống sưởi trong gia đình

    ❏ Giao dịch tài chính qua ngân hàng “xanh” (green bank) – những ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho những dự án thân thiện với môi trường

    ❏ Chia sẻ nguồn lực (dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển, đi lại) với hàng xóm của mình; tham gia vào hợp tác xã ở địa phương

    ❏ Xây dựng hoặc tham gia vườn cộng đồng (community garden – những mảnh đất công được giao cho cư dân lân cận cùng nhau trồng trọt, có nơi trồng chung, có nơi mỗi người được chia một mảnh để tự do trồng theo ý muốn, không phải đóng thuế, chỉ đóng một số tiền nhỏ cho hệ thống tưới tiêu).

    ❏ Trồng các loại cây bản địa (native plants) gần nơi cư trú

    ❏ Yểm trợ việc thuê nhà chung (shared housing) hoặc các chương trình nhà vì cộng đồng (community­based housing programs)

    ❏ Tham gia phong trào “Transition Town” (đô thị chuyển đổi) tại địa phương – đây là phong trào xây dựng một cộng đồng bền vững, nhằm đối phó với sự thay đổi khí hậu và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.


    Năng lượng là sự sống

    ❏ Sử dụng bóng đèn huỳnh quang (bóng đèn compact) thay cho những bóng đèn cũ trong nhà

    ❏Tắt hoàn toàn máy vi tính và ti vi trước khi đi ngủ

    ❏ Chỉ nấu nước với lượng vừa đủ, không để dư

    ❏ Sử dụng cầu thang bộ thay vì dùng thang máy

    ❏ Giảm sưởi trong nhà ở nhiệt độ___

    ❏ Giảm hoặc không dùng máy điều hòa không khí trong nhà

    ❏ Lắp đặt tại nhà thiết bị kiểm soát điều hòa không khí (programmable thermostat)

    ❏ Kiểm tra việc sử dụng năng lượng trong nhà và cải thiện năng suất của nó

    ❏ Gắn cửa sổ và hệ thống cách nhiệt loại tốt để tiết kiệm năng lượng

    ❏ Làm những dây hoặc giá để phơi đồ một cách tự nhiên (tránh dùng máy sấy đồ)

    ❏ Lắp đặt hệ thống bình đun nước bằng năng lượng mặt trời hoặc nhiên liệu sinh khối (biomass)

    Nguồn nước quý giá

    ❏ Theo dõi việc sử dụng nước trong gia đình và cố gắng sử dụng một cách tiết kiệm nhất

    ❏ Tiết kiệm nước trong khi tắm

    ❏ Không mở nước chảy xối xả trong khi đánh răng hoặc cạo râu

    ❏ Lắp đặt hệ thống để hứng và trữ nước mưa

    ❏ Lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước thải sinh hoạt

    Chánh niệm khi sử dụng các phương tiện di chuyển

    ❏ Tổ chức đời sống của mình như thế nào để hạn chế việc đi lại bằng xe hơi hoặc xe máy

    ❏ Đi bộ hoặc đi xe đạp đến nơi làm việc ___ngày/tuần

    ❏ Đi bộ hoặc đi xe đạp đến những nơi trong vòng bán kính 8km

    ❏ Sử dụng những phương tiện đi lại công cộng

    ❏ Sử dụng dịch vụ đi xe chung (“ride-sharing”)

    ❏ Sắp xếp để có thể làm việc tại nhà 1 lần/tuần

    ❏ Sử dụng xe chạy bằng điện hoặc loại xe tiết kiệm nhiên liệu

    ❏ Sắp xếp để có một lần/ tuần hoặc một lần/ tháng không dùng xe hơi hoặc xe máy

    ❏ Giảm những chuyến du lịch bằng máy bay, hoặc mua “carbon offset” (*) cho những chuyến bay

    ❏ Tổ chức những kỳ nghỉ gần nhà

    (*) Sự đền bù các-bon (carbon offset) được hiểu đơn giản là khi một cá nhân hay tổ chức nào đó triển khai một dự án như năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc tái sinh rừng, và họ chỉ ra được rằng dự án của mình đã giảm phát thải một cách hiệu quả, như vậy họ đã tạo ra các tín chỉ các-bon (carbon credit).  Sau đó các tín chỉ các-bon này sẽ được bán cho các chính phủ, tổ chức, cá nhân có nhu cầu giảm dấu chân các-bon (carbon footprint) và trở thành các-bon trung tính (carbon neutral).

    Nếp sống đơn giản

    ❏ Làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp

    ❏ Tái sử dụng hoặc chuyển hóa tối đa (bao gồm: pin, máy vi tính, quần áo cũ, mực máy in…)

    ❏ Sử dụng cả 2 mặt của 1 tờ giấy

    ❏ Mua giấy in và giấy vệ sinh được tái chế 100%

    ❏ Sử dụng những sản phẩm lau chùi nhà cửa có khả năng phân hủy sinh học

    ❏ Chọn cách giao dịch với ngân hàng qua mạng Internet, mà không cần nhận báo cáo và hóa đơn bằng giấy

    ❏ Luôn nói “không” với các túi, bao bì bằng nilon

    ❏ Dùng đồ “second-hand” từ những tiệm đồ cũ

    ❏ Sử dụng dịch vụ thư viện thay vì mua sách

    ❏ Tránh mua những sản phẩm dùng một lần hoặc những đồ đạc đóng gói quá to: 33% rác đến từ gói, hộp

    ❏ Quán chiếu về những đồ dùng mà mình vứt bỏ trong 1 tháng và về những gì sẽ xảy ra với vật dụng này

    ❏ Trao đổi với sếp của mình về những giải pháp giảm lượng rác và tăng chuyển hóa rác ở công sở

    ❏ Tìm hiểu về nguồn gốc của sản phẩm trước khi mua – xuất xứ của chúng và nhà sản xuất

    ❏ Lập một danh sách những công ty mà mình tẩy chay và chia sẻ thông tin đó với những người khác; đồng thời đưa ra danh sách những công ty mà mình yểm trợ.

    Sự thức tỉnh cộng đồng và hành động trực tiếp

    ❏ Dành nhiều thời gian hơn với thiên nhiên và quán chiếu về mối liên hệ giữa mình với hệ sinh thái mà mình đang sống

    ❏ Quán chiếu (nhìn sâu) những thói quen tiêu thụ của mình để thấy được những gì mình có thể thay đổi để sống đơn giản hơn.

    ❏ Bắt đầu thiết lập hoặc tham gia một cộng đồng (tăng thân), nơi mà mình có cơ hội kết hợp quán chiếu với hành động (vd: Tăng thân “Earth Holder”)

    ❏ Chia sẻ về những gì mình đang làm với những người thân quen và giúp họ thấy được những gì họ có thể làm. Lắng nghe sâu những phản hồi của họ. Chia sẻ thông tin và những cái thấy theo cách có thể tạo ra được những cuộc đối thoại từ bi.

    ❏ Tìm hiểu thêm về những vấn đề sinh thái. Tìm những nguồn thông tin có thể giúp giáo dục, gây cảm hứng và tạo ra động lực cho những người xung quanh mình.

    ❏ Tìm hiểu thêm về những hiệp hội bảo vệ môi trường ở địa phương, quốc gia hoặc quốc tế mà mình có cùng mối quan tâm

    ❏ Cống hiến thời gian, năng lượng và tài chính của mình cho những hiệp hội này

    ❏ Viết những bài báo hoặc câu chuyện có thể giúp người khác tiếp xúc được với những vấn đề môi trường

    ❏ Viết thư cho những nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị, ở địa phương hoặc quốc gia

    ❏ Tham gia hoặc giúp đỡ tổ chức những hoạt động trực tiếp (và bất bạo động) để nâng cao nhận thức của mọi người về môi trường

    ❏ Thường xuyên quán chiếu về môi trường sống mà con cháu của mình sẽ thừa hưởng. Nhìn sâu để thấy việc cho ra đời những sinh mạng mới trong hoàn cảnh và môi trường hiện tại có phù hợp hay không.

     

    Với tất cả tấm lòng, tôi xin cam kết thực tập những điều nêu trên để thể hiện tình thương của tôi với Đất Mẹ .

     

    Ký:………………………………Ngày……………………………………………….

    Xem bản tiếng Anh: http://www.earthholder.org/contemplation-and-action-blog/make-a-commitment

    Ông già Noel màu xanh và món quà tình thương

    Năm nay, hàng trăm thiền sinh khi đến Làng Mai vào dịp lễ Giáng sinh và Năm Mới, hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi khi thấy những cây sồi vẫn chưa rụng hết lá và tiết trời vẫn còn ấm dù là đã giữa tháng Chạp. Màu sắc của những khu rừng xung quanh tu viện làm cho ta có cảm giác như thu chưa qua và đông chưa tới. Nhưng có lẽ điều đó sẽ không phải là điều quá ngạc nhiên đối với những ai đang theo dõi tin tức về những gì đang xảy ra trên khắp hành tinh của chúng ta.

    Trong dịp Giáng sinh và Năm mới này, hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần năng lượng của thương yêu và từ bi để hiến tặng cho nhau, cho Đất Mẹ, cho người dân của những quốc gia đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, và cho những ai đang bị buộc phải rời khỏi quê hương nhưng vẫn chưa tìm được một nơi tị nạn an toàn. Đức Giáo hoàng đã chia sẻ rằng mùa Giáng sinh năm nay không có gì đáng vui hết, bởi vì có quá nhiều người trong chúng ta đã chọn bạo động và hận thù thay vì bình an và thương yêu. Cuộc xung đột ở Trung Đông có liên hệ mật thiết, không thể tách rời khỏi các nhân tố tác động từ những nơi khác trên thế giới, trong đó phải kể đến cuộc cạnh tranh để kiểm soát nguồn năng lượng hóa thạch (gồm dầu mỏ, khí đốt và than), việc di cư do biến đổi khí hậu, và sự nghèo đói về tâm linh – một trong những nguồn gốc của bất mãn và bạo động.

    Mùa Giáng sinh này, chúng tôi muốn mời các bạn thử hình dung Ông già Noel trong bộ đồ màu xanh, mà không phải là màu đỏ như thường lệ. Túi quà trên vai ông không chứa đầy những món quà vật chất, mà chỉ là một món quà từ trái tim, món quà của tình thương. Ông già Noel sẽ viếng thăm từng nhà, nhưng không bằng cách bí mật chui qua ống khói, mà sẽ gõ cửa một cách đường hoàng. Ông sẽ chào cả nhà và tặng một cái ôm thật sâu, thật đầy đối với từng đứa trẻ trong nhà, không phân biệt đứa trẻ đó thuộc màu da nào, đang sống trong một túp lều rách nát hay một ngôi nhà sang trọng. Ông sẽ nói với các em nhỏ rằng mùa Giáng sinh này, Ông muốn tặng cho các em món quà của tình thương, mà không phải là những món quà được gói trong hộp giấy, bởi vì năng lượng của tình thương là món quà quý nhất mà thế giới đang cần vào lúc này.

    Ngày nay, hình ảnh và ý niệm về Ông già Noel thường không thể tách rời với việc mua sắm và tiêu thụ. Hình ảnh này đã và đang được dùng để khuyến dụ mọi người tiêu tiền một cách không cần thiết vào những món hàng mà không bao giờ có thể thỏa mãn được những nhu yếu đích thực của mình. Đây cũng là một sản phẩm chung của xã hội chúng ta, một xã hội dựa trên tiêu phụ. Vì vậy, hình ảnh Ông già Noel với trang phục màu xanh có tác dụng làm cho chúng ta thức tỉnh trước thực trạng “khủng hoảng tình thương” đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Hình ảnh đó nhắc cho chúng ta nhớ rằng điều mà chúng ta cần nhất vào lúc này là năng lượng của thương yêu, hiểu biết và bao dung đối với những người anh em của chúng ta và đối với hành tinh xinh đẹp này.

    Chúng ta hãy cùng nhau làm cho sự tỉnh thức đó trở thành một phần của đời sống hàng ngày  trong mùa Giáng sinh này, bằng cách không tiêu tiền vào những món quà hoặc những đồ dùng không thực sự cần thiết. Chúng ta hãy tặng một món quà từ trái tim cho các con hoặc cho những người thương.  Chúng ta có thể tự tay làm những món quà để thể hiện sự quan tâm và tình thương chân thành của mình. Sư Ông Làng Mai đã nhiều lần chia sẻ rằng món quà quý nhất mà chúng ta có thể hiến tặng cho mọi người là sự có mặt đích thực của mình. Chúng ta có thể viết một lá thư nói lên lòng trân quý và biết ơn đối với những người thương đang có mặt trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy sáng tạo trong cách ăn mừng ngày Giáng sinh của Chúa Jesus – người đã mang thông điệp của thương yêu đến với thế giới này. Chúng ta hãy nhớ rằng Người đã được sinh ra trên đường tị nạn, không có một mái nhà để trú ẩn.

    Đất Mẹ đã đưa chúng ta ra đời với tất cả tình thương. Người cho ta nước để uống, không khí để thở và thức ăn để nuôi dưỡng thân tâm mình. Tình thương mà Đất Mẹ dành cho ta là tình thương không điều kiện. Và bây giờ là lúc chúng ta cần thể hiện tình thương của mình đối với Đất Mẹ và với những người anh em của chúng ta, thông qua cách chúng ta sử dụng thời gian và tiền bạc trong dịp Giáng sinh này. Đây cũng là một cách thiết thực để chúng ta thể hiện sự tỉnh thức của mình về những gì đang xảy ra cho hành tinh của chúng ta.

    Chúng ta có thể đem chánh niệm vào trong đời sống hàng ngày của mình, bằng sự thực tập có mặt cho những người thương của mình, dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng thiên nhiên, và thưởng thức những sinh hoạt hàng ngày của mình với năng lượng bình an và niềm vui. Chúng ta còn có thể thể hiện tình thương của mình qua cách chúng ta mở vòi nước, uống một ly nước cam, hoặc qua những bước chân nhẹ nhàng, thảnh thơi trên Đất Mẹ. Sự thực tập hạn chế tiêu thụ trong dịp lễ này sẽ đòi hỏi một chút rèn luyện và nhìn sâu. Khi nhìn sâu vào những gì đang xảy ra trên thế giới trong giây phút hiện tại, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để hành động chánh niệm hơn.

    Chúng ta không cần chờ đợi những thay đổi từ các chính phủ và các tập đoàn. Với mỗi giây phút của đời sống hàng ngày, chúng ta có thể đem năng lượng thương yêu và trị liệu đến cho hành tinh này, đến với những người thương của chúng ta, và với những nhóm người đang chịu nhiều khổ đau trên trái đất này. Cách chúng ta hành động trong giây phút hiện tại sẽ góp phần tạo nên sự tỉnh thức tập thể và tạo dựng một tương lai tươi đẹp hơn với ít xung đột và nhiều tình thương, hy vọng và sự hiểu biết.

    Thương yêu và tin cậy,

    Thầy Pháp Dung.

    Thầy Pháp Dung từng là Trụ trì của tu viện Lộc Uyển tại California trong nhiều năm, và hiện đang là một sư anh lớn tại xóm Thượng, Làng Mai. Thầy sinh ra tại Việt Nam và lớn lên tại Los Angeles, Mỹ.  Trước khi xuất gia, thầy đã từng là một kiến trúc sư, và hiện đang rất tích cực trong công trình xây dựng tăng thân, trong đó có việc dạy dỗ cho các sư em nhỏ, yểm trợ các dự án: Happy Farm, chương trình đem chánh niệm vào giáo dục Wake Up Schools, và những sáng kiến về bảo vệ môi trường của tăng thân Earth Holder.

    (Nguồn tiếng Anh: https://plumvillage.org/news/a-green-santa-and-a-hug-of-love/)

    Những bài viết có liên quan:

     

    Lời cầu cứu thảng thốt của Đất Mẹ

    Khóa tu kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Dòng Tu Tiếp Hiện do Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập năm 1966, đã diễn ra từ ngày 1.6 đến ngày 21.6.2016 tại Làng Mai, Pháp. Từ 6 người thành viên đầu tiên, đến nay đã có hơn 4000 thành viên trên khắp thế giới, góp sức đem đạo Bụt đi vào cuộc đời. Sư cô Chân Không, người chị cả của Dòng Tu Tiếp Hiện, đã viết những lời chia sẻ dưới đây về hiện tình của Đất Mẹ và lời cầu cứu của Đất Mẹ đến với những người con của mình.

     

     

     

     

    Thân gửi những người con của Đất Mẹ,

    Bốn mươi sáu năm về trước, năm 1970, lúc đó tôi còn trẻ, chỉ là một người quan tâm đến môi sinh, may mắn có mặt trong buổi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gặp mặt 6 khoa học gia nổi tiếng tại thành Phố Menton miền Nam nước Pháp. Họ gặp nhau để chia sẻ niềm ưu tư là con người đã tàn phá Đất Mẹ địa cầu quá nhiều bằng cách phung phí những tài nguyên rút từ đất mẹ như dầu hỏa, khí đốt… xây dựng những quy trình chăn nuôi để có thịt bò, heo, gà… khiến ô nhiễm nguồn nước sạch.

    Nhóm khoa học gia nhỏ xíu chỉ có 7 người chúng tôi lúc ấy đã nghe lời kêu gọi của Thiền Sư ký tuyên ngôn đầu tiên gọi là Tuyên Ngôn từ Thành phố Menton, thảo Lời kêu gọi gửi đến 3 tỉ rưỡi người trên quả địa cầu mẹ từ các khoa học gia.

    Nhóm lúc đầu này gồm có:

    CONRAD A ISTOCK, U.S.A. Giáo sư Sinh Môi học, Đại Học Rochester Hoa Kỳ

    DONALD J RUENEN, Hà Lan, Giáo sư Sinh học, Viện Đại Học Leiden

    PIERRE LEPINE, thuộc Viện Hàn Lâm Pháp, Viện Trưởng Viện Pasteur, France

    KLAUS MEYER-ABICH, Nhà Vật Lý Học người Đức, Max-Planck Institut zur Erforschung der Lebensbedingungen der Wissenschaftlich-technischen Welt

    CAO NGỌC PHƯỢNG , Việt Nam, Giảng Viên Sinh Vật Học (từ Việt Nam, bị lưu đày)

    LAWRENCE SLOBODKIN, U.S.A. Giáo sư Sinh Môi học, Đại Học New York

    Nhóm bảy khoa học gia nầy có được sự ủng hộ tinh thần của các vị có giải Nobel về Sinh học như ALBERT SZENT-GYORGYL , U.S.A. Nobel về Sinh học , Giám Đốc Viện Nghiên cứu Cơ Học USA, GEORGE WALD , Nobel về Sinh học, Giáo Sư Sinh Môi học, Đại Học Harvard USA , SALVADOR E.LURIA, USA , Giải Nobel về Sinh Học , Massachusetts Institute of Technology , Giám Đốc Khoa Sinh Học M.I.T Hoa Kỳ…

    Nhóm 7 khoa học gia chúng tôi đã thành lập một tổ chức phi chính phủ với tên Đại Đồng Thế Giới (Dai Dong The Gioi organization)1.Thiền Sư Nhất Hạnh và nhóm Đại Đồng Thế Giới đã đi gặp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) lúc đó là U Thant và đề nghị Liên Hiệp quốc đứng lên tổ chức cuộc gặp mặt những Khoa Học Gia thế giới kêu gọi 3 tỷ rưỡi người cùng là con của Địa Cầu tỉnh dậy kịp thời ngăn chặn những tàn phá và giải cứu những nguy cơ của Địa Cầu.

    Suốt năm 1971, các thành viên trong Đại Đồng Thế Giới đi từng nước tiếp xúc với các khoa học gia trong 25 nước động viên đồng ký tên vào Tuyên Ngôn từ thành phố Menton, thảo thêm Lời Kêu Gọi gửi đến 3 tỉ rưỡi người trên Địa cầu. Với chữ ký của hơn 2000 khoa học gia thế giới, lời kêu gọi được Nhật Báo Le Monde và Nhật Báo The New York Times đăng tải trên trang lớn.

    Liên Hiệp Quốc đã tổ chức cuộc gặp mặt lần đầu tiên của những Khoa Học Gia toàn cầu hầu thức tỉnh mọi người về hiểm họa diệt vong của Mẹ Địa Cầu tại Stockhom vào ngày 21 tháng 6 năm 1972. Nhóm Khoa Học Gia Phi Chính Phủ Đại Đồng Thế Giới gặp nhau tại Stockhom trước đó hai tuần – từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1972 và ra Tuyên Ngôn "An Independent Declaration on the Environment"2, khéo léo hướng dẫn Đại Hội Chính Thức của Liên Hiệp Quốc không đi lệch ra những nhu yếu cấp thiết của Đất Mẹ do ảnh hưởng của các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên Bang Xô Viết (Nga), Trung Hoa chỉ vì những nhu yếu kinh tế của quốc gia họ mà đã phung phí tài nguyên địa cầu không tiếc thương.

    Để tiếp nối việc cứu Mẹ Địa Cầu từ Menton 1970, rồi từ Stockhom 1972, trong thời gian 50 năm gần đây Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã không ngừng nghỉ giảng dạy kêu gọi chở che Đất Mẹ và mời gọi mọi người đi theo hướng một nền đạo đức toàn cầu bằng cách truyền 5 Phép Tu Tập Chánh Niệm cho hàng trăm ngàn thiền sinh, và truyền 14 phép Tu Tập Chánh Niệm (The Order of Interbeing hay là Dòng Tu Tiếp Hiện ) cho hơn 4000 thiền sinh muốn đi xa hơn trên con đường tâm linh. Mỗi vị thọ 14 Phép Tu Tập Chánh Niệm phát nguyện lập một nhóm tu học nhỏ gặp nhau thường xuyên để hỗ tương nhau trên con đường sống cuộc đời thiểu dục, biết tri túc, biết sống từ bi hơn với chính mình, với muôn người, muôn loài, và phát nguyện là một cách tay nối dài của Bồ Tát Quan Thế Âm.

    Bốn mươi tư năm đã qua sau Lời Tuyên Bố về Đất Mẹ ở Stockhom, tình trạng sức khoẻ của Mẹ Địa Cầu vẫn tiếp tục ngày càng xuống dốc. Mẹ Địa Cầu đang tuyệt vọng cầu cứu chúng ta, van xin các con còn tỉnh táo xin nhớ tiếp tục nhìn kỹ để thấy rằng từ khi Đất Mẹ được thành hình, hàng tỷ tỷ chúng sinh đủ loại đã cùng tiến bộ, cùng phát triển, nuôi lẫn nhau nhưng luôn luôn giữ được một cân bằng hài hoà để sinh tồn. Chỉ khoảng hơn 50 năm gần đây, nhân loại đánh mất dần sự cân bằng hài hòa ấy, vì thế Đất Mẹ đang rên siết quằn quại nỗi đau quá lớn trong lòng Mẹ.

    Các con có nghe Đất Mẹ đang thảng thốt gửi đến các con của Đất Mẹ những lời yêu cầu khẩn thiết không ?

    Chúng ta đều là con cùng một Mẹ, Đất Mẹ đã nuôi sống loài người từ khi ra đời. Các bạn có nghe thấy những tiếng kêu thảng thốt của Đất Mẹ hay không? 

    Hãy tỉnh giấc, loài người thương yêu của Mẹ! Sức khỏe và chính mạng sống của Mẹ đang bị các con đe dọa, các con biết không?

    Bao nhiêu loài sinh vật, cây cỏ và đất đá đang bị tàn phá vì hành động của loài người, các con biết không?

    Trong hằng tỷ năm qua, các sinh vật đã chung sống trên mặt Đất Mẹ, nuôi sống lẫn nhau và chia sẻ với nhau không khí, nước và ánh sáng, hàng triệu loài cùng nhau tạo nên một thế cân bằng hài hòa. Thế cân bằng này đang bị loài người phá đổ, các con có biết không?

    Hơn 60 năm qua, loài người đem thử những trái bom hạt nhân khắp nơi trên thế giới, ngoài đại dương và trong các sa mạc, đã tiêu diệt hằng tỷ hằng tỷ đời sống mong manh đã sống nghìn triệu năm an bình trong lòng Đất Mẹ.

    Hàng ngàn mẫu rừng nguyên sơ trên thân thể Mẹ các con đã chặt phá, từng mảng thịt da Mẹ trần trụi không còn được che chở, không còn bảo vệ và nuôi dưỡng mạng sống của bao sinh vật lớn nhỏ.

    Những lớp núi non, đất, đá, trên mình mẹ bị các con cắt xẻ không chút tiếc thương để tìm vàng, tìm dầu hỏa, tìm bauxite, khí đốt,… Mẹ làm sao bảo vệ được cuộc sống nữa các con ơi!

    Khí độc các nhà máy kỹ nghệ cùng hàng trăm triệu xe, tầu thải ra để thỏa mãn những nhu cầu bất tận của con người đã gây hâm nóng bầu khí quyển, đẩy chúng ta vào những tình trạng hiểm nghèo chưa từng thấy. 

    Nạn cháy rừng, bão, hạn hán, ô nhiễm không khí làm Mẹ ngộp thở, mỗi ngày càng ngộp thở các con ơi! 

    Sự thể đau buồn xảy ra vì các con đã quên rằng Mẹ và các con chỉ là một. Các con cho rằng chúng ta là hai thực thể riêng biệt, Đất Mẹ chỉ có đó để phục vụ cho các con. Nhưng Mẹ cưu mang các con trong Mẹ thì các con cũng mang Mẹ trong các con. Các con đã sao nhãng mối tương quan mật thiết giữa chúng ta và giữa các loài sinh vật, cỏ cây cùng đất, nước. Nếu con đau thì Mẹ cũng đau, Mẹ bệnh hoạn thì các con cũng suy nhược; mọi vật đều sống trong nhau theo lẽ “tương tức'’, cái này có thì cái kia có, cái này không cái kia cũng không.

    Các con thấy không? Những ngọn sóng thần trong lịch sử loài người có bao giờ mang đến thảm họa vô lường cho biết bao nhiêu thế hệ như thảm họa phóng xạ tại Fukushima? Tại sao những đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong lại gây nạn thiếu nước ở Thái Lan, Campuchia và nước biển lấn vào ruộng đồng tại Việt Nam? Vì các con chỉ đuổi theo lòng ham muốn thụ hưởng phù phiếm nên đánh mất cách nhìn tương tức để  biết sống cùng với thiên nhiên, với gió, với ánh sáng mặt trời. Các con đã coi rẻ những dấu hiệu báo nguy trong lòng đất và trên mặt đất, các con nhắm mắt giao mạng sống và sự an toàn của con cháu cho những một số người nhầm lẫn, đôi lúc một nhầm lẫn nhỏ cũng đủ gieo họa ngàn đời!

    Cá chết hàng loạt tại các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam
    (Nguồn hình ảnh: Báo Lao động)
     

    Bây giờ đây mẹ đang ngạt thở, thoi thóp chết với hàng tỷ sinh vật sống trong lòng đại dương mẹ dọc bờ biển Việt Nam. Mẹ thở không nổi. Hàng tỷ các con của mẹ thở không nổi: tôm, cua, sò, ốc, cá kình, cá voi, cá mập cũng không sống nổi. Tất cả đều chết vì chất độc ghê gớm nào mà loài người tạo ra rồi thảy vào đại dương của Mẹ Việt Nam! Biển Mẹ chỉ có một, Biển Nam Hải cũng là Thái Bình Dương, cũng là một khối nước với Ấn Độ Dương, cũng là Đại Tây Dương, cũng là biển Bắc cực và Nam cực. Biển bị nhiễm độc là Đất Mẹ cũng bị đầu độc. Các loài cá chết nằm đầy bờ biển, đến lượt chim chóc cũng chết theo, làm sao loài người sống được?

    Các con của mẹ, xin thương lấy nhau và thương Mẹ. Nếu chúng ta không ngưng ngay tình trạng ích kỷ, nhắm mắt lo cho lợi ích riêng tư mà bỏ mất tuệ giác về mối tương quan mật thiết giữa mình và mọi người, mọi loài chung quanh, thì mẹ con chúng ta, tất cả sẽ chết.

    Chúng ta hãy bắt đầu ngay từ giờ phút này, thiết lập lại mối tương quan với nhau. Hãy nhìn thấy chính chúng ta trong những người anh em đang lâm nạn, hãy truyền thông với nhau vì chúng ta thực tình đang ở trong nhau dù có nghìn trùng cách biệt. Phải nhìn thấy Mẹ và các con không phải là hai thực thể riêng biệt, phải biết sống với ý thức về mối tương quan mật thiết giữa mọi người và mọi loài, cả cỏ cây và đất đá.   

    Chỉ có tuệ giác về tương tức mới có thể cho Mẹ con chúng ta thể hiện tình thương, đầu óc tỉnh thức và sức mạnh để thay đổi tình trạng nguy kịch hôm nay và xây đắp lại cuộc sống nhiệm mầu trên Đất Mẹ. Hãy giúp nhau thay đổi tức thời những yếu tố bên ngoài và cả bên trong.Và chỉ như vậy chúng ta mới còn một tương lai.

    Mẹ đang oằn oại xác thân, ngộp thở trong bầu khí quyển, trong đại dương và mặt đất ô nhiễm!

    Nếu các con cứ tiếp tục thì Mẹ làm sao sống được, làm sao tất cả chúng ta sống được nữa các con ơi?   

    Xin mỗi người trong chúng ta hành động một cách thiết thực trong khả năng tối đa:

    1. Với ý thức rằng những gì ta chọn ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của ta, đến sự phân phối tài nguyên, ảnh hưởng đến toàn diện sinh môi, chúng ta có thể tiến về hướng mỗi ngày một gần hơn với sự việc chỉ ăn các thức ăn thuần thực vật, như đề nghị bởi Hàn Lâm Viện Khoa Học toàn cầu, để giảm thiểu sự thay đổi khí hậu trầm trọng và ô nhiễm toàn cầu. Điều này sẽ đóng góp vào không những sức khoẻ của chính ta mà còn làm tăng trưởng lòng từ bi trong ta. Chúng ta có thể nguyện giảm thiểu 50% lượng tiêu thụ thịt và các thực phẩm đến từ sữa 15 ngày mỗi tháng.

    2. Chúng ta nên tập đi về hướng ăn rau quả, nhìn sâu hơn cách sống của chúng ta và giảm thiểu cách tiêu thụ của chúng ta cho nếp sống loài người ngày thêm đơn giản. Tham lam là phó sản của cách sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo vật chất. Lòng tham này càng ngày càng leo thang và là nguyên nhân chính cho sự mất cân bằng trên địa cầu. Mỗi người trong chúng ta nên ủng hộ những cố gắng làm giảm thiểu sự chênh lệch thu nhập và điều kiện sống giữa những nước giàu thuộc bán cầu Bắc và các nước nghèo thuộc bán cầu Nam

    3. Chúng ta có thể lựa chọn những nguồn năng lượng khác thay thế cho nguồn năng lượng cổ điển (than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên…). Chúng ta nên yêu cầu các chính phủ tìm thêm những nguồn năng lượng mới thay thế những nguồn năng lượng nguyên tử hạt nhân hay những năng lượng từ dầu khí rút từ lòng đất. Chúng ta có thể phát triển xã hội và công kỹ nghệ bằng những nguồn năng lượng mới, không phải bắt buộc Đất Mẹ gánh chịu quá nhiều những nguồn năng lượng đang tàn phá trái đất này. Những chất thải của nguyên tử dù chôn dấu dưới lòng đất hay phơi trần trên sa mạc là một loai ung thư độc hại cho Địa Cầu. Nếu chúng ta cứ tiếp tục tiêu xài phung phí những năng lượng xa xỉ hôm nay thì chắc chắn ta sẽ phải đền bù bằng những bệnh tật kinh khiếp ngày mai của nhiều đời con cháu ta. Mỗi người trong chúng ta nên cố gắng giảm bớt tiêu thụ những sản phẩm cần năng lượng, nước sạch, và những sản phẩm  không cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày.

    4. Chúng ta ý thức rằng kỹ nghệ thực phẩm làm ra những miếng thịt bò, thịt heo, gà vịt là nguyên nhân của những tàn phá sinh thái trên Đất Mẹ. Chúng ta khuyến cáo chính phủ mỗi nước phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những phí phạm và làm ô nhiễm môi sinh. Nhiều quy trình sản xuất làm ra miếng thịt bò, thịt heo, gà vịt rẻ tiền nhưng đang tàn hại Đất Mẹ một cách không đảo ngược được. Chúng ta cùng nhau khuyến khich các chính phủ tuyệt đối tránh phá rừng để làm những nông trại chăn nuôi khổng lồ thường phí phạm nước sạch, làm ô nhiễm lòng đất và nhắc nhủ rằng thịt động vật không phải là những nguồn thực phẩm sẽ giải quyết được vấn nạn dân số ngày càng tăng của toàn cầu.

    Sư Cô Chân Không (Cao Ngọc Phượng),

    ******************************************************

    Mong các bạn tận hưởng bao nhiêu là màu sắc của Mùa Xuân, lá rất xanh mùa Hè, không gian xanh màu ngọc bích trong nắng Hạ, những chiếc lá vàng tươi hay đỏ au mùa Thu và những rừng tuyết băng diễm ảo mùa Đông.

    Mong quý bạn ý thức là người thân kia đang sống bên bạn, trên địa cầu này, mỗi người cũng là một viên ngọc quý . Ý thức sự hiên diện mầu nhiệm của họ, dù đang sống gần hay bên kia đại dương, đừng để ngày mai rồi tất cả sẽ thành chiêm bao .

     

     

    1. http://forusa.org/blogs/rene-wadlow/dai-dong-world-great-togetherness/9947

    2. June 07, 1972 – By GLADWIN HILL, Special to The New York Times – Print Headline: "Draft Calls for Ecological Responsibility"

    3. Tuyên bố từ thành phố Menton

    (Nguồn hình ảnh: lindahourihan.wordpress.com)