Chú thích
[1] Anh Nho được xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Trừng Pháp Chân Không, trú trì chùa Đại Bi. Nhiều thập kỷ sau, vào ngày 12 tháng 09, năm 2008, Sư Ông Làng Mai tổ chức họp báo (press conference) cùng với ông Thị trưởng của thành phố Waldbröl, nước Đức, để công bố về việc thành lập Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (European Institute of Applied Buddhism – EIAB) tại thành phố này. EIAB có hai cơ sở, một là Viện Vô Ưu với tinh thần của một Học viện phi tôn giáo (non-sectarian) và hai là Lâm Tuyền Địa Đại Bi Tự với tinh thần tôn giáo của một tu viện Phật giáo. Tên chùa Đại Bi được Sư Ông chọn để vinh danh ngôi chùa đầu tiên Người tìm đến với đạo Bụt tại Thanh Hóa.
[2] Thầy đã viết về những tháng ngày hạnh phúc ấy trong “Con nghé nhỏ đuổi chạy mặt trời” – Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt cũng như trong tác phẩm Tình người.
[3] Ngoài ra, chùa Từ Hiếu còn trùng khắc mộc bản và in các kinh văn khác như:
– Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh
– Phật thuyết Cao vương Quán Thế Âm kinh
– Đại thừa vô lượng nghĩa kinh
– Pháp bảo đàn kinh
– Niệm Phật vãng sanh nghi.
[4] Con nghé nhỏ đuổi chạy mặt trời.
[5] Trong tác phẩm Tình người, chú đã kể về tình bạn giữa chú và một người lính Pháp trẻ tuổi. Chú đã hiểu ra rằng những người lính Pháp qua Việt Nam bắn giết thời chiến tranh cũng chỉ là những nạn nhân. Gốc rễ của khổ đau trong chiến tranh không nằm ở con người mà nằm ngay trong sự vô minh.
[6] Pháp thoại ngày 17.4.2014 tại xóm Mới, Làng Mai trong khóa tu mùa xuân.
[7] Tác phẩm “Bây giờ mới thấy” – NXB Phương Đông. Đến năm 1970, có 72 trường tiểu học và 65 trường trung học tư thục được xây dựng dựa trên mô hình này. Các trường này có tên là trường Bồ Đề, với 58.000 học sinh. Đến năm 1975, tất cả các trường này đều trở thành trường công, dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục.
[8] Giáo sư âm nhạc Nguyễn Hữu Ba trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn cũng có những nghiên cứu sâu về âm nhạc cổ điển, trong đó có âm nhạc Phật giáo.
[9] 10 bài viết gồm:
Đạo Phật là một triết học hay một tôn giáo?
Phật học với các môn học khác
Vấn đề đức Tin trong đạo Phật
Vấn đề Chân lý trong đạo Phật
Vấn đề Khổ Vui trong đạo Phật
Vấn đề Giải thoát trong đạo Phật
Vấn đề Tâm Vật trong đạo Phật
Vấn đề Linh hồn trong đạo Phật
Vấn đề Nguyên nhân Đầu tiên trong đạo Phật
Vấn đề Nhân vị trong đạo Phật.
[10] Tất cả những ai làm việc cho chính phủ Ngô Đình Diệm đều phải theo thuyết Nhân vị này – một đường lối khác biệt với chủ nghĩa tự do cũng như chủ nghĩa Cộng sản.
[11] Trong thời gian giảng dạy ở chùa Ấn Quang, Thầy đã đọc cuốn sách của tác giả Uông Trí Biểu – một nhà khoa học Trung Hoa – có tên là Nhất cá khoa học giả nghiên cứu Phật Kinh đích báo cáo (Bản báo cáo của một nhà khoa học đã từng nghiên cứu Kinh điển Phật giáo), nói về những điểm tương đồng giữa khoa học và Phật học. Cuốn sách này đã được HT. Thích Tuệ Đăng dịch sang tiếng Việt vào năm 1961 với tên Nhìn Phật giáo qua Khoa học.
[12] Năm 1970 tại Paris, trong quá trình nghiên cứu, Thầy phát hiện được rằng Sơ tổ Việt Nam là thiền sư Tăng Hội, lớn hơn Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi khoảng 300 tuổi.
[13] Trích Nẻo về của ý, chương I: “Năm 1955, chắc Nguyên Hưng còn nhớ, tôi được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chủ bút tờ Phật Giáo Việt Nam. Lúc đó, tôi đã có dịp gây ý thức về một nền Phật giáo nhân bản và dân tộc. Tôi cũng đã thấy rõ tính cách rời rạc phân tán của tổ chức đạo Phật, nên đã cố gắng viết tất cả những gì tôi nghĩ về một nền Phật giáo thống nhất toàn vẹn. Tôi chắc Nguyên Hưng biết rõ những nguyên do gần xa trong ngoài của sự rời rạc. Hơn hai năm sau, tờ báo bị đình bản. Lý do là hết tiền. Nhưng kỳ thực, đó là vì các nhà lãnh đạo Phật giáo miền Trung và miền Nam không chịu đựng được những loạt bài nói về vấn đề thống nhất thực sự. Trong một buổi họp, họ đã lấy cớ hết tiền để kết liễu sinh mệnh của tờ báo. Họ có nói: “Ai lại tờ báo của Tổng hội mà đi dạy Tổng hội về vấn đề thống nhất bao giờ”.
Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận III.
[14] Mười ba cây tùng: Nguyễn Thị Thu Hà (sau này xuất gia với Hòa thượng Thanh Từ và trở thành Ni sư Thuần Đức), Huỳnh Bá Huệ Dương, Huỳnh Bá Dương, Cao Ngọc Phượng, Cao Ngọc Thanh, Lê Kim Chi, Trương Thị Nhiên, Tôn Thất Chiểu, Đỗ Tuấn Khanh, Phạm Thị Ngọc Liên, Đặng Ngọc Cương, Nguyễn Ngọc Điệp, Nguyễn Ngọc Bích.
[15] Thầy đã có cảm hứng sáng tác bài thơ Đêm hội trăng rằm. Xem Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt – NXB Hội Nhà Văn.
[16] Xem Sen nở trời phương ngoại – Thầy Nhất Hạnh giảng kinh Pháp hoa, NXB Lá Bối.
[17] Trích Nẻo về của ý.
[18] Trích từ tác phẩm At Home in the World (2016), tr. 87.
[19] Giáo sư Cerbu hơn Thầy 3 tuổi. Ông đã qua đời sau một cuộc phẫu thuật tim vào tháng 11 năm 1964, chỉ một vài tháng sau khi Thầy về lại Việt Nam. Nghe tin, Thầy sửng sốt và đã viết bài thơ Anh ấy chết sáng nay tặng ông. Xem Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt.
[20] Tổng luận về việc Đối phó với Dân ngoại.
[21] Thông tin từ website của Union Theological Seminary, và tác phẩm Nẻo về của ý.
[22] Thông tin từ Union Theological Seminary, và tác phẩm Nẻo về của ý: “Từ đầu mùa Thu tôi được nhận làm việc tại trường đại học Columbia. Tôi dạy mỗi tuần năm giờ, ngoài ra còn có một số giờ phải ngồi văn phòng để tiếp sinh viên và giúp đỡ cho họ về việc sưu tầm tài liệu. Lương tôi được ba trăm năm chục đồng.”
[23] Nửa thế kỷ sau, vào năm 2017, Chủng viện Thần học trực thuộc trường đại học Columbia đã xây dựng chương trình Thạc sĩ về đạo Bụt dấn thân, “Thich Nhat Hanh Master’s Program for Engaged Buddhism”, để vinh danh Thầy – một cựu sinh viên của trường.
[24] Tập thơ Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện và Thử tìm dấu chân trên cát.
[25] Trích pháp thoại của Thầy ngày 11.02.2002 tại xóm Hạ, Làng Mai
[26] Đó là ngày 31.01.1964, trong buổi họp có các thầy Trí Thủ, Thiện Hoa và Thiên Ân.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chính thức thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 1963, hợp nhất tất cả các tông phái Phật giáo Việt Nam lại thành một Giáo hội duy nhất. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam từ 10 năm trước.
[27] Khái quát, Thể thức thu nhận sinh viên, Sinh viên chính thức và bán chính thức, Khóa học, Thể thức ghi tên, Các chứng chỉ, Những liên hệ giữa viện và trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, Bằng cử nhân Phật học, Các chứng chỉ ban cử nhân Phật học, Học phí, Học bổng, Lưu xá, Thư viện và Các bằng cấp cao học và tiến sĩ.
[28] Sinh viên phải thi đậu mười hai chứng chỉ để có bằng cử nhân Phật học. Trong mười hai chứng chỉ ấy có năm chứng chỉ bắt buộc: đó là các chứng chỉ Phật học đại cương (6 giờ mỗi tuần), Pháp tướng duy thức học (5 giờ mỗi tuần), Pháp tánh không tuệ học (5 giờ mỗi tuần), Pháp giới viên giác học (5 giờ mỗi tuần) và Thiền tập và Hóa đạo (4 giờ mỗi tuần). Ngoài ra sinh viên phải thi một chứng chỉ sinh ngữ (Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật) và một chứng chỉ cổ ngữ (Pali, Sanskrit, Tây Tạng hoặc Hán). (Tài liệu từ Thư viện Nhất Hạnh ở Sơn Cốc, Pháp). Sau này, Viện sẽ cung cấp hai mươi sáu chứng chỉ khác nhau để sinh viên rộng bề chọn lựa, trong đó có bốn chứng chỉ về Phật giáo sử và Tôn giáo Tỷ giáo, tám chứng chỉ về Triết học Phật giáo, mười một chứng chỉ về Văn học Phật giáo, ba chứng chỉ về Thực tập.
[29] Chứng chỉ Phật học Đại cương được đảm nhiệm bởi các thầy Thanh Kiểm, Thiên Ân, Nhất Hạnh, Trí Quang và cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền; chứng chỉ Pháp tướng Duy thức bởi các thầy Nhất Hạnh, Thiện Hoa và Thiên Ân; chứng chỉ Văn hóa Đại cương bởi các giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Thẩm, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền và thầy Nhất Hạnh; chứng chỉ Hán học bởi các giáo sư Phan Khoang và Cao Hữu Đính; chứng chỉ Pali bởi các thầy Minh Châu và Hộ Giác; chứng chỉ Văn học Bát nhã bởi các thầy Trí Quang và Nhất Hạnh; chứng chỉ Văn học Abhidharma bởi thầy Minh Châu. (Tài liệu từ Thư viện Nhất Hạnh ở Sơn Cốc, Pháp).
[30] Trước đó Thầy đã nhận dạy môn Lý tưởng xã hội của người học tăng mới hàng tuần ở Phật học viện Huệ Nghiêm theo lời yêu cầu của thầy Thanh Từ. Xem Tương lai Thiền học Việt Nam.
[31] Tác phẩm Con đường mở rộng – 60 năm theo Thầy học đạo và phụng sự – Hồi kí của Sư cô Chân Không, chương 8.
[32] Bà bác sĩ Ngô Văn Hiệu đã tặng cho 50.000 đồng để in tác phẩm đầu là Bông Hồng Cài Áo, bìa sách do họa sĩ Hiếu Đệ trình bày.
[33] Nhà văn Dương Nghiễm Mậu vẽ bìa cho tác phẩm Tình Người.
[34] Cày Đáy tức là đi thả lưới bắt cá dưới sông.
[35] Nhà thơ Vũ Hoàng Chương – người phụ trách trang thơ của tuần san Hải Triều Âm – đã nói với thầy Châu Toàn rằng “tuy các anh ở nhóm Sáng Tạo ‘lăng xê’ thơ tự do nhiều như thế, nhưng rốt cuộc theo ông thì những bài thơ ‘hòa bình’ của thầy Nhất Hạnh đăng trong Hải Triều Âm lại là những bài thơ tự do thành công nhất, tuy chưa bao giờ thầy nói thơ thầy là thơ tự do” ( Bây giờ mới thấy, NXB Phương Đông)
[36] I.F. Stone, một nhà báo Hoa Kỳ của tuần báo I.F. Stone Weekly rất thích nghe Thầy nói chuyện về thơ. Ông xin đăng những bài thơ hòa bình của Thầy trên tờ The New York Review of Books, một tờ báo rất được giới trí thức Hoa Kỳ ưa chuộng. Thầy dịch cho ông bốn bài, trong đó có bài này, bài Thông điệp và bài Hòa bình.
[37] Trong số này, có thêm giáo sư Dương Kỵ phụ trách tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thi hào Nguyễn Du, có truyện của Sơn Nam (một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nổi tiếng) và hồi ký của Thiên Giang, một trong ba nhà văn của nhóm văn học Chân trời mới với nhiều ảnh hưởng và đóng góp.
[38] Giữ thơm quê Mẹ là chữ nhạc sĩ Phạm Duy dùng trong Mẹ Việt Nam: “Chúng con đã về khát khao hơi Mẹ, chúng con xin nguyện giữ thơm quê Mẹ”. Nhà thơ Hoài Khanh đảm trách khoảng mười số đầu của tạp chí này, sau đó là nhà thơ Trụ Vũ.
[39] Các đài phát thanh Bắc Kinh, Hà Nội và Giải Phóng lên án gắt gao những bài thơ phản chiến của Thầy. Nhưng Thầy chưa bao giờ xem những bài thơ của mình là “thơ phản chiến”. Thầy nói rằng những bài thơ đó chẳng “chống” bất cứ cái gì; nó chỉ đơn thuần là “những bài thơ kêu gọi hòa bình” mà thôi.
[40] “Kẻ thù của chúng ta là cuồng tín, là bạo tàn
Là tham lam, là vu khống
Kẻ thù chúng ta không phải con người
– dù con người gọi là Việt cộng –
Giết con người đi rồi, chúng ta ở với ai ?” – Trích từ bài thơ Chiến tranh, trong tập thơ Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện.
[41] Lá thư của Thầy gửi cho Mục sư King: https://plumvillage.org/about/thich-nhat-hanh/letters/in-search-of-the-enemy-of-man/
Bản dịch tiếng Việt: https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/hoa-sen-trong-bien-lua/phu-luc/
[42] Thành lập bởi Alfred Hassler cùng với một số nhân sĩ ở các nước có chi nhánh FOR, theo lời đề nghị của Thầy.
[43] Để hiểu thêm về hoạt động của trường TNPSXH, xin xem tại đây.
[44] Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng cúng dường miếng đất này, một địa điểm tương lai cho Viện Đại học Vạn Hạnh.
[45] Xin đọc thêm chi tiết trong tác phẩm Sáu mươi năm theo Thầy học đạo, hồi ký Sư cô Chân Không.
[46] Trong số các nữ tác viên có cô Hoàng Thị Ngọ mà sau này được nhắc tới trong bản nhạc Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Duy, và cô Bùi Thị Hương, sau này đã đi Nhật và sang Pháp làm việc trong phái đoàn Phật giáo với Thầy.
[47] Quyết nghị này được đăng trong báo Sinh hoạt của Đại học Vạn Hạnh, số 6 ra đầu tháng 4 năm 1966.
[48] Quyết nghị này được đăng trong báo Sinh Hoạt của Đại học Vạn Hạnh, số 7, ra đầu tháng 5 năm 1966.
[49] Inter-University Committee for the Debate on Foreign Policy có trụ sở tại Thành phố Ithaca, miền bắc tiểu bang New York, gần đại học Cornell.
[50] Chuyến đi của Thầy do Nhóm liên đại học của trường Cornell (Cornell’s Inter-University Team) đài thọ.
[51] Hội làm việc cho hòa bình từ thế chiến thứ nhất và thứ nhì cho đến nay với 46 chi nhánh ở 46 quốc gia trên thế giới.
[52] Là thế ngồi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
[53] Bài báo có tựa “A Plea For Life” của James A. Wechsler, đăng trên tờ New York Post, ngày 18.5.1966.
[54] Đăng ngày 9.6.1966.
[55] Learning to Love: The Journals of Thomas Merton vol. 6 (1997), tr.76.
[56] “Chúng tôi tin rằng những Phật tử Việt Nam hy sinh trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và cho hòa bình cũng như những người Hoa Kỳ chết vì phong trào tranh đấu dân quyền không ai nhắm tới việc làm hại những kẻ độc tài áp bức mà chỉ nhắm tới việc ép họ thay đổi chính sách. Kẻ thù của cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ không phải là người. Kẻ thù đích thực là kỳ thị độc tài, tham vọng bạo động và căm thù, chúng nằm trong trái tim người. Kẻ thù ta không phải là con người mà là những thứ ấy.
“Chúng tôi cũng tin rằng những cuộc tranh đấu cho tự do và bình đẳng […] không phải là để đánh chiếm địa vị cao thắng của một nhóm người trên một nhóm người khác. Mục đích của các cuộc tranh đấu ấy là quyền tự quyết, sự cải tiến xã hội trong tinh thần bất bạo động và một đời sống dễ thở hơn cho tất cả mọi người. Và chúng tôi tin rằng chỉ khi nào có hòa bình thì ta mới có thể đi tới trên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp…”
[57] Alfred Hassler đại diện tổ chức Fellowship of Reconciliation và Paul Lauter đại diện Southern Christian leadership Conference.
[58] Trích từ tác phẩm Hoa sen trong biển lửa:
1. Hoa Kỳ ngưng oanh tạc ở Bắc cũng như ở Nam.
2. Giới hạn hoạt động quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam lại trong phạm vi tự vệ. Nếu Mặt Trận đáp ứng thì tức khắc đó là một cuộc ngưng bắn.
3. Hoa Kỳ long trọng cam kết rút quân khỏi Việt Nam trong một thời gian là bao nhiêu tháng, và bắt đầu thực hiện rút ít toàn quân để chứng minh thiện chí và sự thành thực.
4. Hoa Kỳ tuyên bố rõ rệt ý muốn tôn trọng ý chí người Việt trong việc thành lập một chính quyền đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng Việt Nam, và thực hiện những hành động cụ thể để chứng minh lời tuyên bố đó như từ chối không ủng hộ nhóm này để đàn áp nhóm khác.
5.Thành thực giúp Việt Nam tái dựng xứ sở đã bị chiến tranh tàn phá. Sự giúp đỡ này hoàn toàn không có sự liên hệ chính trị và ý thức hệ – những thứ được coi là động chạm đến nền độc lập Việt Nam.
[59] Lời tựa của Võ Văn Ái, Paris, ngày 26.01.1967, Hoa sen trong biển lửa do hội Phật tử Việt kiều Hải ngoại xuất bản.
[60] Cuốn sách được phát hành tại Mỹ và Việt Nam đầu năm 1967.
[61] “Theo các phóng viên của Tòa thánh Vatican, các chuyến thăm miền Nam và miền Bắc Việt Nam sau đó của Tổng Giám mục Pignedoli và Đức Ông Huessler có liên hệ đến lời mời của thầy Nhất Hạnh.”— nguồn: Tài liệu của Hội Thân hữu Hòa Giải được lưu trữ tại Swarthmore, có tựa đề “Thich Nhat Hanh: A Brief Biography,” (Thích Nhất Hạnh: Tiểu sử vắn tắt) – năm 1970.
[62] https://langmai.org/cong-tam-quan/thich-nhat-hanh/moi-tinh-tri-ky/
[63] Điển hình như trong cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vào ngày 25.3.1967 tại Chicago (Los Angeles Sentinel).
[64] Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt và Thử tìm dấu chân trên cát.
[65] Viện Hóa đạo GHPGVNTN ấn hành năm 1971, kỷ niệm ngày giỗ thứ tư của Nhất Chi Mai.
[66] Họa sĩ Võ Đình đã dịch vở kịch ra tiếng Anh dưới nhan đề The Path of Return Continues the Journey. Năm 1972, Jim Forest đã in tập sách với NXB Hòa Bình Press thuộc trung tâm Thomas Merton Life Center tại New York, với lời tựa của cha Daniel Berrigan.
[67] Tại Canada, Thầy là người ngoại quốc đầu tiên được mời diễn thuyết trước Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Canada — nguồn: như trên.
[68] Ba điệu là điệu Trí, điệu Hồng và điệu Hải. Điệu Hồng hiện nay là hòa thượng Chí Viên trú trì chùa Linh Phong ở Nha Trang. Điệu Hải là hòa thượng Chí Thắng trú trì chùa Phước Thành ở An Cựu – Huế, còn điệu Trí là cố hòa thượng Chí Mậu.
[69] Thầy đi Portland và Eugene, tiểu ban Oregon; Seattle, tiểu bang Washington; Salem; San Jose, tiểu bang California…
[70] Bà thuộc tổ chức Hội Thân hữu Hòa giải của Anh và hội International Civil Service chuyên xây trường học, mẫu giáo, bệnh xá không công cho các nước nghèo. Bà đã từng giúp Thầy mang tin tức từ Anh về Việt Nam rồi sau đó bà tình nguyện làm việc cho trường TNPSXH về mặt liên lạc đối ngoại.
[71] Đọc thêm Hồi ký của Sư cô Chân Không: 60 năm theo thầy học đạo và phụng sự.
[72] Tên Nhật của cô là Masako Yamanouchi, một thiếu nữ Nhật Bản làm việc thiện nguyện cho Hội American Friends Service Committee (AFSC) của người Quakers, đã qua Việt Nam tình nguyện công tác ở Trường TNPSXH, giúp đỡ về mặt liên lạc quốc tế. Tiếng Anh của cô rất giỏi. Cô nói tiếng Việt cũng khá và hay mặc áo dài như người Việt.
[73] Số 11, đường Goutte d’Or bắt đầu từ tháng 05, năm 1970.
[74] Thích Minh Tâm, Thích Thiện Thắng, Thích Pháp Kiên, Thích Thiện Quả, Thích Thế Tịnh, Thích Chơn Hòa và Thích Trí Quảng.
[75] Người Tây Đức, một nhân vật tiến bộ lúc nào cũng cất cao tiếng kêu gọi hòa bình cho Việt Nam, chủ tịch Hội Hilfe Vietnam.
[76] Một nhà tranh đấu cho quyền sống của trẻ em đói kém vùng Sicilia, rất nổi tiếng vì dám chống lại tập đoàn Mafia ghê gớm của Ý.
[77] Một thành viên của chi nhánh Hội Thân hữu Hoà giải tại Anh và được giải thưởng Nobel Hòa bình.
[78] Học giả thần học người Hà Lan.
[79] Nhà tranh đấu hoà bình lừng danh ở Nam Mỹ.
[80] Nhân dịp đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết phổ biến Thông điệp Hòa bình. Tại Việt Nam Quốc Tự và Tổng vụ Thanh niên, bài tụng đã được đem ra thực tập vào dịp cuối năm dương lịch. Xem bài tụng trong Hồi ký của Sư cô Chân Không: 60 năm theo thầy học đạo và phụng sự, cuốn 2.
[81] Nhóm Third Way in Vietnam tại Anh, Hội Thân hữu Hoà giải tại Hoa Kỳ, và nhóm của tiến sĩ Richard Murray.
[82] Hội Thân hữu Hoà giải tại Hoa Kỳ đã mời Thầy và mục sư Martin Luther King Jr. làm Phó giám đốc. Trước đó hội có khoảng 3.000 hội viên. Sau chuyến du thuyết đầu của Thầy, con số tăng lên trên 20.000 rồi đến 30.000. Hội còn lập thêm một chi nhánh lấy tên là Phật tử thân hữu tranh đấu cho hòa bình (Buddhist Peace Fellowship).
[83] Thầy cư trú với chú Thanh Hương và chú Chơn Hòa tại số 88 Avenue Gambetta, Maisons Alfort, ngoại ô Paris.
[84] Tiến sĩ Pierre Lépine, khoa trưởng Viện Pasteur Paris, tác giả nhiều chương trình khảo cứu về vi trùng học là người phát thảo bản tuyên ngôn.
[85] Thông tin về cuộc gặp gỡ giữa Thầy và ông U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 11.05.1971, cũng như sự yểm trợ của ông U Thant được ghi lại và lưu tại kho lưu trữ của Liên Hiệp Quốc. Những thông tin về Hội nghị Đại Đồng được lưu tại Swarthmore Library. Trong thời gian ở Stockholm, chị Cao Ngọc Phượng có một loạt những cuộc gặp gỡ riêng đầy tâm huyết với các bộ trưởng và các cơ quan của Thụy Điển, và cô đã thành công trong việc thuyết phục họ bảo trợ cho chương trình từ thiện xã hội của GHPGVNTN giúp xây dựng lại làng mạc bị dội bom ở Việt Nam. Khoản viện trợ đầu tiên là 300.000 đô-la thông qua Nhà Thờ Tin Lành Thụy Điển (Swedish Lutheran Church).
[86] Là đệ từ của thầy Bích Nguyên. Hồi nhỏ, điệu được học tại trường Tuệ Quang, Đà Lạt, sau đó sư chú theo học ở Ấn Quang rồi ra ở chùa Từ Hiếu và chùa Ba La Mật một thời gian.
[87] Các hội Third Way in Vietnam, Oxfam, Huddersfield Relief Committee, Christian Aid, Save the Children, Help the Age, Quaker AFSC (American Friend Service Committee) với Richard Murray, Ủy ban Hà Lan với cô Hebe Kohlbrugge và chị Kirsten Roep.
[88] 1 – Việt Nam Cộng hòa, 2 – Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 3 – Mặt trận Giải phóng Miền Nam và 4 – Phái đoàn.
[89] Thượng tọa Thích Thiện Hoà làm chủ tịch điều hành, thượng toạ Thích Châu Toàn vừa là Giám đốc Trường TNPSXH, vừa làm Tổng thư ký Uỷ ban, các thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Huyền Quang làm thanh tra điều hành Uỷ ban.
[90] Hồi ký của Châu Văn Thọ, Tổng thư ký trường TNPSXH từ năm 1971 – 1975.
[91] Năm 1970, Thầy tham dự Đại hội Tôn giáo Thế giới và Hòa bình (World Conference on Religion and Peace, WCRP) lần thứ nhất tại Kyoto, Nhật Bản và được đề cử làm Phó chủ tịch Hội đồng.
[92] Năm 1978, thầy Thiện Minh lại bị chính quyền Hà Nội giam giữ trong trại học tập và cuối cùng đã bị bức tử vào ngày 18 tháng 10 ở khám Chí Hoà, Sài Gòn. Tại Phương Vân Am, Thầy và các cộng sự đã làm ngay một bản tin gửi tới các hãng thông tấn quốc tế tại Paris. Ngay tối đó, Thầy viết bài thơ Mây trắng thong dong để tưởng niệm.
[93] Paul Demiéville (1894-1979) là nhà Hán học và Đông Phương học, người Pháp. Ông học văn học Sanskrit với Sylvain Lévi, đọc các văn bản chữ Hán trôi chảy, từng làm việc tại Hà Nội cho l’EFEO (1919-1924). Đến năm 1946, P. Demiéville được bổ nhiệm vào Collège de France, giữ chức giáo sư ngôn ngữ và văn chương Trung Hoa, thừa kế vị tiền nhiệm là Henri Maspero.
[94] Entretiens de Lin Tsi do Fayard ở Paris xuất bản năm 1972 trong loại sách Documents Spirituels.
[95] Trước đó hai năm, Thầy đã viết một tác phẩm với tựa đề là Nẻo vào Thiền học và nhà xuất bản Lá Bối đã phát hành ở Việt Nam. Nay Thầy viết lại bằng tiếng Pháp. Tiếng Anh có tựa Zen Keys: A Guide to Zen Practice, xuất bản năm 1974.
[96] Xem Tương lai thiền học Việt Nam, Cho đất nước đi lên và pháp thoại Thầy ngày 14.11.1991.
[97] Trích Cao Tăng Truyện của Huệ Hạo, Nhất Hạnh dịch.
[98] Căn hộ ở tòa nhà A số 69 đường Desgranges, Sceaux.
[99] Nguồn: Bài viết của Jim Forest với tựa đề “Only the Rice Loves You: a month with Thich Nhat Hanh in Paris,” (“Chỉ có cơm thương mình thôi: Một tháng cùng sống với Thầy Nhất Hạnh”) – 1972.
[100] Thầy viết những trang cuối của lá thư trên gác của giáo sư Thomas Roëp ở Alkmaar tại Hà Lan. Thomas là giáo sư địa chất học. Phu nhân là chị Kirsten, người gốc Đan Mạch, là người có công đầu trong việc vận động thành lập hội Bảo Trợ cho cô nhi chiến tranh ở Việt Nam. Hai anh chị Roëp đã từng qua Phương Vân Am nhiều lần để tu học và làm việc với sư cô Chân Không trong chương trình bảo trợ cô nhi ở Việt Nam. Giáo sư Thomas cũng có giúp Thầy khi Thầy in quyển sách này tại Phương Vân Am với máy offset Gestetner.
[101] Sau khi Mobi dịch xong, Thầy phải sửa lại rất nhiều nhưng Thầy vẫn rất kiên nhẫn. Sửa như vậy mất thì giờ hơn là Thầy tự dịch trực tiếp, nhưng Thầy muốn khuyến khích Mobi tiếp tục dịch những quyển khác. Quyển thứ hai Mobi dịch là Tình người, nhưng bản dịch đã bị thất lạc. Ngoài ra Mobi còn dịch thêm cuốn Am mây ngủ và Đường xưa mây trắng.
[102] Đến năm 1987, nhà in Pax Christi ở London xuất bản tác phẩm với tựa đề Be Still and Know: Meditation for Peacemakers. Bản tiếng Pháp đầu tiên lại có tên là Le Miracle est de Marcher sur Terre (Phép lạ là đi trên mặt đất).
[103] Như Hannes de Graaf và Hebe Kolhbrugge ở Hòa Lan, Heinz Kloppenburg và Martin Noemoeller ở Đức, Bertrand Russell và Philip Noel Baker ở Anh, Danilo Dolci và Carlo Levi ở Ý, Andre Trocmé ở Thụy Sĩ, Paul Demiéville và Laurence Schwartz ở Pháp, Thomas Merton, Martin Luther King Jr., Dorothy Day, Arthur Miller, Robert Lowel, A.J. Mustee và Alfred Hessler ở Hoa Kỳ, v.v.
[104] Cùng các bạn, cha Berrigan đã có những hành động bất phục tùng như kêu gọi đốt thẻ trưng binh, lấy sơn đỏ giả máu đi vào những nơi chế tạo hay cất giữ các đầu đạn nguyên tử để trút lên các thứ vũ khí giết người ấy, v.v. Cha hành động theo Thánh kinh dạy là lấy gươm giáo đúc thành lưỡi cày.
[105] Mobi Warren, Pierre Marchand, Neige Achiary, Charles, Raphael, Marie Emmeny, bác sĩ Cao Thị Dung, tiến sĩ Tạ Huệ Châu, tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, Tổng thư ký hội Phật tử Việt Kiều, anh Trần Quang Hải, con trai giáo sư Trần Văn Khê, chị Trần Thị Hằng, anh Thanh Hương, anh Thái Quang Trung, Nguyễn Văn Liêm, Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Nguyệt, anh Cao Thái, chị Bùi Thị Hương, Thoa và Lợi…
[106] Các tổ chức nhân đạo khác, như: tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Friends Quaker House, Christian Aid, Save the Children, Help the Aged, Huddersfield Famine Committee, War Resistance International (WRI), Mouvement Chrétien pour la Paix (MCP), Hilft fur Vietnam (Help for Vietnam in Germany), Oxfam, Huddersfield Relief Committee, Quaker AFSC (American Friend Service Committee) với Richard Murray, nhóm Hà Lan với chị Kirsten Roep.
[107] Xin xem hồi ký của Sư cô Chân Không: 60 năm theo thầy học đạo và phụng sự, cuốn 2.
[108] Thời bấy giờ, bán 1 hộp Campolon đủ mua 30 ký gạo, 1 hộp Aspirin PH8, 15 ký gạo, 1 hộp Becozyme chích, 25 ký gạo, 1 hộp Becozyme viên, 10 ký gạo…
[109] Giới học giả và văn nghệ sĩ mà Thầy đã yểm trợ là: các học giả Nguyễn Đăng Thục, Giản Chi; giáo sư Nguyễn Ngọc Lan; nhà cách mạng uyên bác Đào Duy Anh; các nhà văn Duyên Anh, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Trần Phong Giao, Hoàng Hải Thủy, Nhã Ca, Nguyễn Mạnh Côn, Lê Xuyên, Vĩnh Hảo; các thi sĩ Hoàng Cầm, Hồ Dzếnh, Vũ Hoàng Chương, Trụ Vũ, Nguyễn Đức Sơn; các nhạc sĩ Lê Thương, Vĩnh Phan, Lê Trọng Nguyễn, Nguyễn Đình Toàn, Ngô Nhật Thanh; nhà văn và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền; triết gia Nguyễn Sĩ Tế; Nguyễn Cường, Thế Uyên, nhà trào phúng (hề) Khả Năng; nhà thổi sáo Nguyễn Đình Nghĩa; Vũ Đức Duy, các họa sĩ Trọng Nội, Minh Đăng Khánh; bình luận gia Lý Đại Nguyên; …
Xem thêm tác phẩm Phương hương xuôi vạn lý, Sư cô Chân Không.
[110] Giám đốc quản trị là giáo sư Yoshiaki Iisaka, thủ quỹ là ông Willie Tay Kim San và Mahaver Singh, phó giám đốc điều hành Chương trình là giáo sư Cao Ngọc Phượng. Ngoài ra trong Uỷ ban còn có bác sĩ Choy Leng, có Nancy Chug, Mobi Quynh Hoa, Luc Fogarty và Diễm Trang, Bob Allan, Vương Hồ, Kirsten Roep và anh Mừng.
[111] Trích lá thư “Bây giờ rõ mặt đôi ta” viết cho đệ tử ngày 07.03.2010.
[112] “Thầy nhận ra rằng nếu Thầy có thể thuyết phục tòa Đại sứ Pháp thay mặt Thầy can thiệp và thuyết phục chính quyền Singapore cho phép Thầy được ở lại thêm một tuần nữa, Thầy sẽ có đủ thời gian để sắp xếp, bảo đảm an toàn cho hàng trăm thuyền nhân tị nạn đang lênh đênh trên biển không nhiên liệu, không thực phẩm.” – At Home in the World , Thích Nhất Hạnh (2016), tr. 61. ), và lá thư “Bây giờ rõ mặt đôi ta” viết cho đệ tử ngày 7.3.2010.
[113] “Có một thời gian tôi đi học nghề in. Hiện bây giờ tôi in sách và đóng sách khá giỏi. In trong chánh niệm, đóng sách trong chánh niệm. Tôi đã in hàng chục cuốn sách, đóng hàng chục ngàn cuốn sách” – Trích Ngày em hai mươi tuổi, LTLM số 25
[114] Xuất bản năm 1977, những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, Cung Khanh, Sơn Nam và Võ Hồng. Một năm trước khi có chương trình Máu chảy ruột mềm, ở Sceaux, Thầy cũng đã in một tuyển tập truyện ngắn. Trong đó có truyện Cửa Tùng đôi cánh gài, Ảo tượng và Giọt nước cánh chim ký tên Nhất Hạnh và Thiều Chi.
[115] Xuất bản năm 1981, gồm những bài văn của Trần Kha, Con trai bà Cả Đọi (Hoàng Hải Thủy), Hồ Khanh (Doãn Quốc Sỹ), Linh Thoại, Yên Ba, Hồng Ngọc và Thích Cao Đăng (Thích Quảng Độ).
[116] Tác phẩm này được viết ở Sceaux và xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn, tái bản ở hải ngoại năm 1978.
[117] An Tiêm xuất bản tác phẩm này dưới bút hiệu Nguyễn Lang năm 1974 tại Sài Gòn.
[118] Antoine, Hiếu, Tâm, chị Rosalie, chị Marianne là các con cụ Lương Trọng Tường, và bác sĩ Sơn …
[119] Thầy sang New York để tham dự Hội nghị Tôn trọng Sự sống (Reverence for Life Conference ), một hội nghị liên tôn về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân được tổ chức song song với một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc tế về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân do Liên Hiệp Quốc tổ chức (“The United Nations Second Special Session on Disarmament”).
[120] Pháp thoại công cộng dành cho các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Hàn Quốc ngày 19.3. 2003, được đăng trên báo Mindfulness Bell, số 34, mùa thu 2003.
[121] Để tìm hiểu thêm về lịch sử Làng Mai, xin đọc bài Ngày em hai mươi tuổi (LTLM số 25 – 2002) của Thầy và bài Làng Mai qua năm tháng (LTLM số 35 – 2012) của Sư cô Chân Không trên Trang nhà Làng Mai.
[122] Để tìm hiểu thêm về khóa tu mùa Hè đầu tiên ở Làng, xin đọc thêm Tý Cây tre triệu đốt & Chiếc lá ổi non, NXB Lá Bối châu Âu, NXB San Jose.
[123] Phỏng vấn với Don Latin cho tờ The San Francisco Chronicle, tháng 12 năm 1997.
[124] The 20th Century’s Greatest Hits: A Top 40 List, what works of art should be remembered and why?, Nhà xuất bản Forge/St Martin năm 2000, ISBN 0-312-87391-3.
[125] Những bài giảng cho doanh nhân và các chính trị gia đã được biên tập thành sách The Art of Power (Quyền lực đích thực, 2007); những bài giảng cho tù nhân và các cán bộ trại giam được xuất bản thành sách Be free where you are (Sống tự do ở bất cứ nơi nào ở đâu, 2002); những bài giảng cho người Israel và Palestine được làm thành sách Peace Begins Here: Palestinians and Israelis Listening to Each Other (2001).
[126] Phát biểu của Thầy ở Hàn Quốc, tháng 04 năm 1995, được Daniel J. Adams ghi lại trong “Thich Nhat Hanh Then and Now,”(Thích Nhất Hạnh ngày ấy và bây giờ), Phòng lưu trữ của Trung tâm Thomas Merton Center.
[127] Tại Ấn độ năm 1996, tại Davos năm 2000, tại Nhà trắng tháng 12 năm 2000.
[128] Xem http://www.peace.ca/manifesto2000codeofethics.htm
[129] Xem thêm trong LTLM số 19 năm 1996, LTLM số 23-2000 (bài “Địa thượng thần thông”), LTLM số 25-2002 (bài “Đi như một dòng sông”) và LTLM số 26 – 2003
[130] Trong thư gửi các đệ tử viết tại tu viện Bích Nham ngày 12.10.2007, có tựa đề “Ăn chay để bảo vệ đất Mẹ”, Thầy kêu gọi toàn thể các trung tâm trực thuộc Làng Mai dùng thực phẩm thuần chay để không chỉ làm vơi nhẹ khổ đau cho muôn loài cầm thú mà còn giúp giảm thiểu dấu ấn carbon.
[131] “Spiritual Reflections on War and Peace” (Quán chiếu về hướng đi tâm linh cho vấn đề chiến tranh và hòa bình), in trong Mindfulness Bell số 34, mùa thu 2003.
[132] Xin xem báo cáo chi tiết về chuyến đi này trong LTLM số 29 – năm 2006 trên Trang nhà Làng Mai.
[133] Xin xem LTLM số 31 – năm 2008 về ba Đại trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan và LTLM 32 – năm 2009 về Đại lễ Phật đản (Vesak) tại Hà Nội.
[134] Đọc tác phẩm Cultivating the Mind of Love (1996).
[135] Phỏng vấn của John Malkin, tạp chí Shambhala Sun, ngày 01.07.2003
[136] Phỏng vấn với Melvin McLeod, đăng trên tạp chí Shambhala Sun, ngày 17.2.2017 với tựa đề “Love and Liberation: An interview with Thich Nhat Hanh” (Tình thương và giải thoát); Xem “Trở về dòng suối nguyên thỉ” – định đề số 37 trong 40 định đề của Làng Mai, tác phẩm Làng Mai nhìn núi Thứu.
[137] This Moment is Full of Wonders: The Zen Calligraphy of Thich Nhat Hanh (2015) & Hương Thơm Quê Mẹ (04.2021).
[138] Bài phỏng vấn Christina Figueres của Jo Confino: “Vị anh hùng ẩn danh đằng sau công cuộc chống biến đổi khí hậu trên thế giới”, đăng trên báo Huffington Post, ngày 22.1.2016.
[139] Bài viết “G. Inarritu trong phim tài liệu về chánh niệm Walk With Me” của Leo Barraclough, đăng trên báo Variety, số ra ngày 9.3.2017.
[140] Jeff Wilson, Mindful America: The Mutual Transformation of Buddhist Meditation and American Culture (Nước Mỹ chánh niệm: Sự chuyển hóa có tính hỗ tương của thiền tập Phật giáo và văn hóa Mỹ) xuất bản năm 2014, trang 34.