Chân dung

Buổi sáng có mặt trời, ơi vũ trụ, ta muốn ôm ngươi vào hai tay. Buổi sáng có chim hót và chị bán xôi đi ngang ngõ trúc, ơi quê hương, ta muốn ôm ngươi vào hai tay. Buổi sáng có chợ họp, ôi thế gian, ta muốn ôm ngươi vào hai tay. Chỉ còn hai mươi giờ nữa thôi, tôi đã không còn có mặt ở đây. Tôi sẽ giao tôi cho lửa.

Buổi sáng có mặt trời, ôi quê hương, ôi thế gian, ôi vũ trụ. Hiện hữu đẹp vô ngần. Tôi luyến tiếc ngươi, tôi yêu dấu ngươi. Tôi nhớ thương ngươi. Tôi sẽ không mang theo được một lá cây nào, một hạt sỏi nào. Mỗi lá cây đều quý hóa vô ngần. Mỗi hạt sỏi đều quý hóa vô ngần.

Buổi sáng thức dậy, ô hay, mình đã ngủ, mình đã ngủ an lành. Buồn cười chưa, tôi như một trẻ thơ, ngủ ngon như người vô sự. Bàn tay ơi, có phải trách vụ ngươi là đúng sáng ngày hôm ấy sẽ gọi lửa về? Bàn tay áp lên má tôi. Bàn tay ơi, ngươi là người cộng sự trung thành. Bàn tay kẹo bánh. Bàn tay bút phấn. Bàn tay tơ lụa. Bàn tay mái tóc cô nhi.

Buổi sáng thức dậy, ôi tôi muốn sống. Tôi muốn sống mãi, sống hoài. Mỗi buổi mai hồng, mỗi buổi mai sáng trong, mỗi buổi mai mở đầu cho một ngày đầy như một trang giấy trắng tinh đợi chờ chữ nghĩa. Tại sao vũ trụ đẹp lên kỳ diệu vô cùng? Tại vì tôi sắp chết? Tại vì tôi mở mắt? Ôi những vì sao xa ơi, những vì sao xa.

Buổi mai thức dậy, da mặt tôi, bàn tay tôi và thau nước trong. Tôi muốn bơi trong dòng nước pha lê. Tôi muốn là con cá nhỏ. Buổi mai thức dậy, cửa sổ mở ra trên không gian thơm mát khi trời trinh nguyên. Tôi muốn tung bay nơi hư không. Tôi muốn là con chim nhỏ.

Buổi mai thức dậy, trời ơi, có lũ học trò qua ngõ, tíu tít như đàn chim. Các em hãy đi tới, hãy đi tới, hãy hướng về chân trời an lành, nơi đó không có đau thương, không giết chóc. Phía sau này tôi lao mình và ngăn lửa máu. Đi mau về phía trước, các em ơi. Phía sau này, núi đá, trường thành, rừng cây tuôn ra ngăn lửa máu.

Có một chị, có một anh, phía trước kia đang chờ. Lớp học sẽ thỉnh thoảng có chim bướm lạc vào, sẽ có hoa hồng treo cửa sổ đem hương theo quyến rũ. Kẹo bánh chuyền nhau dưới gậm bàn, anh biết vẫn mỉm cười, chị biết vẫn làm lơ. Bài chính tả đọc bằng giọng miền Nam, hỏi ngã mỗi khi viết sai thì chỉ tính bằng nửa lỗi. Tôi thương những mái tóc, tôi thương những cặp mắt, tôi thương cả những vết mực trên áo, trên mặt, cả những dòng mũi chảy thò lò.

Đường phố thiên hạ đầy người. Cô nghĩ chi, bác nghĩ chi? Anh lo gì chị buồn gì? Mỗi người một nỗi lo, mỗi người một tâm sự. Mọi người đi theo công việc mình buổi sáng. Tôi cũng đi lủi thủi một mình. Tôi đi dưới đất mà là đi trên cao. Tôi còn ở đây nhưng tôi đã đi rồi. Hai mươi giờ đồng hồ còn lại. Tôi không hé môi tâm sự với một người nào. Tôi không cô đơn, tôi không cô đơn. Bạn bè ơi, loài người ơi, anh chị ơi, tôi thương. Tôi thương trái đất chúng ta, và nước mắt tôi tuôn trào. Tôi cúi đầu dùng tay áo lau nước mắt. Tôi mỉm cười chữa thẹn. Tôi còn biết thẹn bởi vì tôi còn thương yêu, luyến tiếc. Một mình tôi, tôi đi.

Bạn bè ơi, thôi cho tôi xin đi, đừng giận dỗi. Xin đừng tiến lại gần. Xin hãy tránh xa đi để tôi sống như điều tôi tâm nguyện. Tôi muốn ôm từng anh, từng chị, từng em mà khóc. Nhưng mà như thế thì hỏng hết, hỏng hết. Nước mắt sẽ làm tiêu tan hết chút ý chí cần thiết. Tha lỗi cho tôi, các bạn; tha lỗi cho con, ba má nghe; tha lỗi cho em nghe, các anh chị; tha lỗi cho chị nhé, các em, các em mến yêu.

Dòng sông ơi, tôi còn nhớ câu chuyện dòng sông. Cho tôi làm người lái thuyền để mỗi sáng mỗi chiều nghe sông xanh nói chuyện. Cầu Ông Lãnh. Những chiếc thuyền chở khẳm nồi niêu đỏ chói. Những chiếc thuyền chở đầy những tĩn nước mắm. Những bà hàng bán cau môi đỏ như trầu, khăn rằn che tóc. Quê hương đẹp biết bao nhiêu. Ôi còn nào chùa, nào luỹ tre, nào vườn cau, nào giàn trầu, nào bến sông quen thuộc. Tôi muốn quay trở lui. Nhưng quay trở lui cũng không tìm thấy quê hương.

Đt quê hương, tôi đang đếm bằng những bước chân. Đất quê hương, bom đạn cày nát. Lời cầu nguyện cho những khu vườn xanh, có trúc đào, có xương rồng trước ngõ. Chắp tay tôi nhận chịu lửa đỏ như một lời cầu nguyện. Cho tôi thấy phố thấy nhà lần chót. Cho tôi thấy trăng thấy sao. Cho tôi thấy người, thấy đồng bào cười nói. Cho tôi ôm tất cả vào hai vòng tay nhỏ. Tôi đã tìm thấy. Anh chị em ơi, tôi đi nhưng tôi còn ở lại. Sáng mai mặt trời mọc, thơ tôi sẽ tới với người.

Đây là một bài thơ theo kiểu văn xuôi Thầy viết để tưởng nhớ chị Nhất Chi Mai, người tự thiêu cho hòa bình tại chùa Từ Nghiêm sáng mồng 8 tháng Tư âm lịch năm 1967. Chị Mai là một trong ba chị đầu tiên thọ giới dòng tu Tiếp Hiện. Bài thơ này được in trong tập Chim về trên không do Viện Hóa Đạo ấn hành năm 1971, kỷ niệm ngày giỗ thứ tư của chị. Bài Chân dung này được Thầy ký tên là Thạc Đức.

Hoa mặt trời

em đến đây, bằng đôi mắt hồn nhiên

nhìn mầu xanh của pháp thân hiển hiện:

dù thế giới tan tành

nụ cười bông hoa cũng không bao giờ còn tan biến

cng ta đã được gì hôm qua và sẽ mất gì sáng nay?

em đến đây

theo ngón tay tôi, nhìn thẳng vào thế gian điểm tô bằng ảo tượng:

hoa mặt trời mọc rồi

muôn hoa khác đều quay về quy ngưỡng.

Hoa mặt trời, theo tôi, có lẽ là trí tuệ biến chiếu của Phật làm tiêu tan mọi ảo tưởng trên thế gian.

Mẹ

by năm

trầm hương xa

hình ảnh mẹ

mt sáng mùa thu lạnh nắng

mẹ rũ áo ra về

đau thương đầy vai trút nhẹ

con không khóc:

cuộc đời xa lạ,

ra đi tủi hờn rưng rưng

gió bay áo con

vàng nắng, đồi cao, trời xanh,

nấm đất.

nhng người còn ở lại sau chót

cũng ra về.

con nói chuyện cuộc đời

lòng tan nát nhưng bình an

hiện hữu đã quá nặng nề trên vai mẹ

by năm

thỉnh thoảng mẹ về, linh động

hôm nay hai giọt nước mắt xót thương

ti hờn con chia với mẹ

hiện hữu vai con còn gánh

nhớ về hình ảnh mùa thu xa

trầm hương xa

gió thổi vi vu

đi cao ngợp nắng hôm nay con về

ở lại với con hôm nay mẹ ơi

ngày mai không biết về đâu phiêu bạt

nhưng mẹ vẫn còn

ôi thương yêu ngàn năm

cho con gục đầu nhớ nhung

gi về quê mẹ.

Bài này viết năm 1968, như vậy là thân mẫu của Thầy mất vào năm 1959. Độc giả quen thuộc với Bông hồng cài áo ít người biết đến bài này. Tập Bông hồng cài áo viết từ năm 1962, trước đó một năm và được đoàn Sinh viên Phật tử phổ biến bằng cách chép tay thành hàng trăm bản. Lễ Bông hồng cài áo đầu tiên đã được đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy năm ấy tại chùa Xá Lợi. Tất cả những người tham dự đều được gắn hoa hồng trên áo. Người nào còn mẹ thì được cài hoa mầu hồng, người nào mất mẹ thì được cài hoa trắng. Hồi ấy tôi còn ở trong đoàn và làm việc ở Ban Xã hội của đoàn. Lễ này được giới sinh viên và học sinh hưởng ứng nồng nhiệt và từ đó năm nào đến Rằm tháng Bảy, lễ này cũng được tổ chức ở nhiều địa điểm trong nước. Cho đến nay việc tổ chức lễ Bông hồng cài áo đã thành một truyền thống. Số in của Bông hồng cài áo đã lên tới hàng triệu, một phần bởi vì Lá Bối không giữ bản quyền sách này. Tuồng cải lương Bông hồng cài áo được sáng tác và trình tuồng này do đoàn Thanh Nga (Thanh Nga, Thành Được, Ngọc Giàu,…) trình diễn đang được lưu hành. Anh nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác bản Bông hồng cài áo năm 1967.

Hãy nguyện cầu cho bóng tối thêm sâu hỡi ngàn sao lấp lánh

thuyền đã ra đi. đại dương. một sáng mai hồng

tôi ở lại một mình

đếm những dấu chân in trên nền cát trắng

bao nhiêu người đã lo sợ ra đây

cùng nguyện cầu cho trời yên bể lặng

gió ơi, hãy mang lời cầu nguyện đi xa

và xui giục cho trùng dương nổi sóng.

hi đau thương, hãy lại đây cùng ta nhìn:

người lái thuyền sáng hôm nay

đang ngắm trời mây

và thản nhiên cười trước sóng

đã không nguyện cho trời yên bể lặng

nhưng nguyện cầu cho chân cứng đá mềm.

hỡi đau thương, hãy lại gần đây thêm nữa,

với ta, hãy thôi đi chuỗi cười kiêu hãnh

có ngươi, ta là tất cả,

không có ngươi, ta chỉ là ta,

hãy nguyện cầu cho bóng tối thêm sâu

hi ngàn sao lấp lánh!

ta muốn khi mặt trời vừa lên

nắng mai sẽ xối chảy trên sườn đồi

nhng dòng thủy tinh loáng bạc.

ngày với đêm thù nghịch

ngày với đêm tương sinh –

từ ngàn vạn năm xưa, ánh sáng và bóng tối giao hình

y em bé thơ ngây

phải chăng em là một thiên thần vừa đọa?

đừng nhìn ta với nét nhăn trên trán

em đang còn xa lạ

y cười lên, hương ngát bình minh

y cười lên, trăng núi an lành

cười đi như thuở nào ta còn thơ dại

xin em đừng nghe lời ta nói

để rồi lòng em thắc mắc ngẩn ngơ

ngày mai, nếu có nghe

y nghe lời ta như nghe suối reo

y nghe lời ta như nghe chim hót

như xem liễu lục bông hồng

như ngắm hoa vàng trúc biếc

như nhìn bạch vân minh nguyệt

tiếng hát ca nhiệm mầu sáng nay

đã thoát ra từ khổ đau của ngàn muôn kiếp sống

ngàn đóa sen tinh khiết nhả hương

đã nẩy sinh nơi bùn lầy nước đọng

ta vẫn đứng chờ em.

Bài này được đăng lần đầu tiên trên nguyệt san Phật giáo Việt Nam (số 16, ra ngày Rằm tháng 11 năm Đinh Dậu, 1956). Ngày xưa đọc bài tôi rất thích nhưng bây giờ tôi không mấy ưa nữa. Tôi không muốn “chân cứng đá mềm” mà chỉ muốn “chân là chân, đá là đá” mà thôi.

Đoạn chót của bài này đã được hội Fellowship of Reconciliation cho in trong một thiệp chúc Giáng sinh phát hành tại Hoa Kỳ. Hình vẽ là của anh Võ Đình trình bày Phượng Nam cầm con diều giấy. Phần Anh văn này do chính Thầy dịch:

O Innocent Child

are you an exiled spirit newly set down

into this worn world?

Do not look at me so,

your forehead wrinkled;

you are still a stranger here,

take my advice smile in the perfumes

of this pink dawn.

Smile, young one: moon, cloud, wind all are calm,

peaceful, harming nothing.

Smile, little child, as I did in early innocence,

knowing nothing, discerning nothing.

Close your ears to my words.

Remain amazed and in wonder as you are,

return to the place from which you came.

If the need to listen to me

occurs to you one day,

and I should be absent,

then instead become attuned to the murmur of a spring

or that of a cascade.

You will have to contemplate the yellow chrysanthemums

or the violet bamboo trees

or the white cloud

or the clear and peaceful moon.

All of them tell the same story,

as I tell today to the singing birds

This marvelous song you hear this morning

O little birds,

rises from uncounted suffering lives.

These lotus flowers which are calmly giving perfume

reach upward from the muddy pond.

I am here, waiting for you

O little child.

Nẻo vắng

ng mình

sóng gợn mặt hồ

sương sớm lạnh

dấu chân em

buổi sáng

trinh tuyền lối cỏ

không lá ngô đồng xa

nhưng hồn mùa ấm áp

hoang sơ đi rồi

thuyền chở mái trăng về bến cũ.

Bản Anh văn bài này được in trong tập Zen Poems do nhà Unicorn Press xuất bản tại Hoa Kỳ.

Chứng nhân còn đó

hỏa châu sáng trên trời

em bé vỗ tay reo

nhưng tiếng súng đã nổ

tiếng cười tắt theo

và chứng nhân còn đó.

Đầu đề bài này Le Témoin Reste đã được chọn khi chúng tôi cho in tập thơ của Thầy bằng Pháp văn năm 1973. Tập này do Pierre và Neige yêu cầu in để bán tại các đại nhạc hội do hai người tổ chức trên nhiều thành phố nước Pháp, lạc quyên giúp cô nhi Việt Nam. Bản Pháp văn chị Michèle Chamant dịch như sau:

Le Témoin Reste

des bombes flamboyantes

illuminent le ciel noir,

un enfant applaudit;

il rit.

jentends le son des canons

et le rire meurt.

mais le témoin reste.

Marathon, marathon

Nhớ Lambrakis

Gửi Michel Peristerakis và các bạn

anh hô hào bè bạn

đng dậy chống chiến tranh

anh hô hào quần chúng

đng dậy biểu tình

họ ngăn cản anh

họng súng độc tài bốn bề đe dọa

nhng cặp mắt bạn bè

bốn bề hướng về

e ngại

nhưng anh đứng dậy

mt mình

biểu tình

mt mình

trương biểu ngữ

hòa bình

mt mình

đi.

đường chính nghĩa

biểu ngữ

hai tay giăng cao

trước ngực.

Lambrakis

ngày hăm mốt tháng Tư

năm 1963

nhân loại thấy

mt mình anh đứng dậy.

đương đầu bạo lực

bóng đêm dày

từ Marathon về thành Nhã Điển

thắp lại ngọn đèn văn minh Hy Lạp

anh đi

bọn chúng lái xe cán chết anh

trên đường biểu tình

cán chết cách mệnh

cán chết dân chủ

cán chết hòa bình.

Lambrakis

một tiếng gọi nghìn lời thưa

linh hồn Hy Lạp xưa

bừng tỉnh

thương anh

thương nền văn minh

thành phố Athènes vùng dậy

biểu tình.

Marathon!

bạo lực cúi đầu nép phục

trọn thành phố Athènes

tham dự diễn hành

cứ mỗi năm

1964

1965

1966

tháng Tư diễu hành Marathon

rừng biểu ngữ bay trong gió

các anh bảo vệ hòa bình dân chủ

ri năm nay

1967

bạo lực ngóc đầu trỗi dậy

các anh rên xiết

ngọn roi bạo tàn quân phiệt

mũi giầy đinh

cng bắt tám ngàn người

tám ngàn lãnh đạo thanh niên

cng đàn áp

nhng người yêu Lambrakis

nhng người trung kiên

nhng người dù nát thân dưới gót giày đinh vẫn không hề phản bội

nhưng đang nửa khuya, trời còn tối

mà các anh lại đã đứng lên rồi!

khắp nơi thế giới biểu tình

thế giới thức tỉnh

trong cuộc tranh đấu cho dân chủ

cho hòa bình

cng ta hôm nay không còn cô độc.

Lambrrakis

hãy yên tâm

cng tôi về xin tiếp tục

thế giới đi về

phía anh đi

cng tôi về

chuẩn bị khắp nơi nơi

cuộc diễn hành tháng Tư

đâu đâu cũng có anh

mang gió và nắng đi theo

rừng biểu ngữ Marathon vĩ đại.

Thầy có kể chuyện về cuộc đời Lambrakis ở Hy Lạp cho chúng tôi nghe và cả chuyện đi Athènes năm 1967 để tham dự diễu hành từ Marathon về Nhã Điển do anh Michel Peristerakis tổ chức. Cuộc diễu hành đã bị hủy bỏ vì trước đó, giới quân sự đã đảo chánh và bắt hết tất cả những thành phần tiến bộ đòi hỏi dân chủ và tự do. Thầy bị kẹt ở Athènes tới một tuần lễ, và cũng suýt bị giam giữ như Michel. Tôi gặp Michel tại Hòa Lan năm 1975 hồi anh mới được phóng thích.

Các anh đứng dậy

con của tôi nằm

trong nôi

thiên thần bé nhỏ

đt nước nằm trong cơn bão tố

con tôi nằm

trong cơn bão tố.

tôi muốn làm sao

đem thân yếu nhỏ

che chở con tôi

nhưng đất nước chuyển rung

và chiếc nôi con tôi

anh ơi

chị ơi

đã biết bao đêm

thao thức lòng đời

hôm qua và hôm nay

trên dưới ngút rừng khói lửa

bom đạn rung trời tiếng nổ

các anh đứng lên

vì thế hệ chúng nó

cho tôi góp phần công quả

các anh đứng dậy các anh ơi

Bài này Thầy viết để tặng cho những người học trò của Thầy vừa trở thành những bà mẹ mới. Anh Chinh Ba có phổ nhạc bài này và tôi đã hát nhiều lần ở các buổi họp ở Pháp, Hòa Lan, Thụy Sĩ và Anh quốc.

Tươi son bền sắt

trăng sao vẫn đẹp đêm Rằm

bãi dương vẫn mướt, sóng tùng vẫn xao

lòng quê dù vẫn khát khao

hoa mai cứ nở đồi cao gọi mời

tháng Tư lá lục hoa cười

cho trăng thêm tuổi, cho đồi thêm xuân

vườn xanh cây mướp trổ bông

trẻ thơ đùa giỡn trước sân nắng đào

chợ Văn bán sách lầu cao

muối dưa đắp đổi hôm nào cũng vui

xót quê lòng có ngậm ngùi

tin quê dồn dập tới lui chẳng ngừng

ca xưa vắng tiếng chuông ngân

trẻ kia cha mẹ gửi thân tù đày

văn nhân nghệ sĩ bó tay

con thơ nheo nhóc chẳng ai ngó ngàng

sóng xô nghiêng vịnh Thái Lan

bao nhiêu tuổi ngọc chìm làn nước sâu

 

tấm thương, lòng vẫn nguyện cầu

ni đau dường ấy, làm sao đỡ đần?

trước sau xin chớ ngại ngùng

nhng bàn tay ấy tình thâm vẫn tròn

giữ cho bền sắt tươi son

giữ cho tâm lặng giữa cơn ba đào

còn đây nắng gọi đồi cao

còn đây những gốc anh đào trước sân

còn đây trăng đẹp đêm Rằm

còn đây dương mướt sóng tùng năm xưa.

Thầy rất ưa trẻ con. Tại Phương Vân Am, có nhiều anh chị đem trẻ con về. Có đứa ở lại nhiều tuần, trong số đó bé Long, bé Thủy và bé Minh Tâm được ở lại nhiều nhất. Thầy dạy ca dao cho chúng, dạy chúng học và làm cả những bài hát cho chúng nữa. V ì vậy cho nên ta thấy có câu: “trẻ thơ đùa giỡn trước sân nắng đào”. Trong bài thơ Thầy cũng có nói đến việc làm sách nữa. Đó là câu:

chợ Văn bán sách lầu cao

muối dưa đắp đổi hôm nào cũng vui.

Từ 1975 trở đi Thầy không còn dạy học ở Paris nữa, cũng không đi dạy mỗi năm tại các Trường Amsterdam và Nijmegen như trước. Thầy về Phương Vân Am cuốc đất, trồng rau, ngồi thiền, viết văn và làm sách. Thầy đóng sách rất giỏi: ngoài các máy cắt tay, Thầy chỉ cần dùng những viên gạch réfractaire, một cái dũa, một cái bàn chải đánh răng và một cái bánh xe lăn mà có thể đóng sách đẹp và mau không thua gì những máy đóng sách ở thị trường. Tôi học mãi mà làm theo chưa được. Thầy đã dạy cho Vương Hồ, Quỳnh Hoa, Tuk, chú Hương, Triết, Vũ và Lễ, bây giờ người nào cũng biết đóng sách. Tại Phương Vân am chúng tôi cung cấp sách cho nhà Lá Bối ở Sceaux, và bán sách lầu cao ở đây có nghĩa là khỏi phải bước chân xuống đường phố mà vẫn có thể bán sách được. Bản quyền các sách của Thầy xuất bản ở châu Âu và châu Mỹ (khoảng mười bốn cuốn) cũng đủ cho sự mua gạo muối. Thì giờ còn lại, Thầy bảo chúng tôi dành cho cô nhi, cho người tị nạn và những gia đình có người đi học tập. Tôi nhận thấy sáu bảy năm gần đây, Thầy có khuynh hướng chuộng công việc tay chân hơn công việc trí óc. Thầy nói ta có thể thực tập thiền quán dễ dàng hơn khi làm công việc chân tay, miễn là khi công việc chân tay đó không cực nhọc quá như công việc khiêng vác những vật liệu quá nặng. Suy tư và viết văn thường hay làm người ta bị chìm đắm trong dòng tư tưởng, do đó việc quán niệm trở nên khó khăn hơn, nhất là đối với những người mới thực tập. Quét nhà, lau bàn, giặt áo, xếp sách, vào bìa sách, làm cỏ, chăm sóc các luống rau, tưới nước,… Là những việc làm rất thích hợp cho mình quán niệm. Cuốc đất hoặc xới đất, nếu ta làm thật thong thả, cũng có thể đi đôi dễ dàng với việc quán niệm. Thầy thường dạy là nên làm công việc chậm lại một tí để dễ thực tập quán niệm. Thật ra, mỗi khi ta quán niệm, nắm lấy hơi thở, thì tự nhiên động tác của ta nó chậm chạp trở lại và ta nắm được quyền tự chủ. Tôi nhận ra như vậy.

Nhiều lúc đang mải mê làm việc, chúng tôi nghe Thầy hỏi “Mọi người đang làm gì đó?”. Vậy là chúng tôi sực tỉnh giấc mơ “công việc”, vội nắm lấy hơi thở và thực tập thiền quán. Riêng tôi, mỗi lúc đang có quán niệm mà được hỏi như thế thì tôi rất lấy làm vui mừng với chính mình. Mấy người học trò ngoại quốc của Thầy đến làm việc chung như Pierre, Neige, Philippe, Sudarat, Krisana, Martine,… ai cũng đã từng bị hỏi như thế. Có lần nghe Thầy hỏi, Sudarat, người Thái, đã đứng thẳng dậy cười và thưa Thầy bằng tiếng Thái rằng cô “thâm ngàn mi xa ma thí” có nghĩa là cô vừa làm việc vừa quán niệm. “Xa ma thí” là tiếng Thái của chữ Samadhi (tam-ma-đề), có nghĩa là thiền quán. Ngày thứ Bảy nào chúng tôi cũng phải nghỉ việc hoàn toàn vì ngày đó là ngày quán niệm. Chúng tôi tắm giặt, dọn phòng, cắm hoa, làm tất cả những gì mình thích trong tinh thần quán niệm. Về Phương Vân chắc có lẽ có người ngạc nhiên khi thấy một đoàn người, có khi đông tới mười lăm người, cùng leo lên đồi và đi vào rừng chơi mà không ai nói với ai lời nào. Họ đi chầm chậm bên nhau. Đó là họ đang thở và thực tập quán niệm. Có một lần Thầy nói chuyện về phương pháp quán niệm khi sử dụng một cái máy in. Theo Thầy, cái máy in cũng như một con trâu, và mình có thể làm bạn với cái máy in, nhiều khi xóa bỏ được ranh giới giữa mình và máy in nữa, giống như cậu bé chăn trâu và con trâu trong mười bức mục ngưu đồ. Thầy nói: nhiều khi cái máy in cũng khó trị như một con trâu chứng.

Tôi yêu mến đạo Phật và quy y tại Bến Tre năm 1958. Tuy vậy từ đó đến năm 1964, tôi chỉ mới học Phật để biết giáo nghĩa và đi làm cách mạng xã hội theo tinh thần từ bi bình đẳng của Phật giáo chứ chưa nắm được những gì quý báu nhất của đạo Phật. Hồi đó tôi rất ưa đi giới thiệu cái đẹp của đạo Phật và rất sung sướng mỗi khi thuyết phục được một người quy y theo đạo mà mình say mê tôn thờ. Từ 1964 trở đi, tôi mới thật sự tập phép quán niệm do Thầy dạy và thấy cuộc sống biến đổi hẳn. Từ ngày ấy tôi mới biết quý từng giờ phút của sự sống và không để cho thì giờ trôi qua trong quên lãng nữa. Mắt tôi như được mở ra để thấy được nhiều hơn và sâu sắc hơn những nhiệm mầu của sự sống. Tôi không còn nhu yếu thuyết phục các bạn theo “đạo của mình” nữa, nhưng lạ thay, từ đó tôi lại có nhiều bạn quý mến tôi hơn. Nhờ có quán niệm mà chúng tôi có thêm được sự trầm tĩnh và thì giờ để cảm thông được tình cảnh của các em cô nhi bơ vơ, của các chị có chồng đi học tập với một đàn con nheo nhóc, không tìm được sở làm, của những người tị nạn tứ cố vô thân từng bị cướp bóc hãm hiếp.

Trong bài Tươi son bền sắt, Thầy bảo chúng tôi: điều quan trọng nhất là giữ cho tâm lặng giữa cơn ba đào. Muốn có thì giờ và phương tiện để lo cho những người cơ cực lận đận, mình phải sống thật đơn giản về phương diện vật chất mà thâm sâu về phương diện quán niệm. Chúng tôi đã chứng thực được điều ấy, và trong khi có cơ hội làm được một chút gì giúp cho đồng bào cơ cực, chúng tôi vẫn thường xuyên thấy được trăng đẹp đêm Rằm và cảnh dương mướt, sóng tùng của nội tâm.

Bát nhã

nắng là lá cây xanh

lá cây xanh là nắng

nắng chẳng khác lá xanh

lá xanh chẳng khác nắng

bao nhiêu hình sắc kia

cũng đều như vậy cả.

Bài này chắc là Thầy viết trong một khu rừng nào đó nhằm tiết mùa xuân khi lá còn non.