Em trong tôi đang lớn

Em thật dễ xúc động và trong hồn em luôn chở những ước mơ. Ngày ấy em nhìn các anh chị của mình quỳ trước Thầy để đón nhận ngọn đèn của Bụt Tổ, em cũng ngây thơ mơ ước những giây phút thiêng liêng ấy sẽ đến với cuộc đời mình. Tình Thầy trò thật ấm áp khi Thầy truyền trao cho từng đứa học trò những thương yêu, tin cậy và ước mong.

Con đường lý tưởng của người xuất gia như rõ ràng và trong sáng, mang theo nhiều hoài bão cao đẹp. Em đã được nuôi dưỡng trong những giây phút chấn động ấy. Cái ước muốn ngây thơ vẽ lên trong tâm thức: "Ước chi sẽ đến ngày em cũng được quỳ trước Thầy để đón nhận những thương yêu, niềm tin cậy và sự phó thác của Thầy".

Rõ ràng một hướng đi. Em cũng làm ngay một bài thơ học theo những bài kệ kiến giải của các anh chị mình:

"Dòng suối tịnh cuốn bùn rêu sỏi đá
Mặt hồ yên soi trần cảnh chân tâm
Ước nguyện xưa bể dâu xin gìn giữ
Vững niềm tin nguyện đi hết con đường".
 

…Và rồi cũng sáu năm đi qua. Ngày ấy cũng tới, cái trẻ thơ không còn đơn giản ước mơ, thay vào đó là những rụt rè, sợ sệt và lo âu. Em không thể buông xuống những đòi hỏi em đã đặt ra trước mắt mình. Em quay về thầm nói chuyện với Thầy trong lòng mình: "Thy ơi! Con sám hi vi Thy là con vn chưa sn sàng để đón nhn ngn đèn Thy trao và s mng làm người ln". Trong đầu em cứ thoáng lên ý nghĩ trốn tránh và tìm lí do để trốn tránh. "Thy ơi! Con vn chưa ln đủ. Xin Thy hãy ch con!"

Cuộc nói chuyện cứ kéo dài trong tâm thức. Dường như bao giờ Thầy cũng có mặt để khích lệ, động viên và gởi gắm đến em một niềm tin. Mãi đến một tháng trước ngày lễ truyền đăng, em mới thật sự được thuyết phục bởi hình ảnh và tiếng nói của Thầy trong sâu thẳm lòng em: "Thy không th ch con thêm na đâu!"

Tiếng nói của Thầy như vọng về thật gần, hoài niệm còn in dấu những khoảnh khắc thắm đượm tình Thầy trò. Em nhớ lại những lần Thầy khuyến khích em làm nhạc, làm thơ, viết văn hay làm một điều gì đó, em vẫn thường phản ứng theo bản năng rụt rè, thiếu tự tin của mình: "D bch Thy con không làm được đâu, con không biết làm gì c", và bao giờ Thầy cũng nhìn em nghiêm nghị mà đầy thương yêu: "Con là s tiếp ni ca Thy mà!".

Có lần Thầy mời em ngâm thơ trước đại chúng, em ngần ngại vì mình chưa ngâm thơ hay so với giọng của quý thầy, quý sư cô ngâm sĩ kỳ cựu, em nhút nhát thưa với Thầy: "Nãy gi quý thy, quý sư cô ngâm hay quá, v thì ngâm ging Bc, v thì ngâm ging Huế, v ngâm ging min Nam, con không biết phi ngâm ging gì na?". Thầy mỉm cười từ bi: "Con hãy ngâm bng ging ca con". Câu nói của Thầy khiến em giật mình, chấn động, nghe thấm thía trong lòng: "Con có là con con mi đẹp"

Thầy đã dạy bao nhiêu điều để giúp em phá bỏ những mặc cảm hơn người, thua người và bằng người. Vậy mà em vẫn cứ kẹt hoài trong ba mạn. Em không còn suy nghĩ thêm một điều gì, không còn muốn chống lại dòng chảy tự nhiên của tăng thân và sứ mạng mà đã đến lúc em phải đón lấy.

"Hòa con nước, dòng tình trong lắng lặng
Suối tâm an, từng hạt thuận dòng trôi
Về với mình thêm thương hiểu cuộc đời
Tròn ước nguyện, đến đi lòng tĩnh mặc."
(Kệ kiến giải)

Thật vậy! Thả mình vào dòng sông, hòa mình vào những con nước khác, dòng sông tâm tư, tình cảm trong em thật sự trong lắng lặng. Con nước là cái ta riêng biệt làm cho em trôi nổi, lên xuống với bao cảm xúc tâm hành. Tâm tư cứ bị giăng mắc bởi suy tư này, suy tư khác. Cái hạt nước riêng biệt khiến em phải suy tư, phải bảo vệ cho cái gọi là mình và tạo nên không biết bao nhiêu sợ hãi, lo lắng, bất an…

Để cho dòng suối bình an trong em tuôn chảy như quy luật của nó. Lòng em nhẹ nhàng đón nhận những gì lẽ ra phải đến với mình. Không chống đối thêm nữa, em để cho dòng nước thuận dòng trôi. Dầu tốt hay chưa tốt, dầu vụng về hay giỏi giang… Em nhìn nhận tất cả không phải của riêng em nữa. Em để cho tăng thân đưa em đi tới dầu yếu kém vẫn còn đó. Em rất sợ những yếu kém của chính mình khi mình phải làm người lớn. Nhưng rồi từ những phút trở về với chính mình em buông ra tất cả những đòi hỏi mà em đã đặt ra: "Làm người ln phi thế này, thế nọ…". Tháo ra những mối dây vướng kẹt giữa dở và hay, giữa mình và tăng thân, em trở về ôm lấy chính mình, để cho những đòi hỏi, trách móc tự rơi xuống, chỉ còn lại tình thương sâu sắc dành cho bản thân. Hơn ai hết em cần được thương yêu, chăm sóc, khuyến khích và gầy dựng những niềm tin.

"Thy ơi! Con s làm người ln"

Tự do, em không còn sợ cái đến đi của hiện tượng và cả trong tâm thức của em nữa. Phút giây tĩnh mặc với hơi thở sâu sắc, em mỉm cười với gió núi, với suối reo. Thầy hiện hữu trong tiếng suối và khơi dậy cho em nguồn tuệ giác thâm sâu để em chấp nhận và đưa tay ra nắm lấy tay Thầy để làm lớn lên sứ mạng tiếp nối thiêng liêng.

"Giới thân thanh tịnh dường băng tuyết
Nghiêm hộ uy nghi đạo nghiệp thành
Gươm báu trao rồi tay hảo hán
Vào đời cứu độ vạn sinh linh."

(Kệ truyền đăng Thầy trao)

Một thanh gươm đã trao tay lâu rồi mà vô tình quên mất. Thầy dạy em phải dùng chí khí của một bậc đại trượng phu để đi tới cắt bỏ những phiền não, ràng buộc, để dũng cảm gan dạ đối diện với những tên giặc rình rập cướp lấy tự do, chủ quyền và bình an của mình. Em cảm nhận được tất cả những thương yêu, khích lệ và tin cậy mà Thầy đã trao. Bức thông điệp tự độ và độ tha, con đường của Bụt và Bồ Tát mở ra thiêng liêng của sự trao truyền và tiếp nhận. Xúc động trong giờ phút em lạy xuống tiếp nhận ngọn đèn của Bụt, của Tổ, của Thầy và sứ mạng tiếp nối.

Đã hơn một năm đi qua. Tôi nhìn em tập tễnh trên con đường tập làm một người lớn. Lý tưởng thì luôn đẹp, nhưng thực tế luôn phải trải qua nhiều gian nan. Một năm trôi qua là thách thức, là cơ hội thực nghiệm mà em phải thật sự nếm trải bằng sự sống của chính mình. Càng đi tới, em lại càng hiểu thêm về mình, và em lại phải nỗ lực công phu, chuyển hóa tự thân. Đứng vào vị trí một người lớn tôi thấy em bối rối, vụng về. Em lại thấy rõ hơn những yếu kém của mình từ việc tu, việc học, làm việc và cách sống. Đã có quá nhiều phút giây tôi thấy em trở về, đối diện choáng ngợp với những trách móc, đòi hỏi về những yếu kém nơi chính mình. Tôi thấy em còn rụt rè, còn nhút nhát, và em thấy mình còn lăng xăng, bao nhiêu tâm hành chưa điều phục giỏi, bao nhiêu cố chấp chưa buông bỏ tốt… Em vẫn đòi hỏi mình! Và những phút giận lòng, em chùng xuống, Thầy lại có mặt ở đó để vỗ về, khích lệ em.

Hơn một năm trời chuyển mình vất vả. Tôi thấy em luôn thương yêu cuộc đời và hăng say dựng xây, hăng say phụng sự, lắm khi cũng quên mình. Đã có những phút giây em trở về như chàng dũng sĩ trong "Cửa tùng đôi cánh gài", xót xa khi nhận ra mình đã thất bại. Và rồi em đã thật can đảm, dám chân thật nhìn lại những thành công và thất bại của chính mình. Tôi lần nữa đón em về không xua đuổi và không trách móc, như một lẽ đương nhiên. Tôi biết nhờ những yếu kém vụng về, em đã thật sự trưởng thành hơn. Nó rất cần cho em, những giá trị sống lớn lao mà không con đường tu tập nào không nếm trải. Con đường chuyển hóa, sửa đổi là con đường đẹp nhất. Đó mới là giá trị cao nhất của sự hoàn hảo.

Ngày trước tôi hỏi em: "Khó khăn nhất trong cuộc đời tu của mình là gì?". Em thường trả lời tôi: "Khó khăn nhất của em là chấp nhận được chính em". Bây giờ em lại nói tôi nghe: "Chính nơi khó khăn này em gặt được những hoa trái thành công của con đường chuyển hóa". Thành công lớn nhất trong hiện tại là em đã có thể chấp nhận được chính mình với những gì còn thiết sót, vụng về và chưa hoàn hảo. Em đã mỉm cười và đón nhận như một người bạn vốn dĩ luôn song hành cùng em.

Thoáng chút gió nhẹ nhàng
Xua tan làn bụi bặm
Tâm hóa ra mây trắng
Thanh thản giữa tầng không
Bàng bạc một tấm lòng
Giữa những ngày giông tố
Tình ta ngàn cơn gió
Mang hương trời tự do
Đến đi chẳng âu lo
Mở toang lòng khép chặt
Ta ngồi trên đồi vắng
Đón hạt nắng long lanh
Tìm ra được chính mình
Khóc cười cùng một nhịp
Con tằm vừa hóa kiếp
Trong vòng tay tâm linh
Lặng ngắm ánh bình minh
Niềm vui về khắp chốn
Lắng yên dòng bề bộn
Nhận ra mình lớn khôn
Lắng yên dòng bề bộn
Tay gỡ từng mối dây
Lặng yên chợt nhìn thấy
Nỗi niềm như áng mây
Luôn bên trời dựng xây
Không đánh rơi ngày tháng
Mắt thương yêu ngời rạng
Lòng ngơi nghĩ thênh thang

Những ngày này thật bình an. Tôi được nghỉ ngơi sau những ngày bận rộn đó đây. Tôi trân quý vô cùng giây phút này vì tôi biết đây là giây phút em mong ước. Trở về đây với em, vòng tay thương yêu và chấp nhận mở ra nhiệm mầu. Chính những thương yêu và chấp nhận sẽ giúp tôi cảm hóa được những góc tối trong tâm hồn em. Tôi chân thành làm điều đó cho chính mình và tôi cũng chân thành làm điều đó cho em.

Tự nhủ lòng "ln thì ln nhưng vn hoài bé nh", vẫn cho mình được yếu kém, vụng về. Là người tu, tôi muốn mình càng lên cao thì càng nhỏ như chiếc máy bay. Chiếc máy bay càng lên cao thì càng nhỏ, lên cao rồi mất dấu. Nên em và tôi càng tu, càng lớn lên cũng mong sẽ không lưu lại chút bản ngã nào.

Một buổi sáng nắng tràn trên dãy Khao Yai nhẹ nhàng. Trên khoảng đất trống từng đàn chim nghiêng mình đáp xuống, rồi cùng nhau bay lên vui lượn trong một ngày tươi mới. Từ góc học nhìn ra không gian thênh thang, bình yên ấy, cây viết cứ mềm mại lưu xuống những dòng tâm tình chân thành: "Em trong tôi đang ln". Tôi sẽ chờ đợi em và tôi biết Thầy và Tăng thân cũng đang chờ đợi tôi và em. Ngày mới cũng đang chờ tôi và em tận hưởng hết lòng. Em hãy cùng tôi mỉm cười trân trọng để lòng dâng tràn niềm biết ơn sự sống, biết ơn con đường đang rộng lối cho em và tôi.

Những con sóng trên đại dương

Vào năm 2014, tôi đã đến thăm Pakchong lần đầu tiên với hai người bạn cư sĩ ở Singapore. Suốt mùa An cư, tôi được vinh dự ở một tuần, với tư cách là một cha xứ của giáo hội công giáo thuộc dòng Franciscan, thực tập cùng các bạn tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Làng Mai tại Thái Lan.

Trong niềm hân hoan, tôi khám phá được rằng mặc dù nền tảng văn hóa, ngôn ngữ, đức tin và truyền thống thực tập khác nhau nhưng chúng tôi là những thành viên của cùng một gia đình. Như những con sóng là một phần bản thể của cùng một đại dương, dưới cùng một bầu trời bất tận, chúng tôi gắn bó với nhau như huynh đệ – những người đã sẻ chia cho nhau những niềm thao thức thẳm sâu trong trái tim mình.

Vào tháng 9.2015, tôi đã trở lại Nakhon Ratchasima. Đó là chín ngày xum họp đầy niềm vui với gia đình lớn của tôi tại Làng Mai Thái Lan.Trong suốt thời gian ở đây, tôi đã được tạo cơ hội trải nghiệm trong khóa tu Wake-Up, nơi tôi đã chứng kiến nhiều vị cư sĩ tiếp nhận năm giới tân tu, và các bạn xuất gia gieo duyên người Thái đang thọ nhận giới Sa-di.

Được tham gia vào các buổi lễ, được ở sinh hoạt cùng tăng thân xuất sĩ, và được đọc cuốn luật nghi "Freedom Wherever We Go" (Giới bản tân tu), làm tôi nhớ lại lời nguyện của mình với tư cách là một tu sĩ Thiên Chúa giáo. Trong truyền thống dòng Franciscan, chúng tôi tự nguyện suốt đời sống như những người mang tới tin lành trong sự phụng hành, không sở hữu tài sản và sống đời phạm hạnh.

Đối với những người trong truyền thống Franciscan, sự phụng hành không phải là sự hành trì giới luật một cách mù quáng và những chỉ dẫn mà ai đó buộc chúng ta làm theo. Sự phụng hành chân chính là sự chỉ dẫn về những tin lành mà mỗi người có thể lắng nghe bằng tình thương với những nhu yếu của người khác và thấu hiểu sâu sắc hoàn cảnh của họ. Thông qua sự phụng hành chân thành, chúng ta có thể rèn luyện ý chí cho chính mình một cách rộng lượng trong ý nghĩ, lời nói và hành động.

Trong truyền thống thực tập của chúng tôi, không sở hữu cứ tài sản nào không phải là quy tắc để bị tước đi nhu cầu tự nhiên về vật chất. Tinh thần của sự thiểu dục chân chính là lời chỉ dẫn cho những tin lành để cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện; con người không cần phải vướng bận vào vật chất cao sang, vào những mối quan tâm thế tục, địa vị, quyền hành hay thậm chí là những tư kiến hay ước vọng trông chờ đạt được một điều gì đó. Qua tinh thần chân thực của đời sống thiểu dục, chúng ta có thể đi tới sự lựa chọn có ý thức để thoát khỏi những ràng buộc để có thể có mối quan hệ sâu sắc thỏa đáng với mọi người và mọi vật xung quanh.

Cũng tương tự như vậy, đời sống phạm hạnh trong truyền thống của chúng tôi không phải là một quy tắc chỉ dựa trên sự thanh tịnh của sắc thân. Phạm hạnh chân chính là lời cảnh sách cho những tin lành có sự tự do bằng cách nuôi dưỡng sự thanh khiết của tinh thần, tâm hồn và trí tuệ. Qua đời sống phạm hạnh chân chính, chúng ta có thể tạo ra một cam kết lâu dài và sâu sắc để có tư cách đứng đắn, phẩm giá cao đẹp và chính trực; và chúng ta học yêu thương vạn vật bao trùm cả vũ trụ này.

Giống như những giới chánh niệm của Làng Mai, và như giới luật mà Quý Thầy và Sư Cô thọ nhận, người sáng lập đức tin của chúng tôi, Thánh Francis of Assisi, dạy rằng bất cứ ai gìn giữ những giới tốt đẹp này, mà không gây hại cho bất cứ ai, giữ gìn tất cả (những giới ấy), và bất cứ ai phạm một trong những giới này là đánh (làm) mất hết những giới thể còn lại.

Thầy Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc an trú trong tuệ giác tương tức. Theo truyền thống Cơ đốc giáo của chúng tôi, chúng tôi nói về sự sống tương cảm với mọi người. Chúng ta thực sự có mối quan hệ mật thiết với nhau.Trong Luật bổ nhiệm mục sư của Giáo hội Ky tô giáo, chính điều đó được chủ trương "những niềm vui và hi vọng, nỗi sầu đau và thống khổ của con người trong thời đại của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo khổ hay đau buồn, cũng chính là niềm vui và hi vọng, nỗi sầu đau và thống khổ của những con chiên theo Chúa".

Khi chúng ta đóng cửa trái tim và sống cô lập, chúng ta chẳng thể có hạnh phúc được. Hạnh phúc được tìm thấy trong sự rộng mở của con tim và sự bao dung của tâm hồn. Đây là cách sống thực sự tự do và ý thức tròn đầy hơn về hạnh phúc.Như những con sóng trong cùng một đại dương, chung một bầu trời; chúng ta tôn vinh mình để phản chiếu cái đẹp và cái tốt; Và chúng ta có khả năng làm được để định hướng cho đời sống của mình đi về hướng chân thiện.

Những lựa chọn mà chúng ta chọn không phải tước bỏ đi của mình cái làm cho mình khổ sở; mà trái lại, những lựa chọn này cho ta thêm khả năng để tận hưởng niềm vui chân thực để cho chúng ta bình an sâu xa cùng những niềm vui bất tận hơn. Những lựa chọn mà chúng ta chọn không dựa trên những chỉ dẫn liên quan đến những gì ta có thể làm hoặc không làm; mà trái lại, chính những lựa chọn này làm cho chúng ta có khả năng để trải nghiệm sự tự do trọn vẹn và để sống với đời bằng tất cả sự mầu nhiệm.

Những lựa chọn mà chúng ta chọn không chỉ là những quy tắc, luật lệ để chúng ta từ bỏ những gì mình thích; mà trái lại; những giới luật này nhắc chúng ta hãy buông xả tất cả những điều không thật cần thiết trong cuộc sống; bởi vì chúng ta thực hiện những điều mong mỏi sâu sắc nhất và cũng bởi vì chúng ta chia sẻ đầy đủ hơn bằng tình thương yêu ngay bây giờ và ở đây.

Vui giấc đại đồng

Xóm Trăng Tỏ, ngày 18/03/2015

Sư Ông kính thương!

Hôm qua, sau giờ cơm trưa con tới gặp thầy Pháp Lâm:

–   Thầy ơi, mai thầy qua Làng, cho con gởi vài lá thư thăm các chị em được không thầy?

–   Ờ, được chớ. Mà nè Uyển Nghiêm, viết thư thăm Sư Ông đi, qua đó sư anh sẽ đọc cho Sư Ông nghe. Sư Ông sẽ vui lắm.

–   Con không biết viết gì hết thầy ơi.

–   Viết gì cũng được, kể chuyện bên này cho Sư Ông nghe nè.

–   À, hay là chép bài thơ Vui Giấc Đại Đồng tặng Sư Ông đi, bài đó hay đó.

–   Chép bài thơ thôi cũng được hả thầy?

–   Ừ, gì cũng được hết, nhưng mà nhớ viết đó nghe, nhớ đó.

–   Dạ!

Sư Ông ơi, thật ra thì con đang sống những tháng ngày rất vui ở đây, và cũng có nhiều chuyện muốn kể cho Sư Ông nghe lắm, nhưng con chẳng biết phải viết sao nữa. Với lại sư anh Pháp Lâm là “ đại sư phụ” kể chuyện, vừa hay, vừa hài hước lại vừa…có duyên. Nên chi con nghĩ Sư Ông nghe hoài cũng không hết chuyện tu tập bên này.

Thưa Sư Ông, đây là bài thơ của Đại Chúng, con chỉ là người đại diện để viết ra thôi, sư em Tuyết Nghiêm giúp con phổ nhạc, và các anh chị em cùng hát chung với nhau rất vui.

 

Vui Giấc Đại Đồng

Lâu rồi bỏ quên con chữ
Ngủ yên ở tận góc nào,
Sáng nay bỗng dưng chợt nhớ

Hồn nhiên vui như trẻ thơ.

Mắt thương nhìn từng huynh đệ
Mỗi người là một bài thơ,
Say mê đọc hoài đọc mãi

Vẫn không hết những bất ngờ.

Tạ ơn cam lộ Phương Bối
Cho Vườn Ươm xanh ước mơ,
Không hẹn mà cùng về tới

Niềm tin chưa cạn bao giờ.

Quê hương nào đâu chỉ có
Một hình chữ S cong cong,
Tình ta là đại địa đó

Chung vui xây giấc đại đồng.

Nắng mưa phai màu áo mới
Bàn tay gieo hạt thảnh thơi,
Lặng yên nhìn về núi Thứu

Một kiếp an lành rong chơi.

Nghĩ cũng lạ Thầy ha, có những giấc mơ quá đẹp, quá lớn mà mình chỉ dám “mơ” thôi, không dám nghĩ tới một ngày nào đó nó sẽ trở thành sự thật. Vậy mà có những sự thật đẹp hơn cả những giấc mơ trong đời, đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là mơ.

Một thế giới đại đồng phá tan mọi sự ngăn cách về địa lý, màu da, chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp xã hội, và cả những mặc cảm hơn – kém – bằng ….

Một thế giới mà ở đó con người ta ưa thích tặng cho nhau niềm vui sống. Biết học nhìn nhau bằng con mắt thương yêu và cảm thông. Biết dừng lại lắng nghe và bao dung cho những vụng về. Biết nuôi dưỡng, tưới tẩm những hạt giống của niềm tin, từ bi và thảnh thơi trong tim mình và trong tâm người.

Thế giới đó rộng lắm, đẹp lắm, có rất nhiều người trẻ. Tuổi trẻ tâm hồn trẻ. Có những người tuổi nhiều nhưng tâm hồn vẫn còn rất trẻ. Thế giới đó có Thầy có con đang cùng đi, có những vị Bồ Tát đang cùng đi. Cám ơn Thầy đã dành trọn cả cuộc đời để cống hiến phụng sự cho tha nhân. Chúng con là sự tiếp nối của Thầy và cũng nguyện mỗi ngày sẽ sống thật đẹp, thật lành, thật có ý nghĩa.

Nghe nói sức khỏe của Thầy đang dần hồi phục chúng con mừng lắm. Thầy là vậy, không bao giờ bỏ cuộc, chưa bao giờ thôi không cố gắng. Thật hạnh phúc và tự hào biết bao khi được làm học trò của Thầy.

Chân của Thầy chưa đi được, nên chúng con sẽ tập đi thật bình an thật vững chãi cho Thầy. Thầy đang từ từ tập nói, chúng con cũng sẽ cố gắng không nói những điều vô nghĩa phung phí, nguyện sẽ tập nói những lời trân quý thương yêu. Tay Thầy còn yếu, nên chúng con sẽ dùng đôi bàn tay đang lành lặn, khỏe mạnh của mình để chăm sóc cho nhau, để tổ chức khóa tu giúp người vơi bớt khổ đau.

Thầy trò mình tương tức, chúng con đang khỏe mạnh nên Thầy cũng đang khỏe mạnh. Thầy hãy sống vui và đừng lo gì hết Thầy nhé. Chúng con thương Thầy lắm!!!

Tính tới tính lui thì con đã về Thái hơn chín tháng rồi. Con thương nơi này lắm. Đất Thái thật hiền lành, bình yên. Con người Thái cũng giản dị chân chất và…ngọt lịm (không biết có phải vì ở đây trái cây ngọt quá không, hay là một lý do gì khác mà người Thái nào cũng có giọng nói thật ngọt ngào).

Bây giờ là 7 giờ sáng rồi, ngoài kia trời trong như mắt mèo, có nắng vàng nhạt rất mỏng trải dài trên sườn đồi và trên những con đường đất đỏ hiền lành. Con ngồi bên bàn học viết thư cho Thầy mà cảm thấy thật khỏe nhẹ với không khí tinh khiết  trong đầu ngày, lòng tràn ngập niềm vui và thầm cám ơn “ai đó” đã tạo dựng,  giữ gìn và vun bồi nơi đây cho con được về tự do – rong chơi mỗi ngày.

Trưa nay sư anh Pháp Lâm sẽ đại diện đại chúng bên này qua đó làm thị giả cho Thầy. Chúng con cũng được làm thị giả cho Thầy. Thật hạnh phúc vì Thầy trò mình vẫn còn có nhau. Tự nhiên con nhớ hai câu thơ của Chế Lan Viên trong một bài thơ nào đó mà hồi nhỏ con có được học. Con xin chép xuống đây để tặng Thầy.

“Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn”.

Kính thương Thầy,
Con: Chân Uyển Nghiêm.

Má ơi, con đem tăng thân về nhà rồi!

Chuyến về thăm quê hương của phái đoàn Tây Nguyên đã để lại trong lòng con những ấn tượng sâu sắc. Đi cùng với tăng thân, mỗi gia đình huyết thống của anh chị em chúng con đều hưởng được những lợi lạc, có nhiều chuyển hóa tích cực, và niềm tin được xây dựng thêm vững chắc. Con chỉ xin viết xuống đây sự chuyển hóa cụ thể của gia đình con, đã cho con niềm tin bước tiếp trên con đường này như thế nào.

…Xe đi đã được mười mấy ngày…

Xe buýt về gần tới nhà, ba vội vàng ra đón. Con mừng quá quên cả say xe, gọi ba í ới. Trong chiếc xe ba mươi lăm chỗ ngồi to lớn, chỉ có tiếng cười vang của các sư anh, sư chị, sư em đáp lại, còn ba vẫn không nghe thấy gì. Xe máy của ba chạy vượt quá xe của con. Con bấm máy gọi lại cho má: “Má ơi! xe ba chạy quá xe của con rồi. Má gọi ba quay lại đi, ba có đem điện thoại theo không?”. Má đáp vội: “Không, ba không đem”. Ôi! Ông ba nhà quê của con vẫn luôn là như vậy, mừng quá chạy ra đón con mà không đem theo phương tiện gì để liên lạc. Con cười vui trong niềm hạnh phúc được cảm nhận lại tình thương của ba. Rồi như có linh cảm gì đó, ba chạy xe ngược lại và dẫn chiếc xe buýt về nhà.

Gia đình con đã đứng sẵn một hàng dọc, ai cũng khăn áo chỉnh tề, kể cả mấy đứa cháu nhỏ. Ai có áo tràng thì mặc áo tràng, ai có đồ vạt hò thì mặc vạt hò, hớn hở mong chờ được gặp mặt quý thầy, quý sư cô. Tội lắm, đường về nhà con không có nhiều “ổ gà”, chỉ toàn là “ổ voi” thôi, nên ai cũng xây xẩm mặt mày, xuống xe thất thểu. Vậy mà quý thầy, quý sư cô vẫn cứ hân hoan cười chào ba má và các anh chị của con. Trong khung cảnh ấy, cũng có mặt vài phụ huynh của các thầy, các sư cô không cùng về được trong đoàn lần này, và những người bạn đạo của má nữa. Ai ai cũng thấm đượm tình đạo vị vì được gặp mặt nhau nơi đây.

Sau khi lên gác lạy Bụt, chào Bụt chúng con đã về tới, con làm công việc trưởng tri khách sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho quý thầy, quý sư cô. Quý Thầy nghỉ ở nhà ba má con, quý sư cô thì ở nhà anh trai bên cạnh nhà con – là anh cả của con.

Nói về anh cả của con, anh là cháu đích tôn của dòng họ, một chàng trai khôi ngô và hiếu thuận, rất thương các em và ba mạ (anh con nói giọng Huế nên gọi má bằng “mạ”). Trước khi về nhà, con có tham khảo ý kiến của anh về việc thỉnh quý thầy hay quý sư cô nghỉ ở nhà anh, anh trả lời ngắn gọn: “Sư cô”. Sư cô nghĩa là con. Anh không biết “sư cô” là có nhiều sư cô. Anh chỉ mong sư cô em gái của anh qua nhà anh chơi và nghỉ. Thầy trụ trì đi cùng trong chuyến này hay đùa với chị em con là: “con gái đắt giá hơn con trai”.

Thấy anh tất bật chạy tới chạy lui, con thấy lòng vui lạ và gợi lên vài suy nghĩ. Con ước ao cuộc đời sẽ mang trả lại cho con người này chính bản thân của họ. Anh con đã đánh mất chính mình ít nhiều. Vì một lý do nào đó, anh đã nghiện rượu, đã mất đi sự truyền thông tốt đẹp với ba má, vợ con,…

Anh con lấy vợ khi con còn nhỏ lắm. Tuổi con chưa biết gì, chỉ thích chơi đồ hàng và thích được dẫn đi ăn kem …  Con còn nhớ, một buổi tối trước ngày đám cưới anh, anh dẫn con và bé út đi uống nước, ngồi chơi, nói chuyện. Hai chị em nhỏ có biết gì đâu, thấy anh dẫn đi uống nước là vui rồi, không để tâm những gì anh nói, chỉ cảm nhận là tình thương của anh rất sâu. Những gì còn lưu trữ trong kí ức con là câu nói của anh: “Ngày mai anh lấy vợ rồi, hai đứa nhớ ở nhà chăm sóc ba mạ nhiều hơn nhé!”…

…Rồi thời gian thấm thoát qua, con cũng lớn lên một chút, hay nghe phàn nàn là anh “quậy” dữ lắm. Nào là đi “oánh lộn” bể đầu chảy máu, rồi gặp công an không biết bao nhiêu lần. Anh thành “đại ca xóm chợ” hồi nào con không hay, chỉ nhớ  mỗi khi nghe tiếng điện thoại hay tiếng xe máy vào nhà mình lúc nửa đêm là con lo sợ. Ba má phải chở nhau ra “hiện trường”, anh lại đánh lộn với ai đó nữa rồi!

…Rồi con đi tu, về thăm nhà lần đầu, anh sờ cái đầu trọc của con, anh khóc và hỏi: “Rứa cô Xíu đã biết tụng kinh chưa?”. Anh không uống rượu trong thời gian con ở nhà, dù lỡ có uống cũng trốn không dám gặp mặt “cô Xíu”.

…Lại lần nữa con được về thăm nhà, lần này con mang theo Tăng thân, có các anh chị em xuất sĩ cùng về. Nhờ năng lượng thân thiện đầy thương yêu của quý thầy, quý sư cô, anh con đã cởi mở được tấm lòng. Anh tâm sự với các sư chị của con: “Con có nỗi buồn trong lòng không dám nói ra, sợ cô Xíu buồn”. Con biết anh con rất thương em gái.

Anh rất vui vì bây giờ không những mình có một cô em gái đi tu, mà có thêm hơn mười cô em gái khác. Ai cũng dễ thương, dễ gần, ai cũng thương anh và chịu lắng nghe anh chia sẻ. Anh mở lòng ra ít nhiều. Một bước đột phá mà con chưa bao giờ từng nghĩ tới. Chỉ một ngày và hai đêm Tăng thân ở nhà con thôi, mà năng lượng ấy đã làm cho anh con chấp nhận mình có khó khăn và có ý chí muốn đi ra những khó khăn trong lòng. Một sự thành công ngoài sức tưởng tượng của con. Con đã đem năng lượng của tăng thân về nhà mình rồi, má ơi! Có thể tâm thức người miền Trung (người Huế) ăn sâu trong anh nên anh rất kín và khó mở lòng, có khó khăn chỉ tìm đến rượu, “Có trời mới cạy miệng anh nói ra được”. Con viết ra ở đây, anh mà đọc được thì chắc cũng sẽ nhăn mặt với con.

Con tạo điều kiện để anh tiếp xúc với quý thầy, quý sư cô. Thầy trụ trì có hướng dẫn anh đi thiền vào một buổi tối. Anh có kể, thầy nói: “Mỗi khi buồn thì anh có thể đi như thế này nghe”. Các sư chị, sư em của con tới chơi với anh nhiều, ai cũng tiếp cận và cảm thông cho anh. Anh thấy được san sẻ, được hiểu. Anh không tỏ ra bất cần và hung dữ nữa. Một buổi sáng trước khi rời khỏi nhà con, quý thầy, quý sư cô có tổ chức buổi thiền trà ấm cúng cho cả gia đình. Sau những chia sẻ tâm tình chân thành của quý thầy, quý sư cô, bất ngờ anh quỳ lên phát nguyện với Bụt trước sự chứng minh của quý thầy, quý sư cô, ba má và cả gia đình – Anh phát nguyện bỏ rượu. Như lời của một sư cô khuyên anh, anh hài hước: “mỗi khi con buồn thì con sẽ vô quán …  để mua một lon nước ngọt”. Con chắp tay theo khi anh phát nguyện. Nước mắt đã chảy thành hàng từ lúc nào. Con lắng nghe thật sâu những gì anh nói, phát xuất từ trái tim của anh. Lòng thầm cảm ơn con đường này đã cho con một ân sủng, cho gia đình con một ân sủng.

Sư chị lớn trong đoàn sau khi hiểu về anh trai và gia đình con, có nói: “Thương anh là phải cho anh một con đường”. Sư chị chỉ bày cho con phải nuôi dưỡng tâm anh như thế nào để anh giữ trọn được lời phát nguyện của mình, để cuộc sống của anh tươi sáng trở lại, trả lại cho má người con trai hiếu thuận ngày nào.

Viết ra những dòng này con rất vui. Con không đòi hỏi anh phải bỏ rượu hoàn toàn và ngay lập tức. Con chỉ ước mong anh luôn gìn giữ được những hạt giống lành thiện mà anh đã tự gieo vào trong chính mình, và những giây phút mà anh đã từng cảm nhận được năng lượng của tăng thân, đã từng muốn đi ra khổ đau của mình khi có tăng thân yểm trợ. Về phần con, con đã trực tiếp cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của pháp môn thực tập. Và niềm tin của con cũng lớn lên khi thấy được sự chuyển hóa của những người con thương yêu nhất.

… Má ơi! Con đã đem tăng thân về nhà mình rồi!