Vai trò của chánh niệm và sự tương tức trong một môi trường cạnh tranh là gì?
Con kính bạch Sư Ông,
Con đang quan tâm đến Olympics sắp diễn ra vào mùa hè này. Vai trò của chánh niệm và sự tương tức trong môi trường cạnh tranh là gì?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời:
Thầy nghĩ đó là một cơ hội cho mọi người kinh doanh, kiếm tiền và để tiêu thụ. Khi một ai chiến thắng, những người thua cuộc sẽ khổ đau. Đó là sự cạnh tranh, sự so sánh giữa mình và người khác. Tôi làm tốt hơn bạn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều sự phân biệt và nhiều sự mặc cảm. Và đó không chỉ là những vận động viên nhưng, cũng cho đám đông, chúng ta tuyển chọn vận động viên mà chúng ta yêu thích và chúng ta đứng về phía họ. Chúng ta đang so sánh: “tôi đây, anh hùng của tôi”. Niềm vui đó, sự cạnh tranh đó là vô ích. Chúng ta coi đó là một hạnh phúc. Và nếu chúng ta không chiến thắng, nếu người hùng của chúng ta không chiến thắng thì chúng ta khổ đau. Bởi vì mọi thứ được dựa trên nền tảng kỳ thị giữa cái ngã và vô ngã. Nếu bạn nhìn sâu, bạn thấy rằng mọi thứ trong sự cạnh tranh đó, ngay cả trong việc giáo dục, giáo viên bị thúc đẩy để có thể dạy học nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, để những học sinh có thể lớn lên thì trở thành nổi tiếng hơn và đứng đầu các cuộc thi. Đó là tại sao cả giáo viên và học sinh đều khổ đau từ sự căng thẳng, họ làm việc quá sức. Thậm chí bạn được đứng đầu, bạn phải tiếp tục để mà giữ vị trí đứng đầu đó. Nhìn sâu, chúng ta thấy rằng, chúng ta đang đi về hướng phá huỷ. Chúng ta phá huỷ thân và tâm của chúng ta bằng cách cố gắng quá sức và bị mất năng lượng. Nó rất rõ ràng rằng, trong sự cạnh tranh này, sẽ không có ai là người thắng cuộc. Những “cuộc đứng đầu” sẽ phải chết, và những người chưa được đứng đầu thì họ cũng khổ đau. Thì điều tương tự cũng đúng trong lĩnh vực chính trị, lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Chúng ta đang đi vào hướng tự huỷ hoại bản thân. Vì vậy chúng ta cần phải thức tỉnh. Chúng ta cần thay đổi quá trình của nền văn minh. Chúng ta đang huỷ hoại bản thân của chính ta. Điều này rất rõ ràng, sự huỷ hoại của chúng ta như một chủng tộc, loài người, như một môi trường. Nếu chúng ta tiếp tục như vậy, chúng ta hoan nghênh sự tuyệt chủng. Có một điều chúng ta có thể dừng lại nó. Điều đó là năng lượng tỉnh thức tập thể.
Nếu bạn muốn bảo vệ thế giới, thay đổi thế giới, bạn cần một sự tỉnh thức tập thể lớn. Bạn không thể thay đổi xã hội và quá trình lịch sử. Trừ khi, bạn có thể tạo ra một sự tỉnh thức tập thể. Không có sự tỉnh thức tập thể, bạn biết rằng bạn đang tự mình tiến tới sự hủy diệt. Olympic cho chúng ta cơ hội để phản chiếu. Trong cuộc cạnh tranh này, không có người chiến thắng. Mọi người sẽ thua và không phải chúng ta thua loài người, nhưng chúng ta thua như những loài động vật, cây cỏ, khoáng sản. Một khái niệm về bản ngã, bản ngã chống lại vô ngã và nó gây ra rất nhiều khổ đau. Đó là lý do tại sao trí tuệ của giao tiếp bất nhị: “bạn là tôi, và tôi là bạn”, “bạn trong tôi, và tôi trong bạn”. Đó là tuệ giác của tương tức. Khi tôi mới xuất gia là một sư chú sa di, thầy của tôi đã dạy cho tôi cách lạy một vị Bụt. Điều đó đã bị đảo ngược, người lạy và người được lạy, bản chất của cả hai đều trống rỗng. Bạn không nên tự hào mình là Bụt, cũng không nên tự hào khi nói mình là Bụt. Và tôi, tôi cũng không nên xấu hổ rằng tôi không phải là một vị Bụt. Bụt được làm bằng những yếu tố không phải là Bụt, tôi bao gồm bên trong bạn. Và, tôi được làm bằng những yếu tố không phải của tôi, và bạn trong tôi. Khi bạn thấy bản chất của sự tương tức trong bạn và trong Bụt, bạn có thể thấy Bụt trong bạn và bạn trong Bụt. Ngay lúc đó, bạn tiếp xúc bản chất của tương tức. Khi bạn lạy xuống, bạn cảm nhận được sự truyền thông thật sâu sắc. Nếu Bụt chỉ là Bụt và bạn chỉ là bạn thì sự truyền thông không có mặt. Đó là sự thực tập lạy dựa vào bên trong của sự tương tức.
Tôi nghĩ về những điều thần bí của đạo thiên chúa giáo, có những người thực tập, họ có thể thấy giữa họ và chúa Jesus tương tức với nhau. Nếu người thực tập không thể thấy được sự tương tức giữa họ và chúa Jesus. Tôi không nghĩ rằng sự truyền thông sẽ sâu sắc đủ. Bên trong tương tức sẽ giúp bảo vệ chúng ta. Điều đó cần một sự cam kết tập thể. Mỗi chúng ta nên làm việc cùng nhau cho sự tỉnh thức tập thể đó. Nếu bạn là một nhà báo, bạn hãy làm việc như một nhà báo. Bạn là một giáo viên, bạn hãy làm việc như một giáo viên. Chúng ta phải tạo ra sự thức tỉnh đó.