Bình an trong mỗi bước chân

Vào ngày 21 tháng 09, Ngày Quốc tế Hoà bình, tăng thân Làng Mai tại Jerusalem đã tổ chức một buổi đi thiền hành vì hòa bình để gửi năng lượng bình an và chữa lành đến Israel và Palestine, Ukraine, Sudan và tất cả các vùng đất bị chiến tranh tàn phá trên toàn thế giới. Cùng thời điểm đó, tất cả các tăng thân khắp nơi đều cùng nhau thực tập, chế tác sự bình an trong mỗi bước chân đi và thắp sáng ý thức chánh niệm trong từng hơi thở vào, ra. “Bình an trong từng hơi thở, bình an trong mỗi con người”. Hoà bình bắt đầu nơi chính tự thân, sự bình an, nhẹ nhàng của chính ta sẽ lan toả đến những người xung quanh và tất cả mọi người.

 

Đại chúng ở xóm Mới, Làng Mai Pháp

 

Buổi thiền hành tại tu viện Lộc Uyển, Mỹ

 

Đại chúng đã niệm danh niệm Bồ tát Quan Thế Âm; với nguồn năng lượng tập thể, chúng ta tạo nên sự hiểu biết, thương yêu để ôm ấp và chuyển hoá khổ đau do bạo động và chiến tranh gây ra. 

“Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin cùng con đi vào vùng chiến tranh
Chấm dứt đao binh, im hơi bom đạn
Xin cùng con đi vào vùng khổ bệnh
Đem theo linh dược cam lộ thanh lương
Xin cùng con đi vào cõi ma đói
Đem theo pháp thực của hiểu và thương
Xin cùng con đi vào vùng địa ngục
Giải trừ nhiệt não đem lại thanh lương
Xin cùng con đi vào vùng tranh chấp
Giải tỏa hận thù, khơi suối yêu thương.”

 

Thiền và nghệ thuật bảo hộ hành tinh

(Thầy Chân Trời Đức Niệm)

Chương trình tu học trực tuyến kéo dài bảy tuần với chủ đề “Thiền và Nghệ thuật bảo hộ hành tinh” (“Zen and the Art of Saving the Planet”, gọi tắt là ZASP), lần đầu tiên được xây dựng vào năm 2022 và chính thức mở ghi danh vào tháng 10 năm 2023. Dưới đây là bài chia sẻ của thầy Trời Đức Niệm về trải nghiệm của thầy khi tham gia yểm trợ cho chương trình tu học này cùng với 1600 thiền sinh đến từ hơn 50 quốc gia.

Tôi nhớ rất rõ trong khóa tu mùa hè đầu tiên của tôi ở Làng Mai năm 2013, Thầy chia sẻ trong buổi vấn đáp rằng: “Có thể trong 100 năm tới sẽ không còn con người trên hành tinh nữa nếu chúng ta vẫn tiếp tục sống theo cách như hiện nay”. Tôi rất ấn tượng không chỉ bởi vì Thầy trả lời rất rõ ràng về sự thật đó, mà đặc biệt vì cách Thầy chia sẻ. Dù phải nói ra một sự thật phũ phàng như vậy, nhưng con người Thầy toát lên một vẻ rất nhẹ nhàng và bình an, điều này để lại một ấn tượng sâu đậm mãi trong tôi.

Một câu hỏi lớn và cũng là công án của tôi:

Làm thế nào để tôi có đủ sự bình an nội tâm trong khi không phải nhắm mắt trước những khổ đau diễn ra khắp nơi vì sự biến đổi bất thường của khí hậu?

Trong những năm gần đây, ước nguyện trong tôi về bảo hộ hành tinh đã được biểu hiện thành những phương thức thật đẹp: Làng Mai hiện đang tổ chức những khóa học trực tuyến với chủ đề Thiền và nghệ thuật bảo hộ hành tinh cùng với những khóa tu về biến đổi khí hậu. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của mình khi tham gia chương trình ZASP, cũng như sự quán chiếu về vai trò và những đóng góp của tăng thân Làng Mai đối với phong trào về biến đổi khí hậu. Tôi đã có dịp trao đổi với sư cô Hiến Nghiêm và nhà báo Jo Confino, chia sẻ của hai vị cũng sẽ được trích dẫn trong bài viết này.

 

Một cách nhìn mới

Các nhà khoa học đã nói rất rõ ràng: Loài người chúng ta chỉ còn khoảng vài năm nữa để hành động và duy trì nhiệt độ trái đất dưới 1.5°C, nếu chúng ta muốn tránh thảm họa khí hậu tàn phá và làm mất ổn định sự cân bằng vốn rất mong manh của các hệ sinh thái. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách sống của mình. Đọc những thông tin về tình trạng của trái đất và những thách thức lớn mà chúng ta phải đối diện khiến tôi có rất nhiều lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, những chia sẻ cùng những tư liệu trong khóa học ZASP cho tôi thêm hy vọng và sự sáng tỏ, giúp tôi nhìn nhận tình trạng từ những góc nhìn mới.

Ngay từ đầu khóa học, các thành viên tham dự được tiếp nhận thông điệp cốt lõi từ Thầy:

“Tôi tin chắc rằng chúng ta không thể thay đổi thế giới nếu chúng ta không có khả năng thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức của mình. Vì vậy, sự thức tỉnh và thay đổi của cộng đồng trong cách nghĩ và cách nhìn là điều đặc biệt quan trọng. Và việc học cách thay đổi nếp sống hằng ngày để có nhiều chánh niệm, nhiều bình an và thương yêu hơn trở nên cấp thiết. Chúng ta có thể làm điều đó ngay hôm nay.”


Trích bài phát biểu của Thầy tại Thượng viện Anh (House of Lords) ở London năm 2012.

 

Ý tưởng về khóa học ZASP đã được hình thành như thế nào?

Sư cô Hiến Nghiêm: Qua những khóa tu trực tuyến trong thời gian đại dịch Covid, chúng tôi nhận ra một điều là mọi người có thể thực tập ngay tại nhà và đạt được những chuyển hóa thực sự sâu sắc, đồng thời đây cũng là cơ hội để pháp môn Làng Mai đến được với nhiều người hơn. Có rất nhiều người từ Mông Cổ, Nam Phi và những nước châu Á chưa hề biết đến Làng Mai, nhưng rất thiết tha học hỏi Phật pháp. Khi Làng mở cửa trở lại đón thiền sinh tới thực tập năm 2023, chúng tôi thấy thật khó khăn để cùng lúc vừa tổ chức khóa tu trực tuyến, vừa hướng dẫn trực tiếp thiền sinh tới Làng thực tập.

Vì vậy chúng tôi muốn thử nghiệm một khóa học trong đó vừa có thể hướng dẫn số lượng lớn những người ở xa, vừa hướng dẫn những người trực tiếp đến Làng thực tập. Nhờ đó chúng tôi có thể hiện thực hóa ý tưởng của Thầy về một ngôi chùa điện tử. Chúng tôi tự hỏi làm sao mình có thể truyền tải những pháp môn thật sự sâu sắc qua khóa học trực tuyến? Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là cần tiến hành khóa học dài hơn một chút so với thông thường. Lý do là những lời dạy của Thầy đối với vấn đề của trái đất thường rất sâu sắc và đầy uy lực, cho nên cần nhiều thời gian hơn để học hỏi, nghiền ngẫm và áp dụng thực tập.

Thông qua khóa học, chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những tuệ giác mà họ có thể áp dụng vào công việc ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chúng tôi cũng nhận được sự yểm trợ và kinh nghiệm từ Christiana Figueres (một trong những kiến trúc sư chính của Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015 và cũng là học trò của Thầy) trong việc thiết kế khóa học để thật sự gắn kết và phù hợp với phong trào hoạt động về biến đổi khí hậu.

 

Tiếp xúc với sự tĩnh lặng và nhiệm mầu của cuộc sống

Lần đầu tiên tôi tham dự và trải nghiệm về khóa học là vào mùa thu năm 2023. Điều khiến tôi ấn tượng ngay lập tức là vẻ đẹp và sự tao nhã ở phần đầu mỗi video – tư liệu của khóa học. Cảnh những ngọn núi hùng vĩ phủ đầy tuyết, những hàng tre xanh đung đưa trong gió và tiếng triều dâng êm đềm hòa quyện với những âm thanh tuyệt diệu của đàn violon và đàn cello. Điều đó giúp tôi cảm nhận được sự tĩnh lặng, bình an và những vẻ đẹp của cuộc sống – những tiếng chuông chánh niệm từ đất Mẹ gọi mời chúng ta dừng lại và quán chiếu.

Các bài pháp thoại ngắn của nhiều vị giáo thọ khác nhau chia sẻ một cách cô đọng những tuệ giác trực tiếp liên quan, và những thực tập bằng ví dụ sinh động từ chính cuộc sống của họ. Tôi rất thích bài chia sẻ của thầy Pháp Dung nói về vị tu sĩ, nghệ sĩ và chiến sĩ, và làm thế nào chúng ta nuôi dưỡng những phẩm chất đó trong con người mình. Tôi cần để cho chất liệu nghệ sĩ trong mình được biểu hiện nhiều hơn, ví dụ thỉnh thoảng chơi nhạc, nhờ đó sự sáng tạo và sự vui tươi trong tôi được nuôi dưỡng và cân bằng lại với tính nghiêm túc và tỉ mỉ của mình.

 

Ban tổ chức có được những tuệ giác gì khi thiết kế khóa học?

Sư cô Hiến Nghiêm: Chúng tôi – những vị tham gia thiết kế khóa học – đều có chung một cái thấy là nên chia sẻ những giáo pháp thâm sâu ngay từ đầu. Vì vậy, ngay từ tuần thứ hai của khóa học, chúng tôi đã mời mọi người cùng quán chiếu về nền văn minh của loài người đang đến chỗ bị diệt vong, cùng với những tuệ giác trong kinh Kim Cương, v.v. Chúng tôi có niềm tin là mọi người có khả năng tiếp nhận những giáo pháp thâm sâu đó. Chính Thầy cũng giảng những điều sâu sắc nhất về không sinh không diệt trong tất cả các khóa tu. Tôi thấy cần phải tiếp tục di sản của Thầy, không chỉ hướng dẫn những thực tập chánh niệm căn bản để đối diện với những cảm xúc mạnh, mà cần chia sẻ cho thiền sinh những tuệ giác thâm sâu để giúp họ chuyển hóa những cảm xúc đó.

 

 

Con đường chuyển hóa

Dưới đây là một vài phản hồi của những người tham gia khóa học, chia sẻ hành trình chuyển hóa của họ, và những giây phút họ chạm tới được tuệ giác thâm sâu trong bản thân:

“Tôi nhận ra rằng chỉ có tinh thần bất bạo động mới đối trị được với bạo động – trong bản thân tôi cũng như trong mối quan hệ gia đình; hy vọng điều này cũng đúng đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Thứ mạnh mẽ nhất trên đời không phải là vũ khí, dù là vũ khí nào đi chăng nữa, mà chính là trái tim của chúng ta.”
Một bạn trẻ đến từ Trung Hoa

“Khi một vài bộ phận trong cơ thể tôi đau nhức, vẫn còn có những bộ phận khác đang khỏe mạnh, cái thấy này thực sự giúp tôi nhẹ nhàng hơn. Đối với thiên nhiên và với phong trào hoạt động xã hội cũng giống như vậy. Tuy có những nỗi tuyệt vọng, nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới vẫn còn có niềm hy vọng, có những tấm lòng tận tụy, và những hoạt động giúp hành tinh này trở nên tươi đẹp hơn. Tôi học được rằng cả hai khía cạnh đó đều là hai mặt của cùng một đồng xu.”
Thiền sinh Columbia

“Thành quả lớn nhất tôi gặt hái được từ khóa học là tôi nhận được tất cả những công cụ cần thiết để trị liệu cho bản thân. Tôi có thể trở về kết nối với chánh niệm và với đất Mẹ bất cứ khi nào tôi cần. Cuộc sống của tôi trở nên chậm hơn, nhiều ý nghĩa hơn và nhiều màu sắc hơn kể từ khi tôi tham gia khóa học.”
Thiền sinh Nam Phi

“Khóa học này quả thật tuyệt vời và sâu sắc đối với tôi. Nhiều năm qua tôi đã giảng dạy và hướng dẫn sinh viên của tôi trong các hoạt động xã hội… Khóa học này giúp tôi nhận ra là tôi đang theo đuổi những giấc mơ và sự thức tỉnh xa vời mà không phải là thức tỉnh từ chính mình… Tôi thực sự thích thú với khóa học và có cảm hứng thay đổi những điều liên quan đến bài giảng của tôi… Những bài pháp thoại đánh động mỗi người, gợi lên những thử thách và sự tò mò, cùng với sự cởi mở. Sự có mặt trực tuyến của những xuất sĩ và giáo thọ cư sĩ dần dần trở nên thân thiện hơn sau mỗi ngày, mỗi tuần.”
Thiền sinh Hoa Kỳ

 

Làng Mai có vai trò và những đóng góp như thế nào trong phong trào hoạt động chống biến đổi khí hậu và bảo hộ trái đất?

Sư cô Hiến Nghiêm: Tôi nhớ có lần tôi hỏi Christiana Figueres: “Chúng tôi có thể giúp gì cho quý vị?”. Bà trả lời: “Quý thầy, quý sư cô chỉ cần tiếp tục duy trì hoạt động của Làng Mai. Phong trào chống biến đổi khí hậu cần một nơi nương tựa về mặt tâm linh, nơi chúng tôi có thể trở về chăm sóc bản thân và chăm sóc những người khác, cũng như tiếp xúc sâu sắc với sự bình an và trị liệu”.

Về cơ bản, cái mà Làng Mai có thể hiến tặng là tạo dựng một ngôi nhà tâm linh, nơi có những tấm lòng rộng mở, có sự can đảm và không sợ hãi, có khả năng nhìn sâu vào những vấn đề thực tế. Điều đó cũng có nghĩa rằng cùng với nhau như một tăng thân, chúng ta cần cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu để hiểu rõ hơn tình hình thực tế. Nhờ đó, cùng với những nhà hoạt động, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, chúng ta có thể đưa ra những hiểu biết thực sự sâu sắc về nỗi khổ của họ, và cung cấp những pháp môn thực tập để ôm ấp nỗi khổ đó.

 

Vulture Peak, India, 2008, Photo Courtesy by Börje Tobiasson

 

Jo Confino: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở đây là, hầu hết mọi người trong phong trào hoạt động chống biến đổi khí hậu đang cố gắng thay đổi những công nghệ và chính sách, họ làm tất cả những việc đó như những vấn đề bên ngoài họ. Họ không hề quan tâm tới những vấn đề nội tâm, hoặc không nhìn thấy những thay đổi nội tâm có khả năng tác động tới những thay đổi bên ngoài. Tôi nhận thấy rất nhiều nhà hoạt động trở nên kiệt sức, bất lực, họ luôn cảm thấy sức ép của thời gian. Họ cố gắng thuyết phục mọi người về sự cần thiết phải thay đổi. Điều này giống như đẩy một tảng đá lớn ngược lên triền núi dốc đứng. Họ thấy có quá nhiều việc cần phải làm, những gánh nặng đang đè trĩu lên vai họ. Họ rất đau buồn và thấy không thể thay đổi thực trạng, đó là tình trạng khủng hoảng hiện sinh trong mỗi cá nhân.

Trước thực trạng đó, Thầy và tăng thân Làng Mai đang đóng vai trò đồng hành, đưa ra phương thuốc trị liệu những vết thương đó, và chỉ ra rằng cách hay nhất ảnh hưởng đến thế giới là sống chậm lại. Thầy và tăng thân đưa ra những thực tập đơn giản nhưng thực tế để giúp mọi người ôm ấp nỗi khổ của họ và tìm ra lối thoát. Trong lúc vội vã và hoảng loạn để thay đổi, họ sẽ mất kết nối với xung quanh và trở nên căng thẳng, theo đúng nghĩa đen. Vì vậy, trong các khóa tu ở Làng Mai, việc đầu tiên các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu được mời thực tập là dành thời gian cho nhau, buông thư thân và tâm, nhờ đó họ bắt đầu có thể có những tuệ giác mới. Họ nhận ra được tầm quan trọng của việc trở về nơi hải đảo tự thân – một nơi bình an và lắng dịu, nơi đó họ có thể lấy lại sức lực và năng lượng. Rất nhiều người trong số họ nói về tầm quan trọng của việc tái tạo và phục hồi thế giới tự nhiên nhưng họ không nhìn thấy giá trị của sự tái tạo, phục hồi đối với chính bản thân họ. Một điều khác nữa Làng Mai đang làm là tạo ra không gian và năng lượng của cộng đồng cùng nhau thực tập. Vì vậy khi tham dự những hội nghị như Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu (COP), họ có thể sắp xếp thời gian để thực tập ngồi thiền, thiền hành, điều đó tạo cơ hội cho họ có những cái nhìn mới về thế giới, có những phương thức hành động mới và những cách thức mới để đi đến sự đồng thuận.

Lời dạy nào của Thầy có tác động lớn đối với những người hoạt động về biến đổi khí hậu?

Jo Confino: Một trong những lời dạy của Thầy thực sự giúp được nhiều người là về tính dị thục (sự chín muồi) của mọi hiện tượng trong sự sống. Rất nhiều người trong phong trào hoạt động về biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng sự giận dữ, buồn chán và thất vọng vì họ đã hành động mà mãi không nhìn thấy kết quả. Lời dạy của Thầy về tính dị thục giúp mọi người thấy rằng chúng ta không thể xác định thời gian cụ thể khi nào một sự thay đổi có thể diễn ra, nhưng chúng ta có thể góp phần đem lại sự thay đổi. Điều này giúp mọi người có được sự bình an.

Điều thứ hai tôi thấy thực sự hữu ích là những lời dạy của Thầy về tích môn, bản môn, và sự buông bỏ. Mọi người nhận ra rằng buông bỏ thành quả không có nghĩa là chúng ta không còn quan tâm, không còn nỗ lực, mà thật sự chúng ta vẫn tiếp tục nỗ lực nhưng không bị kẹt vào ý niệm thành công hay thất bại. Thành công hay thất bại không phải là điều quan trọng, vấn đề là chúng ta cùng nhau tiếp nối và cùng làm những điều tốt nhất trong khả năng của mình để bảo hộ sự sống trên hành tinh.

Sư cô Hiến Nghiêm: Một vài người dẫn đầu trong hoạt động loại trừ nhiên liệu hóa thạch ở Hội nghị COP-28 vừa qua đã từng tham dự khóa tu về biến đổi khí hậu ở Làng Mai. Vì vậy sự can đảm kiên trì và chịu đựng, cũng như niềm tin và lý tưởng thực hiện những điều mới đến từ những người đã từng thực tập ở Làng Mai, rồi sau đó họ tiếp tục yểm trợ nhau. Nhiều người nói rằng điều này đã làm thay đổi cục diện tại Hội nghị, bởi vì giờ đây đã có những người có khả năng thở cùng nhau, cùng nhìn về lý tưởng, về tình trạng hiện tại và tinh thần đoàn kết. Điều đó bắt đầu thực sự ảnh hưởng đến chính cơ chế của Hội nghị.

Tiếp xúc với bình an và sự chấp nhận

Làm thế nào để có được sự bình an sâu lắng bên trong mà không nhắm mắt và bị choáng ngợp trước khổ đau do khủng hoảng khí hậu gây ra, đó là một công án mà tôi vẫn tiếp tục quán chiếu trong lòng. Nhìn sâu vào chủ đề này cùng với sự tham gia vào khóa học ZASP giúp tôi thấy được câu trả lời đang dần xuất hiện: Bằng cách chăm sóc cơ thể, cảm xúc và tâm thức của mình trong thời điểm hiện tại, bằng cách nhận thức được bản chất vô thường của bản thân và nền văn minh của chúng ta, đồng thời cho phép khổ đau trong bản thân và trên thế giới được ôm ấp bởi lòng từ bi trong trái tim, tôi có thể chạm đến sự bình an và chấp nhận. Tiếng chim hót cùng vẻ đẹp của đất Mẹ vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng trái tim tôi, mỗi khi tôi có mặt và tiếp xúc.

Tuy nhiên, nếu không hành động, tôi sẽ trải qua điều mà các nhà khoa học gọi là sự bất hòa về nhận thức (cognitive dissonance), một cảm giác bất an vì có một khoảng cách lớn giữa những gì chúng ta biết và những gì chúng ta làm – hay như Thầy nói: Tuệ giác cần đi liền với hành động. Vì vậy, chỉ khi tôi có thể đóng góp điều gì đó cụ thể để cứu hành tinh – chẳng hạn như hỗ trợ phong trào khí hậu bằng cách góp phần tổ khóa học ZASP hoặc các khóa tu về khí hậu – thì tôi mới có thể hoàn toàn bình yên, bởi vì trong thâm tâm tôi biết rằng tôi cũng như tăng thân chúng tôi đã cố gắng làm tốt nhất phần việc của mình.

 

Cùng lên đường chuyển hóa

Mỗi chúng ta đều có một sư anh, sư chị, sư em để chăm sóc. Tất cả chúng ta đều là đệ nhị thân của một người nào đó. Khi chăm sóc đệ nhị thân, ta phải thông minh, khéo léo tìm hiểu, phải có một cái thấy rõ ràng, phải biết người đó đang ở trong tình trạng nào. Nếu đệ nhị thân ta đang ở trong tình trạng báo động, hiểm nghèo thì ta phải biết ta cần làm gì, cần cầu cứu ai để giúp người đó không đi sâu vào tình trạng nguy hiểm. Nếu ta không biết được những điểm yếu kém và tích cực của đệ nhị thân thì ta không thể nào chăm sóc cho đệ nhị thân. Cũng như một bác sĩ, nếu không biết gì về bệnh nhân của mình thì không thể giúp được bệnh nhân. 

Chúng ta không nên chỉ thực tập về phương diện hình thức. Ta phải đem hết tâm hồn mình ra để nghiên cứu, tìm hiểu, quán chiếu và giúp đỡ đệ nhị thân của mình. Như thế mới gọi là tu. Sẽ rất đáng tiếc nếu đệ nhị thân của ta đang lâm vào tình trạng hiểm nghèo, cây kim đã vượt lên quá mức lằn đỏ mà ta vẫn nhởn nhơ, không hay biết. Vậy thì làm sao gọi ta là người chăm sóc đệ nhị thân được. Cho nên, cùng với đệ nhị thân của mình, ta phải ngồi xuống, bàn luận, phải giúp đệ nhị thân tìm ra một pháp môn để tự chăm sóc, tự bảo vệ khi người đó gặp hoàn cảnh khó khăn. Nếu cần, ta có thể cầu viện sư anh, sư chị để có thể làm việc này một cách đàng hoàng, nghiêm túc. Chúng ta không thể nào làm sơ sơ, hình thức, nửa vời. Lương tâm không cho phép chúng ta làm như vậy. Chăm sóc đệ nhị thân chu đáo cũng là ta đang chăm sóc chính mình. Nếu tất cả mọi người trong tăng thân đều biết chăm sóc đệ nhị thân một cách chu đáo thì tăng thân sẽ có bình an và hạnh phúc. 

Ví dụ có một người dễ bị rơi vào tình trạng tuyệt vọng, dễ bị thất vọng. Ta biết rằng trong người đó có hạt giống của sự tuyệt vọng và mỗi khi hạt giống tuyệt vọng bừng dậy thì người đó không còn chút năng lượng nào nữa, chỉ muốn bỏ cuộc, ra đi. Đối với người đó, đầu hàng, bỏ cuộc là giải pháp duy nhất bởi vì người đó có nhiều đau khổ. Nhưng như vậy không có nghĩa là trong con người đó chỉ có hạt giống của tuyệt vọng. Người đó có thể có những hạt giống rất tốt như tình thương, niềm vui, sự hiểu biết, lòng hy sinh, và đầy đủ các hạt giống tốt khác bởi vì trong quá khứ, người đó đã từng rất thương anh, thương chị, thương em, rất có hạnh phúc, biết hy sinh và biết lo lắng cho tăng thân. Ấy vậy mà khi hạt giống tuyệt vọng bùng lên thì tất cả những điều đẹp lành kia bị che lấp hết, người đó để cho bản thân bị kéo đi bởi năng lượng của sự tuyệt vọng. Trong trường hợp gặp chuyện bất như ý, ta có tri giác sai lầm rằng ở đây ta chịu không nổi nữa, muốn sống sót thì phải bỏ chỗ này mà đi.Thế là hạt giống tuyệt vọng biểu hiện và trùm lấp tất cả, không cho ta nhìn thấy bất cứ điều tốt đẹp nào khác nữa. Cũng như khi ta mở đài số 3 thì đài số 3 trùm lấp, không thể thấy được những đài số 2, số 1, số 10, hay số 15,… Cũng vậy, khi tâm hành của sự chán nản biểu hiện, ôm trùm thì tất cả những tâm hành khác đều lặn xuống. Ta để cho tâm hành chán nản kéo ta đi vào những nẻo đường tăm tối. Đó là thời điểm rất nguy hiểm. Bản thân ta, người chăm sóc ta và tăng thân phải có một pháp môn để đối trị. Ba cái đó hợp lại thì có thể cứu vãn được tình thế một cách rất mau chóng, có thể trong vòng vài giờ đồng hồ. 

Có lần thầy dạy cho một thiền sinh bên Mỹ, nên làm một tấm card dày, nhỏ cỡ thẻ tín dụng (credit card), luôn để trong túi. Trên tấm card viết ba câu giúp ta thực tập quán chiếu. Khi giận quá, đau khổ quá, thấy không sống sót được trong hoàn cảnh này, phải ly dị, phải bỏ đi, phải trở thành ma đói mới sống được, thì ta lấy tấm card đó ra, thở và nhìn sâu.

Câu đầu là: “Tôi đang giận. Giận cũng được chứ sao.”  (I am angry. It’s ok to be angry). Ai cũng giận, ta là con người nên ta cũng có quyền giận.

Câu thứ hai: “Nhưng không có nghĩa rằng trên đời này không có ai thương tôi hết.” (But that doesn’t mean there’s no one loves me). Câu thứ hai này là một sự thật mà ta thường không nhớ được. Cũng như khi đài số 3 đang chiếu một bộ phim rất tồi tệ, khiến ta xem thấy bực tức, muốn lấy búa đập nát máy truyền hình. Ta nghĩ rằng truyền hình chỉ có đài số 3, nhưng kỳ thực nếu bấm nút chuyển kênh thì đài số 3 biến mất và đài số 2 xuất hiện, có thể đang chiếu những chương trình rất nhẹ nhàng, tươi vui về động vật hay thiên nhiên. Tâm ta là đài truyền hình có muôn ngàn kênh, ta bấm kênh nào là kênh đó biểu hiện. “Nhưng không có nghĩa rằng trên đời này không có ai thương tôi hết.” Đây là một sự thật. Trong tăng thân, trong gia đình có những người rất thương ta, có những sư anh, sư chị, sư em rất thương ta dầu ta còn nhiều yếu kém. Ta có thể kiểm chứng được điều này. Trong quá khứ ta có những giây phút yếu đuối, có những giây phút không xứng đáng, nhưng những người anh, chị, em đó vẫn thương yêu, chấp nhận, ôm ấp, tha thứ cho ta. Cho nên, ta không thể nói là không có ai thương ta. Vì vậy, hành xử theo kiểu dại dột, u mê, vô trách nhiệm tức là đang phụ bạc tình thương yêu của những người khác. Anh, chị, em của ta nghĩ thế nào nếu ta hành động như vậy? 

Anh, chị, em thương và chấp nhận ta, nhưng ta có thương, có chấp nhận họ hay không? Vì vậy câu thứ ba là: “Vấn đề bây giờ là tôi có tự thương tôi được không, và tôi có tự chăm sóc cho mình được hay không để đáp lại tình thương của những người khác?” (The matter is whether I love myself, I know how to take care of myself in moments like this?) Như vậy, ta thấy bổn phận của ta, thấy hành động dại dột của ta sẽ làm cho ba mẹ, thầy, anh, chị, em ta đau khổ. Ta cư xử như một người vô tình. Ta không đáp ứng được tình thương, sự chấp nhận, ôm ấp của mọi người.

Khi cây kim nằm dưới lằn đỏ nguy hiểm thì phải đem ra sử dụng ngay. Điều ta cần ghi nhớ là đừng bao giờ để cho cây kim vượt qua lằn đỏ rồi mới hành động. Khi trong lòng ta bắt đầu có năng lượng của sự chán nản, bực tức thì ta đừng tiếp tục chịu trận, đừng ráng nuốt xuống, đừng gồng mình, đừng đè nén. Làm như vậy là không thông minh. Ráng nuốt xuống và chịu trận không phải là pháp môn đức Thế Tôn dạy, đức Thế Tôn dạy phương pháp thông minh chứ không phải phương pháp lao tác cực nhọc. Vì đè nén, gồng ép, nuốt xuống thì cây kim sẽ vượt lên lằn đỏ rất mau. Ta không nên áp dụng cách ấy mà nên dùng sự thông minh, kinh nghiệm và cầu cứu đến tăng thân. Tăng thân sẽ hiểu, sẽ ôm ấp, sẽ cho ta một cơ hội, một hoàn cảnh, một phương pháp để ta có thể trở về trạng thái bình thường trong thời gian nhanh chóng. Một bên là sự cố gắng thực tập của cá nhân, một bên là sự thực tập của tăng thân thì sẽ tạo ra hoàn cảnh rất bình yên. 

Thỉnh thoảng trong tăng thân xảy ra trường hợp một người lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhiều khi một năm, hai năm mới xảy ra một lần. Và mỗi khi xảy ra điều này thì tất cả mọi người trong chúng đều bị dao động, khổ sở. Do đó, ta phải thực tập như một tăng thân, phải quán chiếu chung với nhau để ngăn ngừa tình trạng, đừng để nó xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị. Chúng ta luôn phải có một phong vũ biểu để mỗi khi lằn mức của sự báo động bắt đầu hiện ra thì phải lập tức hành động, đừng để tình hình trở nên quá nghiêm trọng. Điều này không chỉ là sự thực tập của đương sự mà là của cả tăng thân. Ta phải học chăm sóc mọi thành phần của tăng thân theo phương pháp này. Ta phải trình bày hoàn cảnh của ta cho tăng thân biết. Đứng về phương diện thân, ta có những báo động nào về cơ thể, về bệnh tật, chứ không thể một ngày nào đó tuyên bố: “Tôi bị thấp khớp, tôi phải đi liền bây giờ!”. Ta bị thấp khớp trong năm năm hay bảy năm mà tăng thân không hề biết gì hết. Ta không nên hành động như vậy. 

Có một sư anh kể rằng, với bệnh dị ứng của mình, sau khi áp dụng phương pháp ăn uống mới, là không sử dụng thực phẩm từ sữa thì những cơn đau do dị ứng bớt đi đến 70%. Đó là một bước tiến lớn và mọi người đều mừng cho sư anh. Những người đang đau khổ vì dị ứng tại sao không thử phương pháp này. Chúng ta sẽ yểm trợ cho những người đó, như trong bữa ăn thì ta đừng để người đó phải ăn thức ăn có thành phần từ sữa và ta tìm những món khác thay thế. 

Tất cả những điều này thuộc về sự thực tập của tăng thân. Mỗi cá nhân phải trình bày cho tăng thân biết những điểm yếu nào về phương diện cơ thể và những điểm yếu nào về phương diện tâm. Ta chia sẻ cho tăng thân biết, mỗi khi lâm vào tình trạng khó khăn về thân hay về tâm thì ta thực tập như thế nào và tăng thân có thể giúp ta như thế nào? Mỗi người phải có bản đồ, có cẩm nang chữa trị rất rõ ràng mà tăng thân phải biết. Khi chăm sóc đệ nhị thân, ta phải hỏi han, phải biết về chuyện đó. Nếu hoàn toàn mù tịt thì người đó đâu phải là đệ nhị thân của ta nữa. Đệ nhị thân của ta phải chia sẻ với ta. Đôi khi ta không giỏi, nhưng ta vẫn chăm sóc được, bởi vì ta có sư anh, sư chị, những người biết rõ về phương diện này hơn ta, và ta có thể đến cầu cứu. Tuy người này là đệ nhị thân của ta nhưng cả đại chúng đều phải chăm sóc người này. Chúng ta phải đưa sự thực tập của mình đến sự chín chắn chứ đừng chỉ làm nửa vời, đừng làm một phần tư, một phần năm, một phần ba. Ta phải tự nhắc mình và tăng thân phải nhắc giúp ta là bệnh tật đó, buồn đau đó chỉ là một phần nhỏ của toàn thể sự thật. 

Cũng như trong một khu vườn, có một cái cây đang vàng úa, có thể chết, nhưng không phải vì cái cây đang vàng úa đó mà ta đau khổ, bỏ qua cả vườn cây. Ta phải thấy rằng ngoài cây chết đó ra, ta còn hàng trăm cây khác đang tươi tốt, xanh mát, đẹp đẽ nên ta không bao giờ bỏ vườn cây. Ta phải đưa mắt nhìn toàn thể vườn cây. Chúng ta cũng vậy, ta có một tâm hành tiêu cực, một nỗi khổ đau nào đó, nhưng đồng thời ta cũng có những tâm hành rất tích cực, những niềm vui, hạnh phúc lớn, vậy tại sao ta lại để tâm hành tiêu cực kéo ta đi. Đứng về phương diện cá nhân của hành giả, và đứng ở phương diện tăng thân, hai bên phải giúp nhau để thấy rằng, ta là một vườn cây xinh đẹp rộng lớn, chứ không phải chỉ là một cái cây hay một tâm hành nhỏ. 

Trong chúng ta có không ít những người có bản chất yếu ớt, không đủ vững chãi. Nếu đưa những người này ra ngoài cuộc đời thì họ rất khó sống, bởi vì yếu tố vững chãi trong họ không đủ để đứng vững trước cuộc đời đầy sóng gió. Nếu ta là một người như vậy nhưng khi sống trong tăng thân, biết đan mình vào trong mạng lưới của tăng thân thì tự nhiên có những yếu tố vững chãi nâng đỡ ta và ta được hưởng sự vững chãi của tăng thân, tự nhiên ta có hạnh phúc và sống được. Sự thông minh nằm ở chỗ ta chấp nhận điểm yếu của ta và biết đan những cái yếu của ta vào trong những cái mạnh khác để ta có thể sống với cái yếu mà cái yếu đó không ảnh hưởng xấu đến ta. Đây là một sự thực tập rất quan trọng.

Đứng về phương diện cơ thể cũng vậy, nếu ta biết một bộ phận nào đó trong cơ thể đang yếu, ta phải biết giữ gìn và chăm sóc những bộ phận liên quan còn khỏe mạnh. Nhờ vậy, bộ phận yếu đó cũng được chăm sóc để không trở nên quá trầm trọng. Trong y lý của Đông y, tâm, can, tỳ, phế, thận liên hệ với nhau rất mật thiết. Khi gan (can) yếu thì nó không nâng đỡ và nuôi dưỡng được tỳ, và gan lọc không được tốt thì sự tiêu hóa của ta cũng kém. Can nâng đỡ tỳ và tỳ là bộ phận căn bản nâng đỡ phế (phổi), cho nên tỳ yếu thì phế yếu, phế yếu thì thận yếu, và thận yếu thì tâm (tim) sẽ yếu. Nếu ta có một bộ phận yếu thì phải làm sao để hai bộ phận hai bên đừng yếu. Nó chưa yếu thì đừng làm cho nó yếu. Ví dụ khi tỳ yếu thì phải làm sao để gan, phổi đừng yếu. Nếu biết chăm sóc gan, đừng ăn những thức làm gan khổ sở nhiều quá, như chocolate, mỡ, uống những thuốc hại gan thì gan sẽ không đến nỗi nào. Trong khi tỳ đã yếu, mà ta cũng không biết chăm sóc gan cho đàng hoàng, thì gan sẽ không nâng đỡ được tỳ. Phế cũng vậy, ta cần phải làm gì đó để giúp cho hai lá phổi của ta, như mỗi ngày phải thiền hành cho nhiều, phải thở không khí trong sạch, không được hút thuốc. Khi ta chăm sóc tốt cho gan và phổi thì tuy tỳ yếu nhưng ta vẫn có thể sống tốt được. 

Cũng vậy, nếu có những điểm yếu về tâm như dễ giận dữ, trầm cảm, tuyệt vọng thì ta phải biết đan điểm đó vào giữa những điểm khác và chăm sóc chúng cho vững thì điểm yếu đó sẽ không đến nỗi yếu quá và ta có thể sống được. Có những người có nhiều lo lắng, giận hờn, thiếu thảnh thơi, hoặc có một trong những điều đó, nhưng có sự thực tập, được sống trong sự nâng đỡ của tăng thân thì tuy rằng sự yếu kém vẫn còn nhưng người đó vẫn sống hạnh phúc như thường. Rất lạ. Không cần chuyển hóa ngay lập tức, cứ để nó ở đó mà ta vẫn đủ hạnh phúc. Tuy không đè nén, không gồng ép, không thúc đẩy nhưng sự chuyển hóa sẽ vẫn từ từ xảy ra một cách tự nhiên. Năm bảy năm sau có thể có sự thay đổi rất lớn, người đó tự nhiên trở nên bình tĩnh, vững chãi và thảnh thơi. 

Vì vậy sự thực tập của ta là biết chăm sóc và giữ gìn, phải để những yếu tố khỏe mạnh chăm sóc thêm những phần yếu kém, phải giúp những cái đẹp có cơ hội biểu hiện để từ từ ôm ấp và chuyển hóa được những yếu tố chưa đẹp. Theo sự thực tập này, mỗi chúng ta phải gọi được tên những điểm yếu kém cũng như những điểm không yếu kém về thân. “Thận của con tuy yếu, nhưng tâm và phế chưa đến nỗi nào. Con thường nuôi dưỡng tâm và phế để nâng đỡ thận. Đó là sự thực tập hằng ngày của con. Thầy, các anh chị thấy thế nào? Con có thể làm gì để sự thực tập được khá hơn lên?” hoặc: “Con có bệnh về đường ruột, vì vậy con biết con phải chăm sóc gan, phổi của con. Về gan thì con ăn uống, giữ gìn thế này, về phổi thì con thực tập thế kia, để gan, phổi đủ mạnh có thể nâng đỡ tỳ của con.” Ta phải biết và tăng thân phải biết. Đó là đứng về phương diện thân. 

Về phương diện tâm cũng vậy, ta phải gọi đúng tên những điểm yếu kém và không yếu kém. Ta trình cho thầy và tăng thân biết để thầy và tăng thân chỉ dạy, soi sáng thêm cho ta. “Con nghĩ là về phía con, con có thể làm những điều này…, về phía thầy và tăng thân có thể giúp con làm những việc kia,… Những lúc con khó khăn thì con mong tăng thân có thể làm,… hoặc không làm,…” Mỗi người phải nói ra rõ ràng như vậy, giấy trắng mực đen, và anh chị em nên biết để có thể giúp được. Tuy ta không thể chăm sóc tất cả các thân của ta, ta chỉ đang chăm sóc cho đệ nhị thân của ta, nhưng đệ nhị thân đang chăm sóc đệ tam thân, vì vậy ta đang sống như một mạng lưới của tăng thân.

Cuối cùng là công phu phải đều đặn, nghĩa là đừng đợi đến khi có vấn đề, đừng đợi đến khi cây kim lên đến lằn đỏ rồi mới thực tập; ta phải thực tập hằng ngày, một cách dễ chịu, tức là thực tập theo phương pháp hiện pháp lạc trú thì những yếu kém đó sẽ tự nhiên chuyển hóa dù ta không muốn chuyển hóa. Công phu phải đều đặn hằng ngày, không gồng ép, không dụng sức quá mức. Công phu phải nhẹ nhàng, tinh cần và hạnh phúc sẽ đưa sự chuyển hóa đi tới một cách tự nhiên. Mỗi khi pháp đàm, chúng ta phải chia sẻ để tìm ra cách có thể thực hiện được việc này. Mỗi chúng ta phải tự làm bác sĩ cho mình và phải thấy tăng thân có thể làm được gì để giúp ta cũng như ta có thể làm gì để giúp cho những thành phần khác của tăng thân. Chúng ta phải là một mạng lưới thì chúng ta mới thành công được.

Chuyển hóa trong mỗi phút giây

(Phiên tả Pháp thoại ngày 08 tháng 02 năm 1998, tại xóm Thượng, Làng Mai, Pháp) 

Tại Làng Mai, chúng ta thường nói về danh từ chuyển hóa (transformation). Tu là để chuyển hóa những tập khí tiêu cực và những khổ đau trong ta. Nhưng có nhiều khi chúng ta đợi hoài, cố gắng nhiều lắm mà vẫn không chuyển hóa và có thể ta đâm ra nghi ngờ phương pháp thực tập không có hiệu quả. Nhưng chuyển hóa cũng giống như độ chín của trái cây. Thử tưởng tượng, một trái cam mới nhú ra nhỏ bằng đầu ngón chân, chúng ta không thể ép trái cam chín ngay được. Trái cam phải lớn từ từ, có nắng mưa đi ngang qua, đợi tới tháng Bảy, tháng Tám thì mới có thể chín được. Chúng ta cũng vậy, không thể nóng nảy, không thể ép buộc. Chúng ta thực tập trong đời sống hằng ngày cho đàng hoàng thì sự chuyển hóa đó sẽ xảy ra một cách tự nhiên mà không bị gò ép. Nếu chúng ta thúc đẩy, ép buộc quá thì nó có thể hư hoại. 

Có một thiền sinh ở xóm Thượng rất ghét sự chuyển hóa, anh ta nói rằng: “Tôi không cần chuyển hóa, tôi chỉ cần tiếp xúc với tánh Bụt, với bản tánh trong tâm là tôi có hạnh phúc”. Anh ta không cho rằng sự thực tập hàng ngày là quan trọng, ví dụ ái ngữ, hơi thở có chánh niệm hay thiền hành,… Anh ta không hạ thủ công phu, và nghĩ rằng chỉ cần tiếp xúc với bản tâm thanh tịnh thì mọi sự mọi vật sẽ tự hoàn thành. Nhưng vì anh đang ở trong tăng thân xóm Thượng, mọi người đi thiền, thở chánh niệm, ăn cơm im lặng,… nên cố nhiên anh bắt buộc phải làm theo. Tuy không muốn chuyển hóa, nhưng sau một vài tháng anh đã chuyển hóa rất nhiều. Trong một buổi thiền trà, người ta nói rằng anh rất lạ, ai cũng thấy được sự chuyển hóa của anh rất lớn. Anh ta tỏ ra không thích và nói: “Tôi đâu có dính líu đến công việc (business) chuyển hóa của quý vị, tôi có muốn chuyển hóa bao giờ đâu.” Ấy vậy mà sự thật là anh đã chuyển hóa rất nhiều. Có thể là do anh không cố tâm chuyển hóa, không thúc đẩy chuyển hóa nên sự chuyển hóa đó đến một cách tự nhiên.

Chúng ta rút ra bài học từ câu chuyện trên là đừng đè nén, đừng áp bức, đừng gò ép, đừng thúc đẩy sự chuyển hóa quá. (Don’t work too hard for your transformation, allow it to take place naturally). Cũng đừng sử dụng phương pháp khổ sai (hard labor) để đi tới chuyển hóa. Hãy đặt mình vào một khung cảnh thuận lợi để quá trình chuyển hóa từ từ xảy ra một cách tự nhiên. Đừng dùng sức mạnh của vai u thịt bắp mà phải dùng sự thông minh của ta để thực tập. 

Thế Tôn đã dạy ta phải thực tập một cách thông minh trong nhiều kinh điển. Công phu không phải là hành trì một cách mỏi mệt, không phải là làm cho nhiều, cho mạnh, cho hết hơi sức mà làm cho thông minh. Nếu thông minh, chúng ta tốn rất ít hơi sức mà vẫn đạt được kết quả lớn. Nếu không thông minh, chúng ta tốn rất nhiều năng lượng nhưng đem lại kết quả rất ít. Ví dụ chúng ta không biết đường hướng vận hành của tâm mình, để rồi cố gắng quá sức, tự ép mình quá; sau một thời gian khiến ta ngã quỵ hoặc bứt ra và bỏ cuộc. Trong khi đó, nếu ta biết đường hướng vận hành của tâm thức, khéo léo đi theo, nâng đỡ nó thì ta không cần dùng sức nhiều mà vẫn đạt tới những thành quả rất tốt đẹp. Tất cả chúng ta đều có những điểm tiêu cực trong thân cũng như trong tâm và muốn chuyển hóa. Thân ta có thể có những thói quen xấu, những tật bệnh, những nội kết về phương diện thân. Ví dụ chúng ta bị bệnh đường ruột, bệnh tim, nhức đầu, dị ứng, thấp khớp, chóng mặt, huyết áp cao, hay bệnh ung thư,… Những căn bệnh này làm ta khổ sở và chúng ta muốn chuyển hóa, nhưng chuyển hóa bằng cách nào? 

Đứng về phương diện thân, mỗi người có ít nhất một, hai vấn đề muốn chuyển hóa. Chúng ta muốn sức khỏe toàn hảo thì không bao giờ có. Chúng ta phải thông minh, biết rõ bản thân mình bằng những kinh nghiệm đã đi qua trong quá khứ, đừng nghe ai nói nên uống thuốc nào là lập tức uống thuốc đó, điều này có thể làm cho tình trạng sức khỏe xấu đi. Ví dụ khi mùa xuân tới, ta biết ta đau khổ mỗi khi cơn dị ứng nổi dậy. Ta cũng biết rằng có những điều nếu ta chịu khó không làm thì cơn dị ứng sẽ nhẹ hơn và có những điều ta nên làm thì sự đau khổ do dị ứng sẽ vơi bớt. 

Người nào cũng có kinh nghiệm về nỗi đau khổ của mình. Những kinh nghiệm đó ta phải học, phải nhớ, ít ra ta có một ít vốn liếng kinh nghiệm đối với bệnh tật. Nếu quyết tâm dùng sự thông minh để thực tập thì những đau khổ sẽ nhẹ đi một phần rất lớn và ta có thể sống hòa bình, an lạc, thân hữu với chứng bệnh của ta. Có người nói rằng chừng nào chứng bệnh này còn thì tôi không có hạnh phúc. Một là tôi có mặt, hai là bệnh có mặt, chứ không thể nào sống chung được. Đó là những người đau khổ nhất. Vấn đề là ta phải chấp nhận sự yếu kém của thân, chấp nhận và tập sống hòa bình với bệnh. 

Kinh nghiệm trong quá khứ có thể dạy ta nên làm gì, không nên làm gì để có thể sống hòa bình, an lạc với chứng bệnh của ta. Ví dụ vì có bệnh thấp khớp, ta đau nhức vô cùng. Nếu ngây thơ tin tưởng rằng có một thứ thuốc chữa dứt hoàn toàn chứng thấp khớp, điều này có thể làm ta đau khổ, bởi vì ta đang không thể nào có được thứ thuốc đó. Ta phải có những phương pháp sống, biết nên sống ở đâu, không khí ẩm thấp hay khô ráo, nên ăn uống gì, nên tắm giặt như thế nào,… Tất cả những điều đó ta đều đã có kinh nghiệm, ta nên rút ra những kinh nghiệm cho mình và kiên quyết sống theo thì tự nhiên ta ít đau khổ hơn nhiều và có thể sống hòa bình an lạc với căn bệnh. Bệnh đường ruột cũng vậy, ta đã từng đau khổ với căn bệnh này, vậy ta biết nên ăn gì, uống gì, nên kiêng cữ như thế nào. Nếu ta đã thực tập nhịn đói mười ngày hay mười lăm ngày và tình trạng đường ruột của ta chuyển hóa tốt đẹp thì tại sao thỉnh thoảng ta không thực tập như vậy. Do đó, ta luôn cần học từ những kinh nghiệm đã có và áp dụng lại một cách thông minh. 

Chúng ta sử dụng những kinh nghiệm, sử dụng ý chí và biết sử dụng cả tăng thân vì tăng thân có thể giúp ta làm được những điều cần làm. Tăng thân đóng một vai trò rất lớn, có thể tạo ra được một khung cảnh để những người như ta sống và trị liệu, giúp ta thành công dễ dàng hơn. Một bên là tự lợi, một bên là lợi tha. 

Những người bị huyết áp cao cũng vậy, họ biết một số phương pháp, biết chuẩn bị những gì để khi thấy có dấu hiệu của cơn huyết áp cao thì đem hết những thứ đó ra áp dụng. Đời sống và sinh hoạt hằng ngày như thế nào, ăn uống như thế nào, giữ gìn như thế nào,… họ đã có kinh nghiệm và bác sĩ của họ đã cho biết những phương pháp chăm sóc tự thân phù hợp với tình trạng của họ. Phải đặt mình vào tình trạng báo động và có sự yểm trợ của những người trong nhà. Người nhà khi biết ta lâm vào tình trạng báo động sẽ đem hết khả năng để giúp cho ta, không để ta rơi vào biến cố hiểm nguy. 

Về phương diện thể chất, ta có những đau khổ nào, những bất như ý nào, ta phải biết tìm cách sống hòa bình với nó. Ta phải biết cách nắm vững những phương pháp hành trì mỗi khi triệu chứng đó bắt đầu báo động. Cùng với sự yểm trợ của những người xung quanh, ta biết những điều cần làm và không nên làm để dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Khi đã vượt qua được một lần thì ta có niềm tin và không sợ hãi, ta sẽ sống hòa bình, an lạc được với những yếu kém, bệnh tật, nội kết của ta, và lần sau, nếu có dấu hiệu báo động, cứ làm theo đúng phương pháp đã làm, ta sẽ vượt qua thêm lần nữa.  

Không hẳn không có bệnh tật thì ta mới hạnh phúc. Những người bệnh ung thư, hay AIDS cũng có thể sống an lạc, hạnh phúc trong giây phút hiện tại nếu họ biết thực tập những gì cần thực tập và những người xung quanh yểm trợ để họ có thể sống theo đường lối đó. Vì vậy, ta phải nắm cho được pháp môn, đó là sống hài hòa, sống hòa bình, an lạc với bệnh tật của ta. Có nhiều người bệnh ung thư nhưng không chết vì ung thư, mà chết vì nỗi lo sợ, hoặc chết vì những bệnh lặt vặt như bệnh cảm. Khi bị ung thư thì cơ thể trở nên yếu đi, bệnh cảm trở thành nguy hiểm. Do đó, phải giữ gìn sức khỏe đến mức tối đa. Khi cơn cảm đến thì nó không trở thành nặng và không vật ngã ta được. Ta phải biết ăn, uống, nghỉ ngơi cho có điều độ, biết săn sóc thân thể để đừng bị xâm chiếm bởi những tật bệnh nhỏ, nhờ vậy ta có thể sống rất lâu dù có bệnh ung thư. 

Khi có một nội kết trong thân, ta phải tìm hiểu cho thật sâu sắc bản chất của nội kết đó, phải nắm cho được một pháp môn để chăm sóc căn bệnh. Phải có một “cẩm nang chữa trị”, surviving kit, để đem ra thực tập 100% khi cơ thể báo động. Lúc có báo động thì tình trạng có thể trở thành nguy hiểm. Khi cây kim chỉ gần đến lằn đỏ báo động, ta phải chăm lo ngay, đừng để vượt qua mức báo động. Nếu chúng ta không đem cẩm nang chữa trị ra để thực tập, để áp dụng thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng ta, đến hạnh phúc của những người thân trong gia đình và đoàn thể của ta. Sau khi đã viết xuống những điều ta và những người sống chung với ta phải làm để có thể giúp ta vượt qua giai đoạn khó khăn đó thì chúng ta mới yên tâm. Ta phải có một chiến thuật để sống an lạc, hòa bình với căn bệnh của ta. Ta có thể sống rất lâu mà căn bệnh đó không làm gì ta được.

Đứng về phương diện tâm lý cũng vậy, ta có những nội kết, là cơn giận, sự tuyệt vọng, nỗi cô đơn, cơn trầm cảm, uất ức, những giây phút ganh ghét, thù hận,… Những lúc đó ta thấy khó sống quá, muốn nổ tung, muốn bỏ đi, muốn trừng phạt những người thương của ta, hay thậm chí có những ý định điên rồ, muốn tự tử. Những lúc đó nguy hiểm không khác gì khi ta bị tăng huyết áp hay bị trụy tim. Vì vậy, chúng ta phải biết những điểm yếu, những nội kết trong tâm mình. Nó cũng có lằn mức báo động của nó. Những lúc cảm thấy tâm tư bất an, đau khổ và ý thức được cây kim đang chỉ tới lằn đỏ, biết tình trạng có thể trở thành nguy hiểm, ta phải lập tức đem “cẩm nang chữa trị” ra để thực tập. Phép cứu mạng đó do chính chúng ta chuẩn bị sẵn bằng sự thông minh của mình và bằng cách thâu thập những kinh nghiệm đã có trong quá khứ. Trong quá khứ có thể ta và những người sống chung với ta đã lầm lỡ, dại dột để cho tình trạng trở nên tệ hại. Tất cả những kinh nghiệm đó ta phải học và hiểu tường tận để khi cây kim lên tới gần lằn đỏ thì chính ta và những người xung quanh ta sẽ không dại dột lặp lại những lỗi lầm. Nếu cần, ta thay đổi môi trường, xin nhập thất, xin chuyển chỗ ở hoặc thay đổi hoàn toàn nếp sống hằng ngày để có thể chăm sóc tâm mình với sự yểm trợ của những người thương.

Học trong niềm vui

(Phiên tả Pháp thoại ngày 01 tháng 02 năm 1998, tại xóm Thượng, Làng Mai, Pháp) 

Học chữ Hán rất vui. Cách ta học tiếng Hán hay tiếng Pháp tại tu viện không giống như ta học ở trường hay học khoa cử, càng học càng vui, đâu cần phải tiêu hóa gì. Học ở trường là học gạo, học để thi. Ta đâu có học gạo, ta chỉ học chơi thôi, nhưng chính nhờ học chơi cho nên dễ tiếp thu hơn. Ngoài đời có nhiều người học không vào vì học theo cách nhồi nhét. Cách thầy dạy học chữ Hán, học tiếng Pháp là học được chút nào thì hay chút đó và học trong niềm vui. Càng vui chừng nào thì càng thấm chừng đó. Ta học đâu phải để thi. Thầy đọc chính tả chữ Hán để chơi vậy thôi. Học chữ Hán hay tiếng Pháp cũng giống như ta ngồi chơi vậy. Trong khi học có thể có rất nhiều niềm vui, có thể cười, có thể chơi, có thể nuôi dưỡng tình anh em, chị em. Giống như ta đánh cờ hay chơi bóng chuyền vậy, học một giờ chữ Hán hay tiếng Pháp cũng là một giờ vui, cái học này không cần có sự tiêu hóa. Học tiếng Việt cũng thế. 

Thầy dạy Phật pháp cũng vậy, thầy đâu có bắt các con phải học như ở ngoài trường lớp. Học Phật pháp, quý vị ngồi nghe đâu cần ghi chép, thấm được chừng nào thì thấm, thầy không bắt buộc mọi người phải thâm nhập vài “ký lô” những điều được nghe. Ta ngồi đó, mở tấm lòng ra, như đất mở lòng ra đón mưa rơi xuống, thấm được bao nhiêu thì thấm. Vì vậy, cái học của ta, kể cả học Phật pháp, cũng không cần tiêu hóa, cứ mở lòng ra để nó vào được bao nhiêu thì vào. Vấn đề học ở đây không phải là học để tiêu hóa. Học ở đây là chơi thôi. Nếu học được theo tinh thần đó thì ta không cảm thấy bị miệt mài, bị gò bó, ép uổng. Học phải có niềm vui. 

Nghe nói có một hôm sư chị Viên Quang xuống bếp lấy muỗng, chén, vá,… tất cả dụng cụ làm bếp lên, rồi đưa cho cô Ashia và yêu cầu cô dạy “Hãy gọi đúng tên tôi”, cái muỗng thì phải gọi là cái muỗng. Học tiếng Pháp như vậy rất vui và bổ dưỡng. Chữ Hán cũng vậy. Chúng ta đừng coi cái học này là phải học kiểu “đèn sách” ở trường. Phải học chơi mới được. Chính Phật pháp cũng học như vậy chứ đừng nói là những môn khác. Chuyện tu của ta cũng vậy, chúng ta tu chơi thôi, chớ không tu thiệt, và càng tu thì càng vui. Tu như vậy mới thấm. Khi dạy thầy cũng dạy chơi thôi, thầy không dạy thiệt.

Chant du Bonheur

Assis ici dans le moment présent,

Protégés par la Sangha,

Nous réalisons la chance qui est la nôtre

D’être nés humains,

D’avoir rencontré tôt l’enseignement juste

Qui arrose la graine de notre esprit d’amour

Nous réalisons la chance de vivre en harmonie

Au sein d’une communauté de pratique.

L’énergie de la Sangha,

La pratique des entraînements à la pleine conscience

Et des manières raffinées

Nous protègent,

Nous empêchent de commettre des erreurs,

De nous laisser entraîner par le mauvais karma

Vers le chemin des ténèbres

Et nous permettent de suivre,

En compagnie d’amis sains,

La voie de la vérité et de la bonté

Éclairée par la lumière

Irradiant du Bouddha et des bodhisattvas.

En nous, il y a des semences de souffrance,

D’afflictions et d’énergies d’habitude,

Mais aussi notre pleine conscience 

Qui se manifeste souvent, ici et maintenant

Pour nous aider à entrer en contact avec les merveilles

En nous et autour de nous.

Encore intacts, nos six sens sont en éveil.

Nos yeux peuvent encore contempler le bleu du ciel,

Nos oreilles se réjouir du chant des oiseaux,

Notre nez s’emplir des senteurs d’encens,

Et notre langue savourer le goût du Dharma.

Corps et esprit à l’unisson,

Nous sommes vraiment là, assis en paix 

Et avec stabilité avec la Sangha.

Sans Vous, Seigneur Bouddha,

Sans le merveilleux Dharma ou la noble Sangha,

Aurions-nous cette chance

De nous réjouir du bonheur d’aujourd’hui ?

Nous pratiquons tous les jours,

Aussi pour notre famille, nos ancêtres,

Les générations futures et toute la société.

Notre paix et notre joie

Sont le fondement de notre pratique.

Nous faisons le vœu de cultiver

Et de faire grandir ce bonheur chaque jour

Avec la pleine conscience.

En voyant dans la société

Tant de personnes souffrir

Et se noyer dans les cinq plaisirs sensuels,

Dans la jalousie et la haine,

Nous sommes déterminés à pratiquer

Pour transformer nos formations mentales

Telles que l’avidité, la colère et la haine.

Nous nous entraînons à écouter profondément

Et à utiliser des paroles compatissantes

Pour établir la communication avec autrui,

Engendrer la compréhension,

Accepter et aimer.

Tel un bodhisattva,

Nous faisons le vœu de regarder

Tout le monde autour de nous

Avec les yeux de la bonté aimante

Et le cœur de la compréhension.

Nous sommes déterminés à pratiquer l’écoute profonde

Dans un esprit de compassion

Et avec un cœur bienveillant.

Regarder et écouter de cette manière

Est la pratique d’un bodhisattva,

Capable de soulager

La souffrance dans le cœur des autres, 

Et d’apporter la paix et la joie

En lui et autour de lui.

Conscients que ce sont les afflictions et l’ignorance

Qui font de ce monde

Un enfer de feu,

Nous serons déterminés à pratiquer diligemment

Afin de nous transformer,

De rétablir la communication

Et de faire naître la compréhension et l’amour.

Ainsi, nous pourrons bâtir la Terre Pure, ici même.

Même si la vie est impermanente

Et que la naissance, la vieillesse, les maladies et la mort sont là,

Comme nous avons déjà trouvé notre chemin,

Nous n’avons plus peur.

Quel bonheur de vivre

Au sein de la communauté de pratique du Bouddha,

De pouvoir nous engager

Dans les entraînements à la pleine conscience 

Et à la concentration !

De vivre avec stabilité et liberté

Chaque instant de la vie quotidienne !

Quel bonheur de participer directement

A la mission du Bouddha et des bodhisattvas

Et de servir tous les êtres !

En cet instant si précieux,

Débordants de gratitude,

Nous nous inclinons devant vous, Seigneur Bouddha.

Soyez témoin de notre sincérité

Et prenez-nous dans vos bras.

Nourishing Happiness

Sitting here in this moment, protected by the Sangha,

we see how fortunate we are.

We have been born human,

and encountered the Dharma.

The seed of bodhicitta has been watered, 

and we have the conditions to live in harmony in the Sangha.

The energy of the Sangha, the mindfulness trainings, and fine manners

are protecting and helping us not make mistakes,

so that unwholesome action does not take us on dark paths.

With kind spiritual friends, we are on the path of goodness,

illumined by the light of buddhas and bodhisattvas.

Although seeds of suffering are still in us 

in the form of afflictions and habit energies,

mindfulness can always manifest, helping us touch

what is wonderful within and around us.

We are grateful for our six senses:

our eyes that can see the blue sky, 

our ears that can hear the birds singing,

our nose that smells the scent of sandalwood, 

our tongue that tastes the nectar of the Dharma.

Our posture is stable, 

and our mind is one with our body. 

If there were not a World-Honored One,

if there were not the wonderful Dharma,

if there were not the Sangha,

we would not be so fortunate

to enjoy this Dharma happiness today.

We vow to cultivate and maintain our practice,

for our ancestors, family, future generations, and society. 

Our resources for practice are our own peace and joy. 

We vow to cultivate and nourish them by our daily mindfulness. 

In our society countless people are suffering,

drowning in sensual pleasure, jealousy, and hatred.

Aware of this situation, we are determined to practice 

to master the mental formations of craving and anger,

to train to be able to listen deeply and use loving speech 

in order to restore communication and create understanding, acceptance,

and love.

Just like the bodhisattvas, 

we vow to practice looking at everyone around us 

with the eyes of compassion and a heart of understanding.

We vow to listen with a clear mind and ears of compassion,

bringing peace and joy into the lives of others,

to lighten and alleviate the suffering of living beings.

I am aware that ignorance and wrong perceptions

can turn this world into a fiery hell.

I vow to walk always upon the path of transformation,

producing understanding and loving kindness,

and cultivating a garden of awakening.

Although there are birth, sickness, old age, and death,

now that I have a path of practice, I have nothing more to fear.

It is a great happiness to be alive in the Sangha 

and with the practice of mindfulness trainings and concentration,

to live every moment in stability and freedom;

to take part in the work of relieving others’ suffering,

the career of buddhas and bodhisattvas.

In each precious moment, I am filled with deep gratitude.

I bow before the World-Honored One.

Please bear witness to my wholehearted gratitude,

and embrace all beings with arms of great compassion.