Hồi ký SCCK 5 – Những dấu chân Thiền sư

Để bắt đầu: Phương Bối Am và Nẻo về của ý

Chương 1: Sơ lược về làng tu học của hàng ngàn thanh niên phụng sự xã hội đưa tới Làng Mai hôm nay

Chương 2: Làng Mai Pháp

Chương 3: Làng Mai Bắc Mỹ

Chương 4: Làng Mai Âu châu và Viện Phật học Ứng dụng châu Âu

Chương 5: Làng mai Á châu

Chương 6: Làng Mai Úc châu

Để chấm dứt

Phụ lục 1: Những áng mây vàng

Phụ lục 2: Từng bước nở hoa mai

Công phu nở đóa sen ngàn cánh

THONG DONG LÀ THÀNH QUẢ CỦA SỰ TU HỌC

(Phiên tả Pháp thoại ngày 27 tháng 11 năm 1997 tại xóm Mới, Làng Mai, Pháp)

Tiêu đề của khóa tu năm nay là Công phu nở đóa sen ngàn cánh. Công phu là sự thực tập của chúng ta hằng ngày, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Đối với người phương Tây, hai chữ công phu làm cho họ nghĩ tới võ thuật (martial art). Nhưng kỳ thật, hai chữ công phu được phát xuất từ thiền môn. Từ trước đời Đường (Trung Quốc), hai chữ công phu đã được sử dụng. 

Trong khóa tu này chúng ta sẽ sử dụng sách Nhật tụng Thiền môn năm 2000 và mỗi người cần có một cuốn. Những kinh trong Nhật tụng Thiền môn năm 2000 phần lớn đã được dịch ra tiếng Anh, chỉ còn một vài kinh chưa được dịch, sư cô Chân Đức sẽ giúp chúng ta dịch những kinh còn lại. 

Có nhiều người nghĩ rằng công phu thiền môn chỉ là hai thời tụng niệm: sáng và chiều. Nhưng hiểu công phu như vậy thì hơi hạn hẹp. Vì công phu không chỉ là tụng niệm, mà công phu còn là ngồi – thiền tọa, đi – thiền hành, ăn – thọ trai im lặng, và chấp tác – làm việc trong chánh niệm. Ngoài ra còn những công phu khác như thở, nằm, lạy, làm mới, v.v. Vì vậy, công phu không chỉ là hai thời tụng niệm như người ta thường nói mà công phu còn là buổi khuya, buổi sáng, buổi trưa, buổi xế, buổi chiều, buổi tối. Công phu là công phu cả ngày. 

Hai chữ công phu nghĩa là sự rèn luyện hằng ngày của chúng ta (our daily training), cũng có nghĩa là trình độ thực tập mà chúng ta đã đạt được. Ví dụ khi người khác khen ta công phu tuyệt diệu, tức là ta đã đạt tới một trình độ thực tập nào đó. Người khác nói một câu móc họng mà người kia vẫn tươi cười, không đỏ mặt, khi đó ta có thể nghiêng mình kính phục: “công phu tuyệt diệu”. Nghe một tin dữ mà ta vẫn bình tĩnh, yên lặng thở, lúc đó người kia có thể chắp tay cúi đầu lạy: “công phu tuyệt diệu”. Vì vậy, công phu trước hết có nghĩa là trình độ, là kết quả sự thực tập của ta. Đại tuệ ngữ lục có câu: “Cái tâm này tuy chưa từng có một niệm thối thất nhưng tự biết công phu của mình rốt cuộc vẫn chưa được thuần nhất”. Nghĩa là cái tâm của tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện rút lui. Tâm này tuy chưa từng một niệm thối thất, chưa bao giờ chịu thua, chưa bao giờ muốn bỏ cuộc nhưng nói cho kỹ thì công phu vẫn chưa được hoàn toàn thuần nhất, vẫn còn xen vào một vài tạp niệm. Câu này nói về nghĩa trình độ của chữ công phu.

Nghĩa thứ hai là thời gian ta đã để ra thực tập để đạt được công phu đó. Ví dụ có người hỏi thiền sư Triệu Châu: “Chân tướng của một vị đại nhân thì như thế nào?” Đại nhân là những con người lớn, những Mahāsattva. Có những dấu hiệu gì chứng tỏ đó là một người lớn, một great being. Ngài Triệu Châu có nói: “Lão tăng không có công phu gì mà đã đạt tới trình độ của một vị hảo hán tự do”. Nghĩa là ta chẳng tu hành gì, chẳng cần trải qua một thời gian luyện tập nào mà cũng đạt đến trình độ của một hảo hán tự do. Hảo hán tự do chữ Nho là nhàn hán 閒 漢. Hán là một hán tử, một hero. Một hảo hán tự do tức là một con người thảnh thơi, một con người không bận bịu, vướng mắc. 

Trong bài kệ truyền đăng mà Thầy ban cho sư cô Chân Đoan Nghiêm cũng có chữ công phu. Câu đó là “Công phu nở đóa sen ngàn cánh”, một câu rất hay. Chúng ta lấy câu đó làm chủ đề cho khóa tu mùa Đông năm nay. 

Công phu là sự thực tập hằng ngày, sự rèn luyện hằng ngày của chúng ta. Hễ có tu là có chứng, có rèn luyện là có thành công. Nhờ sự thực tập đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, thở, làm việc, v.v. chúng ta đưa công phu của mình lên tới một mức độ nào đó, có thể làm cho ta từ một con người nở ra như một đóa sen. Đóa sen không chỉ nở một cánh mà nở ra hai cánh, ba cánh, bốn cánh, ngàn cánh. Đến khi đóa sen đó nở liên tục thì chúng ta thấy nó không chỉ có ngàn cánh mà có cả vạn cánh, triệu cánh, rất mầu nhiệm. Ta không muốn sen nở thêm thì nó vẫn cứ nở thêm như thường, rất hay. Chỉ cần một người duy trì công phu của mình cho tinh chuyên thì có thể làm cho đóa sen nở cả triệu cánh, không chỉ ở đây mà ở khắp nơi, không phải trong những thời gian khác nhau mà là đồng thời. Mỗi ngày, chúng ta có thể thấy được những đóa sen đó nở từng giây từng phút. 

Bài kệ này bắt đầu bằng câu “Chân giác vun trồng miền tuệ uyển”. Chân giác tức là một hạt giống của sự giác ngộ chân chính. Hạt giống của giác ngộ chân chính được ươm vào, được trồng vào trong miền tuệ uyển. Tuệ tức là hiểu biết, uyển là khu vườn. Tuệ uyển tức là vườn tuệ. Đây là một danh từ đã được vua Trần Thái Tông sử dụng. Mỗi chúng ta đều có hạt giống của sự giác ngộ chân chính. Nếu chúng ta biết đem hạt giống của sự giác ngộ chân chính đó ươm và trồng vào đất của vườn tuệ thì chúng sẽ nở hoa. Nghĩa là chúng ta đừng chỉ nên tu phước để có công đức mà phải nên tu tuệ. Trong đời sống hằng ngày, trong mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi động tác chúng ta phải thực tập nhìn sâu để thấy rõ, đó gọi là tu tuệ. Làm việc quần quật để tạo phước đức thì đó chưa phải là vun trồng trong vườn tuệ mà là vun trồng trong vườn phước. Phép tu của chúng ta là phước tuệ song tu, tức là vừa tu phước, vừa tu tuệ.

Chúng ta có một bài kệ cho thiền sinh đi xe đạp: 

Ngồi thẳng trên xe đạp
Giữ vững thế thăng bằng
Phước cùng tu với tuệ
Hành với giải song song.

Tức là một bên là phước đức, một bên là trí tuệ, hai cái đó phải thăng bằng, cũng như ngồi trên xe đạp, mình không ngồi thăng bằng thì sẽ dễ té xe.

Chân giác vun trồng miền tuệ uyển: hạt giống của giác ngộ chân chính nên ươm, nên trồng trong đất của tuệ uyển. Trong đời sống hằng ngày chúng ta phải thực tập quán chiếu, thực tập nhìn sâu chứ đừng chỉ có làm việc. 

Đoan Nghiêm thuyền cặp bến thong dong, câu này cũng rất hay. Bến bờ ta muốn đi tới là bến bờ của sự thong dong, thảnh thơi và tự do. Thảnh thơi và tự do đối với những vướng mắc, khổ đau, giận hờn. Chỉ có những người thong dong mới là những người hạnh phúc. Chính thiền sư Triệu Châu nói rằng lão tăng chẳng trải qua công phu gì hết mà đã trở thành vị hảo hán thong dong. Thong dong là kết quả đẹp nhất của một đời tu. Mỗi chúng ta đều có trình độ thong dong. Trình độ thong dong của ta tức là không gian trong đó ta đang sống. Người khác nhìn vào chúng ta thì biết rằng chúng ta được bao nhiêu thong dong – nhìn vào là biết. Không cần phải là những người rất có trí tuệ, những người thường thôi, nhìn vào ta đã có thể thấy được trình độ thong dong của ta rồi. Thong dong của ta đối với mọi hoàn cảnh, đối với những phiền não. Và tự do là hoa trái đẹp nhất của sự tu học, tự do là hoa trái đẹp nhất của công phu.

Đoan Nghiêm thuyền cặp bến thong dong là một hình ảnh rất đẹp. Đoan Nghiêm là vừa đẹp vừa thẳng. Thuyền đã cặp bến, bến này không phải là bến vinh quang mà là bến thong dong. Bến thong dong là bến mà nơi đó ta có thể gặp được chư Bụt và chư Bồ tát. Trên bến đó, ai cũng thư thái, thong dong. 

Công phu nở đóa sen ngàn cánh
Quê cũ vui chơi thỏa nguyện lòng

Chúng ta người nào cũng có một ao ước thâm sâu nhất của trái tim là được trở về quê cũ. Mà quê cũ đích thực của chúng ta là bến bờ giải thoát, là nơi ta không còn cảm giác bị ngăn cách – ngăn cách với tổ tiên, ngăn cách với những người thương, ngăn cách với vũ trụ, ngăn cách với thế giới. 

Thiền sư Trần Thái Tông cũng thường nói đến quê nhà. Quê nhà tức là nơi chúng ta ao ước trở về, là nơi chúng ta cảm thấy thoải mái, không còn xu hướng muốn chạy, muốn đạt tới. Quê cũ chính là nơi ta cảm thấy thong dong, cảm thấy mãn nguyện, không còn muốn lận đận, lao đao chạy theo một đối tượng nào nữa. Quê cũ là bến bờ của sự thong dong, của sự giải thoát. Khi tới đó rồi, chúng ta đâu còn cần phải làm gì nữa, chỉ rong chơi. Tất cả những công việc hằng ngày như quét nhà, nấu cơm, độ đời, dạy đạo, cứu giúp con nít đói, v.v. chúng ta làm như chơi, làm rất thong thả, không lo lắng, không phiền não, không tranh chấp, đó gọi là thong dong. Thong dong không có nghĩa là không làm gì hết, thong dong nghĩa là có thể làm tất cả nhưng làm trong một tâm thái rất tự do. 

Chân giác vun trồng miền tuệ uyển

Đoan Nghiêm thuyền cặp bến thong dong

Công phu nở đóa sen ngàn cánh

Quê cũ vui chơi thỏa nguyện lòng

Đời của một người tu mà được như bốn câu thơ này đã là một sự thành công lớn. Chỉ trong bốn câu thơ ta có thể thấy được hướng đi của đời ta. Mỗi ngày chúng ta hãy ươm vùi hạt giống tuệ giác vào trong vườn tuệ, nghĩa là trong sự thực tập nhìn sâu, và không lâu, thuyền của chúng ta sẽ ghé tới bến bờ thong dong một cách tráng lệ, đẹp đẽ. Công phu có thể làm cho đóa sen của đời ta nở ra muôn ngàn cánh, lúc đó ta thấy ta trở về được quê cũ, ta có tự do lớn. Tất cả những gì ta làm đều đem lại cho ta hạnh phúc. Những điều ta làm không làm ta bận rộn, trái lại làm cho niềm vui của ta càng ngày càng lớn. Chữ công phu ở đây có nghĩa là sự thực tập hằng ngày. Mỗi người nên nắm vững công phu của mình. Chúng ta cần phải tự biết thực tập như thế nào trong đời sống hằng ngày, bởi vì công phu hằng ngày của ta quyết định tất cả trong tương lai.

Bắt đầu từ buổi giảng sắp tới thì mỗi người phải có một bản kinh Nhật tụng Thiền môn năm 2000. Đó là những người đọc được tiếng Việt. Còn những người không đọc được tiếng Việt thì sẽ có những bản kinh bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Kinh bằng tiếng Pháp thì các vị nói tiếng Pháp sẽ lo cung cấp. Tại khóa tu này, chúng ta giảng cho cả nước cùng học, các sư cô, sư chú trong nước cùng học. Vì vậy cho nên việc thâu thanh thâu hình phải làm cho đàng hoàng. Hễ mà ta thâu thanh và thâu hình thất bại là ở bên nhà lãnh đủ hết. Khi quay hình những chữ viết trên bảng, ta quay thế nào để cho người xem video có thể đọc được. Ngày hôm qua nghe lại bài giảng An cư kiết đông, thầy thấy những chữ thầy viết trên bảng, người xem video không đọc được. 

Trong khóa tu này chúng ta sẽ có ít nhất là hai bài giảng bằng tiếng Anh vào dịp Giáng sinh, và một bài giảng bằng tiếng Pháp. Còn lại, tất cả những bài giảng khác đều bằng tiếng Việt. Vừa rồi tu viện Kim Sơn có một khóa tu cho người xuất gia, đặc biệt là những người xuất gia trẻ. Tuy là khóa tu chỉ có năm ngày nhưng rất cô đọng. Vì vậy nếu trong tăng thân có ai phát tâm phiên tả pháp thoại và ghi chép về những sự kiện, những câu chuyện trong khóa tu thành một cuốn sách in gửi về cho các sư cô, sư chú bên nhà thì đó là một điều rất quý, công đức vô lượng. Ngoài ra chúng ta còn làm Lá thư Làng Mai vào dịp Tết. Và nếu có thể được thì chúng ta làm cuốn sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ giai đoạn Thiền sư Tăng Hội cho đến các thiền sư của thiền phái Trúc Lâm. Hiện nay trên thế giới họ đang cần những tư liệu về Phật giáo Việt Nam. 

Sau buổi pháp thoại này chúng ta sẽ đắp y và niệm Bụt cầu gia hộ cho khóa tu của chúng ta thành tựu viên mãn. Ở bên tu viện Rừng Phong, sư cô Chân Đức sẽ yểm trợ cho chúng ta những tài liệu bằng tiếng Anh mà chúng ta chưa có. Mỗi tuần các sư cô, sư chú ở tu viện Rừng Phong cũng nghe những bài pháp thoại như chúng ta nghe ở đây, tuy có trễ hơn ba ngày.

Thiền sư và em bé 5 tuổi

Lời giới thiệu

Em bé bên trong

Trong lòng chúng ta ai cũng có một em bé đang đau khổ. Ai cũng có một thời gian khó khăn khi còn thơ ấu và nhiều người đã trải qua những chấn động tâm lý, những tổn thương lớn mà vết thương còn lưu lại đến bây giờ. Để tự bảo vệ và phòng hộ trước những khổ đau trong tương lai, chúng ta thường cố quên đi thời gian đau lòng đó. Mỗi khi tiếp xúc với những kinh nghiệm khổ đau ấy, chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ không chịu đựng nổi, sẽ không có khả năng xử lý nên chúng ta nén chặt những cảm xúc và ký ức của mình vào đáy sâu vô thức. Đó có thể là do đã từ lâu chúng ta không đủ can đảm để đối diện với em bé đó.

Cho dù chúng ta bỏ mặc em bé nhưng không có nghĩa là em bé không có ở đó. Cái em bé tổn thương luôn có mặt trong ta và đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của ta. Em bé nói: “Tôi ở đây. Tôi ở đây. Bạn không thể tránh tôi. Bạn không thể trốn thoát khỏi tôi”. Chúng ta muốn chấm dứt những nỗi đau khổ của mình bằng cách nhốt em bé vào một nơi sâu kín trong lòng và cho nó ở đó càng lâu càng tốt. Tuy nhiên trốn tránh không thể chấm dứt được nỗi đau khổ, trái lại chỉ kéo dài nó lâu hơn mà thôi.

Em bé bị tổn thương đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc và tình thương của ta, thế nhưng ta lại làm ngược lại. Ta trốn chạy nó vì ta sợ khổ đau. Cái khối sầu khổ và đau buồn trong ta quá lớn. Cho dù có thời gian, ta cũng không trở về với chính mình. Ta luôn cố tìm cách tiêu khiển, như xem phim, xem truyền hình, giao tiếp xã hội, uống rượu bia và ma túy – bởi vì ta không muốn trải qua tất cả những nỗi khổ đau đó nữa.

Em bé bị tổn thương đang ở đó, ấy vậy mà chúng ta không biết. Em bé bị tổn thương trong ta là một thực tại, nhưng chúng ta không thấy được. Không có khả năng thấy được là vô minh. Em bé này đã bị tổn thương vài lần rồi. Nó thực sự cần chúng ta quay trở về để chăm sóc, nhưng chúng ta lại quay lưng bỏ đi.

Vô minh có mặt trong mỗi tế bào cơ thể và trong tâm thức ta. Giống như một giọt mực loang vào trong ly nước. Vô minh làm ta mê mờ, không cho ta thấy được thực tại, khiến ta làm những điều điên khùng dại dột, làm cho ta càng đau khổ hơn. Và cái vết thương đó lại một lần nữa chạm tới em bé bị tổn thương trong ta.

Em bé bị tổn thương cũng đang ở trong mỗi tế bào cơ thể ta. Không có tế bào nào trong cơ thể ta mà không có mặt em bé bị tổn thương đó. Chúng ta không cần phải nhìn xa xôi vào quá khứ để thấy được em bé đó. Chúng ta chỉ cần quán chiếu sâu sắc là có thể tiếp xúc được. Nỗi đau khổ của em bé tổn thương đó đang nằm sẵn trong chúng ta ngay trong giây phút hiện tại.

Tuy nhiên, cũng giống như nỗi khổ đau đang hiện diện trong mỗi tế bào cơ thể ta, thì những hạt giống tỉnh thức, cảm thông và hạnh phúc đã được trao truyền từ ông bà tổ tiên cũng đang có mặt trong ta. Chúng ta chỉ cần lấy chúng ra sử dụng. Chúng ta có một ngọn đèn trong mình, đó là ngọn đèn chánh niệm mà chúng ta có thể thắp lên bất cứ lúc nào. Nguyên liệu cho ngọn đèn đó là hơi thở ý thức, là bước chân chánh niệm, là nụ cười an lạc của chúng ta. Chúng ta phải thắp lên ngọn đèn chánh niệm để ánh sáng được soi chiếu và bóng tối tan đi.

Khi chúng ta bắt đầu ý thức được là mình đã lãng quên em bé bị tổn thương đó, lòng ta tràn ngập tình thương đối với em và ta bắt đầu chế tác năng lượng chánh niệm. Sự thực tập thiền đi, thiền ngồi, thiền thở là nền tảng căn bản của chúng ta. Với hơi thở và bước chân ý thức, chúng ta có thể làm phát khởi năng lượng chánh niệm và quay về tiếp xúc với nguồn tuệ giác đích thực nằm sẵn trong mỗi tế bào cơ thể ta. Năng lượng này sẽ ôm ấp và trị liệu cho chúng ta, cũng như trị liệu cho em bé bị tổn thương trong ta.

Lắng nghe

Khi nói về phương pháp lắng nghe bằng tâm từ bi, chúng ta thường nghĩ là lắng nghe một ai đó ngoài mình. Kỳ thực chúng ta cũng phải lắng nghe em bé bị tổn thương trong ta. Thỉnh thoảng, em bé bị tổn thương trong ta đòi hỏi sự chú ý của ta một trăm phần trăm. Em bé đó có thể xuất hiện từ những tầng sâu kín trong tâm thức ta và đòi hỏi chúng ta phải chú ý. Nếu có ý thức, ta sẽ nghe được tiếng cầu cứu của em. Vào lúc này, thay vì chú tâm vào bất cứ điều gì khác, ta hãy quay trở về chăm sóc em bé tổn thương đó bằng sự lân mẫn của ta. Ta có thể nói chuyện trực tiếp với em bé bằng ngôn ngữ của tình thương yêu, hãy nói với em rằng: “Trong quá khứ, tôi đã để em một mình. Tôi đã chạy trốn em. Giờ đây, tôi rất hối hận, tôi sẽ quay về chăm sóc em”. Ta cũng có thể nói: “Em thương, tôi đang có mặt đây cho em. Tôi sẽ chăm sóc em đàng hoàng. Tôi biết là em đã đau khổ nhiều. Tôi đã quá bận rộn và bỏ mặc em, bây giờ tôi sẽ học cách để quay về với em”. Nếu cần, ta có thể cùng khóc với em bé đó. Bất kể khi nào cần, ta cũng có thể ngồi lại và thở cùng em: “Thở vào, tôi trở về với em bé bị tổn thương trong tôi; thở ra, tôi sẽ chăm sóc em bé bị tổn thương trong tôi cho đàng hoàng”.

Mỗi ngày ta phải nói chuyện với em bé trong ta vài lần, cho đến khi nào em bé được chữa khỏi. Ta hãy ôm ấp em bé một cách nhẹ nhàng, trìu mến, ta phải đảm bảo với em rằng ta sẽ không bao giờ để em bị suy sụp hoặc bị bỏ rơi nữa. Em bé non nớt bé bỏng đã bị cô đơn một mình quá lâu. Đó là lý do tại sao ta phải bắt đầu thực tập điều này ngay lập tức. Nếu ta không thực tập ngay từ bây giờ thì đợi đến khi nào?

Nếu ta biết cách quay về với em bé và lắng nghe em một cách chăm chú khoảng năm đến mười phút mỗi ngày thì sự chữa lành sẽ bắt đầu xảy ra. Khi ta leo lên một đỉnh núi hùng vĩ, hãy mời em bé trong ta cùng leo. Khi ngắm nhìn cảnh mặt trời lặn, ta hãy mời em cùng ngắm, cùng thưởng thức với ta. Nếu ta làm điều này trong vài tuần hoặc vài tháng, em bé bị tổn thương trong ta sẽ được trị liệu.

Nhờ thực tập, chúng ta có thể thấy được rằng em bé bị tổn thương trong ta không chỉ là bản thân chúng ta mà có thể là đại diện cho vài thế hệ trước. Mẹ chúng ta có thể đã đau khổ suốt cuộc đời. Cha ta cũng có thể đã đau khổ quá nhiều. Có thể cha mẹ ta đã không có cơ hội để chăm sóc em bé bị tổn thương trong họ. Vì vậy, khi chúng ta ôm ấp em bé bị tổn thương trong chúng ta thì chúng ta cũng đang ôm ấp em bé bị tổn thương của những thế hệ trước. Sự thực tập này không phải là thực tập cho một mình ta mà cho vô số những thế hệ tổ tiên và con cháu ta.

Tổ tiên ta đã không biết cách chăm sóc cho em bé bị tổn thương trong họ, vì thế họ đã truyền lại nó cho chúng ta. Sự thực tập của chúng ta là để chấm dứt vòng luân hồi luẩn quẩn này. Nếu chúng ta có khả năng chữa lành cho em bé bị tổn thương trong ta, thì chúng ta không những giải phóng được cho chính mình mà còn giải phóng được cho những ai đã từng làm ta đau khổ hoặc lạm dụng ta. Người lạm dụng ta có thể là nạn nhân của một sự lạm dụng khác. Thực tập với em bé bị tổn thương trong mình một thời gian đủ lâu, nhiều người đã làm vơi được những nỗi khổ đau trong họ và có kinh nghiệm chuyển hóa. Mối liên hệ giữa họ với gia đình và bạn bè trở nên dễ dàng hơn.

Chúng ta đau khổ vì không tiếp xúc được với lòng từ bi và sự hiểu biết. Nếu chúng ta chế tác được năng lượng chánh niệm, hiểu biết và từ bi cho em bé bị tổn thương của chúng ta, chúng ta sẽ ít đau khổ hơn. Khi chúng ta chế tác được chánh niệm thì từ bi và cảm thông là điều ta có thể đạt được và chúng ta có thể cho phép những người khác thương mình. Trước đây, chúng ta nghi ngờ mọi người, nghi ngờ tất cả. Tuy nhiên, lòng từ bi giúp chúng ta liên hệ được với những người khác và thiết lập lại sự kết nối.

Những người chung quanh ta, gia đình và bạn bè, có thể cũng có một vài em bé bị tổn thương trong họ. Nếu chúng ta thực tập và giúp được cho chính mình, chúng ta cũng có thể giúp được cho họ. Khi chúng ta chữa trị được cho chính mình thì những mối quan hệ của chúng ta với những người khác sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sẽ có nhiều an lạc và tình thương hơn.

Hãy quay về chăm sóc chính mình. Thân thể của ta, những cảm nhận của ta và những tri giác của ta đang cần ta. Em bé bị tổn thương trong ta đang cần ta. Nỗi khổ niềm đau của ta cần ta công nhận. Hãy trở về ngôi nhà của chính mình và có mặt cho tất cả những điều đó. Thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm, làm tất cả các công việc trong chánh niệm là ta có khả năng có mặt thực sự, nhờ đó ta lại có thể yêu thương.

Viên ngọc kinh Pháp Hoa

Châu báu chất đầy thế giới

Tôi đem tặng bạn sáng nay

Một vốc kim cương sáng chói

Long lanh suốt cả đêm ngày

Mỗi phút một viên ngọc quý

Tóm thâu đất nước trời mây

Chỉ cần một hơi thở nhẹ

Là bao phép lạ hiển bày

Chim hót thông reo hoa nở

Trời xanh mây trắng là đây

Ánh mắt thương yêu sáng tỏ

Nụ cười ý thức đong đầy

Này người giàu sang bậc nhất

Tha phương cầu thực xưa nay

Hãy thôi làm thân cùng tử

Về đi, tiếp nhận gia tài

Hãy dâng cho nhau hạnh phúc

Và an trú phút giây này

Hãy buông thả giòng sầu khổ

Về nâng sự sống trên tay.

– Thích Nhất Hạnh

Lá thư Làng Mai 47 – 2024

Bìa 1

Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Nội dung

“Tôi nghe không gian tiếng kêu rộn rã

Nghe vũ trụ tưng bừng trong cây lá

Cả loài người khoác áo mới tương thân

Và nơi đây, lấp loáng ánh sương trăng

Tiếng hoa lá hò reo bừng mạch sống.”

(Trích từ Mùa nhân loại thay áo mới, thơ Thầy)

Xuân về mang theo xanh tươi lan tràn mặt đất. Sau những tháng ngày ngủ yên, kiên nhẫn nuôi dưỡng, nhựa sống tuôn lên thành những đọt lá mới, thành mai vàng rực rỡ trong nắng ấm trời xanh. Sau một năm ấp ủ tình thương, kiên trì trở về sống trọn vẹn mỗi phút giây, chất liệu của tỉnh thức nay đã hóa thành những lời thơ, những câu văn ấm áp tình người. Hoa trái ngọt lành đó được gửi về từ khắp muôn phương. Người ở gần, người ở xa nhưng đều chung một tấm lòng muốn hiến tặng niềm vui, sẻ chia hạnh phúc và thắp lên niềm tin vào con đường thực tập bằng chính sự chuyển hóa của tự thân.

Tăng thân Làng Mai đã đón nhận những tấm lòng ấy và góp lại thành Lá thư Làng Mai số 47 với mong ước những hạt giống lành thiện như tha thứ, bao dung được tưới tẩm và nảy mầm mạnh mẽ nơi đất tâm mỗi người trong năm mới sắp đến.

Tải về bản đọc: Lá thư Làng Mai số 47 - 2024

(Để xem pdf tốt nhất xin sử dụng phần mềm Adobe Acrobat Reader. Tải phần mềm về tại đường dẫn dưới đây:  https://www.adobe.com/acrobat/pdf-reader.html )

MỤC LỤC

Làng Mai năm quaBan Biên Tập
Muôn thu ngàn dặm một nhàBan Biên Tập
Thắp sáng hiện hữuSư Ông Làng Mai
Ngàn sông trăng hiệnSư cô Chân Hoa Nghiêm
Chiếc áo nhật bìnhSư chú Chân Trời Bát Nhã
Ngọn đồi Tiểu ẨnSư cô Chân Tuyết Nghiêm
Áo nâu phai màu nắngThầy Chân Pháp Ứng
Đức Bụt tương lai đã có mặt rồiSư cô Chân Uyển Nghiêm
Theo dấu chân xưaSư cô Chân Uyển Nghiêm
Chào đón bình minhPhỏng vấn gia đình Hoa Thủy Tiên
Chùm thơ Đất TổQuý sư cô Diệu Trạm
Giọt nước trong dòng sông Tăng thânSư cô Chân Trăng Tâm Đức
Khất thực trong làng ThénacThầy Chân Trời Đức Định
Giải tỏa hận thù, khơi suối yêu thươngSư cô Chân Thuận Nghiêm
Vùng đất của những cây ô liu cổ thụSư cô Chân Trăng Linh Dị
Cánh cửa xót thươngThầy Chân Minh Hy
Tiếng gọiSư cô Chân Hiền Hạnh
Trở về nguồn cộiMain Hương, Hồng Anh và Janny
Bấy nhiêu thôi là đã đủThầy Chân Pháp Dung
Còn tu là còn thấy nhauSư chú Chân Trời Tương Tức
Câu trả lời là tình thươngSatish Kumar, GS.Hà Vĩnh Thọ và Rehena Harilall
Bóng dáng ThầySư cô Chân Trăng Bồ Đề
Công phu quét láSư cô Chân Đính Nghiêm
Cuộc sốngSư cô Chân Đính Nghiêm
Khúc hát Tăng thânThầy Chân Pháp Lưu
Lộc Uyển mùa an vuiSư cô Chân Trăng Chùa Xưa
Chùm thơSư cô Chân Bảo Nghiêm
Âm nhạc: Con đường tâm linhThầy Chân Pháp Hữu
Người đi hái thuốc đầu nonCảm niệm về thầy Trời Hải Thượng
Trót thươngThầy Chân Trời Hải Thượng
Người đã về, đã tớiThầy Chân Trời Hải Thượng
Hoa nở tự vườn tâmThầy Chân Trời Thiện Chí
Tăng thân khắp chốnSư cô Chân Trì Nghiêm
Có những ngày ươm nắngTiên Nguyễn
Gia đình tâm linh khắp mọi nơiThầy Chân Trời Đức Hiền
Thiện tri thứcSư cô Chân Đào Nghiêm
Thiền và nghệ thuật bảo hộ hành tinhThầy Chân Trời Đức Niệm
Mình là miếng đậu hũ?Sư cô Chân Trăng Hiền Tâm
Ánh sáng của sự kết nốiJoost Vriens
Chạy bộ để dừng lạiSư cô Chân Trăng Lâm Hỷ
Con đi cho mẹSư cô Chân Lạc Hạnh
Xuân yêu thương ngập tràn năm thángSư cô Chân Không
Lịch sinh hoạt năm 2024

 

 

 

 

Hồi ký SCCK 3 – Phương Hương xuôi vạn lý

Lời giới thiệu

Tôi thường học hỏi được rất nhiều từ những học trò của tôi. Với tôi, học trò cũng là thầy. Sư cô Chân Không là một trong những người ưu tú nhất trong số những học trò như vậy. Để tôi kể cho quý vị nghe một trong những bài học quan trọng mà tôi đã học được từ Sư cô. Đó là vào năm 1966. Cuộc chiến tại Việt Nam đang càng ngày càng khốc liệt. Tôi mải miết nghĩ cách để vận động nhiều vị tôn đức trong Giáo hội chịu cùng đứng ra kêu gọi chấm dứt chiến tranh, và nhiều khi không thể nuốt trôi miếng cơm nào mỗi khi nghe tin một trận chiến khốc liệt vừa xảy ra. Bữa đó, tại chùa Pháp Vân ở Phú Thọ Hoà, Sư cô Chân Không, đang chuẩn bị một dĩa rau thơm cho món phở, Sư cô quay qua hỏi tôi: “Bạch Thầy, Thầy có thể cho con biết những loại rau thơm này ở miền Bắc gọi là gì không?” Nhìn Sư cô đang cẩn trọng đặt những nhánh rau vào chiếc dĩa lớn với tất cả sự chú tâm, tôi bỗng bừng tỉnh. Sư cô có khả năng duy trì sự chú tâm vào những cọng rau thơm. Và tôi nhận ra rằng tôi cũng nên học để tâm tới những nhánh rau, chứ không phải chỉ nghĩ về chiến tranh mà thôi. Thầy trò chúng tôi trao đổi với nhau mười phút về những loại rau thơm ở miền Nam, Trung và Bắc. Tâm trí tôi thoát khỏi những suy nghĩ về cuộc chiến trong khoảng thời gian đó đủ giúp tôi lấy lại được sự cân bằng mà tôi đang rất cần. Năm 1968, khi sống ở miền Nam nước Pháp, tôi đã phát hiện ra những loại rau thơm của vùng Provence với tất cả sự chú tâm và thích thú.

Nhiều năm sau, một người bạn Hoa Kỳ hỏi tôi: “Thưa Thầy! Thầy trồng rau xà lách làm gì cho mất thời gian. Thầy dành thời gian đó để làm thơ có hơn không? Ai mà không trồng được rau xà lách, nhưng ít ai có thể sáng tác những bài thơ sâu sắc như thơ của Thầy.” Tôi mỉm cười đáp: “Bạn ơi! Nếu tôi không trồng những cây xà lách thật chánh niệm như vậy thì tôi không làm ra những bài thơ như vậy được.” Tôi đã không tiết lộ rằng câu trả lời của tôi có xuất xứ từ bài học với Sư cô Chân Không mười hai năm trước. Cho đến hôm nay, tôi vẫn tiếp tục học từ Sư cô. Một vị thầy luôn nên có khả năng làm học trò và một đệ tử cũng luôn phải cùng lúc làm thầy. Nhớ được điều này, cả thầy và trò sẽ cùng lợi lạc.

Điều khiến tôi khâm phục nhất ở Sư cô là khả năng sống an lạc và hạnh phúc. Niềm tin vững chắc của Sư cô đối với Giáo pháp ngày càng được củng cố khi sự tu tập không ngừng mang lại cho Sư cô hoa trái của chuyển hoá, chữa trị và niềm vui. Sự vững chãi, an lạc và hạnh phúc của Sư cô là nguồn động viên nhiệm màu cho rất nhiều các bạn ở Làng Mai cũng như trong đại gia đình Tăng thân. Nguồn vui của Sư cô là làm việc giúp người và giúp chuyển hoá xã hội. Nằm sâu bên trong những công tác của Sư cô là một tình thương lớn và sự quan tâm sâu sắc. Chân Không cũng có nghĩa là tình thương đích thực. Câu chuyện cuộc đời Sư cô vượt xa những gì ngôn từ có thể diễn tả, đó là cả một bài Pháp sống.

Thật tiếc là cuốn sách này còn quá ngắn, không chuyển tải hết sự sâu sắc và sống động những gì Sư cô đã đi qua. Sư cô còn rất nhiều chuyện để kể cho chúng ta, có thể dài gấp mười lần cuốn sách này. Nhưng Sư cô là một nhà hoạt động xã hội hơn là một nhà văn, và hiện tại chúng ta phải bằng lòng với tác phẩm này thôi. Nếu có cơ hội tiếp xúc với Sư cô, quý vị đừng quên xin Sư cô chia sẻ cho nghe những kinh nghiệm của Sư cô. Quý vị sẽ học hỏi được rất nhiều. Sư cô đích thực là một vị Bồ tát.

Thích Nhất Hạnh

Làng Mai, Pháp quốc – Tháng 5, 1993

Tri kỷ của Bụt

Lời Tựa Sách Tri Kỷ Của Bụt

Có người nói: “Chỉ có một vị Bụt mới hiểu được một vị Bụt mà thôi!”Nếu đó là sự thật thì buồn quá! Nếu trong thời của Bụt mà không ai hiểu được Bụt, thì Bụt cô đơn đến chừng nào! Nhưng qua kinh điển chúng ta có cảm tưởng rằng vẫn có một số người hiểu được Bụt, trong giáo đoàn của Ngài cũng như trong giới nhân sĩ, trí thức và các vị tu sĩ ở ngoài giáo đoàn của Ngài.

Có những kinh rất hay không phải do Bụt nói mà do một số thầy lớn như thầy Phú Lâu Na (Purana) hay sư cô Dhammadinna nói ra. Nhiều người nghe kinh rất ấn tượng và tới báo cáo với Bụt:

Thầy Purana nói như vậy, sư cô Dhammadinna nói như vậy, thì có đúng với ý của Bụt không?

Bụt thường trả lời :

Nếu tôi nói về đề tài ấy thì tôi cũng nói được tới như vậy mà thôi!

Chúng ta tin rằng có những thầy hiểu được Bụt. Nhưng chưa chắc những thầy gần Bụt nhất như thầy A Nan có thể hiểu được Bụt một cách dễ dàng tuy là thầy có trí nhớ rất tốt. Có lần thầy A Nan nói với Bụt:

Lý duyên khởi đủ đơn giản để con có hiểu được.

Bụt nói:

Này A Nan, chưa chắc em đã hiểu được lý duyên khởi. Lý này rất mầu nhiệm. Em phải quán chiếu thêm nữa mới có thể hiểu được lý duyên khởi. Nó có khả năng đưa tới tuệ giác Không.

Trong thời của Bụt có rất nhiều người hiểu lầm Bụt, không chỉ những người ở ngoài giáo đoàn mà cả những người ở ngay trong đoàn thể của Bụt. Các thầy, các sư cô hiểu lầm Bụt rất nhiều. Các thầy lớn đã cố gắng giúp họ bỏ đi những tà kiến ấy. Thỉnh thoảng chính Bụt cũng gọi các thầy, các sư cô ấy tới và nói:

Thầy hiểu những lời Như Lai dạy như thế nào mà lại đi tuyên bố như vậy?

Ví dụ như thầy Arittha (A lê xá). Ngày xưa Thầy đã từng làm nghề huấn luyện chim ưng. Thầy ưa nói Bụt chủ trương rằng hạnh phúc (hạnh phúc ở đây là sự hưởng thụ dục lạc) không làm chướng ngại gì cho sự tu học. Nhiều thầy đã tới nói với thầy Arittha:

Sư anh nói như vậy là sai ý của Bụt. Nhưng thầy Arittha nói:

Không! Theo tôi thì đây là ý Bụt!

Các thầy đã tới báo cáo nhiều lần với Bụt. Bụt cho gọi thầy Arittha tới hỏi thì mới biết rằng thầy Arittha đã hiểu lầm lời nói của Bụt. Bụt dạy”hiện pháp lạc trú” tức là sống an lạc trong giây phút hiện tại, chứ không phải dạy rằng hưởng thọ dục lạc là không chướng ngại cho sự tu tập.

Thầy Xá Lợi Phất (Sariputra) là một thầy có thể được gọi là thông minh nhất trong các thầy. Nhưng thầy Sariputra có thể hiểu được Bụt một cách hoàn toàn hay không? Tôi tin rằng thầy Sariputra là một đệ tử thông minh có thể hiểu được ý của Bụt. Thầy là một người rất thực tế. Trong những điều Bụt dạy, thầy thấy có những giáo lý mà người nghe có thể hiểu và đem ra áp dụng được, nhưng cũng có những giáo lý quá sâu sắc, không dễ để cho đại đa số quần chúng tiếp nhận. Vì vậy cho nên thầy Sariputra không trao truyền và khuyến khích các thầy đem những giáo lý đó ra phổ biến, sợ người ta hiểu lầm và bài bác Bụt, cho Bụt là người chủ trương thuyết hư vô đoạn diệt. Đây là một khuyết điểm của thầy Sariputra.

Nếu học Phật pháp một cách thông minh, nếu có tinh thần học hỏi, có tinh thần nghiên cứu và phê phán một cách tự do (the spirit of free inquiry) thì chúng ta có thể nhận biết và thanh lọc lại những hiểu lầm mà các thầy đã ghi chép vào kinh điển. Trong khi đọc kinh điển chúng ta thấy thỉnh thoảng có những điều chống đối nhau, thậm chí có những đoạn kinh mà khi đọc chúng ta không hiểu gì cả. Điều này chứng tỏ là do các thầy không hiểu nên đã truyền lại một cách tam sao thất bản.

May thay chúng ta có thể biết được một cách chắc chắn những giáo lý nào là do Bụt nói và những giáo lý nào không chắc là do Bụt nói. Những điều chắc chắn do Bụt nói là: Tứ Đế (Bốn Sự Thật), Bát Chánh Đạo (Con đường bát chánh), Tứ Niệm Xứ (Bốn lĩnh vực quán niệm), An Ban Thủ Ý (Mười sáu phép thở) và Thất Bồ Đề Phần (Bảy yếu tố của sự giác ngộ). Và chắc chắn là Bụt đã dạy về Không. Trong kinh điển Nam tông có gần 10 kinh nói về đề tài Không. Nhưng trong truyền thống Phật giáo Nam tông, những kinh điển nói về Không chưa bao giờ được nghiên cứu, phân tích và phát triển như trong Phật giáo Đại thừa. Chúng ta biết chắc rằng giáo lý “tam giải thoát môn” (The three doors of liberation) có mặt trong Phật giáo Nam tông cũng như trong tất cả các trường phái Phật giáo khác. Nhưng Phật giáo Nam tông chưa bao giờ khai thác được cái gọi là”Không” chứ đừng nói tới “vô tướng’’ và “vô tác”. Trong Phật giáo Nam tông người ta hiểu chữ Không một cách quá đơn giản. Không chỉ có nghĩa là không có cái ngã mà thôi. Với cách hiểu này họ đã không đi xa hơn được, đó là một điều rất đáng tiếc!

Có lần thầy Sariputra sau khi xuất thiền thì tới thăm Bụt. Bụt hỏi:

Này thầy Sariputra, hôm nay trong khi ngồi thiền thầy đã quán chiều về đề tài gì?

Thầy Sariputra thưa:

Bạch đức Thế Tôn, con quán chiếu về Không.

Bụt nói:

Hay lắm, hay lắm, tại vì cái định về Không là cái định cao nhất.

Và nhân tiện đó Bụt dạy cho thầy Sariputra một kinh gọi là”Thanh Tịnh Khất Thực”. Trong kinh Bụt dạy: Khi một vị khất sĩ mặc áo, ôm bát, cùng đi với một nhóm khất sĩ xuống phố để khất thực thì vị khất sĩ đó phải hộ trì sáu căn, phải giữ gìn như thế nào để những tư tưởng tạp loạn không dấy lên và hoàn toàn an trú được trong từng bước chân để có an lạc, có thảnh thơi và hạnh phúc. Vì vậy ngay trong khi đi khất thực ta đã thực hiện được định về Không.

Chúng ta đã biết rõ là trong Nam tông có nhiều kinh nói về đề tài Không, nhưng chưa bao giờ được khai thác. Và vì vậy Tam giải thoát môn (Không-Vô tướng-Vô tác) chưa bao giờ có cơ hội được khai thác. Chúng ta có kinh Tùy thuận trí (Anulomajñāna). Tùy thuận trí là một loại trí tuệ sử dụng được tuệ giác duyên khởi để đi tới tuệ giác cao nhất là tuệ giác Không. Kinh này cũng thuộc về truyền thống nguyên thỉ, nhưng chưa bao giờ được khai thác. Có những kinh mà chúng ta biết chắc là do Bụt nói như kinh Ca Chiên Diên (Kātyāyana). Trong kinh Bụt đưa ra một định nghĩa rất rõ về chánh kiến: Chánh kiến là cái thấy vượt thoát khỏi ý niệm có và không. Kinh này rất quan trọng!

Có một câu rất tuyệt vời nói về Niết bàn mà chúng ta phải nhắc lại. Câu này nằm trong kinh Như Thị Ngữ (Itivuttaka) và kinh Vô Vấn Tự Thuyết (Udana) của tạng Pali và cũng có mặt trong kinh Pháp Cú tạng Hán được dịch tại Nam Kinh vào giữa hế kỷ thứ 3. Trong tạng Pali Bụt nói: Có cái không sinh, không có, không tác và không hành (Atthi, bhikkhave, ajātam, abhūtam, akatam, asankhatam). Trong tạng Hán ta đọc : Này các thầy Tỳ Kheo, ở đời có cái sinh, cái diệt nhưng cũng có cái không sinh, không diệt. Ở đời có cái có, cái không nhưng cũng có cái không có, không không. Ở đời có cái tạo tác và được tạo tác nhưng cũng có cái không tạo tác và không được tạo tác. Ở đời có cái hình thành và được hình thành nhưng cũng có cái không hình thành và không được hình thành (Tỳ kheo, thế hữu sinh, hữu hữu, hữu tác, hữu hành, hữu vô sinh, vô hữu, vô tác, vô sở thành). Đó là những câu kinh rất tuyệt vời nói lên giáo lý rất sâu sắc của Không. Các thầy của chúng ta bị kẹt vào giáo điều và bảo thủ một cách rất dễ sợ. Các thầy hiểu lầm chữ Không (Emptiness, śūnyatā) là không có, tức ngược lại với có, mà quên rằng Có là một tà kiến và Không cũng là một tà kiến khác.

Một thầy đang ngồi. Có một thầy khác tới hỏi:

Thưa thầy, thầy có thấy một người phụ nữ vừa đi ngang qua đây không?

Thầy kia trả lời:

Tôi đâu có thấy người nào đi qua đây đâu. Tôi chỉ thấy một tập hợp của năm uẩn di động mà thôi chứ làm gì có người?

Vì vậy có một số đông các thầy rất bực. Họ lãnh đạo thành lập những tông phái chủ trương có ngã và có con người. Nếu nói ngã là cái trống rỗng được làm bằng những yếu tố không phải ngã, nếu nó chỉ là một giả danh không có thực thể riêng biệt, thì chúng ta có thể chấp nhận được cái ngã ấy được. Nó không thật sự có, nó chỉ là giả danh (conventional resignation). Như vậy chúng ta có thể nói có một cái ngã, có một người, nếu ta đừng chấp đó là một thực tại độc lập, bất biến. Ví dụ có một thầy đó, sinh vào năm đó, tên gì đó, xuất gia năm đó, chứng đạo năm đó. Rõ ràng là phải có người thì mới có tu và chứng được, làm sao mà nói là không có cái ta? Vì vậy kẹt vào giáo điều thì rất khó chịu.

Chánh Lượng Bộ (Sammitīya) và bộ phái Pudgalavāda (Pudgala là con người) thường trích trong kinh những câu chứng minh rằng Bụt nói rõ ràng là có người, có cái ngã. Nếu chúng ta hiểu con người đó, cái ngã đó là trống rỗng chứ không phải là một thực tại bất biến thì có hại gì đâu. Thường thường họ trích những câu rất nổi tiếng trong kinh như câu:”Này các vị Tỳ kheo, có một người sinh ra đời có thể đem lại rất nhiều lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Người đó là ai? Người đó là Bụt.”Như vậy rõ ràng đức Thế Tôn nói có người, vậy nếu quí vị nói không có người, không có người tu học, không có người chứng đạo thì đó là một tà kiến. Khi thầy Huyền Trang sang Ấn Độ học đạo vào thế kỷ thứ 7 thì có tới 70 ngàn thầy theo phái Pudgalavāda. Họ nói rằng: Cho rằng không có con người là một tà kiến. Không có một cái ta để suy tư, để tu tập và chuyển hóa là một tà kiến. Nó trái chống với tuệ giác Bụt trong kinh Kātyāyana.

Vì vậy trong lịch sử Phật giáo chúng ta thấy có những tông phái bị kẹt vào ý niệm “không có ngã”. Ngay cả trong Thiền tông cũng vậy! Làm gì có cây bồ đề? Làm gì có đài gương sáng? Xưa nay có gì đâu để bụi bám vào? Bài kệ rất nổi tiếng của Thiền tông cũng bị kẹt vào tà kiến “không”. “Không” là một trong những tà kiến, nó không phù hợp với chánh kiến.

Kinh Pháp Cú Hán tạng và nhiều kinh khác của Nam tông cũng như của Bắc tông có nói rất rõ về “hiện pháp Niết bàn”, có nghĩa là Niết bàn có thể có mặt trong giây phút hiện tại. Chữ Niết bàn được định nghĩa rất rõ: Niết bàn là sự vắng mặt của mọi phiền não. Chúng ta có thể thực chứng được Niết bàn bằng cách làm vắng mặt mọi phiền não. Trong quan điểm về “hiện pháp Niết bàn” chưa có ý niệm về Niết bàn hữu dư y và Niết bàn vô dư y. Niết bàn hữu dư y là Niết bàn còn năm uẩn và Niết bàn vô dư y là Niết bàn không còn năm uẩn. Đây là những ý niệm có sau này, làm cho người ta hiểu lầm ý của Bụt là chỉ khi nào buông bỏ năm uẩn rồi thì mới thật sự có Niết bàn tuyệt đối. Nếu còn mang năm uẩn thì vẫn chưa có Niết bàn tuyệt đối! Thật ra năm uẩn rất mầu nhiệm! Cái không mầu nhiệm là năm thủ uẩn. Khi chúng ta nắm bắt năm uẩn và cho đó là cái ta hoặc là sở hữu của cái ta thì năm uẩn trở thành năm thủ uẩn. Năm thủ uẩn làm cho chúng ta không tiếp cận được với Niết bàn tuyệt đối. Trong khi đó thì năm uẩn rất mầu nhiệm! Tuy còn năm uẩn nhưng chúng ta vẫn tiếp cận được với Niết bàn tuyệt đối mà không cần phải buông bỏ năm uẩn mới đi vào được Niết bàn tuyệt đối.

Với những câu kinh như vậy, với cái thấy thông suốt và hệ thống hóa, với tinh thần nghiên cứu và phê phán tự do, chúng ta có thể thanh lọc được toàn bộ kinh điển và có thể phục hồi được tư tưởng đích thực của đức Thế Tôn, để có thể trở thành tri kỷ của Bụt. Tinh thần gọi là tìm hiểu và nghiên cứu tự do này nằm ngay trong trái tim của đạo Bụt. Một lần Bụt đi ngang qua vùng của bộ tộc Kalama, các chàng trai Kalama đã rủ nhau tới gặp Bụt rất đông và thưa:

Bạch thầy, vị đạo sư nào đi qua đây cũng nói rằng giáo lý của họ đích thực là chân lý, còn giáo lý của các thầy khác thì chưa chắc. Người nào cũng nói như vậy cho nên chúng con rất hoang mang và không biết nên tin theo ai? Vậy thầy dạy chúng con như thế nào?

Đó là cơ hội để đức Thế Tôi nói ra những câu rất chắc nịch về tinh thần tìm hiểu và phê phán tự do mà một người học Phật phải biết sử dụng. Bụt dạy như thế này:

Này các em, đừng vội tin tưởng vào một điều gì dù điều đó đã được chép trong kinh điển như kinh Vệ Đà hay Áo Nghĩa Thư. Đừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó đã được một đạo sư nổi tiếng nói ra. Đừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó được đa số chấp nhận là sự thật. Đối với tất cả những gì được nghe các em phải dùng tâm mình để quán chiếu, để tìm hiểu, để phê phán. Sử dụng sự thông minh và óc tự do phê phán của mình và đem áp dụng những điều đó vào trong đời sống hàng ngày xem thử chúng có khả năng tháo gỡ được những khổ đau, những khó khăn của mình hay không. Nếu có thì mình mới bắt đầu tin đó là sự thật.

Kinh Kalama là một kinh rất hay, rất nổi tiếng, có mặt trong Hán tạng và trong truyền thống Theravada.

Giáo nghĩa về Không đã được hiểu rất cạn trong rất nhiều bộ phái Phật giáo, kể cả trong Phật giáo Đại thừa. Truyền thống Hữu Bộ (Sarvāstivāda) chủ trương “ngã không và pháp hữu”tức là không có cái ngã nhưng các pháp thì có, tuy chỉ có trong sát na thôi. Quá khứ có, hiện tại có và tương lai cũng có; chỉ có một cái không có mà thôi, đó là cái ngã. Vì vậy người ta hiểu chữ vô ngã là không có cái ngã, mà không hiểu rằng cái ngã tuy có đó nhưng nó chỉ là một cái gì trống rỗng (Emptiness of the self). Mới nhìn ta tưởng như sự vật là có thật, nhưng nhìn cho sâu thì thấy chúng là trống rỗng. Vì vậy cái ngã không thật sự có, nó là một giả danh (conventional designation), là một sự thật ước lệ. Trong Thượng Tọa Bộ, Phân Biệt Thuyết Bộ, Đồng Diệp Bộ cũng như Hữu Bộ, người ta vẫn bị kẹt vào ý niệm có và không và không đi đúng với tinh thần của Bụt là Chánh kiến vượt ra khỏi cái thấy có và không. Trong Tâm Kinh cũng có một đoạn, trong đó vì người ta hiểu lầm nên đã ghi chép lầm. Người ta đã lẫn lộn ý niệm Không (Emptiness) và ý niệm vô (non-being). Vì vậy có đầy dẫy những sự sai lầm trong kinh điển. Nếu có tinh thần tìm hiểu, phân tích tự do và nắm được giáo lý căn bản của Bụt thì chúng ta mới có khả năng dọn lại, giúp làm sáng tỏ tinh thần Nguyên thỉ của Bụt.

Thầy Xá Lợi Phất có thể là một tri kỷ của Bụt. Thầy rất thực tế vì nghĩ rằng có những người không thể nào hiểu được giáo lý về Không cho nên thầy chỉ khuyến khích các thầy dạy về vô ngã. Thầy cũng không dạy về pháp không, hình như thầy thấy rằng giáo lý về pháp không quá khó. Trong khi đó thì Bụt rất vô phân biệt, tuệ giác của Ngài tuôn trào ra như vậy. Nhưng chính thầy Xá Lợi Phất là người điều hành, là người quyết định những giáo lý nào nên phổ biến và những giáo lý nào khoan nên phổ biến vì có thể sẽ gây ra sự hiểu lầm. Và ảnh hưởng của thầy Xá Lợi Phất đã kéo dài nhiều trăm năm về sau trong các bộ luận A Tỳ Đạt Ma.

Sách “Tri kỷ của Bụt” không phải là một cuốn sách giáo khoa, cho dù là giáo khoa cao cấp. Trước hết sách không được soạn trước như một giáo trình, thứ hai là sách không có mục đích giải thích hay làm sáng tỏ những giáo lý như Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Thất Bồ Đề Phần hay Mười sáu phép quán niệm hơi thở trong kinh An ban Thủ ý. Sách”Tri kỷ của Bụt” được phiên tả từ những bài pháp thoại của tôi trong suốt mùa An Cư Kết Đông 2012-2013. Mỗi tuần tôi chỉ dạy hai bài pháp thoại. Trong thính chúng có những người đã xuất gia trên 30 năm và có người mới xuất gia 6 tháng. Tôi phải lặp đi lặp lại những điều hơi khó đối với những người mới học, vì vậy trong sách có hiện tượng lặp đi lặp lại. Đó là chuyện rất thường, rất tự nhiên. Nhưng “Tri kỷ của Bụt” cũng có thể nhận thức như một sách giáo khoa cao cấp. Mục đích của sách không phải là để chú giải hay làm sáng tỏ giáo lý của Bụt, mà để phê phán ngay cả những điều được cho là đã do Bụt nói để chúng ta thấy rằng chưa chắc những lời đó thật sự là do Bụt nói. Giá trị của sách “Tri kỷ của Bụt” nằm ở chỗ làm sáng tỏ được tinh thần rất đặc biệt của Phật giáo là khi tu tập, tìm hiểu về tư tưởng của đạo Bụt thì chúng ta phải sử dụng sự thông minh, sử dụng khả năng phán xét quyết đoán độc lập của mình mà đừng vội tin vào bất cứ điều gì được ghi chép lại trong kinh. Đó là tinh thần của người học Phật, có khả năng tìm hiểu thấu đáo, phê phán tự do (the spirit of free inquiry). Vì vậy mong các đọc giả thấy được điều đó và đừng trông chờ một sách giáo khoa thường lệ ở sách “Tri kỷ của Bụt”. Bụt dạy chúng ta ai cũng có Phật tính. Như vậy chúng ta ai cũng có khả năng trở thành một người Tri kỷ của Bụt.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trồng một nụ cười

Lời mở đầu

“Trong tất cả những điều chúng ta trao truyền cho học sinh, có một điều vô cùng quan trọng nhưng thường bị lãng quên chính là bài học về sự có mặt đích thực. Một phần vì áp lực hoàn thành chương trình giảng dạy cũng như trách nhiệm quản lý học sinh khiến chúng ta chưa thực sự có mặt cho học trò của mình. Thiền sư Nhất Hạnh đã giúp chúng ta nhận ra một khía cạnh sâu sắc hơn trong mối liên hệ giữa ta với học trò, dựa trên hai nhu yếu căn bản và phổ quát của con người, đó là nhu yếu được hiểu và được thương. Chúng ta biết rằng sự có mặt đích thực của thầy cô giáo trong lớp học chính là một bài giảng không lời. Vì vậy, sự thay đổi và chuyển hóa của chúng ta thông qua sự thực tập nuôi dưỡng chánh niệm sẽ là khởi đầu cho những thay đổi và chuyển hóa nơi học đường cũng như trong xã hội.” – Chia sẻ của Adele Caemmerer, một giáo viên đã từng tham dự khóa tu dành cho các nhà giáo dục do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn tại Ấn Độ năm 2008

Hiện nay, vai trò của chánh niệm trong giáo dục ngày càng được công nhận một cách rộng rãi. Sự thực tập chánh niệm giúp học sinh tăng cường khả năng chú tâm, ý thức và làm chủ được các hoạt động của thân, điều phục các cảm xúc mạnh cũng như phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong mối liên hệ giữa mình với mọi người. Nhưng quan trọng hơn hết, chánh niệm giúp các em phát triển một cách toàn diện và lành mạnh, nuôi lớn niềm vui, sự bình an và tự tin nơi chính mình, thông qua những phương pháp thực tập làm lắng dịu căng thẳng, lo lắng và bạo động trong tự thân.

Thực tế là hệ thống giáo dục của chúng ta thường đặt trọng tâm vào thành tích thi cử mà chưa chú trọng đầy đủ đến việc dạy cho các em cách chăm sóc những cảm xúc của mình, cũng như các phép ứng xử cần thiết khi giao tiếp với xã hội. Lẽ tất nhiên là trường học cần trang bị cho các em những kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhưng việc giúp các em có thêm sức mạnh và sự vững chãi khi đối diện với những cơn bão cảm xúc, cũng như khả năng chấp nhận và bao dung trước những khác biệt trong nhận thức, lối sống của con người trong xã hội cũng quan trọng không kém. Sự thực tập chánh niệm có công năng rất lớn trong việc giúp các em phát triển những kỹ năng chế tác và nuôi lớn bình an trong tự thân, góp phần vào sự bình an của môi trường xung quanh mình.

Cách đây một vài năm, hiệu trưởng của trường nữ sinh Welham (Welham Girls’ School) ở Dehra Dun, Ấn Độ có mời tôi chia sẻ một vài phương pháp thực tập chánh niệm với học sinh của trường nhằm giúp các em bớt căng thẳng trong các kỳ thi. Trong buổi chia sẻ đó, tôi nhận ra rằng những bài thực tập đơn giản về hơi thở ý thức và bước chân chánh niệm đã có thể giúp các em lấy lại được sự bình an, lắng dịu và bớt lo lắng.

Theo lời mời của hiệu trưởng trường American Embassy School tại Delhi, tôi cũng đã hướng dẫn một khóa học về chánh niệm cho các giáo viên trong mười tuần. Đến bây giờ, những thầy cô giáo đã từng tham gia khóa học vẫn tiếp tục gặp nhau mỗi tuần một lần để chia sẻ sự thực tập. Dù khá bận rộn, các thầy cô giáo vẫn ưu tiên dành thời gian để đến và thực tập với nhau, bởi vì họ nhận ra sự thực tập chánh niệm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với hạnh phúc của bản thân cũng như của các em học sinh. Cheryl Perkins, một giáo viên của trường American Embassy School với hơn ba mươi năm kinh nghiệm giảng dạy đã chia sẻ: “Trong đời tôi, chưa bao giờ tôi sử dụng một công cụ giảng dạy nào có khả năng làm cho học sinh trong lớp học trở nên lắng dịu như tiếng chuông chánh niệm.”

Tôi đến Làng Mai lần đầu tiên vào năm 1989 và từ đó đến nay tôi vẫn thường xuyên đến Làng tu học. Mùa hè nào, Thiền sư Nhất Hạnh cũng tổ chức khóa tu cho các gia đình. Trong những khóa tu này, thiền sinh – đủ các độ tuổi – cùng nhau thực tập trở về với chính mình để ý thức rõ mình là ai, mình đang làm gì, nói gì, đang có những cảm xúc hay suy nghĩ gì, ý thức về những gì đang diễn ra bên trong và xung quanh mình. Cuốn sách này chính là hoa trái tu học của tứ chúng Làng Mai, được hình thành dựa trên kinh nghiệm thực tập cùng với trẻ em trong mấy chục năm qua.

Trong cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng quý thầy, quý sư cô Làng Mai và nhiều cư sĩ đã hiến tặng tuệ giác của mình và đóng góp những câu chuyện, những phương pháp thực tập cụ thể mà các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến trẻ em đều có thể áp dụng. Những phương pháp thực tập vô cùng hữu ích này có thể được áp dụng trong gia đình, trường học, các đoàn thể địa phương một cách linh hoạt, sao cho nó thực sự có ý nghĩa và tạo hứng thú cho trẻ em.

Cuốn sách này là một cuốn cẩm nang dành cho tất cả những ai muốn thực tập và chia sẻ chánh niệm với trẻ em. Để có thể chia sẻ từ kinh nghiệm của chính mình, chúng ta cần thực tập trước tiên. Nếu chúng ta áp dụng những phương pháp thực tập trong cuốn sách này với gia đình và trẻ em trong cộng đồng nơi chúng ta ở thì cả trẻ em và người lớn đều được hưởng năng lượng bình an, tươi vui và hòa điệu mà sự thực tập mang lại.

Mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng đến những thành viên khác trong cộng đồng. Vì vậy, khi có một vài nhóm nhỏ thực tập chánh niệm trong trường học hay trong cộng đồng, năng lượng bình an từ những nhóm người này sẽ có tác động lan tỏa rất lớn. Sự gắn kết, hòa điệu giữa con người với nhau cũng như với môi trường thiên nhiên xung quanh nhờ đó mà lớn dần lên. Chính trong bầu không khí an lành này, trẻ em mới có thể vui vẻ, thoải mái phát huy mọi tài năng vốn có của mình.

– Shantum Seth, một giáo thọ cư sĩ thực tập theo truyền thống Làng Mai, viết tại Delhi, Ấn Độ, năm 2010

Hỏi đáp từ trái tim

Lời nói đầu

Khi mới bắt đầu thực tập chánh niệm, quý vị thường có cả ngàn câu hỏi. Nhưng trước khi tìm người khác để xin giải đáp thì hãy ngồi xuống với câu hỏi của mình. Quý vị sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhờ nhìn sâu và ôm ấp câu hỏi mà quý vị có thể tự trả lời hầu hết các câu hỏi của mình. Chúng ta có thói quen luôn hướng ngoại, nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp nhận tuệ giác hay từ bi từ một người khác, từ Bụt, từ lời dạy của Bụt (Pháp) hay từ Tăng thân. Nhưng mà quý vị là Bụt, quý vị là Pháp, quý vị là Tăng.

Mục đích của cuốn sách này không phải để giảng dạy đạo Bụt. Chất chứa kiến thức về đạo Bụt không giúp ta trả lời được những câu hỏi khẩn thiết. Chúng ta phải học những gì có thể giúp chuyển hóa khổ đau của chính chúng ta, tháo gỡ những tình huống ngặt nghèo của chính chúng ta. Một vị đạo sư nếu là một vị đạo sư đích thực thì những lời giảng dạy của người phải giúp ta tiếp xúc với sự sống và giúp ta cởi bỏ thành kiến, ý tưởng cũng như tập khí. Mục đích của một vị đạo sư đích thực là giúp đệ tử của mình chuyển hóa.

Một câu hỏi hay là một câu hỏi có thể giúp ích cho rất nhiều người. Chúng ta nên đặt những câu hỏi từ tận đáy lòng mình, những câu hỏi liên quan đến hạnh phúc, khổ đau, sự chuyển hóa và sự thực tập. Một câu hỏi hay không cần phải dài dòng.

Thiền sư Lâm Tế là một thiền sư nổi tiếng ở Trung Quốc thế kỷ thứ chín. Ông ta nổi tiếng vì những cuộc thiền chiến giữa thầy và trò. Một thiền sinh thường đứng lên hỏi một câu hỏi để xem thử mức hiểu biết của mình đã chín muồi hay chưa. Thiền sư Lâm Tế thường bắt đầu bằng câu: “Nào, có vị nào xuất trận thì ra đây”. Trong trận chiến ấy thiền sinh đôi khi thắng, đôi khi bại. Trong cuốn sách này những vị nêu lên câu hỏi không cần phải xuất trận. Trong một trận chiến sẽ có người thắng kẻ thua. Trái lại, tôi cố gắng nhìn sâu vào từng câu hỏi và từng người hỏi với tâm từ bi, như chính tôi là người đã nêu lên câu hỏi ấy.

Điều này không có nghĩa là những câu trả lời sẽ nói lên được những gì mình muốn nghe. Chúng ta có xu hướng tránh né một mũi tiêm hay một viên thuốc đắng mặc dầu ta biết mũi tiêm hay viên thuốc đắng ấy giúp ta lành bệnh. Cũng thế, chúng ta thường tránh né những câu trả lời gợi lên những kinh nghiệm khổ đau của đời mình.

Đôi khi những câu trả lời trong nhà Thiền giống như những rào cản giúp chặn đứng dòng suy luận của thiền sinh. Suy luận không phải là chứng ngộ. Chứng ngộ nhanh hơn chớp nhoáng. Ở đâu có suy luận là ở đó có thất bại.

Đôi khi vị đạo sư phải trả lời theo cách mà thiền sư Lâm Tế gọi là đoạt cảnh. Nghĩa là khi một thiền sinh nêu lên một câu hỏi, nếu vị đạo sư dành hết thì giờ giải thích thì có khi chẳng giúp ích gì và vị thiền sinh vẫn còn bị kẹt trong suy luận và kiến chấp của mình. Thay vào đó, vị đạo sư gạt bỏ câu hỏi, bởi vì câu hỏi ấy rất có thể nêu lên một trở ngại không thật. Tôi thường đoạt cảnh để đưa câu hỏi về lại với thiền sinh. Tôi hy vọng rằng nhờ những câu hỏi trong cuốn sách này mà hành giả có thể tìm được phương thuốc chữa trị rất cần thiết. Lời dạy của Bụt thường được gọi là viên âm. Nghĩa là lời dạy tròn đầy, phù hợp với mọi chúng sanh. Viên âm cũng có nghĩa là lời dạy thích hợp cho người nghe, có liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh hiện thực của người nghe. Tham vấn là một cơ hội giúp ta thực tập khả năng lắng nghe với lòng rộng mở, sẵn sàng đón nhận trong trạng thái tĩnh lặng an nhiên. Lắng nghe như thế thì chắc chắn ta sẽ nhận được phương thuốc mà ta đang cần.