Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời tham vấn

Câu hỏi (của một bé gái): Con mới chuyển đến một ngôi trường mới và con cảm thấy rất khó làm quen với những người bạn mới. Vậy con phải làm sao để có thể kết bạn được? Thầy: Con biết không, được chuyển đến một ngôi trường mới là một điều rất thú vị! Có nhiều điều mới lạ  sẽ đến với con. Con cần phải sẵn sàng để làm quen với những điều mới mẻ đó và con sẽ có thêm những người bạn mới. Nhưng con đừng nên lo lắng! Cứ để mọi thứ đến một cách tự nhiên. Những người bạn mới sẽ tìm đến với con khi nào con đã sẵn sàng. Chỉ cần con ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Nếu như nói không có sinh cũng không có diệt, vậy thì hành động giết người có gì là sai trái? Thầy: Một câu hỏi rất hay! Khi ta muốn giết hại một ai đó, ta nghĩ rằng ta có thể giết người đó, điều này chứng tỏ ta đang có những tri giác sai lầm. Giả sử như ta muốn giết một đám mây, đó là vì ta không biết rằng một đám mây không thể nào chết được, nó chỉ có thể biến thành mưa hoặc tuyết mà thôi. Vì vậy ý muốn giết hại hay tiêu diệt một ai đó là một loại năng lượng xuất phát từ vô minh, từ những tri giác ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, con đang rất khổ vì ba của con. Con không muốn nhìn mặt ba con nữa, dường như chuyện gặp ba đã trở thành một việc nguy hiểm đối với con. Con đã cho ba nhiều cơ hội để thay đổi. Nhiều lần con đã cố gắng thuyết phục mình đến gặp ba, nhưng bây giờ thì con không thể tiếp tục được nữa. Điều con muốn hỏi là liệu con có nên tiếp tục cố gắng làm cho ba thay đổi và cố gắng đến gặp ba nữa hay không, cho dù việc đó đang làm cho con mệt mỏi?   Thầy: Đây là một câu hỏi quan trọng và Thầy nghĩ là nhiều ...
Xem tiếp
Câu hỏi : Làm sao để có thể trở thành một người tu? Thầy : Ở Làng Mai, chúng tôi có chương trình đào tạo 5 năm dành cho những ai muốn được rèn luyện và học hỏi trong môi trường xuất gia để có thể phụng sự xã hội. Chương trình này dành cho các bạn trẻ từ 16 tuổi đến 36 tuổi. Các bạn có thể đến và thử sống đời sống xuất gia như các thầy, các sư cô ở đây trong vòng 5 năm – thực tập làm sadi trong ba  năm đầu và thọ giới lớn trong hai năm còn lại. Trong 5 năm này, các bạn có cơ hội được học hỏi nhiều hơn về ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Con là đứa trẻ cuối cùng của dòng họ, và vì vậy con mang trong mình rất nhiều khổ đau của dòng họ, tổ tiên. Nhưng con cũng may mắn vì có đủ nhân duyên gặp được chánh pháp và không phải vật lộn để mưu sinh, cho nên con có cơ hội để tu tập. Giờ đây con có thể thấy rất rõ những khối khổ đau chồng chất trong gia đình con được hình thành như thế nào từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua bao biến động của lịch sử. Vì vậy con đang cố gắng chia sẻ với các anh chị trong gia đình để mọi người có thể vơi nhẹ ...
Xem tiếp
Câu hỏi : Thưa Thầy, liệu có sự sống sau khi chết hay không ? Thầy : Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống. Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. Trong đạo Bụt, chúng ta nói về tính tương tức của vạn vật, nghĩa là không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ. Chúng ta phải tương tức với những thành phần khác. Nó ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Tại sao trong truyền thống đạo Bụt vẫn có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, thậm chí điều này vẫn tồn tại cho đến ngày nay?   Thầy: Bạn có nghĩ là ở Làng Mai, chúng tôi đối xử phân biệt với phụ nữ không? Các sư cô cũng như một số nữ cư sĩ thực tập theo pháp môn Làng Mai đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức đời sống cũng như sự tu học của Tăng thân ở đây nói riêng và các tăng thân tu tập theo pháp môn Làng Mai ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, ở nhiều nước vẫn còn Tăng đoàn ...
Xem tiếp
Những câu hỏi này được ghi lại vào ngày 7.4.2013 tại buổi pháp thoại thứ ba của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Thái Lan trong khóa tu dành cho Các Nhà Giáo. Trong bài pháp thoại này, Thiền sư đã trả lời các câu hỏi không chỉ liên quan đến những vấn đề cá nhân mà cả những vấn đề trong phạm vi giáo dục. Những đề tài trao đổi bao gồm cả việc thực tập chánh niệm đối với người trẻ. Hỏi: Thưa Thầy, khi chúng con cố gắng thực tập lắng nghe sâu thì đối tượng tiếp xúc lại dùng những lời lẽ không dễ thương, thô tháo làm tổn thương người khác và chính bản thân ...
Xem tiếp
Phiên tả từ buổi vấn đáp với Thầy Làng Mai trong tuần đầu tiên của khóa tu mùa hè 2013
(ngày 11/07/2013 tại xóm Hạ, Làng Mai) Những câu hỏi của trẻ em Một cậu bé: Vì sao thế giới này tồn tại? (Why does the world exist?) Thầy: Con có chắc là thế giới này đang tồn tại không? Cậu bé: Dạ, có. Thầy: Còn Thầy thì không chắc lắm. Theo lời Bụt dạy, nếu nói thế giới này “có” cũng không đúng, mà nói thế giới này “không có” cũng không đúng luôn. Vấn đề không nằm ở chỗ hay không có, tồn tại hay không tồn tại, đó là lời Bụt dạy (To be or not ...
Xem tiếp
1.Câu hỏi của một bé trai:  Thượng Đế là gì? Thầy : Câu hỏi này khó quá nhưng Thầy sẽ cố gắng. Thầy nghĩ rằng Thượng Đế là tất cả mọi sự, mọi vật. Thượng Đế là mọi sự, mọi vật, do vậy mà Thượng Đế không còn là một ý niệm hay khái niệm nữa. Thượng đế đang rất thật và con có thể tiếp xúc với Thượng đế nếu con có niệm, có định và có tuệ. Khi con đến Làng Mai để thực tập thiền nghĩa là con đang vun trồng năng lượng của Niệm, của Định và của Tuệ trong con. Và khi mà con có được 3 năng lượng này thì chắc chắn con ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Làm thế nào để con có thể thực sự mở lòng ra ? Thầy: Những hiểu lầm, những tri giác sai lầm là một phần của cuộc sống, cũng giống như bùn. Hiểu lầm, tri giác sai lầm chính là nền tảng của những cuộc chiến tranh xung đột, chết chóc, đau khổ. Đó là bùn. Sự thực tập giúp chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm, lấy đi những tri giác sai lầm để phục hồi lại truyền thông và mang lại hòa giải. Chuyển hóa bùn thành sen, đó là một điều có thể làm. Giáo lý của Bụt có thể giúp chúng ta làm được điều đó với tư cách một cá nhân hay ...
Xem tiếp
Hỏi: Tôi xin hỏi là có kiếp luân hồi không? Người ta nói tới nhân quả. Không biết trong đạo Phật có sự nhân quả này không: Kiếp trước ăn ở như thế nào đấy, kiếp sau đến đời con cháu phải nhận. Liệu người chết ở kiếp trước rồi sau này đầu thai vào những kiếp sau không? Thiền sư Nhất Hạnh: Luân hồi có nghĩa là sự tiếp nối. Chúng ta đã nghe trong bài nói chuyện là không có cái gì từ có trở thành không hết. Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra ...
Xem tiếp
Câu hỏi (của một em gái): Thầy ơi, con không biết làm gì với cơn giận trong con. Khi cơn giận phát khởi, con có thể cảm nhận được sự có mặt của nó, cơ thể con nóng lên, mặt con đỏ bừng và đầu con thì rối bời…Con biết là con được trao truyền từ cha của con hạt giống nóng giận đó và con không muốn giống cha. Con muốn trở thành một con người dễ thương. Nhưng khi giận lên thì con không thể suy nghĩ được gì hết. Thầy hãy chỉ cho con nên làm gì khi con giận? Bởi vì lúc đó đầu óc của con dường như bị tê liệt và con không thể ...
Xem tiếp
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, trong khóa tu Thầy có dạy về giáo lý tha thứ, bao dung thật thâm sâu. Những lời dạy ấy đã giúp ích cho con rất nhiều. Con vô cùng biết ơn Thầy. Kính thưa Thầy, nhiều lần con nhận thấy người mà con khó tha thứ nhất lại là chính mình. Xin Thầy ban cho con những phương pháp thực tập để con có thể thực tập tha thứ chính mình một cách hữu hiệu? Thầy: Trong đời sống, có nhiều lúc vì thiếu chánh niệm, thiếu sự khéo léo, ta đã làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ cho những người ta thương và nhiều người khác. Ta hối hận, cảm ...
Xem tiếp
Hỏi: Thưa thầy, có rất nhiều câu hỏi về vấn đề thả bò – những đối tượng của tham đắm và ràng buộc, những ý niệm về hạnh phúc mà mình đang theo đuổi. Có một câu hỏi như thế này: Có phải cái tâm kỳ thị, phân biệt và khuynh hướng muốn phán xét người khác là những con bò cần được buông bỏ không? Thầy: Khi tôi sử dụng danh từ ”bò,” cái nghĩa căn bản đầu tiên là những ý niệm ta nghĩ là thiết thực cho hạnh phúc của ta. Nó là những gì mà ta chưa bao giờ đặt lại vấn đề như địa vị, sự giàu sang và quyền hành của ta trong ...
Xem tiếp
Làm thế nào biết được mình đang sống một đời sống có thể cống hiến được nhiều nhất cho nhân loại? Tất cả chúng ta ai cũng phải có nghề nghiệp để sinh sống nhưng làm thế nào để chọn được một nghề nghiệp có thể đồng thời giúp cho thế giới này tốt đẹp hơn? Thầy trả lời: Chúng ta hãy tưởng tượng cây tùng đang đứng ngoài kia, nó hỏi: – Tôi phải làm gì để giúp ích cho đời? Câu trả lời sẽ rất đơn giản: – Cây tùng ơi, em chỉ cần làm một cây tùng xanh tốt là được rồi! Nếu cây tùng xanh tươi, khỏe mạnh thì tất cả chúng ta đều được nhờ ...
Xem tiếp
Câu hỏi: 1. Có rất nhiều Phật tử đi chùa tụng kinh. Vậy con xin hỏi tụng kinh để làm gì? 2. Bụt nói rằng ai cũng có thể trở thành Bụt. Xin Thầy giải thích tại sao Bụt nói như vậy?
      Thầy trả lời: 1. Tụng có nghĩa là ôn đọc lại. Có nhiều thứ kinh, ví dụ như sáng hôm nay chúng ta đã học kinh Quán Niệm Hơi Thở. Mỗi kinh có một chủ đề và mình tụng kinh không phải để cầu nguyện mà để nhớ lại những điều Bụt dạy mà làm theo. Đó là mục đích của sự tụng kinh. Vì vậy chúng ta đừng tụng kinh như những con vẹt ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Làm thế nào để có thể an trú được trong giây phút hiện tại khi ta không thể chịu đựng nổi giây phút đó? Thầy trả lời: Tại Làng Mai chúng ta thường nói: Đừng để cho quá khứ hay tương lai kéo ta đi, ta phải trở về với giây phút hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để có thể an trú trong giây phút hiện tại khi ta không thể chịu đựng nổi giây phút đó? Đây là một câu hỏi rất hay! Người thực tập chánh niệm biết rằng mình luôn phải trở về với giây phút hiện tại. Khi trở về với giây phút hiện tại, chúng ta có thể đối ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Trường hợp vợ chồng sống với nhau tương đối hạnh phúc, con cái đã trưởng thành và lập gia đình. Nay một trong hai người đã qua đời thì người kia phải làm như thế nào để có đủ năng lượng đi hết đoạn đường còn lại. Thường thì người này sẽ chết vì đau buồn, nhớ thương sau một khoảng thời gian ngắn khi người kia qua đời. Phải làm sao để đi hết đoạn đường còn lại trong an lạc, thong dong, không bị ám ảnh bởi quá khứ?   Thầy trả lời: Trịnh Công Sơn có bài hát Hạ trắng, trong đó có câu: “áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Khi con dạy con trai của con sống giản dị, không nên mua sắm, tiêu xài hoang phí thì con trai của con nói rằng nếu ai cũng sống giản dị như Bụt thì xã hội làm sao phát triển được. Phải có tiêu xài mua bán thì nhà máy sản xuất mới phát triển chứ? Con không biết phải trả lời con trai như thế nào, kính xin Thầy giúp con. Thầy trả lời: Mình phải thấy được nguyên do sâu xa của lý luận này. Mục đích của con người là có hạnh phúc, nhưng có nhiều người nghĩ rằng mình không thể hạnh phúc nếu không có nhiều tiền để mua sắm. Khi nhìn xung ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Thầy thích điều gì nhất trong đạo Bụt? Thầy trả lời: Điều mà thầy thích nhất trong đạo Bụt là tinh thần bao dung, không kỳ thị. Nếu chúng ta thực tập tình thương theo giáo lý đạo Bụt thì tình thương đó phải trải rộng đến tất cả mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Ta không chỉ thương giáo lý đạo Bụt mà còn thương cả giáo lý của đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Do Thái, v.v. Ta không cho rằng chỉ có cái thấy, cái hiểu của ta là đúng, còn cái hiểu, cái thấy của những truyền thống khác là sai. Đó là lý do vì sao một Phật tử chân ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Con phải làm gì khi mẹ nổi giận với ba? Thầy trả lời: Có nhiều cách lắm! Một trong những điều mà con có thể làm là đến bên mẹ và nói: “mẹ ơi, hình như có bánh trong tủ lạnh” (Mommy, there is a cake in the refrigerator). Đây là câu thần chú rất nổi tiếng ở Làng Mai đó, con có biết không? Khi mẹ hoặc ba đang giận và không khí trong nhà căng thẳng không thể chịu nổi thì con hãy đến bên ba mẹ và đọc câu thần chú: “mẹ ơi (ba ơi), hình như có bánh trong tủ lạnh”. Câu đó có ngụ ý là “mẹ ơi, con đang khổ. Con ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Con thường cảm thấy buồn và cô đơn. Con ghét chính bản thân mình, vì vậy mà con đã tàn hại thân tâm của con. Con phải làm thế nào để chăm sóc và thương yêu chính mình khi mà đau buồn đã trở thành tập khí sâu dày trong con? Con phải làm thế nào để buông bỏ những tri giác sai lầm về bản thân mình? Thầy trả lời: Câu hỏi này phải được đặt ra cho các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo. Nếu để ra một ít thì giờ để quán chiếu thì cha mẹ và thầy cô giáo sẽ thấy được rằng chính môi trường sống đã làm cho người trẻ ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Có rất nhiều cạnh tranh và áp lực trong trường học. Con có xu hướng gây áp lực lên chính mình, đòi hỏi mình phải luôn cố gắng hơn nữa để có thể trở thành người giỏi nhất. Nếu con không đủ thông minh, nhanh nhẹn hay hoạt bát so với người khác thì con lại cho mình là một người vô tích sự. Con phải làm thế nào để không bỏ cuộc mà cũng không làm tổn thương chính mình? Thầy trả lời: Nhiều người có rất nhiều danh vọng, quyền hành nhưng họ không có hạnh phúc. Sự tranh đua trong trường học có mục đích là để đạt được danh vọng, sự tự hào, quyền ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, có một người bị lâm bệnh ung thư đã nhiều năm, người ấy rất đau đớn khổ sở. Nếu sau khi người ấy đã bàn thảo với gia đình và Tăng thân của người ấy và được họ chấp thuận, thì người ấy có thể kết liễu cuộc đời của mình được không? Hành động ấy sẽ đưa tới những kết quả nào và có đi ngược với tinh thần Năm Giới – không sát hại, bảo vệ sự sống của giáo lý đạo Bụt không? Thầy: Đây là một câu hỏi khó. Trong thời Bụt còn tại thế, có những thầy bị bệnh, họ rất đau đớn, khổ sở. Bụt đã hướng dẫn nhiều phương ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, khi lạy xuống, con có thể tiếp xúc được với tất cả các thế hệ tổ tiên của con và hòa nhập vào dòng sinh mạng của tổ tiên con. Nhưng khi thực tập như vậy đối với mẹ chồng, con cảm thấy không thành công lắm. Xin Thầy giúp con. Sư Ông Làng Mai trả lời: Tôi nghĩ cái cảm nhận ấy xuất phát từ sự thật là quý vị vẫn xem mẹ chồng của mình không phải là một người trong gia đình. Nếu quý vị không thay đổi cái nhìn ấy thì khó có thể chấp nhận, ôm ấp mẹ chồng của mình như đã làm đối với những người thân trong gia ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa thầy, thế nào gọi là nhìn sâu? Có phải có công thức chăng? Xin Thầy dẫn chứng cho chúng con biết một vài phương cách nhìn sâu, ví dụ như đối với cơn giận, niềm đau và lòng thiếu kiên nhẫn. Sau khi đã thực tập nhận diện, ôm ấp và làm lắng dịu những tâm hành ấy, chúng con phải thực tập như thế nào với những bước kế tiếp? Thầy: Nhìn sâu là động từ tôi thường sử dụng trong quá trình tu tập và giảng dạy. Chúng ta không phải chỉ thực tập nhìn sâu bằng mắt mà còn thực tập nhìn sâu bằng tai nữa. Sử dụng tai để lắng nghe, gọi là ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Theo Thầy thì sự thực tập nào là sự thực tập khó khăn nhất? Thầy trả lời: Theo tôi thì thì sự thực tập khó khăn nhất là không để bị tràn lấp bởi tuyệt vọng. Chìm đắm trong tuyệt vọng là điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho chúng ta. Tôi nhớ hồi đó trong chiến tranh, chúng tôi không thấy chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm cả, như là cuộc chiến cứ kéo dài và kéo dài mãi vậy. Những người trẻ đến gặp tôi hỏi:
    • Thưa thầy, thầy có nghĩ là chiến tranh sẽ sớm chấm dứt hay không?
    Thật khó mà trả lời câu hỏi ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Thưa thầy, con có một cô bạn, cô có một anh chồng bị chứng bệnh hưng-trầm cảm (manic depressive), một loại vui buồn thất thường. Anh ta đã phản bội cô nhiều lần. Anh ta không chỉ ngoại tình với những người đàn bà khác mà còn làm cho người ta mang thai và cuối cùng phải phá thai. Bây giờ anh ta sống trong sự tuyệt vọng và từ chối mọi sự trị liệu. Anh ta không biết phải làm thế nào. Cô bạn của con cũng không biết phải làm thế nào: chấm dứt sự liên hệ này rồi trở lại giúp anh chồng với tư cách của một người bạn, hoặc giữ sự liên hệ ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Bạch Thầy, trong mỗi buổi tụng kinh trước pháp thoại, chúng con được nghe lời quán niệm trong đó hướng dẫn thực tập buông bỏ cái tôi để vượt thoát mặc cảm hơn người, mặc cảm thua người và mặc cảm bằng người. Những người bạn Mỹ của con rất hoang mang và khó chịu về “mặc cảm bằng người”, vì họ luôn ca tụng sự bình đẳng và hy vọng được bình đẳng. Bình đẳng không chỉ được luật pháp công nhận mà còn là thuật ngữ thông thường được các phong trào nhân quyền sử dụng. Con xin thầy chỉ dạy cho con và các bạn phương pháp thực tập để xử lý những mặc cảm ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi của một sư cô Nhật Bản: Kính bạch thầy, ở đất nước con – Nhật Bản, vẫn còn áp dụng án tử hình trong tội phạm hình sự. Trước khi xuất gia, con từng là một vị thẩm phán, và trong những phiên tòa, có lúc con phải quyết định có kết án tử hình hay không. Ví dụ như trường hợp có hai người đàn ông đã bắt cóc hai cô gái, cướp của và giết hại hai cô gái đó. Gia đình nạn nhân đã đòi tòa kết án tử hình đối với hai kẻ phạm tội. Con rất hiểu niềm đau của gia đình nạn nhân, nhưng thật là khó mà tuyên án tử hình ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi của một bé gái: Khi con giận, làm sao để lấy cái giận của con ra? Sư Ông Làng Mai trả lời: Có phải con nghĩ là cơn giận là từ bên ngoài đi vào trong con và bây giờ con muốn lấy nó ra? Con có chắc là cơn giận là một cái gì đó đến từ bên ngoài? Ở Làng Mai, chúng ta có cơ hội được học cách xử lý và chăm sóc cơn giận. Có cơn giận trong người là một điều không dễ chịu lắm. Tuy nhiên, cơn giận cũng giống như bùn, nếu không có bùn, chúng ta không thể trồng sen được. Vì vậy, bùn cũng rất cần thiết và có ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Trong khi cúng lễ mình có sự cầu xin, vậy sự cầu xin đó có phải là mê tín hay không? Thầy trả lời: Trước hết, tôi nghĩ cầu nguyện là một hình thức truyền thông. Thờ cúng tổ tiên là mình thực tập để có truyền thông với tổ tiên mỗi ngày: Mỗi khi chúng ta thắp một cây hương và cắm lên bàn thờ của tổ tiên hay mỗi khi chúng ta thay nước bình hoa trên bàn thờ tổ tiên là chúng ta có thể tiếp xúc được với tổ tiên, không phải trên bàn thờ mà là tổ tiên trong từng tế bào của cơ thể chúng ta. Điều này rất quan trọng ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Hiện nay trên thế giới đang xảy ra tình trạng những người trẻ sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm. Điều này khiến cho giới trẻ luôn sống trong trạng thái bất an và nhiều buồn giận. Xin Thầy chia sẻ tuệ giác của mình để giúp cho người trẻ có thể đối diện với hoàn cảnh khó khăn hiện nay và tìm lại được niềm vui sống. Thầy: Những người không có việc làm chắc chắn là khổ rồi, nhưng tôi thấy ngay cả những người có việc làm cũng vẫn khổ như thường. Vì vậy đây không phải là vấn đề của những người không có việc làm mà thôi. Như quý vị ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Thưa thiền sư, liệu có mâu thuẫn không khi ta đề cao tâm an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, nhưng thực tế cuộc sống lại rất sôi động, cạnh tranh, mỗi con người phải vươn lên. Cũng có khi người ta coi stress, căng thẳng như là một thách thức thú vị của cuộc sống (như việc chơi game chẳng hạn). Đạo Phật có mâu thuẫn khi gạt đi những sôi động, những thách thức khiến con người phát triển và có nhiệt huyết sống không? Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Một nhà chính trị thì luôn muốn mình đem lại thành công cho đất nước. Một doanh thương cũng muốn thành công cho cả doanh nghiệp chứ không ...
    Xem tiếp
    Câu Hỏi: Thưa thầy, sự cạnh tranh gay gắt trong giới kinh doanh khiến người ta ví thương trường như chiến trường. Vậy doanh nhân phải làm gì để có thể giữ được tính thiện và sống đúng theo Năm Giới trong một môi trường kinh doanh đầy khốc liệt này? Sư Ông trả lời: Tờ báo Fortune ở Mỹ mỗi năm đều đưa ra danh sách một trăm doanh nghiệp đứng đầu mà mình có thể đầu tư vào. Khi nghiên cứu thì người ta thấy rõ điểm chung của tất cả một trăm doanh nghiệp đó là họ biết lo lắng và chăm sóc cho những người làm trong doanh nghiệp như trong một gia ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Bụt có khổ không? Thầy trả lời: Ngày xưa khi còn trẻ, thầy cũng tin như mọi người là khi mình thành Bụt rồi thì mình không còn khổ nữa. Nếu thành Bụt rồi mà còn khổ thì thành Bụt để làm gì? Đó là lý luận của mình. Nhưng nếu mình thấy được sự thật là khổ đau và hạnh phúc tương tức thì mình có một cái nhìn rất khác. Thành ra sự thật là Bụt có khổ, nhưng vì Bụt có tuệ giác và tình thương lớn, và vì Bụt biết cách khổ cho nên Bụt khổ rất ít. Thầy nghĩ rằng Bụt cũng có nhức đầu, đau bụng, nhức mỏi chứ không phải là không ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi của trẻ em: Làm thế nào để con không đau khổ khi thấy những người không dễ thương đối với thế giới này? Sư Ông Làng Mai trả lời: Trong cuộc sống, có những người tốt, nhưng cũng có những người chưa tốt. Có những người dễ thương và có những người chưa dễ thương. Có những cái tích cực và cũng có những cái tiêu cực. Đời sống là như vậy: có bùn và có sen. Không có bùn thì sen không mọc lên được. Vì vậy sự có mặt của khổ đau là một chuyện rất bình thường. Vấn đề không phải là khổ đau nên có mặt hay không nên có mặt, mà ...
    Xem tiếp
    Tại sao dùng chữ đạo Bụt ? Sư Ông Làng Mai trả lời: Sở dĩ chúng tôi dùng chữ đạo Bụt mà không dùng chữ đạo Phật, vì chúng tôi nghĩ rằng chữ Bụt có tính dân tộc hơn chữ Phật. Các nước chung quanh chúng ta đều còn gọi Buddha là Bụt. Dân Việt Nam cho đến thế kỷ thứ XIII- XIV vẫn còn gọi Buddha là Bụt. Chỉ từ khi quân Minh sang chiếm nước ta, chúng ta mới bắt đầu bắt chước họ gọi là Phật thôi. Nếu quý vị đọc Đắc Thú Long Tuyền Thành Đạo Ca của vua Trần Nhân Tông, quý vị thấy rằng ngài vẫn dùng chữ Bụt. Tổ thứ ba của phái ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi này được trích từ buổi vấn đáp vào ngày 27.05.1998 Hỏi: Kính thưa Thầy, câu hỏi của con có liên quan đến khổ đau của con. Con không biết phải hỏi như thế nào. Lúc con còn nhỏ, cha của con là một người nghiện rượu. Ông ta đã dạy con tất cả những gì về tình dục và đã lạm dụng con. Ông ta đã lạm dụng con trong suốt năm năm. Con không thể nói với Ông ta về nỗi khổ lớn lao này và lúc lên hai mươi tuổi, con đã tự tử. Con đã bị hôn mê trong nhiều tháng và nằm bịnh viện khoảng một năm. Chuyện này đã xảy ra cho con ...
    Xem tiếp
    Trong khóa tu cho người Việt ở Washington, có người hỏi: Chúng con tu theo Tịnh độ. Khi niệm Bụt A Di Đà chúng con biết khi chết chúng con sẽ về đâu. Tăng thân Làng Mai tu chỉ biết thở ra thở vô, không biết mai mốt chết rồi sẽ đi về đâu? Sư Ông Làng Mai trả lời: Có một điều rất rõ ràng là: ta được biểu hiện ra từ trái đất thì ta sẽ về với trái đất. Đất Mẹ đưa ta ra một lần thì đất Mẹ đón ta trở về, rồi ta sẽ đi-về hàng nghìn lần như vậy, ta có chỗ về rõ ràng. Nhưng như vậy không có nghĩa ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Chúng con không nghe Thầy nhắc đến tầm quan trọng của sự tích lũy phước đức trong đời hiện tại hoặc tránh tạo ra những nghiệp xấu ác; sự thực tập này có liên hệ tốt xấu như thế nào đối với vấn đề tái sinh trong tương lai. Với tuổi của con, con không biết là mình có nên cố gắng tích lũy phước đức bằng cách thực tập “an trú trong hiện tại” thêm gấp đôi hay không, nghĩa là con có nên khẩn trương thực tập tích lũy phước đức càng nhiều càng tốt để được tái sanh về hướng an lành trong tương lai hay không? Thầy: Khi quý vị thực tập thở ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Câu hỏi của con có liên quan tới vấn đề đồng tính và con chưa được nghe Thầy đề cập đến hoặc giải đáp về vấn đề này. Vì vậy con tự nói với chính mình rằng: ‘‘Những hạt giống đồng tính trong mình bị tưới tẩm trở lại. Mình phải làm gì với nó hay mình chỉ ngồi và thở với nó?’’ Con thấy rằng con đã sống như vậy trong suốt cuộc đời của con. Con cũng ý thức rằng những hạt giống trong những người đồng tính luyến ái đã bị tưới tẩm trong suốt cuộc đời của họ, bởi vì họ không được công nhận.  Con là người mới đối với cộng đồng này và ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, Thầy thường dạy rằng quay về nương tựa Tăng thân, tu tập với Tăng thân là điều hết sức quan trọng và thiết yếu. Con công nhận điều đó đúng. Con đã được nuôi dưỡng rất nhiều bởi năng lượng tu tập của Tăng thân. Hoàn cảnh của con bây giờ là con sẽ đi làm việc ở miền Tây nước Phi Châu trong thời gian khoảng một hoặc hai năm và là một đất nước có thể nói rất khó để con có thể tạo dựng một Tăng thân. Xứ Phi Châu là xứ Công Giáo. Con thật sự không muốn sự thực tập của con sẽ bị mai một, vậy thì làm thế nào ...
    Xem tiếp
    Hỏi: Kính thưa Thầy, con thấy sự thực tập dừng lại và an trú trong giây phút hiện tại đối với con khó quá. Xin Thầy hướng dẫn thêm cho con để con có thể thực tập thành công. Thầy: Trong ta có một nguồn năng lượng luôn thúc đẩy ta đi về phía trước, đó là năng lượng của tập khí. Năng lượng này rất mạnh, nó đã được huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp của thế hệ tổ tiên. Ta đã thừa kế năng lượng ấy từ ông bà tổ tiên, cha mẹ ta. Bất cứ ở đâu, làm việc gì ta cũng bị năng lực tập khí này khống chế, nó thúc đẩy ta làm ...
    Xem tiếp
    (Trích từ cuốn “Sống tự do bất cứ nơi nào, ở đâu” – Sư Ông Làng Mai) Thiền sinh: Thưa Thầy, phải mất bao lâu mới có thành công trong sự thực tập? Sư Ông Làng Mai: Không phải vấn đề thời gian. Nếu bạn thực tập đúng và có niềm vui, bạn sẽ thành công nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn mất nhiều thời giờ nhưng không thực tập đúng, có thể bạn sẽ không thành công được. Cũng giống như hơi thở trong chánh niệm. Nếu bạn thở đúng, hơi thở vào đầu tiên đã có thể đem lại khỏe nhẹ và niềm vui. Nhưng nếu bạn làm không đúng, ba hay bốn tiếng đồng hồ cũng không đem lại kết quả ...
    Xem tiếp
    (Trích từ sách “Sống tự do bất cứ nơi nào và ở đâu” của Sư Ông Làng Mai) H.: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? T.L.: Là một con người, tôi có hạt giống nóng giận trong tôi, nhưng nhờ có thực tập, tôi có thể xử lý sự nóng giận trong tôi. Nếu cơn giận nổi lên, tôi biết cách chăm sóc nó. Tôi không phải là thánh, nhờ tôi biết thực tập, tôi không còn là nạn nhân của sự nóng giận nữa. H.: Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ. T.L.: Tha thứ là hoa trái của hiểu biết. Ðôi khi, mặc dù ...
    Xem tiếp
    Sư Ông Làng Mai trả lời những câu hỏi từ Facebook Câu hỏi: Làm thế nào để chống lại những bất công trên thế giới mà không bị chìm đắm trong sự giận dữ, cay đắng, phẫn nộ và oán hận ?     Sư Ông Làng Mai trả lời: Chúng ta cứ tưởng tượng có một ông bác sĩ, ông gặp rất nhiều bệnh nhân và ông nói:“ Làm thế nào mà tôi thấy vui vẻ, khỏe mạnh được trong khi nhiều người chung quanh tôi đều bị bệnh?“ Chúng ta biết là nếu ông bác sĩ cũng bị bệnh thì không còn hy vọng gì nữa cả. Bổn phận của ông bác sĩ là phải giữ cho ...
    Xem tiếp
    (Trích pháp thoại của Sư Ông Làng Mai, phần câu hỏi trả lời – tuần thứ 3, khóa tu mùa hè 2013 – phần III) Câu hỏi:  Kính bạch Thầy, cách đây 2 tháng, con phát hiện ra một khối u trong ngực, nhưng may mắn cho con, diễn biến của nó lành tính và không gây nguy hiểm chết người. Vào lúc đầu, con bị sốc rất nhiều và tự hỏi là : đạo Bụt có thể giúp những người bị bệnh nặng hoặc bệnh nan y như thế nào ?     Sư Ông Làng Mai: Sự thực tập hơi thở có ý thức, nhất là khi chúng ta thở sâu, có thể giúp cho phổi của chúng ta ...
    Xem tiếp
        Hỏi: Làm sao chúng ta có thể đi sâu vào sự thực tập và nuôi dưỡng tâm thương yêu mỗi ngày? Sư Ông Làng Mai: Theo tôi, đi sâu vào sự thực tập nghĩa là làm thế nào để sự thực tập phải có thực chất, mà không rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Khi sự thực tập của quý vị có thực chất, thì nó sẽ đem lại cho quý vị và những người chung quanh niềm vui, an lạc và sự vững chãi thật sự. Tôi thích cách nói ‘thực tập thiệt’. Theo tôi, sự tu tập phải đem lại an lạc ngay trong giây phút mình thực tập. Sự thực tập ...
    Xem tiếp
    (Chuyển ngữ từ cuốn sách “Answers from the heart” của Sư Ông Làng Mai) Thiền sinh hỏi: Thưa thầy, trong thời đại có nhiều xung đột, bạo động, và tuyệt vọng như hiện nay, các nghệ sĩ như chúng tôi có thể đóng góp và cống hiến được gì để giúp cho cuộc đời?   Sư Ông trả lời:  Bằng nếp sống hàng ngày, bằng những tác phẩm nghệ thuật, quý vị đang đóng góp cho sứ mệnh thức tỉnh cộng đồng. Vị Bồ Tát là một người tỉnh thức, có chánh niệm, và mang chí nguyện giúp cho mọi người thức tỉnh. Nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn phim, nhà văn, nhà thơ, tất cả đều có thể có ...
    Xem tiếp
    Câu Hỏi: Kính bạch Sư Ông, gia đình con, vợ chồng con không thể nói chuyện được với nhau. Con biết tu tập, nhưng đứng trước một lời nói xúc phạm, chê bai và không tôn trọng thì con khó kiềm chế lắm. Con đã  thực tập hơi thở và thực tập quán chiếu là chồng của con có những đau khổ và không hài lòng về con, nhưng con vẫn chưa nói được lời ái ngữ. Sư Ông trả lời: Đó là tu chưa tới, cơm chưa chín. Khi quán chiếu thật kỹ, thấy người kia có nhiều khổ đau, khó khăn, bức xúc là tự nhiên trái tim mình mềm ra. Khi mình thấy tội nghiệp là trong ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Con đang công tác ở mảng giáo dục môi trường thuộc khu vực vườn quốc gia Cát Tiên. Làm thế nào để đem tuệ giác của đạo Bụt, lời dạy của Sư Ông để chia sẻ và phổ biến sự thực tập bảo vệ môi trường vào các trường học cấp hai, cấp ba và cộng đồng dân cư xung quanh nơi con đang sinh sống và làm việc? Sư Ông trả lời:  Có sự liên hệ mật thiết giữa con người và các loài động vật, thực vật và khoáng vật. Theo lịch sử phát triển của sự sống thì con người xuất hiện trên trái đất rất là trễ. Đầu tiên là loài thảo mộc, sau ...
    Xem tiếp
      Nếu một số đông người thật sự bỏ thì giờ ra để thiền tập và thư giãn thì sẽ tác động đến xã hội như thế nào?     Thầy: Có một điều dễ dàng nhận thấy là có quá nhiều bạo động, đói nghèo và khổ đau xung quanh ta; nhưng ta nghĩ rằng ta quá nhỏ bé và bất lực để giúp thay đổi tình trạng. Có thể chính trong gia đình ta cũng có khó khăn; có thể một thành viên trong gia đình đang rất đau khổ, tuyệt vọng và người ấy lâm vào tình trạng nghiện ngập hoặc phạm tội. Ta tự nhủ rằng ta không biết phải làm sao để giúp người ...
    Xem tiếp
    “Trích trong bài phỏng vấn Sư Ông Làng Mai của Marianne Schnall – Đăng trên The Huffington Post của Mỹ, ngày 21.05.2010″   Xin Thầy chia sẻ về những kết quả mà sự buông thư và thiền tập mang lại trong cuộc sống hàng ngày của Thầy? Thầy: Thiền tập có sức mạnh trị liệu rất lớn, như các nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy. Sự thực tập hơi thở ý thức, thiền tọa, thiền hành giúp giải tỏa những căng thẳng trong thân và trong tâm. Khi ta cho chính mình một cơ hội để buông bỏ tất cả những căng thẳng, khả năng tự trị liệu của cơ thể sẽ bắt đầu làm việc. Các con thú ...
    Xem tiếp
    (Tuần báo Publishers của Mỹ đã thỉnh cầu Thầy trả lời vài câu hỏi về sự thực tập cầu nguyện. Dưới đây là một vài câu trả lời đã được trích trong pháp thoại của Thầy ngày 9.3.2006.)     Làm thế nào để tránh rơi vào cái bẫy của cầu nguyện theo thói quen hay hình thức? Khi ta tụng kinh cũng như khi nghe tụng kinh, ta cần phải hợp nhất thân và tâm. Làm được như vậy, ta có niệm, có định; ta hòa vào tăng thân và trở thành một với tăng thân, như một dòng sông. Ta không còn tồn tại như một cá nhân mà trở thành dòng sông tăng thân. Tâm lúc ...
    Xem tiếp
    Thiền sinh hỏi: Kính thưa Thầy, con không biết thầy nhận xét như thế nào về vấn đề trung thành trong mối liên hệ vợ chồng, trong đó có sự liên hệ đồng tính luyến ái. Làm sao chúng con áp dụng phép tu chánh niệm để đối trị với năng lượng tình dục? Sư Ông Làng Mai trả lời: Trước hết ta phải thấy rằng năng lượng tình dục chỉ là một loại năng lượng trong nhiều loại năng lượng. Nếu nhìn sâu vào bản chất của nó thì ta sẽ thấy rằng không thể xác quyết nó chỉ đi về phía thỏa mãn tình dục. Vì là năng lượng, cho nên nó có thể chuyển sang hướng khác ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi: Làm thế nào để duy trì sự thực tập khi vợ mình, chồng mình hoặc những thành viên trong gia đình mình không hưởng ứng để cùng thực tập với mình? Sư Ông Làng Mai trả lời: Trong trường hợp này, tôi nghĩ quý vị nên thực tập một cách tự nhiên. Quan trọng là đừng bị rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Đừng làm ra vẻ ta đây đang thực tập chánh niệm, thực tập thiền v.v… Điều này ta có thể làm được. Ví dụ, khi thực tập thiền đi, quý vị hãy đi cho thật tự nhiên, đi như thế nào để người ta không thấy là mình đang thực ...
    Xem tiếp
    Sư Ông Làng Mai trả lời: Tha thứ là hoa trái của hiểu biết. Ðôi khi, mặc dù ta muốn tha thứ cho một người, ta không thể làm được. Thiện chí muốn tha thứ có đấy, nhưng sự chua chát và đau khổ cũng còn đấy. Với tôi, tha thứ là kết quả của sự nhìn sâu và hiểu biết. Một buổi sáng trong văn phòng chúng tôi ở Paris trong thập niên bảy mươi và tám mươi, chúng tôi nhận được nhiều tin buồn. Một bức thư đến, kể rằng một em bé gái mười một tuổi đi trên một chiếc thuyền vượt biển từ Việt Nam, đã bị bọn hải tặc hãm hiếp. Khi người cha cố ...
    Xem tiếp
    Câu hỏi thứ nhất: Làm sao có thể chữa trị được khổ đau của tổ tiên khi mà con không biết được họ khổ như thế nào? Câu hỏi thứ hai: Làm sao tiếp xúc được với tổ tiên khi mình mồ côi và lớn lên mà không có sự liên hệ nào với gia đình huyết thống? Sư Ông Làng Mai trả lời: Tôi nghĩ hai câu hỏi này có liên quan tới nhau. Mình không hiểu được khổ đau của tổ tiên mình. Làm sao mình có thể giúp được khi mình không biết mặt cha, không biết mặt mẹ của mình? Làm sao mình có thể hiểu và thương được cha mẹ khi mà mình không hề ...
    Xem tiếp
      Hỏi: Con luôn cảm thấy con không đủ giỏi. Từ nhỏ cho đến lớn, con thấy mình thường xuyên bị so sánh với những người giỏi hơn. Điều đó làm con tìm kiếm sự xác nhận của người khác cho những quyết định của chính con, dù để quyết định đó là hay hoặc là dở. Con cảm thấy hạnh phúc nếu ai đó nói tốt về con hoặc khen con. Nhưng nếu có ai đó nói những điều không hay về con thì con cảm thấy con không đủ giỏi, con luôn đứng ở vị trí thứ hai, luôn là cái bóng của những thứ mà con không thể đạt được. Vì thế thỉnh thoảng con thấy hoang ...
    Xem tiếp
    Con kính bạch Sư Ông, Con đang quan tâm đến Olympics sắp diễn ra vào mùa hè này. Vai trò của chánh niệm và sự tương tức trong môi trường cạnh tranh là gì? Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời: Thầy nghĩ đó là một cơ hội cho mọi người kinh doanh, kiếm tiền và để tiêu thụ. Khi một ai chiến thắng, những người thua cuộc sẽ khổ đau. Đó là sự cạnh tranh, sự so sánh giữa mình và người khác. Tôi làm tốt hơn bạn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều sự phân biệt và nhiều sự mặc cảm. Và đó không chỉ là những vận động viên nhưng, cũng cho đám đông, chúng ta tuyển ...
    Xem tiếp
    Trích buổi vấn đáp tháng 5 năm 2014 tại xóm Hạ, Làng Mai (được chuyển ngữ từ tiếng Anh) Câu hỏi từ một em thiếu nhi: Làm thế nào có thể nhanh đi vào giấc ngủ nếu hôm sau phải dậy sớm? Sư Ông Làng Mai trả lời: Cố gắng đi vào giấc ngủ cho nhanh chưa hẳn là một điều tốt. Khi cố gắng ta phải nỗ lực, cho nên càng cố gắng ta sẽ càng khó ngủ. Do đó hãy để cơ thể ta được thư giãn. Và, tốt hơn là hãy đừng suy nghĩ, đừng suy nghĩ về ngày mai hay về những việc ta phải làm. Nếu ta cứ nghĩ về những việc ta phải làm ...
    Xem tiếp