Vài chi tiết – kinh A Di Đà

Trước khi đi vào kinh A Di Đà, chúng ta phải biết một vài chi tiết

Thứ nhất, trong Đạo Bụt nguyên thỉ, phương pháp Niệm Bụt đã là một phương pháp rất quan trọng.Niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên đều là những phương pháp thực tập có ngay trong thời Bụt tại thế.Phương pháp này được gọi là Tùy niệm, và ngay trong thời Bụt tại thế đã có nhiều người Phật tử thực tập Niệm Bụt.Đức Thế Tôn có vững chãi, có thảnh thơi, có từ bi, có hỷ xả, và mỗi khi nhớ tới đức Thế Tôn thì tự nhiên mình thấy trong người khỏe, có được tính vững chãi, tính thảnh thơi của đức Thế Tôn.Cho nên thời bấy giờ có nhiều người niệm Bụt.Người ta thường chắp tay và đọc: “Namo tassa bhagavato arahato sammà sambuddhassa” (Kính lạy đức Thế Tôn, bậc ­ng cúng, bậc Chánh biến tri).Bhagavato: Thế Tôn, Arahat: ­ng cúng, và Chánh biến tri là Sammà Sambuddhassa. Và sau đó, người ta tụng mười danh hiệu của đức Thế Tôn:‘‘Đức Như Lai là bậc ­ng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Bụt, Thế Tôn.Trong trang 203 của quyển “Thiền Môn Nhật Tụng năm 2.000”, quý vị sẽ thấy có bài “Xưng Tán Tam Bảo”, bên trái là tiếng Hán Việt và bên phải là tiếng Pali.)

Họ đọc mười danh hiệu của đức Như Lai và họ hiểu được mười danh hiệu đó.Mỗi danh hiệu tượng trưng cho một đức tính, một năng lượng của Như Lai.Khi đọc lên các danh hiệu đó thì ta đã thấm được một ít năng lượng và thấy trong người có thêm vững chãi và thảnh thơi.Tiếng Pali: “Iti pi so Bhagavà: Araham, Sammà-sambuddho, Vijjà-carana-sampanno, Sugato, Lokavidu, Anuttaro purisà-damma-sàrathi, Satthadeva manussànam, Buddho, Bhagàvati.”Ngày xưa, người ta niệm Bụt như vậy, và niệm Bụt là để có sự vững chãi, thảnh thơi, an lạc. Người ta còn niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới…Vì thế, niệm Bụt là một pháp môn chính thống ở trong truyền thống Phật giáo ngay từ ban đầu.Theo nguyên tắc của pháp môn niệm Bụt thì trước hết hành giả phải nghĩ rằng Bụt là một thực tại ngoài mình.Ngài đang cư trú ở tu viện Kỳ Viên hay trên núi Thứu.Khi niệm Bụt như vậy, tự nhiên mình tiếp xúc được với sự thảnh thơi và vững chãi, với chất liệu Từ, Bi, Hỷ và Xả trong con người của mình.Khi ta bắt đầu thực tập Niệm Bụt, thì Bụt là một thực tại ở ngoài, nhưng từ từ Bụt trở thành một thực tại vừa ở trong, vừaở ngoài.Tại vì trong tâm thức của ta cũng có những hạt giống của vững chãi và thảnh thơi, của Từ, Bi, Hỷ, Xả, của ­ng cúng, của Chánh biến tri, của Minh hạnh túc… như Bụt.Khi ta niệm Bụt như vậy, ta tiếp xúc được vừa với thực tại của Bụt ở ngoài và vừa với thực tại của Bụt ở trong tâm.Nếu ta giỏi thì ta nhận thức ra rất sớm rằng Bụt luôn luôn có mặt trong tâm ta.Nhờ đó nên khi Đức Thế Tôn qua đời, ta không còn than khóc nữa.Ta biết rằng Bụt luôn luôn ở trong ta.Ngài không bao giờ mất.Nguyên tắc chỉ đơn giản như vậy thôi.

Đối với người vừa mới thực tập niệm Bụt thì Bụt là một thực tại ở ngoài.Nếu người ấy thực tập cho sâu sắc thì Bụt trở nên một thực tại ở trong tâm.Và vì vậy, dù Bụt ở Tịnh Độ hay Bụt ở ngoài Tịnh Độ thì Ngài vẫn có mặt trong tâm ta và trong tâm của ta vẫn thường có Tịnh Độ. Các thầy sau này đã nói rằng Bụt A Di Đà có mặt trong tâm mình và Tịnh Độ cũng có mặt ngay ở trong tâm mình.Đó gọi là “Duy tâm Tịnh Độ”.Ý niệm – Tịnh Độ là một thực tại ở ngoài, nằm về phương Tây – đó chẳng qua chỉ là ý niệm ban đầu.Nếu thực tập giỏi thì ta sẽ thấy sâu hơn rằng Bụt A Di Đà và cõi Tịnh Độ không phải chỉ nằm ở phương Tây mà còn nằm ở trong tâm mình và ở cả mọi phương.Như vậy, cả người thực tập giỏi lẫn người thực tập chưa giỏi đều đạt tới kết quả, nhưng đối với người tu tập giỏi thì kết quả rất lớn, còn người tu tập chưa giỏi thì kết quả chỉ vừa vừa.