Một ngày trong đời của một Thiền tăng Cơ Đốc

Chân Pháp Đệ

Thầy Pháp Đệ xuất gia tại Làng Mai năm 2003. Trước đó, thầy đã từng là một linh mục Công giáo. 13 năm gắn bó với tăng thân, thầy đã sống thật trọn vẹn, thật đẹp, luôn hiến tặng sự có mặt tươi mát và nụ cười hồn hậu của mình. Thầy ra đi trong vòng tay thương yêu của tăng thân vào ngày mùng 4 tháng 8 năm 2016, ở tuổi 81, sau một thời gian lâm bệnh nặng. Để tưởng nhớ đến thầy, BBT xin chia sẻ một bài viết của thầy có tựa đề “một ngày trong đời của một Thin tăng Cơ Đốc”. Thầy đã viết bài này nhân ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm – ngày 8.12.2007. Bài được chuyển ngữ từ tiếng Anh: http://www.mindfulnessbell.org/archive/2015/02/a-day-in-the-life-of-a-catholic-zen-monk-in-plum-village

 

Sáng nay, tôi thức dậy và mỉm cười: “Hăm bốn giờ tinh khôi, Xin nguyện sống trọn vẹn, Mắt thương nhìn cuộc đời.” Tôi thắp nến và hương trước bức ảnh gia đình gồm có cha mẹ và các anh chị em tôi, và khấn thầm: “Xin thắp nén hương này – cúng dường lên cha mẹ, và Tổ tiên nhiu đời. Nguyện khói trầm tỏa dâng – chút lòng con thành kính. Nguyện làm kẻ đồng hành – của các bậc hin thánh, và đức mẹ Mary – là Đức Mẹ Từ Bi, nhân ngày Mẹ Vô Nhiễm.”

Nhờ Thầy, nhờ sự thực tập thờ cúng Tổ tiên của văn hóa Việt mà con người Công giáo này giờ đây đã nối lại được mối liên hệ với Tổ tiên của mình, và được nuôi dưỡng bởi lòng thành kính biết ơn đối với cha mẹ và các Tổ tiên khác – một thực tập mà các giám mục và linh mục lầm đường đã tìm cách ngăn chặn ở Việt Nam. Khi tôi thắp nến và dâng hương trước ảnh Tổ tiên tôi, tôi biết các vị không thật sự nằm trong bức ảnh. Tôi biết các vị đang có mặt trong tôi. Tôi biết bàn thờ Tổ tiên đích thực chính là thân tâm tôi, nơi mà tôi vinh danh các vị qua cách sống hằng ngày, cụ thể là qua Giới thứ Năm: tiêu thụ có chánh niệm. Mối liên hệ sống này với Tổ tiên giúp tôi buông bỏ ngã chấp, buông bỏ ý niệm mình là một cá thể riêng biệt và đặc biệt.

Chỉ có các vị Thin tăng dừng lại

4 giờ 45 sáng, tôi lặng lẽ pha trà, không làm động giấc ngủ người bạn đồng liêu. Trong khi uống trà, tôi hồi tưởng lại với lòng biết ơn rằng chính mẹ tôi là người đầu tiên đã dạy tôi sùng kính đức Mẹ Mary. Thời niên thiếu, tôi đã cầu nguyện Mẹ Mary đủ thứ chuyện – kể cả phù hộ cho đội bóng rổ của mình thắng trận. Kế đó, ngày của chúng tôi bắt đầu bằng thiền tọa (Giờ Thiêng) vào lúc 5 giờ 30 sáng.

Bảy giờ sáng, nhà thờ cổ hàng trăm năm gần đây đổ hồi chuông cầu Kinh Đức Bà (Angelus), gọi chúng tôi dừng lại và nhớ lời Mẹ Mary nói “Xin phó mặc” với Thiên Thần, và trở thành mẹ của Jesus. Ngày xưa, ai ai cũng dừng lại khi nghe chuông nhà thờ đổ và niệm ba lần kinh Lạy Mẹ Maria. Ngày nay, chỉ có các Thiền tăng dừng lại. Tôi yêu tiếng chuông và tôi niệm một lần kinh Lạy Mẹ. Nghe hồi chuông cầu Kinh Đức Bà cũng giống như nghe tiếng gọi của đức Ki-tô, gọi tôi quay về với chân tâm và mời tôi làm như Mẹ Mary: mang năng lượng Chúa Thánh Thần, sản sinh ra đức Ki-tô trong cuộc đời mình, trong thân và tâm mình. Riêng với cuộc đời tôi, tôi biết nếu tôi không làm như vậy thì tôi sẽ để phí đi những gì Mẹ Mary đã làm.

Trong khi hồi chuông cầu Kinh Đức Bà tiếp tục đổ, tôi nhớ lại câu chuyện Phúc Âm về bà mẹ trẻ mới mang thai Mary “chuẩn bị và đi hối hả” (bà chưa được học đi thiền hành chậm) đến nhà chị họ mình, Elizabeth, người chào bà với câu nói “ân phước thay cô, giữa mọi người nữ” (Luke 1:39 & 42). Hồi chuông cầu Kinh Đức Bà làm tôi thức tỉnh, nhận ra rằng cũng như Mary, các anh chị em tôi đều mang “tâm thức của đức Ki-tô” ngay bây giờ và ở đây. Cũng như Elizabeth, tôi nói với các huynh đệ mình “Ân phước thay anh, chị! Chúng ta thật may mắn!” Điểm tâm lúc 7 giờ 30 sáng. Chúng tôi ngồi quây quần dưới đất, trên tọa cụ – hai mươi thầy và sáu vị cư sĩ, cùng nhau bẻ bánh mì. Tôi được vây quanh bởi các “companions.” Tôi nhớ chữ “companion” được ghép từ từ com (cùng nhau) và pan (bánh mì), nghĩa là: cùng nhau bẻ bánh mì. Tôi nhớ Jesus bẻ bánh mì với các đệ tử của mình. Sáng nay, tôi thấy thân mẫu của thầy trụ trì ngồi ăn chung với chúng tôi – như bà Mary đã ngồi ăn với chúa Jesus và các “companions” của ngài. Tôi nhìn hai vị Tri nhật chuẩn bị bữa ăn trong ngày với lòng biết ơn, một người New Zealand và một người Việt Nam, họ nấu ăn chung dù không hiểu nhiều ngôn ngữ của nhau. Đây là bữa ăn huynh đệ ngày Thứ Năm Tuần Thánh và Lễ Hạ Trần (giác ngộ) trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây.

Đi với Mẹ Mary

Chúng tôi học từ 9 giờ 15 sáng đến lúc tập họp để đi thiền hành lúc 11 giờ trưa. Tôi thường mời cha mẹ tôi đi cùng. Mà làm sao cha mẹ tôi không đi cùng cho được, khi hai người đang ở trong tôi. Cha tôi đang học đi chậm hơn, để ý đến những bông hoa và cảnh vật chung quanh, thay vì để ý đến chỗ cần đến và công việc đang chờ trước mặt.

Hôm nay, tôi cũng mời Mẹ Mary đi cùng. Dầu gì đi nữa, bà cũng là Tổ tiên tâm linh của tôi và tôi cũng thọ nhận DNA tinh thần của bà – tâm thức Ki-tô trong tôi. Cầm tay tôi hôm nay, Mẹ Mary không còn đi “hối hả” nữa. Chất thánh nữ của Mary có mặt rất rõ trong tôi, nơi Thiền Viện Phật giáo này. (Người Phật tử nhận diện Mẹ Mary như đức Quan Thế Âm, Avalokita.) Nhiều người trong chúng ta có thể tiếp xúc với DNA tinh thần của Mẹ Mary qua thực tập thiền lạy, khi chúng ta áp người sát đất và quán tưởng về năng lượng trị liệu của Đất Mẹ trong mỗi chúng ta, và trong tăng thân. Chúng ta niệm Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm và gởi năng lượng trị liệu của Ngài đến mọi người. Lời tụng niệm này thường làm người nghe ứa những giọt nước mắt sung sướng và biết ơn. Với tôi, lời tụng niệm này làm phát khởi trong tôi cùng một năng lượng gặp được ở các thánh đường Lourdes và Fatima, năng lượng mà đã có lần tưởng chừng đã mất trong tôi.

Bây giờ là bốn giờ chiều, giờ tôi đi chấp tác trong ngày: dọn thiền đường trước khi đại chúng vào ngồi thiền và tụng kinh buổi chiều. Bốn mươi năm trước, khi tôi là linh mục, các tín hữu dọn dẹp nhà thờ sau khi tôi làm Thánh lễ. Giờ thì đến lượt tôi. Tôi đang học hạnh khiêm hạ – như Mẹ Mary. Hồi xưa người ta gọi tôi là Cha Adrian, bây giờ tôi được gọi là Pháp Đệ, người Em trong Đạo.

Năm năm trước, Thầy bảo tôi rằng, muốn xuất gia tôi phải xả bỏ hết giấy tờ chứng khoán, tài sản, tài khoản, xe cộ, và Thầy dạy: “Chú phải học hạnh khiêm hạ.” Không ngờ, thực tập này đến hôm nay vẫn chưa khó. Pháp Đệ đang sống an lạc.

Hào quang của Ngài

Sáu giờ chiều. Tối nay, vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, tôi hân hoan khi sư em Pháp Siêu hướng dẫn chúng tôi tụng bài Tán thán đức Bồ tát Đại Bi, Mary.

Đây là lời bài tán:

Trí tuệ bừng lên đóa biện tài
Đứng yên trên sóng sạch trần ai
Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh
Hào quang quét sạch buổi nguy tai
Liễu biếc phất bày muôn thế giới
Sen hồng nở hé vạn lâu đài
Cúi đầu ca ngợi dâng hương thỉnh
Xin nguyện từ bi ứng hiện ngay.
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Vinh danh Mary, Đức Mẹ Từ Bi

Chín giờ tối, tôi ý thức rằng mình đã đi một đoạn đường dài và đã buông bỏ một số ý niệm thần học về Tội Tổ Tông và về gương Giáng Sinh/Cứu Chuộc. “Chúng ta đã bước vào một thế giới suy đồi và tội lỗi – đó là điu chắc chắn, không cần phải bàn. Nhưng chúng ta không bước vào như những ung nhọt trên thịt da hiện hữu, hay như những tạo vật tội lỗi của Thượng Đế(Matthew Fox.) Bây giờ, tôi có thể thấy giáo lý Thụ Thai Vô Nhiễm (Mary thụ thai mà không có tội tổ tông) là một nỗ lực giúp chúng ta thức tỉnh trước sự tráng lệ huy hoàng của Mary. Bây giờ, tôi hiểu món quà của đức Phật về pháp tu thiền và tu giới đã giúp kẻ Ki-tô hữu này sống theo gương mẹ Mary và giáo lý Jesus như thế nào. Chúng ta có thể là những người thường, nhưng cũng như Mary, chúng ta đều là những “Khởi đầu Vô Nhiễm.” Đó là Tin Mừng!

Hồi chuông Cầu Kinh Đức Mẹ liên hồi mời chúng ta thức tỉnh trước Tin Mừng này!

8 tháng 12. 2007 – Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm