Chương 2 Ðiệu múa của ong
ÐỪNG GIAO PHÓ THÂN MẠNG CHO KẺ KHÁC
Có một buổi chiều lộng gió đi núi về, tôi thấy các cửa sổ và cửa ra vào của am Phương Vân bị gió thổi bật tung. Hồi trưa ra đi, tôi chỉ khép hờ các cửa. Gió lộng vào nhà, lạnh lẽo. Giấy tờ trên bàn viết của tôi bay tứ tán. Tôi lập tức đi đóng hết các cửa, đốt cây đèn lớn giữa nhà rồi đi nhặt giấy tờ và sắp lại trên bàn. Xong xuôi, tôi đi đốt lửa ở lò sưởi. Một lúc sau, củi nổ lép bép và căn nhà ấm áp trở lại.
Có nhiều khi ở chốn đông người náo nhiệt, bạn cảm thấy mệt mỏi, lạnh lẽo và trống trải. Bạn rút lui về một mình, sống với nội tâm và cảm thấy ấm áp như tôi đang ngồi trong một căn nhà có mái, có tường che gió che sương và bên một bếp lửa hồng. Giác quan của chúng ta là những cửa sổ mở ra bên ngoài và nhiều khi gió lộng vào, thổi bay tứ tán mọi vật trong nhà. Nhiều người trong chúng ta đã quen mở rộng tất cả các cửa sổ giác quan, mặc tình cho hình sắc và âm thanh bên ngoài xâm chiếm. Nhiều khi những luồng gió bên ngoài lộng vào tận những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn và tạo nên một khung cảnh trống lạnh xác xơ trong nội tâm ta. Có khi nào bạn lỡ xem một cái phim rất tồi trên máy truyền hình mà cứ dành tiếp tục để cho máy mở đến khi chuyện phim chấm dứt ? Tiếng la, tiếng hét, tiếng rên rỉ và tiếng súng nổ làm cho bạn khó chịu lắm phải không ? Tại sao bạn không đứng dậy tắt máy đi mà cứ để cho cái phim kia nó hành hạ bạn như thế ? À, tôi biết rồi. Cái máy truyền hình của bạn là cái máy rẻ tiền chỉ nghe được độc nhất có một đài. Bạn không thể chuyển sang đài khác. Bạn không muốn tắt. Bạn không muốn đóng cái cửa sổ của bạn. Bạn sợ cô độc, trống lạnh khi phải đối diện với chính bạn.
Bạn cũng biết rằng tâm tư ta là gì thì ta là cái ấy. Nếu ta giận thì ta là cái giận, nếu ta yêu thì ta là cái yêu, nếu ta ngắm một đỉnh núi phủ tuyết thì ta là đỉnh núi phủ tuyết, nếu ta theo dỏi một chuyện phim thì ta là truyện phim, nếu ta nằm mơ thì ta là giấc mơ. Ta có một phép lạ vô song là có thể trở thành bất cứ thứ gì mà ta ước muốn, mà không cần đến cuốn sách ước hay là chiếc đũa phép của một nàng tiên. Vậy thì tại sao ta lại mở cửa sổ của ta để đón nhận một cái truyện phim ồn ào, vô duyên và đầy tính cách bức hại như thế ? Tôi không muốn động tới những phim hay. Tôi chỉ muốn nói tới những nhà làm phim rẻ tiền, chuyên thao túng cảm giác của khán giả. Họ kích thích cái sợ, cái lo và cái hồi hộp của bạn và họ tàn phá khán giả của họ, kể cả những khán giả rất trẻ. Ai cho phép họ làm như vậy ? Chính là khán giả của họ. Chúng ta dễ dãi quá, chúng ta xem bất cứ phim ảnh nào.Và cũng tại gì chúng ta vừa có cảm giác cô dơn vừa có cảm giác lười biếng. Chúng ta không muốn tạo ra sự sống của chúng ta. Chúng ta mở máy truyền hình ra và giao phó chúng ta cho kẻ khác dắt dẫn, uốn nắn, tạo tác và phá phách. Theo dõi một truyện phim, bị cuốn hút theo nó là chúng ta phó thác thân mạng chúng ta cho kẻ khác rồi. Ta nên biết rằng có thể là sau một truyện phim như thế, thần kinh và tâm tư ta bị tàn hại và đầu độc không ít.
Bạn, tôi chỉ mới nói về một chuyện phim. Xung quanh chúng ta còn có bao nhiêu cậm bẫy khác do chính đồng loại chúng ta và do cả bản thân chúng ta tạo dựng ra và gài sẵn đó. Trong một ngày ta có thể tán thân thất mạng nhiều lần vì chúng. Ta phải cẩn thận, và phải bảo trọng thân mạng và sự an ổn của ta. Nói như vậy không phải là lúc nào ta cũng đóng im ỉm tất cả những cửa sổ giác quan của ta.
Thực ra, trong thế giới mà ta gọi là “bên ngoài”, có biết bao điều mầu nhiệm. Cửa sổ của ta hãy mở trên những mầu nhiệm đó. Bạn phải chọn lựa và bạn phải thắp lên ngọn đèn quán niệm. Ngồi bên một dòng nước trong, nghe một bản nhạc hay hoặc theo dõi một truyện phim đẹp, ta cũng
đừng phó thác ta hoàn toàn cho dòng nước, khúc nhạc hoặc truyện phim. Mặt trời ý thức mà được thắp lên là hầu hết mọi tai nạn ta đều tránh thoát được và dòng nước sẽ trong hơn, tiếng nhạc và truyện phim sẽ làm ta thấy rõ tâm tư của người nghệ sĩ hơn. Người hành giả sơ tâm thường bỏ chợ búa xã hội vào ngồi trong rừng xanh là để đóng lại những cái cửa sổ thường làm cho người ấy loạn tâm, và suốt ngày thấy núi rừng yên tĩnh, do đó, có thể khôi phục lại được chính mình mà không để tự mình trôi lăn theo dòng thác lũ của “thế giới bên ngoài “. Rừng cây im mát thanh tịnh giúp cho hành giả nhiếp tâm vào chánh niệm. Một khi chánh niệm đã vững chãi rồi thì dù ngồi giữa chốn chợ búa hành giả cũng không còn bị xáo động. Nhưng cho đến khi ấy, hành giả phải thận trọng, phải nuôi dưỡng chánh niệm hàng giờ, hàng ngày, phải chọn lựa những khung cảnh và những thực phẩm thích hợp cho bản thân mình.
NGƯỜI BỊ CẢM CHƯA ÐƯỢC TẮM NƯỚC LẠNH
Nếu là một nhà phê bình văn nghệ, bạn sẽ đọc một cuốn truyện hoặc xem một cuốn phim bằng con mắt biết nhận xét của bạn. Ít nhiều trong khi đọc hoặc trong khi xem bạn cũng ý thức được trách vụ của nhà phê bình nơi bạn cho nên bạn không là “nạn nhân” của cốt truyện đó hoặc chuyện phim đó. Bạn có khả năng tự chủ. Người sống trong chánh niệm là một người có tự chủ: tuy cửa sổ giác quan của họ mở ra trên thế giới, nhưng căn nhà tâm ý của họ không hề bị cướp đoạt. Nói như vậy để chúng ta nhớ rằng thế giới hình sắc và âm thanh “bên ngoài” không phải là kẻ thù độc hại của chúng ta. Nếu chúng ta giữ gìn những cửa sổ giác quan của chúng ta là tại gì chúng ta chưa đủ sức mạnh để đương đầu với thế giới ấy, cũng như ta bị cảm cúm thì ta chưa thể đi tắm nước lạnh. Tôi nhớ ngày xưa trong một bửa cơm chay tại nhà Lá Bối, tôi được mời phát biểu ý kiến về văn nghệ. Tôi nói theo tôi văn nghệ phải có tính cách khai thị và tri liệu. Khai
thị là mở bày cho người ta thấy tình trạng thật của con người và của xã hội, và tri liệu là đề ra đường lối chữa trị thích hợp. Hôm ấy có nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có ông Hồ Hữu Tường. Ông Tường đứng lên nói nửa đùa nửa thật: “Ðó là ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang thuở xưa. Văn nghệ trị liệu là Văn nghệ cứu người và cứu nước. Lang tức là lương y”. Tôi nhớ trong Ðạo Phật có nhiều khi người ta gọi Phật là y vương, tức là vua thầy thuốc, bởi vì sự giáo hóa của Phật được thực hiện trên sự chẩn định căn cơ tâm lý của từng chúng sanh. Tất Ðạt Da cũng đã vào ngồi trong rừng và bên dòng Ni Liên Thuyền nhiều năm trước khi trở về với xã hội. Con người hôm nay sống trong một xã hội đầy tiếng ồn, bụi
bặm và sự chèn ép lẫn nhau, chỉ có thể thỉnh thoảng trốn vào công viên dược một chút mà thôi . Trong thời đại ta, âm nhạc, tiểu thuyết, quán rượu và những chương trình truyền hình có quá ít tính chất trị liệu. Trái lại những thứ đó có thể là cho con người chán chường hơn, rách nát hơn, mệt mỏi hơn. Vậy con người phải tìm cách tự vệ. Phải biết xử dụng cách đóng mở những cửa sổ giác quan. Ðối với sự thiền tập, đó là bước đầu rất quan trọng. Tôi cần những khung cảnh và những phẩm vật thích hợp với tôi, có thể làm cho tôi an lạc, thanh tịnh, vui tươi, khỏe mạnh. Tôi biết trong “thế giới bên ngoài”, có những khung cảnh và những phẩm vật như thế. Ví dụ một cảnh suối rừng, một đứa trẻ thơ, một người bạn thân, một cuốn sách hay, một khúc hòa tấu, một bữa cơm ngon và lành… Tôi biết tôi có thể tìm đến hoặc với tới những thứ ấỵ Nhưng tôi cũng biết rằng thiếu chánh niệm tôi cũng không thể thưởng thức và bảo vệ cho những thứ đó.
HÃY CHĂM BÓN CÂY LỰU TRƯỚC SÂN NHÀ
Khi ta mới tới ngồi bên một dòng suối, ta thấy sung sướng được nhìn dòng nước chảy, được nghe tiếng suối reo và được ngắm những tảng đá bui cây hạt sỏi bên suối. Ta với suối là một, và ta có được sự êm mát, thanh tịnh và trong sáng của suối. Nhưng có thể ta sẽ chán dòng suối sau đó vì tâm ta không an. Tâm ta nghĩ dến những việc khác và ta dồng nhất ta với những việc khác ấy, do đó ta không còn là dòng suối nửa. Người thiền giả thân ở rừng mà tâm ở chợ thì rừng có cũng như không. Khi ta sống bên một đứa trẻ thơ hoặc bên một người bạn hiền, ta thấy được sự tươi mát của đứa bé hoặc sự ấm áp của người bạn. Ta dược hưởng sự tươi mát đó hoặc sự ấm áp đó. Ta là dứa bé, ta là người bạn. Nhưng nếu tâm ta không an, thì đứa bé có đó cũng như không, người bạn có đó cũng như không. Ta phải có ý thức về sự quý giá của đứa bé hay của người bạn và như thế ta mới thưởng thức được sự có mặt của họ, và mới bồi đắp và nuôi dưỡng được họ để họ mãi mãi còn là niềm hạnh phúc của ta. Nếu ta vô tâm và dại dột, ta có thể sinh ra bất mãn, trách cứ, cãi cọ với họ, hoặc đòi hỏi quá đáng nơi họ, để cuối cùng ta mất họ. Mà một khi mất họ rồi thì ta mới thấy họ quý giá, ta mới tiếc thương họ. Khi còn họ thì ta không trân quý, khi mất họ rồi thì ta có tiếc thương cũng vô ích. Quanh ta đầy dẫy những mầu nhiệm: một cốc nước, một tia nắng, một tờ lá, một con sâu, một bông hoa, một tiếng cười, một trận mưa. Nếu ta có chánh niệm, ta sẽ dễ dàng thấy được sự mầu nhiệm của vạn vật. Trong ta cũng đầy dẫy những mầu nhiệm: mắt ta thấy được bao nhiêu hình dáng và mầu sắc, tai ta nghe được bao nhiêu âm thanh, óc ta suy tưởng được từ một hạt bụi cho đến một thiên hà, tim ta thổn thức theo được nhịp tim của bao nhiêu loài sinh vật khác… Những lúc mệt mỏi và chán nản vì cuộc sống vật lộn và ồn ào, ta thường không thấy được sự mầu nhiệm trong ta và trong vạn vật.
Cây lựu ở sân trước nhà bạn, bạn hãy nhìn nó trong chánh niệm: nó là một thực tại mầu nhiệm. Bạn để ý lân mẫn và săn sóc nó thì bạn chia sẽ dược sự mầu nhiệm của nó. Mới có một tuần lễ đợc chăm bón mà nó tốt tươi hẳn lên. Những người thân của bạn cũng vậy. Dưới ảnh hưởng của chánh niệm, bạn trở thành cẩn trọng, hiểu biết ưu ái; phong thái của bạn không những nuôi dưỡng và làm dẹp cho bạn mà còn nuôi dưỡng và làm đẹp cho những người sống bên cạnh bạn. Một người sống trong chánh niệm thì không những cả nhà được nhờ cậy mà xã hội cũng nhờ thế mà thay đổi. Vì lý do vừa nêu ra đó, ta thấy tâm ta quyết dịnh mọi đường. Ðỉnh núi tuyết sáng rỡ và hùng vĩ kia ta ngắm nó thì ta với nó là một. Muốn cho đỉnh núi đó còn thì tâm ta phải có mặt. Tâm ta có mặt thì dù ta có nhắm mắt lại đỉnh tuyết ấy cũng còn đó. Khi người thiền giả ngồi trong tư thế kiết già, tuy y có đóng bớt lại một vài cánh của sổ giác quan, y vẫn cảm thấy sự có mặt của tất cả vũ trụ bỏi vì tâm y có mặt. Nhiều khi y nhắm mắt chỉ là để nhìn thấy cho rõ, như tôi đã nói một lần. Vậy hình sắc và âm thanh của “thế giới bên ngoài” không phải là giặc. Giặc chính là thất niệm, nghĩa là sự vắng mặt của tâm.
ÐỪNG TRỞ THÀNH MỘT THUỘC ÐỊA
Thợ thuyền Pháp, và cả đảng Xã Hội đang cầm quyền nũa, hiện đang tranh đấu để rút thời giờ làm việc hàng tuần từ bốn mươi giờ xuống ba nươi lăm giờ. Cuộc tranh đấu thật cam go. Nhưng năm giờ dồng hồ đạt được dó, chúng ta sẽ xử dụng như thế nào ? Nếu chúng ta cũng xử dụng nó như buổi chiều thứ bảy, nghĩa là để ngồi hết buổi trước máy truyền hình hoặc trong một quán rượu thì oan uổng biết mấy. Cố nhiên là ta cần thời giờ để nghỉ ngơi, để sống. Nhưng sống như thế nào ? Ta có thói quen: hễ rảnh tay là ta mở máy truyền hình mà theo dõi một truyện phim trinh thám hay gì cũng dược, để khỏi phải “ở không “, nghĩa là để khỏi phải đối diện với chính ta. Nhiều khi máy truyền hình làm ta mệt thêm, cáu thêm nhức đầu thêm.. Thì giờ tự do mà ta tranh đấu được có thể bị các công ty phim ảnh, quảng cáo và tuyên truyền chính trị cướp đoạt, rồi cuối cùng ta sẽ bị biến thành những thuộc địa của kẻ khác. Ta phải tìm cách xử dụng thì giờ nghỉ ngơi quý báu của ta cho hợp lý, để ta thực sự được nghỉ ngơi và có được sự an lạc. Bạn chọn những chương trình hay trên các đài truyền hình và chỉ mở máy để nghe những chương trình ấy mà thôi. Và bạn chọn những khung cảnh đẹp đẽ và êm mát, những buổi sum họp thân mật với những người bạn yêu mến, những cuốn sách và những và những dĩa hát bạn ưa thích v.v… Tất cả những gì bạn đã chọn, bạn hãy sống thật thoải mái và có ý thức với chúng. Bạn nhớ rằng: mình chọn những cái gì thì mình sẽ là cái ấy. Có khi nào ở trước bãi biển lúc mặt trời mọc hoặc trên núi cao lúc giữa trưa, bạn vươn vai thở một hơi dài hít vào dầy phổi không khí trong sạch của bầu trời lồng lộng nơi ấy ? Có phải là bạn thấy mình là một với trời biển và núi sông không ? Nếu bạn nghĩ rằng bạn ở xa biển, xa núi quá thì bạn hãy ngồi lại trong tư thế hoa sen, và là như người hành giả kia, thở một hơi thở vừa nhẹ vừa dài, và đưa biển, núi và thái hư về trong bạn. Hoặc bạn ra bờ sông hoặc ra công viên gần nơi bạn cư trú.
ÐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI CHỦ THỂ NHẬN THỨC
Ý thức là ý thức về một cái gì, vì vậy đối tượng quán chiếu của tâm cũng là tâm. Khi quán chiếu núi thì tâm là núi, khi quán chiếu biển thì tâm là biển. Duy thức học nhấn mạnh dến diểm dó: nhận thức bao hàm cả chủ thể nhận thức lẫn dối tượng nhận thức. Khi ta quán chiếu thân thể ta thì ta giới hạn nhận thức của ta trong phạm vi thân thể ta, và ta là thân thể ta, dù rằng thân thể ta không phải là một thực thể riêng biệt, độc lập, có thể tồn tại độc lập với vũ trụ. Cũng như thế, khi quán niệm về không gian vô biên, ta đồng nhất với không gian vô biên, và ta đi vào một trạng thái thiền dịnh gọi là không vô biên xứ định. Dó là một trong bốn cảnh giới thiền dịnh gọi là tứ không định (ãkas’ãnantyãyatana ). Nếu ta quán niệm về tâm thức bao hàm cả không thời gian và an trú trong trạng thái quán niệm ấy, thì ta di vào thức vô biên xứ dịnh (vijnànanãntyãyatana ). Nếu ta quán niệm về đặc tính vô tướng của tất cả các pháp trong vũ trụ thì ta di vào vô sở hữu xứ định (ãkincanyàyatana ). Khi ta quán niệm về nhận thức trong đó không còn sự phân biệt chủ thể và đối tượng thì ta đi vào phi tưởng phi phi tưởng dịnh (naivasan~jnãnãsanjnãyatana ). Bốn trạng thái thiền định này không phải là khó thực hiện như nhiều người thường nghĩ, miển là ta biết thường trực quan sát đường đi nước bước của tâm tạ Bạn có muốn thực tập thì cứ thử, nhưng nếu không thực tập cũng không sao. Ðiều cần nhắc ở đây là đừng gạt tất cả những gì mà bạn cho là đối tượng của nhận thức ra khỏi nhận thức. Thân thể của bạn, cũng như đỉnh núi và dòng sông kia một khi dược bạn nhận thức, đều là tâm của bạn.
BUÔNG BỎ Ý NIỆM TRONG VÀ NGOÀI
Có lẽ bạn đã để ý rằng mỗi khi dùng mệnh đề “thế giới bên ngoài ” tôi đều đặt no’ trong vòng kép. Tôi làm như thế là vì tôi không thực sự thấy rằng thế giới ấy là thế giới “bên ngoài” . Bạn thử quán sát xem: bên ngoài là bên ngoài của thân hay của tâm ? Thân thể ta , máu thịt và gân cốt ta đều thuộc về thế giới “bên ngoài ” ấy. Cho đến hệ thần kinh và óc tủy của chúng ta cũng đều thuộc về cùng một thế giới. Cái dung tích mấy trăm phân khối chứa não bộ của ta, nó có phải là cái ” thế giới bên trong “để đối với cái “thế giới bên ngoài ” hay không ? Bạn nói là không, bởi vì nó là một phần của không gian, tức là một phần của thế giới bên ngoài. Vậy thì thế giới bên trong là tâm, bạn nói. Nhưng tâm ở đâu ? Bạn có thể xác dịnh được vị trí của tâm không ? Bạn hãy dùng tâm mà quan sát tâm như quan sát mọi hiện tượng khác mà ta gọi là vật lý. Tâm liên hệ tới thần kinh và não bộ : tâm là ký ức và cảm giác, là tư tưởng, là nhận thức, những hiện tượng ấy có liên hệ tới gốc rễ sinh lý của chúng, có sinh diệt, có cường độ. Bạn nói ta có thể xác dịnh vị trí không gian và thời gian của chúng. Về không gian thì căn cứ của chúng là thần kinh và não bộ. Về thời gian thì chúng có thể phát hiện hôm qua, ngày nay hoặc ngày mai. Như vậy dưới nhận thức của tâm, tâm trở thành một phần của cái thế giới mà ta gọi là thế giới bên ngoài. Cứ theo đà ấy mà suy xét thì tất cả đều thuộc về thế giới bên ngoài ấy. Nhưng bên ngoài là bên ngoài của cái gì ? Làm gì có bên ngoài nếu không có bên trong? Những quan sát ấy không phải để đưa tới kết luận rằng thế giới bên ngoài nằm gọn trong tâm và tâm bao hàm tất cả pháp giới. Bởi vì một kết luận như thế vẫn còn được đặt trên sự phân biệt trong và ngoài. “Tất cả dều trong tâm, ngoài tâm không còn gì nữa”. Câu nói này cũng vô lý như câu nói: “Tâm ta nhận thức dược thế giới bên ngoài”.
Lý do của sự lúng túng nằm ở thói phân biệ.t trong và ngoài của chúng ta. Trong đời sống thực dụng hằng ngày, sự phân biệt ấy rất cần thiết. Ta phải phân biệt trong và ngoài, bởi vì vào mùa đông ở trong nhà ta có thể mặt ít áo, nhưng ra ngoài đường (tức là ngoài nhà!) thì phải mặc cho thật ấm, nếu không muốn bị xưng phổi. Các ý niệm như cao/thấp, một/nhiều, tới/di, sinh/diệt v.v… cũng vậy, rất cần cho nhận thức và hành dộng thực dụng cu?a sự sống hằng ngày. Nhưng đến khi ta thoát ra khỏi phạm vi sự sống thực dụng đó mà đi vào sự quán sát thực tướng của vũ trụ thì ta phải rời bỏ các ý niệm kia. Ví dụ khi ta ngửng dầu lên nhìn trăng sao, ta thường cho phía ấy là phía trên, nhưng cùng một lúc ấy những người đang đứng ở bán cầu bên kia trái dất của ta lại cho phía ấy là phía dưới. Trên chỉ là trên đối với ta mà thôi. Trên là trên trong cuộc sống thực dụng chứ không phải là trên của chân lý vũ trụ. Muốn quán sát vũ trụ phải biết buông bỏ ý niệm trên dưới ấỵ
THỰC TẠI KHÔNG CHỊU ÐỰNG ÐƯỢC KHUÔN KHỔ
Vậy sự buông bỏ ý niệm về khuôn khổ rất cần thiết cho người thực tập thiền quán. Khi ta quán sát thân thể, cảm giác, tư tưởng và nhận thức của ta, ta cũng đặt chúng vào khuôn khổ không gian và thời gian như khi ta quán sát các hiện tượng vật lý, và như thế là ta đặt chúng vào cùng trong một thế giới, sắp đối tượng tâm lý bên cạnh các đối tượng sinh lý và vật lý. Bạn đặt câu hỏi: tâm như là đối tượng quán sát có còn là tâm nữa hay chăng, hay chỉ là bóng dáng rơi rớt của tâm? Câu hỏi đó thông minh. Bạn có thể hỏi tiếp: các đối tượng quán sát của tâm mà ta xếp vào hai phạm trù sinh lý và vật lý có còn nằm trong thể tính và tự thân của chúng hay không , hay chỉ còn là bóng dáng rơi rớt của một thực tại bị đối tượng hoá ? Tâm của ta đã tạo dựng ra những khuôn khổ như không gian và thời gian, trên và dưới, trong và ngoài, mình và người, nhân và quả, sinh và diệt, một và nhiều v.v… và đặt mọi hiện tượng sinh lý, vật lý và tâm lý vào trong những khuôn khổ đó để quan sát, mong tìm ra dược chân tướng của chúng. Thái độ đó là thái dộ của người đem nước lã rót dầy vào các ve chai có hình thù lớn nhỏ tròn dài khác nhau để tìm hiểu tình trạng và dung tích của nước. Thực tại trong tự thân nó không bao giờ chịu dựng được bất cứ khuôn khổ nào, và vì vậy người muốn thể nhập nó phải quăng bỏ những khuôn khổ ý niệm sử dụng trong đời sống thực dụng hằng ngày.ỵ Các nhà khoa học vật lý hiện giờ cũng thấy được điều đó. Thuyết Tương Ðối chủ trương rằng nếu không buông bỏ ý niệm thời gian và không gian độc lập và tuyệt đối thì không thể nào đi xa trên con dường hiểu biết vũ trụ . Thuyết Lượng Tử nói rằng đi vào thế giới vật thể cực vi thì phải bỏ lại các ý niệm sự vật, có không, nhân quả, trước sau v.v…thường được áp dụng trong thế giới sinh hoạt thực dụng hằng ngàỵ
TUỆ LÀ CÔNG TRÌNH CỦA QUÁN CHIẾU KHÔNG PHẢI CỦA SUY TƯ
Các khoa học gia thuyết Lượng Tử bây giờ cũng biết rằng tâm quán sát của ta có liên hệ mật thiết tới vật ta quán sát, và đã bắt dầu nói nhiều tới tâm. Năm 1979, đài France Culture có tổ chức một tuần lể tọa đàm tại Cordoue, Y Pha Nho, về vị trí của tâm trong khoa học, và nhiều học giả nổi tiếng các nước đã được mời tới tham dự. Ðề tài tọa đàm là Khoa Học và Tâm Thức (Science et Conscienne). Nhiều khoa học gia tham dự đã tỏ ý tin tưởng rằng tâm và thế giới cùng có chung một thể tính. Các khoa học gia thấy được tính cách then chốt của tâm, nhưng đa số cũng còn nghiên cứu tâm như những đối tượng khác trong phòng thí nghiệm của họ : tâm ở đây không còn là tâm mà là những hình bóng rơi rụng của tâm gắn trong những khuôn khổ ý niệm. Chắc bạn còn nói đến câu này trong Kinh Niệm Xứ : quán niệm thân thể trong thân thể, quán niệm cảm giác trong cảm giác, quán niệm tâm thức nơi tâm thức, quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Câu này có nghĩa là: sống chánh niệm với thân thể chứ không phải là khảo cứu về thân thể như một đối tượng, sống chánh niệm với cảm giác, tâm thức và đối tượng tâm thức chứ không phải là khảo cứu về cảm giác, tâm thức và đối tượng tâm thức như những đối tượng. Khi ta quán niệm về thân thể ta, ta sống với thân thể ta như một thực tại với tất cả sự chăm chú và tỉnh táo của ta, ta là một với thân thể ta, cũng như khi ánh sáng chiếu vào một nụ hoa nó thâm nhập vào nụ hoa, làm một với nụ hoa và làm cho nụ hoa hé nở. Công phu quán niệm làm phát hiện không phải là một ý niệm về thực tại mà là một cái thấy về thực tại. Cái thấy đó là tuệ, do niệm và định đưa đẩy tới. Suy tư là xây dựng nên những kiến trúc tư tưởng bằng những viên gạch ý niệm rút từ kho tàng ký ức. Tự thân của suy tư không có giá trị sáng tạo. Chỉ khi nào Tuệ được phát hiện thì suy tư mới có thực chất mới. Tuệ không phải là do suy tư đưa tới: nó là công trình của sự quán chiếu. Tuệ có thể nhờ tư tưởng chuyên chở, nhưng tư tưởng nhiều khi khó chuyên chở được Tuệ, bởi vì tư tưởng thường hay bị các phạm trù ý niệm của chúng điều khiển và gò bó. Tư tưởng và ngôn ngữ nhiều khi không diễn tả được Tuệ hay bằng một cái nhìn hay một tiếng cười, chính là gì thế.
ÐIỆU MÚA CỦA LOÀI ONG
Bạn đã từng dọc sách hoặc xem phim về sinh hoạt loài ong chưa. Khi con ong thợ phát kiến dược một địa điểm nhiều hoa, nó bay về tổ báo cho đồng loại biết phương hướng và vị trí của địa điểm này bằng cách đi vài đường múa. Có nhiều điểm xa cách tổ ong đến hàng cây số. Học giả K. Von Frisch từng nghiên cứu về ngôn ngữ “múa” ấy của loài ong. Loài người cũng biết múa và có nhiều nghệ sĩ từng diễn tả nội tâm bằng những điệu múa.. Có người diễn tả nội tâm bằng âm nhạc hoặc hội họa. Lời nói của chúng ta cũng chỉ là những đường múa, những tiếng hát, những nét họa. Nó có thể vụng về hoặc khéo léo. Nó có thể chuyên chở dược nhiều hay ít cái thấy của chúng ta. Nhưng sự khéo léo không phải chỉ cần thiết ở người sử dụng ngôn ngữ. Chính người nghe cũng phải khéo léo và tinh ý. Bởi ngôn ngữ thường không thoát được những phạm trù ý niệm. Dầu người nói có khéo léo lách thoát khỏi một mớ phạm trù này thì người nghe cũng có thể rơi vào cạm bẩy của những phạm trù ấy . Bởi vì những chai và bình của ta đem ra để đựng nước đều có sẵn những hình thái và dung lượng của chúng. Thiền giả hay nói đến tính cách “bất lập văn tự” không phải nhất thiết là để phủ nhận khả năng diễn đạt của văn tự mà chỉ là để đề phòng sự chấp chặt vào văn tự của người sử dụng cũng như của người tiếp nhận. Những tác phẩm như Trung Quán Luận của luận sư Long Thọ ( sáng tác vào thế kỷ thứ hai dương lịch ) biểu trưng cho ý thức muốn sử dụng ý niệm để đập vỡ ý niệm. Trung quán Luận không nhắm tới sự thành lập một ý niệm hay một luận thuyết nào hết mà chỉ nhằm tới sự phá bỏ tất cả mọi ý niệm, đập vỡ hết cả tất cả mọi chai lọ, ống và bình để cho ta thấy nước là một cái gì không cần hình tướng mà vẫn hiện thực. Trung Quán Luận là những điệu múa nhằm giúp ta bỏ lại các khuôn khổ ý niệm trước khi đi vào sự thể nghiệm thực tại. Ðiệu múa ấy chỉ là phương tiện phá bỏ chướng ngại trên con dường thể nghiệm thực tại mà không phải là một hình ảnh thực tại được mô tả.
KIẾN THỨC LÀ CHƯỚNG NGẠI CỦA TUỆ GIÁC
Những phát minh lớn của khoa học không phải là hoa trái của suy tư mà là của tuệ giác. Công cụ của nhà khoa học không phải chỉ là trí năng và phòng thí nghiệm mà là cả con người của ông ta, trong dó có phần vô thức thâm sâu. Trí năng dóng vai trò ươm hạt và vun xén. Nó gieo hạt nghi án vào vào mảnh đất tâm. Chừng nào hạt chưa mọc mầm thành cây thì trí năng vẫn còn chưa làm được trò trống gì, chỉ suốt ngày đánh võ trong hư không. Hạt nghi án nở thành mầm tuệ giác vào những lúc bất ngờ nhất, nghiã là những lúc mà trí năng không hoạt động, không “đánh võ trong hư không “. Tuệ giác đó là một cống hiến của công trình ấp ủ của nhà khoa học, trong lúc thức cũng như trong giấc ngủ, trong khi ăn cũng như lúc đi bách bộ. Ðối với nhà khoa học, nghi án vùi chôn trong tâm thức ông, nếu ấp ủ suốt ngày đêm bằng niệm lực thì sẽ có cơ phá giảị Sự phát kiến mới làm rạn nứt những sở tri (kiến thức) cũ và buộc trí năng phải phá bỏ những kiến trúc hiện thời của nó để xây dựng một kiến trúc mới. Kiến thức cũ là chướng ngại cho tuệ giác mới, vì vậy trong Phật học chúng ffược gọi là sở tri chướng. Cũng như các nhà đạt đạo, các nhà khoa học lớn đều có đi qua, những giai đoạn biến đổi lớn trong bản thân. Sở dĩ họ đạt được những cái thấy sâu sắc là vì nơi họ niệm lực và định lực dã khá dồi dàọ Trí tuệ không phải là sự chất dống của tri thức. Trái lại, nó vùng vẫy để thoát khỏi các tri thức ấy. Nó đập vỡ các tri thức cũ để làm phát sinh những tri thức mới phù hợp hơn với thực tại. Khi Copernic phát minh ra rằng trái dất xoay quanh mặt trời thì có biết bao ý niệm về thiên văn học cũ bị sụp đổ, trong đó có ý niệm trên và dưới. Thuyết Lương Tử hiện thời đang phấn dấu mãnh liệt để vượt thoát các ý niệm đồng nhất và nhân quả vốn là những ý niệm căn bản xưa nay của khoa học. Khoa học cũng đang dấn thân trên con đường rũ bỏ ý niệm như đạo học. Khi Phật Thích Ca đưa ra ý niệm vô ngã, ông đã làm dảo lộn không biết bao nhiêu quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Phật đã giáng một đòn lớn trên ý niệm phổ thông và kiên cố nhất của loài người: ý niệm về sự tồn tại của ngã. Những người thấu hiểu được vô ngã thì biết rằng vô ngã là một ý niệm được dưa ra để đánh đổ ý niệm ngã chứ không là một đồ án mới của thực tại. Vô ngã là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Nếu vô ngã chỉ là ý niệm thì nó cũng cần phải phá vỡ như một
ý niệm khác.
KHÔNG NÓI NÊN LỜI
Nơi con người, cái biết được diễn dịch thành khái niệm, tư tưởng và ngôn ngữ. Cái biết ở dây không phải là tri thức thu lượm được bằng cách chất chứa. Nó là một cái thấy trực tiếp và mau lẹ ; nghiêng về tình cảm thì ta gọi là cảm xúc, nghiêng về trí tuệ thì ta gọi là tri giác. Nó là trực giác chứ không phải là kết quả của suy luận. Có khi nó hiện hữu tràn dầy trong ta nhưng ta không diển dịch nó thành khái niệm được, không dùng hình thức tư duy dể chuyên chở nó dược và do dó không diễn tả nó được thành lời. Nói không nên lời là tâm trạng ta lúc đó. Có những tri giác dược mô tả trong Phật học là bất khả tư, bất khả nghị, bất khả thuyết nghĩa là không thể suy tư, nghị luận và thành lập học thuyết.
AI BIẾT
Cái biết của ta, ta tự hào là do ta đạt dược; kỳ thực, đó là cái biết của chủng loại ta, diễn biến và tiến hóa từ những kiếp nào xa lắc khi ta còn bơ vơ giữa ranh giới vô cơ và hữu cơ. Nói đến cái biết ta cứ nghĩ ngay đến con người với não bộ hơi lớn của nó mà không nhớ rằng cái biết đang hiện hữu nơi mọi loài vật, ở cả những vật mà ta gọi là “vô tri “. Các loài ong, nhện và tò vò có mặt trong những loài vật ” khéo tay ” nhất. Chúng có thể tạo dựng những kiến trúc thật dẹp. Khi ta quán sát tổ ong, tổ vò vò và lưới nhện, ta thấy chúng có khả năng “biết làm ” ( le savoir-faire ). Ta nói: “Các loài này không biết tư duy, không biết toán học, không làm được đồ án và dự tính. Chúng không có trí tuệ mà chỉ có bản năng”. Tuy vậy, không phải là loài người làm ra tổ ong, tổ tò vò và màng nhện cho các loài nàỵ Chính những con vật bé nhỏ không có “khối óc” đó đã tự xây dựng nên những thứ mà ta phải tấm tắc khen dẹp. Nếu không phải chúng biết thì ai biết ? Chính là chúng, chính là chũng loại của chúng trong lịch trình tiến hóa. Nhìn vào loài thực vật, ta cũng thấy dầy dẫy những sự mầu nhiệm của cái biết. Cây chanh “biết” đâm rễ, làm cành, làm lá, làm hoa, làm tráị Bạn nói rằng cây chanh không có nhận thức thì làm gì biết “làm” có phải không ? Xương sườn, xương sống và các hạch tiết tuyến trong bạn có phải là do bạn vận dụng trí thức của bạn mà làm ra chăng ? Ðó là công trình của cái Biết, một cái biết bao trùm tất cả những cái biết khác trong đó có cái suy tư của bạn.
BIẾT TRONG TRỜI XANH
Bây giờ bạn thử gạt bỏ khái niệm về ngã, thử dùng một thứ ngôn ngữ không có chủ từ dể xem chúng ta thấy được gì. Ví dụ: mưa. Thường thường ta hay nói “trời mưa”, trời là chủ từ còn mưa là động từ. Nhưng chủ từ không thật sự là một chủ từ. Người Tây Phương nói : it rains, il pleut. Chủ từ it hay il cũng không thực sự chỉ một cái gì hết. Có khi ta nói mưa rơi, mưa được xem là chủ từ còn rơi là dộng từ. Xét lại nói mưa rơi là vô nghĩa. Mưa thì có nước rơi, nếu không có rơi thì không phải là mưa. Vậy ta có thể nói mưa ở Saigon, mưa ở ÐàLat., không dùng chủ từ mà vẫn diễn đạt được thực tạị Ta hãy dùng động từ biết theo kiểu đó, và nói; biết trong con người, biết trong loài ong, biết nơi cây chanh. Nghe lạ tai thật, nhưng chỉ là do thói quen của chúng ta, khi nói là phải có chủ từ. Tiếng biết ở đa^y có thể là một động từ hay một danh từ, như trường hợp “mưa ở Saigon, mưa ở Hà nội”. Nếu mưa Saigon có nghĩa là có mưa ở Saigon thì biết trong con người có nghĩa là có sự biết trong con người, có gì mà không hiểu được. Theo như tôi thấy, cái biết có mặt khắp chốn và biển hiện khắp chốn. Biết trong anh Hai, biết nơi cô Ba, biết nơi con ong, biết nơi cây đào, biết trên thái hư, biết giữa tinh hà. Nếu ngôn ngữ Tây Phương nói il pleut sur Paris được thì cũng có thể nói il pense dans l’azur được chứ sao không. Một thiền sư nào dó, trong một tuần lễ hướng dẫn thực tập quán niệm về vô ngã, có thể đề nghị thiền sinh của mình sữ dụng lối ngôn ngữ không có chủ từ này, và chỉ sử dụng lối ngôn ngữ ấy mà thôi. Tôi tin rằng phương pháp đó có thể đưa tới những kết quả rất tốt.
TRONG GIÓ CÓ CÁI BIẾT
Chúng ta hãy thử đuà một tí với diệu múa sau đây để “biết” thêm về cái biết. Giả sử tôi nói: tôi biết gió đang thổi. Chữ tôi ở đây, bạn nghĩ, có nghĩa là tâm hơn là thân, và vì vậy nó có nghĩa tâm ( tôi ) biết gió đang thổi. Tâm tức là cái biết. Vậy thì ta đang thực sự nói : cái biết biết gió đang thổi. Sự vô lý nằm ở chổ cái biết biết ( la connaissance connait ). Ta tưởng tượng cái biết là một thực thể tồn tại độc lập với đối tượng biết của nó, cư trú trong đầu ta và vươn ra ngoài cái biết sự vật, giống như là cái thước đo có sẵn, đem ra để do chiều dài sự vật. Ta đã lồng cái biết của ta vào khuôn khổ do chính cái biết của ta tạo tác ra, do đó cái biết mà ta ngỡ là cái biết không còn là cái biết trong tự thân nó nữạ Khi ta nói gió dang thổi (le vent souffle) ta thực sự không nghĩ rằng có một cái gì đang thổi một cái gì. Gió tức là thổi, không thổi tức là không gió. Cái biết cũng vậy: tâm tức là cái biết, cái biết tức là tâm. Cái biết mà ta đang nói tới đây là cái biết về gió. “Biết là biết một cái gì”, vậy gió và cái biết không rời nhau, gió và cái biết là một. Ta chỉ nói đến “gió” là đủ. Sự có mặt của gió bao hàm sự có mặt của cái biết và của động tác thổi. Dồn mệnh dề tôi biết gió đang thổi thành một tiếng “gió” có thể vừa tránh cho ta nhiều lỗi văn phạm vừa giúp cho ta tới gần sự thực hơn. Trong cuộc sống thực dụng hằng ngày, ta đã tập thói quen suy nghĩ và diễn tả theo nhận thức về sự tồn tại của những chủ thể độc lập cho nên ta sẽ gặp một ít khó khăn khi đi vào thế giới phân biệt ( 7 ) của thực tạị
ÐỘNG TÁC LÀ BẢN THÂN CỦA CHỦ THỂ ÐỘNG TÁC
Trong các mệnh đề như gió thổi, mưa rơi và sông trôi, ta thấy rõ chủ từ và động từ là một: không thổi là không phải gió, không rơi là không phải mưa và không trôi là không phải sông. Xét cho tinh tế, ta thấy chủ thể nằm trong hành dộng và hành dộng tức là chủ thể. Chủ thể với hành dộng là một, cũng như vật chất và năng lượng là một. Ðộng từ phổ cập nhất là động từ hiện hữu (être): tôi hiện hữu, anh hiện hữu, núi sông hiện hữu. Nhưng vì dộng từ này không diễn tả được trạng thái sinh động của vạn vật cho nên người ta hay thay thế nó bằng động từ trở thành (devenir). Hai dộng từ này cũng được người Tây Phương dùng như những danh từ: l’être và le devenir (tiếng Pháp) hoặc being và becoming (tiếng Anh). Nhưng trở thành cái gì mới được chứ ? Tiếng trở thành ở đây thực ra chỉ có nghĩa là chuyển biến không ngừng, và do đó nó cũng có tính cách phổ biến như tiếng hiện hữu. Nó không diễn tả được cái phong cách hiện hữu và trở thành của từng hiện tượng xét riêng. Ví dụ trong trường hợp gió thì hiện hữu hoặc trở thành là thổi, trong trường hợp mưa là rơi, trong trường hợp sông là trôi. Ta thấy ngay rằng nếu dộng từ hiện hữu là hoàn toàn phổ biến thì các động từ thổi, rơi và trôi cũng còn rất phổ biến: (không những mưa rơi mà tuyết, lá, phóng xạ v.v… cũng rơi ). Trong khi đó, động từ mưa là đầy đủ nhất cho chủ thể mưa. Ta có thể nói “mưa mưa” cho đủ chủ từ và động từ, hoặc chỉ cần nói mưa như một động từ ( hoặc như một chủ từ, tùy ý thích của ta). Cứ như thế, bạn có thể nói: người họa sĩ vẽ, thiền giả ngồi thiền, người đọc sách dọc sách, ông vua làm vua, Tuệ Trung làm Tuệ Trung, núi làm núi, mây làm mâỵ Lý do tồn tại của vua là để làm vua, lý do tồn tại của núi là dể làm núi. Làm vua tức là làm tất cả những gì mà một ông vua làm: trị nước, an dân, thiết triều, và một vạn truyện khác. Như trong trường hợp “mưa mưa”, ta không nói “vua làm vua” nữa mà chỉ nói “vua vua” tiếng vua thứ hai là động từ, một động từ không có tính cách phổ biến, chỉ để dành cho nhà vua mà thôi. Mỗi chủ từ trở thành một động từ, và động từ ấy là “lý do tồn tại” ( la raison d’être ! ) của chủ từ ấy. Ví dụ trái núi núi, đám mây mây, Tuệ Trung tuệ trung. Khi ta nói người họa sỉ vẽ, ta nghe như xuôi tai hơn, kỳ thực mệnh đề đó không khác gì mệnh đề nhà vua vua. Mấy ngàn năm về trước đức thánh Khổng đã từng dùng loại ngôn từ này rồị Ngài nói
“quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua ( làm ) vua, tôi ( làm ) tôi, cha ( làm ) cha, con (làm) con”. Ta có thể tuỳ ý riêng mà giải thích : “vua phải làm trọn bổn phận vua” hoặc “vua phải cho ra vuạ..” nhưng tựu trung lối giải thích ấy không có thêm gì mớị Thấy dược động tác là chính bản thân của chủ thể động tác rồi ta mới hé thấy dược cái dung lượng bao la của một tiếng biết.
OBJETS INANIMÉS, AVEZ VOUS DONC UNE AME ?
Ðã quen nhận thức cái Biết qua hình thức cảm giác và tri giác của mình, chúng ta thường gọi những vật vô cơ là vô tri vô giác, những vật chỉ hiện hữu một cách “trơ trơ bất dộng”. Thực ra các vật này chỉ vô tri vô giác theo nhận định của ta mà thôi. Tảng đá kia là sự tập họp của nhiều nguyên tử do những lực từ điện kết hợp. Nguyên tử không phải là những hạt vật chất đông dặc bất động mà là những khoảng không gian khá đồ sộ trong dó các chất điểm li ti như chất tử (proton), trung hòa tử ( neutron), và điện tử (electron) không ngớt di chuyển với tốc dộ kinh khiếp, suýt soát tốc dộ của ánh sáng, nghĩa là 300,000 cây số mỗi giây. Cái gì dã khiến cho các trường từ điện và các chất điểm hành dộng như thế ? Ta có còn mô tả tảng dá là một vật thể “trơ trơ, vô tri vô giác” nữa hay không ? Những vật vô tri vô giác, Tây Phương gọi là les objets inanimés. Thi sỉ Lamartine có lần hỏi: “Những vật vô tri vô giác kia, chúng bây có linh hồn không vậỷ” ( bjets inanimés, avez vous donc une âmẻ). Linh hồn theo kiểu tư duy và tưởng tượng của con người thì chắc là không có, hoặc không thấy biểu hiện, nhưng linh hồn theo nghĩa một thực thể sống động thì chắc chắn là có.
TÁC DỤNG MUÔN MẶT CỦA CÁI BIẾT
Cái biết có thể được biểu hiện ra muôn ngàn mặt. Tác dụng của biết, như ta thường thấy, là thấy, là nghe, là cảm, là so sánh, là hồi tưởng, là tưởng tượng, là suy tư, là lo sợ, là hy vọng v.v… Trong Duy Thức học, một môn học chuyên chú về nhận thức trong Phật Giáo, ta tìm thấy nhiều tác dụng của cái biết nữa. Trong trường hợp thức A lại gia, biết có nghĩa là hàm chứa, duy trì, biểu hiện ( 8 ). Trong trường hợp thức Mạt na, biết có tác dụng bám chặt không chịu buông thả. Trong trường hợp ý thức, biết còn có tác dụng sáng tạo, vẽ vời, mơ mộng, cắt xén. Trong trường hợp thức Yêm Ma La, biết có tác dụng chiếu rọi (9). Ta nhận thấy ở bất cứ hiện tượng nào dù là tâm lý, sinh lý hay vật lý cũng có sự có mặt của sự vận chuyển sinh động. Ta có thể nói sự sinh động vận chuyển là tác dụng phổ biến của cái biết. Ta chớ cho cái biết là một vật bên ngoài đến để làm cho vạn vật sinh dộng: nó chính là sự sinh động, nó chính là vạn vật sinh động. Vũ khúc với vũ là một.
BẠN HÃY RA NGỒI GẦN MỘT CÂY CHANH
Những điều tôi vừa nói với bạn trên đây không phải là những trò biểu diễn của văn tự và tri thức có mục dích giải trí người dọc. Ðó là những dụng cụ mà ta có thể xử dụng để làm rạn nứt và bật tung cái nề nếp suy tư khái niệm dã được un đúc lâu ngày trong cuộc sống thực dụng, cũng như những cái chốt sắt và những chiếc xà beng mà ta thường dùng để tháo gỡ những cái thùng hoặc để tách chẻ một thân cây ra làm nhiều mảnh. Như khi ta luồn một con rựa vào giữa thân tre dể chẻ cây tre ra làm hai, bạn có thể vừa đọc tới đâu vừa vỡ lẽ ra tới đó, và điều này chứng tỏ bạn có công phu quán niệm. Nhưng nếu bạn không thấy như vậy, hoặc chưa thấy như vậy, thì đó có thể là do bạn mới quan sát thực tại lần đầu bằng ý thức không phân biệt và chưa quen với cách nhìn đảo lộn này. Cũng có thể vì những đường múa trên đây của tôi còn vụng. Không sao, thua keo nầy ta sẽ bày keo khác. Không vào được bằng cánh cửa này, ta sẽ vào bằng một cánh cửa khác. Ðiều quan trọng không phải là “hiểu” những lời tôi nói, mà là “thấy” đợc thực tại. Lời tôi nói chỉ là những điệu múa gợi ý, hoặc một ngón tay chỉ trỏ. Bạn phải nhìn bằng con mắt của chính bạn, và con mắt đó chỉ có thể mở ra trong chính niệm.
Tôi ao ước bạn không đem những lời tôi nói để chế tạo thành những ý niệm rồi cất giữ chúng trong bạn. Tôi không muốn trao cho bạn cái gì hết. Tôi chỉ muốn “múa” cho bạn xem mà thôi. Tôi không muốn làm hơn một con ong. Bạn thấy được gì thì đó là bạn thấy trong tâm bạn, chứ không phải thấy trong những đường múa của tôi. Bây giờ bạn hãy tới ngồi xem một đứa bé ngủ. Hoặc ra ngoài vườn ngồi cạnh cây chanh. Hoặc vào bếp nấu nước pha một bình trà, làm một trong những việc đó một cách thật tỉnh táo, thắp mặt trời chánh niệm lên đễ đừng đi lạc vào quên lãng. Bạn không cần suy tư về sự đồng nhất hoặc sai biệt của bạn với đứa bé, với cây chanh hay bình trà. Bạn không cần suy tư. Ngồi với đứa bé, ngồi với cây chanh hoặc ngồi uống trà cho tới khi môi bạn nở một nụ cười.
_____________
Mục lục