Những bài kệ về thắng nghĩa

Du Già Sư Địa Luận – quyển 16 – Bồ tát Vô Trước – thiền sư Nhất Hạnh dịch

01. Hoàn toàn không có chủ thể, không có tác giả, không có thọ giả. Tất cả các pháp cũng không có công dụng gì, tuy nhiên những công dụng được chuyển vận thành không phải là không có.

02. Chỉ có mười hai chi nhánh của hiện hữu là uẩn, xứ và giới đang lưu chuyển. Thẩm sát và tư duy về tất cả những thứ ấy thì không tìm thấy tự ngã đâu cả.

03. Trong cũng như ngoài, tất cả đều trống rỗng, và người đang thực tập quán chiếu về cái trống rỗng ấy cũng không.

04. Cái ngã và cái làm ra ngã đều không có, chúng chỉ là những biến kế điên đảo. Tất cả các cái ta của các loài hữu tình cũng đều là không có, chỉ có những pháp làm nhân duyên cho nhau là có.

05. Các hành đều có tính sát na, sự có mặt của chúng còn không có huống là công dụng của chúng. Phải nói rằng sự sinh khởi của chúng chính là công dụng của chúng, cũng chính là tác giả của chúng.

6-7. Mắt không thể thấy sắc, tai không thể nghe tiếng, mũi không thể ngửi hương, lưỡi không thể nếm vị, thân không thể xúc chạm, ý không thể biết pháp. Trong đó không có kẻ nhậm trì cũng không có kẻ phát động.

08. Cái kia không sinh ra cái này, cũng không phải tự nó sinh ra nó. Vì các điều kiện nên mới có sinh. Chúng không cũ không mới, vậy mà vẫn có cũ có mới.

09. Cái kia không thể tiêu diệt được cái này, cũng không thể tự tiêu diệt được nó. Vì các điều kiện nên mới có sinh. Sinh ra rồi thì tất nhiên phải diệt.

10. Các pháp sinh ra được là nhờ nương tựa vào hai phẩm loại: hoặc là phóng dật trong cảnh vật hoặc thăng tiến trong tà kiến.

11. Vì ngu si nên mới thăng tiến trong tà kiến, vì tham ái nên bị cảnh vật lôi theo trong phóng dật.

12. Các pháp đều do nhân, cái khổ của chúng sinh cũng thế: do hai thứ mê hoặc căn bản, phân làm mười hai chi, chia thành hai phần (nhân quả).

13. Cái tác dụng không tự mình có ra, cũng không phải do một cái khác mà có ra, không do đời khác mà có tác dụng, nhưng tác dụng không phải là không có (kriyā).

14. Không phải ở trong, cũng không phải ở ngoài, cũng không phải ở giữa trong và ngoài, khi các hành chưa phát sinh thì không thể nắm bắt được chúng (trong thời gian).

15. Dù cho các hành đó đã phát sinh ta cũng không thể nắm bắt được chúng. Cái tương lai không có tướng trạng. Cái quá khứ có thể phân biệt (tưởng tượng) ra được.

16. Ta phân biệt được cái ta đã tiếp xúc, ta cũng phân biệt được cả những cái ta chưa tiếp xúc. Các hành tuy không có cái bắt đầu, nhưng vẫn có thể (phân biệt được) có cái bắt đầu.

17- 18. Các hiện tượng hình hài (sắc) cũng giống như chùm bọt nước, cái cảm thọ cũng giống như bong bóng nổi trên mặt nước, các tri giác cũng như những huyễn thành, các hành cũng như thân cây chuối, các thức cũng như huyễn thuật, bậc dòng dõi của mặt trời đã nói như thế. Các hành sinh như thế, trú và diệt như thế.

19. Si mê (moha, avidyā) không có khả năng làm mê hoặc được chính si mê, cũng không thể mê hoặc được kẻ khác. Không ai khác làm cho nó mê hoặc – Tuy thế si mê không phải là không có.

20. Vì không có chánh tư duy (như lý tác ý, ayoniso manaskāra) cho nên mới có si mê (sinh ra). Cái tư duy không chân chính này không thể phát sinh từ một kẻ không ngu si.

21. Nên biết phúc, vô phúc và bất động, các hành động (động lực) này (sankara) đều có ba mặt. Mỗi cái đều có ba thứ nghiệp, và các nghiệp ấy không hòa hợp với nhau.

22. Cái hiện tại đang bị hoại diệt mau chóng, cái quá khứ tồn tại ở đâu ? Cái chưa sinh (ajāta) nương vào các điều kiện, và tùy chuyển theo tâm ý.

23. Có thể nói theo  nghĩa tuyệt đối là tất cả đều tương ứng hay không tương ứng (cũng được). Nói rằng tùy chuyển theo tâm ý cũng có nghĩa là tùy chuyển theo tất cả (các tâm) hay không tùy chuyển theo tất cả (các hành).

24. Ở nơi dòng chảy này không có sự dứt đoạn hoặc giống nhau hoặc không giống nhau. Tất cả đều tùy thuận theo ngã kiến, cái công dụng của thế tục (đế) không phải là không có.

25. Nếu sắc thân hoại diệt thì danh thân cũng hoại diệt, mà nói rằng đời này và đời sau đều do tự tác (nhân) mà tự thọ quả.

26.  Vì lý do trước và sau có sự sai khác, và do quả nằm sẵn trong nhân, thì không thể nói được rằng người làm và người chịu là một hay là khác.

27. Vì quá trình nhân (quả) không bị gián đoạn, cho nên có cái quá trình chuyển biến của tác dụng hòa hợp. Chúng đều do tự nhân mà sinh ra, và bao gồm cả sở tác (của nó).

28. Khi cái nhân là sự ưa thích hý luận, hành động (nghiệp) là tịnh hay bất tịnh, thì các hạt giống chín muồi sẽ đem tới cái hoa trái mình thích hay mình không thích.

29. Dựa trên dị thục của các hạt giống, cái ngã kiến (kia) được sinh khởi: lúc ấy sẽ có cái chứng tri bên trong, nó không phải là sắc nên không thể thấy.

30. Kẻ phàm phu không thể hiểu biết (phân biệt) cho cái đó là tự ngã. Dựa trên cái ngã kiến ấy mà khởi động bao nhiêu cái thấy sai lầm (khác).

31. Vì nắm giữ hết mọi hạt giống của mình và do những tập khí ngày xưa trợ giúp cho nên cái mình thấy mình nghe đi theo và làm phát sinh ngã kiến (ātmadarśana).

32. Tham ái phát sinh với các điều kiện phụ giúp nơi nội ngã bên trong, và vì cũng ôm lấy cái thói quen ô nhiễm nên tham cầu những cái bên ngoài.

33. Cái đáng sợ trong thế gian là vì cái ngu si nên người ta mới ôm lấy. Ban đầu thì làm phát khởi ái tạng, sau đó đi tới hý luận.

34. Cái mà kẻ kia cho là kho tàng của tham ái, thì bậc hiền thánh biết đó là cái khổ. Cái khổ này bức bách kẻ ngu phu, liên tục không ngừng một giây lát nào.

35. Cái tâm bị ràng buộc không có (trí) bình đẳng ấy làm dồn chứa bao nhiêu khổ đau. Người làm chuyện dồn chứa ấy là kẻ ngu phu, do những điều kiện vọng chấp về ngã, về khổ và về lạc.

36. Những kẻ ngu phu chấp trước một cách kiên cố như voi lớn sa lầy. Do si mê cho nên càng lúc khó khăn càng lớn, bao trùm cả động tác và đối tượng động tác (hành + sở tác).

37. Những dòng chảy trên đời này đang trôi cuồn cuộn và hung bạo, không có lửa nào, gió nào, mặt trời nào có thể làm khô cạn được. Chỉ có chánh pháp mới làm cạn được chúng thôi.

38. Trong cái khổ, người ta nói “tôi đang khổ” hay “tôi đang hạnh phúc”. Phân biệt như thế về cái khổ làm phát khởi ra những cái thấy (kiến chấp). Cái thấy này sinh ra cái thấy kia và làm phát sinh (những) cái thấy khác.

39. Trong thời gian ý thức nhiễm ô còn tồn tại thì các phiền não lậu hoặc đều có điều kiện sinh trưởng và tiêu diệt. Giải thoát xảy ra, không trước cũng không sau (sự tiêu diệt của) các hoặc ấy.

40. Không phải là do các pháp kia sinh rồi thì cái pháp thanh tịnh khác biệt này mới sinh. Cái kia trước không có nhiễm ô, cho nên mới nói là giải thoát được lậu hoặc.

41. Tất cả những cái đã từng nhiễm ô, thật ra tự tính của chúng đều là thanh tịnh. Bởi vì nếu không có cái sở tịnh thì làm gì có cái năng tịnh ? (không có đối tượng tịnh hóa thì không có chủ thể tịnh hóa).

42. Vì các chủng tử diệt, cho nên các phiền não hết. Nên ở đây có cái vô nhiễm. Vì vậy cho nên mới hiển bày ra hai cái khác nhau.

43. Vì cái sở chứng là tự bên trong, và vì các thứ khổ đã chấm dứt, và vì vĩnh viễn đoạn tuyệt được mọi hý luận, cho nên tất cả đều thoát ngoài hý luận.

44. Chúng sanh là tên gọi của những dòng liên tục và đối tượng tri giác của các pháp chỉ là tướng trạng, cho nên không (thực sự) có sinh tử lưu chuyển mà cũng chẳng có ai đắc niết bàn.

1. Không hề có chủ nhân
Không kẻ làm người chịu.
Các pháp không tác dụng
Nhưng chuyển dụng chẳng không.

2. Chỉ có mười hai chi
Uẩn xứ giới lưu chuyển
Thẩm sát những cái ấy
Không thấy có chúng sanh.

3. Bên trong và bên ngoài
Tất cả đều trống rỗng
Người đang quán chiếu không
Cũng không có mặt đó.

4. Ngã, ngã định đều không
Chỉ vọng kế điên đảo
Ngã, hữu tình đều không
Chỉ pháp làm nhân có.

5. Các hành sát na diệt
Trú còn không, huống dụng
Cái sinh khởi của chúng
Là dụng, là kẻ làm.

6-7. Mắt không thể thấy sắc
Tai không thể nghe tiếng
Mũi không thể ngửi hương
Lưỡi không thể nếm vị
Thân không thể xúc chạm
Ý không thể biết pháp
Trong đó chẳng có ai
Duy trì và phát động.

8. Này không sinh ra kia
Cũng không thể tự sinh
Có các duyên mới sinh
Không cũ cứ mới hoài.

9. Này không thể diệt kia
Cũng không thể tự diệt
Vì các duyên mới sinh
Vì sinh nên phải diệt.

10. Nương hai loại phạm trù
Mới có được sinh khởi
Buông lung theo trần cảnh
Tăng trưởng trong tà loạn.

11. Si mê nên phiêu lãng
Và tăng trưởng tà kiến
Vì tham ái đưa đường
Theo cảnh phóng dật đi.

12. Các pháp đều có nhân
Khổ đau cũng như thế.
Vì hai hoặc căn bản
Mười hai chi chia hai.

13. Động tác không tự sinh
Không do cái khác sinh
Không do kiếp khác sinh
Nhưng động tác vẫn có.

14. Không trong cũng không ngoài
Không phải ở chặng giữa
Khi các hành chưa sinh
Thì không thể nắm bắt.

15. Dù hành đã phát sinh
Cũng không thể nắm bắt
Vị lai không có tướng
Quá khứ phân biệt được.

16. Phân biệt cái trải nghiệm
Và cái chưa trải nghiệm.
Hành có không bắt đầu
Nhưng cái bắt đầu có.

17.18. Sắc như chùm bọt nước
Thọ như bong bóng nổi
Tưởng như một ảo thành
Hành như thân cây chuối
Thức như vật huyễn thuật
Dòng mặt trời đã nói
Các hành sinh khởi ra
Trú và diệt một thời.

19. Si không si cái si
Cũng không si cái khác
Không ai làm nó si
Tuy nhiên si vẫn có.

20. Không như lý tác ý
Các thứ si mới sinh
Cái không chánh tư duy
Không khởi từ kẻ trí.

21. Phúc, tội và bất động
Các hành có ba mặt
Nghiệp cũng có ba thứ
Tất cả không hòa hợp.

22. Hiện tại đang diệt mau
Quá khứ tìm đâu thấy ?
Vị lai nương vào duyên
Tùy chuyển theo tâm ý.

23. Dù là cùng tương ưng
Hay cùng không tương ưng
Với tất cả hay không
Mà nói tâm tùy chuyển.

24. Ở dòng này có đoạn
Có giống hay không giống
Đều tùy thuận ngã kiến
Dụng thế tục chẳng không.

25. Nếu sắc thân diệt hoại
Danh thân cũng diệt theo
Nói đời này đời sau
Có tự tác tự thọ.

26. Vì trước sau sai khác
Và quả sẵn trong nhân
Nên kẻ làm người chịu
Không một cũng không khác.

27. Đường nhân không gián đoạn
Tập hợp mà có tác
Chúng từ tự nhân sinh
Và nắm lấy sở tác.

28. Khi nhân là hý luận
Nghiệp tịnh hay bất tịnh
Khi hạt giống chín muồi
Quả hoặc ưa hoặc ghét.

29. Dựa dị thục hạt giống,
Ngã kiến được sinh khởi
Chỉ cảm nhận bên trong
Không sắc, không thể thấy.

30. Phàm phu không hiểu được
Cho đó là nội ngã
Ngã kiến làm chỗ nương
Sinh ra nhiều tà kiến.

31. Vướng mắc hạt giống ngã
Tập khí xưa giúp vào
Thấy nghe đều tùy thuận
Làm phát sinh ngã kiến.

32. Tham ái được phát sinh
Từ điều kiện nội ngã
Cùng thói quen ô nhiễm
Tham cầu vật bên ngoài.

33. Cái đáng sợ trong đời
Là ôm lấy ngã si
Ái tàng đã sinh rồi
Mới đi tới hý luận.

34. Cái kẻ kia yêu dấu
Bậc hiền thấy là khổ
Bức bách kẻ ngu phu
Không phút giây tạm ngưng.

35. Cái tâm ràng buộc này
Dồn chứa những niềm đau
Những gì tâm ấy mong
Tạo ngã tham, khổ lạc.

36. Kẻ ngu chấp kiên cố
Như voi lớn sa lầy
Si mê khi lớn mạnh
Bao trùm hành, sở tác.

37. Các dòng chảy ở đây
Hung bạo nhất trên đời
Lửa, gió, nắng không cạn
Chỉ trừ có chánh pháp.

38. Khi khổ nhận mình khổ
“Tôi khổ, tôi hạnh phúc”
Kế chấp khởi các kiến
Kiến này sinh kiến kia.

39. Ý ô nhiễm thường sinh
Và diệt cùng các hoặc
Giải thoát phiền não ấy
Không trước cũng không sau.

40. Không phải cái kia sinh
Sau đó tịnh mới sinh
Vì trước không nhiễm ô
Nên nói hết phiền não.

41. Cái đã từng nhiễm ô
Tự tính vốn thanh tịnh
Nếu không có sở tịnh
Làm gì có năng tịnh?

42. Vì chủng tử đã diệt
Các phiền não cũng diệt
Ở trong vô nhiễm này
Có hai mặt khác nhau.

43. Vì sở chứng bên trong
Và các khổ đã hết
Hý luận hết thật rồi
Tất cả không hý luận.

44. Chúng sanh dòng liên tục
Pháp đối tượng của tưởng
Chẳng ai vào sinh tử
Không ai nhập Niết bàn.

1.
都無有宰主  及作者受者
諸法亦無用  而用轉非無
2.
唯十二有支  蘊處界流轉
審思此一切  眾生不可得
3.
於內及於外  是一切皆空
其能修空者  亦常無所有
4.
我我定非有  由顛倒妄計
有情我皆無  唯有因法有
5.
諸行皆剎那  住尚無況用
即說彼生起  為用為作者
6.
眼不能見色  耳不能聞聲
鼻不能嗅香  舌不能甞味
7.
身不能覺觸  意不能知法
於此亦無能  任持驅役者
8.
法不能生他  亦不能自生
眾緣有故生  非故新新有
9.
法不能滅他  亦不能自滅
眾緣有故生  生已自然滅
10.
由二品為依  是生便可得
恒於境放逸  又復邪昇進
11.
愚癡之所漂  彼遂邪昇進
諸貪愛所引  於境常放逸
12.
由有因諸法  眾苦亦復然
根本二惑故  十二支分二
13.
自無能作用  亦不由他作
非餘能有作  而作用非無
14.
非內亦非外  非二種中間
由行未生故  有時而可得
15.
設諸行已生  由此故無得
未來無有相  過去可分別
16.
分別曾所更  非曾亦分別
行雖無有始  然有始可得
17.
諸色如聚沫  諸受類浮泡
諸想同陽焰  諸行喻芭蕉
18.
諸識猶幻事  曰親之所說
諸行一時生  亦一時住滅
19.
癡不能癡癡  亦不能癡彼
非餘能有癡  而愚癡非無
20.
不正思惟故  諸愚癡得生
此不正思惟  非不愚者起
21.
福非福不動  行又三應知
復有三種業  一切不和合
22.
現在速滅壞  過去住無方
未生依眾緣  而復心隨轉
23.
畢竟共相應  不相應亦爾
非一切一切  而說心隨轉
24.
於此流無斷  相似不相似
由隨順我見  世俗用非無
25.
若壞於色身  名身亦隨滅
而言今後世  自作自受果
26.
前後差別故  自因果攝故
作者與受者  一異不可說
27.
因道不斷故  和合作用轉
從自因所生  及攝受所作
28.
樂戲論為因  若淨不淨業
諸種子異熟  及愛非愛果
29.
依諸種異熟  我見而生起
自內所證知  無色不可見
30.
無了別凡夫  計斯為內我
我見為依故  起眾多妄見
31.
總執自種故  宿習助伴故
聽聞隨順故  發生於我見
32.
貪愛及與緣  而生於內我
攝受希望故  染習外為所
33.
世間真可怖  愚癡故攝受
先起愛藏已  由茲趣戲論
34.
彼所愛藏者  賢聖達為苦
此苦逼愚夫  剎那無暫息
35.
不平等纏心  積集彼眾苦
積集是愚夫  計我苦樂緣
36.
諸愚夫固著  如大象溺泥
由癡故增上  遍行遍所作
37.
此池派眾流  於世流為暴
非火風日竭  唯除正法行
38.
於苦計我受  苦樂了知苦
分別此起見  從彼生生彼
39.
染污意恒時  諸惑俱生滅
若解脫諸惑  非先亦非後
40.
非彼法生已  後淨異而生
彼先無染污  說解脫眾惑
41.
其有染污者  畢竟性清淨
既非有所淨  何得有能淨
42.
諸種子滅故  諸煩惱盡故
即於此無染  顯示二差別
43.
自內所證故  唯眾苦盡故
永絕戲論故  一切無戲論
44.
眾生名相續  及法想相中
無生死流轉  亦無涅槃者