Sư Cố Thanh Quý Chân Thật

Sư Thúc Chí Mậu

Kính bạch Sư Ông, kính thưa tăng thân cùng toàn thể đại chúng!

Lâu nay chúng con mong muốn làm thế nào để được sang Làng Mai hầu mong viếng thăm Sư Ông cùng đại chúng. Hôm nay ước mong đó đã được toại nguyện. Chúng con được Sư Ông và đại chúng Làng Mai tạo điều kiện cho thầy trò chúng con sang Làng Mai đảnh lễ Sư Ông, thỉnh mời Sư Ông cùng đại chúng về thăm viếng Tổ Đình và hoằng pháp tại Việt Nam.

Khi thầy trò chúng con tới Làng Mai thì gặp khóa An Cư Kết Thu. Chúng con cùng với tăng thân được tu tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Sư Ông và đại chúng. Chúng con theo chúng đi ngồi thiền, nghe pháp thoại, đi thiền hành, ăn cơm chánh niệm. Sống trong tăng thân, chúng con thấy huynh đệ thương yêu nhau rất là ấm áp. Thời gian qua, chúng con tu tập và gặt hái được rất nhiều niềm vui và an lạc. Một niềm vui khác nữa đối với chúng con đó là đến đây và gặp dịp Sư Ông mở Đại Giới Đàn Đoàn Tụ. Con được tăng thân mời nhận đèn trong lễ truyền đăng này. Con xin chia sẻ với Sư Ông và đại chúng về niềm vui lớn của con lúc con làm thị giả cho Sư Cố trong thời gian mà con còn là điệu.

Kính bạch Sư Ông, kính thưa đại chúng!

Công hạnh tu học và cứu độ của Sư Cố vô cùng lớn lao, không thể kể hết. Sư cố có hạnh rất hiền. Hạnh nguyện của Sư Cố là khiêm cung, thể chất hoan hỷ và nhiều lòng từ bi. Liêu Sư Cố nằm bên phải chánh điện nhìn từ bên ngoài vào. Sư Cố đã ngoài tám mươi tuổi thành ra  ngủ rất ít, thường thức dậy lúc hai hoặc ba giờ sáng uống trà, ngồi niệm Phật và lần trang hạt bên hộp tợ với ánh đèn dầu mờ mờ. Đúng giờ thỉnh chuông, Sư Cố đi lắc linh thức chúng dậy đi công phu tu tập.

Vào khoảng năm 1965-1966, trong chùa chỉ có ba điệu, đó là điệu Hồng, điệu Trí và điệu Hải. Sư Cố chia phiên cho ba điệu hầu Sư Cố. Một điệu quét dọn liêu phòng và nấu nước pha trà khi có khách đến thăm. Một điệu thì treo mùng, chải mền và xoa bóp cho Sư Cố. Mùa đông thì điệu lấy than đỏ bỏ vào lồng ấp để Sư Cố sưởi cho đỡ lạnh. Điệu còn lại thì nấu cơm ngày ba  bữa và sắc thuốc. Sư Cố thường hay đi ra vườn ngắm cảnh, ngắm cây lá trong vườn và nhìn các điệu quét sân. Có một lần Sư Cố ra sân thượng thấy cây hoa mộc nở hoa trắng xóa, thơm cả vùng. Sư Cố hái vài hoa và bảo điệu đem vào để khi nào pha trà thì bỏ vào một ít, uống rất thơm, nó còn có tác dụng làm cho sáng mắt. Một lần khác Sư Cố đi xuống sân hạ chơi thì thấy hai điệu ở chùa Châu Lâm và chùa Thọ Đức đi nhặt củi ngoài đồi thông về và ngồi nghỉ dưới cây hồng quân gần hồ Bán Nguyệt. Cây hồng quân rất lớn và ra trái rất nhiều. Hai điệu thấy vậy bèn leo lên cây hái. Khi nhìn thấy Sư Cố đứng trên sân nhìn xuống, hai điệu sợ quá liền tuột xuống. Thấy Sư Cố đứng gần đó hai điệu chắp tay xá. Sư Cố bèn chắp tay xá lại rồi đi lui. Thấy vậy hai điệu ra xầm xì với nhau rằng: “Chà, cố hiền hỉ! Cố hiền hỉ!”.

Có một lần Sư Cố thấy các điệu ham chơi, lơ là học kinh, Sư Cố gọi từng điệu lên liêu và bảo: “Này, Cố có gói kẹo cho con. Khi mô con dùng, nhưng mà  ráng học cho giỏi nghe, gắng  học kinh cho mau thuộc và đừng cho điệu khác biết”. Điệu nào cũng được Sư Cố gọi lên cho kẹo và nói như vậy. Khi các điệu nhận quà ra rồi, điệu nào cũng mừng thầm là mình được Sư Cố cưng nhất nên điệu nào cũng cố gắng học hành để Cố cưng. Thành ra thời gian đó mấy điệu học kinh rất nhanh. Có một lần đến phiên điệu đó nấu ăn. Mùa đông trời lạnh nên điệu dậy trễ. Điệu lật đật chạy vào trong khố lấy gạo ra nấu, loay hoay làm sao đụng cái chảo lớn rơi xuống đất bể ra làm hai. Điệu sợ quá nên chạy ra cây me gần chuồng bò đứng khóc. Thường thường Sư Cố hay chống gậy ra ngoài vườn chơi, Sư Cố nghe tiếng khóc, nhìn quanh thì thấy điệu, Sư Cố bèn tới gần hỏi: “Sao điệu khóc, điệu nhớ nhà à?”. Điệu chắp tay xá Cố và bạch: “Thưa Cố, khi sáng nấu ăn con sơ ý làm bể cái chảo lớn, con sợ thầy tri sự biết và la con thành ra con khóc”. Sư Cố nói: “Thôi, đi theo Cố vô đây. Cố cho tiền đi lên phường Đúc với chú Kiến mua chảo mới về thế lại”. Khi hai chú cháu mua chảo về rồi để lại trong khố, thấy chảo mới hơn các chảo khác nên điệu sợ quá bèn tới thưa với Cố: “Bạch Cố, cái chảo mới quá thế nào thầy tri sự cũng biết và la con”. Cố cười rồi nói: “Cố có cách, tối nay con xách chảo đó ra góc vườn, con để đó và lấy hai bao trấu đổ vô và lấy rác thông đốt. Cháy một đêm thì sáng ngày ra nó sẽ giống chảo cũ liền”. Điệu làm y theo lời Sư Cố dạy, sáng ngày ra bươi đống tro lên thì thấy chảo giống hệt như cũ. Điệu mừng quá, đi vào xá Sư Cố và ghi vào tâm thức niềm biết ơn đến với Cố. Điệu làm bể chảo đó chính là con.

Có một lần trời mùa đông giá rét nên Sư Cố ở trong liêu mà không đi đâu cả. Trưa hôm đó điệu thị giả mang cơm lên cho Sư Cố dùng. Vì trời lạnh nên các điệu khác cũng vào ngồi xung quanh lò ấp cho ấm và  nghe Sư Cố kể chuyện. Lúc đó Sư Cố dùng cơm, còn các điệu thì ngồi xung quanh. Sư Cố hỏi: “Mấy điệu thấy cơm ngon như ri mà Cố ăn hết rồi thì thị giả có buồn không?”. Điệu thị giả trả lời: “Bạch Sư Cố, thấy Sư Cố dùng cơm được thì con mừng lắm”. Sư Cố cười và kể cho các điệu nghe một câu chuyện: “Hồi xưa, có một vị thầy làm trú trì. Thầy còn rất trẻ. Một hôm có một đạo hữu lên chùa cúng cho thầy một số thức ăn khá ngon và khá nhiều. Điệu thị giả dọn hết lên mâm cho vị trú trì dùng. Điệu nghĩ thầm là trưa nay thế nào thầy cũng để dành nhiều thức ăn cho mình. Nhưng vị trú trì còn quá trẻ, thấy thức ăn ngon thì ăn hết mâm cơm mà quên để phần cho vị thị giả. Thấy thức ăn trong mâm sắp hết, vị thị giả đi xuống nhà bếp và quẹt lọ nghẹ trên miệng rồi đi lên. Khi đi lên, thầy thấy miệng điệu như vậy thì hỏi: “Sao miệng điệu chi lạ rứa?”. Điệu chắp tay và nói: “Dạ thưa, miệng thầy thầy lo, miệng con con lo”. Nghe Sư Cố kể vậy mấy điệu lăn ra cười. Câu chuyện đó luôn nằm trong tâm thức con, khi nào nghĩ đến chuyện đó thì con cười.

Có một lần Sư Cố hỏi mấy điệu học kinh Lăng Nghiêm đã thuộc chưa, điệu Hồng trả lời: “Thưa Sư Cố, kinh Lăng Nghiêm khó học quá. Đã ba tháng rồi mà con chưa thuộc. Khi học xong đệ nhị rồi thì con quên đệ nhất, học xong đệ nhất thì con quên đệ nhị”. Cố trả lời: “Mình phải học như ăn cháo thì mới thuộc. Người ta thường nói: “lên đèo thì sợ ngãi, ở sãi thì sợ Lăng Nghiêm”. Lăng Nghiêm khó học lắm. Rồi Sư Cố kể ngày xưa lâu lắm ở đây có một điệu học kinh rất mau thuộc. Kinh Lăng Nghiêm năm đệ mà điệu đó học trong vòng mười hai ngày thôi. Điệu đó tên là Phùng Xuân. Điệu đó thông minh và học giỏi lắm. Rồi Sư Cố kể có một lần điệu đó làm thị giả cho Sư Cố. Sư Cố thì thích ăn canh me đất nấu với khoai lang. Điệu nấu canh đó rất ngon. Mùa hè mà ăn canh me đất nấu với khoai lang thì rất mát. Nhưng đến bữa dọn cơm, điệu làm sao đó mà trên mâm cơm quên đôi đũa, chỉ có muỗng thôi. Hôm đó Sư Cố dùng cơm bằng muỗng và điệu đứng hầu phía sau. Sư Cố hỏi điệu: “Ngoài vườn còn tre nhiều không?”. Điệu trả lời: “Dạ bạch Ôn, ở ngoài vườn tre nhiều lắm, những cây tre cán giáo măng rất nhiều. Dì Tư  mới bẻ vô kho cho chúng ăn rất ngon”. Sư Cố dạy: “Chút nữa ra chặt cho Cố cây tre”. Khi đó điệu nhìn lại mâm cơm thì mới thấy không có đôi đũa. Điệu đi xuống bếp và lấy đôi đũa lên cho Sư Cố. Điệu chắp tay và sám hối Sư Cố. Điệu đó bây giờ lên thầy rồi và hiện đang học ở bên tây. Điệu thông minh lắm. (Đại chúng cười vì ai cũng biết điệu đó là Sư Ông Làng Mai. Họ đã được nghe Sư Ông kể nhiều lần về việc thiếu chánh niệm của mình).

Vào mùa đông trời lạnh và mưa phùn, các điệu trong chùa thường xay lúa giã gạo. Mùa đông giã gạo thì ấm lắm. Lúc đó trong chùa ăn cơm ngày hai bữa, chín giờ sáng và năm giờ chiều. Khi giã gạo thì thầy tri sự đi vắng, Sư Cố chống gậy đi xuống và dạy các điệu rằng: “Các con lấy tấm gạo lức đó đem xay để mỗi buổi sáng múc vài muỗng pha với đường mà ăn. Buổi sáng các con dậy sớm quét sân ăn thứ này vào thì đỡ bị gió và lạnh. Nhưng nhớ đừng cho thầy Tri sự biết mà thầy rầy nghe”. Các điệu rất kính mến Sư Cố qua tình thương mà Sư Cố dành cho các điệu. Thời gian đó, tuổi Sư Cố đã lớn nên Sư Cố rất ít ra ngoài vườn chơi mà chỉ đi trong sân của chùa. Chùa có cái sân trong thành ra từ liêu Sư Cố đi thiền hành ngang qua nhà Tổ, đến nhà Bảo Đức Đường rồi qua Quảng Hiếu Đường. Đứng trên đó nhìn xuống hòn non bộ thì thấy cây khế rất lớn và trái ra rất nhiều. Sư Cố đi xuống hái một trái cho điệu thị giả và Sư Cố cùng dùng. Điệu ăn và khen khế ngon và ngọt. Sư Cố dạy: “Con biết không, có một thời gian người ta đồn rằng cây khế này linh thiêng lắm. Cây khế này đã trên một trăm năm rồi. Khi trồng nó lên thì có trận bão năm Thìn. Trận bão này lớn lắm, nó cuốn bay cầu Trường Tiền và cây khế này cũng bị ngã xuống. Sau đó các thầy mới xây hòn non bộ bên cây khế. Cây khế này có cái đặc biệt hơn các cây khế khác là khi mới ra thì trái nó màu xanh, đến già thì nó màu vàng và khi chín thì chuyển sang màu đỏ. Khi nào trái có màu đỏ thì ăn mới  ngọt thanh mà giòn.

Có một buổi trưa mấy anh sinh viên lên thăm chùa, khi về họ khát nước, thấy khế ngon mắt thì xin Cố hái vài trái. Sư Cố dạy điệu ra hái cho họ. Thường thường khế nhà mình thì mình biết, cho nên mình lựa trái nào đỏ chín mới hái. Anh sinh viên ăn thấy ngọt quá khen thầm trong bụng và muốn hái một trái để về khoe với bạn. Anh liền hái một trái, đem về nhà ăn thì chát ngầm và chẳng có hương vị chi cả. Anh bèn lên thưa với Sư Cố rằng: “Cây khế này, răng Cố hái cho con ăn thì nó ngọt mà con hái thì ăn không có hương vị chi cả. Cây khế ni linh thiêng lắm, hễ ai có tâm gian mà hái thì ăn chẳng có hương vị”. Sư Cố hỏi anh sinh viên tại sao lại nói như vậy thì anh trả lời: “Con đã hái thử mấy lần rồi”. Khi đó Sư Cố mới giải thích là: “Cây khế này khác với những cây khế ở ngoài. Những cây khế ngoài khi chín vàng thì nó rụng ngay, nhưng cây khế này khi vàng thì mới già thôi,  khi mô nó màu đỏ mới chín, lúc đó ăn mới ngọt. Thành ra khi Cố bảo mấy điệu hái thì hái trái đỏ, còn anh hái trái vàng thì nó chát chớ có chi mô mà linh thiêng”.

Hồi đó Sư Cố thường đi dạo xung quanh vườn và hai điệu đi gần bên Sư Cố. Khi nào điệu cảm thấy buồn thì ngồi cạnh Sư Cố để nghe Cố kể những chuyện vui. Có một buổi chiều trời lạnh, Sư Cố dùng cháo còn và các điệu thì ngồi chơi bên cạnh. Sư Cố kể chuyện cho các điệu nghe rằng: “Ngày xưa Cố có hầu Sư Tổ (Đệ nhị Tổ). Vua Thành Thái là người thân với Sư Tổ lắm. Sư Tổ thường dạy điệu buổi chiều nào cũng nên nấu một nồi sắn mì để cho chúng ăn trước khi đi làm vườn. Mỗi ngày điệu thị giả thường xuống bếp lựa củ nào mềm mà ngon, dọn vô đĩa và bưng lên cho Sư Tổ dùng sau giờ nghỉ trưa.

Một hôm vua Thành Thái lên thăm chùa với hai người lính theo sau. Khi vào liêu, vua thấy Sư Tổ đang ngồi thiền. Vua đi vào, đứng một bên rồi dơ một tay đặt nhẹ lên chân Sư Tổ. Sư Tổ hỏi: “Ai đó?”. Vua Thành Thái trả lời: “Dạ bạch! Thành Thái lên thăm Hòa Thượng”. Sư Cố kể là Sư Tổ có hai mí mắt sụp xuống thành ra mỗi khi nhìn ai thì Sư Tổ vén hai mí mắt lên để xem cho rõ. Khi nhìn thấy vua Thành Thái, Sư Tổ cười và mời vua ngồi. Sư Tổ lắc linh kêu mấy điệu lên pha trà nước. Mấy điệu đang làm vườn, nghe lắc linh như vậy thì ùa nhau đến bên liêu Sư Tổ để ngắm nhìn vua Thành Thái. Sư Tổ và vua Thành Thái ngồi uống trà và nói chuyện đạo lý. Sau khi đàm luận xong, Sư Tổ lấy đĩa sẵn và mời vua rằng: “Sắn ở ngoài vườn ngon lắm, vua ăn với ta một miếng cho vui”. Sư Tổ bẻ một nửa cho vua, nửa còn lại phần Sư Tổ. Cả hai cùng dùng một cách ngon lành. Khi đó hai người lính đứng gác bên cửa tái xanh mặt. Họ nói hồi xưa hễ ai mời vua ăn sắn là tội khi quân, răng chừ vua lại ăn ngon lành như vậy? Sau khi chào nhau và tiễn vua ra về, mấy thầy đứng xung quanh và hỏi Sư Tổ: “Bạch Sư Tổ, vua Thành Thái là người nghênh ngang lắm mà sao lên đây đảnh lễ Hòa Thượng một cách cung kính quá vậy?”. Sư Tổ cười và kể lại rằng: “Một kiếp xưa kia, vua Thành Thái với ta cùng tu một chùa. Vua Thành Thái học rộng, nghe nhiều nhưng ham chơi và không lo tu tập. Còn ta thì tinh chuyên tu tập nghiêm tinh giới luật. Hôm nay vua Thành Thái tái sinh trong hoàng cung làm vua, còn ta tái sinh trong chùa làm Hòa Thượng. Cho nên hôm nay vua gặp ta thì kính nể”. Đó là câu chuyện Sư Cố kể lại mà con còn nhớ.

Vào sau cuối mùa đông năm Đinh Mùi 1967, trời tự nhiên lạnh hơn mọi năm. Mưa phùn và gió bấc thổi về rất lạnh. Vào lúc đó chiến tranh khắp nơi, súng đạn nổ suốt ngày đêm. Toàn miền Nam Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, dân chúng phải gánh chịu một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Tết năm Mậu Thân 1968, quân đội miền Bắc đã tấn công, chiếm thành phố Huế và các vùng quê. Dân chúng phải di tản khỏi vùng bị tạm chiếm. Trong khi đó Tăng Ni các chùa cũng phải di tản. Các Hòa Thượng các chùa trong vùng Thủy Xuân như Hòa Thượng chùa Châu Lâm, Hòa Thượng chùa Thiên Hưng thường hay qua chùa Từ Hiếu để chơi kiệu với Sư Tổ, cũng phải tản cư về chùa Quốc Học. Trong chùa chỉ còn lại Sư Cố, thầy Chí Niệm là tri sự cùng với điệu Trí, điệu Hồng và điệu Hải. Điệu Hồng tức là thầy Chí Viên hiện nay trú trì tại chùa Linh Phong ở Nha Trang. Điệu Hải tức là thầy Chí Thắng trú trì chùa Phước Thành ở An Cựu, còn điệu Trí là con-Chí Mậu. Trong chùa có một kho lúa cũng được vác vào trong liêu để chất làm hầm trú ẩn bom đạn cho Sư Cố. Ngày đêm Sư Cố chỉ ở trong hầm thôi chứ không ra được. Có một lần quả pháo M.79 dội gần ngay liêu nhưng Sư Cố không bị gì cả. Sư Cố rất thương chúng tăng và thường hay nhắc nhở đại chúng gắng tu hành để cho nỗi khổ niềm đau ở ngoài giảm bớt, không thôi chiến tranh ngày đêm cứ tiếp tục nổ thì thiên hạ chắc chết nhiều.

Thật Sư Cố đã hiểu và thương các con của Sư Cố biết chừng nào! Bên cạnh đức từ bi, Sư Cố còn thể hiện đức tính khiêm cung cao cả. Các phật tử lên chùa lễ Phật xin vào đảnh lễ Sư Cố, Sư Cố từ chối mà còn dạy rằng: “Các vị lạy tôi thì tôi lạy lại đó”. Thật ai mà lạy Sư Cố được một lạy là phước lắm! Một hôm, Sư Cố chùa Thuyền Quang bảo điệu đem thư qua mời Sư Cố Từ Hiếu sang chùa Thuyền Tôn chơi. Điệu đem thư qua và đọc cho Sư Cố nghe. Điệu thỉnh Sư Cố ngồi để nghe đọc nhưng Sư Cố cứ đứng chứ không chịu ngồi. Sư Cố đáp rằng: “Khi nghe thư của bậc Tôn Túc nên cung kính như khi có mặt các Ngài”. Về sự sinh hoạt hằng ngày, Sư Cố sống rất giản dị, không làm phiền tới ai. Các điệu thị giả chưa có điệu nào giặt được một bộ áo quần của Sư Cố. Có một lần điệu thị giả lén lấy áo quần dơ của Sư Cố định đem đi giặt, áo quần tuy dơ nhưng Sư Cố xếp rất ngay ngắn để dưới chiếu, Sư Cố biết được và nói: “Bộ đồ mới của Ôn đó!” Làm thị giả mà giặt được của Sư Cố một bồ đồ là phước lắm.

Về sau vì tuổi già sức yếu nên Sư Cố không đi ra vườn như trước, người chỉ đi thiền hành từ Liêu ngang qua nhà Tổ vòng qua Báo Đức Đường, lên Quảng Hiếu đường, đến Lạc Nghĩa Đường rồi Tịnh Trai đường… Tại đây, Sư Cố ngồi nhìn ra phía rừng thông để ngắm cảnh. Tuổi đã ngoài tám mươi nhưng Sư Cố không có bệnh gì nghiêm trọng ngoài bệnh tuổi già. Các điệu thị giả thường hay sắc thuốc bắc để Sư Cố dùng. Ngặt vì lúc đó giặc giã bom đạn khắp nơi, đường xá bị phong tỏa nên các điệu không đi lấy thuốc bắc được. Tuổi càng ngày càng lớn nên sức khỏe của Sư Cố cũng yếu dần đi. Đến ngày mồng tám tháng hai năm Mậu Thân, Sư Cố không dùng cơm nữa mà chỉ uống nước thôi. Đêm đó cả ba điệu thức suốt đêm để hầu Sư Cố. Vào lúc ba giờ sáng, Sư Cố ngồi dậy kêu điệu thị giả đi mời các thầy lớn đến cho Sư Cố nói chuyện. Điệu Hồng thưa cho Sư Cố hay là các thầy lớn đã tản cư hết rồi, trong chùa chỉ còn thầy tri sự và ba điệu thôi. Gần bốn giờ sáng thì Sư Cố xin đi vệ sinh và tẩy rửa sạch sẽ, sau đó các điệu đưa Sư Cố vào giường nằm nghỉ. Sư Cố nằm nghiêng bên phải, chắp tay theo thế cát tường và nằm yên như vậy. Các điệu nghĩ rằng Sư Cố đã khỏe nên để yên cho Sư Cố nghỉ, điệu Hồng và điệu Trí đi tụng kinh khuya, còn lại mình điệu Hải hầu Sư Cố. Khi than trong lò ấp hết rồi thì điệu Hải đi xuống bếp để lấy than bỏ vào thêm cho Sư Cố. Lúc điệu đưa cái lò ấp than vào, đợi một lúc mà không thấy Sư Cố nhúc nhích chi cả nên đi tìm thầy tri sự là thầy Chí Niệm. Nghe tin, thầy đi tới thì Sư Cố đã viên tịch. Lúc đó khoảng sáu giờ sáng. Thầy tri sự cùng các điệu đứng chung quanh tụng kinh niệm Phật khoảng ba phút. Sau đó thầy tri sự bảo điệu Hải qua trình cho Sư Cố Thiền Tôn và đi mời quý thầy đi tản cư từ chùa Bảo Quốc lên. Quý thầy lên và làm lễ cung nghinh nhục thân của Sư Cố nhập kim quan. Vì hoàn cảnh chiến tranh nên tang lễ Sư Cố có khoảng ba mươi vị Tăng đến tham dự và chỉ diễn ra trong vòng ba ngày. Lễ nhập tháp là ngày mười một tháng hai năm Mậu Thân. Có lẽ cuộc đời của Sư Cố sống đơn giản nên Ngài viên tịch cũng thật là vắng lặng. Và đây cũng là hạnh nguyện của Sư Cố lúc sanh tiền. Sư Cố thọ tám mươi sáu tuổi. Khi còn tại thế Sư Cố có dạy rằng: “Khi nào Sư Cố mất thì phải thỉnh một tượng Phật để ở trên tháp. Nếu sau này hễ ai đến tháp lạy tức là lạy tháp Phật”. Cho nên sau khi Huế được tái chiếm, Chư Tôn Túc Tăng Ni trở về lại chùa và đến tháp Sư Cố đảnh lễ. Thật đúng, chư vị đảnh lễ tháp Phật. Cho đến ngày nay, trên tháp của Sư Cố có tượng Phật là vậy.

Kính bạch Sư Ông và tăng thân. Ôn lại đức từ bi và hạnh nguyện khiêm cung của Sư Cố, con không nén nổi xúc động của mình trước đức hạnh cao cả của bậc Thầy. Chúng con nhờ đức từ bao dung của Sư Cố mà hôm nay chúng con mới gặp lại được Sư Ông và tăng thân. Với cả tấm lòng từ bi, yêu thương và hiểu biết mà Sư Ông đã dành cho chúng con nên chúng con mới có mặt trong ngày hôm nay. Chúng con xin thành tâm kính bái.

Sư Ông Làng Mai nói: “Cảm ơn Thượng Tọa Chí  Mậu đã cho chúng ta nghe một bài thuyết pháp có nhiều chi tiết rất quan trọng về cuộc đời của Sư Cố Thanh Quý hồi xưa. Tuy rằng chuyến đi Việt Nam của tăng đoàn Làng Mai chưa biết có thực hiện hay không, nhưng không có nghĩa là trong tương lai sẽ không có một chuyến khác. Mình cứ tưởng tượng ngày hôm nay ngồi đông đủ ở đây, trong thiền đường này là mình có sự đoàn tụ rõ ràng. Tổ Đình ở đây, Làng Mai ở đây và mai mốt mình sẽ ngồi trong thiền đường Trăng Rằm có hàng trăm vị xuất gia cũng như tại gia của ba mươi nước sẽ về đảnh lễ tháp của Sư Cố. Chúng ta sẽ cùng nhau đi thiền hành trong Tổ Đình, leo đồi Dương Xuân và chúng ta sẽ sống với nhau như một đại gia đình và tiếp tục đi với nhau như một dòng sông để tiếp nối sự nghiệp của chư Tổ đã khai sáng”.

———————————————————————————————

Bản dịch tiếng Anh:

Sư Cố Thanh Quý Chân Thật

Stories told by Our Uncle Teacher Chi Mau

Dear Respected Thay, Dear Sangha!

Our Grandfather teacher­­­­`s practice, and his vow to help others was endlessly great and cannot all be told of. He had a very beautiful practice, his practice was being humble, he was always happy, and had plenty of loving kindness and compassion. His room was located on the right of the Main hall if you looked at it from the outside. Being well over 80, Our grandfather teacher slept very little, and regularly woke up around two or three o’clock in the morning to have tea and recite the name of the Buddha, with his recitation beads he sat beside the dim candle light. When time had come to invite the morning bell, Our grandfather teacher would go to ring the handbell and wake up the sangha to begin another day of cultivation and practice.

Between the years of 1965-1966, within the monastery the were only 3 baby monks, Hồng, Trí and Hải. Our Grandfather teacher taught the three of them to take turns in being his attendant. One Baby monks job was to sweep the rooms and boil water to serve tea when guests came to visit. The other baby monk was to hang the mosquito net, and make Grandfather teachers bed as well as attend to his health. In the winter he would also be in charge of putting hot coals into a clay pot so our Grandfather teacher could keep warm, and the last baby monk had the duty to cook three meals a day and brew his medicine. Grandfather teacher would often go out to the garden and look at its scenery, he’d admire the trees as well as plants and watch the his baby monks sweep the templeyard. One time, when he went out into the upper garden, he saw that the Sweet osmantus flower has bloomed in its wonderous white, and that its beautiful scent prevaded the whole complex. Picking a few flowers, he told the baby monks to bring them in, and so that the next time they served tea, they could add in a little. The flower of the sweet Osmantus when brewed with tea and consumed is very fragrant, and also is said to help to improve eyesight. On another occasion making his way down to the lower garden, he saw two baby monks from Châu Lâm Temple and Thọ Đức Temple. They were resting beneath a coffee plum tree after coming back from collecting firewood in the pine hills. The Indian Coffee plum, is big and bears many fruits. Knowing this, the two decided to climb the tree and pick its fruits. When they saw him standing and looking down from the upper garden, they were very scared and quickly slid down. Since he stood not too far away they joined their palms to greet him. Our Grandfather teacher only joined his palms to greet them back and then left. After witnessing this, the two baby monks whispered to each other, “goodness, hes so nice! Hes so kind!”

On one inccident, Grandfather teacher saw that the baby monks only liked to have fun and were lazy to study the Sutras, he called them up to his room one by one to lovingly encourage them “Here, I have a pack of candy and I am giving it to you, try your best to study, and do not let the others know.” Every baby monk was called to his room and were all told the same thing. After receiving the candy, each baby monk was very happy thinking that Grandfather teacher loved him the most and tried his very best to study inorder to receive Grandfather teacher’s affection. And so during that time, all the baby monks memorized the Sutras very quickly. One day during the winter, it was a specific baby monks turn to cook, and he woke up late because of the cold weather. He hurried to the storage to bring out the rice that was to be cooked and some how unmindfully bumped into the biggest pot which fell to the ground and broke into two. The Baby monk was so afraid, he ran out to the tamarind tree near the cow barn to cry. Grandfather teacher frequently went into the garden for visits with his walking stick, and so hereing someone crying he searched around and found the baby monk. Then he approached the baby monk and asked: “ My little one, why do you cry? Is it that you miss your family?” the baby monk joined his palms and replied: “Dear Grandfather teacher, when I was cooking this morning, I accidentally broke the biggest pot, and I am scared that the when work coordinater finds out he will yell at me, and so that is why I cry.” Grandfather teacher comforted him said “Its alright, come, follow Grandpa, I will give you some money, and you can go to town along with Uncle Kien and buy new one to replace it.” After uncle and baby monk bought the pot, brought it home and put it in back the storage, baby monk saw that it was noticablely newer than all the other pots and was still very afriad, and so he told Grandfather teacher: “Dear Grandpa, the pot is so new, sooner or later work coordinating thay will find out and yell at me.” Grandfather Teacher laughed and then said “I have a plan, tonight, you bring the pot to a corner of the field, place it there and use the extra pine twigs to burn it. After burning overnight, the new pot will exactly the same as the old one.” The baby monk did just as he was told and in the morning when he removed the ash it looked exactly the same as the original that he broke. He was really happy, and went to pay his respect to Grandfather teacher. And from then on, deep in his mind and at the bottom of his heart was where he wrote his gratitude for Grandfather teacher. The baby monk who broke the pot was none other…. than myself.

There came a time during winter when it was very cold, and so Grandfather teacher only stayed in his room and did not no anywhere. That noon hour, the attendant baby brought him his lunch. Dueto the cold weather, the baby monks all gathered around the fireplace to stay warm and listen to Grandfather teacher tell stories. As we was having his meals with the baby monks surrounding him he asked his attendant, “you can see that the food looks so tasty, if grandpa eats it all will you be sad?” the attendant baby monk replied “Dear Grandfather teacher, if I get to see you enjoy your meal, I will already be very happy.” Our Grandfather Teacher then smiles.

One time, Our Grandfather teacher asked the baby monks if they had finished memorizing the Surangama Mantra, and Baby monk Hồng replied “Dear Grandpa, The Surangama Mantra is so difficult to memorize, it has already been three months and I haven’t even memorized it. After completing the second section I forget the first, after finishing the first, I forget the second.” Grandfather Teacher said to the baby monks “You must learn it like eating congee, then you can memorize it. They used to say “When the soldier goes to war he is afraid of the dangerous obstables, when the man becomes a monk, he afraid of the Surangama Mantra.” The Surangama Mantra is very difficult to learn by heart.” Then he told them that back then there was a baby monk who was very quick at memorizing Sutras, the Surangama Mantra is composed of 5 sections but he learned it all by heart only within 12 days. His name was Phùng Xuân, Phùng Xuân was very intellegent and was also a very good learner. Then, Grandfather Teacher told of the time where that baby monk was his attendant. Grandfather teacher enjoyed having earth tamrind soup cooked with sweet potatoes. And that soup was also Baby monk Phùng Xuân’s specialty. In the summer if you eat earth tamarind and sweet potatao soup, it can be incredibly refreshing. However when it was time to set the table for the meal, baby monk somehow forgot to set chopsticks, and there was only spoons. That day, Grandfather Teacher ate his meal and he stood behind as the the attendant. Grandfather teacher questioned the baby monk: “out in the garden, is there still a lot of bamboo?”. The baby monk replied “Dear Thay, in the garden there is still a lot of bamboo, and there are many bamboo shoots as well. Recently Auntie four had brought some in to stir fry for the community, it was extremely delicious.” Grandfather teacher told baby monk “later, go out and chop some of bamboo for me.” At that moment baby monk looked at the table and realized that there where no chopsticks. He then hurried down to the kitchen got a pair, and offered it to Grandfather Teacher, and joining his palms he wholeheartly apologized. That baby monk has now become fully ordained and is currently pursiung his studies in the west. He is very intelligent.

In the winter, the weather was cold and there was heavy rain, the baby monks in the temple regularlychurned and pounded wheat. In the winter, pounding wheat keeps you very warm. At that time in the temple, meals were eaten twice, 9:00 in the morning and 5:00 in the evening. When it was time to pound the wheat, and the work co’ordinating thay was not home, Grandfather Teacher, with his walking stick made his way down to were the baby monks were at work and taught them “my dear ones, you should take the rice sheet and grind it, and so that each morning you can stir couple of spoonfuls with sugar and have it for breakfast. In the morning. When you wake up early to sweep the temple yard, if you eat this it will help you withstand the wind and cold. But remember not to let the work coordinater know, for you will be scolded ok?” The baby monks loved and respected Grandfather teacher very much, because of the love he had store for them.

Aside from his compassionate virtue also embodied the characteristic of great humility. When layfriends came to pay their respects to the Buddha, they would also ask to touch the earth at the feet Grandfather Teacher. Not only did he refuse to let them do so, but he also told them: “If your touch the earth at my feet, I will do it to you too,” Truly, if there existed a person who was able to touch the earth at his feet, even if once only, that person would have to possess incredible merit! One fine day, the Grandfather teacher of Thuyen Quang Temple told one of his little monks to deliver an invitation letter to Our Grandfather teacher. Wanting to invite him to Thuyen ton temple for a visit. The little monk respectfully requested that our Grandfather Teacher be seated so the invitation letter could be read, but Grandfather Teacher only stood and would not sit. Then he told the little monk: “When we listen to letters written by the Most Venerables, we should be respectful, just as if they were present.” Speaking of his daily lifestyle, he lived very simply and did not bother anyone. Of all the attendants, none were able to wash his clothes, even if it was only a single set. On on opportunity, an attendant very carefully took a set of Grandfather Teacher’s dirty clothes and was meaning to wash them. Although the clothes were worn, he folded them very neatly and placed them underneath his straw mat. Knowing this he told the attendant “those clothes belong to me, and they are brand new!” Truly, if there existed an attendant who was able to wash a single set of clothes for Grandfather Teacher, that person would recive great merit!

Late in his life due to old age, he could no longer visit the gardens anymore, he only did walking meditation beneath the verandas, where he enjoyed looking out into forest of pine trees. Although being over over 80, he was not burdened by any troubles related to health exceptold age itself. Daily, the baby attendant monk would brew medicine for him to drink. Unfortunately, during that that period of time war was waging on, and roads were blocked off, so the attendants could no longer travel to get his medicine. He slowly grew even older as the days went away, and his health also slowly declined.

On the eighth day of the second month, the year Mau Than, Grandfather teacher did not eat but only drank water. That night the three young monks stayed awake the whole night to be at his service. At three in the morning, he sat up and told the young monk to invite all the senior brothers to come to his room, for he had things he wanted to say. The young monk told him that all the senior brother had gone elsewhere, and the only people left in the temple was the coordinater and the three young monks. Nearing the fourth watch, Grandfather Teacher requested for help to to wash up and then be brought to his bed to rest. He reclined on his right, in the noble posture of the lion, and remained very solid. The young monks thought he wanted to rest and so they went to go take care of their alternative responcibilities. Hồng and Trí went to go begin the morning chanting session, and Hải himself stayed to attend to Grandfather teacher. When the coal in the clay pot ran out, he left to the kitchen inorder to get more for Grandfather Teacher, after moving the pot closer to Grandfather Teacher and noticing that he was extremely still, he went to find Thay Chí Niệm, the work coordinater. Hearing the news, he made his way to Grandfther teacher, but when they got there he had already passed. It was around six o’clock in the morning.

Everyone circumabulated around him chanting the buddha’s name and then when then Sangha was all present they begun his funeral. Because of the conditions that wore brought, his funeral lasted only three day and only over 30 monks we able to attend. Maybye it was through f his beautiful and simple lifestyle he passed away very peacefully. Before he passed away, he wanted that the monks enshrine a statue of the Buddha at the top of his stupa, so that when anyone came to touch the earth at the foot of his stupa, they would touch the earth infront of the Buddha Instead.