Phỏng vấn
Sư cô Chân Đức, một trong ba vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Sư Ông tại Làng Mai. Sư cô là người Anh, nói tiếng việt rất giỏi và là một sư chị lớn sống hiền hòa, tươi mát, vững chãi trong Tăng thân. Sư cô đã đem đến cho các sư em nhiều niềm tin yêu và cảm hứng trong sự thực tập. Dưới đây là bài phỏng vấn của BBT với sư cô, sư cô đã trả lời bằng tiếng Việt rất mộc mạc và dễ thương. Kính thưa sư cô! Xin sư cô có thể chia sẻ một chút về đời sống ở Làng trong những ngày đầu mới thành lập, khi sư cô còn là một vị tập sự xuất gia? Sư cô: Khi Chân Đức (CĐ) tới Làng, CĐ giới thiệu với những người bạn khác, Làng là một khách sạn “năm sao”. Vì trước đó CĐ sống trong một tu viện ở Ấn Độ, phần nhiều rất nghèo, không có giường để nằm (ở đây thì còn có giường), không có nước để tắm, không có toilet, và thức ăn thì rất ít, có khi đi ngủ đói. Cho nên khi CĐ tới Làng không thấy Làng nghèo. Nhưng so sánh với bây giờ thì lúc đó Làng nghèo hơn nhiều, mỗi khi trời mưa bị dột ướt cả phòng, nhất là ở xóm Hạ, phải để xô hứng nước mưa. Mùa đông lạnh lắm, không có hệ thống sưởi tốt, ...
Read More
Read More
Gần 400 tăng sinh và giáo thọ theo Pháp Môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng bị cưỡng bức rời khỏi nơi tu học hồi ngày 27 tháng 9 vừa qua với lý do không được người trụ trì tại Bát Nhã bảo lãnh, nhưng sau đó được Thượng Tọa Thích Thái Thuận trụ trì Chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc cho tá túc. Nhưng suốt thời gian qua vẫn bị phía chính quyền tỉnh Lâm Đồng, cũng như chính quyền nơi quý thầy quý sư cô đăng ký thường trú gây áp lực buộc phải trở về quê quán. Trong những ngày này, thầy Thích Trung Hải (hiện đang tu học tại Pháp) cùng những tăng sinh người ngoại quốc đã đến làm việc tại Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Geneva và Liên Hiệp Châu Âu tại Brussels kêu gọi can thiệp cho những tăng sinh Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.Gia Minh trao đổi với thầy Thích Trung Hải về vấn đề đó và những thông tin liên quan, mời quí thính giả theo dõi. Trước hết thầy Thích Trung Hải cho biết lý do tìm đến Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cùng Liên Minh Châu Âu Thông cảm, can thiệp Thầy Thích Trung Hải: Nhờ lời mời và sự sắp xếp của một số các thầy, các sư cô và một số vị tu sĩ thực tập theo Pháp Môn Làng Mai, mà người có quốc tịch nước ngoài, chúng ...
Read More
Read More
Sư cô Tạng Nghiêm là một sư cô trẻ, năm nay sư cô 20 tuổi, sư cô là con một, bố của sư cô mất năm sư cô chín tuổi. Mẹ sư cô kinh doanh khách sạn của gia đình, bà ở vậy nuôi con. Sư cô mới xuất gia được một năm tại tu viện Bát Nhã, và hiện giờ sư cô đang tu tập tại Làng Mai. 1. PV: Chào sư em, sư em biết tới pháp môn của Sư Ông lâu chưa mà lại đi xuất gia? Sư cô Tạng Nghiêm: Đó là vào mùa xuân năm 2005, sư em được gặp Sư Ông và Tăng đoàn tại Huế. Từ đó, sư em bắt đầu đọc sách và nghe pháp thoại của Sư Ông. Em mơ ước được sang Làng và ngày nào cũng cầu nguyện được tới đó. Thế là mùa hè năm 2006, sư em đi cùng mẹ về Làng tham dự khoá tu một tuần. 2. PV: Ấn tượng của sư em về lần đầu về Làng như thế nào? Sư cô Tạng Nghiêm: Khi vừa bước chân tới Làng sư em cảm nhận được ngay một nguồn năng lượng rất bình an, thanh tịnh. Các sư cô ở đây rất dễ thương với thiền sinh và luôn kính trọng lẫn nhau. Ai cũng rất hiền, rất tươi, lúc nào cũng có nụ cười thường trực trên môi. Em rất thích ngắm nhìn các sư cô, nhìn các sư cô an lạc quá. Các sư cô ...
Read More
Read More
1. Chúng con được biết Thầy đã từng sống ở Mỹ rất lâu, là một người trẻ ở xã hội Tây phương, điều kiện sống rất đầu đủ, Thầy lại thành đạt trong xã hội. Tại sao Thầy muốn trở thành một người tu? Thầy Pháp Hội: Thực ra Pháp Hội mới sống ở Mỹ ba năm thôi, còn mười mấy năm khác thì sống ở Châu Âu. Nhân duyên để Pháp Hội đến với đạo cũng rất đặc biệt. Lúc còn trẻ lối suy tư, cách hành xử, nhận thức của mình cũng giống như những bạn trẻ bây giờ. Mình cũng chạy theo mục đích như kiếm tiền, chạy theo những nhu cầu bình thường của một người trẻ. Nhưng khi được tiếp xúc với những tư tưởng, cách hành xử đẹp của đạo Bụt thì mình nhìn thấy một lối sống mới cao đẹp hơn, mình thấy nó khác hẳn với lối sống mà mình đang theo đuổi. Những quan niệm về giá trị hạnh phúc và cuộc sống cũng khác hẳn với những cái lâu nay mình nghĩ, mình theo đuổi. Thế nên Pháp Hội quyết định buông bỏ hết những giá trị theo kiểu đời thường đó để đi tìm giá trị của một đời sống mới và cảm thấy đây mới là một lối sống đích thực, là những giá trị đích thực mà mình cần, đó là một chân trời mới. Khi thấy được giá trị chân thực của cuộc sống đích thực, ...
Read More
Read More
Thượng tọa Lệ Trang xuất gia từ năm 1973 với Hòa thượng Vĩnh Đạt tại chùa Hương, Sa-Đéc, Đồng Tháp. Hiện nay, Thượng tọa đang trụ trì chùa Định Thành, TP. HCM. Thượng tọa là Thầy chủ sám trong Đại trai đàn chẩn tế tại chùa Vĩnh Nghiêm (SG) trong chuyến về Việt Nam năm 2007 vừa qua của Sư Ông và Tăng thân Làng Mai. Thượng tọa cũng là người đầu tiên ở Việt Nam đưa kinh Nhật Tụng Thiền Môn 2000 vào thời công phu chiều để hành trì tại chùa Viên Giác. Khóa tu mùa đông 2007 – 2008 vừa qua, Thượng tọa đã về Làng tu học với Sư Ông cùng đại chúng và Thượng tọa đã hướng dẫn vài nét về nghi lễ, cách thức tán tụng theo nghi thức miền Nam cho đại chúng Làng Mai. Thượng tọa là một người vui tính và dễ gần gũi nên rất được đại chúng Làng Mai thương kính. Để hiểu rõ thêm về Thượng tọa cũng như về nghi lễ miền Nam, xin mời các bạn cùng theo dõi phần phỏng vấn dưới đây: 1. Kính thưa Thượng tọa, trong cuộc đời xuất gia, Thượng tọa đã từng gặp Ma Lăng Già chưa? Làm thế nào Thượng tọa khắc phục Ma Lăng Già? Thượng tọa trả lời: (Cười) Khi nói đến Ma Lăng Già, chúng ta nhớ đến chuyện Lăng Nghiêm, Ngài Tôn Giả A Nan bị chú thuật của Ca Tỳ Ma La Phạm Thiên ...
Read More
Read More
Nếu bạn đã từng là độc giả trung thành của Lá Thư Làng Mai hẳn sẽ không quên loạt bài dưới tựa đề Sư Tử Núi và trong hai số gần đây là Lửa Hồng Phương Bối. Các bạn có muốn biết tác giả của loạt bài đó là ai không? Sư cô Thoại Nghiêm, một trong những vị giáo thọ xuất sắc của Làng Mai, người luôn luôn đi tiên phong trong công tác thành lập và phát triển các trung tâm tu học mới của Làng Mai. Nhờ sự góp sức rất tích cực ngay từ những ngày đầu tiên của sư cô mà chúng ta đã có được Tu viện Lộc Uyển tại Hoa Kỳ ngày hôm nay; và cũng như vậy sư cô đã góp trái tim và đôi bàn tay của mình để phát triển Tu viện Bát Nhã tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam. Hiện nay sư cô lại đang giúp sức tại Ni viện Diệu Nghiêm tại Huế. Và sư cô cũng chính là tác giả của loạt bài Sư Tử Núi và Lửa Hồng Phương Bối. Để biết thêm về sư cô Thoại Nghiêm, mời các bạn theo dõi bài phỏng vấn dưới đây của BBT trang nhà Làng Mai với sư cô Thoại Nghiêm. 1. Xin Sư cô cho con hỏi một câu mà chắc nhiềucũng người muốn được biết, Sư cô đi tu có phải vì thất tình không? – (Cười) Hỏi câu gì mà khó trả lời ...
Read More
Read More
Thầy Đồng Châu là đệ tử của Thượng tọa Đức Nghi (trụ trì tu viện Bát Nhã). Xuất gia năm 1993. Năm nay Thầy 43 tuổi Thầy Từ Hải: tuổi Dần nghĩa là năm nay 33 tuổi, xuất gia năm 18 tuổi. Xuất thân từ Tổ Đình Từ Hiếu và là đệ tử của Sư thúc Chí Mậu. Thầy Đồng Lực: năm nay 28 tuổi, đệ tử của Thượng Tọa Đức Nghi ( viện chủ tu viện Bát Nhã) Thầy Từ Giác: tuổi chuột, sinh năm 1984, xuất gia năm 1996 khi 11 tuổi, cùng xuất thân từ Tổ Đình Từ Hiếu và cũng là đệ tử của Thầy Chí Mậu. 1. Xin Thầy cho chúng con biết về những ngày Quán niệm ở Từ Hiếu và Bát Nhã, có bao nhiêu người đến dự và thời khóa có giống ở Làng Mai không? Thầy Đồng Châu: Khi Thầy chuẩn bị qua Làng thì Xóm Rừng Phương Bối đang được thành lập, còn Xóm Bếp Lửa Hồng đã có thể sinh hoạt đều đặn, đã có những ngày Quán niệm mỗi Thứ Năm và Chủ Nhật như ở Làng. Do thời tiết trưa nắng nên đi thiền hành sau thời tụng kinh sớm, sau đó ăn sáng, chấp tác từ 8h – 10h. Trong ba tháng an cư này, Thứ Năm hàng tuần hai xóm quán niệm chung với nhau và mỗi tháng có hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật đầu tháng dành cho các phật tử cùng tu ...
Read More
Read More
Thầy Pháp Dung thường dùng chữ “cool” mỗi khi thầy nhìn một cái gì đó đẹp hoặc một ai đó đã làm gì dễ thương. Chữ “cool” mà thầy thường dùng đã làm cho nhiều bạn trẻ cảm thấy như thầy là nguời bạn thân của mình khi nói chuyện với thầy hoặc được gần thầy. Đại giới đàn năm ngoái tại Làng, thầy đã được nhận đèn (nghĩa là trở thành một vị Giáo Thọ). Những lời chia sẻ của thầy rất dễ thương và làm cho đại chúng cười. Đó là một trong những nét đẹp của thầy Pháp Dung, luôn đem niềm vui và nụ cười đến cho mọi người. Bạn có muốn biết thầy Pháp Dung “cool” như thế nào không? Nếu muốn, xin bạn đọc những dòng chia sẻ của thầy. Chúc bạn đọc vui. 1 – Lúc mới đến Làng, điều gì khiến Thầy nghĩ rằng “Con muốn nơi này là ngôi nhà tâm linh của con trọn đời”? – Hồi Pháp Dung đến đây, Làng còn chưa lớn lắm, quý Thầy cũng không nhiều, vì vậy Pháp Dung thấy tình cảm của mọi người rất ấm cúng. Thật ra ban đầu Pháp Dung không có ý định xuất gia, nhưng càng gần quý Thầy như Thầy Pháp Trú, Thầy Pháp Ứng, Thầy Pháp Niệm, Thầy Pháp Dụng… mình thấy như anh em của mình, như nước và sữa cùng hòa vào nhau vậy. Pháp Dung thấy được sự ấm cúng của một ...
Read More
Read More
Sư cô Mai Nghiêm là một Tỳ kheo ni trẻ người Pháp. Sinh ra và lớn lên tại Paris, sư cô đã được theo cha mẹ đến Làng Mai tu tập từ khi sư cô lên mười tuổi. Rất trân quý đời sống của người xuất gia nên sư cô đã quyết định xuất gia khi sư cô mười tám tuổi. Thời gian qua với sự trẻ trung, tươi mát và sự thực tập rất vững chãi, sư cô đã mang lại rất nhiều hạnh phúc và niềm vui cho tăng thân Làng Mai và các bạn thiền sinh từ khắp thế giới đến tu tập. Nụ cười thân thiện và giọng nói điềm đạm của sư cô đã giúp làm vơi đi nỗi khổ và mang lại niềm tự tin cho rất nhiều thiền sinh tới Làng. Và sau đây là phần phỏng vấn sư cô Mai Nghiêm. 1. Thưa sư chị Mai Nghiêm (MN), sư chị có thể chia sẻ cho chúng em biết sư chị đã làm như thế nào để nuôi dưỡng hạnh phúc trong sự thực tập của sư chị? Đối với MN, được học hỏi và hành trì giới luật thường xuyên là một yếu tố đã nuôi dưỡng MN rất nhiều trong sự thực tập. Giới luật đã giúp cho Bồ Đề Tâm của MN ngày càng lớn mạnh, làm cho MN có một khát khao, một động lực bên trong rất lớn thúc đẩy MN phải luôn tinh tấn. Bên cạnh ...
Read More
Read More
Sư cô Học Nghiêm xuất gia vào năm 2000. Sư cô sống rất hòa thuận, vui vẻ cùng đại chúng. Khi nghe đến tên Sư cô Học Nghiêm, mọi người thường liên tưởng đến sự tươi mát và những bước chân nhẹ nhàng, thảnh thơi của Sư cô. Một điểm rất đẹp về Sư cô mà chúng con nhận thấy là Sư cô biết nuôi dưỡng hạnh phúc của mình qua sự thực tập trong đời sống hàng ngày. Kính mời Quý vị theo dõi những câu hỏi và những câu trả lời thật dễ thương để biết thêm về Sư cô . 1. Xin Sư Cô cho chúng con biết Sư Cô gặp được Sư Ông lần đầu tiên là vào lúc nào? Chị gặp Sư Ông lúc chị tham dự khóa tu GĐPT tại Tu Viện Thanh Sơn năm 1999. Nhưng thật sự, chị được đánh động rất lớn khi chị xem một cuốn băng video phỏng vấn Sư Ông. Chị nhớ lúc đó điều đã đánh động chị không phải là những câu trả lời của Sư Ông mà chính là sự giản dị. Xem trên băng chị thấy rất thích sự đơn giản trên bàn thờ Bụt: chỉ một cặp nến, một bình hoa rất thiền vị, một dĩa trái cây. Hơn nữa, hình ảnh Thầy ngồi thật vững chãi, thật an nhiên, tay cầm một tách trà trông rất là hiền. Chính hình ảnh đó đã làm cho chị nhớ mãi. 2. Thưa ...
Read More
Read More
Thầy Minh Mẫn, một trong những vị giáo thọ tập sự trẻ tuổi của Làng Mai, xuất thân từ Việt Nam, Thầy có duyên may đến Làng tháng 8/2001. Xuất gia năm 19 tuổi, tính đến nay Thầy đã có 10 năm tu tập. Tăng thân rất quý mến Thầy và rất thích được nghe Thầy chia sẻ bởi tính hài hước, có nhiều câu nói đầy dí dỏm, tuy đơn giản nhưng thâm sâu vô cùng. 1. Kính thưa Thầy, theo chúng con nghĩ, với cái tên Minh Mẫn có nghĩa là vừa thông minh, lại cần mẫn, chắc Thầy vốn như thế nên Sư Phụ đã đặt cho Thầy Pháp tự này phải không? (Cười) Minh Mẫn nghĩ Sư Phụ mong mình được như vậy thì đúng hơn! 2. Thưa Thầy, động cơ nào thúc đẩy Thầy chọn con đường xuất gia? Đó là niềm yêu thích của Minh Mẫn từ lúc nhỏ, nhưng mãi đến khi học xong trung học thì mong muốn đó mới được thành tựu. 3. Xin Thầy kể cho chúng con biết nhân duyên nào đã đưa Thầy tới Làng Mai? Đúng là phải có nhân duyên từ trước, và cho đến năm 1999 thì Minh Mẫn được người cậu ở Berlin gởi tặng một quyển sách Thiết Lập Tịnh Độ và trong thư cậu có chia sẻ về cách tu tập của Làng. Qua vài lần trao đổi cậu có ý muốn giúp Minh Mẫn sang Làng để tham học trực tiếp, ...
Read More
Read More
Sư Chú Pháp Xả là người Hà Lan, thọ giới Sadi năm 2002. Nếu quý vị có đến Làng thì sẽ rất dễ nhận ra Sư chú với đôi mắt xanh và sáng, cao, đặc biệt là miệng luôn nở một nụ cười tươi thật là tươi. Buổi phỏng vấn được thực hiện bằng cả hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), mặc dù tiếng Việt của Sư chú rất khá nhưng Sư chú nói rằng nếu Sư chú trả lời tất cả bằng tiếng Việt thì có thể không được sâu sắc lắm – do vốn từ vựng còn hạn chế – . 1. Xin Sư chú có thể cho biết nhân duyên đã dẫn dắt Sư chú đến Làng Mai? Con bắt đầu từ những quyển sách của Thầy. Sau đó con xin đến Làng thực tập trong vòng 1 tuần. Con đã rất hạnh phúc trong thời gian đó. Tình cờ con bắt gặp quyển Bước Tới Thảnh Thơi mà Sư Ông viết cho những người mới xuất gia, và con đã đặt mua nó. Một năm sau con đã trở lại và xin thực tập 1 tuần nữa. Thầy đã dạy về Chánh Mạng. Đề tài này đã đánh động trong con rất lớn, đã làm cho con suy nghĩ nhiều về cách sống của con lúc đó. Con nhận ra rằng: ‘Ồ, thực sự mình đâu có đang sống một cách chánh mạng!’ Trước đó con cứ mong tìm đưọc một việc làm thực ...
Read More
Read More
Thầy Pháp Trạch là một vị giáo thọ trẻ của Làng, thầy được truyền đăng đắc pháp trong đại giới đàn mùa đông 2007-2008 và mùa thu năm 2008 thầy được Sư Ông tấn phong trụ trì Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu, nước Đức. Bài phỏng vấn rất thân tình này do sư cô Châu Nghiêm thực hiện, BBT xin được trân trọng chia sẻ như là một món quà nhỏ giành cho những ai muốn tìm hiểu thêm về con đường của người xuất sĩ trẻ. Hỏi: Xin thầy chia sẻ cho chúng con một vài kỷ niệm đẹp về đạo Bụt trong thời thơ ấu của thầy được không ạ? Những kinh nghiệm gì hoặc những điều kiện gì đã tưới tẩm hạt giống muốn trở thành người tu trong thầy? Thầy P.Trạch: Hồi nhỏ tôi thường được mẹ dẫn theo tới chùa. Lúc tôi theo ba và anh trai rời Việt Nam trên một chiếc thuyền, chúng tôi đã đến tị nạn tại Hồng Kông. Ba tôi lúc đó là một Phật tử rất thuần thành, sinh hoạt rất năng nổ trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vì vậy ông đã giúp để bắt đầu thành lập tổ chức GĐPT trong cộng đồng người Việt đang tị nạn tại Hồng Kông. Ba tôi luôn dẫn theo anh em chúng tôi đến chùa vào mỗi ngày Chủ Nhật liên tục trong 3 năm liền. Tuy đó là một ngôi chùa Trung Quốc, nhưng chúng ...
Read More
Read More
BBT: Những ai đã từng đến Làng Mai tu tập hoặc đã từng có cơ hội nghe quý thầy quý sư cô trì tụng danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm trước giờ pháp thoại của Sư ông, thì hẳn là quý vị sẽ nhận ra Sư cô Trai nghiêm trong vai người nghệ sĩ violông, đóng góp những làn âm thanh du dương, trầm bổng vào bản đại hòa tấu của Tăng thân. Sư cô là một người trẻ rất nhiệt tình và chân thành mang đậm phong vị Nhật Bản-quê hương thân yêu của sư cô và đồng thời rất năng động và cởi mở của nét văn hóa Tây Phương được thấm nhuần trong những tháng ngày sư cô du học và làm việc tại nhiều nước Âu Châu. Sư cô được xuất gia trong gia đình cây Sen Hồng năm 2009 cùng với các anh chị em mang nhiều quốc tịch khác nhau như Pháp, Hồng Kông, Mỹ và Việt. Hai năm sa di là những tháng ngày trong nôi, sư cô đã chứng tỏ mình là một người xuất sĩ có hạnh phúc và sống hòa hợp với đaị chúng. Trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ sắp tới sư cô sẽ tiếp nhận giới thức xoa ma na, hiện sư cô đang hết lòng chuẩn bị thân tâm thanh tịnh, sẵng sàng để đón nhận giới pháp, chúng ta hãy hướng về và thực tập hơi, thở bước chân an lạc cùng với ...
Read More
Read More
1. Sư chú Chân Trời Bồ Đề SC Bạch Nghiêm: Hôm nay là ngày xuất gia của gia đình cây Kim Ngân Hoa, sư chú có thể chia sẻ về mình một chút được không! Làm sao mà sư chú biết tới pháp môn và tại sao sư chú quyết định đi xuất gia? Sư chú muốn xuất gia suốt đời hay là chỉ xuất gia 5 năm thôi? Sư chú Chân Trời Bồ Đề: Con là Ryan Maxwell Damon, pháp danh của con là Chân Trời Bồ Đề. Ban đầu con tìm đến với thiền tập nhờ cảm hứng từ diễn viên võ thuật nổi tiếng Lý Tiểu Long (Bruce Lee). Con cũng được đọc các câu chuyện về cuộc đời của Bụt, và những câu chuyện đó làm cho con rất xúc động vì Bụt là người có một quyết tâm lớn để vượt thắng khổ đau, chuyển hóa khổ đau. Bản thân con cũng có nhiều nỗi khổ, niềm đau trong lòng. Con đã từng tìm kiếm rất nhiều thứ trong cuộc đời ngoại trừ chính bản thân mình. Và con đã quyết định là con phải đi tìm chính con.Con muốn được làm một người tỉnh thức, đó là mong ước thúc đẩy con trở thành một người tu. Con bắt đầu tiếp xúc với pháp môn Làng Mai và với những bài pháp thoại của Thầy qua YouTube. Con được nghe Thầy giảng về Niết Bàn và về sinh diệt, con thấy thích quá nên ...
Read More
Read More
(BBT xin gởi đến bạn đọc buổi trò chuyện thân mật giữa thầy Thích Chân Pháp Đăng và BBT. Các bạn sẽ được nghe những tâm sự chân thành cũng như kinh nghiệm quý hiếm có được khi thầy vượt qua những giai đoạn khó khăn của bệnh tật.) Người phỏng vấn: Thưa thầy! Con cảm ơn thầy cho chúng con một buổi tiếp xúc. Con biết thầy là đệ tử lớn của Sư Ông, nhưng thầy không ở Làng thường xuyên, thầy phải trụ trì tu viện Rừng Phong ở Mỹ. Xin thầy cho chúng con biết thầy tu tập theo pháp môn Sư Ông năm nào? Xuất gia đã bao nhiêu năm? Thầy Pháp Đăng: Mình xuất gia tại Mai Thôn Đạo Tràng năm 1990. Mùa Đông năm 1999 Tăng thân gửi qua tu tập tại tu viện Rừng Phong. Năm 2006-2007, ba anh em đi tìm đất vùng New York để thành lập tu viện Bích Nham. Mùa đông năm 2008, mình về Làng Mai an cư kiết Đông, hết an cư kiết Đông ấy, mình về chăm sóc mạ bị tai biến đang ở Tu viện Lộc Uyển. Tháng 8, 2008 mình và sư cô Tuệ Nghiêm đưa mạ về Việt Nam trị liệu. Sư cô ở lại chùa Kiều Đàm chăm sóc cho mạ, và mình vào tu ở tu viện Từ Hiếu. Trong thời gian 2005 đến bây giờ, mình thường về ở Chùa Tổ, có khi 6 tháng, có khi một năm hay ...
Read More
Read More
Thầy Pháp Khâm đã từng là một thanh niên với nhiều hoài bão, nhiệt huyết muốn xây dựng một đời sống đẹp, lành cho chính mình. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư điện, người thanh niên ấy đã dễ dàng tìm cho mình một công việc như ý. Trong một lần xảy ra tranh chấp với sếp, người thanh niên đã tìm vui bên lớp học tình thương, tình bạn với cô giáo dạy cùng nhưng cũng không giúp giải quyết những vấn đề của mình. Và một ngày, với khao khát hiểu được mình, làm chủ cảm xúc, cũng như xác định lại mục tiêu, lý tưởng sống, người thanh niên đã quyết tâm lên đường để tìm lại chính mình. Năm 1987, lần đầu tiên tìm đến Làng Hồng, thực tập hơi thở, bước chân chánh niệm và các pháp môn đã giúp người thanh niên ấy lắng dịu, lấy lại tinh thần, hiểu và thương được mình. Từ đó anh tìm đến Làng thường xuyên hơn. Làng Hồng như một món ăn tinh thần cho cuộc sống mới của người thanh niên. Sau mười năm thực tập cũng như giúp Làng mở các khóa tu, Tâm Bồ Đề đã được nuôi lớn từ từ, rồi một ngày năm 1999, người thanh niên đã xuất gia. Với tâm phụng sự, cống hiến, sau một năm, sư chú đã có thể đi ra để giúp tăng thân. Và bây giờ, đã hơn mười lăm năm xuất gia, thầy ...
Read More
Read More
Thầy Chân Pháp Hộ sinh ra và lớn lên tại Stockholm, Thụy Điển. Năm 29 tuổi thầy rời Thụy Điển đi Ấn Độ. Chuyến du lịch và tìm một con đường tâm linh ấy đã tạo duyên cho thầy đến Làng Mai, nơi thầy xuất gia vào năm 2003. Mùa đông năm nay (2015), thầy về an cư ở Làng Mai, sau 10 năm sống và thực tập tại Lộc Uyển. Từ năm 2010 đến nay, thầy là trụ trì xử lý thường vụ tại tu viện Lộc Uyển. BBT: Năm 2009, Sư Ông chia sẻ với đại chúng về một bức thư thầy viết cho Sư Ông, trong đó thầy đã nói rằng không phải là thầy đang đi trên con thuyền Tăng thân mà thầy chính là con thuyền ấy, và vì vậy, cho dù con thuyền có bị chìm thì thầy cũng sẽ không nghĩ đến chuyện nhảy ra khỏi nó. Thường thường chúng ta hay viết thư cho Sư Ông sau khi vượt qua một khó khăn. Câu chuyện đằng sau tuệ giác đó là gì, thưa thầy? Thầy Pháp Hộ: Đầu tiên thì có lẽ đó là một cái thấy, một tuệ giác. Nhưng Sư Ông luôn dạy rằng những tuệ giác như vậy cần được duy trì không ngừng như một định lực, hay nói cách khác là chúng ta phải sống với tuệ giác mà chúng ta có được. Điều này rất khó, nhưng nếu làm được như vậy thì đời sống của ...
Read More
Read More
Mùa an cư năm nay, đại chúng Thái Lan rất hạnh phúc khi được đón quý thầy, quý sư cô từ các trung tâm tu học khắp nơi trở về thăm Sư Ông và đại chúng. Một trong những hạnh phúc đó là sự hiện diện của thầy Pháp Hữu, thầy trụ trì xóm Thượng Làng Mai Pháp. Thầy đã hiến tặng năng lượng tươi mát của một vị xuất sĩ trẻ với tinh thần mang đạo Bụt đi vào cuộc đời. Các sư em trong BBT đã có một buổi ngồi chơi cùng thầy, được thầy chia sẻ những niềm vui, những trải nghiệm thú vị trong quá trình thực tập và tiếp nối sự nghiệp của Sư Ông và tăng thân . Mời quý vị cùng BBT ngồi chơi với thầy nhé! BBT: Thầy là một người trẻ lớn lên ở Tây phương, vậy điều gì ở Làng Mai đã thu hút thầy và khiến cho thầy quyết định trở thành một người tu theo truyền thống Làng Mai? Thầy Pháp Hữu: Ngày xưa khi Pháp Hữu mới đến Làng, cảm nhận đầu tiên của một chú bé mới chín tuổi lúc đó là sự hạnh phúc và tươi mát của quý thầy, quý sư cô. Hình ảnh đánh động Pháp Hữu nhất là khi có một sư chú tới chào mình một cách rất kính lễ, tuy mình mới chín tuổi. Lần đầu tiên Pháp Hữu được một người lớn hơn kính trọng mình. Lúc đó tuy ...
Read More
Read More
Ngày 01.12.2015, tại Làng Mai đã diễn ra lễ xuất gia của gia đình Cây Đan Mộc (Red Wood), 10 em được xuất gia tại Làng và 9 em được xuất gia tại Thái Lan. Sau lễ xuất gia, BBT đã có một buổi ngồi chơi với 8 cây Đan Mộc tại Làng (hôm ấy có hai cây Đan Mộc bận… nấu ăn). Đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Ái Nhĩ Lan, Ý, Hòa Lan, Pháp, Úc, Đức, Indonesia và Việt Nam, không hẹn mà gặp, những người trẻ chung lý tưởng này đã tìm về dưới mái nhà tâm linh để cùng đi trên con đường của hiểu biết và thương yêu. BBT xin được chia sẻ nội dung buổi trò chuyện. BBT: Các sư em cảm thấy như thế nào khi Thầy không được khỏe và không có mặt ở Làng gần như trong suốt thời gian các sư em tập sự xuất gia? Sự vắng mặt của Thầy có ảnh hưởng gì đến sự thực tập hay chí nguyện của các sư em không? Sư chú Trời Đạo Lực (người Việt): Ngày con lên máy bay để sang Pháp, các bạn trong Gia đình Phật tử đã hỏi con một câu tương tự. Khi đó con trả lời vui là Bụt đã tịch hơn 2600 năm rồi mà người ta vẫn phát tâm thực tập những lời Bụt dạy. Tại vì giáo nghĩa Bụt dạy rất cụ thể và phù hợp với mọi người. Trong lòng ...
Read More
Read More
(Phỏng vấn sư cô Thuận Nghiêm) Sư cô Thuận Nghiêm xuất gia năm 2000 tại Làng Mai, nước Pháp, trong gia đình Cây Bông Sứ. Sư cô đã có nhiều năm gắn bó với Viện Phật học Ứng dụng châu Á (AIAB) ở Hong Kong. Từ mùa xuân năm 2019, sư cô đã về nhập chúng xóm Mới (Làng Mai – Pháp) và tiếp tục hiến tặng rất nhiều tiếng cười, niềm vui cho mọi người, đặc biệt là các sư em nhỏ. Nhân dịp này, Ban biên tập đã có buổi trò chuyện với sư cô về hành trình tâm linh cũng như những kỷ niệm của buổi ban đầu sư cô đến với đời sống xuất sĩ. Bài được BBT chuyển ngữ từ tiếng Anh. BBT: Thưa sư cô, điều gì đã đưa sư cô từ Mỹ qua tới Pháp để trở thành một vị xuất sĩ trong truyền thống Làng Mai? Điều gì gây ấn tượng nhiều nhất khi sư cô tới Làng Mai lần đầu tiên? Năm 1998, Thầy có chuyến hoằng pháp ở Mỹ. Mẹ của Thuận Nghiêm (TN) nói: “Con chở mẹ tới nghe buổi pháp thoại công cộng của Thầy”. Địa điểm diễn ra buổi pháp thoại rất gần nhà TN ở Virginia. Vì mẹ rất muốn nghe Thầy giảng nên TN đồng ý lái xe đưa mẹ đi. Thầy thuyết pháp tại giảng đường của một trường trung học cho khá nhiều người nghe. Trước đó TN chưa bao giờ nghe nói ...
Read More
Read More
Thầy Pháp Nguyện đã từng có cơ hội được làm thị giả của Sư Ông Làng Mai trong vài năm. Từ đó đến nay, Thầy đã cùng Tăng thân tổ chức thành công các cuộc triển lãm thư pháp của Sư Ông tại một số thành phố lớn trên thế giới. Thầy cũng là người biên soạn cuốn sách “Hương thơm quê mẹ” và tham gia tổ chức các sự kiện nhân dịp ra mắt cuốn sách và triển lãm thư pháp lần này tại Việt Nam. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn của Báo Người Đô Thị với thầy Pháp Nguyện nhân sự kiện ra mắt sách và triển lãm thư pháp của Sư Ông Làng Mai tại thành phố Hồ Chí Minh. Là người tổ chức triển lãm thư pháp cho Sư Ông tại Thái Lan năm 2019 và biên soạn cuốn sách Hương thơm quê mẹ, thầy có thể chia sẻ về việc viết thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh và những triển lãm trước đây trên thế giới? Bắt đầu vào mùa thu năm 2010, sau chuyến hoằng pháp tại Hồng Kông, một bác sĩ ở Hồng Kông đã tổ chức cho Sư Ông một triển lãm thư pháp. Đó là triển lãm thư pháp và ra mắt sách thư pháp đầu tiên của Sư Ông. Sau triển lãm đầu tiên thành công đó, đã có chuỗi triển lãm diễn ra ở Canada, Pháp, Đức, Mỹ, Thái Lan… Cuốn sách thư ...
Read More
Read More