Kết luận: Con đường trước mặt

Đạo Bụt là một truyền thống rất cởi mở, rất sinh động. Đạo Bụt để ý đến tất cả những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, trong các lãnh vực nghệ thuật, khoa học, triết học, v.v… Đạo Bụt có khả năng tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài để Phật hóa, làm cho chúng thành những yếu tố mới để thực tập. Chúng ta có khả năng tiếp thu và đồng hóa những thần linh, những pháp môn, những nền triết học hay văn học ở ngoài. Nhưng nếu không nắm được bản chất, tuệ giác của đạo Bụt, nếu chúng ta không giữ vững được lập trường vô thường-vô ngã-Niết bàn và lập trường không-vô tướng-vô tác thì trong khi thu nhập những yếu tố ngoại lai, chúng ta có thể làm biến dạng đạo Bụt. Từ một truyền thống của tuệ giác chúng ta trở thành một truyền thống của tín ngưỡng mê tín, đó là tội của chúng ta. Muốn làm cho đạo Bụt trường tồn mãi mãi mà vẫn giữ được tính chất của đạo Bụt thì chúng ta phải rất cẩn thận. Trong khi thu nhập yếu tố không Phật giáo, chúng ta phải chuyển hóa những yếu tố đó thành Phật giáo để chúng không trái chống lại mà có thể đi với truyền thống Phật giáo một cách tuyệt hảo. Đạo Bụt luôn luôn thích ứng với thời cơ. Nhưng nếu chúng ta không nắm được căn bản thì sự thích ứng đó sẽ làm cho đạo Bụt bị biến chất và đạo Bụt sẽ mất đi bản chất của mình.

LƯỢC ĐỒ BỘ PHÁI

Lược Đồ Bộ Phái

The 18 School of Buddhism

Lược đồ 1A

Sự phân biệt các bộ phái Theo Dị Bộ Tông Luân Luận (Samayabhedoparacanasacakra) của thầy Thế Hữu (Vasumitra)

Lược đồ 2A


The 18 Schools of Buddhism

Lược Đồ Bộ Phái

Theo Di Bộ Tông Luân Luận của thầy Thế Hữu

Lược đồ 2B

Danh sách các Pháp chia theo:

1. Câu Xá Tông

2. Duy Thức Tông

3. Thượng Tọa Bộ

A Tì đạt Ma của Thượng Tọa Bộ Thắng pháp Tập Yếu luận do Anuruddha (thế kỷ thứ 8) biên soạn chia các pháp thành 6 loại gồm trong 3 nhóm chính.