Về đi tiếp nhận gia tài

(Trích sách Cho Đất Nước Đi Lên của thiền sư Thích Nhất Hạnh, NXB Lá Bối 2007)
 
Tưới tẩm hạt giống thương yêu
Chúng ta đã tiếp nhận những gia tài di truyền của cả hai gia đình tâm linh và huyết thống. Trong đạo Phật chúng ta nghe nói đến những chủng tử, những hạt giống ở trong A lại da thức. Trong đạo Phật, người ta nói đến tâm thức. Tâm thức có nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng nói đơn giản thì trong tâm thức có hai phần: phần trên gọi là Ý thức và phần dưới, phần căn bản gọi là Tàng thức hoặc A lại da thức (cất chứa tất cả những hạt giống mà chúng ta tiếp thu được từ các thế hệ trước). Hạt giống, tiếng phạn gọi là Bija, chúng ta có thể nói, tương đương với những cái gen mà chúng ta được tiếp nhận từ các thế hệ trước. Nếu những hạt giống đó có hoàn cảnh thuận tiện thì có cơ hội được phát hiện. Ví dụ như chúng ta có hạt giống của tài năng, như tài năng của một thi sĩ nhưng nếu chúng ta bị đặt vào một hoàn cảnh không thuận lợi thì hạt giống thi sĩ trong ta không có cơ duyên phát hiện được. Trái lại nếu chúng ta được đặt trong hoàn cảnh thuận lợi thì hạt giống của nghệ thuật, của thi ca sẽ được phát hiện và ta có thể trở thành một thi sĩ lớn. Cái đầu gọi là tiên thiên, cái thứ hai gọi là hậu thiên. Tây phương bây giờ họ dùng chữ nature là thiên nhiên, nurture là hoàn cảnh.

Chúng ta có những hạt giống tốt được tổ tiên trao truyền. Chúng ta cũng có những hạt giống xấu cũng của tổ tiên trao truyền lại. Chúng ta có hạt giống của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo nhưng mà chúng ta cũng có hạt giống của Trần Ích Tắc. Nếu chúng ta ở vào trong môi trường xấu thì hạt giống của Trần Ích Tắc sẽ được tưới tẩm và chúng ta sẽ trở thành người bất trung. Nếu chúng ta được đặt vào trong một hoàn cảnh thuận tiện thì hạt giống của Trần Hưng Đạo sẽ được tưới tẩm và chúng ta sẽ trở thành một bậc trung thần, một vị tướng giỏi. Cho nên hoàn cảnh rất quan trọng. Theo tuệ giác này, nếu chúng ta muốn những hạt giống đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của tổ tiên mà chúng ta có trong từng tế bào, có cơ duyên để phát hiện thì chúng ta phải cho chúng ta một hoàn cảnh tốt, chúng ta phải cho các con chúng ta một hoàn cảnh tốt. Một kết luận rất khoa học. Nếu con chúng ta đi theo băng đảng, đi vào mê hồn trận của ma túy, sắc dục là tại vì hoàn cảnh đã tưới tẩm những hạt giống tiêu cực trong tế bào cơ thể của chúng nó. Vì vậy vấn đề hoàn cảnh, vấn đề môi trường sinh hoạt rất quan trọng.
 
Trong một gia đình, nếu cha biết lắng nghe mẹ, mẹ biết làm hạnh phúc cho cha, cha biết chăm sóc mẹ thì em bé lớn lên sẽ học được rất nhiều và những hạt giống của thương yêu sẽ được tưới tẩm. Cha mẹ không nói mình là giáo sư dạy về thương yêu nhưng đích thực là giáo sư dạy về thương yêu. Nhưng nếu trong gia đình, cha làm khổ mẹ, mẹ làm khổ cha và cha mẹ làm khổ con thì những đứa trẻ lớn lên không có niềm tin vào hạnh phúc gia đình và không tin vào tổ tiên. Vì vậy làm thế nào thiết lập lại truyền thông giữa cha với mẹ, làm thế nào để cha mẹ có thể có hạnh phúc với nhau là một công tác căn bản để xây dựng xã hội. Chúng tôi đã từng nói chuyện với người trẻ và họ đồng ý với nhau rằng: Gia tài quý giá nhất mà cha mẹ có thể để lại cho con cháu chính là hạnh phúc của cha và của mẹ. Cha mẹ biết thương nhau, biết làm hạnh phúc cho nhau đó là gia tài lớn nhất mà mình có thể tiếp thu được và tiếng nói đó chúng ta nghe rất rõ từ người trẻ.

 
Mình là sự tiếp nối của cha mẹ
Quý vị có nhớ hồi chúng ta còn bé, ba tuổi, năm tuổi, thỉnh thoảng chúng ta bị sốt, chúng ta thấy khô cổ, chúng ta thấy khó chịu nhưng khi mẹ đi vào trong phòng và để bàn tay của bà lên trán ta thì chúng ta cảm thấy rất là êm dịu như bàn tay của một bà tiên. Khi lớn lên, mẹ mất rồi, chúng ta có thể có những cơn sốt rất nặng và chúng ta ước ao có được bàn tay của mẹ để lên trán như ngày xưa thì hạnh phúc biết bao nhiêu mà kể. Trong tuệ giác của đạo Phật thì bàn tay của mẹ vẫn còn, tại vì bàn tay của chúng ta là sự tiếp nối của bàn tay mẹ. Trong bàn tay ta, tất cả các tế bào đều chứa đựng mẹ và cố nhiên bàn tay này tuy gọi là bàn tay của ta mà cũng là sự tiếp nối của bàn tay mẹ, cũng là bàn tay mẹ. Nếu có tuệ giác đó thì khi đưa bàn tay lên, chúng ta có ý thức rằng bàn tay này cũng là bàn tay mẹ. Chúng ta đặt bàn tay lên trán và chúng ta thấy rõ ràng là bàn tay mẹ vẫn còn. Mẹ không bao giờ mất là tại vì chúng ta còn đó.

Khi giận cha, giận mẹ, tức là mình không thấy được sự thật mình là sự tiếp nối của cha, của mẹ, mình chính là cha, mình chính là mẹ. Nếu quán chiếu cho thật sâu sắc thì mình thấy rằng sở dĩ cha làm như vậy, mẹ làm như vậy, tại vì cha và mẹ đã không có cơ hội gặp được thầy, gặp được bạn để có thể tiếp thu được những giáo lý, những phương pháp, để có thể chuyển hóa được những nỗi khổ niềm đau của mình và do đó đã làm vung vãi những nỗi khổ niềm đau đó xung quanh và trong đó có mình. Thấy được như vậy rồi thì tự nhiên người con sẽ tha thứ được cho bố, tha thứ được cho mẹ và hết lòng thực tập để có thể chuyển hoá được những nỗi khổ niềm đau ở trong lòng, sau đó sẽ trở về giúp cho bố, giúp cho mẹ.

Thực tập lắng nghe và ái ngữ.
Trong đạo Phật có hai pháp môn rất là mầu nhiệm là pháp môn Lắng Nghe và pháp môn Ái Ngữ. Khi người con muốn tập đến với người cha bằng phương pháp lắng nghe, người con sẽ nói như thế này: Bố ơi! Con biết là trong những năm qua, bố đã có rất nhiều khó khăn, bố có nhiều bức xúc, có nhiều khổ đau, con đã không giúp được bố mà con lại làm cho tình trạng trở nên tệ hơn. Con xin bố thương con mà đừng buồn. Bây giờ con rất mong được bố nói cho con nghe tất cả những khó khăn, những bức xúc, những tuyệt vọng của bố để con có thể hiểu. Một khi con hiểu rồi, con sẽ không dại dột nói và làm những điều gây đau khổ cho bố. Bố ơi! Bố giúp con đi, con đâu muốn làn cho bố khổ, nhưng tại vì con dại dột, con không biết được những nỗi khổ niềm đau và những khó khăn của bố, vì thế con đã làm cho tình trạng đó tệ hại hơn. Bố giúp con đi! Nói được như vậy gọi là nói bằng lời ái ngữ và khi mình mở được trái tim của người bố thì bố mới bắt đầu chịu nói cho mình nghe những khó khăn, những khổ đau, bức xúc của bố. Trong khi bố nói, mình phải thực tập phương pháp thứ hai là Đế Thính, tức là lắng nghe. Đó là hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát Quán Thế Âm là một người biết lắng nghe. Khi người kia sử dụng ngôn từ có tính cách lên án buộc tội, chua chát và đầy những tri giác sai lầm mà mình vẫn có khả năng lắng nghe thì mình mới là một vị Bồ Tát. Mình lắng nghe với một mục đích duy nhất là cho người kia một cơ hội, để người kia có thể nói ra được tất cả những nỗi khổ niềm đau của họ và đó chính là sự thực tập của Bồ Tát Quán Thế Âm. Dù người kia nói bằng giọng trách móc, chua chát, đầy dẫy những lời buộc tội mà mình vẫn lắng nghe, mình lắng nghe bằng tâm từ bi. Lắng nghe với một mục đích duy nhất là để cho người kia có một cơ hội nói ra tất cả cho nhẹ bớt những niềm đau, nỗi khổ. Đó gọi là Bi Thính, nghe bằng lòng từ bi, nghe để giúp cho người bớt khổ. Hai phương pháp Lắng Nghe và Ái Ngữ là hai phương pháp rất quan trọng. Ái ngữ là khi nói, mình sử dụng ngôn từ như thế nào để mình có thể nói hết được những điều trong trái tim mình, nói mà người kia có thể nghe được, có thể chấp nhận được. Lắng nghe là nghe với tâm từ bi.

Trước hết là luyện tập để chế tác năng lượng của niệm và của định để có thể nhận diện, ôm ấp những nỗi khổ niềm đau của mình. Nhìn sâu vào để thấy những gốc rễ xa gần của những nỗi khổ niềm đau đó. Với tuệ giác không sinh, không diệt, không một không khác thì mình có thể chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau đó. Mình có thể trở về giúp người kia, người kia có thể là chồng mình, vợ mình, cha mình hay là con của mình.

Với phương pháp thực tập ái ngữ và lắng nghe mình thiết lập lại được truyền thông. Sự truyền thông được thiết lập thì cái hiểu và cái thương có thể thiết lập lại được. Chúng tôi mong rằng, nền giáo dục trong tương lai con em chúng ta có được những phương pháp thực tập cụ thể đó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thiết lập lại được truyền thông, đem lại hạnh phúc cho gia đình là những chuyện chúng ta có thể làm được. Nó không thuộc về phạm vi của tín ngưỡng, cầu nguyện mà thuộc về phạm vi của tuệ giác, của sự thực tập.

 


 

 

 

Về đi, tiếp nhận gia tài!

(Trích sách Cho Đất Nước Đi Lên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, NXB Lá Bối 2007)

Tưới tẩm hạt giống thương yêu

Chúng ta đã tiếp nhận những gia tài di truyền của cả hai gia đình tâm linh và huyết thống. Trong đạo Phật chúng ta nghe nói đến những chủng tử, những hạt giống ở trong A lại da thức. Trong đạo Phật, người ta nói đến tâm thức. Tâm thức có nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng nói đơn giản thì trong tâm thức có hai phần: phần trên gọi là Ý thức và phần dưới, phần căn bản gọi là Tàng thức 1* hoặc A lại da thức 2* (cất chứa tất cả những hạt giống mà chúng ta tiếp thu được từ các thế hệ trước). Hạt giống, tiếng phạn gọi là Bija 4*, chúng ta có thể nói, tương đương với những cái gen 3* mà chúng ta được tiếp nhận từ các thế hệ trước. Nếu những hạt giống đó có hoàn cảnh thuận tiện thì có cơ hội được phát hiện. Ví dụ như chúng ta có hạt giống của tài năng, như tài năng của một thi sĩ nhưng nếu chúng ta bị đặt vào một hoàn cảnh không thuận lợi thì hạt giống thi sĩ trong ta không có cơ duyên phát hiện được. Trái lại nếu chúng ta được đặt trong hoàn cảnh thuận lợi thì hạt giống của nghệ thuật, của thi ca sẽ được phát hiện và ta có thể trở thành một thi sĩ lớn. Cái đầu gọi là tiên thiên, cái thứ hai gọi là hậu thiên. Tây phương bây giờ họ dùng chữ nature là thiên nhiên, nurture 5* là hoàn cảnh.

Chúng ta có những hạt giống tốt được tổ tiên trao truyền. Chúng ta cũng có những hạt giống xấu cũng của tổ tiên trao truyền lại. Chúng ta có hạt giống của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo nhưng mà chúng ta cũng có hạt giống của Trần Ích Tắc. Nếu chúng ta ở vào trong môi trường xấu thì hạt giống của Trần Ích Tắc sẽ được tưới tẩm và chúng ta sẽ trở thành người bất trung. Nếu chúng ta được đặt vào trong một hoàn cảnh thuận tiện thì hạt giống của Trần Hưng Đạo sẽ được tưới tẩm và chúng ta sẽ trở thành một bậc trung thần, một vị tướng giỏi. Cho nên hoàn cảnh rất quan trọng. Theo tuệ giác này, nếu chúng ta muốn những hạt giống đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của tổ tiên mà chúng ta có trong từng tế bào, có cơ duyên để phát hiện thì chúng ta phải cho chúng ta một hoàn cảnh tốt, chúng ta phải cho các con chúng ta một hoàn cảnh tốt. Một kết luận rất khoa học. Nếu con chúng ta đi theo băng đảng, đi vào mê hồn trận của ma túy, sắc dục là tại vì hoàn cảnh đã tưới tẩm những hạt giống tiêu cực trong tế bào cơ thể của chúng nó. Vì vậy vấn đề hoàn cảnh, vấn đề môi trường sinh hoạt rất quan trọng.

Trong một gia đình, nếu cha biết lắng nghe mẹ, mẹ biết làm hạnh phúc cho cha, cha biết chăm sóc mẹ thì em bé lớn lên sẽ học được rất nhiều và những hạt giống của thương yêu sẽ được tưới tẩm. Cha mẹ không nói mình là giáo sư dạy về thương yêu nhưng đích thực là giáo sư dạy về thương yêu. Nhưng nếu trong gia đình, cha làm khổ mẹ, mẹ làm khổ cha và cha mẹ làm khổ con thì những đứa trẻ lớn lên không có niềm tin vào hạnh phúc gia đình và không tin vào tổ tiên. Vì vậy làm thế nào thiết lập lại truyền thông giữa cha với mẹ, làm thế nào để cha mẹ có thể có hạnh phúc với nhau là một công tác căn bản để xây dựng xã hội. Chúng tôi đã từng nói chuyện với người trẻ và họ đồng ý với nhau rằng: Gia tài quý giá nhất mà cha mẹ có thể để lại cho con cháu chính là hạnh phúc của cha và của mẹ. Cha mẹ biết thương nhau, biết làm hạnh phúc cho nhau đó là gia tài lớn nhất mà mình có thể tiếp thu được và tiếng nói đó chúng ta nghe rất rõ từ người trẻ.

 

                                       

 

Mình là sự tiếp nối của cha mẹ

Quý vị có nhớ hồi chúng ta còn bé, ba tuổi, năm tuổi, thỉnh thoảng chúng ta bị sốt, chúng ta thấy khô cổ, chúng ta thấy khó chịu nhưng khi mẹ đi vào trong phòng và để bàn tay của bà lên trán ta thì chúng ta cảm thấy rất là êm dịu như bàn tay của một bà tiên. Khi lớn lên, mẹ mất rồi, chúng ta có thể có những cơn sốt rất nặng và chúng ta ước ao có được bàn tay của mẹ để lên trán như ngày xưa thì hạnh phúc biết bao nhiêu mà kể. Trong tuệ giác của đạo Phật thì bàn tay của mẹ vẫn còn, tại vì bàn tay của chúng ta là sự tiếp nối của bàn tay mẹ. Trong bàn tay ta, tất cả các tế bào đều chứa đựng mẹ và cố nhiên bàn tay này tuy gọi là bàn tay của ta mà cũng là sự tiếp nối của bàn tay mẹ, cũng là bàn tay mẹ. Nếu có tuệ giác đó thì khi đưa bàn tay lên, chúng ta có ý thức rằng bàn tay này cũng là bàn tay mẹ. Chúng ta đặt bàn tay lên trán và chúng ta thấy rõ ràng là bàn tay mẹ vẫn còn. Mẹ không bao giờ mất là tại vì chúng ta còn đó.

Khi giận cha, giận mẹ, tức là mình không thấy được sự thật mình là sự tiếp nối của cha, của mẹ, mình chính là cha, mình chính là mẹ. Nếu quán chiếu cho thật sâu sắc thì mình thấy rằng sở dĩ cha làm như vậy, mẹ làm như vậy, tại vì cha và mẹ đã không có cơ hội gặp được thầy, gặp được bạn để có thể tiếp thu được những giáo lý, những phương pháp, để có thể chuyển hóa được những nỗi khổ niềm đau của mình và do đó đã làm vung vãi những nỗi khổ niềm đau đó xung quanh và trong đó có mình. Thấy được như vậy rồi thì tự nhiên người con sẽ tha thứ được cho bố, tha thứ được cho mẹ và hết lòng thực tập để có thể chuyển hoá được những nỗi khổ niềm đau ở trong lòng, sau đó sẽ trở về giúp cho bố, giúp cho mẹ.

Thực tập lắng nghe và ái ngữ.

Trong đạo Phật có hai pháp môn rất là mầu nhiệm là pháp môn Lắng Nghe và pháp môn Ái Ngữ. Khi người con muốn tập đến với người cha bằng phương pháp lắng nghe, người con sẽ nói như thế này: Bố ơi! Con biết là trong những năm qua, bố đã có rất nhiều khó khăn, bố có nhiều bức xúc, có nhiều khổ đau, con đã không giúp được bố mà con lại làm cho tình trạng trở nên tệ hơn. Con xin bố thương con mà đừng buồn. Bây giờ con rất mong được bố nói cho con nghe tất cả những khó khăn, những bức xúc, những tuyệt vọng của bố để con có thể hiểu. Một khi con hiểu rồi, con sẽ không dại dột nói và làm những điều gây đau khổ cho bố. Bố ơi! Bố giúp con đi, con đâu muốn làn cho bố khổ, nhưng tại vì con dại dột, con không biết được những nỗi khổ niềm đau và những khó khăn của bố, vì thế con đã làm cho tình trạng đó tệ hại hơn. Bố giúp con đi! Nói được như vậy gọi là nói bằng lời ái ngữ và khi mình mở được trái tim của người bố thì bố mới bắt đầu chịu nói cho mình nghe những khó khăn, những khổ đau, bức xúc của bố. Trong khi bố nói, mình phải thực tập phương pháp thứ hai là Đế Thính, tức là lắng nghe. Đó là hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát Quán Thế Âm là một người biết lắng nghe. Khi người kia sử dụng ngôn từ có tính cách lên án buộc tội, chua chát và đầy những tri giác sai lầm mà mình vẫn có khả năng lắng nghe thì mình mới là một vị Bồ Tát. Mình lắng nghe với một mục đích duy nhất là cho người kia một cơ hội, để người kia có thể nói ra được tất cả những nỗi khổ niềm đau của họ và đó chính là sự thực tập của Bồ Tát Quán Thế Âm. Dù người kia nói bằng giọng trách móc, chua chát, đầy dẫy những lời buộc tội mà mình vẫn lắng nghe, mình lắng nghe bằng tâm từ bi. Lắng nghe với một mục đích duy nhất là để cho người kia có một cơ hội nói ra tất cả cho nhẹ bớt những niềm đau, nỗi khổ. Đó gọi là Bi Thính, nghe bằng lòng từ bi, nghe để giúp cho người bớt khổ. Hai phương pháp Lắng Nghe và Ái Ngữ là hai phương pháp rất quan trọng. Ái ngữ là khi nói, mình sử dụng ngôn từ như thế nào để mình có thể nói hết được những điều trong trái tim mình, nói mà người kia có thể nghe được, có thể chấp nhận được. Lắng nghe là nghe với tâm từ bi.

Trước hết là luyện tập để chế tác năng lượng của niệm và của định để có thể nhận diện, ôm ấp những nỗi khổ niềm đau của mình. Nhìn sâu vào để thấy những gốc rễ xa gần của những nỗi khổ niềm đau đó. Với tuệ giác không sinh, không diệt, không một không khác thì mình có thể chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau đó. Mình có thể trở về giúp người kia, người kia có thể là chồng mình, vợ mình, cha mình hay là con của mình.

Với phương pháp thực tập ái ngữ và lắng nghe mình thiết lập lại được truyền thông. Sự truyền thông được thiết lập thì cái hiểu và cái thương có thể thiết lập lại được. Chúng tôi mong rằng, nền giáo dục trong tương lai con em chúng ta có được những phương pháp thực tập cụ thể đó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thiết lập lại được truyền thông, đem lại hạnh phúc cho gia đình là những chuyện chúng ta có thể làm được. Nó không thuộc về phạm vi của tín ngưỡng, cầu nguyện mà thuộc về phạm vi của tuệ giác, của sự thực tập.

 

 

Chú thích:

 

1* Thiền sư Nhất Hạnh giải thích ở chỗ khác: Tàng thức: Tâm lý học đạo Bụt rất phong phú. Duy Thức Tông của đạo Bụt nói tới tám thức: năm thức cảm giác, ý thức, mạt na thức và tàng thức. Mạt na là năng lượng bám víu vào ý tưởng có một cái ta riêng biệt độc lập và thường tại, đối lập với những cái không ta. Tàng thức (Alaya) là phần sâu thẳm nhất của tâm thức, chứa đựng tất cả những hạt giống (chủng tử, Phạn: Bija) của tất cả các tâm hành như buồn, vui, giận ghét, v.v.. Những hạt giống này khi được tưới tẩm hoặc tiếp xúc thì phát hiện lên ý thức thành những vùng năng lượng. Tàng thức giống như một mảnh vườn chứa đủ các loại hạt giống, còn ý thức thì giống như người làm vườn. Trong công phu thiền tập, ý thức làm việc nhưng tàng thức cũng làm việc âm thầm ngày đêm. Vô thức của tâm lý học Tây phương chỉ là một phần của tàng thức. Nhận diện và chuyển hóa những kiết sử nằm sâu trong tàng thức đưa tới sự giải thoát và trị liệu. Đó gọi là chuyển y (asrayaparavritti) nghĩa là sự chuyển hóa được thực hiện ngay ở cơ sở hạ tầng của tâm thức. (Thiền, chất liệu nuôi dưỡng, trị liệu và chuyển hóa – Làng Mai).
2* A lại da thức (Alaya) = Tàng thức.
3* Bija từ Bija Mantra (Sanskrit): chủng tử.
4* A gen là đơn vị của sinh học di truyền, trong gene có chromosome với DNA, DNA chứa đựng các tín hiệu di truyền, từ thế hệ trước xuống thế hệ sau, đóng vai trò quyết định về thể chất lẫn tính tình ở thế hệ sau.
5* Nature / Nurture : thiên bẩm do tự nhiên mà có / tập thành do hoàn cảnh, môi trường sống (trong đó có văn hóa) mà có.

 

 

Ouvrons une Rivière d’Amour

Avec gratitude, nous nous inclinons devant vous, Avalokita.

Pour le bien de tous les êtres, 

Vous avez fait le grand vœu d’être toujours là,

De toujours regarder le monde profondément 

Avec des yeux compatissants

Et d’écouter attentivement 

Pour aider et apaiser la souffrance.

Une seule goutte d’eau de la compassion

De votre branche de saule 

Suffit à neutraliser toutes les impuretés dans notre cœur.

Corps et esprit parfaitement unifiés,

Nous nous tournons vers vous, 

Prenons refuge en vous

Et vous offrons tous nos vœux les plus sincères :

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de regarder profondément dans nos cinq agrégats.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de réaliser la nature propre de la VACUITÉ. 

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu d’atteindre rapidement la rive de la libération.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de surmonter tous les dangers.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de prendre place sur le bateau de la Prajña.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu d’être présents avec tous nos trois corps.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de réaliser le fruit de la libération.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de nourrir la grande compassion.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de pénétrer dans le Trésor du Tathâgata.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous faisons le vœu de purifier notre esprit.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à sortir du fossé des désirs sensuels.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à briser tout bloc de profanation dans notre cœur.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à trouver assez de moyens habiles.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à bâtir une belle Sangha.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à transformer la colère et la haine.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à déraciner notre ignorance.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à élever la torche de la foi juste.

Namo Valokiteshvaraya.

Aidez-nous à acquérir l’œil  de la sagesse.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à tenir un lotus doré dans la main.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à ce que nos yeux voient le corps du Dharma.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à cultiver la fraternité.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à bâtir une famille spirituelle.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à pratiquer la parole aimante.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à regarder avec des yeux compatissants.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à pratiquer l’écoute profonde.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à vivre chaque moment en pleine conscience.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à bâtir rapidement la fondation de la concentration.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à participer à la marche héroïque jour et nuit.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à nous installer sur la Terre de la Réalité.

Namo Valokiteshvaraya.

Nous aspirons à réaliser les cinq yeux et les six pouvoirs.

Namo Valokiteshvaraya.

Venez avec nous dans les zones en guerre,

Pour mettre fin à la tuerie 

Et faire taire les bombes et les balles.

Venez avec nous dans les lieux de souffrance et de maladies,

Pour y apporter des remèdes 

Et le nectar de la compassion.

Venez avec nous dans les royaumes des esprits affamés,

Pour y apporter la nourriture du Dharma, 

De la compréhension et de la compassion.

Venez avec nous dans les enfers,

Pour y apporter le rafraîchissement 

Et mettre fin aux fièvres des afflictions.

Venez avec nous dans les zones de conflits,

Pour éteindre la haine et la colère

Et donner naissance à une rivière d’amour.

Namo Valokiteshvaraya. (3 fois)

Awakening the Source of Love

We bow respectfully to Avalokiteshvara,

to your great vow always to be there for all beings,

your capacity to look deeply at the world with compassionate eyes,

listen deeply to understand and to relieve suffering,

and with your willow branch,

to sprinkle the sacred nectar of immortality,

cleansing my mind from all impurities.

I vow to take refuge in you with all my heart.

Respectfully, I offer you my deepest vow:

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to look deeply into the five skandhas.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to see the true nature of emptiness.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow soon to reach the shore of awakening.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to overcome all obstacles.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to take the boat of Perfect understanding.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to be present in all three bodies.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to realize the fruits of liberation.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to cultivate great compassion.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to penetrate deeply the Tathagata store.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to purify my mind.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I be free from the abyss of craving.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I break through the shell of my worldly mind.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I have sufficient skillful means.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I build Sangha.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I transform my anger.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I uproot my ignorance.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I hold high the torch of right faith.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I have the clear eyes of understanding.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I hold the golden lotus in my hand.

Namo ‘valokiteshvaraya,

may I see the Dharma body.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to build brotherhood and sisterhood.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to show gratitude to my spiritual lineage.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to practice loving speech.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to look with loving eyes.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to succeed in my practice of deep listening.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to live mindfully and with clarity.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow soon to realize meditative concentration.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to walk solidly night and day.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to abide peacefully on the ground of reality.

Namo ‘valokiteshvaraya,

I vow to cultivate the five eyes, and the six miraculous powers.

Namo ‘valokiteshvaraya,

please come with me to the war zones

to stop the killing and bombing.

Please walk with me to the places of sickness and suffering,

bringing medicine and the refreshing nectar of compassion.

Please come with me to the realm of the hungry ghosts,

bringing the Dharma food of understanding and love.

Please come with me to the realm of hell

in order to cool the heat of afflictions.

Please come with me to places of conflict

in order to remove hatred and anger

and help the source of love to flow again.

Homage to the Bodhisattva of Great Compassion

Homage to the Bodhisattva of Great Compassion

Homage to the Bodhisattva of Great Compassion.

Khơi suối yêu thương

Cúi đầu kính lạy Quan Thế Âm
Nguyện lớn vì đời luôn hiện thân
Mắt thương nhìn đời thường quán chiếu
Lắng nghe cứu độ vớt trầm luân
Cành dương rẩy nước thiêng cam lộ
Gột sạch tâm con mọi cấu trần
Con xin một lòng về nương tựa
Nguyền ước ngàn lời xin kính dâng:
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền nhìn sâu vào năm uẩn
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền thấy được tự tánh Không
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền sớm lên bờ giải thoát
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền vượt thắng mọi tai ương
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền ngồi trên thuyền Bát Nhã
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền có mặt đủ ba thân
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền thành tựu quả giải thoát
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền nuôi dưỡng đại bi tâm
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền thâm nhập Như Lai Tạng
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền gạn lọc tâm ý trong
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con vượt thoát hầm ái dục
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con đập vỡ khối trần tâm
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con đủ phương tiện quyền xảo
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con xây dựng được tăng thân
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con chuyển hóa được hờn giận
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con nhổ được gốc vô minh
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con đưa cao đuốc chánh tín
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con được mắt tuệ sáng trong
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin trên tay có đóa sen vàng
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin mắt nhìn thấy được Pháp thân
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền xây dựng tình huynh đệ
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền bồi đắp nghĩa đồng môn
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền tập nói lời ái ngữ
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền học nhìn bằng mắt thương
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền thành tựu hạnh đế thính
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền chánh niệm sống phân minh
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền định căn mau thành tựu
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền ngày đêm bước kiện hành
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền an cư trên thật địa
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền được năm mắt sáu thông
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin cùng con đi vào vùng chiến tranh
Chấm dứt đao binh, im hơi bom đạn
Xin cùng con đi vào vùng khổ bệnh
Đem theo linh dược cam lộ thanh lương
Xin cùng con đi vào cõi ma đói
Đem theo pháp thực của hiểu và thương
Xin cùng con đi vào vùng địa ngục
Giải trừ nhiệt não đem lại thanh lương
Xin cùng con đi vào vùng tranh chấp
Giải tỏa hận thù, khơi suối yêu thương.
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm.

Soutra d’Anuradha

Ainsi ai-je entendu le Bouddha enseigner, un jour où il demeurait encore au monastère des Pignons, dans la Grande Forêt près de la ville de Vaiśālī. À cette époque, le Vénérable Anurādha résidait dans un petit ermitage dans les bois, non loin de l’endroit où vivait le Bouddha. 

Un jour, un groupe de reclus d’une autre tradition vint trouver le Vénérable Anurādha. Après avoir échangé les politesses d’usage, ils demandèrent au Vénérable moine : « Vénérable, le Tathāgata est reconnu comme ayant atteint les plus hauts fruits de l’Éveil. Il a certainement évoqué avec vous et expliqué les quatre propositions suivantes : 

  1. Après la mort, le Tathāgata continue d’exister.
  2. Après la mort, le Tathāgata cesse d’exister.
  3. Après la mort, le Tathāgata à la fois continue et cesse d’exister.
  4. Après la mort, le Tathāgata ni ne continue ni ne cesse d’exister. 

S’il vous plaît, dites-nous laquelle de ces propositions est vraie. »

Le Vénérable Anurādha répondit : « Mes amis, le Tathāgata, celui qui est honoré par le monde, qui a réalisé les plus hauts fruits de l’Éveil, n’a jamais évoqué, jamais expliqué les quatre propositions que vous venez de mentionner. »

En entendant la réponse du Vénérable Anurādha, les reclus dirent : « Peut-être que ce moine vient-il juste d’être ordonné et, si tel n’est pas le cas, ce ne doit être qu’un idiot. » N’étant pas satisfaits de la réponse donnée par le Vénérable Anurādha, ils le quittèrent. 

Lorsqu’ils furent partis, le Vénérable moine pensa: « Si des reclus continuent à poser cette question, comment devrais-je leur répondre de manière à dire la vérité et à être fidèle aux enseignements du Bouddha ? Comment répondre en restant en accord avec le vrai Dharma, de manière à ne pas recevoir de reproches de la part de mes frères ? »

Anurādha alla alors trouver le Bouddha. Il s’inclina avec respect devant lui, le salua et lui raconta ce qui s’était passé. Le Bouddha lui demanda : «Anurādha, qu’en penses-tu ? Peut-on trouver le Tathāgata dans la forme ?

— Non, Très Honoré.

— Peut-on trouver le Tathāgata à l’extérieur de la forme ?

— Non, Maître. 

— Peut-on trouver le Tathāgata dans les sensations, les perceptions, les formations mentales et la conscience ?

— Non, Très Honoré. 

— Peut-on trouver le Tathāgata en dehors des sensations, des perceptions et des formations mentales et de la conscience?

— Non, Très Honoré.

— Bien, alors Anurādha, penses-tu que le Tathāgata soit quelque chose qui transcende la forme, les sensations, les perceptions, les formations mentales et la conscience ?

— Non, Très Honoré.

— Anurādha, il est impossible de trouver le Tathāgata même lorsqu’il est encore vivant, alors comment le trouver une fois qu’il ne sera plus là, dans le cadre des quatre propositions suivantes : il continue d’exister; il cesse d’exister, il continue d’exister et à la fois cesse d’exister, il ne continue pas d’exister et à la fois il ne cesse pas d’exister ? Cela est-il possible ou non ?

— Non, Très Honoré. 

— C’est très bien, Anurādha. Jusqu’à aujourd’hui, le Tathāgata n’a enseigné qu’une seule chose : la SOUFFRANCE et la voie menant à l’EXTINCTION de la SOUFFRANCE. »

Anuradha Discourse

I heard these words of the Buddha one time when the Lord was staying in the gabled house in the Great Forest near the town of Vaiśālī. At that time, the Venerable Anurādha was staying in a hermitage in the forest not far from where the Buddha was. One day a group of recluses came to see the Venerable Anurādha, and after exchanging greetings and courtesies, asked the venerable monk, “Venerable Anurādha, the Tathāgata is often praised for having reached the highest fruit of awakening. He must have explained to you his understanding of these four propositions:

1. “After death, the Tathāgata continues to exist.

2. “After death, the Tathāgata ceases to exist.

3. “After death, the Tathāgata both continues and ceases to exist.

4. “After death, the Tathāgata neither continues nor ceases to exist.

“Please tell us which of these propositions is true.”

The Venerable Anurādha replied, “Friends, the Tathāgata, the World-­Honored One, the one who has realized the highest fruit of awakening, has never proposed or spoken about these four propositions.”

When they heard the Venerable Anurādha’s reply, the recluses said, “It is possible that this monk has just been ordained, or if he was ordained some time ago, he must be of slow wits.” Not satisfied with Venerable Anurādha’s answer, they left him.

When the recluses had gone, the Venerable Anurādha thought, “If recluses continue to ask me these questions, how should I answer so as to speak the truth and not misrepresent the teachings of the Buddha? How should I answer so as to be in harmony with the right Dharma and not to be criticized by the adherents of the Buddha’s path?” Then Anurādha went to where the Buddha was staying, bowed to the Buddha, spoke words of greeting, and then told the Buddha what had happened.

The Buddha asked him, “What do you think, Anurādha? Can you find the Tathāgata in form?”

“No, World-Honored One.”

“Can you find the Tathāgata outside of form?”

“No, World-Honored One.”

“Can you find the Tathāgata in feelings, perceptions, mental formations, or consciousness?”

“No, World-Honored One.”

“Can you find the Tathāgata outside of feelings, perceptions, mental formations, or consciousness?”

“No, World-Honored One.”

“Well then, Anurādha, do you think that the Tathāgata transcends form, feelings, perceptions, mental formations, and consciousness?”

“No, World-Honored One.”

“Anurādha, if you cannot find the Tathāgata even while he is still alive, can you find the Tathāgata within these four propositions:

1. “After death, the Tathāgata continues to exist.

2. “After death, the Tathāgata ceases to exist.

3. “After death, the Tathāgata both continues and ceases to exist.

4. “After death, the Tathāgata neither continues nor ceases to exist.”

“No, World-Honored One.”

“Quite so, Anurādha. The Tathāgata has only taught in relation to one thing: suffering and the end of suffering.”