Duyên thầy trò

 

Trăng Phổ Đà

Câu chuyện tôi bắt đầu từ một người bạn thân: Jenny mà tôi đã quen 20 năm về trước. Lúc đó tôi mới trở về từ một chuyến đi nghỉ mát từ Âu Châu và đang tìm một công mới. Trước khi bước sang công việc mới, tôi đã có một việc làm tạm ổn và đó là thời điểm tôi quen cô Jenny. Chị ta đã mở con đường tâm linh và giới thiệu tôi tới Làng Mai.

Jenny đã giới thiệu tôi tham gia vào chương trình Tái thiết lập gia đình (family reconstruction therapy workshop) được hướng dẫn bởi một vị Thiên chúa giáo. Chị đã dạy tôi thở và tiếp xúc được với sự mầu nhiệm của thiên nhiên. Một thời gian sau chị đã kể với tôi rằng tuy chị là một người gốc Thiên chúa giáo nhưng chị cảm thấy gần gũi với Sư Ông và pháp môn của Làng Mai. Cuối buổi sinh hoạt chị tặng tôi một danh sách của những cuốn sách để tôi có thể dùng tham khảo thêm. Cuốn sách của Sư Ông, “Living Buddha, Living Christ” ( Bụt ngàn đời, Chúa ngàn đời) là một trong những quyển sách trong danh sách đó. Vì tôi đã được học trong những trường Thiên chúa giáo từ nhỏ, tôi đã rất quen thuộc với Kinh thánh và đã cảm kích bởi niềm tin và hạnh phúc của những người bạn Thiên chúa giáo của tôi. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, tôi không có cảm thấy thỏa mãn với truyền thống thiên chúa giáo và Tin lành hoặc tin tưởng rằng niềm tin nơi tôn giáo được xác định bởi Thượng đế. Câu hỏi, “Ai là Thượng Đế?” làm cho tôi bối rối. Hơn nữa tôi cảm thấy sự va chạm giữa đức tin tổ tiên huyết thống của tôi và những người theo đạo Tin lành.

Tôi là một người Trung Quốc và bà ngoại thực tập đạo Bụt rất tinh tấn nhưng có lẽ là theo đạo Lão nhiều hơn (Người Trung Quốc thường có sự lẫn lộn giữa đạo Bụt và đạo Lão). Nhà chúng tôi có một bàn thờ với những tượng Bụt và Bồ Tát. Bà ngoại của tôi đã dành nhiều thời gian để tụng kinh và niệm thần chú. Bà ngoại của tôi đã ăn chay trường và ăn riêng từ gia đình của bà. Mỗi cuối tuần đều đi lên chùa để nghe pháp thoại và lâu lâu tôi đi theo bà ngoại của tôi. Tuy tôi đã được dạy bảo rằng tôi đã được quy y Tam Bảo từ thuở bé nhưng tôi không bao giờ cảm thấy có sự truyền thông với Tam Bảo. Bên cạnh đó, tôi có sự cảm hứng hơn khi tôi gặp những khuôn mặt hạnh phúc từ những người theo đạo Thiên chúa giáo và Tin lành hơn là những người thờ cúng với nét mặt long trọng tôi gặp ở chùa mà bà ngoại tôi hay tới. Sau khi được đọc cuốn sách “Living Buddha, Living Christ”, tôi rất hạnh phúc khi thấy được con đường Sư Ông đã kết nối Bụt và Chúa như hai anh em.

Gia đình tôi tuy không giàu có nhưng cũng không hề thiếu về  vật chất, những thứ tiêu dùng hằng ngày rất đơn giản. Ba tôi là người đánh cá và gia đình chỉ gặp Ba hai ngày mỗi hai tháng và có lúc thì lâu hơn. Kết quả là mẹ tôi phải gánh hết những công việc nhà và chăm sóc năm đứa con dưới sự chỉ định của một bà mẹ chồng rất nghiêm khắc. Đã có nhiều trường hợp mẹ của tôi tuy  không đồng ý với bà nội của tôi nhưng  phải rất khiêm nhường xin lỗi bà tôi trước một đêm ba tôi trở về vì không muốn để cho ba tôi biết những chuyện đã xảy  ra ở nhà. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã cảm được sự khổ đau của mẹ tôi. May thay, mẹ tôi là một người dễ chịu nhưng tôi biết mẹ tôi sống với nhiều sự căng thẳng. Thật ra mẹ tôi đã sống sót bởi căn bệnh ung thư. Có lẽ tôi đã bám vào sự khổ đau của mẹ tôi. Vì vậy khi mẹ hỏi tôi có hạnh phúc không, tôi luôn luôn trả lời một cách cho có lệ bởi vì tôi không thật sự biết hạnh phúc là gì. Tôi có một gia đình hòa hợp, luôn nâng đỡ tôi và công ăn việc làm ổn định nhưng khi nào tôi cũng cảm thấy có gì đó thiếu thốn. Cái cảm giác trống rỗng trong trái tim làm tôi khó chịu và kiến cho tôi háo hức để tìm một con đường tâm linh để tự giúp mình. Câu hỏi: “Tại sao tôi có mặt trên trái đất này?” luôn luôn nằm trong đầu tôi cho đến khi tôi gặp Sư Ông và tăng thân Làng Mai.

Năm 2005, có một người bạn chia sẻ với tôi hạnh phúc của chuyến đi thăm viếng Làng Mai và theo Sư Ông trong chuyến đi về Việt Nam lần đầu tiên. Tôi rất thắc mắc và tự hỏi Làng Mai như thế nào và cũng có sự mong muốn được cái hạnh phúc mà bạn tôi kể. Chị ta cho tôi mượn cuốn sách “Giận”.  Lúc đó tôi đã tích lũy sự giận hờn mà tôi tiếp nhận từ khách hàng trong công việc của tôi.  Trái tim của tôi đã quá đầy và không có không gian để có tình thương cho bất cứ ai, trong đó cũng có chính bản thân tôi. Tôi đã nổi giận rất dễ dàng và tệ nhất là tôi biểu lộ sự giận hờn của tôi đối với gia đình và bạn bè. Lời nói và hành động của tôi đã không dễ thương và làm tổn thương họ nhưng tôi thấy rất rõ là đó không phải là ý muốn của tôi. Tôi không muốn làm họ bị tổn thương. Tuy vậy tôi đã không có cách gì để giúp tôi tránh những trường hợp đó. Đồng thời, người bạn Jenny cũng mệt mỏi với công việc và muốn có thời gian nghỉ mát. Chị ta hỏi tôi có muốn đi chung với chị qua Làng Mai trong mùa đông không. Tôi trả lời “Được!” Nhưng chuyến đi đó đã không có đủ nhân duyên để thành sự thật.

Sự gặp gỡ đầu tiên của tôi với pháp môn Làng Mai là qua chuyến viếng thăm ngắn của phái đoàn Làng Mai ở Hong Kong vào tháng 4 năm 2006. Tôi đã thấy có cảm hứng với cách quý thầy, sư cô đi, ăn và cười.v.v… Lúc đó tôi đã mua vé qua Pháp rồi và trong mùa hè năm đó, tôi đã có đủ nhân duyên để thăm Làng lần đầu tiên trong cuộc đời tôi. Thư pháp, “Peace in Oneself, Peace in theWorld” ( Tâm bình thế giới bình ) của Sư Ông treo trong thiền đường Cam Lộ đã đánh động tôi. Thế giới mình đã và còn nhiều chiến tranh lớn và nhỏ xảy ra mọi nơi. Sự xung đột trong chính mình, trong gia đình, trong sở làm và trong xã hội và giữa những quốc gia. Chiến tranh đã đem lại rất nhiều khổ đau cho vô số người. Tôi nghĩ nếu mình có thể sống hòa hợp với chính bản thân mình thì mình cũng có khả năng để sống hòa hợp với mọi loài xung quanh mình. Tôi rất hạnh phúc được Sư Ông dạy là mình có thể phục hồi lại bình an với sự thực tập chánh niệm. Sự thực tập rất đơn giản nhưng rất sâu sắc. Mình chỉ cần trở về với hơi thở và có chánh niệm trong mỗi sinh hoạt hằng ngày. Tôi không cần ngồi lâu để tụng kinh và niệm thần chú như bà nội tôi đã từng thực tập. Khi mà mình có ý thức là mình đang thở thì đó là sự giác ngộ nho nhỏ. Điều đó có rất nhiều ý nghĩa đối với tôi bởi vì tôi thường nghĩ giác ngộ là một cái gì xa vời, khó mà đạt tới được. Mầu nhiệm quá! Tôi có thể áp dụng sự thực tập ở nơi nào và lúc nào cũng được. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và trái tim của tôi đã mở rộng lớn hơn. Cuối khóa tu tôi đã thọ năm giới và nhận được pháp danh là Tâm Hướng An (Peaceful Direction of the Heart).

Khi trở về Hong Kong, tôi đã gia nhập vào tăng thân Hong Kong và tiếp tục thực tập với sự nâng đỡ của các bạn. Tôi đã rất may mắn được có cơ hội chuẩn bị cho chuyến đi Hong Kong của Sư Ông và tăng thân năm 2007. Tôi đã được sống chung với chúng xuất sĩ gần hai tuần. Đó là lần đầu tiên tôi cảm được cái hạnh phúc của tình huynh đệ và đó cũng là lần đầu tiên được gần gũi vị Thầy của tôi. Tôi có mặt hôm nay chắc có lẽ vì hạt giống đi xuất gia đã được gieo trồng trong lúc đó. Hạt giống của tôi không có đủ điều kiện để mọc bởi vì ba của tôi bị nằm liệt giường. Tuy hạt giống của tôi không có cơ hội được nẩy mầm liền, tôi rất mang ơn cơ hội để tiếp tục đi sâu vào sự thực tập và tiếp tục nâng đỡ Làng Mai ở Hong Kong bằng cách tổ chức những buổi sinh hoạt, khóa tu cuối tuần, ngày quán niệm.v.v. Mỗi khi tôi thấy các bạn thiền sinh rời nơi sinh hoạt tu học với một trái tim nhẹ hơn và mỉm cười được, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tuy nhiên bởi vì sự ngăn cách ngôn ngữ nên những người không hiểu được tiếng Anh ngần ngại để tham gia vào sự thực tập. Có những thiền sinh rất ngại để chia sẻ trong những buổi pháp đàm bởi vì họ không nói được tiếng Anh. Tôi rất mong rằng pháp môn Làng Mai có thể đem lợi lạc cho mọi người và có thể giúp họ tìm cách điều phục sự căng thẳng, sự thất vọng và hạt giống giận hờn.

Ba thương yêu của tôi, một người không theo đạo, đã sống với cơn bệnh trong 12 năm sau khi nhận ra là mình có bệnh cho đến ngày Ba mất. Trong lúc bệnh Ba tôi vẫn giữ được sự bình an. Ba tôi đã được phẫu thuật và tưởng rằng đã lành bệnh. Nhưng cơn bệnh không lành và gia đình của tôi chưa học được bài học. Chúng tôi luôn luôn tìm cách để chữa lành bệnh của Ba mà không biết là cách chữa hay nhất là chấp nhận và sống hòa hợp với cơn bệnh của Ba. Vì vậy, Ba tôi đã giải phẫu lần thứ hai và đã không thành công. Sau lần phẫu thuật thứ hai thì Ba tôi đã mất khả năng để tự chăm sóc mình. Mới đầu Ba tôi mất khả năng đi, chỉ dùng hai tay, thân không cử động được, không uống nước hay nuốt được bình thương, không nói chuyện được và dần dần thì không nhận diện được những người thương trong gia đình. Mọi người trong gia đình đều hết lòng góp bàn tay để chăm sóc Ba. Tuy nhiên, tất cả anh chị em tôi ban ngày phải đi làm và mẹ tôi phải gánh trách nhiệm chăm sóc Ba. Trong hai năm cuối của Ba tôi, mẹ tôi phải tự thân đút cho ba tôi ăn như chăm sóc một đứa bé nhưng khó hơn gấp hai lần. Khi Ba tôi nuốt không được thì Mẹ tôi không giữ được sự kiên nhẫn và thốt lên những lời không ái ngữ với Ba. Tôi biết trong trái tim của mẹ tôi đầy sự đau đớn khi thấy thân thể của người mình thương yêu hoại diệt từ từ. Anh chị em tôi cũng cảm được như vậy. Khi Ba tôi thấy nỗi đau đớn của mẹ tôi và tất cả thân phận trong gia đình thì Ba tôi từ chối ăn. Đó là những lúc khó khăn nhất cho cả gia đình. Với một trái tim đau đớn, tôi năn nỉ Ba tôi cho phép gia đình chăm sóc và xin Ba chấp nhận và sống với cơn bệnh cho đến ngày Ba ra đi. Dần dần Ba tôi cố gắng ăn lại tuy rằng mỗi bữa ăn là một sự hành hạ đối với Ba. Tôi biết sự cố gắng đó là cách Ba tôi biểu lộ tình thương đối với gia đình. Tôi vẫn nhớ buổi tiệc ăn mừng sinh nhật cuối cùng chung với nhau, tuy không ăn được nhiều nhưng Ba ngồi đó với gia đình và tôi thấy nước mắt của Ba chảy. Hình ảnh đó đã làm trái tim tôi nhói đau và tôi biết chắc mẹ tôi cũng trong tình trạng như vậy. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận biết mẹ tôi đủ vững để nói với Ba tôi hãy thưởng thức giây phút quý báu là đang được ngồi chung với nhau. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để giữ Ba tôi ở nhà bởi vì biết rằng khi Ba tôi nhập viện thì sẽ không trở về. Ba tôi đã nhập viện vào ba tháng cuối của cuộc đời trước khi đi vào cuộc hành trình mới.

Tôi thật sự mang ơn sự can đảm của Ba tôi trong lúc sống với cơn bệnh. Đó là một bài học quý báu cho gia đình và tôi. Tôi đã học được là cho dù mình khỏe cách mấy đi nữa, mình cũng không thoát được sinh, lão, bệnh và tử. Tuy rằng chỉ có tôi trong gia đình theo đạo Phật, gia đình tôi đã cho phép tôi sắp xếp đám ma theo truyền thống Phật giáo. Chúng tôi sắp đặt làm lễ Cúng Thất. Buổi lễ đầu tiên được tổ chức theo nghi lễ Làng Mai do Thầy Pháp Ấn hướng dẫn. Đó là cơ hội đầu tiên tôi giới thiệu mẹ tôi với pháp môn Làng Mai. Buổi lễ được diễn ra bằng tiếng Anh và có thông dịch qua tiếng Trung Hoa nhưng mẹ tôi vẫn không hiểu. Đó là một sự nhắc nhở về chí nguyện để đem pháp môn Làng Mai đến cho tất cả mọi người. Ngôn ngữ không là một sự chướng ngại để mọi người có thể tiếp xúc với chánh Pháp. Sáu buổi Cúng Thất sau được tổ chức theo truyền thống Phật giáo Trung Hoa. Tất cả mọi người trong gia đình đã tham dự các buổi lễ hết lòng. Sự ra đi của Ba tôi là cơ hội cho gia đình, nhất là mẹ tôi được tiếp xúc với đạo Bụt nguyên thủy.

Mọi người trong gia đình đã chấp nhận sự ra đi của Ba một cách nhẹ nhàng. Trong thời gian đó mẹ tôi giữ được sự bình an. Ba tôi mất vào tháng 3 năm 2010 và trong tháng 6 năm đó tôi đã tham dự khóa tu đầu tiên tại Phật Học Viện Ứng Dụng Châu Âu do Sư Ông tổ chức. Các bạn hữu trong đạo biết tôi có ý nguyện làm người xuất sĩ nhưng tôi cần sự nâng đỡ để ước nguyện đó thành sự thật. Những ngày cuối của khóa tu,tôi ngạc nhiên khi nghe bạn hữu của tôi thưa với Sư Ông là tôi có ý định đi xuất gia. Tôi đã thưa với Sư Ông là tôi sẽ qua Làng sau chuyến đi hoằng pháp của Sư Ông tại Hong Kong. Trong thời gian đó, tôi đã sắp xếp cho mẹ và em gái tôi nghe pháp thoại tại một ngôi chùa ở Hong Kong. Tôi đã mời mẹ tôi tham dự khóa tu của Sư Ông tổ chức tại Hong Kong để mẹ tôi có cơ hội tiếp xúc với Sư Ông. Tôi cũng thưa với mẹ tôi là tôi sẽ qua Pháp để học hỏi từ Sư Ông. Mẹ tôi đã không từ chối. Lúc đó tôi không có đủ can đảm để thưa với mẹ tôi là tôi có ý định qua Làng để xuất gia bởi vì mẹ và tôi rất gắn bó với nhau. Trước khi tôi bước ra khỏi nhà, mẹ tôi bảo rằng con đừng lo lắng bởi vì anh chị em của con sẽ lo mọi việc ở nhà. Lúc đó tôi thưa với mẹ tôi là nếu có đầy đủ điều kiện thì con sẽ xuất gia. Mẹ tôi khóc và tôi cũng khóc trong lòng. Tôi lập tức rời khỏi nhà bởi vì tôi không muốn mẹ tôi khổ bởi sự ra đi của tôi vào tháng 12 năm 2010. Tôi đã gọi mẹ tôi để xin phép xuất gia vào tháng 6 năm 2011.  Mẹ tôi đồng ý.

Sư cô Her Xuan (Malaisia); Sư cô Trăng Nga Mi (Malaisia);
Sư cô Trăng Mới Lên (Indonexia); Sư cô Trăng Phổ Đà (Hongkong)

Tôi rất mang ơn phước đức của ông bà tổ tiên để tôi có cơ hội đi trên con đường này. Trong tôi sự mang ơn tới Ba Mẹ, Thầy cô, bạn bè và mọi loại thật lớn. Nhờ sự nâng đỡ của mọi người mà tôi đã dễ dàng tìm được Thầy tôi. Ngay bây giờ và ở đây, tôi đang được đi trên con đường mầu nhiệm này. Tôi nguyện sẽ đi cùng với mọi loại và hồi hướng tất cả hoa trái của sự tu tập đến mọi loài.