Lạy thứ năm

Tr v nh lạy gia đình huyết thng, gia đình tâm linh, gia h đ trì, người làm khổ con.

“Con m rộng lòng ra đ truyền đi năng lượng hiểu biết và lòng xót thương của con tới những người đã làm con khổ đau điêu đứng. Con biết người ấy cũng đã đi qua nhiều khổ đau, đã chứa chấp quá nhiều cay đắng bực bội trong trái tim nên đã làm vung vãi những khổ đau bực bội của người ấy lên con. Con biết những người ấy không được may mắn thể từ hồi còn thơ đã thiếu sự chăm sóc thương yêu, đã bị cuộc đời dằn vặt ngược đãi bao nhiêu lần. Con biết những người như người ấy chưa được may mắn được học, được tu, đã chứa chấp những tri giác sai lầm về cuộc đời về con, nên đã làm khổ con làm khổ những người con thương. Con xin gia đình huyết thống và gia đình tâm linh của con truyền năng lượng cho người ấy (cho những người ấy) để trái tim của họ được tiếp nhận giọt nước cam lộ nở ra được như một bông hoa. Con chỉ cầu mong cho người ấy được chuyển hoá để người ấy tìm ra được niềm vui sống, để không còn giữ tâm thù hận tự làm khổ mình làm khổ người. Con biết những người ấy khổ không tự chủ được nên đã làm khổ con làm khổ những người con thương. Con cũng cu mong cho tất c những ai đã làm cho gia đình con khổ, dân tộc con điêu đứng, kể cả những kẻ xâm lăng, cướp nước, những người hải tặc, những kẻ ích kỷ, dối trá tàn bạo được nhờ ơn Bụt, ơn tổ, ơn tiền nhân cải hoá. Con thấy họ khổ nỗi khổ ấy đang kéo dài qua nhiều thế hệ con không muốn giữ tâm niệm sân hận, oán thù. Con không muốn cho họ khổ. Con gốc rễ nơi tổ tiên, nơi giòng họ huyết thống giòng họ tâm linh; trái tim con đã nở ra n một đ hoa, con xin buông bỏ tất c mọi hiềm hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ gia đình dân tộc con được thoát khỏi vòng tai nạn đớn đau, để họ thể thấy được ánh sáng của niềm vui sống an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy may trách móc oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của con cho tất cả những người ấy. Lạy Bụt ,lạy tổ, lạy ông chứng minh cho con”.

Đây là phạm trù thứ năm trong năm phạm trù: mình, người thân, người rất thân người dưng và người ghét. Trong khi phủ phục ta quán niệm như sau: Con mở rộng lòng ra để truyền đi năng lượng hiểu biết lòng xót thương của con tới những người đã làm con khổ đau điêu đứng. Phải nêu tên họ những người ấy ra phải hình dung lại nét mặt họ, những khổ đau của họ, sự giận dữ của họ. Con biết người ấy cũng đã đi qua nhiều khổ đau, đã chứa chấp quá nhiều cay đắng bực bội trong trái tim nên đã làm vung vãi những khổ đau bực bội của người ấy lên con. Đây là sự quán chiếu. làm sao để thấy được những nguồn gốc của cơn giận và những nỗi khổ của người ấy. Ta đã biết rằng hiểu là chìa khoá để mở cửa trái tim cho nên quán chiếu là quan trọng. Phải thấy được người làm khổ ta đã khổ và đang khổ như thế nào và những gì đã đưa họ tới cái tình trạng như bây giờ. Những người khổ hay làm cho người khác khổ theo. Con biết những người ấy không được may mắn, thể là từ hồi còn thơ đã thiếu sự chăm sóc thương yêu, đã bị cuộc đời dằn vặt ngược đãi bao nhiêu lần. Những người đã khổ đau từ hồi còn bé thơ, đã bị cuộc đời dằn vặt và ngược đãi, những người ấy có nhiều nội kết. Phải thấy được điều đó thì trái tim ta mới mở ra được. Con biết những người như người ấy chưa may mắn được học, được tu, đã chứa chấp những tri giác sai lầm về cuộc đời về con, nên đã làm khổ con làm khổ những người con thương. Ta khổ đau thường vì tri giác sai lầm, ta làm khổ ta, ta làm khổ những người xung quanh ta kể cả những người ta thương. Con xin gia đình huyết thống và gia đình tâm linh của con truyền năng lượng cho người ấy (cho những người ấy) để trái tim của họ được tiếp nhận giọt nước cam lộ nở ra được như một bông hoa. Ta thật sự muốn như vậy, tại ta không có ác ý muốn cho người ấy khổ. Người ấy khổ ta cũng khổ theo luôn. Con chỉ cầu mong cho người ấy được chuyển hoá để người ấy tìm ra được niềm vui sống, để không còn giữ tâm thù hận tự làm khổ mình làm khổ người. Con biết người ấy khổ không tự chủ được nên đã làm khổ con làm khổ những người con thương. Con cũng cầu mong cho tất cả những ai đã làm cho gia đình con khổ, dân tộc con điêu đứng, kể cả kẻ xâm lăng, cướp nước, những người hải tặc, những kẻ ích kỷ dối trá tàn bạo, được nhờ ơn Bụt ơn tổ, ơn tiền nhân cải hoá. Con thấy họ khổ nỗi khổ ấy đang kéo dài qua nhiều thế hệ con không muốn giữ tâm niệm sân hận oán thù. Con không muốn cho họ khổ. Con gốc rễ nơi tổ tiên nơi giòng họ huyết thống giòng họ tâm linh; trái tim con đã nở ra như một đoá hoa, con xin buông bỏ tất cả mọi niềm hiềm hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ gia đình dân tộc con được thoát vòng tai nạn đớn đau để họ thể thấy ánh sáng của niềm vui sống an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy may trách móc oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của con cho tất cả những người ấy. Lạy Bụt, lạy tổ, lạy ông chứng minh cho con. Khi ta thấy được khổ đau những hoàn cảnh khó khăn, những tri giác sai lầm của người đã làm ta khổ thì tự nhiên ta thương được và tha thứ được cho người ấy. Lúc đó giòng suối Từ Bi bắt đầu tuôn chảy từ trái tim ta, làm cho tâm ta mát xuống, dịu lại và ta là người được hưởng cái an lạc ấy đầu tiên. Sau này tuỳ theo cách sống của ta, tuỳ theo cách cư xử hàng ngày của ta mà ta chuyển hoá được người kia. Đây là thực tập phép quán tứ vô lượng tâm: thực tập Xả, thực tập Từ, thực tập Bi, yêu kẻ thù như yêu ta. Khi yêu kẻ thù được rồi thì kẻ thù không còn là kẻ thù nữa, kẻ thù là người thương. Người Phật tử chân chính chỉ có người thương thôi, không có người thù “Yêu kẻ thù như yêu ta” là một câu trong bài Hoa Đã Nở Trên Đường Quê Hương của Phạm Thế Mỹ. Ở Việt Nam chúng ta có truyền thống rất hay là sau khi chiến thắng một vị tướng lãnh xâm lược, ta thường hay lập đền thờ người ấy. Những tướng lớn như là Liễu Thăng, Toa Đô, Ô Mã Nhi v… v… đều có đền thờ. Như thế là ta muốn nói: “Chúng tôi bắt buộc phải giết ông, chúng tôi không muốn làm như vậy nhưng chúng tôi bắt buộc phải làm như vậy. Bây giờ ông chết rồi chúng tôi xây đền để thờ ông. Ông làm chuyện đó là tại vì ông vâng theo lệnh của quốc vương ông. Có thể là ông không muốn làm chuyện này nhưng ông đã phải làm, chúng tôi cũng không muốn làm cái chuyện giết ông nhưng chúng tôi đã phải giết ông và bây giờ chúng tôi lập đền này để thờ ông”. Đó là chuyện chúng ta đã làm trong hàng ngàn năm. Rất ngộ nghĩnh. Trong cử chỉ đó, chúng ta nhận ra được những dấu tích của Từ, Bi, Hỷ, Xả đã thấm nhuận trong đất nước khá lâu. Tôi tin sau này ở Việt Nam thế nào cũng có một cái miếu để thờ những người G.I., tức là những lính Mỹ qua đánh ở Việt Nam. Truyền thống của ta là như vậy.

Trong khi chúng ta phủ phục, tuỳ theo định lực của chúng ta và khả năng quán tưởng của chúng ta mà chúng ta đi vào Từ quán, Bi quán, Hỷ quán hay Xả quán sâu nhiều hay là sâu ít. Rồi khi chúng ta lạy xuống năm lạy là chúng ta thực sự thực tập, chứ đó không phải là chúc tụng hay là quy lụy hoặc tưởng tượng. Trong tư thế năm vóc sát đất, chúng ta xoá nhoà bản ngã, chúng ta tiếp nối được với tổ tiên tâm linh, tổ tiên huyết thống tiếp nối với đất nước, tiếp xúc với những người thương và tha thứ được cho những người làm khổ. Tự nhiên cái ngã của chúng ta mạnh khoẻ hơn, nhẹ nhàng hơn, đầy tràn hơn và năm cái lạy rất có giá trị trị liệu, có thể phục hồi cho ta sức khoẻ, có thể đem lại cho ta niềm vui. Thiền tập trong tư thế ngồi, trong tư thế đi hay trong tư thế lạy, ta đều có thể thực tập được thương yêu cả. Như tôi đã nói chúng ta thương hăm bốn giờ đồng hồ mỗi ngày, không ít hơn. Chúng ta hãy biết trở thành dân thường trú trong Từ Bi quán, trong Hỷ Xả quán, suốt ngày.

_________________________________________________________________________________________

 

Chú thích: Ch đ Khóa Mùa Thu 1994 lý tưởng, hnh phúc và tình thương, Khóa tu mở đầu bằng Kinh Sammidhi (Tam Di Đề).

Các pháp bất tương ng các hin tượng không phi vt ng không phải nhưng liên quan tới vật tâm như được, mất, sinh, diệt, vô thường, danh từ, văn cú, giống nhau, khác nhau, thời gian không gian, số, lượng, hoà hợp, ly cách v… v…