Kinh văn căn bản

Giờ đây ta hãy đọc vài đoạn kinh Bụt dạy về phương pháp thực hiện tứ vô lượng tâm. Trước hết ta đọc trong kinh Thuyết Xứ. Kinh thuyết Xứ tức là kinh 86 trong bộ Trung A Hàm bằng chữ Hán.

Vị kht sĩ tâm tương ứng với T đi v một phương, bao trùm lấy trọn phương ấy, rồi phương thứ hai, thứ ba, thứ tư, trên, dưới, khắp nơi, đồng nhất với tất cả (phổ châu nhất thiết), không thù không oán không giận, không tranh, thật rộng thật lớn, trở nên lượng khéo léo tụ tập bao trùm được hết tất cả thế gian. Vị khất cũng làm như thế với bi, hỷ xả. A nan, bốn tâm lượng này, thầy nên đem giảng dạy cho các tỳ khưu trẻ tuổi. Họ sẽ được an ổn sức mạnh, niềm vui, thân tâm họ sẽ không còn phiền não nóng bức, họ s thể suốt đời tu phạm hạnh.” (dịch từ Trung A Nam, 86)

Trong kinh tạng Pali có nhiều đoạn kinh nói về Tứ vô lượng tâm. Đây là bản dịch tiếng Việt từ kinh thứ 99 của Trung Độ:

Tâm tương ng với từ, v kht an trú bao trùm một phương, rồi phương thứ hai, thứ ba, thứ tư, trên, dưới, bốn bên, cùng khắp. Vị ấy an trú như thế, thấy mình trong tất cả (sabbattataya) bao trùm cả thế gian bằng tâm tương ứng với từ, đi thật xa trở nên thật lớn, trở nên lượng, không oán không não. Tâm tương ứng với bi, hỷ, xả, vị khất cũng thực tập như thế.” (dịch từ M.99)

Chúng ta phải có trong tay những đoạn kinh căn bản như thế. Trước hết người thực tập phải làm thế nào để tâm mình đi đôi với cái năng lượng gọi là Từ. Năng lượng đó phải phát sanh thì tâm mình mới có thể đi ra một phương để bao trùm trọn phương ấy. Trong phương ấy có biết bao nhiêu loài mà mình muốn thương và phải thương. Khi đưa tâm về một phương và gặp những chúng sanh trong phương đó, ta phải có khả năng đi vào những chúng sanh ấy, đồng nhất với họ trở thành họ. Đó là yếu tố quán chiếu. Nếu không quán chiếu thì Từ này không hiện thực. Năng lượng từ trở nên càng lúc càng lớn, càng rộng, càng biến mãn và bao trùm. Đó là nhờ khả năng quán chiếu, nhờ con mắt tuệ.