CHƯƠNG 5: Nghi thức truyền thọ Ba Quy và Năm Giới

Người ch lễ nghi thức này một người đạo đức được đại chúng kính nể, đang hành trì Giới Khất Sĩ, Giới Nữ Khất Sĩ, Giới Bồ Tát Xuất Gia hay Giới Tiếp Hiện Xuất Gia đã được truyền đăng làm Giáo Thọ hoặc đã được đặc biệt cho phép trao truyền Năm Giới.

  1. 1. Thiền Hành

(30 phút, sau khi được hướng dẫn)

  1. 2. Thiền Toạ

(12 phút, sau khi được hướng dẫn)

  1. 3. Dâng Hương

Đại chúng chp tay trước bàn thờ. Vị ch lễ dâng hương lên và xướng kệ Dâng Hương sau ba tiếng chuông bắt đầu, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ:

Lò báu đốt danh hương

Khói trầm quyện toả khắp mười phương

Tâm Bồ Đề dũng liệt phi thường

Tiếp xúc đâu cũng phóng hào quang

Khắp chốn an định tỏ tường

Kính thành phụng hiến đức Từ Tôn.

Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)

  1. 4. Tán Dương

Hương đã cắm vào bình, v ch l xướng, đại chúng chp tay quán tưởng theo:

Xinh tốt như hoa sen

Rạng ngời như Bắc Đẩu

Xin quay về nương náu

Bậc Thầy của nhân, thiên.

Sen quý nở đài giác ngộ

Hào quang chiếu rạng mười phương

Trí tuệ vượt tầm pháp giới

Từ bi thấm nhuận non sông.

Vừa thấy dung nhan Điều Ngự

Trăm ngàn phiền não sạch không

Hướng về tán dương công đức

Tinh chuyên Đạo nghiệp vun trồng.

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (C)

  1. 5. Lạy Bụt

Vị chủ lễ xướng các danh hiu sau đây, và đi chúng lạy xung một lạy theo tiếng chuông gia trì sau mỗi danh hiệu:

Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp, và Tăng thường trú trong mười phương (C)

Nhất tâm kính lể Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)

Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)

Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. (C)

Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm. (C)

Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp. (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất. (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên. (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly. (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà. (C)

Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di. (C)

Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc cho đến Việt Nam. (CC.)

  1. 6. Trì Tụng

Đại chúng an toạ trên toạ c thành hai hàng đi diện nhau. Duy Na và Duyệt Chúng khai chuông mõ. Vị chủ lễ xướng Kệ Khai Kinh Tâm Kinh:

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (ba lần) (C)

Giới luật cao siêu mầu nhiệm

Cơ duyên may được thọ trì

Xin nguyện đi vào biển tuệ

Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (CC.)

TÂM KINH TUỆ GIÁC QUA BỜ

Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.(C)

“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức. (C)

“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt. (C)

“Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng
Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;
Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;

Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế. (C)
“Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo. (C)
Chư Bụt trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn.” (C)
Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.
Là tuệ giác chân thực
Có khả năng diệt trừ

Tất cả mọi khổ nạn. (C)

Vậy ta hãy tuyên thuyết
Câu linh chú qua bờ:
“Gate, gate,
pāragate,
pārasamgate,
bodhi, svaha!” (CC)

 

  1. 7. Tác Pháp Yết Ma

Vị Yết Ma: Đại chúng đã tập họp đầy đủ chưa?

Vị Thủ Chúng: Thưa, đại chúng đã tập họp đầy đủ.

Vị Yết Ma: Có sự hoà hợp không?

Vị Thủ Chúng: Thưa, có sự hoà hợp.

Vị Yết Ma: Đại chúng hôm nay tập họp có chủ đích gì?

Vị Thủ Chúng: Thưa, để thục hiện Yết Ma truyền Năm Giới.

Vị Yết Ma: Xin đại chúng lắng nghe! Hôm nay là ngày (…/…/…), ngày được chọn để truyền thọ Tam Quy và Ngũ Giới, chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, đại chúng đồng ý sẵn sàng hộ niệm việc truyền thọ quy giới trong tinh thần hoà hợp, như vậy, việc truyền giới là hợp pháp. Bạch như thế, thì phép tác bạch có thành hay không?

(Đại chúng đáp:) Thành.

  1. 8. Khai Thị

Hôm nay đại chúng tập họp để chứng minh và hộ niệm cho lễ Quay Về và Nương Tựa Tam Bảo của các vị … và … Xin đại chúng theo dõi hơi thở và an trú trong chánh niệm khi nghe ba tiếng chuông gia trì. Tiếng chuông là tiếng gọi của Bụt để mọi người trở về trong trạng thái tỉnh thức. (CCC)

(Khong thi gian gia hai tiếng chuông là ba hơi th o và ba hơi th ra)

  1. 9. Lạy Báo Ân

Các vị Giới Tử có tên sau đây đứng dậy, chắp tay thành búp sen trình diện trước Tam Bảo (đọc tên.) Nghe lời xướng và tiếng chuông thì lạy xuống một lạy:

Giới tử mang ơn cha mẹ sinh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)

Giới tử mang ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)

Giới tử mang ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)

Giới tử mang ơn mọi loài chúng sanh, cây cỏ và đất đá, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (CC)

  1. 10. Truyền Thọ Tam Quy

Hôm nay đại chúng tập họp để chứng minh và hộ niệm cho các vị… trong lễ phát nguyện thọ trì pháp Quy Y Tam Bảo. Là người có duyên với Đạo, quý vị đã thấy rõ được con đường của tình thương và sự hiểu biết mà tổ tiên chúng ta đã đi theo trong bao nhiêu thế hệ, và hôm nay quý vị đã có chủ ý phát tâm quy y Tam Bảo.

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa nơi Bụt, nơi Pháp, và nơi Tăng. Bụt, Pháp, và Tăng là ba viên ngọc quý. Quay về nương tựa nơi Bụt là quay về nương tựa nơi bậc tỉnh thức, có khả năng đưa đường chỉ lối cho ta trong cuộc đời. Quay về nương tựa Pháp là quay về với con đường của trí tuệ và từ bi, nghĩ là con đường của hiểu biết và thương yêu. Quay về nương tựa Tăng là quay về nương tựa nơi đoàn thể của những người đang thực tập theo con đường trí tuệ và từ bi và sống trong tỉnh thức.

Bụt, Pháp, và Tăng có mặt trong mười phương thế giới mà cũng có mặt trong mọi người và mọi loài. Quay về nương tựa nơi Bụt, nơi Pháp, và nơi Tăng cũng có nghĩa là tin tưởng ở khả năng giác ngộ nơi tự tánh mình, ở khả năng khai mở và phát triển hiểu biết và thương yêu nơi bản thân mình và khả năng thực tập hành đạo của cá nhân và đoàn thể mình.

Xin các vị giới tử cung kính đọc theo đây ba lời phát nguyện lớn:

– Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

(lp lại, chuông)

– Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.

(lp lại, chuông)

– Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.

(lp lại, chuông)

  1. 11. Khai Thị

Quý vị Phật tử! Quý vị đã chính thức tiếp nhận pháp Tam Quy, đưa Ba Viên Ngọc Quý vào lòng và vào đời sống hàng ngày của quý vị. Hôm nay quý vị đã trở nên những người học trò của bậc Giác Ngộ, và đã nguyện sống theo nếp sống tỉnh thức của Người. Bắt đầu từ hôm nay, quý vị phải để tâm hàng ngày học hỏi và hành trì theo con đường của trí tuệ và từ bi, nghĩa là để phát triển khả năng hiểu biết và thương yêu nơi quý vị. Và cũng bắt đầu từ hôm nay, quý vị phải biết nương tựa vào đoàn thể của quý vị để học hỏi và hành trì, tham dự những khoá tĩnh tu, tham dự những buổi đọc tụng quy giới và những sinh hoạt tu học khác của đoàn thể. Thầy giáo thọ của quý vị là Hoà Thượng (Thượng Toạ, Đại Đức) … và pháp danh của quý vị là do chính Hoà Thượng (Thượng Toạ, Đại Đức) ban cho. Quý vị phải nương vào thầy của quý vị mà học Đạo và tu Đạo.

  1. 12. Truyền Thọ Năm Giới

Các giới tử! Đây là giây phút long trọng của sự truyền thọ Năm Giới. Năm Giới là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh phúc và có chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ sự sống và làm đẹp cho cuộc đời.

Năm Giới là những nguyên tắc hướng dẫn chúng ta về hướng an lạc, giải thoát và giác ngộ. Năm Giới là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình và xã hội. Học hỏi và thực hành theo Năm Giới, ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, ta sẽ tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãi và thất vọng, ta sẽ xây dựng được an lạc hạnh phúc cho ta, cho gia đình ta và đóng góp vào phẩm chất an lạc và hoà bình của xã hội.

Đây là Giới tướng của Năm Giới. Xin quý vị lắng nghe từng Giới một với tâm hồn thanh tịnh. Xin trả lời ‘dạ có’ mỗi khi thấy mình có khả năng tiếp nhận, học hỏi và hành trì giới luật được tuyên đọc.

Các vị đã sẵn sàng chưa? (trả lời: Sn sàng.)

Đây Giới Thứ Nhất:

“Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.”

Đó là Giới Thứ Nhất của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây Giới Thứ Hai:

“Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.”

Đó là Giới Thứ Hai của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây Giới Thứ Ba:

“Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.”

Đó là Giới Thứ Ba của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây Giới Thứ Tư:

“Ý thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.”

Đó là Giới Thứ Tư của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây Giới Thứ Năm:

“Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.”

Đó là Giới Thứ Năm của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏi và hành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Quý vị Phật tử! Quý vị đã tiếp nhận xong Năm Giới Quý Báu, nền tảng của hạnh phúc gia đình và chất liệu của chí nguyện lợi tha. Quý vị phải ôn tụng thường xuyên giới tướng mỗi tháng ít nhất là một lần, đề sự học hỏi và hành trì Năm Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng.

Lễ tụng giới được tổ chức tại chùa, tại thiền đường, niệm phật đường, hay tại tư gia, có sự tham dự của những người bạn tu của mình. Quý vị cũng có thể tổ chức lễ tụng giới trong phạm vi gia đình mình, hoặc nếu sống độc thân xa chùa, xa bạn, thì cũng có thể tụng giới một mình. Nếu trong vòng ba tháng mà không tụng giới ít nhất là một lần thì quý vị tự động mất giới thể và lễ Quy Y Truyền Giới này sẽ mất hiệu lực.

Quý vị Phật tử! Là đệ tử của Bụt, quý vị nên tinh tiến tu học theo con đường mà Bụt đã dày công chỉ dạy để tạo an lạc và hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. Nghe chuông, xin đứng dậy và lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kính và biết ơn Tam Bảo.

  1. 13. Tuyên Đọc Phái Quy Y

Các Phật tử! Xin quý vị lắng tai nghe thầy tuyên đọc phái quy y (đc phái quy y, trong đó pháp danh của người mới được quy y của vị bổn mình. Đọc xong, phái quy y được trao lại cho đương sự. Giới tử đã quy y ra quỳ trước điện Bụt để nghe đọc phái nhận phái.)

  1. 14. H Niệm

Để hộ niệm cho các Phật tử mới thọ phép Quy Y được đạo tâm kiên cố và đạo nghiệp tăng trưởng, xin đại chúng nhiếp tâm trì niệm hồng danh chư Bụt và chư vị Bồ Tát theo phương pháp trì danh nhất tâm bất loạn. (mỗi danh hiệu ba lần)

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)

Nam mô Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)

Nam mô Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)

Nam mô Đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)

Nam mô Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (CC)

  1. 15. Quay Về Nương Tựa

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.

Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hoá.

Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)

Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được Giác Tính, Sớm mở lòng Bồ Đề.

Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hoá.

Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hoá được muôn loài. (CC)

  1. 16. Hi Hưng

Truyền trì Giới thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền. (C)

Pháp môn xin nguyện học

Ân nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)