Phụ lục D: Tiếp theo là gì?

Những nguồn tài liệu giúp phát triển sự thực tập cá nhân và việc giảng dạy về chánh niệm

Phần tiếp theo cho chúng ta biết nhiều nguồn tư liệu có thể sử dụng để đào sâu sự thực tập cá nhân, hỗ trợ việc giảng dạy, đồng thời tham dự và kết nối sâu hơn với tăng thân Làng Mai rộng lớn. Tất cả những nguồn thông tin này chỉ liên quan tới truyền thống Làng Mai.

Nguồn trực tuyến

The Wake Up Schools Website: www.wakeupschools.org

Trang này là nguồn thông tin chủ yếu và là trung tâm truyền thông cho phong trào Wake Up Schools – một mạng lưới gồm các nhà giáo dục, thầy cô giáo và những người thực tập nuôi dưỡng chánh niệm và đạo đức ứng dụng trong ngành giáo dục dựa trên những giáo lý và phương pháp thực tập của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai. Trang này cung cấp các đường liên kết với những nguồn tài liệu, bao gồm phim và các nghiên cứu với từng trường hợp cụ thể cũng như danh sách cập nhật những cuốn sách, phim, các bài pháp thoại và sự kiện.

Bạn có thể yểm trợ phong trào Wake Up Schools bằng cách tham gia các công việc tình nguyện hoặc gửi bài viết đến trang nhà hoặc đến tạp chí The Mindfullness Bell – Tiếng chuông chánh niệm (xem bên dưới)

Làng Mai: www.langmai.org (trang tiếng Anh: www.plumvillage.org)

Trang nhà Làng Mai cung cấp những thông tin thiết yếu về những sinh hoạt và giảng dạy của tăng thân Làng Mai, những tài liệu dưới dạng văn bản và video, bao gồm các bài pháp thoại và bài viết của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những vị giáo thọ thâm niên. Trên Trang nhà còn có những mục riêng để trình bày về lịch sử của Làng Mai, những hướng dẫn thực tập hàng ngày và thông tin về nhiều trung tâm của Làng Mai hoặc các cộng đồng tu tập theo truyền thống này trên khắp thế giới.

Trang nhà còn cung cấp thông tin về các khóa tu được tổ chức tại Làng và các chuyến hoằng pháp của tăng thân xuất sĩ ở nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là nơi ghi danh cho những vị muốn đến tham dự khóa tu tại Làng Mai, Pháp. Bạn cũng có thể tìm thấy trên Trang nhà một danh sách các ứng dụng (apps) để cài đặt vào các thiết bị điện tử giúp nuôi dưỡng sự thực tập chánh niệm.

Wake Up – Phong trào Thanh niên vì một Xã hội Từ bi và Lành mạnh hơn: www.wkup.org

Wake Up là một cộng đồng quốc tế rất năng động, gồm những người trẻ từ 18 đến 35 tuổi, lấy cảm hứng từ những lời giảng dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Khởi đầu từ năm 2007, cộng đồng những người trẻ này đã đến với nhau cùng thực tập chánh niệm để nuôi dưỡng hạnh phúc và góp phần xây dựng một xã hội từ bi và lành mạnh hơn.

Phong trào Wake Up đã nở rộ trên toàn cầu. Các nhóm thuộc phong trào Wake Up hiện đã có mặt trên mọi lục địa và nhiều quốc gia. Những người trẻ tập họp nhau lại mỗi tuần hay mỗi tháng để cùng thực tập. Họ còn tổ chức các sự kiện, những khóa tu học chánh niệm và cùng nhau thăm viếng các trung tâm thiền tập. Nhiều nhóm còn tổ chức các sự kiện như đêm âm nhạc, thực tập thiền trong những nhóm lớn, đi dã ngoại và leo núi.

Làng Mai trực tuyến

Tăng thân Làng Mai có mạng lưới trực tuyến rất lớn mạnh trên toàn thế giới. Dưới đây là một vài nguồn thông tin chủ yếu.

Facebook: Làng Mai: http://www. facebook.com/langmai.org

Facebook Thích Nhất Hạnh: www. facebook.com/thichnhathanh

Hiện có khoảng 1.5 triệu người theo dõi trang Facebook Thích Nhất Hạnh:

Twitter: Trên 350.000 người theo dõi trên Twitter: @thichnhathanh

YouTube: Trang YouTube của Làng Mai có hàng trăm video và clip, bao gồm những bài pháp thoại và những đoạn phim về các chuyến giảng dạy khắp nơi trên thế giới của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các vị giáo thọ thâm niên: www.youtube.com/plumvillage

Trang www.tnhaudio.org thường xuyên đăng tải những ghi âm về các bài pháp thoại của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các vị giáo thọ thâm niên từ khắp thế giới. Những ghi âm này có thể được tải xuống miễn phí.

The Mindfulness Bell – Tiếng chuông chánh niệm: www. mindfulnessbell.org

The Mindfulness Bell là một tạp chí về nghệ thuật sống có chánh niệm, xuất bản 3 lần trong năm. Tờ báo này có sứ mệnh tiếp thêm động lực và là một kênh cung cấp tư liệu giảng dạy cho những ai đang thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Mỗi số báo trình bày một bài pháp thoại của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, những mẩu chuyện cùng những bài giảng của các vị giáo thọ và thiền sinh. Tờ báo thường đăng các bài viết về những kinh nghiệm thực tập với thiếu nhi và người trẻ.

International Sangha Directory – Danh bạ Tăng thân quốc tế www. mindfulnessbell.org/directory

Danh bạ Tăng thân quốc tế cung cấp danh sách các tăng thân địa phương thực tập theo truyền thống Làng Mai. Trang mạng này cũng bao gồm một bản đồ có định vị những địa điểm gặp mặt của các nhóm – tăng thân – đã và đang thành lập.

Plumline – www.plumline.org

Plumline là một trung tâm hỗ trợ cho những người có ước muốn xây dựng, thành lập và duy trì một nhóm bạn cùng thực tập chánh niệm trực tuyến. Đây là nơi để các bạn chia sẻ ý kiến và các nguồn tư liệu trong quá trình xây dựng và phát triển các nhóm tăng thân trực tuyến.

The Mindfulness in Education Network – Mạng lưới Chánh niệm trong ngành Giáo dục: www. mindfuled.org

Mạng lưới Chánh niệm trong ngành Giáo dục bắt đầu từ năm 2001 như là một danh sách các địa chỉ e-mail để giúp 78 nhà giáo giữ liên lạc với nhau. Những nhà giáo này đã cùng tham dự hai khóa tu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức dành cho người Mỹ trong năm đó. Tính đến năm 2016, danh sách mạng lưới toàn cầu này đã có gần 2000 người từ nhiều truyền thống thực tập chánh niệm khác nhau tham gia. Từ năm 2008, tổ chức này đã tiến hành một cuộc hội nghị hàng năm ở Mỹ. Trang này cũng bao gồm phim ảnh về các buổi thuyết trình trong những cuộc hội nghị đã diễn ra. Bạn có thể đăng ký tham gia vào cộng đồng đang ngày càng lớn mạnh này.

Earth Holders Sangha – Tăng thân Trì Địa: www.earthholder.org

Tăng thân Trì Địa là một nhóm trong cộng đồng quốc tế Làng Mai, gồm những người có cảm hứng với đạo Bụt dấn thân do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng. Được hình thành ở Mỹ vào năm 2015, tăng thân Trì Địa hoạt động dựa trên nền tảng đạo đức của Năm giới và Mười bốn giới.

Mục đích của tăng thân Trì Địa:

Xây dựng một cộng đồng Trì Địa Làng Mai, giúp những thành viên có cùng lý tưởng trong tăng thân có thể đến gần nhau hơn để yểm trợ và truyền động lực cho nhau, đồng thời phát triển sự thực tập bảo hộ đất Mẹ, lấy cảm hứng từ những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Dấn thân vào các hoạt động thực tập chánh niệm ở địa phương, trong nước hay quốc tế.

Yểm trợ sự phát triển bền vững của các cộng đồng, đặc biệt là các tu viện Làng Mai, các trung tâm thực tập của cư sĩ và các tăng thân địa phương.

Tăng thân Trì Địa soạn ra những tài liệu về giáo dục, tổ chức những buổi họp mặt địa phương cũng như tổ chức những sự kiện trực tuyến.

ARISE (Awakening through Race, Intersectionality, and Social Equity – Tỉnh thức trước các vấn đề về chủng tộc, sự tương giao và công bằng xã hội): www. pvracialequity.wordpress.com

Tăng thân ARISE được thành lập với mong muốn thực tập hiểu rõ và tìm cách chuyển hóa các tình trạng kỳ thị chủng tộc, sự phân chia giai cấp ngầm hay những bất công trong xã hội. Trang web này giúp cho các nhóm và cá nhân tìm được sự kết nối trực tuyến và liên hệ trực tiếp xung quanh các chủ đề về công bằng xã hội, việc trị liệu những xung đột do văn hóa và sự thực tập chánh niệm – một gia tài sống động của tình thân hữu bền chặt giữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Mục sư Martin Luther King, Jr.

Sách và các nguồn tài liệu khác

Sách hướng dẫn

Planting Seeds: Practicing Mindfulness with Children (Gieo trồng hạt giống: Thực tập chánh niệm với thiếu nhi) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai, sư cô Chân Châu Nghiêm, nhà xuất bản Parallax, 2011, Berkeley, CA. Gồm những hướng dẫn vừa rõ ràng vừa dễ áp dụng cho các thầy cô giáo tại các trường tiểu học.

Everybody Present: Mindfulness in Education (Mọi người có mặt: Chánh niệm trong ngành giáo dục), của Nikolaj Flor Rotne và Didde Flor Rotne, nhà xuất bản Parallax, 2013, Berkeley, CA. Như lời tác giả mô tả: “Cuốn sách nhằm trang bị cho các nhà giáo dục rất nhiều phương tiện, công cụ để thực tập, giúp họ vượt qua cảm giác là mình không có đủ điều kiện, từ đó họ có thể bắt tay vào một cuộc cách mạng hướng đến sự tĩnh lặng. Cuộc cách mạng tĩnh lặng này giúp mỗi cá nhân ý thức được sự tương tức, thưởng thức sự lắng dịu bên trong và tận hưởng niềm vui. Bộ sách bao gồm những nghiên cứu thực tế trên từng nhóm đối tượng, những mẩu chuyện và những gợi ý hữu ích nhằm yểm trợ cho sự thực tập cá nhân cũng như việc giảng dạy về chánh niệm; tất cả đều được giải thích một cách rõ ràng.”

The Mindful School Leader: Practices to Transform Your Leadership and School (Người lãnh đạo nhà trường có chánh niệm: Những thực tập để chuyển hóa khả năng lãnh đạo và trường học của bạn), tác phẩm của Valerie Brown và Kirsten Olson. Corwin, 2015, Thousand Oaks, CA. Cuốn sách giúp khám phá vai trò của chánh niệm trong việc yểm trợ các nhà lãnh đạo đầy lòng từ bi và đang trên đà lớn mạnh, cũng như xây dựng sự cảm thông, công bằng và bình an trong trường học. Cuốn sách được hình thành dựa trên những phương pháp thực tập chánh niệm thực tiễn cũng như những ví dụ và kinh nghiệm cụ thể.

The Mindful Teen: Powerful Skills To Help You Handle Stress One Moment at a Time[1], của tác giả Dzung X Vo. New Harbinger 2015, Oakland, CA. Cuốn sách này được một bác sĩ chuyên khoa Nhi, cũng là người làm việc với các bạn trong độ tuổi thiếu niên, viết dành riêng cho các độc giả trong độ tuổi này. Tác giả tìm thấy cảm hứng từ sự thực tập chánh niệm theo truyền thống Làng Mai, cũng như từ các liệu pháp MBSR (Mindful Based Stress Reduction – Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm), MBCT (Mindful Based Cognitive Therapy – Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm), và những phương pháp trị liệu khác dựa trên chánh niệm. www. mindfulnessforteens.com.

Teach, Breathe, Learn: Mindfulness In and Out of the Classroom (Dạy, Thở, Học: Chánh niệm trong và ngoài lớp học), của tác giả Meena Srinivasan, nhà xuất bản Parallax, 2014, Berkeley, CA.

Được viết bởi một nhà giáo dục quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy và đảm nhiệm công tác quản lý trong nhà trường. Dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của tác giả trong việc giảng dạy, cuốn sách này bao gồm các bài giáo án và nhiều nguồn tài liệu về việc giáo dục cảm xúc và xã hội, cũng như chia sẻ về sự thực tập chánh niệm theo truyền thống Làng Mai. http:// teachbreathelearn.com.

Teaching Mindfulness Skills to Kids and Teens – Giảng dạy những kỹ năng chánh niệm cho thiếu nhi và thiếu niên, được biên tập bởi Chris Willar và Amy Saltzman, với lời tựa của Susan Kaiser Greenland, nhà xuất bản The Guiford, 2015, New York. Tuyển tập này cũng bao gồm bài viết của Betsy Rose “Chánh niệm hòa cùng nhịp điệu: Sự thực tập đan xen vào với âm điệu của bài hát.”

Tuning In: Mindfulness in Teaching and Learning: A Collection of Essays by Teachers for Teachers (Sự chú tâm: Chánh niệm trong việc dạy và học: Tuyển tập các bài viết của các nhà giáo dành cho các nhà giáo), do Irene E McHenry và Richard Brady biên tập, được xuất bản bởi Philadelphia: Friends Council of Education (Hội những người bạn ngành giáo dục), 2009. “Tôi rất vui mừng khi những người đóng góp cho cuốn sách này đã xuất hiện để chia sẻ về phương pháp làm thế nào mà sự thực tập chánh niệm và định tâm có thể giúp cho việc dạy và học trở thành một niềm vui. Đây là một cuốn sách quan trọng cho các nhà giáo, những nhà quản lý giáo dục, phụ huynh và tất cả những ai quan tâm đến hạnh phúc của các thế hệ tương lai.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sách dành cho thiếu nhi

CHÁNH NIỆM NÓI CHUNG

A Pebble for Your Pocket (Viên sỏi trong túi áo), của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Plum Blossom Books, 2001, Berkeley, CA. Đây là cuốn sách bỏ túi dễ hiểu dành cho các em thiếu nhi với những mẩu chuyện, những giải thích đơn giản về sự thực tập và những lời dạy căn bản về sự thực tập chánh niệm.

Chalotte and the Quiet Place (Chalotte và nơi yên tĩnh), tác giả Deborah Sosin, Plum Blossom Books, 2011, Berkeley, CA. Cuốn sách dành cho trẻ em với nhiều tranh minh họa bằng màu nước, kể về cô bé Chalotte ở trong một thành phố ồn ào và cái đẹp của hơi thở chánh niệm cùng sự yên lặng.

Each Breath a Smile (Mỗi hơi thở một nụ cười), của sư cô Thục Nghiêm Susan, Plum Blossom Books, 2001, Berkeley, CA. Một cuốn sách sinh động, nhiều màu sắc giới thiệu sự thực tập thiền chánh niệm cho trẻ em, dựa trên những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

CÁC ĐỘNG TÁC CHÁNH NIỆM

Mindful Movements: Ten Exercises for Well-Being (Động tác chánh niệm: Mười bài tập cho sức khỏe thân tâm), Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Wietske Vriezen, nhà xuất bản Parallax, 2008, Berkeley, CA. Những hướng dẫn có minh họa ngắn cho trẻ em về các động tác chánh niệm. Bao gồm DVD.

CẢM XÚC MẠNH

Anh’Anger – Cơn giận của Anh, tác giả Gail Silver, minh họa của Christianne Kromer, Plum Blossom Books, 2009, Berkeley, CA. Một cuốn sách có minh họa dành cho trẻ em, kể về một cậu bé gặp gỡ và học cách ôm ấp cơn giận của mình như thế nào – một nhân vật hung dữ nhưng vui vẻ và thân thiện.

Peace, Bugs and Understanding: An Adventure in Sibling Harmony (Bình an, khó khăn và hiểu biết: hành trình khám phá sự hòa hợp của tình anh chị em), tác giả Gail Silver, minh họa của Youme Nguyen Ly, Plum Blossom Books, 2014, Berkeley, CA. Câu chuyện có minh họa dành cho trẻ em, về sự thực tập lòng từ có thể giải quyết những khó khăn và cảm xúc mạnh như thế nào.

Steps and Stones (Bước chân và hòn đá), tác giả Gail Silver, minh họa của Christianne Kromer, Plum Blossom Books, 2011, Berkeley, CA. Đây là cuốn tiếp theo của cuốn Anh’ Anger (Cơn giận của Anh). Khi Anh bị các bạn ở trường đánh rất đau, Cơn giận xuất hiện trá hình với ý tưởng trả thù, nhưng Anh khám phá ra rằng thiền hành có thể mang lại sự chuyển hóa nhiều biết bao.

THIỀN SỎI

A Handful of Quiet: Happiness in Four Pebbles (Một vốc lặng yên: Hạnh phúc trong bốn viên sỏi), của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Plum Blossom Books, 2012, Berkeley, CA. Hướng dẫn ngắn có minh họa và mô tả về sự thực tập thiền sỏi, bài tập bằng hình vẽ, chỉ dẫn, những tờ hướng dẫn chi tiết về cách thực tập và còn nhiều điều hơn thế nữa.

NHÌN SÂU

The Hermit and the Well (Ông Đạo và giếng nước), của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Plum Blossom Books, 2003, Berkeley, CA. Một câu chuyện có thật về sự khám phá nội tâm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi viếng thăm nơi ẩn dật của một đạo sĩ lúc còn là một cậu bé.

Is Nothing Something? Kids’ Questions and Zen Answers – Có cái gì trong cái không có gì? (Những câu hỏi của trẻ em trong buổi vấn đáp với Thiền sư Thích Nhất Hạnh), Plum Blossom Books, 2014, Berkeley, CA. Một bộ sưu tập có minh họa đầy màu sắc với những câu trả lời đơn giản nhưng sâu sắc cho hơn 30 câu hỏi đa dạng từ trẻ em.

The Sun in My Belly (Mặt trời trong bụng), của sư cô Thục Nghiêm Susan, Plum Blossom Books, 2003, Berkeley, CA. Cuốn sách nhiều màu sắc dành cho thiếu nhi nói về sự tương tức và sức mạnh trị liệu đến từ những mối liên hệ và từ thiên nhiên.

ĐẠO ĐỨC HỌC

The Coconut Monk (Ông đạo dừa), của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Plum Blossom Books, 2009, Berkeley, CA. Câu chuyện kể cho trẻ em có minh họa về một ông đạo và những người bạn của ông – một chú mèo và một chú chuột – chúng sống chung bình yên với nhau trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sách dành cho người trẻ

Basket of Plums Songbook: Music in the Tradition of Thich Nhat Hanh (Tập nhạc gồm những bài thiền ca Làng Mai), được Joseph Emet sưu tầm và biên soạn, nhà xuất bản Parallax 2013, Berkeley, CA. Tuyển tập bao gồm lời bài hát, bản nhạc và hợp âm cho 48 bài thiền ca Làng Mai.

The Dragon Prince: Stories and Legends from Vietnam (Hoàng tử Rồng: những câu chuyện và truyền thuyết của Việt Nam), tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Parallax 2007, Berkeley, CA. Mười lăm câu chuyện truyền thuyết được kể lại cho người trẻ và cả người lớn, qua đó giúp người đọc tìm hiểu về tinh thần đại đồng, tinh thần trách nhiệm và cách giải quyết xung đột.

The Stone Boy and Other Stories (Thạch Lang và những câu chuyện khác), tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Parallax 1996, Berkeley, CA. Mười một câu chuyện và tiểu thuyết ngắn viết cho người trẻ và người lớn.

A Taste of Earth and Other Legends of Vietnam (Hương vị của đất và những truyền thuyết khác của Việt Nam), tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Parallax 1993, Berkeley, CA. Mười hai câu chuyện truyền thuyết được kể lại cho người trẻ và người lớn, qua đó giúp người đọc tìm hiểu về tinh thần đại đồng, tinh thần trách nhiệm và cách giải quyết xung đột.

Under the Rose Apple Tree (Dưới cây hồng táo), tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Parallax 2002, Berkeley, CA. Một cuốn sách bỏ túi cho tuổi thiếu niên về sự thực tập chánh niệm và câu chuyện của Thái tử Tất-đạt-đa lúc còn là một cậu bé.

Các nguồn tài liệu audio: âm nhạc và những bài hát

Wake Up Schools webpage:

www.wakeupschools.org/songs. Tuyển tập các lời bài hát, bản nhạc và bản ghi âm những bài thiền ca phổ biến của Làng Mai.

Betsy Rose Calm Down Boogie: Songs for Peaceful Moments and Lively Spirits (2008) (Điệu nhạc Boogie êm dịu: Những bài hát cho những giây phút bình an và những tâm hồn sống động) www.betsyrosemusic.org.

Betsy Rose, Heart of a Child (2006) – Trái tim trẻ thơ. Những bài hát truyền sức mạnh cho trái tim và tâm hồn của các nhà giáo dục và phụ huynh.

Betsy Rose, In My Two Hands (2011) – Trong hai bàn tay tôi. Những bài hát theo truyền thống Làng Mai, yểm trợ sự thực tập hơi thở, nuôi dưỡng ý thức, chăm sóc cho chính mình và cho trái đất.

Joe Reilly, Children of the Earth (2007) – Những đứa con của đất Mẹ. Joe và những người bạn của anh cảnh báo cho chúng ta về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ đất Mẹ. www.joereilly.org.

Joe Reilly, Touch the Earth (2009) – Địa Xúc. Những bài hát giúp xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn nhờ biết ôm ấp sự khác biệt và thấy được tính tương tức giữa mình với mọi người và với môi trường sống.

Wake Up London and Friends – Wake Up Luân Đôn và những người bạn, Peace Sounds 1 (2012) – Âm thanh Bình an 1, và Peace Sounds 2 (2016) – Âm thanh Bình an 2. Tập hợp các bài hát được tăng thân Wake Up Luân Đôn ghi âm. Đây là cộng đồng của những người trẻ đến với nhau để yểm trợ phong trào Wake Up do Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai khởi xướng. www.peacesounds.org.

Phim và Video

Bài pháp thoại của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho các nhà giáo dục được đăng trên trang mạng của Wake Up Schools: www.wakeupschools.org/video.

Los Educadores Felices Cambiarán el Mundo (2016). Cảnh trong phim được quay từ khóa tu dành cho các nhà giáo dục tại Barcelona năm 2013. Bộ phim này nói lên sức mạnh chuyển hóa của sự thực tập chánh niệm, được thực hiện bằng tiếng Tây Ban Nha với phụ đề nhiều ngôn ngữ khác. www. wakeupshools.org/educadores.

A Lotus for you, a Buddha to Be (2009) – Sen búp xin tặng người, một vị Bụt tương lai. Bộ phim dựa trên khóa tu dành cho các nhà giáo dục do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn tại Trường Doon, Ấn Độ. Vài cảnh trong phim lấy từ chuyến hành hương của Thiền sư sau đó. www.wakeupshools. org/lotusforyou.

The Five Powers (2014) – Ngũ Lực. Bộ phim hoạt hình này kể về câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sư cô Chân Không, Alfred Hasler và đường lối bất bạo động của họ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Phim được khởi nguồn từ sự cộng tác của họ với Mục sư Martin Luther King.

Happy Teachers Will Change the World (2015) – Thầy giáo cô giáo hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới. Bộ phim 40 phút ghi lại những kinh nghiệm đầy cảm hứng của khóa tu dành cho các nhà giáo dục ở Canada dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, các thầy các sư cô Làng Mai và các vị giáo thọ cư sĩ. www.wakeupschools. org/happyteachersfilm.

Planting Seeds of Mindfulness (2016) – Gieo trồng hạt giống chánh niệm. Bộ phim hoạt hình này nhắm vào khán giả trẻ tuổi. Phim kể về câu chuyện của những người trẻ đưa sự thực tập Làng Mai vào đời sống của họ sau khi chuyển đến ở một thị trấn mới.

www.plantingseedsofmindfulness-movie.com

A Visit to the Dharma Primary School (2015) – Chuyến viếng thăm trường tiểu học chánh niệm. Một cuốn phim tài liệu dài 30 phút, khám phá những ảnh hưởng từ chuyến viếng thăm của các thầy các sư cô Làng Mai đến một ngôi trường tiểu học theo đạo Bụt ở Anh. www.wakeupschools.org/ dharmaschool.

Vivir Despietos (2016). Một bộ phim về nếp sống chánh niệm. Trong phim này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các vị xuất sĩ thuộc tăng thân Làng Mai chia sẻ sự thực tập chánh niệm với cộng đồng những người nói tiếng Tây Ban Nha.

www.wakeupschools.orgvivirdespiertos

Wake Up Schools in India (2013) – Wake Up Schools ở Ấn Độ. Một đoạn phim 15 phút trình bày những trích đoạn từ những buổi chia sẻ theo chủ đề của các vị xuất sĩ Làng Mai trong các trường học ở Ấn Độ. www. wakeupschools.org/india.

Walk with Me: On the Road with Thich Nhat Hanh (2017) – Bước Chân An Lạc: đồng hành cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Một cái nhìn gần gũi và thiền vị về cộng đồng các vị xuất sĩ nam và nữ của Làng Mai, những người đang thực tập nghệ thuật sống chánh niệm và thực hành những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. www. walkwithmefilm.com.

Các khóa tu và chương trình tập huấn cho giáo viên

Các trung tâm thực tập

Các trung tâm thực tập chánh niệm theo truyền thống Làng Mai tạo cơ hội cho các cá nhân, các cặp vợ chồng và gia đình đào sâu sự thực tập của họ bên cạnh các vị xuất sĩ và cư sĩ thường trú. Những trung tâm này thu hút mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới, những người mong muốn thực tập chánh niệm và quán chiếu trong một cộng đồng có nếp sống đơn giản và một môi trường bình an, tươi mát.

Tất cả các trung tâm này đều có tổ chức các khóa tu, pháp thoại, ngày quán niệm cũng như đem lại cho mọi người không gian và thời gian để nghỉ ngơi. Những khóa tu theo truyền thống Làng Mai không hoàn toàn im lặng mà tạo cơ hội cho thiền sinh trải nghiệm nhiều phương pháp thực tập chánh niệm khác nhau như đã được chia sẻ trong cuốn sách này. Bạn cũng có thể đến viếng thăm trong ngày để thưởng thức khung cảnh thiên nhiên, tham dự các sinh hoạt cùng với các bạn thiền sinh khác, hoặc là ở lại để tham dự những khóa học hay khóa tu dài hơn. Vài trung tâm còn cho bạn cơ hội được tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc trải nghiệm đời sống thực tập và làm việc tại đó trong một thời gian dài. www.wakeupschools. org/centers.

Các chuyến hoằng pháp

Tăng thân Làng Mai cũng thực hiện các chuyến hoằng pháp, tổ chức các buổi pháp thoại, hướng dẫn thiền tập trong nhóm và tổ chức khóa tu ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả những khóa tu cho các nhà giáo dục. Các bạn có thể tìm thông tin về các chuyến hoằng pháp sắp tới và về những khóa tu liên quan qua các trung tâm thực tập, qua trang nhà Làng Mai và trang Wake Up Schools, www.wakeupschools.org/events.

Năm Giới

Sau khi đã tham dự một khóa tu 5 ngày, bạn có thể chọn để tiếp nhận một hay nhiều hơn trong Năm giới – Năm phép thực tập chánh niệm – để học hỏi và thực tập. Năm giới gồm có Tôn trọng sự sống; Hạnh phúc đích thực; Tình thương đích thực; Ái ngữ và lắng nghe; Nuôi dưỡng và trị liệu. Năm giới là biểu hiện cụ thể của nếp sống chánh niệm trong mỗi phút giây để có thể chuyển hóa khổ đau và chế tác hạnh phúc, cho chúng ta và cho thế giới.

Văn bản Năm giới có sẵn trên trang nhà Làng Mai: https://langmai.org/ phat-duong/tung-gioi/van-ban-5-gioi- tan-tu/

Chương trình huấn luyện giáo viên theo phong trào Wake Up Schools

Nếu bạn muốn cam kết để được huấn luyện như là một giáo viên theo phong trào Wake Up Schools, bạn không cần phải chờ đợi: bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ. Với cuốn sách này trong tay, bạn đã có những phương pháp thực tập căn bản và những hướng dẫn cụ thể để đem sự thực tập vào trong đời sống của mình và chia sẻ với những người khác.

Có thể bạn cũng muốn được người khác yểm trợ, trong trường hợp này thì những người hướng dẫn trong phong trào Wake Up Schools trên thế giới sẽ tạo cho bạn cơ hội quý giá để học hỏi và thực tập với các vị y chỉ sư. Đây có thể là một cách thức hiệu quả giúp phát triển khía cạnh thực tập chung với cộng đồng, bằng cách kết nối và chia sẻ với các giáo viên có hứng thú trong sự thực tập chánh niệm và đạo đức học ứng dụng. Mạng lưới liên lạc của những người hướng dẫn trong phong trào Wake Up Schools đã lớn mạnh trong vài năm qua. Phần lớn các vị này đã là giáo thọ chính thức trong truyền thống Làng Mai. Về danh sách của những người hướng dẫn trong phong trào Wake Up Schools, có thể tìm những thông tin mới nhất trên trang Wake Up Schools: www. wakeupschools.org/training.

Chương trình các khóa tu, giáo thọ và các nhà tư vấn

Nhiều vị thiền sinh cư sĩ có khả năng tổ chức các khóa tu, hội thảo và những sự kiện khác theo truyền thống Làng Mai. Một số vị có thể đến trường học hay cộng đồng tu tập của bạn với tư cách là người cố vấn và hướng dẫn. Chúng tôi xin liệt kê dưới đây tên của những người sẵn sàng giúp bạn, và nhiều người trong số họ đã đóng góp những chia sẻ, tự thuật của mình cho cuốn sách này. Thành viên Tiếp Hiện là những người đã tham gia vào dòng tu Tiếp Hiện do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập, gồm các vị xuất sĩ và cư sĩ cam kết suốt đời sống chánh niệm theo nền tảng đạo đức chung là Mười Bốn Giới Tiếp Hiện.

Ghi chú: Danh sách này chủ yếu mang tính minh họa hơn là liệt kê một cách bao quát, toàn diện, vì vậy trong danh sách này không kể đến nhiều chương trình xuất sắc được các tăng thân hay cá nhân thiền sinh tổ chức. Danh sách này chỉ cho biết thông tin mà không phải là một sự đề nghị – hiện tại tăng thân Làng Mai không có một quy trình chứng nhận nào cho những người hướng dẫn và tư vấn, tuy nhiên Làng Mai có cấp giấy chứng nhận cho người tham dự trong một vài khóa tu nhất định. Danh sách này sẽ thay đổi qua thời gian; bạn có thể tìm những thông tin được cập nhật hơn ở trang Wake Up Schools: www.wakeupschools.org/teachers.

Ahimsa Trust (Ấn Độ) – Tổ chức Ahimsa đại diện Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tại tiểu lục địa Ấn Độ, với mục đích làm lan tỏa ý thức về hòa bình và thương yêu thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức có cùng mục tiêu và các chương trình trong những lĩnh vực như chánh niệm trong giáo dục, xây dựng cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và phát triển bền vững. Ahimsa tổ chức các cuộc hội thảo và khóa tu cho các nhà giáo với chủ đề Nuôi dưỡng chánh niệm trong lĩnh vực giáo dục, ngày quán niệm hay một buổi tối quán niệm, các buổi giảng và chương trình quyên góp một phần là thông qua các cuộc hành hương “Theo dấu chân Bụt”. Ahimsa đang thành lập một Trung tâm thực tập chánh niệm dưới chân dãy núi Hymalayas. Đứng đầu là hai vị giáo thọ và là thành viên Tiếp Hiện Shantum và Gitanjali Seth: www.ahimsatrust.org.

Escuelas Despiertas (Wake Up Schools) – Tây Ban Nha, hợp tác với Viện nghiên cứu giáo dục (Instituto de Ciencias de la Educación – ICE) thuộc trường đại học Barcelona. Escuelas Despiertas xây dựng một chương trình hoàn toàn áp dụng các phương pháp thực tập chánh niệm theo truyền thống Làng Mai trong giáo dục. Chương trình này do Pilar Aguilera, một thành viên Tiếp Hiện hướng dẫn và cung cấp tín chỉ thông qua Dự án phát triển chuyên môn liên tục (Continuing Professional Development Plan) của Bộ giáo dục Catalonia: www.escuelasdespiertas.org.

Wake Up Schools France (Pháp) là một mạng lưới liên kết khá rộng rãi giữa các thầy cô giáo và thiền sinh nói tiếng Pháp. Những vị này cùng nhau xây dựng tăng thân địa phương, tổ chức các buổi hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm tu học: www.wakeupschools. org/fr.

Vivir Despiertos (Ecuador) gặp mặt hàng tuần ở trường đại học San Francisco de Quito. Giáo sư Andrés Proano Serrano giúp tổ chức buổi họp mặt mỗi tuần này. Họ học hỏi và thực tập thiền ngồi, thiền đi và thiền ăn chung với nhau: www.facebookcom/ vivirdespiertosEcuador.

The Center for Mindfulness and Consciousness Studies – Trung tâm nghiên cứu chánh niệm và tâm thức, tại trường đại học Pittsburgh ở Mỹ. Trung tâm này được thành lập với nguồn cảm hứng từ những lời giảng dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và hiện đang dưới sự hướng dẫn của Tony Silvestre, một thành viên Tiếp Hiện và là giáo thọ theo truyền thống Làng Mai. Trung tâm chào đón các bạn thiền sinh đến từ nhiều truyền thống Phật giáo và những vị thực tập theo liệu pháp MBSR (giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm), ngoài ra còn tổ chức sinh hoạt xung quanh các chủ đề như nghiên cứu khoa học về chánh niệm, đem sự thực tập chánh niệm vào trường học, và phụng sự cộng đồng: www.mindfulnesspitt.org.

Minding your life (MYL – Chăm sóc cuộc đời của bạn) (Mỹ) – được thành lập bởi Richard Brady, một giáo thọ cư sĩ theo truyền thống Làng Mai, thành viên Tiếp Hiện và là chuyên gia tư vấn giáo dục. Richard cũng là thầy giáo dạy toán về hưu của trường Sidwell Friends ở Washington, DC. Ông còn hướng dẫn những khóa tu cho các nhà giáo dục. MYL có một trang web bao gồm những bài viết của ông cũng như những tập san về chánh niệm trong giáo dục: www.mindingyourlife.net.

The Mindfulness Institute – Học viện chánh niệm, tổ chức các chương trình dành cho các nhà chuyên môn, bao gồm các giáo viên, người quản lý, cố vấn nhà trường, các nhà tâm lý, các cộng tác viên xã hội trong lĩnh vực học đường và những thành phần khác từ nhà trẻ cho tới lớp 12 và đại học. Những chương trình này được thiết lập để giúp các nhà giáo dục đem sự thực tập chánh niệm vào đời sống của họ và tìm cách giới thiệu cho học trò của mình sự thực tập chánh niệm một cách đơn giản và dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học. Học viện chánh niệm cũng tập trung nghiên cứu về các vấn đề như làm thế nào để làm việc hiệu quả trong môi trường nhiều áp lực, làm sao để xây dựng và làm lớn mạnh mối quan hệ cộng tác trong công việc: www.floridamindfulness.org/MI.

Larry Ward và Peggy Rowe Ward, người Mỹ, là giáo thọ cư sĩ theo truyền thống Làng Mai và cũng là thành viên Tiếp Hiện. Họ đã yểm trợ hệ thống trường học địa phương bằng cách lồng ghép sự thực tập chánh niệm vào chương trình giảng dạy. Họ tổ chức các khóa tu và hội thảo chuyên đề cho sinh viên, phụ huynh và thầy giáo cô giáo. Peggy đang hoàn tất cuốn sách của cô dành cho các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh với tựa đề Down to earth (Hãy chạm vào thực tế). Có thể liên lạc với họ tại trang web: www. thelotusinstitute.org.

Kaira Jewel Lingo, người Mỹ, là một giáo thọ cư sĩ, thành viên Tiếp Hiện và là nhà giáo dục về chánh niệm. Cô thường hướng dẫn khóa tu và cống hiến những chương trình thực tập chánh niệm cho nhà giáo, phụ huynh và sinh viên, tất cả đều kết nối với chương trình Wake Up Schools ở Mỹ và châu Âu. Là một vị giáo thọ da màu, cô cũng cống hiến các khóa tu dành cho người da màu, nghệ sĩ và các nhà hoạt động xã hội và chú tâm vào cách ứng xử có chánh niệm trước vấn đề biến đổi khí hậu. Cô sống ở Washington, DC: www.kairajewel.com.

Michael Ciborski và Fern Dorresteyn (người Mỹ). Hai vị đều là thành viên của Tiếp Hiện và cũng là giáo thọ theo truyền thống Làng Mai. Họ thành lập Trung tâm/Cộng đồng thực tập chánh niệm MorningSun ở New Hampshire. Ở đó họ tổ chức các ngày quán niệm và khóa tu. Họ cũng tổ chức những sinh hoạt cho phụ huynh và gia đình trong các trường học địa phương:

www.morningsuncommunity.org.

Michael Schwammberger (người Tây Ban Nha và Anh) là một vị giáo thọ cư sĩ và là thành viên Tiếp Hiện. Ông hướng dẫn và hợp tác hướng dẫn các khóa tu theo truyền thống Làng Mai ở châu Âu, bao gồm khóa tu gia đình và các khóa tu dành cho thầy cô giáo trong chương trình Wake Up Schools. Ông cũng thường đến các trường học để chia sẻ những lời dạy và các phương pháp thực tập của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho trẻ em: michaelms@tutanota.com.

Valerie Brown là một vị Tiếp Hiện từ năm 2003, người hướng dẫn khóa tu quốc tế, chuyên gia tư vấn giáo dục, huấn luyện viên về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của nhiều cuốn sách về chánh niệm và là người sáng lập của Lead Smart Coaching, giúp các nhà giáo dục áp dụng và đem chánh niệm vào đời sống hàng ngày. Cô cũng là thành viên của Hiệp hội Giáo hữu (còn được gọi là Quakers), là giáo viên được chứng nhận dạy yoga Kundalini và là người có kinh nghiệm thực tập chánh niệm. Cô làm việc một cách toàn diện với ban lãnh đạo nhà trường để giúp đem sự thực tập chánh niệm vào công tác điều hành của nhà trường: www. leadsmartcoaching.com.

Joe Reilly (người Mỹ) là thành viên Tiếp Hiện, ca sĩ, nhạc sĩ kiêm sáng tác, và là nhà giáo dục. Như những gì được đăng trên trang web của ông: ông “sáng tác bài hát từ trái tim của mình”. Những bài ca của Joe luôn khôi hài, thông minh, vui vẻ, gần gũi với cuộc sống và luôn nói lên những điều đầy ý nghĩa. Điều cốt lõi trong thông điệp của ông là hãy chữa lành và hàn gắn mối liên hệ của chúng ta với tự thân, với những người xung quanh và với trái đất”: www.joereilly.org.

Besty Rose (người Mỹ) là ca sĩ, nhạc sĩ, nhà hoạt động cho hòa bình, và cũng là nhà giáo dục chuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, các chương trình tập huấn trong trường học. Ngoài ra, cô còn thuyết trình và có những bài diễn thuyết chính tại các hội thảo. Cô cũng là nguồn cảm hứng âm nhạc cho các nhóm thực tập tâm linh và tranh đấu cho cho công bằng xã hội. Chương trình âm nhạc dành cho trẻ em và các nhà giáo dục của cô chú trọng tới các chủ đề như bảo hộ trái đất, giải quyết xung đột, sự đa dạng và sự thực tập chánh niệm. Dành cho những ai quan tâm đến đời sống của trẻ em: www.mindfulsongs.org. Chương trình và âm nhạc của Betsy dành cho các nhà hoạt động vì hòa bình, phụ nữ và tất cả những người hoạt động cho một thế giới công bằng và bền vững: www.betsyrosemusic.org.

Terry Cortes-Vega (người Mỹ) là một thành viên Tiếp Hiện và giáo thọ cư sĩ, sáng lập ra Master School, một chương trình trại hè không mang tính chất tôn giáo lấy cảm hứng từ những pháp môn thực tập của Làng Mai, những thực tập này yểm trợ cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Đây là trại hè quản lý theo kiểu gia đình và hiện nay đang là năm thứ 35: www. masterschoolkids.com.

Meena Srinivasan (người Mỹ) là người điều hành chương trình cho văn phòng Học hỏi về các kỹ năng cảm xúc – xã hội (social and emotional learning – SEL) của trường Oakland Unified School District ở California. Là một thành viên Tiếp Hiện, cô áp dụng những pháp môn thực tập Làng Mai vào công việc của mình khi làm việc với các giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Meena đã mở một khóa học trực tuyến bốn tuần về sự thực tập chánh niệm và học hỏi về các kỹ năng cảm xúc – xã hội dựa trên cuốn sách của cô Dạy, Thở, Học – Teach, Breathe, Learn: www.meenasrinivasan. com. Meena và chồng của cô, Chihiro Wimbush, cũng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận – A Lens Inside, thấu kính bên trong – nhằm phát triển các phương tiện truyền thông và phim ảnh có chánh niệm, hỗ trợ xây dựng các chương trình giáo dục về SEL bằng cách khai thác những vấn đề đang xảy ra trong xã hội: www.alensinside.org.

Julie Berentsen (người Anh) tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề và các lớp học liên tục. Cô làm việc với người trẻ (học sinh từ tiểu học đến trung học) lẫn phụ huynh, nhân viên và cộng đồng: www. weareinsideout.com.

Tineke Spruytenberg và Claude Acker (người Hà Lan), cả hai đều là thành viên Tiếp Hiện. Họ đã thành lập một chương trình giáo dục cung cấp các khóa học sáu tuần và không ngừng yểm trợ cho các nhà giáo, đội ngũ nhà trường, hội đồng quản lý nhà trường và những thành phần khác cùng làm việc trong ngành giáo dục: www. HappyTeachers.nu.

Dzung X. Vo (người Canada) là một thành viên Tiếp Hiện. Anh đã phát triển một phương pháp trị liệu không mang tính tôn giáo dựa trên sự thực tập chánh niệm dành cho các em tuổi thiếu niên. Phương pháp này lấy cảm hứng từ Làng Mai cũng như từ các liệu pháp MBSR, MBSR-T, MBCT và những phương pháp trị liệu khác dựa trên chánh niệm. Trang web dưới đây bao gồm những video miễn phí về sự thực tập chánh niệm, các bài thiền tập có hướng dẫn tải xuống được, trang viết cá nhân trực tuyến – blog, và những trích đoạn từ cuốn sách của anh The Mindful Teen, Thiếu niên chánh niệm: www.mindfulnessforteens.com.

Katherine Weare (người Anh) là một giáo sư, một học giả đồng thời là một nhà nghiên cứu và giảng dạy chánh niệm, nhà văn và cũng là nhà diễn thuyết trước công chúng. Cô làm việc khắp nơi trên thế giới trong những lĩnh vực có liên quan đến các phương pháp thực tập chánh niệm áp dụng cho người lớn và người trẻ, bao gồm những pháp môn thực tập Làng Mai, MBSR và chương trình chánh niệm trong trường học – Mindfulness in Schools. Cô là đồng tác giả của cuốn sách này và là tác giả của nhiều tác phẩm khác về sự thực tập chánh niệm, nghiên cứu về cảm xúc và xã hội, sức khỏe tinh thần và về tình trạng lành mạnh của thân tâm. Có thể liên lạc với cô ở skw@ soton.ac.uk.

Marianne Claveau (người Pháp) làm việc với cơ quan tư vấn về phát triển bền vững OR2D và trường đại học Clermont Ferrand chuyên về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu của cô tập trung vào đề tài chánh niệm giúp ích như thế nào trong việc phát triển các kỹ năng giáo dục thiết yếu về phát triển bền vững, cũng như làm thế nào để chánh niệm hỗ trợ cho sự sáng tạo và đổi mới trong giảng dạy. Cô tổ chức những buổi hội thảo và các lớp học liên tục cho đội ngũ nhà trường, các nhà nghiên cứu đại học và sinh viên: marianne.claveau@orange.fr.

Elli Weisbaum (người Canada) là một thành viên Tiếp Hiện và người giảng dạy về chánh niệm. Cô là một giáo viên của trường đại học Toronto, dạy về chương trình Thiền chánh niệm ứng dụng có cấp chứng chỉ. Cô tổ chức những buổi hội thảo giới thiệu về phương pháp chánh niệm ngay trong trường, hướng dẫn ngày quán niệm cũng như tham gia các nghiên cứu và diễn thuyết công cộng: www. elliweisbaum.com.

Stillness Revolution, cuộc cách mạng tĩnh lặng (Đan Mạch) – được Nikolaj và Didde Flor Rotne thành lập, cả hai là đồng tác giả của cuốn sách Everybody Present, Mọi người có mặt. Bằng cả hai cách hoặc trực tuyến hoặc gặp mặt trực tiếp, họ hiến tặng các chương trình huấn luyện, tham vấn và hướng dẫn: http://stillnessrevolution.com.

Youth Mindfulness, chánh niệm cho người trẻ (Anh) – được Michael Bready thành lập. Youth Mindfulness cung cấp các kế hoạch huấn luyện cho giáo viên trong chương trình giảng dạy, cho học sinh sơ cấp đến các bậc giáo dục cao hơn và những người trẻ bị tổn thương. Youth Mindfulness lấy cảm hứng từ Làng Mai, liệu pháp tâm lý học tích cực, MBSR và những phương pháp trị liệu khác dựa trên chánh niệm. Youth Mindfulness cũng cung cấp chương trình đào tạo một năm chuyên sâu cho các giáo viên giảng dạy về chánh niệm và một khóa học tám tuần dành cho người lớn: http://youthmindfulness.org.

The Dharma Primary School, trường tiểu học chánh niệm (Anh) đã có quan hệ lâu năm với Làng Mai. Ngôi trường nhỏ này áp dụng thực tập chánh niệm cho toàn trường. Các thầy cô giáo ở đây tổ chức các buổi hội thảo về chánh niệm cho trẻ em và chương trình sinh hoạt chánh niệm có tên ‘buổi sáng mở rộng’ (Open Mornings) ba lần trong năm: www.dharmaschool.co.uk.


[1] Đã được Thái Hà Books xuất bản tại Việt Nam với tên Yêu sự căng thẳng, thương nỗi muộn phiền.