Thử tìm dấu chân trên cát

Xóm mới

sáng hôm nay hộp diêm của tôi hết rồi

bếp lạnh như trời cuối thu ướt lạnh

tác phẩm dở dang còn đó

i sang nhà láng giềng xin lửa

(hi bé chúng ta thường hai đứa chạy xin)

em hỏi tôi sẽ làm sao nếu nhà láng giềng không còn lửa

cng tôi sẽ họp hai người hát ca

nhớ lời em dặn ‘là những bông hoa’

cng tôi sẽ cầm đuốc đi bên nhau hướng về Xóm Mới

em cũng cứ hát ca đi, trong khi chờ đợi,

thế nào trong xóm ta cũng có nhà còn lửa

thôi tôi xin mọi người đưa tay nói thực: có phải tt cả chúng ta đang tin ở điều đó như đang tin hôm nay ở hiện hữu nhiệm mầu?

i biết có những nhà nghèo, nhưng trấu hồng ngún cháy ngày đêm trong bếp hồng âm ỉ

tôi sẽ nhớ lời em không quấy động bếp lành

một nắm rơm đặt vào

đợi khói tỏa mầu xanh,

em nhìn xem: chỉ một hơi thở nhẹ của hồn tôi thôi

ng đủ gọi về lửa đỏ.

anh về, người lữ khách hôm nay thấy lòng ấm áp

một buổi chiều nhìn khói lam ấp ủ mái tranh thơ

về xóm mới chúng tôi đi! Tất cả vẫn mong chờ

em tôi vẫn còn trông nom chút lửa hồng bếp cũ

mái chèo xuôi nước sông

thuyền về không do dự

sao đêm an lành thuyền anh đi mãi

nhìn bóng chiều sa không ngại

v ì biết tình thương hôm nay còn đủ sưởi ấm ngày mai.

bếp tôi ấm rồi, mời anh về với chúng tôi thôi

công phu của ai ngàn năm bắc một nhịp cầu nối liền xa cách

tác phẩm còn tươi nét mực

lấy giọng trong lành, em tôi sẽ đọc lên cho chúng mình nghe, bên tiếng nổ tí tách của những cành lửa reo vui.

 

Hồi này Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội chưa được chính thức thành lập, nhưng giới trẻ đi về thực tập tại các làng Cầu Kinh và Thảo Điền đã nhiều. Bài này, nếu tôi không lầm, đã được viết để ca ngợi niềm tin của những người trẻ tuổi. Bài này đăng trên báo Hải Triều Âm số 2 ngày 30 tháng 4 năm 1964.