Thử tìm dấu chân trên cát

Tôi sẽ xin rằng tất cả

nếu hỏi rằng “người muốn bao nhiêu”

tôi sẽ xin rằng “tất cả”

i tham lam hơn ngày xưa, tham lam tột độ,

cả ngài, cả tôi

cả người thiên hạ

xuôi về, sáng hôm nay, trong duy nhất nhiệm mầu.

ôi những mảnh rời nhau, khổ đau.

tách rời ngoài đại thế!

đã từ lâu, ngàn vạn đời,

cng tôi tự tìm, sờ soạng, trong ngục tù giả trá an vui

sáng hôm nay em tôi trở về quỳ dưới Phật đài

mắt đầm đìa lệ,

ôi những linh hồn đi tìm bến đỗ

(hình bóng của tôi xưa

phiêu lưu ngàn năm, một hôm sầu khổ,

khao khát bến bờ)

hãy để yên cho em quỳ lâu trên điện Phật

cho lệ em thầm lặng chảy

cho lệ em mặc sức tràn trề

y để yên cho quỳ lâu thêm nữa

đủ thì giờ cho lệ em khô ráo

bởi vì người ơi, một sáng mai kia,

tôi sẽ đến châm lửa vào túp lều nho nhỏ của em

ở ven đồi

p lều duy nhất còn lại của đời em

cho lửa cháy lên cao

cho tan hoang tất cả

cho chỗ nương tựa cuối cùng tan rã

ng như chiếc bè, trên đại dương, tan rã

để vỏ cứng hồn em, trong hỗn độn nhiệm mầu,

sẽ vỡ toang, tràn trề ánh sáng!

i sẽ gặp em, bên ánh lửa hồng cháy rực của túp lều

nước mắt sung sướng chan hòa

tôi nhìn em

và khi cầm tay em, tôi hỏi rằng: “em muốn bao nhiêu”

tt nhiên em sẽ cười và sẽ xin rằng “tất cả”.

Bài thơ này được in lần đầu trong tạp chí Phật giáo Việt Nam (số 13, rằm tháng 8 Đinh Dậu, 1956), cơ quan ngôn luận chính thức của Tổng hội Phật giáo Việt Nam do hòa thượng Huệ Quang làm chủ nhiệm và Thầy làm chủ bút. Trong Phật giáo Việt Nam (số 16 rằm tháng 11 Đinh Dậu, 1956) có một bài ký tên Thiều Chi đàm luận về bài thơ này. Xin mạn phép trích ra đây một đoạn:

“Chúng ta từ lúc sinh ra, ai nấy cũng đều mang theo một thứ trực giác sai lầm (nhà Phật gọi là tợ hiện tượng): đó là trực giác ngã chấp. Chúng ta tự tách riêng ra khỏi đại thể bao la, tự xem mình là một cá thể biệt lập, một cái Ta trường cửu bất biến. Thứ trực giác sai lầm ấy là nguyên nhân cho tất cả những tham vọng, ích kỷ và khổ đau. Đã có một cái Ta biệt lập (ngã) cố nhiên cũng phải có những vật sở thuộc của cái Ta ấy (phi ngã). Thế là đã có một ranh giới phân biệt cái này và cái kia, ta và người. Ta tham cầu, là tham cầu cho cái Ta nhỏ bé. Ta vui buồn, thương, ghét cũng là vì cái Ta nhỏ bé. Ta khổ đau cũng vì cái Ta nhỏ bé. Nếu nhận thức được (một cách thực nghiệm) rằng cái Ta nhỏ bé chỉ là giả ảnh, ta sẽ thể nhập vào cái Ta rộng lớn tức là cái đại thể.

nếu hỏi rằng “người muốn bao nhiêu”

tôi sẽ xin rằng “tất cả”.

Đó là lối diễn tả. Nếu không muốn “tất cả”, tức là đã muốn một phần. Mà muốn một phần, tức là còn chấp có Ta và những cái thuộc về Ta, nghĩa là còn phân biệt những ranh giới ảo vọng. “Xin rằng ‘tất cả’” có nghĩa là nhận thấy mối liên lạc mật thiết giữa mình và muôn loài, hơn nữa là nhận thấy vạn vật là những hiện tượng diệu dụng cùng chung bản thể nhiệm mầu:

tôi tham lam hơn ngày xưa, tham lam tột độ,

cả ngài, cả tôi, cả người thiên hạ,

núi sông, cây cỏ,

xuôi về sáng hôm nay, trong duy nhất nhiệm mầu.

“Tham lam” ở đây không còn có nghĩa là tham lam nữa. Bởi vì trong đại thể duy nhất làm gì còn có Ta và cái phụ thuộc vào Ta để mà tham lam. Cực độ của sự tham lam chính lại là sự chấm dứt của tham lam vậy. Tất cả đều là cái Ta rộng lớn thì ngoài ra còn có gì nữa mà để tham lam? Cái tiểu ngã đã về hợp nhất với đại ngã. Nếu chưa trở về thì vẫn còn là những mảnh riêng biệt, khổ đau:

ôi những mảnh rời nhau, khổ đau

tách ra ngoài đại thể!

đã từ lâu, ngàn vạn đời

chúng tôi tự tìm, sờ soạng, trong ngục tù giả trá an vui

Có phải cháu đã thắc mắc nhiều về những tiếng “ngục tù giả trá an vui” không? Cháu nên nhớ rằng chúng ta, bất cứ là ai, bao giờ cũng muốn có một chỗ nương tựa, về tinh thần cũng như về vật chất. Về tinh thần, chúng ta mong muốn có một tình yêu bền chặt, một uy thế, một cái danh. Nhưng tất cả đều phờ phỉnh, đều vô thường, đều phản bội ta. Chính chỗ nương tựa cuối cùng của bao nhiêu người sự nương tựa vào một đấng Tạo Hóa cũng lại là mong manh, dễ đổ. V ì sao? V ì tất cả đều được xây dựng trên tư dục, trên ước mong. Về vật chất, ta lại càng thấy rõ. Tiền tài, sắc đẹp, là những thứ không thể nương tựa. Tất cả đều là những vô thường, phờ phỉnh, dối gạt. Ta nương tựa trên nó (nghĩa là nương tựa ngay trên dục vọng của chính ta) thì có ngày ta sẽ khổ đau, vì tất cả những thứ mà ta dựa nương đó, dù là tinh thần hay vật chất, đều là những thứ phải có ngày tan vỡ.

Bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, chúng ta đã đi tìm một chỗ nương tựa cho bản thân ta. Bao nhiêu lần chỗ nương tựa tan rã là bấy nhiêu lần ta khổ đau sầu hận. Chỉ vì một nguyên nhân duy nhất: đó là vọng chấp hữu ngã. Ta đã đi tìm toàn những chỗ nương tựa giả trá phờ phỉnh và tưởng rằng đó là những chỗ an vui của ta. Cứ như thế, ta loanh quanh luẩn quẩn mải với cuộc đời tư dục, không thoát ra ngoài được. Đó là một chốn ngục tù: ngục tù của dục giới. Lại cũng là ngục tù của bản ngã: cái vỏ cứng mà ta tự bọc mình vào chính là cái vỏ tự ngã ngăn cách ta với thế giới đại thể. Bao giờ ta thoát được vỏ cứng ấy, bao giờ ta không còn tìm những chỗ nương tựa an vui giả trá nữa, ta sẽ hòa mình vào với đại thể bao la.

sáng hôm nay, em tôi trở về quỳ dưới Phật đài

mắt đầm đìa lệ.

ôi một linh hồn đi tìm bến đỗ

(nhìn bóng của tôi xưa

phiêu lưu ngàn năm, một hôm sầu khổ,

khao khát bến bờ)

Hình ảnh của “người em” tức là hình ảnh của một con người đã bao nhiêu phen khổ đau vì cuộc thế vô thường. Đó là một con người, như muôn triệu con người khác, đã buồn đau sau bao nhiêu cuộc biến thiên, đã luống công tìm một nơi nương tựa lâu dài. Tất cả những nơi nương tựa căn cứ trên dục vọng mê lầm đều đã theo luật vô thường tan rã. Trong sự khổ đau vô biên của tâm hồn, con người chỉ biết quay về tìm sự an ủi vỗ về của tín ngưỡng. Hình bóng của một con người mắt đầm đìa lệ trở về quỳ dưới Phật đài, cũng là hình bóng của một chiếc thuyền rã rời đi tìm bến đỗ. Đó cũng có thể là hình bóng của chính chúng ta, và của tác giả ngày xưa:

hình bóng của tôi xưa

phiêu lưu ngàn năm, một hôm sầu khổ,

khao khát bến bờ!

Chúng ta hãy để yên cho người ta khóc! Nước mắt sẽ làm dịu bớt nỗi khổ trong lòng. Tín ngưỡng, tuy chưa phải là yếu tố tối hậu của giải thoát, nhưng là một thứ thuốc nhiệm mầu làm dịu bớt khổ đau:

y để yên cho em quỳ lâu rất lâu

trên Phật điện.

cho lệ em thầm lặng, cho lệ em mặtc sức tràn trề.

cứ để yên cho quỳ lâu thêm nữa

đủ thì giờ cho lệ em khô ráo.

Biết bao nhiêu người đã tìm được sự an tĩnh của tâm hồn trong tín ngưỡng. Nhưng dù sao, tín ngưỡng vẫn là một phương tiện. Ở những tôn giáo thần truyền, tín ngưỡng đóng vai trò giải phóng con người. Ở đạo Phật, tín ngưỡng chỉ là tín ngưỡng. Tín ngưỡng cần thiết cho mọi chúng ta, những con người yếu đuối. Tín ngưỡng để bớt khổ đau, để chữa lành những vết thương tâm hồn mà ta đã mang lấy từ muôn ngàn kiếp khổ. Nhưng một ngày kia ta sẽ lành mạnh. Và có thể ta lại nối kiếp phiêu lãng tử sinh.

Nếu đã nhận thức được cái khổ của cuộc sống bồng bềnh phiêu dạt, ta sẽ không còn muốn trở về với kiếp đau khổ luân hồi. Ta sẽ tìm đường giải thoát. Nhưng giải thoát không phải chỉ là tìm kiếm sự an tĩnh của tâm hồn trong tín ngưỡng. Không, nếu tín ngưỡng là một phương tiện thì mãi mãi nó vẫn là một phương tiện. Không thể để cho người ta an tâm trú ẩn trong túp lều phương tiện đó:

bởi vì, người ơi, một sáng mai kia

tôi sẽ đến châm lửa vào túp lều nho nhỏ của em

ở ven đồi

p lều duy nhất còn lại của đời em.

Đấy, bao nhiêu kiếp khổ đau, rốt cuộc người ta đã rời bỏ tất cả những nơi nương tựa phỉnh phờ; chỗ nương tựa cuối cùng chỉ là một túp lều tín ngưỡng. Nhưng không lẽ để người ta an trú mãi trong túp lều nghèo khổ và tiêu cực đó. Cuộc đời đại ngã, không khổ đau, không ước vọng. Thời gian ẩn náu trong túp lều tín ngưỡng đã giúp người lành mạnh. Người đã đủ sức trở về. Chỉ cần một biến động cuối cùng, một sự khai ngộ để đưa người về cuộc sống. Túp lều sáng nay đã cháy và chỗ nương tựa cuối cùng tan rã.

cho lửa cháy lên cao

cho tan hoang tất cả,

cho chỗ nương tựa cuối cùng tan rã,   

ng như chiếc bè trong đại dương tan rã.

để vỏ cứng của hồn em, trong hỗn độn nhiệm mầu

sẽ vỡ toang. Tràn trề ánh sáng.

Nếu cháu có đọc những sách thiền học, cháu sẽ thấy lối khai thị nhiệm mầu của các vị tổ sư khi truyền tâm ấn. Còn gì hoảng hốt cho bằng khi thấy chiếc bè chở mình tan rã giữa đại dương? Còn gì khổ đau bằng khi chỗ nương tựa cuối cùng của mình tan rã? Sự hỗn độn ấy gây nên một trạng thái khủng hoảng. Ở đây không phải là một sự khủng hoảng thất bại mà là một sự khủng hoảng trưởng thành, một sự khủng hoảng vỡ da (crise de croissance), một sự thoát hình. Sự hỗn độn ở đây, vì vậy, là một sự hỗn độn nhiệm mầu. Và chính trong sự ấy, vỏ cứng của bản ngã tan vỡ.

Dấu chấm sau chữ “toang” diễn tả sự đột biến một cách rõ rệt. Tiếp ngay đó là một kết quả rực rỡ tràn trề ánh sáng.

Bây giờ đây là một cảnh tượng đẹp đẽ, oai hùng và cảm động, cảnh tượng của thành công:

i sẽ đợi em, bên ánh lửa hồng cháy rực của túp lều,

nước mắt sung sướng chan hòa,

tôi nhìn em

Những con người vừa được cởi mở bỗng nhiên đẹp hẳn lên bên ánh lửa hồng rực rỡ của chiếc lều bừng cháy. Hình ảnh tàn tích của bao nhiêu kiếp sống vô minh như đang bị thiêu đốt tan tành theo túp lều tranh cùng với những mảnh vỏ vỡ toang của bản ngã. Nước mắt ở đây không còn là thứ nước mắt sầu đau. Cái nhìn ở đây không còn có lời gì mô tả. Còn nói năng gì được trong cảnh tượng hùng vĩ của giờ giải phóng. Cái nhìn ở đây cô đọng và mênh mang, chứa đầy những ý nghĩa mà ngàn vạn lời nói đi nữa cũng không thể nào diễn tả cho được:

nước mắt sung sướng chan hòa,

tôi nhìn em

Đến đây, ta trở về với ý tưởng đoạn đầu, ý tưởng của sự trực nhận đại ngã:

và khi cầm tay em, tôi hỏi rằng: “em muốn bao nhiêu”

tất nhiên em sẽ cười mà xin rằng “tất cả”.

Lẽ đương nhiên như thế; con người đã trở về với đại ngã, làm gì còn có ý tưởng phân biệt ra những biên giới mê mờ”.