Từ điển Làng Mai – A


A Joyful Path
A Joyful Path (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh do quý thầy, quý sư cô và các đạo hữu của Làng Mai biên soạn. Nhà Parallax xuất bản năm 1994 tại Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Đạo Tràng Mai Thôn.

A Lifetime Of PeaceA Lifetime Of Peace (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh gồm nhiều tác giả trong đó sưu tập nhiều bài từ nhiều sách khác nhau của Thầy Làng Mai. Nhà xuất bản Marlowe & Company ấn hành lần thứ nhất năm 2003 tại Hoa Kỳ.

A Pebble for Your Pocket A Pebble for Your Pocket (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh của Thầy Làng Mai do nhà Parallax xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Thuộc tủ sách dành cho trẻ em.

A Taste of EarthA Taste of Earth (sách) Một cuốn sách bằng tiếng Anh dịch từ nguyên tác tiếng Việt Hương vị của Đất của Thầy Làng Mai, gồm 15 truyền thuyết của đất nước Việt Nam thuở sơ khai. Nhà xuất bản Parallax ấn hành năm 2007 tại Hoa Kỳ.

Ai là người niệm Phật (thuật ngữ) Một thoại đầu nổi tiếng giúp cho những hành giả tịnh độ thực tập thiền quán. Ta thường có cảm tưởng là ta đã biết Bụt là ai rồi, chỉ còn có một vấn đề là ta chưa biết ta là ai. Ta đang là người niệm Bụt. Thoại đầu này là một lời mời mọc các hành giả tịnh độ trở về quán chiếu bản thân để tìm cho ra mặt mũi đích thực (bản lai diện mục) của mình. Thầy Làng Mai thường cảnh báo rằng nếu mình nghĩ mình đã biết Bụt là ai rồi, thì mình lầm. Sự thực là mình chưa biết mình là ai, mà mình cũng chưa thật sự biết Bụt là ai. Bụt có thể mới chỉ là một ý niệm mình có trong đầu về Bụt mà chưa phải là Bụt tự thân. Trong một buổi pháp thoại nói tại trường Đại Học Đông Quốc ở Hán Thành, Thầy Làng Mai có nói một câu làm cho vị thông dịch bối rối không thông dịch được, đó là câu: Nếu anh nghĩ rằng anh đã biết Bụt là ai thì anh lầm rồi (if you think you know who the Buddha is, you are wrong). Câu nói này cũng là một thoại đầu.

Ái ngữ (phéptu) Một trong những phương pháp thực tập quan trọng của Làng Mai, xuất phát từ sự thực tập chánh ngữ trong truyền thống đạo Bụt và thực tập giới thứ tư trong năm giới. Ái ngữ là lời nói hòa ái, không có tính cách chua chát, giận hờn, lên án, buộc tội, có mục đích giúp người hiểu được ta, giúp người kia tự hiểu được họ và tự điều chỉnh những tri giác sai lầm của họ mà không làm cho người kia chạm tự ái, buồn giận và khổ đau. Tiếng Anh có thể dịch là loving speech.

Ái Ngữ Lắng Nghe (bài tụng, phép tu)
1. Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Đây là một trong những bài tụng mới nên không có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn nhưng đã được bổ sung trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2010.
2. Xem Ái ngữ. Lắng nghe (đế thính) là đem hết tâm tư mà nghe, có khả năng giúp cho người kia nói ra được những niềm đau nỗi khổ, những khó khăn tuyệt vọng của người ấy, giúp người kia cảm thấy vơi nhẹ trong lòng, bớt khổ, là một sự thực tập nuôi dưỡng từ bi, cho nên cũng gọi là bi thính. Tiếng Anh là deep listening và compassionate listening.

Am Mây Ngủ
(sách) Một cuốn sách (truyện ngoại sử) của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối Paris ấn hành năm 1982, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được tái bản nhiều lần. Bản dịch tiếng Anh tựa đề Hermitage Among the Clouds do Nhà Parallax ấn hành. Đây là cuốn sách kể về công chúa Huyền Trân từ khi còn tấm bé cho đến lúc lớn lên, về làm hoàng hậu của vua Chàm, và khi vua Chàm mất, được tướng Trần Khắc Chung vâng lệnh vua Anh Tông tìm cách cứu về để khỏi bị lên giàn hỏa với vua Chàm. Sau khi về nước, công chúa đã lên hầu thăm phụ vương là vua Trần Nhân Tông lúc ấy đã xuất gia hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ trên núi Yên Tử. Cuộc gặp gỡ trên núi của hai cha con rất cảm động. Sau khi Trúc Lâm Đại Sĩ thị tịch, công chúa đã được Thiền Sư Bảo Phác cho xuất gia, và một thời gian sau đó nữa đã về tu trên chùa Côn Sơn. Sách tuy nói về công chúa Huyền Trân nhưng thật ra đã nói rất nhiều về Trúc Lâm Đại Sĩ với phong độ và đạo đức của Ngài.

An Bình (Trăng An Bình) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Thái Lan, sinh năm 1974, thọ giới Sa Di Ni ngày 14 tháng 12 năm 2017 (43 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Diligent Energy of the Heart, pháp tự Chân Trăng An Bình. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bạch Dương. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 10 năm 2021 trong đại giới đàn Qua Bờ tổ chức tại tu viện Lộc Uyển. Là đệ tử thứ 1037 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Bình thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Chiếu (Trăng An Chiếu) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1998, thọ giới Sa Di Ni ngày 14 tháng 12 năm 2016 (18 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Tâm Diệu Trâm, pháp tự Chân Trăng An Chiếu. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Mai Vàng. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 2 năm 2023 trong đại giới đàn Trừng Quang. Là đệ tử thứ 1006 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Chiếu thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Cư (Trăng An Cư) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Thái Lan, sinh năm 1983, thọ giới Sa Di Ni ngày 14 tháng 12 năm 2017 (34 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Jitra Karidtha, pháp tự Chân Trăng An Cư. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bạch Dương. Là đệ tử thứ 1039 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Cư thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Hiện không sinh hoạt trong tăng thân xuất sĩ Làng Mai.

An Dưỡng (Trời An Dưỡng) (tên gọi) Một vị xuất gia nam của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1991, thọ giới Sa Di ngày 27 tháng 1 năm 2022 (31 tuổi) tại Tổ đình Từ Hiếu, pháp danh Tâm Quy Kính, pháp tự Chân Trời An Dưỡng. Sư chú thuộc gia đình xuất gia Cây Mimosa. Là đệ tử thứ 1190 của Thầy Làng Mai, sư chú Trời An Dưỡng thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Dưỡng Trùng Quang (điện đường) Tổ đường của tổ đình Từ Hiếu.

An Định (Trời An Định) (tên gọi) Một vị xuất gia nam của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1993, thọ giới Sa Di ngày 2 tháng 8 năm 2015 (22 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Tâm Thái Bảo, pháp tự Chân Trời An Định. Thầy thuộc gia đình xuất gia Cây Sala. Thọ giới lớn ngày 22 tháng 2 năm 2019 tại Tu viện Vườn Ươm trong đại giới đàn Bây Giờ Ở Đây. Là đệ tử thứ 915 của Thầy Làng Mai, thầy Trời An Định thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Hạnh (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1993, thọ giới Sa Di Ni ngày 23 tháng 1 năm 2024 (29 tuổi), pháp danh Nguyên Tâm Diệu Huyền, pháp tự Chân An Hạnh. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bàng, là đệ tử thứ 59 của thế hệ thứ ba Tăng thân xuất sĩ Làng Mai. Sư cô An Hạnh thuộc thế hệ thứ 44 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 10 của phái Liễu Quán.

An Hòa (Trăng An Hòa) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 2001, thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 12 năm 2014 (13 tuổi), pháp danh Tâm Tuệ Viên, pháp tự Chân Trăng An Hòa. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sồi Đỏ. Là đệ tử thứ 910 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Hòa thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Hiện không còn thuộc tăng thân xuất sĩ Làng Mai.

An Lạc (tên gọi)
1. (Trời An Lạc) Một vị giáo  thọ xuất gia nam của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1982, thọ giới Sa Di ngày 27 tháng 5 năm 2010 (28 tuổi), pháp danh Tâm Phương Lâm, pháp tự Chân Trời An Lạc. Thầy thuộc gia đình Cây Sen Xanh. Thọ giới lớn ngày 24 tháng 5 năm 2014 tại Tu viện Vườn Ươm trong đại giới đàn Cam Lộ Vị. Nhận truyền đăng năm 2021 trong đại giới đàn Qua Bờ với bài kệ truyền đăng:
Mây tan sấm lặng thấy chân trời
Ra vào an lạc chốn thảnh thơi
Thương yêu nuôi lớn thời thơ ấu
Thở cười sâu lắng mới tinh khôi.
Là đệ tử thứ 674 của Thầy Làng Mai, thầy Trời An Lạc thuộc thế hệ thứ 43 tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
2. (Trăng An Lạc) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1997, thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 12 năm 2014 (17 tuổi), pháp danh Tâm Trung Hiền, pháp tự Chân Trăng An Lạc. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sồi Đỏ. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 10 năm 2021 trong đại giới đàn Qua Bờ tổ chức tại tu viện Lộc Uyển. Là đệ tử thứ 903 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Lạc thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Lạc Từng Bước Chân (sách) Một cuốn sách dịch từ nguyên bản tiếng Anh Peace Is Every Step của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành lần đầu năm 1995. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên bản tiếng Anh do nhà Parallax ấn hành.

An Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Hoa Kỳ, sinh năm 1956, tập sự xuất gia năm 2006 (50 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (52 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Embracing Light of the Heart, pháp tự Chân An Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Thọ giới lớn ngày 27 tháng 2 năm 2012 trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ tại Làng Mai. Nhận truyền đăng tại làng Mai Pháp vào ngày 19 tháng 7 năm 2017 với bài kệ truyền đăng:
Tiếng Anh:
A cool, refreshing breeze of peace
Adorns the ocean of insight.

You let long years of striving cease
And gently lay the burden down.

Tiếng Việt (trích trong bài thơ truyền đăng):
… Thầy bệnh, không nói năng
Mắt nhìn con đăm đăm
An nhiên và tự tại
Trang nghiêm con vâng lời …

Là đệ tử thứ 548 của Thầy Làng Mai. Sư cô An Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Hiện đang không sinh hoạt với tăng thân Làng Mai.

An Nhiên (Trăng An Nhiên) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Trung Quốc, sinh năm 1990, thọ giới Sa Di Ni ngày 14 tháng 12 năm 2017 (23 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Completely Drilling of the Heart, pháp tự Chân Trăng An Nhiên. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bạch Dương. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 10 năm 2021 trong đại giới đàn Qua Bờ tổ chức tại tu viện Lộc Uyển. Là đệ tử thứ 1044 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Nhiên thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Niệm (Trăng An Niệm) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2017 (30 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 16 tháng 12 năm 2018 tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Tâm Tường Ân, pháp tự Chân Trăng An Niệm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sơn Trà. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 2 năm 2023 trong đại giới đàn Trừng Quang. Là đệ tử thứ 1093 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Niệm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Tâm (Trăng An Tâm) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Thái Lan, sinh năm 1978, thọ giới Sa Di Ni ngày 14 tháng 12 năm 2017 (39 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Compassionate Moon of the Heart, pháp tự Chân Trăng An Tâm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bạch Dương. Là đệ tử thứ 1038 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Tâm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Hiện không còn thuộc tăng thân xuất sĩ Làng Mai.

An Trú (Trời An Trú) (tên gọi) Một vị xuất gia nam của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1997, thọ giới Sa Di ngày 18 tháng 12 năm 2014 (17 tuổi) tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Tâm Nhuận Tấn, pháp tự Chân Trời An Trú. Thầy thuộc gia đình xuất gia Cây Sồi Đỏ. Thọ giới lớn ngày 2 tháng 10 năm 2021 trong đại giới đàn Qua Bờ tổ chức tại tu viện Lộc Uyển. Là đệ tử thứ 904 của Thầy Làng Mai, thầy Trời An Trú thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

An Trú Trong Hiện Tại (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do tu viện Kim Sơn, Hoa Kỳ ấn hành năm 1987, nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ tái bản năm 1990, in tại Việt Nam năm 1996. Sách cho ta thấy những nét chính của phép tu tập theo truyền thống Làng Mai.

An Vui (Trăng An Vui) (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1962, thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 10 năm 2010 (48 tuổi), pháp danh Tâm Trí Hoa, pháp tự Chân Trăng An Vui. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trúc Vàng. Thọ giới lớn ngày 24 tháng 5 năm 2014 trong đại giới đàn Cam Lộ Vị. Nhận truyền đăng ngày 15 tháng 2 năm 2020 trong khóa tu xuất sĩ tại Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu với bài kệ truyền đăng:
Trăng sáng nẻo về nơi xứ lạ
An vui mở rộng một con đường
Trúc tím hoa vàng luôn hiển lộ 
Công phu sen nở tỏa sắc hương.
Là đệ tử thứ 700 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng An Vui thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Anh Đào (cơ sở) Một cư xá thuộc chùa Cam Lộ, Xóm Hạ.

Anh Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Anh, sinh năm 1976, tập sự xuất gia năm 1998 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 1998 tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Huệ Như, pháp tự Chân Anh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sung. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới. Nhận truyền đăng ngày 15 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp với bài kệ truyền đăng:
Gươm thiêng đáng bậc anh hào
Thâm nghiêm rừng tía lối vào chân tâm
Ðường bay chắp cánh thiên thần
Quê hương giếng nước thơm trong vẫn chờ.
Là đệ tử thứ 75 của Thầy Làng Mai. Sư cô Anh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Hiện không còn thuộc tăng thân xuất sĩ Làng Mai.

Anh ViệtAnh Việt (tên gọi) Tên thật là Trần Văn Trọng, sinh năm 1929 tại Kiên Giang Rạch Giá, Nam Việt Nam. Vốn là tác giả những bản nhạc rất được yêu chuộng như Chiều trong Rừng Thẳm, Bến Cũ…ngay từ năm 19 tuổi. Năm 1993 được gặp Thầy Làng Mai và khám phá ra mình cũng là đệ tử Năm Giới với Sư Ông Thanh Quý nên bác tinh chuyên theo học đạo với Thầy và đã hứng khởi phổ nhạc hầu hết những bài tụng lớn trong Thiền Môn Nhật Tụng như Kinh Mười Nguyện Phổ Hiền, Sám Hối, Hướng Về Kính Lạy, Tưới Tẩm Hạt Giống Tốt, Hướng Về Tam Bảo…, phổ nhạc những bài thơ lớn của Thầy Làng Mai như Trường Ca Avril, Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng, Tìm Nhau, Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai,… Người bạn đời của nhạc sĩ là nữ sĩ Tố Oanh đã giúp nhạc sĩ chọn lựa các bài thơ của Thầy, khuyến khích và cộng tác với tất cả lòng nhiệt thành để nhạc sĩ có thể hoàn tất 4 Tập Nhạc KinhTuyển Tập Nhạc Làng Mai Những Giọt Không và cho ra đời 4 đĩa nhạc Kinh do Anh Việt hòa tấu qua giọng ca của Sư Cô Chân Không.

Ánh Xuân Vàng (sách) Một tập thơ của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Long Giang, Sài Gòn ấn hành năm 1950, họa sĩ Lê Văn Vinh vẽ phụ bản. Tập thơ phản ánh được thời đại chinh chiến, những khổ đau, những hy sinh của quốc dân nhất là của người trẻ trong cuộc chiến tranh chống Pháp dành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Answer from the HeartAnswer from the Heart (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh, tập hợp 50 câu hỏi đặc sắc nhất mà học trò cũng như những thiền sinh đủ mọi lứa tuổi và thành phần tới dự khóa tu đặt ra cho Thầy Làng Mai, xoay quanh 6 chủ đề chính là cuộc sống hàng ngày, sinh – tử, đạo Bụt nhập thế, thực tập chánh niệm, gia đình và các mối quan hệ, và câu hỏi của các em thiếu nhi. Những câu trả lời của Thầy cô đọng được tuệ giác 2500 năm của Đạo Bụt nhưng rất thực tế và đầy bất ngờ. Nhà xuất bản Parllax ấn hành tháng 4 năm 2009.

Áo lụa thiền hành (bài hát) Một bài hát do sư cô Chân Đoan Nghiêm viết lời, nhạc sĩ Anh Việt phổ nhạc: Trải dài trên mặt đất. Là áo lụa thiền hành. Dệt bằng tơ vô giá. Đính kim cương long lanh. Bước chân là con thoi. Tơ giăng là hơi thở. Thời gian và không gian. Dệt đan không kẽ hở. Khoác áo lụa thiền hành. Từng phút giây linh động. Niềm an lạc trào tuôn. Tuyệt vời trên sự sống.

Áo Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Quang, pháp tự Chân Áo Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2010 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Nhận truyền đăng tại Tu viện Vườn Ươm trong đại giới đàn Ân Nghĩa ngày 27 tháng 2 năm 2016 với bài kệ truyền đăng:
Mỗi bước tiến gần tới Chân nhân
Áo nghĩa thâm nghiêm đã nhập thần
Hiện tiền trăng rọi vườn Trăng Tỏ
Lối về thắp sáng cả Tăng thân.
Là đệ tử thứ 376 của Thầy Làng Mai. Sư cô Áo Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Áo sơ mi trắng (giai thoại) Vào những năm đầu mới thành lập Làng Mai, thường có các cha mẹ và các em bé từ Paris và nhiều nơi khác ở Pháp về Làng Mai tu học. Năm đó có một em bé về Làng một mình, em đến gặp sư cô Chân Không và thưa với sư cô: “Thưa sư cô, mẹ con dặn là xin sư cô gửi cho mẹ con một áo sơ mi trắng”. Mới nghe em bé nói sư cô Chân Không rất ngạc nhiên và tự hỏi:“Ở Làng làm gì có áo sơ mi trắng mà mẹ của em bé lại xin gửi?!” Nhưng sư cô chợt hiểu ra rằng:“Chắc có lẽ mẹ của em bé này muốn sư cô gửi cho bà cuốn Đường Xưa Mây Trắng rồi!” Sau đó sư cô đã gửi cho mẹ của em bé cuốn Đường Xưa Mây Trắng – sách của Thầy Làng Mai viết về cuộc đời của Bụt (tựa đề tiếng Anh là Old Path White Clouds), và quả thực là đúng như vậy.

Ảo Hóa (bài hát) Một bài hát do Thầy Làng Mai viết lời và phổ nhạc. Mí mắt chân trời mỏi. Đầu núi nghiêng nghiêng tìm gối tựa. Đêm về thơm giấc cỏ hoa. Ảo hóa, bàn tay gió dậy. Ngân hà nến ngọc lung linh. Khung cửa lưng đồi bỏ ngỏ. Sao băng vụt cháy lời kinh. Vạn kiếp xoay quanh vòng mộng mị. Đêm nay chợt thấy chân hình.

Ảo Tượng (sách) Một tập truyện ngắn nhiều tác giả do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành năm 1971. Các truyện của Thầy Làng Mai được ký dưới các bút hiệu Thiều Chi, Nhất Hạnh và Tuệ Uyển.

Art of PowerArt of Power (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 2007. Đây là một trong những sách National Best Seller (sách bán chạy nhất) của Thầy tại Hoa Kỳ năm 2007. Sách viết về nghệ thuật sử dụng quyền lực dựa trên tuệ giác đạo Bụt và hữu ích cho bất kỳ ai đang nắm quyền lực trong tay, dưới bất kỳ hình thức nào: Quyền của cha mẹ với con cái, của thầy cô giáo với học trò hay quyền lực của một vị tổng thống nắm vận mệnh của cả một quốc gia.

Ăn cơm im lặng (pháp môn) Ăn cơm trong im lặng giúp ta dễ dàng thực tập chánh niệm, thiết lập thân tâm vững chãi trong khi ăn. Còn gọi là Ăn cơm chánh niệm. Đây là phép thực tập rất sâu sắc. Chúng ta không nói chuyện là để thưởng thức một cách trọn vẹn thức ăn và sự hiện diện của những người xung quanh. Đừng để tâm ý bị lôi kéo bởi quá khứ, tương lai và những lo lắng, buồn giận và suy nghĩ vẩn vơ trong hiện tại. Ta nên hiến tặng sự có mặt của ta cho tăng thân để năng lượng chánh niệm thêm hùng hậu. Trong khi xếp hàng xới cơm và lấy thức ăn, ta cũng nhiếp tâm thực tập các bài thi kệ. Lấy thức ăn xong, đi tới chỗ của mình, ngồi xuống, ta lập tức theo dõi hơi thở, đừng chờ đợi. Trước khi ăn ta thực tập năm phép quán (xem năm phép quán). Ta ăn trong chánh niệm để thấy rằng ta sống được là nhờ thức ăn mà thức ăn ấy có được là nhờ trái đất, mặt trời, những cơn mưa nắng và công phu lao tác của nhiều người. Lòng ta tràn đầy niềm biết ơn và hoan hỷ. Khi nhai, ta ý thức là ta đang nhai thức ăn để tiếp xúc sâu sắc với thức ăn. Đừng nhai những dự án trong đầu, những buồn giận, những lo lắng; đừng nhai quá khứ và tương lai. Ta nhai khoảng 30 lần cho thức ăn trở thành chất loãng, rất dễ tiêu và bổ dưỡng. Như thế ta không cần phải lấy nhiều cơm mà chất dinh dưỡng vẫn đầy đủ và thân thể lại còn khỏe mạnh hơn. Lâu lâu, ta ngừng lại để tiếp xúc với sự có mặt của tăng thân, để thực sự thấy mình may mắn đang được thực tập chánh pháp với tăng đoàn.

Ăn Tết Nguyên Đán (sinh hoạt) Những ngày Tết Nguyên Đán ở Làng Mai thường bắt đầu khá sớm, ngay từ khi đại chúng chuẩn bị ngâm đậu xanh, gạo nếp, rửa lá dong lá chuối để gói bánh chưng bánh tét. Các thầy và các sư cô sẽ đi chọn và cắt cành mai cành đào trong vườn nhà để chăm cho nở đúng Tết, rồi làm mứt tết, dọn dẹp và trang hoàng xóm. Câu đối Tết do Sư Ông viết sẽ được trưng lên trong khắp xóm. Trong những ngày Tết, tất cả các phòng ở của các xóm đều được mở cửa để đón khách tới chúc Tết, từ phòng của các vị trụ trì cho tới phòng của cư sĩ. Mỗi phòng được phát bánh mứt và trái cây để đãi khách. Trong 4 ngày đầu năm mới, đại chúng dành để đi chúc Tết mỗi xóm một ngày. Một ngày chơi Tết thường bắt đầu bằng một thời Bói Kiều. Sau đó đại chúng cùng chơi các trò chơi dân gian, diễn lại những hình ảnh truyền thống của Tết quê Việt Nam như ông đồ ngồi viết câu đối, cụ già răng đen đội khăn mỏ quạ, những cô thiếu nữ trong tà áo dài hay các chàng thư sinh áo dài khăn đóng… trước khi chính thức đi chúc tết các phòng. Đây là dịp duy nhất trong năm ai cũng được phép vào thăm tất cả các phòng của mỗi xóm. Riêng sáng Mồng Một Tết, tứ chúng của đạo tràng cùng huân tập lên thiền đường Nước Tĩnh của Xóm Thượng để mừng thọ Sư Ông. Sư Út của các xóm là người dâng hoa, trái và quà mừng thọ. Sau buổi lễ quý thầy và quý sư cô thực tập phép Tăng ni lạy nhau rồi mới tới thời Bói Kiều. Trước đó, vào tối Giao Thừa (theo giờ Việt Nam), Sư Ông sẽ cùng đại chúng ngồi quây quần để ngâm và bình thơ. Đúng Giao Thừa, chuông trống Bát Nhã được thỉnh lên và đại chúng nghe Sư Ông chúc Tết.

Ân Hạnh (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Hoa Kỳ, sinh năm 1985, thọ giới Sa Di Ni ngày 24 tháng 9 năm 2023 (38 tuổi), pháp danh Nourishing Joy of the Source, pháp tự Chân Ân Hạnh. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Toyon, là đệ tử thứ 29 của thế hệ thứ ba Tăng thân xuất sĩ Làng Mai. Sư cô Ân Hạnh thuộc thế hệ thứ 44 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 10 của phái Liễu Quán.

Ân Nghĩa (Trăng Ân Nghĩa) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người gốc Việt Nam, quốc tịch Lào, sinh năm 1974, thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 7 năm 2012 (38 tuổi), pháp danh Tâm Quảng Diệu, pháp tự Chân Trăng Ân Nghĩa. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Đỗ Quyên. Thọ giới lớn ngày 22 tháng 2 năm 2017 trong đại giới đàn Tánh Thiên tại Tu viện Vườn Ươm. Là đệ tử thứ 759 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng Ân Nghĩa thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Ân Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2008 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Diệu Quỳnh, pháp tự Chân Ân Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Thọ giới lớn ngày 27 tháng 2 năm 2012 trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ tại Tu viện Lộc Uyển. Nhận truyền đăng năm 2021 trong đại giới đàn Qua Bờ với bài kệ truyền đăng:
Chân vững chãi giữa miền đất tịnh
Ân luôn là chất liệu chuyển tâm
Nghiêm trang nuôi Đại nguyện nơi lòng
Sống viên mãn, trăm năm hiện tiền.
Là đệ tử thứ 611 của Thầy Làng Mai, sư cô Ân Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Ân Niệm (Trăng Ân Niệm) (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2017 (29 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 16 tháng 12 năm 2018 tại Tu viện Vườn Ươm, pháp danh Tâm Tường Lan, pháp tự Chân Trăng Ân Niệm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sơn Trà. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 2 năm 2023 trong đại giới đàn Trừng Quang. Là đệ tử thứ 1091 của Thầy Làng Mai, sư cô Trăng Ân Niệm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Ấn Bản Hòa Bình (văn kiện) Ấn bản đặc biệt về hòa bình của tờ Nhật báo Anh ngữ lớn nhất Ấn Độ – The Times of India (tương đương với tờ New York Times ở Hoa Kỳ – ra nhân dịp kỷ niệm đản sinh thứ 139 của Thánh Gandhi và ngày Quốc Tế Bất Bạo Động. Thầy Làng Mai nhận lời của ban biên tập đảm trách chức vụ biên tập cho ấn bản đặc biệt này. Thầy Làng Mai đã đề nghị thêm bốn đề tài mới để các biên tập viên nghiên cứu sưu tầm trước, đó là: 1. Ai là Phật tử ở Ấn Độ? 2. Những lá thư tình viết cho người khủng bố. 3. Ở Ấn Độ, gia đình còn được ăn cơm chung mỗi ngày không. 4. Trong trường học làm sao để thầy giáo, cô giáo có thể dạy cho học sinh quản lý được cảm xúc và cảm giác của mình. Thầy Làng Mai đã tới toà soạn và cùng làm việc với các biên tập viên khác từ chiều cho đến khuya ngày 1.10.2008 để sáng hôm sau ấn bản đặc biệt này được ra mắt rất đẹp. Một số vị xuất gia trong phái đoàn Làng Mai đã giúp Thầy và ban biên tập hoàn tất ấn bản.

Ấn Độ Môn (địa danh) Một quảng trường tại thủ đô New Delhi (tiếng Anh là India Gate), điểm đến của cuộc thiền hành cho Hoà Bình do Thầy Làng Mai hướng dẫn Ngày 2.10.2008, ngày đại lễ chính thức tưởng niệm Thánh Gandhi (Gandhi Jayanti) và cũng là Ngày Bất Bạo Động Quốc Tế. Đoàn thiền hành khởi hành lúc 5h30 chiều tại Vijay Chowk (Phủ Chủ Tịch) đi qua đại lộ Rajpath (Vương Lộ) – đại lộ quan trọng như đại lộ Champs Elysées tại Paris – tới 7h15 mới tới được Ấn Độ Môn.